You are on page 1of 6

TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN GÓP Ý CHO DỰ THẢO VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG

NGÀNH KINH TẾ XANH QUỐC GIA


(theo công văn số 9547/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 14/11/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

STT Ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan Giải trình và tiếp thu
1 Bộ Giáo dục và đào tạo (51)
CV số 6514/BGDĐT-KHCNMT ngày 23/11/2023 Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và chỉnh
BGDĐT-KHCNMT sửa tương ứng

Ý kiến góp ý cụ thể về Danh mục phân ngành kinh tế xanh tại Phụ lục 1 kèm theo Dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Về Hệ thống ngành kinh tế xanh trong giáo dục và đào tạo, các hoạt động
của ngành này nên diễn đạt lại cho rõ, gồm:
- Các hoạt động giáo dục, đào tạo ở mọi cấp độ cho mọi nghề được thực hiện
bằng nhiều hình thức phù hợp bằng lời nói hoặc chữ viết cũng như qua phát thanh
và truyền hình hoặc thông qua các phương tiện khác của truyền thông.
- Nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
được tích hợp trong triển khai thực hiện chương trình giáo dục ở các cấp học, cũng như các
chương trình xóa mù chữ, dạy học cho người đã trưởng thành, các đối tượng dễ bị tổn
thương như: khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như xâm nhập
mặn, sạt lở đất…
Ngoài ra, cột “Giải thích” trong bảng Danh mục nên sửa là “Nội dung các
hoạt động” cho phù hợp
2 Bộ Kế hoạch và đầu tư – Tổng cục thống kê
CV số 2082 – TCTK-PPCĐ ngày 23/11/2023 Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và tiếp tục
1. Xây dựng Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia phải trên cơ sở Hệ phối hợp với cục thống kê để hoàn thiện dự
thống ngành kinh tế Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ- thảo.
TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ). Hệ thống ngành kinh tế xanh
quốc gia mang tính chất kỹ thuật, chuyên môn sâu, phức tạp, bao trùm toàn bộ
1
nền kinh tế, do đó trong quá trình xây dựng đề nghị cần phối hợp chặt chẽ với
Tổng cục Thống kê.
2. Đề xuất ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia dưới hình
thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
(CV số 2916 – VHL-KHTC ngày 30/11/2023) Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và chỉnh sửa
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cơ bản nhất trí với nội dung Dự thảo và tương ứng
có ý kiến như sau:
Để thực hiện Mục tiêu số 2 về thích ứng với biến đổi khí hậu: Dự thảo cần
bổ sung thêm ngành kinh tế xanh: “Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh
vực quan trắc, giám sát và đánh giá rủi ro thiên tai” trong mục M -Hoạt động chuyên môn,
khoa học và công nghệ tại Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục3 và Phụ lục 1 kèm theo dự thảo
Quyết định.
04 Bộ Tài nguyên và Môi trường

