You are on page 1of 87

Dự thảo

Báo cáo kỹ thuật phục vụ xây dựng Quyết định Thủ


tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành
kinh tế xanh quốc gia
Dự thảo

Hà Nội ngày 08 tháng 01 năm 2024


Dự thảo

Mục lục
Mục lục.......................................................................................................................
I. Mở đầu.................................................................................................................
1. Sự cần thiết ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia................
2. Mục đích của Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia...............................
II. Kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển Hệ thống ngành kinh tế xanh
13
1. Phương pháp tiếp cận và mục tiêu Hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc tế13
2. Các mục tiêu TTX trong Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc tế............
3. Nhóm lĩnh vực trong Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc tế..................
III. Hiện trạng phát triển Hệ thống ngành kinh tế xanh tại Việt Nam..............
1. Hệ thống các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật về thúc
đẩy TTX tại Việt Nam............................................................................................
2. Một số văn bản liên quan đến Hệ thống ngành kinh tế xanh/ Hệ
thống phân loại xanh hiện hành và các hạn chế tồn tại.......................................
IV. Đề xuất quan điểm, nguyên tắc và phương pháp xây dựng Hệ thống
ngành kinh tế xanh quốc gia..................................................................................
1. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng..........................................................
2. Đối tượng và phạm vi áp dụng..................................................................
3. Tổng quan về Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.............................
4. Phương pháp xây dựng Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia............
5. Kết quả thực hiện.......................................................................................
Phụ lục 1: Hệ thống ngành kinh tế xanh..............................................................
Phụ lục 2: Biểu đồ ma trận hệ thống ngành kinh tế xanh và mục tiêu tăng
trưởng xanh.................................................................................................................
101
Phụ lục 3: Đối chuẩn với Danh mục phân loại xanh quốc tế............................102
Dự thảo

I. Mở đầu
1. Sự cần thiết ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia
Thúc đẩy Tăng trưởng xanh (TTX) là một trong những phương
hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo
của Trung ương như: Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về TTX giai
đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2022
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về TTX
giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03
tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI về chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường; Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị; và các chiến lược của các
ngành, lĩnh vực đặc thù được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngoài ra,
trên phương diện quốc tế, Việt Nam cũng có những cam kết quốc tế như
cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (PTR0) tại Hội nghị Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và trong Đóng góp do quốc gia tự
quyết định (NDC) của Việt Nam.
Một trong những định hướng trọng tâm trong Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh, cũng như xuyên suốt các văn bản định hướng, chỉ đạo
trên là tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon.
Theo Ủy ban Châu Âu (EC), một hệ thống ngành kinh tế xanh/phân loại
xanh là khung khổ pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy, chuyển dịch
nền kinh tế theo hướng ít các-bon1.
Hệ thống phân loại xanh cho toàn bộ nền kinh tế đảm bảo ba mục
tiêu sau: (1) Là công cụ thống kê và đánh giá mức độ đóng góp của các hoạt
động kinh tế xanh vào toàn bộ nền kinh tế, từ đó phản ánh chính xác hiện
trạng nền kinh tế xanh, từ đó hỗ trợ quá trình triển khai và làm sâu sắc
hóa chiến lược tăng trưởng xanh hiện hữu; (2) Tạo khung khổ pháp lý
quan trọng cho việc tham chiếu khi xây dựng những chính sách ưu đãi, thu
hút đầu tư quốc tế... và (3) Góp phần hài hòa với quy chuẩn quốc tế, tạo
điều kiện thu hút nguồn lực trong và ngoài nước.
Trên thế giới, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc
(NDRC) đã ban hành Hệ thống phân loại các Ngành kinh tế (The Green
Industry Guiding Catalogue (Guidance Catalogue)) định nghĩa chính xác
ngành kinh tế xanh, làm công cụ thống kê và quản lý dự án đầu tư công,
đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, ngân sách… sau khi phát hành.
Trên thực tế, các cơ quan Nhà nước đã có nhiều bước tiến nhất định
trong việc đưa ra một số các văn bản với mục tiêu phân loại xanh. Ngày 3
1
EU taxonomy for sustainable activities, European Commission (2022)

1
Dự thảo

tháng 11 năm 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn
9050/NHNN-TD quy định về việc báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với các
lĩnh vực xanh và đánh giá rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín
dụng. Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chủ trì xây dựng Quy
định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng
xanh, phát hành trái phiếu xanh (Dự thảo Tín dụng xanh, trái phiếu xanh).
Tuy nhiên còn tồn tại một số khó khăn sau:
Thứ nhất, các văn bản pháp lý hiện có còn hạn chế trong phạm vi áp
dụng. Cụ thể thông tư số 9050 hay Dự thảo Tín dụng xanh, trái phiếu xanh
chỉ tập trung vào phạm vi áp dụng là phân loại xanh cấp độ dự án, với mục
đích tài chính (phát hành trái phiếu, theo dõi tín dụng).
Thứ hai, phương pháp tiếp cận của các văn bản hướng dẫn phân loại
xanh hiện hành chưa mang tính toàn diện, chủ yếu tiếp cận trong khía cạnh
môi trường, hạn chế trong việc cân nhắc cả yếu tố kinh tế và xã hội. Các hệ
thống phân loại hiện tại tập trung chủ yếu vào các mục tiêu cải tạo, nâng
cấp công trình bảo vệ môi trường, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, v…v… mà không đặt ra các mục tiêu liên quan đến kinh tế hay xã
hội.
Thứ ba, danh mục các dự án trong các văn bản hướng dẫn phân loại
xanh hiện hành chưa gắn kết chặt chẽ với Hệ thống Ngành kinh tế Việt
Nam VSIC, chưa gắn với quá trình đo lường các chỉ tiêu cho toàn ngành
kinh tế như: mức độ đóng góp từ các hoạt động xanh, số doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xanh, số việc làm tạo ra, lợi nhuận trung bình… Đây là
các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh hiện trạng 2 của nền Kinh tế xanh. Hơn
nữa, việc bám sát vào hệ thống ngành VSIC sẽ đảm bảo khả năng tham
chiếu ngành nghề của Việt Nam với hệ thống phân loại xanh quốc tế (Hệ
thống phân loại xanh của EU gắn với hệ thống NACE, ASEAN và Thái Lan
gắn với ISIC), từ đó tạo ra khung đo lường chung trong việc hướng dẫn các
nhà đầu tư, tổ chức chính phủ đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Như vậy, một hệ thống ngành kinh tếphân loại xanh quốc gia mang
tính bao trùm trong phạm vi và phương pháp tiếp cận, gắn kết chặt chẽ với
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam VSIC, sẽ là công cụ quan trọng trong
quá trình đo lường thống kê phản ánh hiện trạng của nền kinh tế xanh, hỗ
trợ triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, tạo khung pháp lý để tham
chiếu trong việc xây dựng cơ chế chính sách trong thời gian tới.
2. Về tên gọi Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia
Hệ thống phân loại xanh được ban hành với tên gọi: “Hệ thống ngành
kinh tế xanh quốc gia” nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
2
Báo cáo: Developing A National Green Taxonomy – A World Bank Guide – Ngân hàng thế giới (2020)

2
Dự thảo

Thứ nhất, tên gọi “Hệ thống ngành kinh tế xanh” nhằm cụ thể hóa, bám
sát mục tiêu của việc xây dựng hệ thống phân loại xanh. Đó là sự gắn kết chặt
chẽ với hệ thống ngành kinh tế xanh hiện tại, thống kê mức độ đóng góp của các
hoạt động kinh tế xanh vào toàn bộ nền kinh tế. Do đó tên gọi cần tương đồng
với Hệ thống ngành kinh tế quốc gia.
Thứ hai, tên gọi này nhằm để phân biệt với Quy định tiêu chí môi trường
và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu
xanh đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng (Hệ thống Phân loại
trái phiếu xanh). Mối liên hệ của Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia và Hệ
thống Phân loại trái phiếu xanh được trình bày tại Mục V. Mối liên hệ giữa Hệ
thống ngành kinh tế xanh quốc gia và Hệ thống phân loại trái phiếu xanh.
32. Sự cần thiết ban hành dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng
Thứ nhất, đối chiếu với mục đích tiên quyết của Hệ thống ngành
Kinh tế xanh quốc gia, Luật Thống kê số 89/2015/QH13, điều 24, khoản 4
quy định về đơn vị trình danh mục & phân loại thống kê cấp quốc gia, "Bộ
Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành xây dựng, trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành danh mục và nội dung phân loại thống kê quốc
gia." Do đó, văn bản phù hợp để ban hành là Nghị định của Chính phủ
hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
80/QH13, Điều 19 có quy định Nghị định của Chính phủ được ban hành để
quy định chi tiết điều, khoản điểm được giao trong luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước, các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các vấn đề
thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng
chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật; Khoản 1 Điều 20 có quy định
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định biện
pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành
viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Hệ thống ngành Kinh tế xanh không phù hợp với phạm vi của Nghị định
Chính phủ vì (1) Không nhằm mục đích quy định chi tiết điều, khoản, điểm
được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và (2) Không bao
gồm các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết hay
chính sách kinh tế - xã hội. Hệ thống phân loại ngành Kinh tế xanh mang tính
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động thống kê và đo lường các

3
Dự thảo

ngành kinh tế xanh, do đó phù hợp với phạm vi quy định bởi Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Mục đích của Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia
Việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia hướng tới các
mục đích sau:
Thứ nhất, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia góp phần phản ánh
chính xác hiện trạng của nền kinh tế xanh, thông qua việc cung cấp toàn
diện đầy đủ để hệ thống phân loại nhằm xác định các hoạt động kinh tế
theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và xã hội, sử dụng thống
nhất trong hoạt động thống kê nhà nước. Thông qua quá trình thống kê,
các tiêu chí định tính được đo lường như: Mức độ đóng góp của ngành
kinh tế xanh trong hoạt động kinh tế nói chung, số lượng các doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh trong ngành kinh tế xanh, hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp… từ đó xác định giá trị, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
xanh. Từ quá trình phần tích hiện trạng, chính phủ có thể đưa ra được các
định hướng và kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa chiến lược tăng
trưởng xanh.
Thứ hai, Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia là cơ sở pháp lý chính
thức để xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi cho dự án, cho các hoạt
động, dự án thuộc nền kinh tế xanh và đạt chuẩn xanh. Hiện tại, mặc dù
Việt Nam đã và đang xây dựng rất nhiều các khung chính sách, cơ chế ưu
đãi để thu hút nhà đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, tuy nhiên, khung chính
sách ưu đãi dành riêng cho các ngành, lĩnh vực, dự án và hoạt động kinh tế
phục vụ TTX còn nhiều hạn chế. Rào cản lớn nhất đến từ việc thiếu một Hệ
thống ngành kinh tế xanh quốc gia như một nền móng cơ sở pháp lý để
tham chiếu trong quá trình xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi xanh đặc
thù, có tính tác động cao cho cả nền kinh tế xanh nói chung (chính sách, cơ
chế ưu đãi xanh liên ngành), và từng ngành kinh tế xanh nói riêng (chính
sách, cơ chế ưu đãi xanh cho ngành cụ thể). Hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc gia này là cơ sở ban đầu cho việc chứng nhận chính thức cho các hoạt
động kinh tế xanh, các dự án đạt chuẩn xanh thuộc phạm vi TTX quốc gia,
giúp các dự án đủ điều kiện nhận cơ chế hỗ trợ, ưu đãi xanh và đồng thời
tạo tiền đề cho việc hợp tác với các đối tác, đặc biệt về tài trợ vốn cho dự án
và chia sẻ công nghệ trong tương lai. Có thể nói, việc thu hút đầu tư qua
các cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn là bước quan trọng để thúc đẩy và
tạo nền móng cho nền kinh tế xanh còn rất non trẻ ở Việt Nam và một Hệ
thống ngành kinh tế xanh quốc gia rõ ràng, chặt chẽ là yếu tố hỗ trợ quan
trọng nhất cho việc xây dựng chính sách này. Chính vì vậy, nhiệm vụ xây

4
Dự thảo

dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh và thiết lập cơ chế ưu
đãi, khuyến khích về đầu tư xanh đều là 2 nhiệm vụ quan trọng, thuộc
nhóm ưu tiên cao được phân công trong Kế hoạch hành động quốc gia về
tăng trưởng xanh. 3
Thứ ba, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia tạo ra một hệ thống
hài hòa với quy chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư,
tổ chức đầu tư vào các dự án thuộc nền kinh tế xanh, gia tăng sự hợp tác
phát triển cho các hoạt động kinh tế bền vững. Trong bối cảnh hiện tại, khi
TTX ở Việt Nam mới đang ở những bước đầu tiên, việc xây dựng một Hệ
thống ngành kinh tế xanh quốc gia, thống nhất với các quốc gia “xanh” đi
đầu trên thế giới là rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư và hợp tác quốc tế.
Một Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia theo các quy chuẩn quốc tế là
điều tối cần thiết để gia tăng tính hội nhập, góp phần giúp các tổ chức
chính phủ, cơ quan chức năng và địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài
nước thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ, phi
lợi nhuận, các quỹ phát triển cho mục tiêu TTX. Việc tham chiếu với Hệ
thống phân loại xanh giúp các nhà đầu tư, tổ chức đầu tư trong và ngoài
nước phối hợp với chính quyền trung ương và địa phương nghiên cứu,
triển khai các dự án xanh trọng điểm, có đóng góp tích cực vào nền kinh tế
xanh. Khi có những bước đầu tiên trong việc xây dựng và hình thành nền
kinh tế xanh, Việt Nam nên học hỏi từ những quốc gia “xanh” đi đầu trên
thế giới, theo sát đối chuẩn quốc tế để đảm bảo hệ thống nền kinh tế xanh
được phân loại và phát triển có tính thống nhất, bền vững, tránh việc điều
chỉnh, sửa đổi nhiều lần sau này.

II. Kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển Hệ thống ngành
kinh tế xanh
Trong những năm gần đây, xu thế xây dựng Hệ thống ngành kinh tế
xanh đang ngày một phổ biến trên toàn cầu. Nhiều quốc gia và tổ chức liên
chính phủ, phi chính phủ đã tích cực tham gia vào xây dựng, phát triển
nhiều Hệ thống ngành kinh tế xanh, đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định các hoạt động kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường.
Ví dụ điển hình là hệ thống phân loại tài chính bền vững của Liên
minh châu Âu (EU). Hệ thống này cung cấp những tiêu chí phân loại chi
tiết nhằm thúc đẩy các chương trình tài chính bền vững của EU. Ngoài ra,

3
Quyết định số 882/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh

5
Dự thảo

đã có hơn 30 quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Nga, đã và


đang phát triển các Hệ thống ngành kinh tế xanh riêng để hướng dẫn và hỗ
trợ các hoạt động kinh tế bền vững. Sự phổ biến của các Hệ thống ngành
kinh tế xanh trên toàn cầu phản ánh nhu cầu ngày một rõ rệt cho các
khung tiêu chuẩn hướng dẫn các nhà đầu tư, tổ chức chính phủ và doanh
nghiệp đưa ra các quyết định có trách nhiệm với môi trường. Những Hệ
thống phân loại này đóng vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy tính minh
bạch, đồng bộ và uy tín trong các hoạt động kinh tế xanh.

1. Phương pháp tiếp cận và mục tiêu Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc
tế

Nhìn chung, tuy các quốc gia áp dụng cấu trúc và cách tiếp cận khác
nhau khi xây dựng Hệ thống ngành kinh tế xanh để phù hợp với bối cảnh
và sự phát triển kinh tế xã hội của từng nước, mục tiêu chính của các Hệ
thống đều nhằm xây dựng một công cụ thống nhất để hỗ trợ khả năng xác
nhận một cách toàn diện các hoạt động, dự án đóng góp cho nền kinh tế
xanh. Điều này đóng vai trò nền tảng cho các mục đích và quy định cụ thể
khác nhau như đưa ra các chính sách, ưu đãi xanh hay phát triển thị
trường tài chính xanh.
EU đang sử dụng hệ thống phân loại phổ quát để xác định các dự án
mang tính bền vững. Hệ thống này đặt ra các tiêu chí và ngưỡng chỉ tiêu
môi trường cho các hoạt động kinh tế, đóng vai trò nền tảng để thiết lập
chính sách và ưu đãi xanh. Mỗi quốc gia thành viên chịu trách nhiệm tích
hợp vào hệ thống luật pháp và hệ thống tài chính quốc gia của chính mình.
Phương pháp này giúp đẩy mạnh tính nhất quán, hài hòa và giúp các nhà
đầu tư, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách dễ dàng điều hướng
các khoản đầu tư bền vững.
Trong khi đó, Hệ thống ngành kinh tế xanh của Trung Quốc bao gồm
hai hệ thống riêng biệt: Danh mục Hướng dẫn Ngành Xanh (GIGC) và
Danh mục Trái phiếu Xanh (GBC). GBC được ban hành lần đầu vào năm
2015 và cập nhật vào 2021 với mục đích hướng dẫn việc phân bổ vốn theo
hướng hỗ trợ và phát triển thị trường trái phiếu xanh4. Tuy nhiên, GBC
không hướng đến mục tiêu rộng hơn là định nghĩa "Nền kinh tế xanh" một
cách tổng thể5. Để khắc phục những hạn chế này, Trung Quốc đã công bố
GIGC vào năm 2019 nhằm đáp ứng yêu cầu về việc xác định khái niệm nền

4
Danh mục Trái phiếu Xanh (2015 và 2021), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
5
Danh mục Hướng dẫn Ngành Xanh (2019), Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Trung Quốc

6
Dự thảo

“Kinh tế xanh” bằng cách hệ thống hóa phân loại các ngành xanh dựa trên
các quy chuẩn phân loại hoạt động kinh tế của quốc gia. GIGC đóng vai trò
cốt lõi và là tiền đề để xác định "Nền kinh tế xanh". Dựa trên nền tảng
GIGC, chính phủ Trung Quốc xây dựng các chính sách, ưu đãi và hướng
dẫn cho các dự án, hoạt động kinh tế xanh – tiêu biểu là xây dựng các
chính sách thí điểm xanh6.

