You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
 Phát hành tiền: Trong giai đoạn suy thoái, khi sản lượng thực tế thấp hơn sản
lượng tiềm năng, chính phủ có thể phát hành một lượng tiền cơ sở để tài trợ thâm
hụt góp phần ổn định hóa kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lạm phát.
 Vay nợ trong nước dưới các hình thức phát hành công trái, trái phiếu nhằm huy
động nguồn vốn từ nhiều thành phần trong nền kinh tế, vay từ các chính phủ nước
ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển
Châu Á, Quỹ tiền tệ Quốc tế, nhận các khoản viện trợ như đối với các nước chưa
và đang phát triển. 
 Tăng thuế và đảm bảo các khoản thu: Tăng thuế thu nhập không chỉ giảm bớt áp
lực thâm hụt ngân sách mà còn kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, chính
phủ phải đảm bảo hệ thống thu ngân sách phải hoạt động hiệu quả tránh thất thoát
nguồn thu của nhà nước. 
 Cắt giảm chi tiêu: Các nhà lãnh đạo cần tìm mọi cách tiết kiệm triệt để các khoản
đầu tư công, cắt giảm các khoản chi công thường xuyên chưa thực sự cần thiết
hoặc không hiệu quả. 

3.2 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI
1. Các biện pháp ngắn hạn:   
a.“Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng:”  
 “Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng lãi suất, thắt chặt tín dụng.” 
 “Xem xét và tính toán đến tỷ lệ bảo hộ để có chính sách thuế hợp lý.”  
 “Sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách thương mại, các biện pháp thuế quan
trong giới hạn cam kết MFN và các biện pháp phi thuế quan như sử dụng các hàng
rào kỹ thuật và hạn ngạch nhập khẩu; cân nhắc vận dụng điều khoản Ngoại lệ BOP
trong quy định của WTO đối với tình huống khẩn cấp.”
b. “Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công:”  
 “Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công.”
 “Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng).”
 “Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.”
 c. “Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn:”
 “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI (trên cơ sở thận trọng
nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài
hạn) và tận dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả.”
 “Tạo thuận lợi thu hút kiều hối.”
 d.“Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái:”
 “Tiếp tục thắt chặt tiền tệ.”
 “Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn.”
2. Các biện pháp dài hạn: 
-“Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
trong nước để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và thu hút đầu tư.”
-“Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp nhà
nước) lẫn doanh nghiệp nhà nước, cải thiện chỉ số ICOR.”
-“Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.”
-“Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt
giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn.”

3.3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NỢ CÔNG HIỆU QUẢ


-“Cơ cấu lại thu NSNN theo hướng thu NSNN ổn định, bền vững. Theo đó, chính sách
thuế cần mở rộng đến mọi nguồn thu, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp
thuế, chú trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng thuế trực thu trên cơ sở phát triển sản xuất kinh
doanh.”
-“Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng giảm và tiết kiệm chi thường xuyên, bằng cách tinh
giản biên chế trong bộ máy nhà nước, mạnh dạn chuyển đổi từ chế độ biên chế sang hợp
đồng đối với các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh dịch vụ sự nghiệp công, qua đó, thu
hẹp phạm vi và giảm bớt gánh nặng chi thường xuyên cho NSNN…”
-“Tiếp tục thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc, vì đây chính là
nguồn gốc, cơ sở tạo ra nguồn thu NSNN vững bền để trả nợ công. Theo đó, cần ban
hành các cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông thoáng, khuyến
khích các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân mạnh dạn đầu tư phát triển.”
-“Điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát linh hoạt, qua đó giảm thiểu những rủi ro về lãi
suất, tín dụng và tỷ giá của nợ công trong thời gian tới, điều hành lãi suất theo cơ chế thị
trường, đảm bảo sàn và trần lãi suất hợp lý để khuyến khích tiết kiệm, đầu tư. Luôn đảm
bảo quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh (đạt khoảng 3 tháng kim ngạch nhập khẩu) để sẵn sàng
ứng phó với những biến động bất lợi về tỷ giá; Duy trì và kiểm soát mức độ lạm phát ở
mức độ hợp lý (khoảng 5%/năm) nhằm kích cầu, hạn chế rủi ro về tỷ giá do vay nợ nước
ngoài.”
-“Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công cả về hành lang pháp lý, cơ chế quản lý và
con người thực hiện. Cần hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về nợ công.”
-“Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để các công cụ
nợ Chính phủ được giao dịch mua bán thuận lợi, tạo kênh vay vốn chủ yếu với chi phí
thấp, nhất là vốn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển; Có cơ chế đẩy mạnh việc xã
hội hóa các công trình mà các thành phần kinh tế khác có thể tham gia (giáo dục, y tế,
đường giao thông...) nhằm giảm tải chi đầu tư từ nguồn NSNN, giảm áp lực tăng nợ
công.”

You might also like