You are on page 1of 2

THỰC TRẠNG

Ở trong nước, với quy mô nền kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng cạnh
tranh và sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế; các biến động nhỏ
của kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình trong nước, nhất là
áp lực lạm phát, tỷ giá, chi phí sản xuất gia tăng, việc tăng lãi suất, thu hẹp
chính sách tiền tệ, tài khóa dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ suy
thoái gia tăng, tiềm ẩn rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công nhu cầu các thị
trường xuất khẩu truyền thống thu hẹp...

Trong bối cảnh đó, Chính phủ kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân
đối lớn của nền kinh tế; yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung
quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Chỉ thị số 15/CT-
TTg ngày 16 tháng 9 năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và
bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Chính phủ đã đề ra những giải pháp cho thực trạng đó như:

Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%

Rà soát giảm thuế, phí, lệ phí

Đẩy mạnh cơ cấu lại các lĩnh vực

Hoàn thiện thể chế, pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh

Nhận xét về nền kinh tế các năm:

2018: Nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2018 với một số nét chính về
GDP tăng trưởng 7.08% (là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008), GDP bình
quân đầu người đạt 2,587 USD (tăng 198 USD), CPI tăng 3.54%, xuất siêu
hàng hóa đạt 7.2 tỷ USD, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10.2%...

2019: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2019 tiếp tục ổn định, vững
chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Chính sách tiền tệ
được điều hành hiệu quả, giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá; dự trữ
ngoại hối tiếp tục tăng mạnh. Hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện.

2020: Kinh tế Việt Nam năm 2020 qua các con số Khi số doanh nghiệp lập
mới giảm, ngừng kinh doanh tăng vì Covid-19, GDP Việt Nam chỉ tăng
2,91% - thấp nhất thập kỷ nhưng vẫn thuộc nhóm cao nhất thế giới.

2021: Năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nghiêm trọng dẫn
tới kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng
nhờ việc đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine, việc linh hoạt điều chỉnh
chiến lược chống dịch giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người
dân và phục hồi; tăng trưởng kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương
và đang phục hồi nhanh, lạm phát ở mức thấp nhất trong 6 năm, xuất nhập
khẩu đạt mức kỷ lục, thu hút đầu tư nước ngoài hồi phục…

You might also like