2. Các mục tiêu TTX trong Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc tế

Từ các mục tiêu chung của Hệ thống ngành kinh tế xanh, các nước
bắt đầu xây dựng các mục tiêu TTX cụ thể khác nhau dựa trên các mục
tiêu phát triển kinh tế lẫn môi trường của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Hệ
thống tại các nước thường có những điểm chung nhất định (Bảng 1) và sẽ
được thay đổi và chỉnh sửa dựa trên tình hình thực tế và tiềm năng phát
triển của mỗi quốc gia.
Bảng 1 Các mục tiêu TTX trong một số hệ thống phân loại quốc tế (chọn lọc)

STT EU7 Trung Quốc8 Hàn Quốc9 ASEAN10


1 Giảm thiểu Ứng phó với Giảm thiểu Giảm thiểu biến
biến đổi khí biến đổi khí phát thải nhà đổi khí hậu
hậu hậu kính
2 Thích ứng Sử dụng hiệu Thích ứng với Thích ứng với biến
với biến đổi quả các tài biến đổi khí đổi khí hậu
khí hậu nguyên hậu
3 Sử dụng bền Cải thiện môi Sử dụng bền Thúc đẩy khả
vững và bảo trường vững tài năng phục hồi tài
vệ tài nguyên nguyên nước nguyên và chuyển
nước và biển đổi sang kinh tế
4 Chuyển đổi Tái chế tuần hoàn
sang kinh tế
tuần hoàn
5 Ngăn ngừa Ngăn ngừa và Bảo vệ hệ sinh thái
và kiểm soát kiểm soát ô lành mạnh và đa
ô nhiễm nhiễm dạng sinh học
6. Bảo vệ và Đa dạng sinh
6
https://greenfdc.org/green-finance-trends-in-china-1-chinas-green-finance-policy-landscape/
7
Quy định (EU) 2020/852 của Nghị Viện Châu Âu
8
Danh mục Trái phiếu Xanh (2015 và 2021), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
9
Hệ thống ngành kinh tế xanh Hàn Quốc, Bộ Môi Trường (2022)
10
Hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN – Phiên bản 2 (2023), Hội đồng phân loại ASEAN

7
Dự thảo

phục hồi đa học


dạng sinh
học và các hệ
sinh thái

Điểm đáng lưu ý là hệ thống ngành kinh tế xanh quốc tế mang tính
chất bao trùm và bao gồm các tiêu được sàng lọc định tính, làm nền tảng
cho các tiêu chí định lượng chi tiết về sau. Ví dụ như Hệ thống phân loại
xanh của EU bao gồm 6 mục tiêu TTX, đi kèm với các tiêu chí định tính
khác, làm rõ các mục tiêu lớn được quy định trong hệ thống. Mục tiêu tiêu
Giảm thiểu biến đổi khí hậu bao gồm các tiêu chí đi kèm, liên quan đến việc
giữ ổn định nồng độ khí nhà kính ở mức thấp, ví dụ có thể kể đến các hoạt
động: (i) tạo ra, truyền tải, lưu trữ, phân phối hoặc sử dụng năng lượng tái
tạo theo Chỉ thị (EU) 2018/2001, bao gồm thông qua việc sử dụng công
nghệ tiên tiến có tiềm năng tiết kiệm năng lượng đáng kể; (ii) chuyển sang
sử dụng các vật liệu tái tạo có nguồn gốc bền vững; (iii) tăng cường sử dụng
các công nghệ thu hồi và sử dụng carbon (CCU) và thu hồi và lưu trữ
carbon (CCS) an toàn với môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí nhà
kính; v…v…, hay mục tiêu Thích ứng với biến đổi khí hậu được cụ thể hóa
qua danh sách các tiêu chí đi kèm, bao gồm (i) cung cấp các giải pháp thích
ứng giúp giảm đáng kể nguy cơ tác động bất lợi của khí hậu hiện tại và khí
hậu dự kiến trong tương lai đối với hoạt động kinh tế đó; (ii) cung cấp các
giải pháp thích ứng góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu
rủi ro về tác động bất lợi của khí hậu hiện tại và khí hậu dự kiến trong
tương lai đối với con người, thiên nhiên; v…v…
Các tiêu chí định tính này có vai trò quan trọng, xây dựng nền tảng
cho nền kinh tế xanh cũng như làm cơ sở cho các tiêu chí định lượng khác
được xây dựng bổ sung sau này, tùy vào mục đích phân loại.

3. Nhóm lĩnh vực trong Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc tế

Khi tiến hành phân loại các ngành và dự án, mỗi quốc gia có thể linh
hoạt xây dựng phương pháp riêng dựa trên bối cảnh và mục tiêu cụ thể của
từng quốc gia. Có hai cách tiếp cận phổ biến cho việc phân loại: (1) tham
chiếu trực tiếp với hệ thống phân loại ngành quốc gia hiện hành (EU,
ASEAN) hoặc (2) xây dựng nhóm các ngành riêng biệt cho Hệ thống ngành
kinh tế xanh (Trung Quốc, Hàn Quốc).

8
Dự thảo

Bảng 2 Các nhóm lĩnh vực trong hệ thống phân loại quốc tế (chọn lọc)

STT EU Trung Quốc Hàn Quốc ASEAN


1 Lâm nghiệp Tiết kiệm năng Bảo tồn nông Nông lâm
lượng và bảo vệ nghiệp và đa nghiệp và thủy
môi trường dạng sinh học sản
2 Nông nghiệp Công nghệ sản Chế biến, chế Chế biến, chế
xuất sạch tạo tạo
3 Chế biến, chế Ngành năng Năng lượng Cung cấp điện,
tạo lượng sạch khí, hơi nước và
điều hòa
4 Cung cấp điện, Sinh thái & Môi Tái chế Nước, nước
khí, hơi nước và trường thải, chất thải
điều hòa và sửa chữa
5 Nước, nước Nâng cấp hạ Nước Giao thông vận
thải, chất thải tầng xanh tải và logistics
và sửa chữa
6. Giao thông vận Dịch vụ xanh Giao thông vận Thông tin
tải và logistics tải và logistics truyền thông
7 Thông tin Xây dựng và
truyền thông Bất động sản
8 Xây dựng và Dịch vụ và Hoạt
Bất động sản động chuyên
môn, khoa học
9 Thu hồi và lưu
trữ các-bon

Hệ thống phân loại ở các quốc gia và tổ chức khác nhau mang các
một số đặc điểm chung, phản ánh các bối cảnh và ưu tiên của riêng mình.
Các đặc điểm này bao gồm:
a. Tập trung vào các ngành trọng yếu: Hệ thống phân loại có xu hướng
ưu tiên các ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia. Cách tiếp cận
này đảm bảo hệ thống phân loại ưu tiên các phân ngành kinh tế phù hợp
nhất dựa trên hiện trạng, thế mạnh của từng đất nước. Ví dụ, ở Mông Cổ,
hệ thống phân loại ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất vải len
cashmere, một ngành quan trọng của quốc gia này.
b. Phù hợp với Quy định và Tiêu chuẩn quốc gia: Hệ thống phân loại
thường được thiết kế để tích hợp chặt chẽ và tuân thủ các quy định và các
tiêu chuẩn hiện hành. Điều này đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ giữa hệ
thống phân loại và khuôn khổ pháp lý từng nước. Ví dụ, hệ thống phân loại
9
Dự thảo

của Trung Quốc được đồng bộ và dẫn chiếu với hệ thống "Phân loại ngành
đối với các hoạt động kinh tế quốc gia".
c. Bao hàm các phân ngành chuyển giao, phân ngành tạo điều kiện:
Các hệ thống phân loại quốc tế đánh giá cao tầm quan trọng của các phân
ngành chuyển giao, phân ngành tạo điều kiện đối với quá trình phát triển
kinh tế xanh của quốc gia. Những hoạt động này thu hẹp khoảng cách giữa
các ngành trọng yếu, phát thải cao và các hoạt động kinh tế xanh. Bằng
cách bao hàm các hoạt động chuyển giao, hoạt động tạo điều kiên, Hệ
thống phân loại đảm bảo quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh
một cách suôn sẻ và không cản trở tiến trình kinh tế chung của quốc gia.

III. Hiện trạng phát triển Hệ thống ngành kinh tế xanh tại Việt
Nam

1. Hệ thống các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật về thúc
đẩy TTX tại Việt Nam

TTX và phát triển bền vững đã được các cấp Chính phủ Việt Nam
quan tâm, thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể:
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 1775/QĐ – TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính;
quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới;
- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí
hậu;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra chuyển đổi xanh là một trong
những định hướng quan trọng trong quan điểm phát triển của đất nước;
- Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng

10
Dự thảo

phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ban hành ngày 07 tháng 01 năm 2022
quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Quyết định số 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc
gia về TTX giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, theo đó, các Bộ ngành sẽ
ban hành các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc
gia về TTX;
- Cam kết Việt Nam giảm mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của
Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland, Liên
hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland vào ngày 1 tháng 11 năm 2021.
- Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 phê duyệt Kế
hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2021 – 2030;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định
chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường, theo đó, Bộ Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây
dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường và việc xác
nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh;
- Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ: Phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh,
giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải;
- Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050 (Quy hoạch điện VIII);
- Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2023 phê duyệt Đề án
triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng
công bằng (Tuyên bố JETP)
-

[2.] Một số văn bản liên quan đến Hệ thống ngành kinh tế xanh/ Hệ
thống phân loại xanh hiện hành và các hạn chế tồn tại

Trong thời gian qua, đã có nhiều bước tiến nhất định của các cơ quan
quản lý trong việc thiết lập góc nhìn chung đối với việc xác định các dự án
thuộc nền kinh tế xanh ở Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có
một Hệ thống ngành kinh tế xanh chính thức trong hệ thống pháp lý của
Việt Nam. Trong vài năm qua, đã có những nỗ lực bước đầu từ các Bộ,
ngành xây dựng các danh mục dự án, như sau:

11
Dự thảo

- Công văn số 9050/NHNN-TD ngày 03/11/2017 của NHNN thông báo


về việc báo cáo tình hình cấp tín dụng cho các lĩnh vực có liên quan đến môi
trường và xã hội. Nhằm thu thập thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo và
điều hành, cũng như nắm bắt tình hình triển khai tín dụng xanh và đánh
giá rủi ro môi trường của các tổ chức tín dụng, từ cuối năm 2017, NHNN đã
hướng dẫn thống kê các dự án và phương án xanh, biện pháp bảo vệ môi
trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong 12 lĩnh vực xanh
sau đây: 1) nông nghiệp xanh; 2) lâm nghiệp xanh; 3) công nghiệp xanh; 4)
năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; 5) tái chế và tái sử dụng tài nguyên;
6) xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm; 7) bảo vệ và khôi phục môi
trường tự nhiên, phòng chống thiên tai; 8) quản lý nước bền vững trong
khu vực đô thị và nông thôn; 9) công trình xây dựng xanh; 10) giao thông
bền vững; 11) cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên;
12) các lĩnh vực xanh khác.
- Danh sách các dự án được công bố theo Công văn ngày 24/4/2017 áp
dụng trong khuôn khổ Dự án tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do JICA
tài trợ, được Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế ODA thuộc NHNN
chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện.
- Quyết định số 1085/QĐ-BKHĐT ngày 16/7/2018 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã ban hành hướng dẫn phân loại đầu tư công cho biến đổi khí hậu
và TTX, bao gồm 28 lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của hướng dẫn này là
cung cấp các công cụ cho các Bộ, ngành và địa phương để đánh giá việc
phân bổ ngân sách đầu tư công để ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy
TTX ở cấp quốc gia, ngành và địa phương.
- Sổ tay Hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 15 ngành
kinh tế, được ban hành bởi NHNN trong giai đoạn 2018-2019, là một công
cụ để các tổ chức tín dụng xác định các rủi ro môi trường trong quá trình
đánh giá tín dụng cho các dự án và phương án sản xuất kinh doanh trong
các ngành có rủi ro cao liên quan đến môi trường và xã hội.
- Tài liệu tham khảo về tiêu chí đánh giá môi trường cho dự án xanh và
dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường được phát hành năm 2019 bởi Bộ Tài
nguyên và Môi trường, trong khuôn khổ hợp tác thúc đẩy TTX với Tổ chức
Tài chính Quốc tế (IFC). Tài liệu này cung cấp bảng tiêu chí định tính để
xem xét và đánh giá các dự án xanh, cũng như đề xuất Danh mục dự án
xanh gồm 14 lĩnh vực và 65 nhóm loại hình dự án.

12
Dự thảo

- Dựa trên hướng dẫn và tài liệu tham khảo của các tổ chức quốc tế và
trong nước, một số tổ chức tín dụng, điển hình là nhóm ngân hàng thương
mại đã xây dựng danh mục phân loại các dự án nhận trợ cấp tín dụng
xanh, được tổng hợp tại Sổ tay Tài chính xanh của Cục xúc tiến Thương
mại, Bộ Công thương phát hành tháng 3 năm 2022.
Tuy hiện đã có nhiều văn bản hướng dẫn phân loại dự án thuộc nền
kinh tế xanh nhưng các phương pháp tiếp cận của các văn bản hướng dẫn
phân loại xanh hiện hành vẫn còn nhiều khác biệt, thiếu tính nhất quán và
có tính bao trùm. Các văn bản hướng dẫn phân loại xanh này được xây
dựng cho những mục đích cụ thể, gói gọn trong phạm vi của Bộ ngành, đơn
vị thay vì việc đưa ra một hệ thống phân loại bao trùm toàn bộ nền kinh tế
xanh. Chiến lược TTX cần kết nối với các chiến lược, dự án và kế hoạch
khác của quốc gia, tất cả hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Để đảm
bảo việc triển khai Chiến lược hiệu quả, việc đẩy mạnh công tác hoàn thiện
khung pháp lý liên quan đến TTX là điều tiên quyết, trong đó bao gồm
công cụ thực thi, theo dõi và đánh giá đã được ban hành đầy đủ.11
Ngoài ra, các dự án trong các danh mục hiện hành cũng chưa được
gắn kết với Hệ thống Ngành kinh tế và Hệ thống ngành sản phẩm Việt
Nam, tạo nên sự rời rạc, không liên kết giữa các văn bản trong hệ thống
pháp lý của Việt Nam. Về danh sách các phân ngành, các lĩnh vực phân
ngành tạo điều kiện và chuyển giao chưa được xem xét và đề cập tới, tạo
nên nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi xanh của các ngành thiết yếu
trong nền kinh tế hiện tại của Việt Nam. Ví dụ, công nghệ lưu trữ và thu
hồi các-bon (CCUS) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các ngành
trọng yếu như sản xuất vật liệu (thép, xi măng) hay sản xuất điện (điện khí,
điện than) chuyển đổi sang xu hướng xanh hóa, ít phát thải. Nhưng phân
ngành này đều chưa được nhắc đến trong các văn bản hiện hành, tạo ra
những thiếu sóthạn chế trong việc đưa ra một Hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc gia bao trùm.

IV. Đề xuất quan điểm, nguyên tắc và phương pháp xây dựng
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia

1. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng

a) Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, minh bạch và thống nhất giữa
11
Dựa theo kết luận của Phó Thủ Tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà tại Cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo quốc
gia về Tăng trưởng xanh, Thông báo số 227/TB-VPCP

13
Dự thảo

các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước; tuân
thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, dễ
thực hiện và đồng bộ giữa các quy định trong pháp luật về tăng trưởng
xanh, phát triển bền vững.
b) Đảm bảo tính khoa học, thuận tiện, dễ hiểu và dễ áp dụng vào quá
trình thuộc xác định hoạt động xanh trong nền kinh tế và đo lường, báo cáo
và xác minh tiến trình tăng trưởng xanh của Việt Nam.
c) Phù hợp với hệ thống phân ngành kinh tế của Việt Nam để tạo
thuận lợi cho việc thống kê, theo dõi, đánh giá và điều hành chính sách.
d) Phù hợp với thông lệ quốc tế, học hỏi và ứng dụng từ kinh nghiệm
của các quốc gia, tổ chức quốc tế uy tín về về xây dựng Hệ thống ngành
kinh tế xanh quốc gia.
e) Ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ
môi trường.

