You are on page 1of 7

1. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu kinh tế vĩ mô?

Các sai số và khoảng cách


giữa lý thuyết mô hình dự báo của kinh tế vĩ mô so với thực tế có nguyên nhân là
do đâu?

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của
kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền
kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung
nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi
của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô
lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá
cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển
hình:

Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc
gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế).

Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững

3. Kinh tế học vĩ mô:

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế như sản
lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tổng cung, tổng cầu,
các chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế v.v. Nó nghiên cứu nền kinh
tế như một tổng thể thống nhất.

* Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập
quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán
đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa
ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh
giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.

* Phạm vi nghiên cứu: tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ
kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v.
* Phương pháp nghiên cứu: Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô
hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô
hình riêng với những giả thiết riêng

* Các trường phái kinh tế học vĩ mô: Chủ nghĩa Keynes; Trường phái tổng hợp;
Trường phái tân cổ điển; Chủ nghĩa kinh tế tự do mới; Trường phái cơ cấu;….

* Ví dụ: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản chi tiêu đến tổng
cầu. Sự tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đến tổng cầu, sự
tương tác giữa tổng cung và tổng cầu tạo nên các cán cân bằng kinh tế vĩ mô như
thế nào?….ởng kinh tế bền vững.

2. “Cái bẫy” của mục tiêu tăng trưởng GDP bằng mọi giá đối với phát triển
kinh tế bền vững là gì? Phân tích các thành phần cấu thành nên cách tính GDP và
cách thức tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP bằng mọi giá? Liên hệ với một số
quốc gia.

3. Tổng cầu có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế? Sau mỗi giai đoạn suy
thoái kinh tế, giảm tổng cầu, thì Chính phủ có những chính sách như thế nào và
kết quả kỳ vọng cho tổng cầu là gì? Các chính sách này tiềm ẩn rủi ro gì không?
Liên hệ thực tế gần nhất ở Việt Nam, đặc biệt giai đoạn hậu Covid?

4. Chính sách tiền tệ có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế? Giảm phát, Lạm
phát có thể gây ra những hậu quả gì cho nền kinh tế và khi đó Chính sách tiền tệ
nên được sử dụng như thế nào? Các chính sách này tiềm ẩn rủi ro gì? Liên hệ thực
tế gần nhất ở Việt Nam, đặc biệt giai đoạn hậu Covid?

- Chính sách tiền tệ là gì? Thực tế chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô
được thực hiện bởi ngân hàng trung ương. Mục đích để đạt các mục tiêu kinh tế
vĩ mô của chính phủ như: tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ lệ thất nghiệp, giá cả…

Chính sách tiền tệ sẽ là công cụ để kiểm soát toàn bộ tổ chức tín dụng và ngân
hàng thương mại. Đồng thời còn có nhiều vai trò quan trọng khác như:
• Tăng trưởng kinh tế: Đây là mục tiêu hàng đầu. Khối tiền tệ tăng hay giảm
đều tác động đến số cầu tổng quát và lãi suất. Từ đó làm tăng đầu tư sản xuất và
tổng sản lượng quốc gia.

• Ổn định giá cả thị trường: Ổn định giá cả sẽ giúp nhà nước hoạch định tốt
hướng phát triển kinh tế. Việc này cũng giúp môi trường đầu tư ổn định, thu hút
nhiều nguồn vốn đầu tư.

• Ổn định lãi suất: Dựa trên quỹ đạo cho vay được tạo lập từ nguồn tiền gửi
của xã hội cùng hệ thống lãi suất phù hợp với sự cơ chế thị trường.

• Ổn định thị trường ngoại hối và tài chính: Ổn định thị trường tài chính được
thúc đẩy bởi ổn định lãi suất. Biến động của tỷ giá ảnh hưởng lớn tới sức mua và
tác động các hoạt động kinh tế.

a. Lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực tế của người lao động. Thu
nhập danh nghĩa tuy không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ, giá
trị hàng hoá dịch vụ tăng cao, có nghĩa là với cùng một thu nhập, thì người lao
động sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Giá trị đồng tiền bị giảm dần. Do đó, thu nhập
thực tế của người lao động bị giảm.

Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên. Vì thế người lao
động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những việc này lại khiến tình trạng vơ
vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình
trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày càng phổ biến. Người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế,
tạo ra thu nhập không bình đẳng lạm phát và giảm phát là gì

Ở mức độ quốc gia, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng. Cho nên đồng
tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền
trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một
trầm trọng hơn.
b. Giảm phát

Đối nghịch với lạm phát giảm phát. Hiện tượng này làm giá trị hàng hoá giảm hoạt
động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm giá sâu hơn,
doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy như sản lượng
đình đốn và suy thoái. Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái
mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất
tác dụng.

Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, nó sẽ trở nên
ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu
dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền
kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống lạm
phát và giảm phát là gì

Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận.
Đóng cửa các nhà máy hàng loạt, thất nghiệp gia tăng. Giảm thu nhập và làm tăng
việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân cũng là những hậu quả nặng
nề từ giảm phát.

