You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN :

PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH


TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM
GẦN ĐÂY

GVHD : HỒ HUY TỰU

SVTH : HUỲNH THẢO NHI

Lớp : CHQTKD21-1

Mã SV : 63CH074

NHA TRANG – THÁNG 08/2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………….......…

PHẦN I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ......... 1


1. Khái niệm, công cụ và phân loại của chính sách tài khóa ........................... 1
1.1 Khái niệm ............................................................................................. 1
1.2 Công cụ của chính sách tài khóa .......................................................... 1
1.2.1 Chi tiêu chính phủ ......................................................................... 1
1.2.2 Thuế ............................................................................................... 1
1.3 Phân loại chính sách tài khóa ............................................................... 2
1.3.1 Chính sách tài khóa thắt chặt ........................................................ 2
1.3.2 Chính sách cơ chế ổn định ............................................................ 2
1.3.3 Chính sách tài khóa mở rộng ........................................................ 2
2. Mục tiêu và vai trò chính sách tài khóa ....................................................... 3
2.1 Mục tiêu ............................................................................................... 3
2.2 Vai trò ................................................................................................... 3
PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ................................................................................ 4
1.Thực trạng kinh tế Việt Nam trước 2020 ..................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình kinh tế ................................................................ 4
1.2 Diễn biến ngân sách và chính sách tài khóa......................................... 5
1.2.1 Diễn biến ngân sách ...................................................................... 5
1.2.2 Chính sách tài khóa ....................................................................... 6
2.Tình hình kinh tế và chính sách tài khóa của Việt Nam trong năm 2020 .... 7
2.1 Lạm phát ............................................................................................... 7
2.2 Tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 9
2.3 Thu chi ngân sách............................................................................... 10
2.3.1 Thu chi NSNN............................................................................. 10
2.3.2 An sinh xã hội ............................................................................. 10
2.3.3 Huy động vốn và đầu tư .............................................................. 11
PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................... 12
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chính sách tài khóa liên quan đến các hoạt động thu chi của chính phủ. Nguồn
thu của chính phủ chủ yếu đến từ thuế và các khoản thu ngoài thuế ví dụ như
doanh thu của doanh nghiệp nhà nước, và các chi tiêu của chính phủ có thể phục
vụ cho phát triển hoặc các khoản chi thường xuyên. Các vấn đề liên quan đến
chính sách tài khóa nghiên cứu ảnh hưởng của các quyết định về thuế và chi tiêu
của chính phủ lên nền kinh tế.

2.Ý nghĩa đề tài


Đề tài cố gắng tìm hiểu thông tin, phân tích và đánh giá thực trạng của chính
sách tài khóa Việt Nam, qua đó thấy được những thành tích và hạn chế trong
những năm qua. Đồng thời nắm bắt được những nhận định chung về xu huớng
về sự tác động của chính sách trong ngắn hạn và trung hạn để tích lũy kiến thức
và có những điều chỉnh kịp thời cho cá nhân và doanh nghiệp.

3. Đối tượng nghiên cứu


Chính sách tài khóa và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam trong những
năm gần đây.
Thực trạng và tình hình chính sách tài khóa từ năm 2017 trở lại
đây, Định hướng chính sách tài khóa trong năm 2021

4. Phạm vi nghiên cứu


Nghiên cứu được dựa trên việc tìm hiểu các số liệu báo cáo của các tổ chức
thống kê trực thuộc nhà nuớc, các đánh giá, nhận định của các chuyên gia kinh tế
về chính sách tài khóa Việt Nam.

5.Bố cục đề tài


Tiểu luận gồm các phần:
- PHẦN I: Tổng quan lý thuyết về chính sách tài khóa
- PHẦN II: Thực trang kinh tế Việt Nam và tác động của chính sách tài khóa
- PHẦN III: Giải pháp và kiến nghị
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

PHẦN I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


1. Khái niệm, công cụ và phân loại của chính sách tài khóa
1.1 Khái niệm
Chính sách tài khóa (tiếng Anh là Fiscal Policy) là các biện pháp can thiệp của
chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các
mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm
hoặc ổn định giá cả và lạm phát.
Hiểu một cách đơn giản, chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh
tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay
đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ. Như vậy, việc thực thi chính sách tài
khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính
sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ.
Lưu ý, chỉ chính quyền trung ương (chính phủ) mới có quyền và chức năng thực
thi chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương không có chức năng này.