2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Về đối tượng sử dụng: Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia được ứng
dụng chủ yếu bởi các đơn vị các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, nhà
đầu tư.
Thứ nhất, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và chính quyền địa
phương sử dụng hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia theo để theo dõi quá trình
phát triển của tăng trưởng xanh tại Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra các khung pháp
luật, ưu đãi thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh.
Thứ hai, các Bộ, Ban, Ngành dựa trên danh sách hệ thống ngành kinh tế
xanh quốc gia làm tiền đề tiếp tục xây dựng bộ tiêu chí kỹ thuật nhằm phân loại
các sản phẩm, dịch vụ, hay các khoản đầu tư phục vụ cho mục đích cụ thể của Bộ,
Ban, Ngành.
Thứ ba, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tận dụng hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc gia để hiểu về hệ thống phân loại, thống kê của Việt Nam cũng như xác định
những cơ chế ưu đãi đầu tư được áp dụng cho các hoạt động kinh tế xanh, dự án
xanh.
Về phạm vi áp dụng: Quyết định này quy định Hệ thống ngành kinh tế
xanh quốc gia, bao gồm danh mục các ngành kinh tế (Phụ lục đính kèm) được
sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước, làm cơ sở để xác định và phân loại
các hoạt động xanh và dự án đầu tư xanh tại Việt Nam.
14
Dự thảo

3. Tổng quan về Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia

Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia bao gồm những hoạt động kinh tế
được xác định trong ngành kinh tế, đáp ứng các mục tiêu TTX, dựa theo các
tiêu chí định tính và định lượng.
Cấu phần của Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia bao gồm:
- Lĩnh vực: 15 Lĩnh vực tương ứng với các ngành cấp 1, mã hóa theo bảng
chữ cái từ A đến U, theo Quyết định Số: 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành
hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- Mã ngành: 80 mã ngành đối chiếu với code VSIC theo Quyết định Số:
27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- Danh sách các ngành kinh tế xanh quốc gia
- Phân loại ngành kinh tế xanh: Thuộc một trong 3 nhóm ngành: Ngành
xanh, ngành chuyển đổi, ngành phụ trợ.
- Nội dung hệ thống ngành: Nêu khái niệm, định nghĩa, các tiêu chí để xác
định ngành xanh. Nội dung này gồm 2 phần: Các nhóm định nghĩa phân
loại đã có tiêu chí kỹ thuật (tham chiếu danh mục Dự án được cấp tín
dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh đang trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường); các nhóm định nghĩa khác
cần có văn bản hướng dẫn trong thời gian tới xây dựng phối hợp bởi các
Bộ, ban ngành có liên quan.

4. Phương pháp xây dựng Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia

Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2021 – 2030 và Thông báo số
227/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ
đạo Quốc gia về TTX (BCĐQG), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (BKHĐT) được giao
một số nhiệm vụ quan trọng, trong đó bao gồm: Xây dựng, hướng dẫn, triển
khai, cập nhật thường xuyên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc
gia và các ngành, lĩnh vực cho các hoạt động kinh tế, chương trình, dự án, sản
phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề.
Các bước xây dựng Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia bao gồm:
- Bước 1: Xác định mục tiêu TTX cho các hoạt động kinh tế, dựa trên 3
yếu tố chính: (1) Cơ sở pháp lý từ các chiến lược, cam kết, đề án… quốc
gia của Việt Nam, (2) Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi
trường tại Việt Nam và (3) Đối chuẩn với Hệ thống mục tiêu trong nước
và quốc tế, bao gồm Hệ thống phân loại xanh của Bộ Tài nguyên và Môi

15
Dự thảo

trường và Bộ Tài chính đang xây dựng, hệ thống của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Hệ thống phân loại xanh của EU, Trung Quốc, Hàn
Quốc, ASEAN
- Bước 2: Sàng lọc, đưa vào danh sách Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc
gia, từ hệ thống ngành VSIC theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban
hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam dựa trên ba tiêu chí:
o Thỏa mãn 1 trong 6 mục tiêu TTX bao gồm: 3 mục tiêu môi
trường, 1 mục tiêu kinh tế, 2 mục tiêu xã hội trong cả chu trình của
hoạt động kinh tế (Chi tiết trong phục lục 2)
o Phù hợp, cần thiết với thực trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam
o Đối chuẩn với danh mục ngành kinh tế xanh trong Hệ thống phân
loại xanh của EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean. (Chi tiết trong
phục lục 3)
- Bước 3: Phân nhóm lĩnh vực cho các phân ngành xanh: Thuộc một
trong 3 nhóm ngành: Ngành xanh, ngành chuyển đổi, ngành phụ trợ,
dựa trên vai trò của ngành tới các hoạt động kinh tế xanh.
o Ngành xanh: Hệ thống ngành gồm các hoạt động kinh tế đáp
ứng có khả năng đạt được một trong các mục tiêu TTX và
không gây hại đáng kể với các mục tiêu khác.
o Ngành chuyển đổi: Các hoạt động kinh tế gây hại hoặc có thể
gây hại với một số mục tiêu, tuy nhiên là các ngành đóng góp
đáng kể với nền kinh tế Việt Nam, do đó cần khuyến khích
chuyển đổi hoặc cần có kế hoạch khắc phục toàn diện
o Ngành phụ trợ: Các hoạt động kinh tế đạt được các mục tiêu
TTX một cách gián tiếp, có tác động phụ trợ cho các ngành
xanh.

16
Dự thảo

4.1 Bước 1: Xác định mục tiêu TTX và tiêu chí sàng lọc
Hệ thống cần xác định được các mục tiêu TTX nhằm đưa ra một
khuôn khổ rõ ràng và các tiêu chí nhất quán để xác định những phân
ngành đóng góp cho TTX quốc gia. Với mục tiêu xây dựng một Hệ thống
ngành kinh tế xanh quốc gia có tính thống nhất với các mục tiêu TTX được
chính phủ đề ra, đảm bảo tính phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam cũng như thống nhất với các hệ thống quốc tế, nhóm
chuyên gia đề xuất xây dựng mục tiêu cho Hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc gia dựa trên ba yếu tố chính như sau:
1. Các chiến lược, cam kết, đề án quốc gia về TTX, phát triển kinh tế
tuần hoàn, cụ thể: Quyết định số 1658/2021/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia
về TTX; Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế
tuần hoàn; Quyết định số 896/2022/QD-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia
về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quốc gia
thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Cam kết của Chính phủ về
các biện pháp, hoạt động liên quan đến TTX, giảm biến đổi khí hậu trong
phát triển kinh tế, ví dụ: cam kết trong Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự
quyết định (NDC) tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện đến
năm 2030 từ 9% lên 15,8%, đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5% (so
với kịch bản phát triển thông thường BAU); cam kết của Việt Nam tại tại
COP26 phấn đấu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050 và 2 cam kết
khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp bao gồm: cam kết tham
gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và cam kết thực hiện
“Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.
2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường tại
Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam là một quốc gia phát triển với quy mô nền
kinh tế phát triển mạnh mẽ, dân số đang trong đà tăng trưởng, những ưu
tiên về việc phát triển nền kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội vẫn là
những trụ cột ưu tiên. Chính vì vậy, mục tiêu TTX cần được xây dựng một
cách toàn diện, không những bao gồm yếu tố môi trường, mà cần bao hàm
cả yếu tố phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo phát triển toàn diện và bền
vững. Cụ thể, những ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam cần được cân
nhắc, sàng lọc để được bao hàm trong nền kinh tế xanh với các phân ngành
đạt tiêu chuẩn “xanh”. Các mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng xã hội,
đảm bảo việc làm, v…v… cũng cần được bao hàm trong hệ thống tiêu chí
TTX. Đây là một trong những điểm khác biệt, cần được tập trung khi xây
dựng Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia tại Việt Nam, khác với việc xây
dựng hệ thống phân loại xanh tại các quốc gia phát triển khác. Bên cạnh
17
Dự thảo

đó, nhóm chuyên gia cũng nghiên cứu cụ thể hơn về khái niệm các hoạt
động kinh tế, chi tiết hóa nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và sản
phẩm đầu ra. Từ đó, xác định cụ thể về mức độ ảnh hưởng cùng các vấn đề
tiềm năng, và đề xuất các tiêu chí môi trường, kinh tế, xã hội mang tính bao
quát, phù hợp với hiện trạng phát triển tại Việt Nam.
3. Mục tiêu phổ biến của các hệ thống ngành kinh tế, hệ thống phân
loại xanh quốc tế, có thể được học hỏi cho Chiến lược TTX tại Việt Nam.
Cụ thể, tất cả các nước đi đầu về TTX trên thế giới đều có mục tiêu “Giảm
nhẹ biến đổi khí hậu” và “Thích ứng với biến đổi khí hậu” trong việc xây
dựng hệ thống phân loại xanh của mình. Những mục tiêu phổ biến khác
bao gồm “Bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học”, “Xanh hóa lối sống và lực
lượng lao động” cũng như “Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn”. Từ
nghiên cứu này, nhóm chuyên gia đề xuất Việt Nam cần học hỏi những mục
tiêu có liên quan, phù hợp với bối cảnh đất nước để lựa chọn những mục
tiêu riêng cho việc phát triển Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.
Dựa trên ba yếu tố trên, nhóm chuyên gia đã thực hiện những nghiên
cứu chuyên sâu nhằm xác định định hướng chiến lược đúng đắn và có hiệu
quả cao cho Việt Nam. Các mục tiêu chính được xác định với mục tiêu về
môi trường đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống mục tiêu TTX của Việt
Nam:
Bảng 3 Các mục tiêu TTX

STT Mục tiêu TTX Nhóm mục tiêu

1 Giảm thiểu biến đổi khí hậu

2 Thích ứng với biến đổi khí hậu


Mục tiêu môi trưởng
3 Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ và
phục hồi đa dạng sinh học

4 Xanh hóa các ngành kinh tế chủ đạo của Mục tiêu kinh tế
Việt Nam

5 Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm


Mục tiêu xã hội
6 Xanh hóa lối sống và lực lượng lao động

Các mục tiêu kể trên được xác định như hệ thống mục tiêu định tính, áp
dụng làm cơ sở để sàng lọc và phân loại ngành. Tùy vào mục đích sử dụng, Bộ
Kế hoạch & Đầu tư cũng như các Bộ ngành liên quan có thể xây dựng hệ mục

18
Dự thảo

tiêu định tính cũng như định lượng nhằm chi tiết hóa các mục tiêu và giúp việc
sàng lọc các phân ngành cụ thể, tập trung vào từng mục đích phân loại riêng.
Chi tiết về hệ thống mục tiêu TTX được nhóm chuyên gia diễn giải như sau.

19
Dự thảo

1. Mục tiêu môi trường - Giảm thiểu biến đổi khí hậu:
Giảm thiểu biến đổi khí hậu là hoạt động của con người giảm nhẹ phát
thải nhà kính12, bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide
(N2O); các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà
kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur
hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3). Các hoạt động này có giá trị
đóng góp vào việc bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế 13. Các hoạt động cụ thể bao gồm, nhưng
không giới hạn trong:
- Hoạt động giảm phát thải khí mê-tan bằng việc thực hiện các biện pháp
giảm phát thải trong các hoạt động hằng ngày và trong đầu tư mới, mua sắm
công, bao gồm các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, các công
trình xanh, làm mát bền vững, sử dụng xe điện chạy pin và các thiết bị ít tiêu
hao năng lượng, v…v…
- Hoạt động quản lý, loại trừ các chất gây hiệu ứng nhà kính, các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn hoạt động kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải nhà
kính của các cơ sở phát thải, đặc biệt là các cơ sở thuộc khu vực công
- Hoạt động phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, phát triển các công nghệ lưu trữ năng lượng gồm pin tích năng, thủy
điện tích năng, trữ nhiệt… và lưới điện thông minh, nâng cấp hệ thống truyền
tải và phân phối năng lượng để tăng hiệu quả, giảm tổn thất và hỗ trợ tích hợp
hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thu giữ,
lưu trữ các bon (CCS) cho các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Hoạt động phát triển và ứng dụng các biện pháp giảm phát thải trong
lĩnh vực nông nghiệp thông qua các biện pháp quản lý, đổi mới công nghệ trong
trồng trọt, chăn nuôi, thay đổi phương thức sử dụng đất, phát triển chuỗi giá trị
nông nghiệp phát thải thấp và chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
- Cải tiến, phát triển và ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây
dựng; phát triển và sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu
xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại.
- Giảm dần sử dụng các môi chất lạnh Hydro-cloro-fluoro-carbon
(HCFC) và Hydro-fluoro-carbon (HFC) trong chuỗi lạnh, hệ thống lạnh và điều
hòa không khí tòa nhà; nâng cao hiệu quả làm lạnh, giảm nhu cầu làm mát và

12
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14
13
Theo Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050

20
Dự thảo

tiêu hao môi chất lạnh thông qua các giải pháp thiết kế tòa nhà và làm mát thụ
động
- Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước
- Hoạt động hỗ trợ, cho phép các hoạt động kể trên

2. Mục tiêu môi trường - Thích ứng với biến đổi khí hậu:
Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả
năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại 14. Các hoạt
động này giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái, phục hồi các nguồn tài
nguyên và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến
đổi khí hậu. Các hoạt động cụ thể15 bao gồm, nhưng không giới hạn trong:
- Hoạt động tập trung bảo vệ, phục hồi tài nguyên nước, các hoạt động
phát triển và ứng dụng nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả
với biến đổi khí hậu
- Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, hoạt động trồng
rừng, gây rừng
- Hoạt động thực hiện đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương, rủi
ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu trong quy hoạch, đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, khu tái định cư ven biển và hải
đảo trên cơ sở phân vùng rủi ro thiên tai và kịch bản biến đổi khí hậu.
- Hoạt động xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị, ác công
trình xanh và phát triển cây xanh đô thị, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước,
phòng chống ngập lụt do mưa lớn, lũ, triều cường, nước dâng do bão cho các đô
thị lớn, đô thị ven biển.
- Hoạt động đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa, nghiên cứu và phát triển
mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, động đất,
sóng thần, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng
- Hoạt động hỗ trợ, cho phép các hoạt động kể trên

3. Mục tiêu môi trường - Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ và phục
hồi đa dạng sinh học
Sử dụng hiệu quả tài nguyên là các hoạt động quản lí và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản, theo
nguyên tắc thị trường. Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo vệ, phục hồi và quản lý

14
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14
15
Theo Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050

21
Dự thảo

bền vững nguồn tài nguyên sinh vật như động, thực vật hoang dã và tài nguyên
thiên nhiên như rừng, nước và sự đa dạng sinh học bên trong nó. Các hoạt
động16 cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn trong:
- Hoạt động cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ
thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng
sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng
- Hoạt động cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn
nước; cải tiến, hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp, công nghệ, kỹ thuật canh
tác, xây dựng, duy tu, vận hành các công trình dẫn nước, giữ nước để tiết kiệm
nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý
nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, tái sử
dụng nước và công nghệ khác nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng tài
nguyên thiên nhiên tuần hoàn, tái sử dụng nước nâng cao hiệu quả sử dụng nước
trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp17
- Hoạt động duy trì và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, hỗ trợ
phục hồi môi trường sống và bảo tồn động vật hoang dã
- Hoạt động hỗ trợ, cho phép các hoạt động kể trên
4. Mục tiêu kinh tế - Xanh hóa các ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam
Xanh hóa các ngành kinh tế chủ đạo là việc tiếp tục phát triển nhanh và
bền vững các ngành kinh tế trọng yếu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới
mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Các ngành trụ cột được xác định là ưu tiên cho
“xanh hóa” bao gồm: ngành năng lượng, công nghiệp sản xuất, du lịch, v…v….
Các hoạt động cụ thể18 bao gồm, nhưng không giới hạn trong:
- Hoạt động phát triển phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo
(điện gió trên bờ, ngoài khơi, điện mặt trời theo phương thức tự cung cấp, tiêu
thụ tại chỗ, không phát điện lên lưới điện quốc gia, với quy mô phù hợp với quy
hoạch/kế hoạch phát triển nguồn điện trong từng giai đoạn) cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp, đặc biệt là phục vụ sản xuất các loại hình năng lượng mới
(hydrogen, amoniac xanh, hóa chất, …), đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng
tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ
năng lượng của quốc gia.
16
Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13
17
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14
18
Theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg năm 2021, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu liên quan
đến Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh

22
Dự thảo

- Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững,
nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông
nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên.
- Hoạt động phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực;
nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng
- Hoạt động xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh
khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
tuần hoàn.
- Hoạt động giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu và nhiên liệu trên
một đơn vị sản phẩm bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, cường độ năng
lượng và hiệu suất sử dụng năng lượng
- Hoạt động phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm
nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp
trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn
- Hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng chuyển giao công nghệ
xanh, trợ giá cho đầu tư các dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường
- Hoạt động hỗ trợ, cho phép các hoạt động kể trên

5. Mục tiêu xã hội - Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm


Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm là các hoạt động làm giảm thiểu, ngăn
chặn và phòng ngừa sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Các hoạt động cụ thể19 bao gồm, nhưng không giới hạn trong:
- Hoạt động phát triển hệ thống trạm quan trắc không khí tự động ở các
đô thị lớn; thường xuyên cảnh báo, công khai thông tin về chất lượng môi
trường không khí tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I.
- Hoạt động phát triển xây dựng hệ thống giao thông công cộng, vận tải
hành khách khối lượng lớn (MRT), hạn chế sự gia tăng phương tiện giao thông
cá nhân ở các đô thị lớn. Tăng cường xây dựng, mở rộng diện tích công viên,
cây xanh, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn trong các đô thị và khu dân cư.
- Hoạt động xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất ở các khu vực bị ô
nhiễm, các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi chôn lấp chất
thải rắn đã đóng cửa hoặc di dời.

