You are on page 1of 15

Chính sách

tài khóa

Nhóm: 6
Kinh tế vĩ mô
I. Chính sách tài khóa và
vai trò của chính sách tài
khóa trong phát triển và ổn
định kinh tế
1. Khái niệm
● Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu Chính phủ và ngân
sách để tác động đến nền kinh tế.

● Chính phủ chính là tổ chức tạo ra chính sách tài khóa.

● Chính sách tài khóa ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế ổn định giá cả, việc làm
đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.

● Chính sách tài khóa được thực hiện bằng công cụ là thuế và
chi tiêu của Chính phủ.
❖ Phân loại:

● Chính sách tài khóa mở rộng: Khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy
thoái, nhà nước giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công) để chống lại.

● Chính sách tài khóa thắt chặt: Khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và
có hiện tượng nóng, thì nhà nước tăng thuế, giảm chi tiêu để ngăn nền
kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng làm đổ vỡ.
Hạn chế :

● Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động.

● Có độ trễ khá lớn về mặt thời gian.

● Có những tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế vĩ mô.
Là một công cụ mạnh mẽ để điều
01
tiết và ổn định nền kinh tế vĩ mô

Giúp phân phối và tái phân phối tổng


02 thu nhập quốc dân một cách cân
Vai trò của bằng, bình đăng
chính sách
tài khóa
Giúp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh
03 tế và định hướng phát triển trong
tương lai

04 Giúp phân bổ các nguồn lực của


nền kinh tế một cách hiệu quả
II.Tìm hiểu và phân tích
về một chính sách tài
khóa của Việt Nam đã
thực hiện 
Chính sách tài khóa của Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2021:
 
- Thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời hạn thu, nộp đối với
một số khoản thu, sắc thuế. 

- Chính sách trên nhằm để gỡ bỏ những khó khăn của các doanh nghiệp
sản xuất và người dân trong thời kỳ dịch bệnh.
Bối cảnh thực hiện chính sách tài khóa của Việt Nam

Sự xuất hiện của đại dịch covid -19 đã gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến toàn thế giới. Đặc biệt nền kinh tế
của các quốc gia đều gặp phải tình trạng khủng hoảng trong
đó có Việt Nam. Đứng trước những biến động do đại dịch
covid -19 gây ra đối với nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi cần
phải có một chính sách tài khóa phù hợp để ổn định và phát
triển kinh tế.
Chính sách tài khóa được thực hiện vào năm 2020

- Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều
giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn và khôi phục sản xuất kinh
doanh, tái khởi động nền kinh tế như: 

● Gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,...) và
tiền thuê đất. 
● Miễn, giảm các khoản thuế (như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhập khẩu, thuế
bảo vệ môi trường), phí, lệ phí và tiền thuê đất.  

➢ Tổng giá trị của gói hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng.
Chính sách tài khóa được thực hiện vào năm 2021

Năm 2021, doanh nghiệp, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh chưa được
kiểm soát, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục
thực hiện một số giải pháp như:  
● Gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN) và tiền thuê
đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.   

● Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay để hỗ trợ ngành
Hàng không. 

● Thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối
với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động
phòng, chống dịch COVID-19. 
● Tiếp tục giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày
31/12/2021. 
 
Trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết ban
hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của
dịch COVID-19 với trọng tâm:    

● Giảm thuế TNDN, thuế GTGT (tùy hàng hóa dịch vụ), thuế suất thuế nhập
khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng,...
● Miễn thuế trong quý III và quý IV/2021 đối với hộ kinh doanh và các nhân
kinh doanh. 
● Miễn tiền chậm nộp trong năm 2020 và năm 2021 đối với các doanh nghiệp
phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020. 
● Giảm tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch
COVID-19

➢ Tổng giá trị hỗ trợ dự kiến khoảng trên 139 nghìn tỷ đồng.
Kết quả đạt được
● Góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động SXKD và duy trì tăng trưởng. Kinh
tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. 
● Năm 2020: tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%,
hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt. 

● 6 tháng đầu năm 2021: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,64%, lạm phát ở mức thấp,
chỉ số tiêu dùng CPI bình quân tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước.

⇒ Việt Nam là quốc gia duy nhất trong các nước được cả 3 tổ chức
xếp hạng tín nhiệm quốc gia giữ nguyên hệ số tín nhiệm và nâng triển
vọng lên mức tích cực.
Đánh giá

➔ Các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và
được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

➔ Cần phải duy trì ổn định chính sách tài khóa và có những biện pháp dài hạn. 

➔ Đồng thời cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động, quyết liệt và tích
cực trong việc tiết kiệm chi tiêu từ NSNN.

➔ Phối hợp các Bộ, ngành và địa phương trong lập và chấp hành dự toán chi đầu tư.

You might also like