You are on page 1of 10

Chính sách tiền tệ và việc vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam 19 20

Phân tích những mục tiểu cơ bản và chính sách tài khóa chínhphur
Giai đoạn 2019-2020, khi phải chịu tácđộng của nền kinh tế thế giới đầy biến
động, việc lãi suất trên thế giới giảm đã làmgiảm lãi suất Việt Nam. Đối với Việt
Nam, trong giai đoạn này, việc giảm lãi suất là rấtcần thiết để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đạt mục tiêu kỳ vọng
Chương II. Thực trạng của chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2019 đến
năm 2022
1. Tổng quan chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2022
[ Mở đầu ]
2. Thực trạng của chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020
Trong giai đoạn 2019-2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đuổi chính sách
mục tiêu lạm phát, cụ thể là “kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%”, để “duy trì
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và
ngoại hối. Cùng với đó, NHNN cũng đặt các mục tiêu tăng tổng phương tiện thanh
toán 12%-14% và mức tăng trưởng tín dụng giao động 12-14% tuỳ từng năm, có
điều chỉnh theodiễn biến và tình hình thực tế
Năm 2019, chính sách tiền tệ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và
các chính sách vĩ mô khác để điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các công cụ
chính sách tiền tệ, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; kiểm soát lạm phát cơ
bản bình quân ở mức 2,01%, tạo dư địa thuận lợi để điều chỉnh giá các mặt hàng
do Nhà nước quản lý, đặc biệt trong điều kiện ảnh hưởng phức tạp của thời tiết,
dịch bệnh. Qua đó góp phần kiểm soát lạm phát CPI bình quân cả năm ở mức thấp
nhất trong 3 năm qua. Đến cuối năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng
khoảng 13% so với cuối năm 2018; thanh khoản hệ thống được đảm bảo, sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu chi trả cho nền kinh tế.
Xuất hiện cuối năm 2019 và đến đầu năm 2020, ở Việt Nam đã xác nhận có ca
nhiễm dịch bệnh Covid-19 đầu tiên, nhưng nhờ có các biện pháp quyết liệt của cả
hệ thống chính trị nên trong giai đoạn đầu Việt Nam đã kiểm soát tương đối thành
công dịch bệnh. Tuy vậy, dịch bệnh này đã ngày càng trở nên phức tạp với biến
chủng liên tục diễn biến khó lường. Với diễn biến như vậy đã khiến các hoạt động
kinh tế bị ảnh hưởng cho dù Chính phủ luôn khẳng định quan điểm “chống dịch
như chống giặc” nhưng không được làm “đứt gãy” các hoạt động kinh tế.
Ngay sau khi chứng kiến GDP Quý I năm 2020 rơi xuống mức thấp nhất trong
vòng 10 năm 2010-2020, Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách kịp thời
với “mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo
đảm đời sống nhân dân”. Từ thời điểm này, một số biện pháp phi truyền thống
cũng được NHNN tổ chức thực hiện trong năm.
2.1. Nghiệp vụ thị trường mở
Trong giai đoạn 2019-2020, nghiệp vụ thị trường mở được NHNN thực hiện linh
hoạt thông qua phương thức chủ yếu là đấu thầu khối lượng. Theo đó, NHNN
thông báo cho các thành viên khối lượng giấy tờ có giá cần mua hay cần bán cũng
như các mức lãi suất tương ứng trong từng phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường
mở. Như vậy, bằng cách điều chỉnh khối lượng mua vào hay bán ra các loại giấy tờ
có giá và điều chỉnh các mức lãi suất chào mua hoặc chào bán, NHNN có thể điều
tiết lượng vốn khả dụng trong nền kinh tế. Khi nhận thấy thanh khoản dư thừa,
NHNN chào bán tín phiếu NHNN. Ngược lại, NHNN thực hiện chào mua các giấy
tờ có giá để bơm tiền ra thị trường.
Năm 2019, NHNN chào bán tín phiếu NHNN có kỳ hạn 7 ngày, với mức lãi suất
chào bán giảm dần từ mức 3,0%/năm-2,75%/năm-2,5%/năm-2,25%/năm (Ngân
hàng Nhà nước, 2020). Khi chào mua giấy tờ có giá, NHNN đặt khối lượng 1.000
tỷ đồng/ngày, kỳ hạn 7 ngày với lãi suất chào mua giảm dần từ mức 4,75%/năm-
4,5%/năm-4%/năm. Tuỳ theo diễn biến thị trường, NHNN có thể tăng khối lượng
chào mua hoặc điều chỉnh kỳ hạn linh hoạt từ 7-28 ngày khi cần thiết.
Năm 2020, NHNN, thông qua nghiệp vụ thị trường mở, đã chào bán tín phiếu kỳ
hạn 3 tháng để duy trì vốn khả dụng hệ thống vào đầu năm, trước áp lực lạm phát
bối cảnh vốn khả dụng dư thừa. Sau đó, vào tháng 3, để kịp thời ứng phó với diễn
biến tiêu cực của dịch bệnh, NHNN đã dừng phát hành tín phiếu, thay vào đó là
chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở, để hỗ trợ thanh khoản cho
các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ.
2.2. Lãi suất điều chỉnh
Giai đoạn 2019-2020, Ngân hàng Nhà nước đã có bốn lần hạ lãi suất điều hành,
bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng, lần
lượt vào tháng 9/2019; tháng 3/2020, tháng 5/2020 và tháng 9/2020, và giữ nguyên
lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 20218.
Bảng 2.1: Bốn lần hạ lãi suất điều hành của NHNN
Đơn vị tính: %/năm