19
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

23
Dự thảo

- Hoạt động phát triển và mở rộng dịch vụ cung cấp nước sạch, giảm
thiểu thất thoát nước ở khu vực đô thị; tăng cường đầu tư xây dựng các hệ thống
cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn.
- Hoạt động tăng cường quy trình cùng với tỷ lệ xử lý nước thải và chất
thải áp dụng công nghệ tiên tiến
- Hoạt động hỗ trợ, cho phép các hoạt động kể trên

6. Mục tiêu xã hội - Xanh hóa lối sống và lực lượng lao động
Xanh hóa lối sống và lực lượng lao động là các hoạt động góp phần góp
phần thúc đẩy lối sống & tiêu dùng xanh của người dân cũng như phát triển việc
làm xanh tại Việt Nam. Các hoạt động cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn
trong:
- Hoạt động thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững thông qua
các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh...; đẩy mạnh
mua sắm công xanh và tiếp tục áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để điều
chỉnh hành vi tiêu dùng. Từng bước tạo lập môi trường và hình thành văn hóa,
lối sống xanh.Hoạt động đầu tư, phát triển và cung cấp các dịch vụ xanh, bền
vững cho người dùng, thay thế các hoạt động truyền thống ít thân thiện với môi
trường20
- Hoạt động đầu tư, nâng cao kỹ năng và đào tạo nhân lực cho các quá
trình chuyển đổi xanh trong các ngành nghề trọng điểm: năng lượng, sản xuất,
nông nghiệp, du lịch
- Hoạt động chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực xã hội như lao động
việc làm, y tế, du lịch; đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin,
dịch vụ xã hội cơ bản trong quá trình chuyển đổi xanh.

4.2 Bước 2: Sàng lọc, đưa vào Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia
Dựa trên các mục tiêu TTX và tiêu chí sàng lọc tại bước 1, hệ thống mã
ngành kinh tế sẽ được sàng lọc và đối chiếu nhằm xây dựng danh sách các phân
ngành TTX. Hệ thống mã ngành kinh tế được sử dụng để đối chiếu là Hệ thống
Ngành kinh tế Việt Nam (VSIC).
Với tiêu chí (1): Thỏa mãn 1 trong 6 mục tiêu TTX bao gồm: 3 mục tiêu
môi trường, 1 mục tiêu kinh tế, 2 mục tiêu xã hội trong cả chu trình của hoạt
động kinh tế, các hệ thống ngành được đánh giá định tính và xuyên suốt chu
trình của một hoạt động kinh tế: Đầu vào (Nguyên vật liệu sử dụng), Quá trình

20
Theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg năm 2021, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu liên quan
đến Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh

24
Dự thảo

sản xuất (Công cụ, dụng cụ, máy móc sử dụng; Địa điểm; Quá trình vận hành),
Đầu ra (Sản phẩm và phụ phẩm/ rác thải sau sản xuất).
Với tiêu chí (2): Phù hợp, cần thiết với thực trạng phát triển kinh tế ở Việt
Nam: Kế thừa những nghiên cứu trước đó về mô hình phát triển nhằm đạt được
mục tiêu Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cần tập trung nguồn lực vào xanh
hóa một số ngành ưu tiên, thông qua một loạt những công nghệ hiện đại.
Với tiêu chí (3) Đối chuẩn với Hệ thống phân loại xanh của EU, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Asean, các hoạt động kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế
Việt Nam được so sánh đối chuẩn với danh sách tương ứng thuộc các hệ thống
phân loại xanh của quốc tế và tiến hành rà soát đảm bảo tính đầy đủ và tính phù
hợp với đặc thù kinh tế, chiến lược TTX của Việt Nam.
4.3 Bước 3: Phân nhóm lĩnh vực ngành cho các phân ngành xanh
Các ngành kinh tế xanh được chia vào ba nhóm chính: ngành xanh, ngành
chuyển đổi và ngành phụ trợ (Chi tiết tại Phụ lục 1: Hệ thống ngành kinh tế
xanh)

5. Kết quả thực hiện

Thông qua quá trình phân loại này, Hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc gia đưa ra gồm 15 lĩnh vực xanh, 80 ngành kinh tế xanh chi tiết như
sau:

STT Lĩnh vực xanh Số lượng


ngành
7
1 A - NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ
SẢN
3
2 B - KHAI KHOÁNG
30
3 C - CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
9
4 D - SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT,
NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ
KHÔNG KHÍ
4
5 E - CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI
6
6 F - XÂY DỰNG

25
Dự thảo

3
7 G - BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ,
MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
5
8 H - VẬN TẢI KHO BÃI
3
9 J - THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
2
10 X - HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ
BẢO HIỂM
1
11 L - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
3
12 M - HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
1
13 P - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2
14 Q - Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
1
15 U - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ
QUAN QUỐC TẾ

Hệ thống ngành kinh tế xanh sẽ bao gồm các tiêu chí cả định tính và định
lượng nhằm xác định chính xác các hoạt động kinh tế đạt tiêu chí "xanh”. Hệ
thống được liên kết với Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với
dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh đang được Bộ Tài
nguyên môi trường xây dựng. Đối với một số các hoạt động kinh tế chưa có
trong Danh mục của Bộ Tài nguyên môi trường, đề xuất các Bộ, ban ngành sẽ
cùng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí này.

Tổng kết và ứng dụng:


(Chi tiết mô hình áp dụng và ví dụ áp dụng được trình bày tại Phụ lục 4)
Nhìn chung, Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia cung cấp một bức tranh
tổng thể và toàn diện về những hoạt động kinh tế xanh đóng góp vào Kinh tế
xanh. Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia đem lại một số lợi ích có tác động
lớn đến sự phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.
Thứ nhất, Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia thiết lập cơ sở cho Bộ
chỉ tiêu thống kê TTX và Hệ thống Đo lường, báo cáo và xác minh (MRV), là
yếu tố tối quan trọng cho quá trình thực thi chiến lược TTX, đảm bảo hệ thống
giám sát, chỉ tiêu được xây dựng dựa trên hệ thống ngành kinh tế có sẵn và

26
Dự thảo

không làm thay đổi cục bộ nền tảng thống kê hiện tại. Hệ thống phân loại xanh
quốc gia gắn kết các dự án và hoạt động kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế
xanh quốc gia với Hệ thống Ngành kinh tế Việt Nam VSIC, tạo nền tảng để xây
dựng hệ thống MRV hiệu quả, hỗ trợ cơ quan chức năng trung ương và địa
phương theo dõi và đo lường tiến độ thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường, nhằm cung cấp báo cáo chính xác về tác động của các hoạt động kinh tế
xanh. Qua đó, Ban chỉ đạo và các Bộ ngành, địa phương có thể đo lường chỉ số
về kinh tế xanh, môi trường, xã hội xanh, thiết lập hệ thống giám sát để góp
phần tăng hiệu quả cho việc thực hiện chiến lược TTX quốc gia.
Thứ hai, Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia tạo cơ sở pháp lý chính
thức để xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi cho dự án, hoạt động kinh tế đạt
chuẩn xanh. Hệ thống đóng vai trò quan trọng trong việc đặt một nền móng cơ
sở pháp lý để xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi xanh đặc thù, có tính tác động
cao cho cả nền kinh tế xanh nói chung và từng ngành kinh tế xanh nói riêng. Hệ
thống ngành kinh tế xanh quốc gia là cơ sở ban đầu cho việc chứng nhận chính
thức cho các hoạt động kinh tế xanh, các dự án đạt chuẩn xanh, giúp các doanh
nghiệp và dự án đủ điều kiện nhận cơ chế hỗ trợ, ưu đãi xanh và đồng thời tạo
tiền đề cho việc hợp tác với các đối tác, đặc biệt về tài trợ vốn cho dự án và chia
sẻ công nghệ trong tương lai.
Thứ ba, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia tạo ra một hệ thống hài hòa
với quy chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi kết nối giữa các tổ chức chính
phủ, chính quyền trung ương và địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước
với các nhà đầu tư, tổ chức đầu tư, đẩy nhanh quá trình xúc tiến đầu tư vào các
dự án, hoạt động kinh tế thuộc nền kinh tế xanh. Hệ thống gia tăng sự hợp tác
phát triển cho các doanh nghiệp và hoạt động kinh tế bền vững và thúc đẩy đầu
tư và hợp tác quốc tế, qua đó, tăng tốc hội nhập cho nền kinh tế xanh tại Việt
Nam, góp phần thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ,
phi lợi nhuận, các quỹ phát triển cho mục tiêu TTX.
Thứ tư, Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia đóng vai trò như một hệ
tiêu chí bao trùm toàn bộ nền kinh tế xanh, là cơ sở để các Bộ ngành, đơn vị
khác phát triển hệ thống tiêu chí sàng lọc định lượng, phục vụ cho các mục đích
cụ thể của từng Bộ ngành. Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia là cơ sở xuyên
suốt cho tất các cả hệ thống phân loại chi tiết dựa trên tiêu chí định lượng được
Bộ ngành khác phát triển, ví dụ như tiêu chí môi trường đối với dự án được cấp
tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh của Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát triển với Bộ Tài chính. Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia được phát
triển bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là hệ thống có tính bao hàm, đòi hỏi sự

27
Dự thảo

thống nhất từ các hệ thống phân loại xanh cho mục đích cụ thể, đảm bảo tính
xuyên suốt và hiệu quả của các hệ thống ngành, hệ thống phân loại hiện hành.

V. Mối liên hệ giữa Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia và


Hệ thống phân loại trái phiếu xanh
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia và hệ thống phân loại trái phiếu
xanh đều được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu có một khung chuẩn
mực về định nghĩa xanh cho các cấu phần của nền kinh tế. Tuy nhiên,
hai hệ thống, bộ tiêu chí, khung phân loại có những đặc điểm khác
nhau cụ thể như:
Thứ nhất, về quy mô xây dựng, Hệ thống ngành kinh tế xanh tập
trung vào mục đích phân loại, thống kê các hoạt động trong ngành
kinh tế, còn Hệ thống phân loại trái phiếu xanh tập trung vào việc xây
dựng bộ tiêu chí phân loại, đưa ra danh mục các dự án được phân loại
xanh cho mục đích phát hành trái phiếu và tín dụng xanh. Như vậy, dù
đều tập trung vào việc xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, Hệ thống
ngành kinh tế xanh bao trùm tất cả các hoạt động của nền kinh tế,
trong đó có các hoạt động để tạo ra danh mục các dự án xanh trong
Hệ thống phân loại trái phiếu xanh.
Thứ hai, về phương pháp xây dựng, Hệ thống phân loại trái phiếu
xanh áp dụng phương pháp danh sách trắng, thông qua việc liệt kê
toàn bộ các dự án có yếu tố xanh thông dụng và chọn lọc. Các dự án
này chỉ mang tính đại diện, không mang tính phổ quát. Đối với Hệ
thống ngành kinh tế xanh, phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới,
từ việc tiếp cận và đánh giá Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó
mới lọc với các nhóm mục tiêu và đưa ra các định nghĩa xanh. Do đó,
Hệ thống ngành kinh tế xanh với mục tiêu tiếp cận tổng quát, thay vì
chọn lọc, tuy nhiên vẫn tập trung vào một số mục tiêu xanh và các
khía cạnh quan trọng để đưa ra danh sách vừa phổ quát vừa chi tiết.
Thứ ba, Hệ thống ngành kinh tế xanh không phủ định Hệ thống phân
loại trái phiếu xanh mà bao trùm, mang tính kế thừa và áp dụng, với

28
Dự thảo

việc tích hợp các tiêu chí kỹ thuật của Hệ thống phân loại trái phiếu
xanh làm tham chiếu phân loại, từ đó đưa ra đề xuất mở rộng phạm vi
xác định các tiêu chí kỹ thuật đối với các ngành lĩnh vực chưa được
đề cập.

29
Dự thảo

Kết quả thực hiện

30
Phụ lục 1: Hệ thống ngành kinh tế xanh

STT Mã ngành Ngành kinh tế xanh Phân loại Giải thích


A - NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
1 011.X Trồng cây hằng năm mô hình bền Ngành xanh Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng
vững của cây không kéo dài hơn một năm và đáp ứng một trong các tiêu chí sau
đây:
- Sử dụng công nghệ tiết kiệm nước
- Tiết kiệm diện tích trồng trọt
- Sử dụng tối ưu phân bón
- Đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP
2 012.X Trồng cây lâu năm mô hình bền Ngành xanh Nhóm này bao gồm các hoạt động trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng
vững nhiều hơn một năm hoặc có thời gian sinh trưởng trong một năm nhưng cho
thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm, và đáp ứng một trong các tiêu chí sau
đây
- Sử dụng công nghệ tiết kiệm nước, trồng cây dưới tán rừng
- Tiết kiệm diện tích trồng trọt
- Sử dụng tối ưu phân bón
- Đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP
3 014.X Chăn nuôi mô hình bền vững Ngành xanh Nhóm này bao gồm tất cả hoạt động chăn nuôi các động vật (trừ thủy sản),
và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng
- Đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP
4 016.X Hoạt động dịch vụ nông nghiệp Ngành xanh Hoạt động dịch vụ nông nghiệp xanh, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ
xanh trồng trọt xanh, chăn nuôi xanh, dịch vụ sau thu hoạch xanh, xử lý hạt giống
để nhân giống xanh
5 01700.X Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động Ngành Nhóm này gồm:
dịch vụ có liên quan chuyển đổi
- Săn bắt và bẫy thú để bán;
- Bắt động vật để làm thực phẩm, lấy lông, lấy da hoặc để phục vụ cho mục

31
đích nghiên cứu, nuôi trong sở thú hay trong gia đình;
- Sản xuất da, lông thú, da bò sát và lông chim từ các hoạt động săn bắt;
- Bắt động vật có vú ở biển như hà mã và hải cẩu;
- Hoạt động khai thác yến ở hang, xây nhà gọi yến;
- Thuần hoá thú săn được ở các vườn thú;
- Các hoạt động dịch vụ nhằm kích thích sự săn bắt và đánh bẫy để bán;

Và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:


- Quản lý bền vững về số lượng động vật được bắt bẫy hoặc săn bắt, duy trì
cân bằng trong hệ sinh thái
- Thúc đẩy nuôi nhốt trong điều kiện tự nhiên: Nếu việc nuôi trong điều kiện
nhốt là cần thiết (ví dụ: nuôi trong vườn thú), đảm bảo rằng điều kiện nuôi
dưỡng giống với môi trường tự nhiên và đảm bảo sự phục hồi của loài.
- Sử dụng công nghệ theo dõi: Sử dụng công nghệ để theo dõi và đánh giá số
lượng và sức kháng của động vật hoang dã để đảm bảo quản lý bền vững.
6 0210.X Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm Ngành xanh Nhóm này gồm các hoạt động nhằm phát triển, duy trì và bảo tồn đa dạng
giống cây lâm nghiệp sinh học các loại rừng, bao gồm rừng nhiệt đới, rừng ngập mặt và các loại
rừng khác; gồm hoạt động trồng rừng tập trung, khoanh nuôi tái sinh kết
hợp trồng rừng, chăm sóc rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Các
hoạt động trên được thực hiện ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng. Nhóm này còn bao gồm các hoạt động chuyên ươm giống cây lâm
nghiệp; trồng cây lâm nghiệp phân tán có mục đích thương mại tại những
diện tích có quy mô chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
Các hoạt động của nhóm này phải đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn
quản lý rừng, môi trường quốc gia;
7 03.X Khai thác thủy sản và nuôi trồng Ngành xanh Ngành này gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản từ các môi
thủy sản bền vững trường nước mặn, lợ, ngọt bền vững

Bao gồm cả các hoạt động được tích hợp trong một quy trình (ví dụ như nuôi
trai trong sản xuất ngọc trai).

Các hoạt động đảm bảo một trong các tiêu chí sau đây:

32
- Đáp ứng tiêu chuẩn VietGap
- Quản lý nước thải ra môi trường
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên: thức ăn, thuốc bảo vệ...
- Khai thác vừa phải, tránh gây suy giảm nguồn cá, hạn chế đánh bắt những
loài cá không mong muốn
B - KHAI KHOÁNG

8 B.X Khai thác than, dầu thô, quặng kim Ngành Ngành này gồm: Khai thác khoáng tự nhiên ở dạng cứng (than và quặng),
loại, và các khai khoáng khác bền chuyển đổi chất lỏng (dầu thô) hoặc khí (khí tự nhiên). Khai thác có thể được thực hiện
vững theo nhiều phương pháp khác nhau như dưới lòng đất hoặc trên bề mặt, khai
thác dưới đáy biển...;

Quá trình khai thác đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Sử dụng kỹ thuật khai thác bền vững: quản lý rác thải, tiết kiệm năng
lượng, tối ưu hóa thiết kế mỏ để giảm tác động môi trường...
- Sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình vận hành hoặc sử dụng thiết bị
công nghệ xanh (xe tải, máy móc chạy bằng điện hoặc năng lượng sạch)
- Tái sử dụng nước và tránh ô nhiễm nước
- Phục hồi khu vực sau khai thác và tái trồng rừng
- Xử lý rác thải: bùn mỏ...
9 06200.X Khai thác khí đốt tự nhiên Ngành Ngành này gồm:
chuyển đổi - Hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên;
- Khai thác khí đốt tự nhiên cô đặc;
- Tách riêng chất lỏng hyđrô các-bon khỏi khí;
- Khử lưu huỳnh ở khí;
- Khai thác khí lỏng thông qua hoá lỏng và nhiệt phân.

