You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
ĐỀ BÀI:
Chiều 11/1/2022, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về chính
sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội. Theo đó, Quốc hội đã thông qua hàng loạt chính sách tài khóa, tiền tệ
hỗ trợ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình)
của Chính phủ, với tổng giá trị lên tới hơn 300.000 tỉ đồng…”
(Nguồn:https://thanhnien.vn/quoc-hoi-thong-qua-goi-ho-tro-kinh-te-
hon-300-000-ti-dong-post1420130.html)
Dựa vào các kiến thức kinh tế vĩ mô đã học, Anh (chị) hãy phân tích tác
động của chính sách tài khoá trong chương trình phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội sau đại dịch covid 19 tới nền kinh tế Việt Nam?

HỌ VÀ TÊN: Hoàng Thị Huyền


MSSV:462021
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
I. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................... 1
a) Khái niệm chính sách tài khóa ................................................................................. 1
b) Phân loại chính sách tài khóa ................................................................................... 1
c) Công cụ của chính sách tài khóa ................................................................................. 1
II. Tác động của của chính sách tài khóa trong chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế sau đại dịch covid 19 tới nền kinh tế Việt Nam ........................................................ 2
a) Chính sách miễn, giảm thuế ..................................................................................... 2
b) Chi tiêu chính phủ ..................................................................................................... 3
III. Một số giải pháp góp phần thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả ........................ 5
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 6
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 6

Hình 1- Tình hình đăng kí doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 ..................................... 6
Hình 2- Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 6 tháng đầu năm 2022 .................................. 7
Hình 3- Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm............................................................................... 7
Hình 4- Biên động giá thịt lợn, giá xăng và CPI giai đoạn 2018- 2022(% MOM) .................. 8
Hình 5-Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân quý I các năm giai
đoạn 2018-2022 (%) .................................................................................................................. 8
LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế toàn
cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng đã kéo theo nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn,
hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương
mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp
đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo
dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu
hẹp quy mô. Vì vậy, để phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, Chiều 11/1/2022, Quốc hội đã
bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Quốc hội đã thông qua hàng loạt chính
sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
(Chương trình) của Chính phủ, với tổng giá trị lên tới hơn 300.000 tỉ đồng…”. Vậy
chính sách tài khóa trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có tác động
như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
a) Khái niệm chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là một công cụ của chính phủ, chính phủ tác động đến nền
kinh tế. Trong đó, chính phủ can thiệp điều chỉnh thuế suất và chi tiêu chính phủ để tiến
tới đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm,
bình ổn giá.
b) Phân loại chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa mở rộng: chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm
nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế. Làm
tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp nhưng có thể dẫn tới lạm phát.
Chính sách tài khóa thắt chặt: Chính phủ thực hiện giảm chi tiêu chính phủ, tăng
nguồn thu từ thuế hay kết hợp giảm chi tiêu chính phủ và tăng nguồn thu từ thuế. Làm
lạm phát giảm nhưng có thể làm suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng.
c) Công cụ của chính sách tài khóa

1
Chi tiêu chính phủ đề cập đến khoản chi của khu vực công dành cho việc mua
hàng hóa và cung cấp các dịch vụ như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và quốc phòng.
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước từ các cá nhân và pháp nhân theo
quy định của pháp luật, phục vụ cho mục đích chi tiêu và hình thành ngân sách của nhà
nước.
II. Tác động của của chính sách tài khóa trong chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế sau đại dịch covid 19 tới nền kinh tế Việt Nam
Để ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi và phát triển nhanh
hoạt động sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch thì cần phải có tác động
của chính sách tài khóa. Vì vậy, Quốc hội đã thông qua hàng loạt chính sách tài khóa,
tiền tệ hỗ trợ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình)
của Chính phủ, với tổng giá trị lên tới hơn 300.000 tỉ đồng.
a) Chính sách miễn, giảm thuế
Việc thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm
2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất
thuế GTGT 10% (còn 8%) đã tác động tích cực đến thị trường, góp phần tiết kiệm chi
phí cho người dân, kích thích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt
qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán của
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, do đó khi giảm thuế thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ
giảm, từ đó kích thích người dân mua được nhiều hàng hóa hơn với cùng một lượng
tiền. Như vậy, việc giảm thuế GTGT kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân
mua sắm, chi tiêu nhiều hơn từ đó thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất sau một
khoảng thời gian trì trệ, tạm ngưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh mua bán
vì đại dịch covid 19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4/2022 đạt
455,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm
trước. Tính chung 4 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.777,4
nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.1
Mặt khác, Việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% còn giúp doanh nghiệp giảm
tiền vốn chi ra để trả tiền thuế GTGT khi mua nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu
tố đầu vào khác trong một chu kỳ luân chuyển vốn. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ tiết kiệm được nguồn tài chính tương đương khoảng 2% (bằng tỷ lệ giảm thuế) trong
tổng doanh số mua vào của doanh nghiệp. Số tiền này sẽ được đưa vào tái đầu tư, thúc