1.2 Công cụ của chính sách tài khóa


Trong chính sách tài khoá, hai công cụ chủ yếu được sử dụng là chi tiêu của
chính phủ và thuế.
1.2.1 Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ
và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí
tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho
đội ngũ cán bộ nhà nước...
Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối
của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội - GDP so với khu vực tư nhân.
Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến
tổng cầu theo tính chất số nhân. Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên
một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua
sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ
nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng
cầu.

- Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng
chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng
đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển
nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá
nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.
1.2.2 Thuế
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


1
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ
bản thuế được chia làm 2 loại sau:

Thuế trực thu (direct taxes): Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập
của người dân
Thuế gián thu (indirect taxes): Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong
lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Trong
một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách. Theo đó:

Thứ nhất: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng
của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân
giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
Thứ hai: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây
ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
1.3 Phân loại chính sách tài khóa
1.3.1 Chính sách tài khóa thắt chặt
- Là chính sách tài khoá có tác dụng làm giảm tổng cầu và vì vậy làm giảm sản
lượng.
- Sử dụng chính sách này khi nền kinh tế trong trạng thái quá nóng, sản lượng
thực tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng (Yt > Y*).

AD E P AS

AD
E1
E1 E
0 AD=C+I+G+X-
45
Y IM
Y* <Y0 Y*<Y0 Y

1.3.2 Chính sách cơ chế ổn định


Là chính sách cân bằng khi đó G=T( G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ
thuế).Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và
nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh
tế.
1.3.3 Chính sách tài khóa mở rộng
Là chính sách tài khoá có tác dụng làm tăng tổng cầu và vì vậy làm tăng sản

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


2
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

lượng.
Sử dụng chính sách này khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế thấp hơn
sản lượng tiềm năng (Yt < Y*)

AD E1 P AS

E AD

E E1
0 AD=C+I+G+X-
45
IM
Y0 <
Y Y0<Y* Y
Y*

2. Mục tiêu và vai trò chính sách tài khóa


2.1 Mục tiêu
- Tăng trưởng kinh tế
- Ổn định kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu
- Điều tiết vĩ mô
- Phân phối cân bằng
2.2 Vai trò
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Theo đó:
- Đây là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi
tiêu mua sắm và thuế. Ở trong điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được
sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện nền kinh tế có
dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức, chính sách tài khóa lại trở thành
công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
- Về mặt lý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại
của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua
thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế).
- Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm
quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ
hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách tài khóa
nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu
tư và tăng trưởng.
- Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển.
Tăng trưởng (thu nhập), trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của
chính sách tài khóa.
Tuy nhiên chính sách này cũng có những điểm hạn chế nhất định:

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


3
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

- Trễ về mặt thời gian: Theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, chính
phủ phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về
nền kinh tế vĩ mô (có thể đến 6 tháng). Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra
những quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa.
Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.
- Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh
chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính.
Thứ hai, nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng
chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa
không được như mong đợi.
- Khi kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm
năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này
việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn
hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ
của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh
tế vĩ mô.
- Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.Thực trạng kinh tế Việt Nam trước 2020
1.1. Tổng quan tình hình kinh tế
Ngày 12/04/2016, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020. Nghị quyết đã đặt ra mục
tiêu về kinh tế sau đây:
i. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5 - 7%/năm.
ii. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 3.200- 3.500 USD.
iii. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%.
iv. Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 – 34% GDP.
v. Bội chi ngân sách năm 2020 dưới 4% GDP.
vi. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 –
35%.
vii. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 5%/năm.
viii. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 – 1,5%/năm.
Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, các chỉ tiêu về xã hội và môi trường cũng
được đặt ra.
Kết quả, về tăng trưởng GDP, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách
thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong
nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu.

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


4
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình
quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân
33,6% của giai đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo
giá hiện hành năm 2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791
USD/lao động), tăng 6,2% so với năm trước theo giá so sánh.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực.
Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9%
GDP so với 32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tư khu vực nhà nước chiếm
31% tổng vốn và tăng trưởng 2,6% so với năm trước; mặc dù có tăng trưởng
nhưng tỉ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38%
năm 2015 xuống 31% năm 2019.

Đầu tư khu vực nhà nước giảm về tỉ trọng trong thời gian qua được bù đắp còn
nhiều hơn bởi đầu tư của khu vực tư nhân nhờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa tốc độ tăng
trưởng và tỉ trọng vốn đầu tư của khu vực này lần lượt lên mức 17,3% và 46%
vào năm 2019 so với mức 13% và 38,7% năm 2015. Đầu tư khu vực FDI vẫn duy
trì mức tăng trưởng khá trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỉ
USD, tăng 7,2% so với cùng kì; duy trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8%
trong giai đoạn 2015 – 2019.