Quá trình khai thác đảm bảo một trong các tiêu chí sau đây:
- Giảm thiểu phát thải thông qua ứng dụng các công nghệ: Hệ thống thu gom
và xử lý khí thải (metan...), khử lưu huỳnh khỏi khí thải, xử lý nước thải,
kiểm soát bụi và tiếng ồn...
- Sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng

33
- Xử lý khu vực sau khai thác
10 09100.X Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác Ngành phụ Nhóm này gồm:
dầu thô và khí tự nhiên trợ Hoạt động cung cấp dịch vụ khai thác dầu khí trên cơ sở phí và hợp đồng
như:
+ Các hoạt động cung cấp dịch vụ thăm dò trong khai thác dầu khí như: các
phương pháp lấy mẫu quặng tìm kiếm truyền thông, thực hiện quan sát địa
chất ở những khu vực có tiềm năng,
+ Khoan định hướng, đào lớp ngoài, xây dựng giàn khoan, sửa chữa và tháo
dỡ trang thiết bị, trát bờ giếng, bơm giếng, bịt giếng, hủy giếng v.v...
+ Sự hoá lỏng và tái khí hóa khí tự nhiên phục vụ cho mục đích vận chuyển,
được thực hiện tại nơi khai thác mỏ,
+ Hoạt động cung cấp dịch vụ bơm và tháo nước trên cơ sở phí hoặc hợp
đồng,
+ Khoan thử trong khai thác dầu khí.
C - CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
11 10.X Sản xuất chế biến thực phẩm thân Ngành xanh Quá trình chế biến thực phẩm đạt một trong các tiêu chí:
thiện môi trường - Sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào bền vững, tiết kiệm
- Sử dụng 1 trong các loại bao bì thân thiện với môi trường: Bao bì tái chế;
Bao bì nhựa tự phân hủy sinh học đáp ứng tiêu chí Nhãn Xanh NXVN
03:2014
- Quản lý chất thải trong quá trình chế biến...
12 11.X Sản xuất đồ uống sử dụng bao bì Ngành xanh Quá trình chế biến thực phẩm đạt một trong các tiêu chí:
thân thiện với môi trường - Sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào bền vững, tiết kiệm
- Sử dụng 1 trong các loại bao bì thân thiện với môi trường: Bao bì tái chế;
Bao bì nhựa tự phân hủy sinh học đáp ứng tiêu chí Nhãn Xanh NXVN
03:2014
- Quản lý chất thải trong quá trình chế biến...
13 1311.X Sản xuất sợi thân thiện với môi Ngành xanh Dệt sử dụng công nghệ cao và/hoặc sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi
trường trường
- Công nghệ sử dụng màu tự nhiên
- Hiệu suất cao giảm lượng nước cần sử dụng
- Nguyên liệu tái chế
34
- Nguyên liệu nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ phân hủy
14 14300.X May trang phục từ sợi vải, sản Ngành xanh May mặc trang phục sử dụng các nguyên liệu đầu vào từ sợi vải, sản phẩm
phẩm dệt sử dụng công nghệ cao, dệt:
nguyên liệu thân thiện với môi - Sử dụng công nghệ cao để sản xuất
trường - Sử dụng màu tự nhiên
- Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường (tái chế, dễ phân hủy)
15 1701.X Sản xuất bột giấy, giấy và bìa theo Ngành xanh - Bột giấy, giấy và bìa được sản xuất với nguyên liệu từ
mô hình bền vững + Giống cây lâm năng suất cao, được trồng tại rừng sản xuất được quy
hoạch và đạt đúng tiêu chí chính phủ đề ra
+ Sử dụng nguyên liệu tái chế
- Sử dụng công nghệ cao giúp tiết kiệm lượng nước Sử dụng trong sản xuất
- Gắn công nghệ CCUS giúp thu hồi khí nhà kính thải ra từ quá trình sản
xuất
16 1811.X In ấn xanh Ngành xanh In ấn cần đáp ứng 3 tiêu chí sau
- Giấy in sản xuất theo mô hình bên vững (17012)
- Hộp mực in dùng cho máy in, máy photocopy và máy fax đáp ứng tiêu chí
Nhãn Xanh NXVN 13:2014
- Máy in đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh NXVN 14:2014
17 19.X Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu Ngành Ngành này gồm: Việc chuyển dầu thô và than đá thành các sản phẩm có thể
mỏ tinh chế sử dụng công nghệ cao chuyển đổi sử dụng được. Quá trình sản xuất nổi bật là tinh luyện dầu, bao gồm tách
và các giải pháp thân thiện với môi dầu thô thành các sản phẩm cấu thành thông qua các kỹ thuật như cracking
trường và chưng cất.

Hoạt động phải đảm bảo các tiêu chí sau:


- Áp dụng các công nghệ mới giúp giảm phát thải trong quá trình sản xuất
(ví dụ công nghệ khí hóa than ngầm từ lòng đất - IGCC...)
- Giảm phát thải nhà kính thông qua cải thiện quy trình đốt hoặc sử dụng kỹ
thuật loại bỏ khí thải
- Sử dụng năng lượng tái tạo

35
18 201.X Sản xuất chất nhuộm và chất màu Ngành xanh Sản phẩm sử dụng nguyên liệu tự nhiên, với hàm lượng hóa chất đạt tiêu
thân thiện môi trường chuẩn quy định

19 20113.X Sản xuất hydrogen sạch Ngành xanh Các hoạt động sản xuất hydrogen, bao gồm:
- Hydrogen xanh lá được tạo từ công nghệ điện phân sử dụng điện tái tạo
- Hydrogen sử dụng công nghệ reforming có phát thải CO2, đồng thời sử
dụng công nghệ thu giữ CO2 CCUS
20 2012.X Sản xuất phân đạm xanh Ngành xanh Phân đạm sử dụng hydro xanh lá làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm

21 20210.X Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Ngành xanh Thuốc trừ sâu sử dụng nguyên liệu sinh học hạn chế ảnh hưởng môi trường

22 20221.X Sản xuất sơn, véc ni và các chất Ngành xanh Sản phẩm đáp ứng tiêu chí nhãn xanh NXVN 11:2014 - Sơn phủ dùng trong
sơn, quét tương tự, ma tít xanh xây dựng

23 20222.X Sản xuất mực in xanh Ngành xanh Sản phẩm đáp ứng tiêu chí nhãn xanh NXVN 13:2014 - Hộp mực in dùng
cho máy in, máy photocopy và máy fax

24 20232.X Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, Ngành xanh Đáp ứng các tiêu chí nhãn xanh:
làm bóng và chế phẩm vệ sinh xanh NXVN 01:2014 - Bột giặt
NXVN 08:2014 - Chăm sóc tóc
NXVN 09:2014 - Xà phòng bánh
NXVN 10:2014 - Nước rửa bát bằng tay
25 23941.X Sản xuất xi măng Ngành xanh Sản xuất xi măng, đáp ứng các tiêu chí sản xuất xanh, bao gồm:
- Sử dụng công nghệ mới
- Thay đổi thành phần nguyên liệu giảm thiểu chất gây hại cho môi trường
- Gắn công nghệ CCUS
26 24.X Sản xuất kim loại, bao gồm sắt, Ngành xanh
Tất cả các hoạt động sản xuất sắt, thép, gang, kim loại quý, kim loại màu áp
thép, gang xanh và các kim loại
dụng công nghệ mới ít phát thải, ứng dụng CCUS
khác

36
27 Sản xuất vật liệu xây dựng khác Ngành xanh
Sản xuất các vật liệu xây dựng phi kim loại khác, như kính, tường, bả… áp
23990.X thân thiện với môi trường
dụng công nghệ thân thiện với môi trường
28 25.X Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc Ngành xanh Hoạt động sản xuất các các cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi, các
sẵn (trừ máy móc, thiết bị) thân cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại, nồi
thiện với môi trường hơi (trừ nồi hơi trung tâm), sản phẩm khác bằng kim loại; các dịch vụ xử lý,
gia công kim loại, Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại, Gia công
cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại, dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại
thông dụng, đồ dùng bằng kim loại cho nhà bếp, nhà vệ sinh và nhà ăn và
các sản phẩm bằng kim loại khác
29 26.X Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi Ngành xanh Ngành này gồm: Sản xuất máy tính, linh kiện máy tính, thiết bị truyền thông
tính và sản phẩm quang học thân và các sản phẩm điện tử cùng loại cũng như sản xuất các linh kiện cho các
thiện với môi trường sản phẩm này, đạt một trong các tiêu chí sau:
- Sử dụng nguyên vật liệu tái chế
- Sản phẩm thân thiện với môi trường (tái sử dụng hoặc tiết kiệm năng
lượng)
- Hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất...
30 271.X Ngành xanh Nhóm này gồm: Sản xuất các máy biến thế điện, phân phối và các máy biến
Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế thế chuyên dùng; máy phát điện, tập trung; bộ chuyển mạch và tổng đài;
điện, thiết bị phân phối và điều rơle và điều khiển công nghiệp. Thiết bị điện trong nhóm này phân theo mức
khiển điện độ điện trở. Quá trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm năng lượng, thân thiện với
môi trường, sản phẩm bền vững, có thể tái sử dụng.
31 27200.X Sản xuất, tái chế pin và ắc quy cho Ngành xanh Các hoạt động sản xuất pin và ắc quy đạt tiêu chuẩn về tái sử dụng, hoạt
mục đích tái sử dụng động tái chế và tái sử dụng

32 27400.X Sản xuất Bóng đèn LED và mô đun Ngành xanh Sản phẩm đạt tiêu chí nhãn xanh NXVN 17:2017: Bóng đèn LED và mô đun
LED xanh LED dùng cho chiếu sáng thông dụng

33 281.X Sản xuất máy thông dụng tiết kiệm Ngành xanh/ Sản xuất máy móc dùng cho mục đích chung, đảm bảo tiết kiệm hiệu năng,
năng lượng, thân thiện môi trường phụ trợ thân thiện với môi trường hoặc là sản phẩm phụ trợ cho các sản phẩm xanh,
dự án xanh khác: lò đốt than tiết kiệm nhiên liệu ít phát thải, trang thiết bị
xây dựng công trình xanh…

37
34 275.X Sản xuất đồ điện dân dụng tiết Ngành xanh Sản xuất các thiết bị điện gia dụng đảm bảo tiết kiệm điện năng, thân thiện
kiệm điện năng với môi trường

35 28299.X Sản xuất máy phục vụ chuyển đổi Ngành xanh Các thiết bị, máy móc phục vụ chuyển đổi xanh bao gồm:
xanh - Thiết bị sản xuất điện (Tua bin gió, pin mặt trời, máy điện phân H2, lò đốt
điện sinh khối, điện rác)
- Hệ thống lưu trữ điện tái tạo
- Các máy móc thiết bị được quy định trong quyết định 980/QĐ-TTg Thủ
tướng Chính phủ ngày 22 tháng 8 năm 2023 và các máy móc thiết bị khác,
như thiết bị, sản phẩm, công nghệ phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường
36 29120.X Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác Ngành xanh Ô tô và xe có động cơ khác sử dụng nguyên liệu sạch ít phát thải:
sử dụng nguyên liệu ít phát thải - Xăng dầu sinh học
- LPG
-…
37 30990.X Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác Ngành xanh Ô tô và xe có động cơ khác sử dụng nguyên liệu sạch không phát thải:
không phát thải - Điện
- Hydrogen
38 29300.X Ngành phụ
Sản xuất, tái sản xuất phụ tùng và trợ Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác
bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe không phát thải hoặc ít phát thải hoặc/và sử dụng nguyên liệu đầu vào thân
có động cơ khác thiện với môi trường, áp dụng hình thức sản xuất xanh, công nghệ hiện đại
39 301.X Đóng tàu và thuyền sử dụng nhiên Ngành xanh
liệu xanh, tiết kiệm năng lượng Đóng tàu và thuyền sử dụng nhiên liệu xanh, tiết kiệm năng lượng hoặc/và sử
dụng nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường, áp dụng hình thức sản
xuất xanh, công nghệ hiện đại
40 30200.X Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và Ngành xanh
toa xe ít phát thải Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe ít phát thải ít phát thải hoặc/và sử
dụng nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường, áp dụng hình thức sản
xuất xanh, công nghệ hiện đại giúp giảm phát thải
41 30200.X Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và Ngành xanh
toa xe không phát thải Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe không phát thải hoặc/và sử dụng
nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường, áp dụng hình thức sản xuất

38
xanh, công nghệ hiện đại giúp đưa phát thải về 0 trong quá trình sản xuất
42 30910.X Sản xuất mô tô, xe máy ít phát thải Ngành xanh
Sản xuất mô tô, xe máy ít phát thải không phát thải hoặc ít phát thải hoặc/và
sử dụng nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường, áp dụng hình thức
sản xuất xanh, công nghệ hiện đại
43 30910.X Sản xuất mô tô, xe máy không phát Ngành xanh
thải Sản xuất mô tô, xe máy không phát thải hoặc/và sử dụng nguyên liệu đầu vào
thân thiện với môi trường, áp dụng hình thức sản xuất xanh, công nghệ hiện
đại giúp đưa phát thải về 0 trong quá trình sản xuất
44 33150.X Sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp và Ngành phụ Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có
thay thế phương tiện vận tải trợ động cơ khác) không phát thải hoặc ít phát thải hoặc/và ứng dụng công nghệ
tiên tiến, thân thiện với môi trường
45 19200.X Sản xuất nhiên liệu sinh học lỏng Ngành xanh Sản xuất nhiên liệu lỏng từ dầu thô, khoáng bitum hoặc các sản phẩm phân
đoạn của chúng. Tinh luyện dầu gồm một hoặc nhiều các hoạt động sau:
phân đoạn, chưng cất thẳng từ dầu thô, cracking. Cụ thể trộn nhiên liệu sinh
học, sản xuất nhiên liệu sinh học lỏng như xăng dầu sinh học
46 19200.X Sản xuất nhiên liệu sinh học rắn Ngành xanh Sản xuất nhiên liệu sinh học rắn từ dầu thô, khoáng bitum hoặc các nguyên
liệu sinh khối, sản xuất nhiên liệu sinh học rắn, ví dụ như nhiên liệu sinh
khối
47 33.X Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt Ngành phụ Ngành này gồm sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc và thiết bị đảm bảo
máy móc và thiết bị trợ nâng cấp tối ưu, chuyển đổi theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với
môi trường:

- Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc và thiết bị công nghiệp nhằm khôi phục
lại máy móc thiết bị và các sản phẩm khác. Việc bảo dưỡng chung hay định
kỳ các sản phẩm này đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và tránh các hỏng
hóc và sửa chữa không cần thiết;

- Các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng chuyên dụng. Một khối lượng khá
lớn công việc sửa chữa cũng được các nhà sản xuất các sản phẩm máy móc
thiết bị thực hiện, trong các trường hợp này việc xếp đơn vị tham gia vào các
hoạt động sửa chữa và sản xuất này sẽ dựa vào nguyên tắc giá trị gia tăng mà

39
theo thói thường các hoạt động kết hợp này thường được xếp vào sản xuất
hàng hóa. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với hoạt động thương mại
và sửa chữa kết hợp;

- Tái tạo và tái sản xuất máy móc thiết bị cũng được coi là hoạt động sản
xuất;

- Sửa chữa và bảo dưỡng hàng hóa là tài sản cố định cũng như đồ tiêu dùng
được phân vào sửa chữa và bảo dưỡng đồ gia dụng (ví dụ sửa chữa thiết bị
văn phòng hay đồ nội thất, xem 95240 (Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ
nội thất tương tự).