1
Theo tin tức của Bộ Công Thương Việt Nam “Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng
vượt trội trong 4 tháng đầu năm nay” đăng ngày 4/5/2022, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-
nuoc/tong-muc-ban-le-hang-hoa-va-doanh-thu-dich-vu-tang-truong-vuot-troi.html, truy cập ngày 17/7/2022
đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện cho doanh
nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất mở rộng kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp. Theo tổng cục thống kê, số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là khoảng 1,1 triệu người, giảm 489,5 nghìn
người so với quý trước và tăng 16,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là 2,46%, giảm 1,1 điểm phần trăm so
với quý trước và tăng 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi của khu vực thành thị là 2,88%, giảm 2,21 điểm phần trăm so với quý
trước và giảm 0,31 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.2
Bên cạnh đó, trước bối cảnh giá xăng dầu nhập khẩu tăng cao, để giảm bớt áp lực
tăng giá trong nước, Bộ Tài chính đã chủ động báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường
vụ Quốc hội quyết định giảm 50% thuế BVMT đối với xăng dầu. Nhờ đó, góp phần
trực tiếp làm giảm giá bán lẻ 2.200 đồng/lít đối với xăng; 1.100 đồng/lít đối với dầu
diesel, dầu mazut, dầu nhờn… Ước tính, tổng số giảm các loại thuế, phí và lệ phí trong
năm 2022 là khoảng 88.000 đến 90.000 tỷ đồng.3
Ngoài ra, chính phủ còn thực hiện giãn thu một số loại thuế và tiền thuê đất,
ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng, trong thời gian từ 3-6-9 tháng.Vì vậy, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí vay, coi như đó là khoản hỗ trợ lãi suất 0%
của Nhà nước cho các doanh nghiệp.

Như vậy, việc điều chỉnh chính sách thuế đã kiểm soát được lạm phát. Được
biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước (cao
hơn mức tăng 1,47% của năm 2021), đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của
Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở
hầu khắp các quốc gia.4

b) Chi tiêu chính phủ

Việc tăng chi tiêu đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa là 176 tỷ đồng vào y
tế, an sinh xã hội, lao động việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh,
đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng đã tạo điều kiện rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế sau đại dịch covid 19.

2
Theo báo cáo của tổng cục thống kê về tình hình lao động Việt Nam quý I năm 2022 đăng ngày 12/4/2022
3
Trích trong bài “ Bộ Tài Chính: Chính sách tài khóa hỗ trợ kiểm soát lạm phát” đăng trong trang
https://baochinhphu.vn/ ngày 18/4/2022
4
Trích trong bài “ Việt Nam tính CPI như thế nào”, đăng ngày 9/7/2022 trên trang
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chinh-sach-moi.htm
Chính sách đầu tư y tế giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người dân
được đảm bảo an toàn từ đó mới thúc đẩy mọi người tham gia vào quá trình lao động,
sản xuất phát triển kinh tế.

Chính sách về an sinh xã hội, lao động, việc làm nhằm đảm bảo cuộc sống tối
thiểu cho người nghèo, đối tượng yếu thế trong tình hình dịch bệnh phức tạp, có thể
ảnh hưởng kéo dài và hỗ trợ cho người dân sẽ giúp tạo nguồn vốn ban đầu, tối thiểu để
người lao động, người nghèo có thể tự mình "vực dậy", vươn lên vượt qua dịch bệnh
xây dựng cuộc sống, nhất là có ít vốn liếng để họ tiếp tục trang trải, đầu tư làm ăn, sản
xuất, buôn bán nhỏ lẻ...Điều này tạo công ăn việc làm cho người dân, nhất là người
nghèo và giúp ổn định, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục hồi, phát triển nền kinh
tế đất nước.

Ngoài ra, việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân còn giúp kích thích tiêu dùng, đảm
bảo kích cầu, giúp cho kinh tế phục hồi ngày càng nhanh chóng, tích cực hơn mà không
ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát.

Chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giúp giúp doanh
nghiệp tăng thêm vốn lưu động, giúp duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
sau giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đồng thời tránh dòng tiền chạy sang
các tài sản mang tính đầu cơ, rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán.
Theo Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2022, Số doanh nghiệp gia nhập và tái
gia nhập thị trường trong 6 tháng đầu năm lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn doanh
nghiệp (116,9 nghìn doanh nghiệp), tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,4
lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.5

Mặt khác, Chương trình đã cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
nhằm tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; hỗ
trợ tích cực ngành du lịch phát triển phục hồi. Hết quý I/2022, lượng khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam đã tăng tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động vận tải hành
khách trong quý I/2022 cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi đặc biệt là vận tải khách quốc
tế tăng 703% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp lưu trú và ăn uống thành lập mới
trong quý I năm 2022 tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.6

5
https://vneconomy.vn/lan-dau-vuot-nguong-100-nghin-so-doanh-nghiep-gia-nhap-va-hoat-dong-tro-lai-6-
thang-dau-nam-tang-manh.htm truy cập ngày 18/10/202
6

