You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐÚNG

HƯỚNG GIÚP NGĂN CHẶN CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC


KINH TẾ VIỆT NAM

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, các chính
sách điều hành đúng hướng, kịp thời đã giúp Việt Nam tránh được các cú sốc từ
bên ngoài, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng..
Nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế

Trong bối cảnh những bất định trên thế giới diễn ra với tần suất dày hơn và khó lường,
Việt Nam cần có chiến lược xây dựng thể chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu
và tính tự chủ của nền kinh tế.

Đặc biệt cần xây dựng Chiến lược an ninh năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho
nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng tối đa năng lượng tái tạo và năng lượng
sạch, thân thiện với môi trường.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cần bổ sung quan điểm và các giải pháp nâng cao
tính tự chủ, khả năng chống chịu và quản trị rủi ro.

Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và chính cộng đồng doanh nghiệp cần tìm hiểu
kỹ về luật cấm vận của Mỹ, đồng thời tiến hành thảo luận ngay với đối tác Mỹ để tránh
bị chế tài khi vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.

Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục cải cách hành chính, triển
khai các giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất,
nhập khẩu các hình thức thanh toán và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
khi ký kết hợp đồng để tháo gỡ khó khăn về thanh toán do các ngân hàng Nga bị loại
khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hình thành các kênh chi trả thanh
toán với các ngân hàng và doanh nghiệp Nga, cũng như qua các phương tiện chưa bị
cấm vận để giúp doanh nghiệp trong nước có thể tiếp tục giao dịch với đối tác Nga
một cách hợp pháp.
Nghiên cứu khả năng kinh doanh bằng đồng rub, hạn chế sử dụng ngoại tệ để tránh
biến động tỷ giá, áp dụng các phương thức thanh toán bù trừ bằng đồng rub hay đổi
hàng với Nga để hạn chế việc chuyển tiền qua ngân hàng.

Đảm bảo cung cầu cho thị trường trong nước, khai thác hiệu quả các FTA

Bộ Công Thương theo dõi nắm bắt, cập nhật thường xuyên tình hình căng thẳng về
chính trị, ngoại giao, sự chuyển hướng trong chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư
của các nước, cung cấp thông tin kịp thời cho các bộ, ngành có liên quan để có giải
pháp xử lý.

Đồng thời, Bộ Công Thương theo dõi sát biến động cung cầu các mặt hàng chiến lược
nhạy cảm, kịp thời có giải pháp điều hành phù hợp, tận dụng cơ hội về giá để sản xuất,
xuất khẩu và đảm bảo cung cầu cho thị trường trong nước.

Đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các quốc gia, lãnh thổ, đặc biệt là
FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu; các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đa
dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu, đảm bảo luồng hàng hoá xuất nhập khẩu được
thông suốt. Đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các nền kinh tế.

Đa dạng hóa thị trường, nguồn cung và đồng tiền thanh toán

Để ứng phó với khủng hoảng Nga-Ukraine, cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng hóa
thị trường và nguồn cung, đồng tiền thanh toán; chủ động đàm phán với các đối tác về
phương án vận chuyển hàng hóa, phương thức kinh doanh.

Đồng thời các doanh nghiệp cần rà soát lại hợp đồng và hồ sơ pháp lý bảo đảm chủ
động trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện
pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến mau lẹ, khó lường, các biện pháp trừng
phạt và trả đũa khốc liệt chưa từng có, vì vậy những chính sách và giải pháp phải
nhanh, điều chỉnh ngay khi có vấn đề phát sinh. Trong bối cảnh hiện nay, không nhất
thiết phải ban hành chính sách trung và dài hạn cho 2 năm, 5 năm mà chính sách, giải
pháp cần thiết thực, đảm bảo minh bạch, gắn với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

KẾT LUẬN:
Qua phân tích trên có thể thấy, tỷ giá hối đoái là một vấn đề rất nhạy cảm. Ngày nay,
chính sách tỷ giá hối đoái được sử dụng như một công cụ chiến lợi để đạt được các
mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hối, do đó có vai
trò cực kỳ quan trọng trong thanh toán quốc tế. Ở một khía cạnh khác, chính sách tỷ
giá hối đoái góp phần ổn định quốc gia và phát triển kinh tế xã hội, vì vậy việc lựa
chọn và thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái phải đảm bảo tính khách quan và khoa
học của nó. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong
việc thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và
ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta đã có những thành công bước đầu trong
việc xây dựng một tỷ giá hối đoái linh hoạt và hợp lý. Tuy nhiên, trong cơ chế tỷ giá
hối đoái hiện nay của nước ta vẫn còn những khiếm khuyết cần khắc phục. Điều này
làm hạn chế vai trò của thị trường trong việc xác định tỷ giá hối đoái. Trong bài tiểu
luận này cũng đã đề cập đến những giải pháp đối với Việt Nam hiện nay để có thể tiến
hành tự do hóa tỷ giá. Tuy nhiên, để thành công, Việt Nam vẫn cần phải làm nhiều hơn
nữa trong việc thiết lập thị trường ngoại hối và thiết lập các công cụ quản lý gián tiếp.
Với thành công của công tác điều hành tỷ giá trong giai đoạn hiện nay, dưới góc độ xu
thế của nền kinh tế thế giới, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thực
hiện thành công tự do hóa tỷ giá.

Nguồn: TS. Nguyễn Bích Lâm, 04/04/2022, https://baochinhphu.vn/khung-hoang-


nga-ukraine-he-luy-co-hoi-va-huong-di-cho-kinh-te-viet-nam-
102220403172506087.htm?
fbclid=IwAR3HWr0tEQgt20VaV9KZcvG6J0YeCR53Jx6VFKTpUVEVSpaJP
wx6J6KyGU8

You might also like