Ngành này cũng gồm: Lắp đặt chuyên biệt máy móc. Tuy nhiên, việc lắp đặt
thiết bị là một phần không thể tách rời của nhà cửa hoặc cấu trúc tương tự
như lắp đạt đường dây, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí được phân vào
phần xây dựng.
D - SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
48 35113.X Nhiệt điện khí Ngành xanh Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ khí thiên nhiên đáp ứng các tiêu
chuẩn sản xuất thân thiện với môi trường

49 35115.X Điện gió Ngành xanh Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ năng lượng gió;

50 35116.X Điện mặt trời Ngành xanh Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

51 35119.X Sản xuất điện ít phát thải, điện tái Ngành xanh Nhóm này gồm: Việc sản xuất điện năng với số lượng lớn tại cơ sở sản xuất
tạo điện tái tạo khác: địa nhiệt, năng lượng đại dương,...
Cũng bao gồm việc sản xuất điện năng giảm phát thải từ các nguồn khác:
sinh khối, ammonia... và các hình thức đồng đốt điện than với sinh khối và
ammonia...
52 3512.X Truyền tải và phân phối điện Ngành phụ Nhóm này gồm: Việc chuyển điện từ nơi sản xuất đến các trung tâm phân
40
trợ phối và phân phối đến người sử dụng cuối cùng.
Nhóm này cũng bao gồm các hoạt động xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ
thống phân phối, truyền tải điện (đường dây, trạm biến áp), đặc biệt với
năng lượng tái tạo. Nhóm này cũng bao gồm quá trình lưu trữ điện năng
trước khi phân phối và truyền tải.
53 35201.X Sản xuất khí đốt từ phế phẩm nông Ngành xanh Sản xuất khí đốt bằng việt chuyển đổi các phế phẩm hữu cơ từ hoạt động
nghiệp nông nghiệp thành khí đốt, thường là khí metan (CH4) và khí cacbon dioxide
(CO2), thông qua quá trình ủ phân hủy vi sinh. Quá trình này được gọi là
quá trình ủ phân sinh học (anaerobic digestion) hoặc quá trình
biogasification
54 35201.X Sản xuất khí đốt từ rác thải Ngành xanh Hoạt động sản xuất khí đốt bằng việc biến đổi chất thải rắn hữu cơ, thường
là rác thải hộ gia đình hoặc rác thải công nghiệp, thành khí đốt, chủ yếu là
khí metan (CH4) và khí cacbon dioxide (CO2), thông qua quá trình ủ phân
hủy vi sinh học.
55 35202.X Phân phối nhiên liệu bằng đường Ngành phụ Nhóm này gồm:
ống dành cho khí thiên nhiên, khí trợ - Vận chuyển, phân phối và cung cấp nhiên liệu khí các loại thông qua hệ
đốt từ phế phẩm nông nghiệp và thống ống dẫn chính;
rác thải - Bán khí đến người sử dụng thông qua ống dẫn chính;
- Hoạt động của các đại lý và nhà môi giới mà thu xếp việc mua bán khí đốt
thông qua hệ thống phân phối của người khác;
- Mua bán, trao đổi nhiên liệu khí và khả năng vận chuyển nhiên liệu khí.
56 3530.X Sản xuất, phân phối hơi nước, nước Ngành phụ Nhóm này gồm:
nóng và điều hoà không khí sử trợ - Sản xuất, tập trung và phân phối hơi nước và nước nóng để đốt nóng, cung
dụng năng lượng tái tạo cấp năng lượng và các mục đích khác;
- Sản xuất và phân phối không khí lạnh;
- Sản xuất và phân phối nước lạnh cho mục đích làm mát;
Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo: năng lượng mặt trời, địa nhiệt
E - CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

57 Ngành này gồm: Khai thác, xử lý và phân phối nước cho nhu cầu sản xuất và
360.X Khai thác, xử lý và cung cấp nước Ngành xanh sinh hoạt. Khai thác nước ở các nguồn khác nhau cũng như phân phối nước
bằng các cách khác nhau.

41
58 Hoạt động của hệ thống cống rãnh hoặc các phương tiện xử lý nước thải để
thu dọn, xử lý và tiêu hủy nước thải, bao gồm:
- Dịch vụ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định
370.X Thoát nước và xử lý nước thải Ngành xanh
- Xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định
- Dịch vụ xử lý nước thải tuần hoàn
- Dịch vụ thoát nước
59 Ngành này gồm: Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải. Nó còn gồm việc
chuyên chở rác thải; gồm hoạt động của các cơ sở tái chế phế liệu (tức là việc
phân loại sắp xếp các nguyên, vật liệu có thể giữ lại từ vật thải). Các hoạt
động này bao gồm:
- Dịch vụ xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy
chuẩn quy định
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu - Dịch vụ xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy
380.X Ngành xanh
hủy rác thải, tái chế phế liệu chuẩn quy định
- Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có phân loại tại nguồn
- Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại
- Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại
- Tái chế chất thải
- Dịch vụ xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại đạt tiêu chuẩn quy định
- Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại đạt tiêu chuẩn quy định
60 390.X Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý Ngành xanh Nhóm này gồm:
chất thải khác
- Khử độc các vùng đất và nước ngầm tại nơi bị ô nhiễm, ở vị trí hiện tại
hoặc vị trí cũ, thông qua sử dụng các phương pháp cơ học, hoá học hoặc sinh
học;

- Khử độc các nhà máy công nghiệp hoặc các khu công nghiệp, gồm cả nhà
máy và khu hạt nhân;

- Khử độc và làm sạch nước bề mặt tại các nơi bị ô nhiễm do tai nạn, ví dụ
như thông qua việc thu gom chất gây ô nhiễm hoặc thông qua sử dụng các
chất hoá học;

42
- Làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm khác trên đất, trong nước bề
mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển;

- Hủy bỏ amiăng, sơn chì và các vật liệu độc khác;

- Hoạt động kiểm soát ô nhiễm chuyên dụng khác.


F - XÂY DỰNG
61 42.X Xây dựng các công trình xanh Ngành xanh Nhóm này gồm:
- Tất cả các hoạt động xây dựng công trình chung và xây dựng chuyên dụng
cho các công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng. Bao gồm xây mới,
sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các cấu trúc hoặc cấu kiện đúc sẵn
trên mặt bằng xây dựng và xây dựng các công trình tạm nhằm đảm bảo sản
phẩm đạt được một trong các tiêu chí sau:

+ Hiệu suất năng lượng: Tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng hệ thống ánh sáng hiệu
quả, cách nhiệt tốt, và lựa chọn nguồn cung cấp năng lượng xanh.

+ Sử dụng vật liệu bền vững: Lựa chọn các vật liệu xây dựng có nguồn gốc
bền vững, như gỗ tái chế và vật liệu tái sử dụng. Điều này giúp giảm tác động
lên môi trường và tài nguyên tự nhiên.

+ Quản lý nước: Tận dụng nước mưa và giảm sự tiêu tốn nước. Điều này bao
gồm việc sử dụng hệ thống thu nước mưa và quản lý dòng chảy nước mưa.

+ Quản lý rác thải: Công trình xanh cần phải có hệ thống quản lý rác thải
hiệu quả, bao gồm việc tái sử dụng, phân loại, và giảm thiểu rác thải.

+ Quản lý nhiệt độ: Để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, công trình xanh cần
phải tối ưu hóa thiết kế để giảm bức xạ nhiệt và trồng cây xanh.
62 42990.X Xây dựng công trình giao thông sử Ngành xanh Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, như cầu, cầu vượt, đường cao tốc, hay

43
dụng nguyên liệu sắt thép xanh các công trình tương tự, bằng cách sử dụng sắt thép tái chế hoặc sắt thép có
tính năng bảo vệ môi trường cao. Sắt thép xanh thường được sản xuất và sử
dụng theo các tiêu chuẩn và quy trình thiết kế thân thiện với môi trường,
giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên tự nhiên và nguồn tài nguyên. Sử dụng
sắt thép xanh trong xây dựng giao thông nhằm mục đích bảo vệ môi trường
và thúc đẩy phát triển bền vững.
63 42210.X Xây dựng công trình điện Ngành xanh Xây dựng các công trình điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, năng lượng
thân thiện với môi trường, các hoạt động bao gồm:
- Công trình thủy điện;
- Công trình điện gió;
- Công trình điện mặt trời;
- Công trình điện địa nhiệt;
- Công trình điện thủy triều;
- Công trình điện khí biogas
64 42220.X Xây dựng công trình cấp, thoát Ngành xanh Các hoạt động trong nhóm này gồm:
nước - Xây dựng công trình cấp, thoát nước;
- Xây dựng công trình cấp, thoát nước khử mặn nước biển và nước lợ;
- Xây dựng công trình cấp, thoát nước tiết kiệm tài nguyên nước;
- Dịch vụ xây dựng công trình cấp, thoát nước thông minh (Gồm: dịch vụ
xây dựng, sửa chữa, phục hồi, thay thế các công trình cấp, thoát nước thông
minh
- Xây dựng công trình cấp, thoát nước tuần hoàn nước;
65 42290.X Xây dựng công trình công ích khác Ngành xanh Xây dựng các công trình xử lý và tái chế rác thải, bùn thải, khí thải, (không
bao gồm nước thải)

66 43400.X Lắp đặt công trình năng lượng sạch Ngành xanh Lắp đặt, vận hành hệ thống máy móc phục vụ ngành năng lượng sạch bao
gồm:
- Thiết bị sản xuất điện (Tua bin gió, pin mặt trời, máy điện phân H2, lò đốt
điện sinh khối, điện rác)
- Hệ thống lưu trữ điện tái tạo
- Hệ thống trạm sạc điện, nhiên liệu xanh
67 43500.X Xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị Ngành phụ Các máy móc thiết bị được quy định trong quyết định 980/QĐ-TTg Thủ

44
bảo vệ môi trường trợ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 8 năm 2023 và các máy móc thiết bị khác:
- Hệ thống xử lý rác thải..
- Thiết bị đo lường, giám sát phát thải....
Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường…
68 42920.X Xây dựng công trình khai khoáng Ngành phụ Nhóm này gồm các hoạt động xây dựng công trình công nghiệp khai khoáng
trợ xanh không phải nhà như: nhà máy lọc dầu, công trình khai thác than,
quặng… đảm bảo các tiêu chuẩn về việc xây dựng xanh
G - BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
69 45420.X Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe Ngành phụ Ngành này gồm:
điện và các bộ phận phụ trợ của xe trợ
điện - Các hoạt động (trừ sản xuất và cho thuê) liên quan tới bán ô tô điện, mô tô
điện, xe máy và xe có động cơ điện khác, kể cả ô tô vận tải, như bán buôn và
bán lẻ xe cũ và mới, sửa chữa và bảo dưỡng xe và bán buôn, bán lẻ phụ tùng
và các bộ phận phụ trợ của xe ô tô điện, mô tô điện, xe máy điện và xe có
động cơ khác, kể cả hoạt động đại lý liên quan đến bán buôn, bán lẻ các hàng
hóa này.

Ngành này cũng gồm: Hoạt động rửa, đánh bóng ô tô điện, mô tô điện, xe
máy điện và xe có động cơ khác.
70 4620.X Bán buôn các sản phẩm nông lâm Ngành xanh Bán buôn các nguyên liệu nông nghiệp và lâm nghiệp đạt chuẩn tiêu chí
sản nguyên liệu hữu cơ xanh, bao gồm thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác, hoa và cây, thức ăn và
nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản và các nông, lâm
sản nguyên liệu khác
71 463.X Bán buôn lương thực, thực phẩm, Ngành xanh Bán buôn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bao gồm gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc
đồ uống và sản phẩm nông nghiệp khác, bột mỳ, thực phẩm, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà
hữu cơ phê, chè,… đạt tiêu chuẩn xanh và thân thiện với môi trường
72 46596.X Bán buôn máy móc thiết bị sản Ngành phụ Ngành này gồm Hoạt động bán buôn hoặc đại lý liên quan đến thương mại
xuất thân thiện với môi trường, trợ trong nước và ngoài nước (cụ thể là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoặc ngành công nghiệp môi hóa) đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, các máy móc, thiết bị
trường (nguyên vật liệu xanh, cấu công nghệ có khả năng giảm phát thải, tăng cường hiệu năng, các cấu phần
phần đầu vào của máy móc, thiết bị đầu vào của các sản phẩm xanh. Ví dụ: máy móc, thiết bị năng lượng tái tạo

45
hỗ trợ giảm phát thải…) (pin năng lượng mặt trời, máy phát điện gió, và bộ lưu trữ năng lượng để
tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng xanh), nguyên vật liệu xanh
( nguyên vật liệu xây dựng và sản xuất thân thiện với môi trường, như gỗ tái
chế, vật liệu cách nhiệt, và sơn không chứa hạt kim loại nặng) hoặc Cấu phần
đầu vào cho sản phẩm xanh: Bán buôn hoặc đại lý các cấu phần và linh kiện
cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, chẳng hạn như pin lithium cho
xe điện hoặc các bộ phận tái sử dụng cho máy móc công nghiệp...
73 480.X Bán lẻ các sản phẩm thân thiện với Ngành phụ Ngành này gồm Hoạt động bán lại (không làm biến đổi hàng hóa) hàng hóa
môi trường (nguyên vật liệu xanh, trợ loại mới và loại đã qua sử dụng cho cộng đồng, cho tiêu dùng của cá nhân, hộ
cấu phần đầu vào của máy móc, gia đình hoặc tiêu dùng xã hội, được thực hiện ở các cửa hàng chuyên doanh,
thiết bị hỗ trợ giảm phát thải…) cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, quầy hàng, sạp bán hàng, cửa
hàng nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, hợp tác xã mua bán, bán hàng lưu
động hoặc tại chợ, đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, các máy
móc, thiết bị công nghệ có khả năng giảm phát thải, tăng cường hiệu năng,
các cấu phần đầu vào của các sản phẩm xanh.

Ví dụ: máy móc, thiết bị năng lượng tái tạo (pin năng lượng mặt trời, máy
phát điện gió, và bộ lưu trữ năng lượng để tăng cường hiệu suất sử dụng
năng lượng xanh), nguyên vật liệu xanh ( nguyên vật liệu xây dựng và sản
xuất thân thiện với môi trường, như gỗ tái chế, vật liệu cách nhiệt, và sơn
không chứa hạt kim loại nặng) hoặc Cấu phần đầu vào cho sản phẩm xanh:
Bán buôn hoặc đại lý các cấu phần và linh kiện cho các sản phẩm thân thiện
với môi trường, chẳng hạn như pin lithium cho xe điện hoặc các bộ phận tái
sử dụng cho máy móc công nghiệp...
74 471.X Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ Ngành xanh
uống hữu cơ

75 472.X Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ Ngành xanh kinh doanh các sản phẩm hoặc nguyên liệu được sử dụng để tái chế và làm
uống, hữu cơ mới các sản phẩm hoặc quá trình sản xuất mà không gây hại đến môi trường

76 46699.X Bán buôn các nguyên liệu có thể tái Ngành xanh Hoạt động kinh doanh và cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan đến việc
chế và nguyên liệu sạch lưu trữ năng lượng. Các sản phẩm này có thể bao gồm pin, ắc quy, thiết bị

46
lưu trữ năng lượng bằng pin, hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin mặt trời,
và các giải pháp khác để thu thập và lưu trữ năng lượng từ các nguồn như
điện mặt trời, gió, hoặc hệ thống pin và ắc quy để sử dụng sau này.
H - VẬN TẢI KHO BÃI
77 492.X Vận tải hành khách bằng xe buýt Ngành xanh Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt không phát thải hoặc phát thải ít

78 49311.X Vận tải hành khách bằng hệ thống Ngành xanh Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao
đường sắt ngầm hoặc đường sắt không phát thải hoặc ít phát thải
trên cao
79 49314.X Vận tải hành khách bằng phương Ngành xanh/ Ngành này gồm: Hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc
tiện không phát thải phụ trợ không, bằng các phương thức vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy hoặc
hàng không sử dụng các phương tiện phát thải thấp (xe ô tô, xe máy, tàu điện
hoặc nguyên liệu hydrogen…)

80 49.X Vận tải hàng hóa bằng phương tiện Ngành xanh/ Ngành này gồm: Hoạt động vận tải hàng hóa, theo tuyến cố định hoặc không,
phát thải thấp (xe điện,...) phụ trợ bằng các phương thức vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy hoặc hàng
không sử dụng các phương tiện phát thải thấp (xe ô tô, xe máy điện, tàu
điện…)

81 49400.X Vận tải đường ống khí thiên nhiên Ngành phụ Hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống; Các hoạt động
trợ cung cấp gas riêng biệt bằng đường ống dẫn khí, chủ yếu là khoảng cách dài,
nối người sản xuất với nhà phân phối khí hoặc giữa thành thị với nông thôn;
Vận chuyển gas theo đường ống (đường dài)
I: DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

82 55.X Dịch vụ lưu trú Nhành Ngành này gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn ngày cho khách du
xanh/phụ trợ lịch, khách vãng lai khác và cung cấp đồ ăn, đồ uống tiêu dùng ngay và các
dịch vụ bổ sung đảm bảo bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên
J - THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
83 63110.X Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt Ngành phụ Hoạt động cung cấp hạ tầng thông tin cho thuê, dịch vụ xử lý dữ liệu và các
47
trợ hoạt động có liên quan, cung cấp các công cụ tìm kiếm và cổng khác cho
động liên quan
internet.
84 59.X Ngành phụ Nhóm này gồm:
trợ - Sản xuất phim thuộc đề bảo vệ môi trường trên chất liệu là phim nhựa,
băng video, đĩa hoặc phương tiện truyền thông khác, bao gồm phát hành kỹ
thuật số, cho việc chiếu trực tiếp ở các rạp hoặc hát trên vô tuyến truyền
Sản xuất chương trình truyền hình, hình;
hoạt động điện ảnh về bảo vệ môi - Hoạt động hỗ trợ như biên tập, cắt phim hoặc lồng tiếng…; cho phim đề tài
trường môi trường
- Hoạt động phát hành phim điện ảnh về môi trường cũng như việc chiếu các
loại phim này.
Nhóm này cũng gồm: Mua và bán quyền phát hành phim điện ảnh hoặc
phim khác có đề tài môi trường
85 60.X Ngành phụ Ngành này gồm:
trợ - Hoạt động xây dựng chương trình liên quan đến môi trường hoặc có quyền
phân phối nội dung và phát các chương trình đó
Hoạt động phát thanh, truyền hình
- Phát sóng các dữ liệu, điển hình là phát trên đài phát thanh và vô tuyến
về bảo vệ môi trường
truyền hình. Việc phát sóng có thể được tiến hành bằng cách sử dụng các
công nghệ khác nhau, qua không trung, qua vệ tinh, qua mạng dây cáp hoặc
qua mạng internet;
X - HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM

86 66190.X Hoạt động dịch vụ tài chính cho các Ngành phụ Ngành này gồm: Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tái bảo
dự án xanh (tín dụng, tư vấn tài trợ hiểm, bảo hiểm xã hội và các hoạt động tương tự như trung gian tài chính và
chính...) và các hoạt động phòng các hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính khác đối với đói tượng đầu tư là các
chống và khắc phục hậu quả thiên dự án xanh và các bên liên quan khác chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu
tai
Ngành này cũng gồm: Hoạt động nắm giữ tài sản như: Hoạt động của các
công ty nắm giữ tài sản, hoạt động quỹ tín thác và các công cụ tài chính khác
đối với tài sản thu được từ các dự án xanh.
87 66.X Hoạt động của sàn giao dịch chứng Ngành xanh Sàn giao dịch cung cấp một nền tảng cho người mua và người bán giao dịch

48
chỉ carbon tín chỉ carbon, tạo điều kiện cho các giao dịch giữa các đơn vị muốn bù đắp
lượng khí thải của mình và những đơn vị có tín dụng thặng dư
L - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
88 68.X Hoạt động kinh doanh bất động sản Ngành xanh Hoạt động của chủ đất, các đại lý, các nhà môi giới trong những hoạt động
đối với các dự án sinh thái sau: mua hoặc bán bất động sản, cho thuê bất động sản, cung cấp các dịch vụ
về bất động sản khác như định giá bất động sản hoặc hoạt động của các đại
lý môi giới bất động sản
Trong đó sản phẩm bất động sản là sản phẩm sinh thái
M - HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
89 70220.X Hoạt động tư vấn quản lý về Môi Ngành phụ
Trường, Xã Hội & Quản Trị Doanh trợ Nhóm này gồm: Việc cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối
Nghiệp (ESG) với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý ESG, như lập
chiến lược và kế hoạch hoạt động, quyết định mục tiêu, chính sách nguồn
nhân lực, thực thi và kế hoạch; tiến độ và kế hoạch giám sát
Tư vấn chiến lược và triển khai các dự án xanh, hệ thống quản lý xanh
90 71.X Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và Ngành phụ Các hoạt động đa đạc và bản đồ, hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước, tư
phân tích kỹ thuật tiêu chuẩn xanh, trợ vấn kỹ thuật có liên quan, kiểm tra và phân tích kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn
chứng nhận xanh xanh, chứng nhận xanh
91 829.X Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh Ngành phụ Hoạt động hỗ trợ kinh doanh cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường
doanh khác còn lại chưa được phân trợ phục vụ tăng trưởng xanh
vào đâu
92 72150.X Nghiên cứu khoa học và phát triển Ngành phụ Bao gồm
công nghệ trong lĩnh vực năng trợ - Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năng lượng mặt trời
lượng sạch - Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năng lượng gió
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hydorgen sạch
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ địa nhiệt
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năng lượng đại dương
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năng lượng khác
93 72160.X Nghiên cứu khoa học và phát triển Ngành phụ Các máy móc thiết bị được quy định trong quyết định 980/QĐ-TTg Thủ
công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ trợ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 8 năm 2023 và các máy móc thiết bị khác,

49
môi trường, sử dụng hiệu quả tài như thiết bị, sản phẩm, công nghệ phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường
nguyên
N - HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

94 79.X Hoạt động của các đại lý du lịch, Ngành xanh Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch,
kinh doanh tua du lịch và các dịch tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch và các hoạt động thu
vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp
và tổ chức tua du lịch bởi các đại lý như điều hành tua, các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá
và tổ chức tua du lịch, hướng dẫn du lịch, áp dụng cho các hoạt động du lịch
sinh thái, du lịch bảo tồn thiên nhiên
P - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
95 85.X Giáo dục và đào tạo Ngành phụ Ngành này gồm: Các hoạt động giáo dục, đào tạo ở mọi cấp độ cho mọi nghề
trợ được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp bằng lời nói hoặc chữ viết
cũng như qua phát thanh và truyền hình hoặc thông qua các phương tiện
khác của truyền thông. Các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác
nhau trong hệ thống trường học phổ thông ở các cấp khác nhau cũng như
các chương trình xoá mù chữ, dạy học cho người đã trưởng thành...
Nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường, thích ứng với biên đối khí hậu đối
với các đối tượng dễ bị tổn thương như: Khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực
chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như xâm nhập mặn, sạt lở đất....
96 Hoạt động tuyên truyền, giáo dục Ngành phụ Hoạt động giáo dục, đào tạo nhân lực hỗ trợ chuyển đổi xanh
85590.X về bảo vệ môi trường, thích ứng với trợ
biến đổi khí hậu
Q - Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
97 87.X Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng Ngành phụ Việc chăm sóc dân cư kết hợp với điều dưỡng, giám sát hoặc các loại hình
tập trung trợ chăm sóc khác tập trung mà được yêu cầu bởi người dân. Điều kiện ăn ở là
một phần quan trọng của qui trình chăm sóc và việc chăm sóc là sự pha trộn
của dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội, với dịch vụ y tế là lớn và một số mức độ
của các dịch vụ chăm sóc.
98 88.X Hoạt động trợ giúp xã hội không Ngành phụ Việc chăm sóc dân cư kết hợp với điều dưỡng, giám sát hoặc các loại hình
tập trung trợ chăm sóc khác không tập trung mà được yêu cầu bởi người dân. Điều kiện

50
ăn ở là một phần quan trọng của qui trình chăm sóc và việc chăm sóc là sự
pha trộn của dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội, với dịch vụ y tế là lớn và một số
mức độ của các dịch vụ chăm sóc.
R - NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ

99 90000.X Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và Ngành phụ Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về
giải trí trợ thưởng thức văn hóa và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các các cuộc
triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ
năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và
các buổi trình diễn trực tiếp phục vụ cho mục đích tuyên truyền
100 9102.X Hoạt động thư viện và lưu trữ Ngành phụ Hoạt động cung cấp sách báo, tranh ảnh, tài liệu, thông tin do các thư viện và
trợ cơ quan lưu trữ quốc gia, các phòng đọc, phòng nghe - nhìn thực hiện liên
quan đến tăng trưởng xanh. Phạm vi hoạt động bao gồm tổ chức thu thập
(chuyên môn hoá và không chuyên môn hoá), làm thư mục, tìm kiếm theo
yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc cất giữ sách, báo, tạp chí, phim, đĩa, băng,
bản đồ...và các loại văn bản khác liên quan đến tăng trưởng xanh.
101 9103.X Ngành phụ Các hoạt động quản lí, bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động bảo tồn,
Hoạt động của các vườn bách thảo, trợ bảo tàng, hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự
bách thú và khu bảo tồn tự nhiên nhiên, các hoạt động khôi phục đa dạng sinh học (rừng, biển, sông, hồ,đất,...
& hệ thống sinh vật)
102 93.X Hoạt động thể thao, vui chơi và giải Ngành phụ Hoạt động của các nhà đạo diễn hoặc các nhà tổ chức các sự kiện thể thao, có
trí trợ hoặc không có cơ sở; Hoạt động của các vận động viên và những người chơi
thể thao bằng tài khoản sở hữu cá nhân, trọng tài, người bấm giờ v.v...; Hoạt
động của các liên đoàn thể thao và các ban điều lệ; Hoạt động liên quan đến
thúc đẩy các sự kiện thể thao; Hoạt động của các chuồng nuôi ngựa đua, các
chuồng nuôi chó và các gara ô tô; Hoạt động của các khu săn bắt và câu cá
thể thao; Hoạt động hỗ trợ cho câu cá và săn bắn mang tính thể thao hoặc
giải trí.
U - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

103 99100.X Hoạt động của các tổ chức và cơ Ngành phụ Hoạt động của các tổ chức môi trường quốc tế như Liên Hợp quốc, các hội

51
quan quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ trợ đồng thuộc khu vực như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Hệ thống
môi trường, sử dụng hiệu quả tài tiêu dùng thế giới, Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế, Cộng đồng châu
nguyên Âu, Hiệp hội tự do thương mại châu Âu...

52
Phụ lục 2: Biểu đồ ma trận hệ thống ngành kinh tế xanh và mục tiêu tăng trưởng xanh
Mục tiêu Mục tiêu xã hội Mục tiêu môi trường
kinh tế
(1) Xanh hóa (2) Phòng (3) Xanh hóa lối (4) Giảm thiểu (5) Thích ứng (6) Sử dụng hiệu
Mã Ngành kinh tế
STT các ngành ngừa và kiểm sống và lực biến đổi khí với biến đổi khí quả tài nguyên,
ngành xanh
kinh tế chủ soát ô nhiễm lượng lao động hậu hậu bảo vệ và phụ hồi
đạo của Việt đa dạng sinh học
Nam
A - NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
1 011.X Trồng cây hằng X X X
năm mô hình bền
vững
2 012.X Trồng cây lâu X X X
năm mô hình bền
vững
3 014.X Chăn nuôi mô X X X
hình bền vững

4 016.X Hoạt động dịch X


vụ nông nghiệp
xanh
5 01700. Săn bắt, đánh X
X bẫy và hoạt động
dịch vụ có liên
quan
6 0210.X Trồng rừng, X X
chăm sóc rừng và
ươm giống cây
lâm nghiệp
7 03.X Khai thác thủy X X X

53
sản và nuôi trồng
thủy sản bền
vững
B - KHAI KHOÁNG

8 B.X Khai thác than, X X


dầu thô, quặng
kim loại, và các
khai khoáng
khác bền vững
9 06200. Khai thác khí đốt X X
X tự nhiên

10 09100. Hoạt động dịch X


X vụ hỗ trợ khai
thác dầu thô và
khí tự nhiên
C - CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
11 10.X Sản xuất chế biến X X
thực phẩm thân
thiện môi trường
12 11.X Sản xuất đồ uống X X
sử dụng bao bì
thân thiện với
môi trường
13 1311.X Sản xuất sợi thân X
thiện với môi
trường
14 14300. May trang phục X
X từ sợi vải, sản
phẩm dệt sử

54
dụng công nghệ
cao, nguyên liệu
thân thiện với
môi trường
15 1701.X Sản xuất bột X X
giấy, giấy và bìa
theo mô hình bền
vững
16 1811.X In ấn xanh X

17 19.X Sản xuất than X X


cốc, sản phẩm
dầu mỏ tinh chế
sử dụng công
nghệ cao và các
giải pháp thân
thiện với môi
trường
18 201.X Sản xuất chất X
nhuộm và chất
màu thân thiện
môi trường
19 20113. Sản xuất X
X hydrogen sạch

20 2012.X Sản xuất phân X


đạm xanh

21 20210. Sản xuất thuốc X


X trừ sâu sinh học

55
22 20221. Sản xuất sơn, véc X
X ni và các chất
sơn, quét tương
tự, ma tít xanh
23 20222. Sản xuất mực in X
X xanh

24 20232. Sản xuất xà X


X phòng, chất tẩy
rửa, làm bóng và
chế phẩm vệ sinh
xanh
25 23941. Sản xuất xi măng X X X
X

26 24.X Sản xuất kim X X X


loại, bao gồm sắt,
thép, gang xanh
và các kim loại
khác
27 Sản xuất vật liệu X X
23990. xây dựng khác
X thân thiện với
môi trường
28 25.X Sản xuất sản X
phẩm từ kim loại
đúc sẵn (trừ máy
móc, thiết bị)
thân thiện với
môi trường
29 26.X Sản xuất sản X
phẩm điện tử,

56
máy vi tính và
sản phẩm quang
học thân thiện
với môi trường
30 271.X Sản xuất mô tơ, X
máy phát, biến
thế điện, thiết bị
phân phối và
điều khiển điện
31 27200. Sản xuất, tái chế X
X pin và ắc quy cho
mục đích tái sử
dụng
32 27400. Sản xuất Bóng X
X đèn LED và mô
đun LED xanh
33 281.X Sản xuất máy X X
thông dụng tiết
kiệm năng lượng,
thân thiện môi
trường
34 275.X Sản xuất đồ điện X X
dân dụng tiết
kiệm điện năng
35 28299. Sản xuất máy X
X phục vụ chuyển
đổi xanh
36 29120. Sản xuất ô tô và X
X xe có động cơ
khác sử dụng
nguyên liệu ít

57
phát thải
37 30990. Sản xuất ô tô và X X
X xe có động cơ
khác không phát
thải
38 29300. X
X Sản xuất, tái sản
xuất phụ tùng và
bộ phận phụ trợ
cho xe ô tô và xe
có động cơ khác
39 301.X Đóng tàu và X
thuyền sử dụng
nhiên liệu xanh,
tiết kiệm năng
lượng
40 30200. Sản xuất đầu X
X máy xe lửa, xe
điện và toa xe ít
phát thải
41 30200. Sản xuất đầu X
X máy xe lửa, xe
điện và toa xe
không phát thải
42 30910. Sản xuất mô tô, X
X xe máy ít phát
thải
43 30910. Sản xuất mô tô, X
X xe máy không
phát thải
44 33150. Sửa chữa, bảo X

58
X dưỡng, nâng cấp
và thay thế
phương tiện vận
tải
45 19200. Sản xuất nhiên X
X liệu sinh học lỏng

46 19200. Sản xuất nhiên X


X liệu sinh học rắn

47 33.X Sửa chữa, bảo X


dưỡng và lắp đặt
máy móc và thiết
bị
D - SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
48 35113. Nhiệt điện khí
X
X
49 35115. Điện gió
X
X X
50 35116. Điện mặt trời
X
X X
51 35119. Sản xuất điện ít
X phát thải, điện tái
tạo X X
52 3512.X Truyền tải và
phân phối điện
X
53 35201. Sản xuất khí đốt
X X
59
X từ phế phẩm
nông nghiệp
54 35201. Sản xuất khí đốt
X từ rác thải
X X
55 35202. Phân phối nhiên
X liệu bằng đường
ống dành cho khí
thiên nhiên, khí
đốt từ phế phẩm
nông nghiệp và
rác thải X X
56 3530.X Sản xuất, phân
phối hơi nước,
nước nóng và
điều hoà không
khí sử dụng năng
lượng tái tạo X
E - CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

57
Khai thác, xử lý
360.X
và cung cấp nước
X X
58
Thoát nước và xử
370.X
lý nước thải
X X
59 Hoạt động thu
gom, xử lý và
380.X
tiêu hủy rác thải,
tái chế phế liệu X X
60 390.X Xử lý ô nhiễm và
X
60
hoạt động quản
lý chất thải khác
F - XÂY DỰNG
61 42.X Xây dựng các
công trình xanh
X X X X
62 42990. Xây dựng công
X trình giao thông
sử dụng nguyên
liệu sắt thép xanh X X X X
63 42210. Xây dựng công
X trình điện
X X
64 42220. Xây dựng công
X trình cấp, thoát
nước X
65 42290. Xây dựng công
X trình công ích
khác
66 43400. Lắp đặt công
X trình năng lượng
sạch X X
67 43500. Xây dựng, lắp
X đặt máy móc,
thiết bị bảo vệ
môi trường X
68 42920. Xây dựng công
X trình khai
khoáng X
G - BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
69 45420. Bán, bảo dưỡng
X
61
X và sửa chữa xe
điện và các bộ
phận phụ trợ của
xe điện
70 4620.X Bán buôn các sản
phẩm nông lâm
sản nguyên liệu
hữu cơ
71 463.X Bán buôn lương
thực, thực phẩm,
đồ uống và sản
phẩm nông
nghiệp hữu cơ
72 46596. Bán buôn máy
X móc thiết bị sản
xuất thân thiện
với môi trường,
hoặc ngành công
nghiệp môi
trường (nguyên
vật liệu xanh, cấu
phần đầu vào của
máy móc, thiết bị
hỗ trợ giảm phát
thải…) X X
73 480.X Bán lẻ các sản X X
phẩm thân thiện
với môi trường
(nguyên vật liệu
xanh, cấu phần
đầu vào của máy
móc, thiết bị hỗ
62
trợ giảm phát
thải…)
74 471.X Bán lẻ lương
thực, thực phẩm,
đồ uống hữu cơ X
75 472.X Bán lẻ lương
thực, thực phẩm,
đồ uống, hữu cơ X
76 46699. Bán buôn các
X nguyên liệu có
thể tái chế và
nguyên liệu sạch X
H - VẬN TẢI KHO BÃI
77 492.X Vận tải hành
khách bằng xe
buýt X
78 49311. Vận tải hành
X khách bằng hệ
thống đường sắt
ngầm hoặc
đường sắt trên
cao X X
79 49314. Vận tải hành
X khách bằng
phương tiện X X
không phát thải X
80 49.X Vận tải hàng hóa
bằng phương tiện
phát thải thấp X X X
(xe điện,...) X
81 49400. Vận tải đường X X X
63
X ống khí thiên
nhiên
I: DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