1.2 Diễn biến ngân sách và chính sách tài khóa


1.2.1 Diễn biến ngân sách
Trong giai đoạn 2016- 2018, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (Fed 9 lần
tăng lãi suất từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25-

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


5
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

2,5%), NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn
định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp
lý.
Điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỉ giá của NHNN so với trước đây,
đó là, đã sử dụng những công cụ mang tính thị trường hơn là các công cụ mang
tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm theo đuổi cơ chế tỉ giá trung
tâm linh hoạt và định hướng thị trường của ngành NH. Nhờ đó, tỉ giá được duy
trì ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra
thông suốt, dự trữ ngoại hối được tăng cường.

Thu NSNN trong giai đoạn 2016- 2019 đều vượt dự toán; chi NSNN chuyển biến
tích cực, bội chi được kiểm soát tốt, nợ công nằm trong giới hạn an toàn cho
phép. Bội chi NSNN so với GDP giảm mạnh từ mức 5,52% năm 2016 xuống
3,46% năm 2018 và dự toán bội chi năm 2016 là 3,6%; năm 2020 là 3,44%. Như
vậy, bình quân cả giai đoạn 2016- 2020, bội chi NSNN khoảng 3,6 – 3,7%, hoàn
thành mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4% đến năm 2020.

Nhờ kiểm soát bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ nên tốc độ tăng
của nợ công đã giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh
nghĩa. Nếu như giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1%/năm trong
khi GDP danh nghĩa tăng 14,5%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng nợ
công là 8,2%/năm trong khi GDP danh nghĩa tăng 9,7%/năm. Nhờ vậy, ước tính
nợ công đến cuối năm 2020, chỉ còn 54,3% từ mức 64,3% năm 2016.
Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam được tăng cường trên cơ sở thặng dư cán
cân vãng lai và dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt kỉ lục thặng dư 9,9 tỉ USD trong
năm 2019, vượt đỉnh gần nhất là 9 tỉ USD vào năm 2017.
1.2.2 Chính sách tài khóa
Mô h nh S - LM* (Mundell-Fleming)
* Tỷ giá thả nổi - Chính sách tài khóa

Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng
(tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng
làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyển sang phải trong khi
đường LM đứng yên), dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về
đồng nội tệ lớn). Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, là
nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng
hóa và dịch vụ. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính
sách tài chính và đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới.

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


6
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

Do vậy: trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển
hoàn hảo thì chính sách tài chính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết
tổng cầu của nền kinh tế.

2.Tình hình kinh tế và chính sách tài khóa của Việt Nam trong năm 2020
2.1 Lạm phát
Nhìn chung, mặt bằng giá năm nay tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay
từ tháng Một đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của
năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt
ra gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa
phương, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng tháng với xu hướng
giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm
trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4%
của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI
tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai
đoạn 2016-2020

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


7
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

(Theo Tổng cục Thống kê)

CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các
mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng
0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu
dùng trong nước tăng; (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với
năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng
57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%),
theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do
ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và
tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng
trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii)
Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn
biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện
lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm
dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019.

Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020:
(i) Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước
(làm CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước
giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới; (ii) Nhu cầu đi lại, du
lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm
du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại
phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm[2]; (iii) Chính phủ triển khai các gói
hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như
gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện,

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


8
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần
lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước; (iv) Các cấp, các ngành tích cực
triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp
của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị trường.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99%
so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31%
so với bình quân năm 2019.
2.2 Tăng trưởng kinh tế

(Theo Tổng cục Thống kê)

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với
kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo
suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn
đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt
Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của
các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong
nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế
và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy
nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu
kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt
Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng
GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác
động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ
tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma,
Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong
năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD[1], vượt
Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