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Li
sts/News&ListId=&SiteId=&ItemID=64165&SiteRootID= , truy cập ngày 18/10/2022
Như vậy, Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành
chính sách kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh
tế cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhóm ngành nông, lâm –
thủy sản tiếp tục là “bệ đỡ” nông nghiệp tăng 2,31%, lâm nghiệp tăng 4,97%, thủy sản
tăng 3,95%. Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tiếp tục tăng trưởng cao nhất và tăng
ở tất cả các ngành (khai khoáng tăng 2,28%; chế biến, chế tạo tăng 9,66%; điện tăng
6,1%; nước tăng 6,51%; xây dựng tăng 3,56%), trong đó chế biến, chế tạo (tiêu chí của
nước công nghiệp) tăng cao nhất. Nhóm ngành dịch vụ có dấu hiệu phục hồi (tăng 6,6%)
và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (40,63%)7.

Mặt khác, các giải pháp hỗ trợ phục hồi DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh với một
loạt chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí sẽ có tác động trực tiếp nhất và nhanh
nhất tới cộng đồng DN và cá nhân kinh doanh. Các khoản thuế, phí, lệ phí được miễn,
giảm đồng nghĩa với sự hy sinh về nguồn thu của NSNN nhưng nó lại tiếp thêm nguồn
lực vô cùng quý báu cho các DN hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn để có thể
khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho
ngân sách và góp phần vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh.

III. Một số giải pháp góp phần thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả
Thứ nhất, bám sát diễn biến và tác động tình hình dịch bệnh, kinh tế-xã hội trong
nước và quốc tế, kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành thu, chi ngân sách phù hợp;
tổ chức thực hiện thành công các giải pháp tài khóa và phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu
quả với chính sách tiền tệ.

Thứ hai, tăng cường quản lý thu, nhất là thu hoạt động thương mại điện tử, chống
thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực
hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công.

Thứ ba, quản lý chi NSNN hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm, tiếp tục rà soát để hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách… bảo đảm thống nhất,
minh bạch; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật NSNN để đổi mới cơ chế phân cấp
NTSNN, tăng cường vai trò chủ đạo của NSTW.

Thứ tư, quản lý các thị trường tài chính, chứng khoán phát triển ổn định, an toàn
phát huy hiệu quả vai trò huy động vốn cho NSNN và cho nền kinh tế; tiếp tục mở cửa
theo lộ trình cam kết...

7
Trích trong bài tăng trưởng GDP trang vneconomy.vn , https://vneconomy.vn/tang-truong-gdp-ky-vong-ca-
nam.htm?utm_source=pushtimize
KẾT LUẬN
Có thể thấy, chính sách tài khóa có tác động làm ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì tăng
trưởng kinh tế, hỗ trợ người dân, người lao động khó khăn, giảm tỉ lệ thất nghiệp tiết
giảm chi phí cho doanh nghiệp, huy động nguồn lực hợp lí cho NSNN đồng thời phục
hồi kinh tế sau đại dịch. Theo em, nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác dự báo,
khi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, bên cạnh những dự báo về mặt định tính, cần áp
dụng các phương pháp định lượng để bảo đảm tính chính xác, tin cậy cao; tăng cường
thực hiện chính sách an sinh xã hội.

PHỤ LỤC

Hình 1- Tình hình đăng kí doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022
Hình 2- Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 6 tháng đầu năm 2022

Hình 3- Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm


Hình 4- Biên động giá thịt lợn, giá xăng và CPI giai đoạn 2018- 2022(% MOM)

Hình 5-Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản bình quân quý I các năm giai đoạn 2018-2022 (%)

Tài Liệu Tham khảo


(n.d.).
(n.d.).
Anh, M. (28/03/2022). Chính sách tài khóa - “cú hích” hỗ trợ nền kinh tế.
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/.
chinh-sach-tai-khoa-chia-khoa-thanh-cong-cua-chuong-trinh-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh-te-
xa-hoi-. (n.d.). https://thoibaotaichinhvietnam.vn.
Lâm, Đ. (14/7/2022). Tăng trưởng GDP kỳ vọng cả năm. https://vneconomy.vn/.
Minh, A. (18/4/2022). Bộ Tài chính: Chính sách tài khóa hỗ trợ kiểm soát lạm phát.
baochinhphu.vn.
Ngọc, H. (11/1/2022). Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng. daibieund.vn.
Nhi, A. (29/6/2022). Lần đầu vượt ngưỡng 100 nghìn, số doanh nghiệp gia nhập và hoạt động
trở lại 6 tháng đầu năm tăng mạnh. https://vneconomy.vn/.
Nhiên, A. (30/6/2022). Lạm phát cả năm 2022 vẫn sẽ chỉ ở mức 3,8%? https://vneconomy.vn.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM QUÝ I NĂM 2022.
(12/04/2022). https://www.gso.gov.vn/.
Việt Nam tính CPI như thế nào? (9/7/2022). https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/.

You might also like