82 55.X Dịch vụ lưu trú

X X X
J - THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
83 63110. Xử lý dữ liệu, cho
X thuê và các hoạt
động liên quan X
84 59.X Sản xuất chương
trình truyền
hình, hoạt động
điện ảnh về bảo
vệ môi trường X X
85 60.X Hoạt động phát
thanh, truyền
hình về bảo vệ
môi trường X X
X - HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
86 66190. Hoạt động dịch
X vụ tài chính cho
các dự án xanh
(tín dụng, tư vấn
tài chính...) và
các hoạt động
phòng chống và
khắc phục hậu
quả thiên tai X
87 66.X Hoạt động của X X
64
sàn giao dịch
chứng chỉ carbon
L - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
88 68.X Hoạt động kinh
doanh bất động
sản đối với các
dự án sinh thái X X X
M - HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
89 70220. Hoạt động tư vấn
X quản lý về Môi
Trường, Xã Hội
& Quản Trị
Doanh Nghiệp
(ESG) X X
90 71.X Hoạt động kiến
trúc; kiểm tra và
phân tích kỹ
thuật tiêu chuẩn
xanh, chứng
nhận xanh
91 829.X Hoạt động dịch
vụ hỗ trợ kinh
doanh khác còn
lại chưa được
phân vào đâu
92 72150. Nghiên cứu khoa
X học và phát triển
công nghệ trong
lĩnh vực năng
lượng sạch X X X
93 72160. Nghiên cứu khoa X X X
65
X học và phát triển
công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ
môi trường, sử
dụng hiệu quả tài
nguyên
N - HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

94 79.X Hoạt động của


các đại lý du lịch,
kinh doanh tua
du lịch và các
dịch vụ hỗ trợ,
liên quan đến
quảng bá và tổ
chức tua du lịch X X X
P - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
95 85.X Giáo dục và đào
tạo
X
96 Hoạt động tuyên
85590. truyền, giáo dục
X về bảo vệ môi
trường, thích ứng
với biến đổi khí
hậu X
Q - Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
97 87.X Hoạt động chăm
sóc, điều dưỡng
tập trung X
98 88.X Hoạt động trợ
X
66
giúp xã hội
không tập trung
R - NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ

99 90000. Hoạt động sáng


X tác, nghệ thuật
và giải trí X
100 9102.X Hoạt động thư
viện và lưu trữ
X
101 9103.X
Hoạt động của
các vườn bách
thảo, bách thú và
khu bảo tồn tự
nhiên X X
102 93.X Hoạt động thể
thao, vui chơi và
giải trí X
U - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

103 99100. Hoạt động của


X các tổ chức và cơ
quan quốc tế
trong lĩnh vực
bảo vệ môi
trường, sử dụng
hiệu quả tài
nguyên X X

67
Phụ lục 3: Đối chuẩn với Danh mục phân loại xanh quốc tế
EU Trung Quốc Hàn Quốc ASEAN MONRE

Mã Ngành kinh tế China Green


STT
ngành xanh Industry China Green
Guiding Bond Catalogue
Catalogue
A - NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
1 011.X Trồng cây hằng X X X X X X
năm mô hình bền
vững
2 012.X Trồng cây lâu X X X X X X
năm mô hình bền
vững
3 014.X Chăn nuôi mô X X X X X X
hình bền vững

4 016.X Hoạt động dịch X X X X X X


vụ nông nghiệp
xanh
5 01700. Săn bắt, đánh X
X bẫy và hoạt động
dịch vụ có liên
quan
6 0210.X Trồng rừng, X X X X X X
chăm sóc rừng và
ươm giống cây
lâm nghiệp
7 03.X Khai thác thủy X X X X
sản và nuôi trồng

68
thủy sản bền
vững
B - KHAI KHOÁNG

8 B.X Khai thác than,


dầu thô, quặng
kim loại, và các
khai khoáng
khác bền vững
9 06200. Khai thác khí đốt X X X
X tự nhiên

10 09100. Hoạt động dịch


X vụ hỗ trợ khai
thác dầu thô và
khí tự nhiên
C - CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
11 10.X Sản xuất chế biến X
thực phẩm thân
thiện môi trường
12 11.X Sản xuất đồ uống X
sử dụng bao bì
thân thiện với
môi trường
13 1311.X Sản xuất sợi thân X
thiện với môi
trường
14 14300. May trang phục X
X từ sợi vải, sản
phẩm dệt sử
dụng công nghệ

69
cao, nguyên liệu
thân thiện với
môi trường
15 1701.X Sản xuất bột X
giấy, giấy và bìa
theo mô hình bền
vững
16 1811.X In ấn xanh X

17 19.X Sản xuất than X


cốc, sản phẩm
dầu mỏ tinh chế
sử dụng công
nghệ cao và các
giải pháp thân
thiện với môi
trường
18 201.X Sản xuất chất X X
nhuộm và chất
màu thân thiện
môi trường
19 20113. Sản xuất X X X
X hydrogen sạch

20 2012.X Sản xuất phân X


đạm xanh

21 20210. Sản xuất thuốc X X


X trừ sâu sinh học

22 20221. Sản xuất sơn, véc X

70
X ni và các chất
sơn, quét tương
tự, ma tít xanh
23 20222. Sản xuất mực in X
X xanh

24 20232. Sản xuất xà X


X phòng, chất tẩy
rửa, làm bóng và
chế phẩm vệ sinh
xanh
25 23941. Sản xuất xi măng X X X X
X

26 24.X Sản xuất kim X X X X


loại, bao gồm sắt,
thép, gang xanh
và các kim loại
khác
27 Sản xuất vật liệu X
23990. xây dựng khác
X
X thân thiện với
môi trường
28 25.X Sản xuất sản X
phẩm từ kim loại
đúc sẵn (trừ máy
móc, thiết bị)
thân thiện với
môi trường
29 26.X Sản xuất sản X X X
phẩm điện tử,
máy vi tính và

71
sản phẩm quang
học thân thiện
với môi trường
30 271.X Sản xuất mô tơ, X X X X
máy phát, biến
thế điện, thiết bị
phân phối và
điều khiển điện
31 27200. Sản xuất, tái chế X X
X pin và ắc quy cho
mục đích tái sử
dụng
32 27400. Sản xuất Bóng X X X
X đèn LED và mô
đun LED xanh
33 281.X Sản xuất máy X X X X
thông dụng tiết
kiệm năng lượng,
thân thiện môi
trường
34 275.X Sản xuất đồ điện X X X
dân dụng tiết
kiệm điện năng
35 28299. Sản xuất máy X X X X X X
X phục vụ chuyển
đổi xanh
36 29120. Sản xuất ô tô và X X X
X xe có động cơ
khác sử dụng
nguyên liệu ít
phát thải

72
37 30990. Sản xuất ô tô và X X X
X xe có động cơ
khác không phát
thải
38 29300. X X
X Sản xuất, tái sản
xuất phụ tùng và
bộ phận phụ trợ
cho xe ô tô và xe
có động cơ khác
39 301.X Đóng tàu và X X X
thuyền sử dụng
nhiên liệu xanh,
tiết kiệm năng
lượng
40 30200. Sản xuất đầu X X
X máy xe lửa, xe
điện và toa xe ít
phát thải
41 30200. Sản xuất đầu X
X máy xe lửa, xe
điện và toa xe
không phát thải
42 30910. Sản xuất mô tô, X
X xe máy ít phát
thải
43 30910. Sản xuất mô tô, X
X xe máy không
phát thải
44 33150. Sửa chữa, bảo X X
X dưỡng, nâng cấp

73
và thay thế
phương tiện vận
tải
45 19200. Sản xuất nhiên X X X X
X liệu sinh học lỏng

46 19200. Sản xuất nhiên X X X


X liệu sinh học rắn

47 33.X Sửa chữa, bảo X


dưỡng và lắp đặt
máy móc và thiết
bị
D - SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
48 35113. Nhiệt điện khí
X
X X
49 35115. Điện gió X
X
X X
50 35116. Điện mặt trời X
X
X X
51 35119. Sản xuất điện ít X
X phát thải, điện tái
tạo X X X X
52 3512.X Truyền tải và X
phân phối điện
X X X
53 35201. Sản xuất khí đốt
X từ phế phẩm
X
74
nông nghiệp
54 35201. Sản xuất khí đốt
X từ rác thải
X X
55 35202. Phân phối nhiên
X liệu bằng đường
ống dành cho khí
thiên nhiên, khí
đốt từ phế phẩm
nông nghiệp và
rác thải X
56 3530.X Sản xuất, phân X X
phối hơi nước,
nước nóng và
điều hoà không
khí sử dụng năng
lượng tái tạo X
E - CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI

57 X X X X
Khai thác, xử lý
360.X
và cung cấp nước
58 X X X X
Thoát nước và xử
370.X
lý nước thải
59 Hoạt động thu X X X X X X
gom, xử lý và
380.X
tiêu hủy rác thải,
tái chế phế liệu
60 X X X X
Xử lý ô nhiễm và
390.X
hoạt động quản

75
lý chất thải khác
F - XÂY DỰNG
61 42.X Xây dựng các X X X X X X
công trình xanh

62 42990. Xây dựng công X X X X X X


X trình giao thông
sử dụng nguyên
liệu sắt thép xanh
63 42210. Xây dựng công X X X X X
X trình điện

64 42220. Xây dựng công X X X X X


X trình cấp, thoát
nước
65 42290. Xây dựng công X X X
X trình công ích
khác
66 43400. Lắp đặt công X X X X X X
X trình năng lượng
sạch
67 43500. Xây dựng, lắp X X X X
X đặt máy móc,
thiết bị bảo vệ
môi trường
68 42920. Xây dựng công X X
X trình khai
khoáng
G - BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
69 45420. Bán, bảo dưỡng X X
X và sửa chữa xe
X X
76
điện và các bộ
phận phụ trợ của
xe điện
70 4620.X Bán buôn các sản
phẩm nông lâm
sản nguyên liệu
hữu cơ X
71 463.X Bán buôn lương
thực, thực phẩm,
đồ uống và sản
phẩm nông
nghiệp hữu cơ X
72 46596. Bán buôn máy
X móc thiết bị sản
xuất thân thiện
với môi trường,
hoặc ngành công
nghiệp môi
trường (nguyên
vật liệu xanh, cấu
phần đầu vào của
máy móc, thiết bị
hỗ trợ giảm phát
thải…)
73 480.X Bán lẻ các sản X
phẩm thân thiện
với môi trường
(nguyên vật liệu
xanh, cấu phần
đầu vào của máy
móc, thiết bị hỗ
trợ giảm phát
77
thải…)
74 471.X Bán lẻ lương
thực, thực phẩm,
đồ uống hữu cơ
75 472.X Bán lẻ lương
thực, thực phẩm,
đồ uống, hữu cơ
76 46699. Bán buôn các
X nguyên liệu có
thể tái chế và
nguyên liệu sạch
H - VẬN TẢI KHO BÃI
77 492.X Vận tải hành
khách bằng xe
buýt X X
78 49311. Vận tải hành
X khách bằng hệ
thống đường sắt
ngầm hoặc
đường sắt trên
cao X X X
79 49314. Vận tải hành
X khách bằng
phương tiện X X
không phát thải X
80 49.X Vận tải hàng hóa
bằng phương tiện
phát thải thấp X X
(xe điện,...) X
81 49400. Vận tải đường
X ống khí thiên X
78
nhiên
I: DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

82 55.X Dịch vụ lưu trú

J - THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


83 63110. Xử lý dữ liệu, cho
X thuê và các hoạt
động liên quan X
84 59.X Sản xuất chương
trình truyền
hình, hoạt động
điện ảnh về bảo
vệ môi trường X X
85 60.X Hoạt động phát
thanh, truyền
hình về bảo vệ
môi trường X X
X - HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
86 66190. Hoạt động dịch
X vụ tài chính cho
các dự án xanh
(tín dụng, tư vấn
tài chính...) và
các hoạt động
phòng chống và
khắc phục hậu
quả thiên tai X
87 66.X Hoạt động của
sàn giao dịch X
79
chứng chỉ carbon
L - HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
88 68.X Hoạt động kinh X
doanh bất động
sản đối với các
dự án sinh thái
M - HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
89 70220. Hoạt động tư vấn
X quản lý về Môi
Trường, Xã Hội
& Quản Trị
Doanh Nghiệp
(ESG) X X X
90 71.X Hoạt động kiến
trúc; kiểm tra và
phân tích kỹ
thuật tiêu chuẩn
xanh, chứng
nhận xanh X X
91 829.X Hoạt động dịch
vụ hỗ trợ kinh
doanh khác còn
lại chưa được
phân vào đâu X X
92 72150. Nghiên cứu khoa X
X học và phát triển
công nghệ trong
lĩnh vực năng
lượng sạch
93 72160. Nghiên cứu khoa
X học và phát triển X X X
80
công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ
môi trường, sử
dụng hiệu quả tài
nguyên
N - HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

94 79.X Hoạt động của


các đại lý du lịch,
kinh doanh tua
du lịch và các
dịch vụ hỗ trợ,
liên quan đến
quảng bá và tổ
chức tua du lịch
P - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
95 85.X Giáo dục và đào X X X
tạo

96 Hoạt động tuyên


85590. truyền, giáo dục
X về bảo vệ môi
trường, thích ứng
với biến đổi khí
hậu
Q - Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
97 87.X Hoạt động chăm
sóc, điều dưỡng
tập trung X
98 88.X Hoạt động trợ
giúp xã hội
X
81
không tập trung
R - NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ

99 90000. Hoạt động sáng


X tác, nghệ thuật
và giải trí
100 9102.X Hoạt động thư
viện và lưu trữ

101 9103.X
Hoạt động của
các vườn bách
thảo, bách thú và
khu bảo tồn tự
nhiên X X X
102 93.X Hoạt động thể
thao, vui chơi và
giải trí X
U - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ

103 99100. Hoạt động của


X các tổ chức và cơ
quan quốc tế
trong lĩnh vực
bảo vệ môi
trường, sử dụng
hiệu quả tài
nguyên

82
Phụ lục 4: Mô hình ứng dụng của Hệ thống ngành kinh tế xanh và ví dụ Kết nối, hợp
tác quốc tế
Báo cáo thống kê, đề xuất cơ chế
Chính phủ Các tổ chức,
quốc gia

Cấp Bộ Ban hành Cơ


chế ưu đãi
Bộ KHĐT Các bộ ngành khác trong thẩm
quyền cho
doanh nghiệp
Tổng cục hoạt động
trong ngành
thống kê Hướng xanh
dẫn các
Báo cáo tiêu chí
Thu thập số kỹ thuật,
số liệu
liệu thống kê thủ tục
UBND cấp tỉnh
Cục thống kê Sở Các sở, cục cấp địa phương
địa phương KHĐ (Thuế, đất đai...)
Ban hành Cơ chế
Cấp Đăng ký ưu đãi cấp tỉnh
Thu Đăng ký Xác
giấy ưu đãi cho doanh nghiệp
thập kinh nhận
chứng theo mã hoạt động trong
số doanh ưu
nhận ngành ngành xanh
liệu đãi
thốn DN có
Doanh nghiệp
Đăng ký ưu đãi theo Xác nhận ưu đãi
mã ngành xanh

Các tổ chức tín dụng, các tổ chức trong nước và83thế giới
Ví dụ thực tế quá trình hoạt động của Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc
gia:
I/ Tạo cơ chế:
Bước 1: Thủ tướng chính phủ thông qua Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc
gia và Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án
được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Bước 2: Chính phủ ban hành các cơ chế ưu đãi dành cho các ngành kinh tế
xanh hoặc các dự án đạt tiêu chí được cấp tính dụng xanh và phát hành trái
phiếu xanh
Bước 3: Chính quyền địa phương ban hành các cơ chế ưu đãi dành cho các
ngành kinh tế xanh hoặc các dự án đạt tiêu chí được cấp tín dụng xanh và
phát hành trái phiếu xanh
Bước 4: Các Bộ, ban ngành ban hành các văn bản hướng dẫn quy định các
tiêu chí đánh giá kỹ thuật cho các ngành kinh tế xanh còn thiếu và hướng
dẫn thực hiện đánh giá, phân loại ngành kinh tế xanh hoặc các dự án đạt
tiêu chí được cấp tính dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh.

II/ Áp dụng
Doanh nghiệp A muốn xây dựng dự án điện sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa
Bước 1: Doanh nghiệp A đến đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Thanh Hóa, ngành cấp 4 theo VSIC, mã: 3511: sản xuất điện. Bên
cạnh mã ngành kinh doanh, sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp cho
doanh nghiệp A mã ngành xanh: 3511.X1: Điện sinh khối. Quá trình đánh
giá dựa trên các văn bản hướng dẫn từ các Bộ, ban ngành.
Bước 2: Doanh nghiệp A dựa vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, đăng ký
ưu đãi tại các cơ quan cấp có thẩm quyền và các ngân hàng thương mại có
chính sách hỗ trợ để đăng ký hưởng ưu đãi cho phù hợp. Mức ưu đãi và
chính sách sẽ dựa vào:
- Mức ưu đãi hiện hành theo ngành nghề kinh doanh VSIC
- Mức ưu đãi cho ngành nghề xanh, được hưởng từ chính sách cấp tỉnh
do UBND địa phương thông qua hoặc cấp cao hơn thông qua.
Bước 3: Các sở ban ngành địa phương, các đơn vị cấp tỉnh xác nhận ưu đãi
và triển khai.

84
III/ Thống kê, đo lường
Bước 1: Hàng năm, Cục thống kê địa phương tổng hợp thông tin thống kê
từ Sở Kế hoạch đầu tư địa phương (số lượng doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư
theo ngành xanh), và các đơn vị cấp tỉnh khác (tình trạng tiến độ triển khai,
mức ưu đãi…)
Bước 2: Cục thống kê các địa phương báo cáo số liệu cho Tổng cục thống
kê. Tổng cục thống kê sẽ thống kê và báo cáo cho lãnh đạo Bộ Kế hoạch và
đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo chính phủ.
Bước 3: Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành tiếp tục đề xuất mới hoặc
điều chỉnh các cơ chế liên quan đến ngành kinh tế xanh.

85

You might also like