5. 4 tổ hợp chính sách IS-LM mở rộng/nới lỏng, thu hẹp/thắt chặt, mở


rộng/thắt chặt, thu hợp/nới lỏng có ý nghĩa gì về mặt lý thuyết? Nêu 4 ví dụ thực
tế tại các nền kinh tế đã áp dụng những tổ hợp chính sách này?

6. Tổng cầu và cung lao động và vấn đề lạm phát do suy thoái giai đoạn hậu
Covid được dự báo như thế nào? Các biện pháp để khắc phục? Kinh nghiệm nước
ngoài trong giải quyết thất nghiệp và liên hệ với Việt Nam?

7. Tổng cầu đầu tư khối ngoại vào Việt Nam (FDI) sẽ gặp phải những vấn đề gì
giai đoạn hậu Covid? Các biện pháp để khắc phục? Kinh nghiệm nước ngoài trong
giải quyết giữ chân nhà đầu tư FDI và liên hệ với Việt Nam?
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam
có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục. Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với
năm 2019.

Năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày
20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với
năm 2020, song vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm
2021, ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước. Hiện tại, khu vực đang
bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do dịch Covid-19 là TP Hồ Chí Minh và 18 tỉnh,
thành phố phía Nam, nơi chiếm hơn 70% tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Khi khu
vực này bị ảnh hưởng, nhà đầu tư nước ngoài lo lắng là đương nhiên.

- Giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thu hút nguồn vốn lớn FDI trước khó khăn
do COVID-19

FDI là nguồn vốn rất quan trọng của nền kinh tế, là động lực góp phần thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển.

Muốn thay đổi được chất lượng dự án FDI theo Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị,
phải đổi mới cơ bản toàn bộ hoạt động, từ xúc tiến đầu tư, xây dựng, hoàn thiện
thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận
chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng
bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, cần đa
phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác
đầu tư nước ngoài, kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với
định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững.

Về bản chất doanh nghiệp FDI luôn đặt lợi ích, lợi nhuận lên hàng đầu, nên họ
không thể chờ đợi được. Chúng ta vừa phải chống dịch quyết liệt, vừa phải cho họ
có niềm tin để mở rộng, giữ dòng vốn. Kinh tế Việt Nam nhìn về trung và dài hạn
vẫn được đánh giá khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, và trên thực tế đã
chứng minh điều ấy. Việc tạm chuyển đơn hàng sang các nước khác, trước mắt do
chúng ta gặp phải khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Hiện có một số vấn đề cơ bản Việt Nam đang cố gắng làm và phải làm được để
giữ chân nhà đầu tư ngoại, dòng vốn ngoại. Một là, Chính phủ nên cho doanh
nghiệp, doanh nhân nước ngoài thấy rõ các kế hoạch chống dịch, biện pháp từng
giai đoạn. Bởi việc nhìn được kế hoạch chống dịch của Chính phủ sẽ hỗ trợ rất tốt
về kế hoạch của doanh nghiệp. Hiện các chuỗi sản xuất đứt gãy đang ở trên bình
diện thế giới, khu vực và rõ nhất đối với các nền sản xuất mở cửa. Vì vậy, lộ trình
kế hoạch cần được đưa ra để cộng đồng hiểu được việc họ quay trở lại với sản
xuất bình thường.

Hai là, bên cạnh cam kết hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam cần tăng tốc cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế, không thể vì dịch bệnh để
trì hoãn cải cách kinh tế. Ba là, dịch Covid-19 có quy mô tính chất toàn cầu trong
bối cảnh thế giới ngày càng bất định. Vì vậy, Chính phủ, bộ, ban ngành và địa
phương luôn phải chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những
vướng mắc, phát sinh. Đây là yếu tố giúp Việt Nam giữ được việc làm, giải quyết
khó khăn sau dịch.

Mở cửa để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an toàn, sống chung với Covid-
19 là giải pháp không thể nào khác được. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc hộ
chiếu vaccine cho phép người dân sau khi đã được tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn bảo
đảm các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh có thể được tự do di chuyển.

Đồng thời cho phép các doanh nghiệp được mở lại sản xuất - kinh doanh theo
cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn do Bộ Y tế phê duyệt. Điều đặc biệt
quan trọng hiện nay là các quy định phòng, chống dịch phải bảo đảm thống nhất
từ Trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một kiểu.

FDI là nguồn vốn rất quan trọng của nền kinh tế, là động lực góp phần thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển. Tìm các biện pháp để đẩy mạnh
thu hút FDI là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện các chuỗi cung ứng toàn cầu đang
có những chuyển động tái cấu trúc và phát triển trong điều kiện phục hồi của nền
kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để cải
thiện các kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu
tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện các dự án FDI.

Các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động trong việc chuyển đổi số, ứng dụng
công nghệ hiện đại, giảm thiểu tới mức tối đa các thủ tục hành chính, thời gian và
chi phí tiếp cận, chi phí thực thi các quy định pháp lý và luật pháp, tạo điều kiện
tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trên cơ sở phát triển công nghệ số, cần đa dạng hóa, tích cực, chủ động, linh hoạt
trong việc xúc tiến đầu tư nước ngoài một cách có trọng tâm, trọng điểm, đảm
bảo yêu cầu lựa chọn, đổi mới hình thức và nội dung thu hút FDI, đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.

You might also like