Nguồn: Ngân hàng nhà nước


Biên độ giảm lãi suất điều hành vào năm 2019 là 0,25%, biên độ giảm năm 2020 là
1,5% đến 2%. Như vậy, các mức lãi suất đã được giảm từ 1,75 đến 2,25 điểm phần
trăm, giúp các tổ chức tín dụng “tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN”. Một
diễn biến quan trọng trong năm là việc NHNN hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
bằng tiền VNĐ đối với các NHTM xuống còn 0.8%/năm. Còn đối với tiền gửi vượt
dự trữ bắt buộc sẽ được hưởng mức lãi suất là 0%/năm. Tương tự, NHNN hạ lãi
suất đối với tiền gửi dự bắt buộc bằng ngoại tệ và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ lần lượt là 0.05%/năm và 0%/năm.
2.3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngân hàng nhà nước không thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong giai đoạn 2019-
2020, các mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc được thực hiện theo văn bản số 1158/QĐ-
NHNN ngày 29/05/2018.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho đồng VNĐ giữ nguyên ở mức 3% với tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% với tiền gửi kỳ hạn lớn hơn 12
tháng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho đồng ngoại tệ mức 8% cho kỳ hạn dưới 12 tháng
và 6% cho kỳ hạn trên 12 tháng. Một sự kiện đáng chú ý là NHNN đã chấp thuận
cho Ngân hàng Agribank giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với đồng VND. Động thái này
của NHNN được cho là “giảm bớt gánh nặng” cho Ngân hàng Agribank do các
hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, theo
Thông tư 14/2018/TT-NHNN. Thông tư này cho phép NHNN dùng công cụ dự trữ
bắt buộc để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
2.4. Tái cấp vốn
Trong năm 2019-2020, NHNN đã tái cấp vốn nhằm hỗ trợ các chương trình được
Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt vào năm 2020 trở đi, NHNN đã tái cấp vốn với lãi
suất 0%/năm, không tài sản bảo đảm, cho ngân hàng chính sách xã hội để người
sử dụng lao động có thể vay trả lương ngừng việc đối với người lao động khôi
phục sản xuất, kinh doanh. Sau hai đợt hỗ trợ tái cấp vốn năm 2020, 2.556 người
sử dụng lao động đã được tiếp cận vốn vay để trả lương ngừng việc cho 538.585
người lao động.
2.5. Tạo hành lang pháp lý
NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN, chỉ
đạo các tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi
Covid-19. Các quy định này cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ,
miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0% và
không yêu cầu tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người
sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động, không phục sản
xuất, kinh doanh.
NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 để mở
rộng quy mô hỗ trợ và kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng 6/2022. Kết quả, sau hai
năm hỗ trợ miễn giảm lãi phí và cơ cấu nợ vay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng
đã giảm cả lãi, cả phí khoảng gần 40.000 tỷ đồng từ chính nguồn tài chính của tổ
chức tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân.
2.6. Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
NHNN đã cấp tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đã đáp ứng tốt chuẩn Basel
II, với mức điều chỉnh tăng cả năm lên tới 14-15%. Việc làm này góp phần phục
hồi khả năng tiếp cận vốn vay cho các khách hàng khi hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng trở lại, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của
đại dịch COVID-19.
Như vậy, những công cụ truyền thống và phi truyền thống kể trên, đã tạo nên một
thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất thấp, thanh khoản dồi dào, kịp thời hỗ trợ nền
kinh tế ứng phó với cú sốc chưa từng có do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.
Không chỉ điều hành các công cụ chính sách linh hoạt, NHNN phối hợp với điều
hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ và các chính sách tài khoá từ Chính phủ. Về điều
hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ, NHNN đã mua một lượng lớn ngoại tệ từ các
NHTM để đẩy tiền đồng ra thị trường. Cùng với chính sách thúc đẩy giải ngân đầu
tư công của Chính Phủ năm 2020, “số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước” giảm đã
đẩy tiền ra nền kinh tế, thúc đẩy thanh khoản.
2.7. Mặt bằng lãi suất
Giai đoạn 2019-2020, khi phải chịu tác động của nền kinh tế thế giới đầy biến
động, việc lãi suất trên thế giới giảm đã làm giảm lãi suất Việt Nam. Đối với Việt
Nam, trong giai đoạn này, việc giảm lãi suất là rất cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đạt mục tiêu kỳ vọng.
Mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Về điều hành lãi suất, NHNN bám
sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường để triển khai tổng thể các biện pháp
nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý,
hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2: Bảng so sánh mặt bằng lãi suất
Đơn vị tính: %/năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kết quả, nhìn vào bảng 2.2, mặt bằng lãi suất nhìn chung giảm 1,5-1,8%/năm trong
giai đoạn 2019-2020. CPI bình quân tăng nhẹ 2,01% đến 3,23% trong giai đoạn
2019-2020. Lạm phát dù tăng từ 2,01% năm 2019 lên đến 2,31% năm 2020 nhưng
vẫn dưới mức mục tiêu lạm phát 4%, đạt mục tiêu đề ra trong toàn bộ giai đoạn
này.

Mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm

Về điều hành lãi suất, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường
để triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người
dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Từ ngày
16/9/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãi suất điều
hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn
dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm
0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động
cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều
hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó duy trì lãi suất thị trường liên ngân
hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi phí hợp lý cho TCTD. Kết quả
sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng
giảm. Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất
cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm. Các TCTD có thị phần lớn chủ động
giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, áp dụng chương trình cho vay ưu đãi
đối với doanh nghiệp với nhiều đợt cắt giảm trong năm 2019.

Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ
giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các TCTD bám sát
diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản
dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN mua
được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Về điều hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân bổ
vào lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời
nhu cầu hợp pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần
hạn chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình
hạn chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn
rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.

Trong năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để góp phần hạn chế, đẩy lùi
tín dụng đen, trong các Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các
TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng
nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời,
Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế
hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày
25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội
phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được NHNN đặc biệt quan
tâm. NHNN đã liên tiếp 4 năm liền xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính (CCHC)
trong các Bộ, cơ quan ngang bộ. NHNN xác định mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh
CCHC trong hệ thống NHNN gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành
Ngân hàng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và phải tạo chuyển biến rõ
nét về cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.
Định hướng điều hành CSTT năm 2020

Trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ
trong và ngoài nước năm 2020, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận
trọng phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô
khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%; ổn định kinh tế vĩ
mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại
hối. Trong đó, NHNN tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm, trong
năm 2020 như sau:

Điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản hợp lý để hỗ trợ ổn định
thị trường tiền tệ, thực hiện mục tiêu CSTT; Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc
đồng bộ với các công cụ CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và
mục tiêu CSTT; Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát,
diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT nhằm ổn định thị trường, tăng Dự trữ ngoại
hối Nhà nước khi điều kiện và bối cảnh phù hợp.

Cùng với đó, NHNN chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín
dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ
trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của
doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Kiểm soát chặt chẽ tín
dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ
trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quyết
định số 1058/QĐ-TTg; Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó chú trọng
đến sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển dựa trên nền tảng công
nghệ thông tin, nhất là đối với ngân hàng số, thanh toán số; Đẩy mạnh TTKDTM
trong dân cư; Tiếp tục nghiên cứu, triển khai phát triển thanh toán tại nông thôn,
vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại
Việt Nam; Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai
có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử; Đẩy mạnh
thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán...

Sáu tháng đầu năm 2019, cùng các giải pháp điều hành kinh tế chung của Chính
phủ, điều hành chính sách tiền tệ được đánh giá là đi đúng hướng kiểm soát lạm
phát. Ðịnh hướng từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
tiếp tục bám sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành chủ động,
linh hoạt, thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế.
2. Thực trạng của chính sách tiền tệ ở Việt Nam năm 2020
Xuất hiện cuối năm 2019 và đến đầu năm 2020, ở Việt Nam đã xác nhận có ca
nhiễm dịch bệnh Covid-19 đầu tiên, nhưng nhờ có các biện pháp quyết liệt của cả
hệ thống chính trị nên trong giai đoạn đầu Việt Nam đã kiểm soát tương đối thành
công dịch bệnh. Tuy vậy, dịch bệnh này đã ngày càng trở nên phức tạp với biến
chủng liên tục diễn biến khó lường. Với diễn biến như vậy đã khiến các hoạt động
kinh tế bị ảnh hưởng cho dù Chính phủ luôn khẳng định quan điểm “chống dịch
như chống giặc” nhưng không được làm “đứt gãy” các hoạt động kinh tế.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM157132
https://thoibaonganhang.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2019-chu-dong-linh-hoat-bam-
sat-dien-bien-kinh-te-vi-mo-96615.html
https://thitruongtaichinhtiente.vn/nhung-diem-sang-trong-dieu-hanh-chinh-sach-
tien-te-25524.html

You might also like