9
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4[2] trong khu vực Đông Nam Á (sau In-
đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
2.3 Thu chi ngân sách
2.3.1 Thu chi NSNN
Tính đến hết ngày 30/12/2020, thu NSNN đạt 1.453 nghìn tỷ đồng, bằng 96% dự
toán, tăng 130 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội. Ước thực hiện cả năm
2020, thu NSNN đạt khoảng 1.481,6 nghìn tỷ đồng, đạt 98% (hụt 30,7 nghìn tỷ
đồng) so dự toán, tăng 158,5 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội; tỷ lệ
động viên vào NSNN đạt 23,5% GDP, riêng thuế, phí đạt 18,9% GDP. Trong đó,
thu nội địa đạt 1.264,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán, tăng 148,6 nghìn tỷ
đồng so với số báo cáo Quốc hội; còn các khoản thu lớn từ hoạt động sản xuất -
kinh doanh không đạt dự toán, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt
82,6%, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 89,4%, thu từ
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 88,8%, thu thuế bảo vệ môi trường đạt
88,5% dự toán. Số thu từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh
nghiệp của ngân sách trung ương (NSTW) chỉ đạt 16,7/45 nghìn tỷ đồng, bằng
37,1% dự toán.
Về chi ngân sách, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trước tình hình phức tạp của
dịch bệnh, cân đối NSNN khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các
bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, trình cấp thẩm quyền cho phép thực
hiện những biện pháp mạnh mẽ đảm bảo cân đối NSNN năm 2020. Theo đó, Bộ
Tài chính đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chủ động điều
hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bố trí trong dự toán được giao để
thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí
hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường
xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực
sự cần thiết.
Đến ngày 30/12/2020, NSNN đã chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho công tác
phòng chống dịch và hỗ trợ 12,95 triệu người dân gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19. NSTW đã sử dụng gần 12,4/17,5 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ
các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên
tai, dịch bệnh, đầu tư các dự án khẩn cấp, nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai...
2.3.2 An sinh xã hội
Năm 2020 ghi nhận thời điểm khó khăn trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội
khi phải đương đầu với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng ghi
nhận những điểm sáng nổi bật.
Tính đến ngày 25-12-2020, gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng đã giải ngân hơn 12,8
nghìn tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ gần 13 triệu người và 30.569 hộ kinh doanh.
755 đơn vị sử dụng lao động được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí,
tử tuất cho 97.626 người lao động, với tổng kinh phí trên 471,88 tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân với tổng dư nợ là 27,787 tỷ đồng cho

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


10
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

185 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 7.245 người lao động.
Tổng kinh phí đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 14,1 triệu lượt đối tượng thông qua
chi trả trực tiếp hoặc các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất
nghiệp, cho vay vốn để trả lương ngừng việc là 31.522,987 tỷ đồng.
2.3.3 Huy động vốn và đầu tư
Đến cuối năm 2020, KBNN tiếp tục tổ chức điều hành ngân quỹ nhà nước chặt
chẽ, an toàn, hiệu quả; đẩy nhanh tốc độ huy động vốn đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ huy động vốn năm 2020 được Bộ Tài chính giao với mức lãi suất hợp
lý, tiết kiệm chi phí vay cho NSNN và ổn định thị trường. Đồng thời, thực hiện
tái cơ cấu nợ thông qua hoán đổi TPCP theo kế hoạch được giao.
Nhằm ổn định thị trường, tiết kiệm chi phí cho NSNN, KBNN cũng sẽ điều hành
lãi suất phát hành hợp lý, phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ;
thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua hoán đổi TPCP sau khi Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch vay trả nợ công năm 2020 và đề án tái cơ cấu nợ trong nước
giai đoạn 2020-2021.

PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Thứ nhất, tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao
năng lực ứng phó với những biến động khó lường của thị trường, nhất là thị
trường thế giới; duy trì đà tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ
sở cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, ứng dụng những thành tựu của cách
mang công nghiệp 4.0 vào phát triển kinh tế, chuyển đổi số nền kinh tế, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy
mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại
nền kinh tế.

Thứ hai, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỉ giá
phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất
kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho
các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu,
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi
nghiệp; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Thứ ba, tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các TCTD để thực
hiện huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã
hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị
trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính.
Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách
thu đi đôi với cơ cấu lại NSNN. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


11
LỚP CHQTKD21-1 GVHD:HỒ HUY TỰU

chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham
gia đầu tư của khu vực tư nhân.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất
là về hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển
nông nghiệp; nông thôn theo các mục tiêu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; thực hiện có kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế
- xã hội thông qua việc tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước;
nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả
trong quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận
trọng, linh hoạt. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy
cải cách hành chính.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế,
hướng tới thị trường, phục vụ thị trường bởi một nhà nước kiến tạo phát triển
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được diễn ra ngày càng sâu
rộng và không thể đảo chiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. NHNN, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính
2. World Economic Outlook, 10/2019; Bloomberg
3. Asian Development Outlook Supplement (December,
2019) 4.https://thuongtruong.com.vn/news
5. Bài giảng KTVM2021- .T . H H T
6. Kinh tế học vĩ mô – David Begg
7. Kinh tế học vĩ mô – N.Gregory Mankiw
8. http://luanvan.net.vn/luan-van
9. https://nhandan.vn

Huỳnh Thảo Nhi – 63CH074


12

You might also like