(CV số 10544/BTNMT-BĐKH ngày 14/12/2023) 1. Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và bổ
1. Về căn cứ ban hành sung nội dung tại phần 2. Về tên gọi Hệ
Đề nghị Quý Bộ rà soát căn cứ ban hành vì tại Luật Thống kê, Chiến lược thống ngành kinh tế xanh quốc gia. Theo như
quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tại
hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và ý kiến kết luận Quyết định 822/QĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và
của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo quốc Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng Hệ
gia về Tăng trưởng xanh không có quy định về Hệ thống ngành kinh tế xanh thống và hướng dẫn về tiêu chuẩn, tiêu chí
quốc gia. phân loại xanh quốc gia. Tuy nhiên, để đảm
2. Về nội dung dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bảo phù hợp với nội dung và mục tiêu xây
Dự thảo Quyết định quy định “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương dựng, cơ quan soạn thảo đề xuất tên gọi Hệ
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí thống ngành kinh tế xanh quốc gia để đảm
phân loại xanh của ngành tích hợp đồng bộ với hệ thống quốc gia, cập nhật và bảo phản ánh đúng bản chất.
điều chỉnh đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển” (điểm b khoản 2 Điều 3). Tuy nhiên, dự 2. Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và bổ
thảo không có quy định nào liên quan đến xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại sung Mục V. Mối liên hệ giữa Hệ thống
xanh quốc gia, do đó sẽ không có căn cứ để tích hợp đồng bộ các hệ thống tiêu chuẩn, tiêu ngành kinh tế xanh quốc gia và Hệ thống
2
chí phân loại xanh của ngành. phân loại trái phiếu xanh trong báo cáo kỹ
Đồng thời, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng Chính thuật, trong đó nêu rõ sự khác biệt giữa 2 hệ
phủ giao chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí môi thống phân loại, và mối liên hệ giữa 2 hệ
trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh thống, rà soát đảm bảo tính bao trùm, không
(sau đây gọi là danh mục phân loại xanh) theo quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định số trùng lặp.
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Qua rà
soát, dự thảo danh mục phân loại xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng và dự thảo danh mục phân ngành kinh tế xanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng có
một số nội dung trùng lặp.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Quý Bộ rà soát quy định về
xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia, đồng thời rà soát nội dung
dự thảo danh mục phân ngành kinh tế xanh để tránh trùng lặp với dự thảo phân loại xanh đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
5 Ủy ban quản lý vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp
CV số 2678-UBQLV-TH ngày 07/12/2023 Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý
Ủy ban cơ bản thống nhất với các nội dung chính của Dự thảo kỹ thuật phục vụ xây dựng
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc
gia và Dự thảo Tờ trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành
kinh tế xanh quốc gia

6 Bộ Công Thương
Cv số 8821/BCT-TKNL ngày 11 tháng 12 năm 2023 Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và chỉnh
1. Thống nhất với đề xuất và kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ban hành Hệ sửa tương ứng
thống ngành kinh tế xanh quốc gia như dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Hệ thống.
2. Đối với Danh mục phân ngành kinh tế xanh tại Phụ lục I kèm theo dự thảo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống: Đề nghị bổ sung các hoạt động
sản xuất amoniac, sản xuất methanol và sản xuất các loại hóa chất khác áp dụng
nguyên tắc hóa học xanh là các Ngành xanh vào mục công nghiệp chế biến, chế tạo
3
( Phân ngành C).
7 Ngân hàng Nhà Nước
CV 9461/NHNN-TD ngày 11/12/2023)
1. Ý kiến tham gia chung , Cơ quan soạn thảo tiếp thu góp ý và bổ sung
NHNN xét thấy việc xây dựng bộ tiêu chí ngành kinh tế xanh/phân loại các Mục V. Mối liên hệ giữa Hệ thống ngành
dự án xanh là cần thiết để góp phần triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về kinh tế xanh quốc gia và Hệ thống phân loại
tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Để triển khai Luật Bảo vệ môi trường (2020) và trái phiếu xanh trong báo cáo kỹ thuật, trong
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết đó nêu rõ sự khác biệt giữa 2 hệ thống phân
một số điều Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao
loại, và mối liên hệ giữa 2 hệ thống, rà soát
nhiệm vụ đầu mối, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy
đảm bảo tính bao trùm, không trùng lặp.
định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh,
phát hành trái phiếu xanh (gọi là Danh mục phân loại xanh); trong đó Danh mục
phân loại xanh dự kiến bao gồm 80 dự án gắn với phân ngành kinh tế Việt Nam
các tiêu chí kỹ thuật sàng lọc, làm căn cứ xác định dự án mang lại lợi ích môi
trường. Mục đích của Danh mục phân loại xanh là tạo cơ sở kỹ thuật nhằm xác
định, phân loại các dự án đầu tư có hoạt động bảo vệ môi trường hoặc mang lại
lợi ích về môi trường để thu hút nguồn lực, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với
chủ đầu tư thực hiện dự án.
Qua rà soát dự thảo Quyết định Thủ tướng Chính phủ (Điều 1) đang quy
định phạm vi điều chỉnh của Hệ thống ngành kinh tế xanh: “Quyết định hệ thống
ngành kinh tế xanh quốc gia được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước,
làm cơ sở để xác định và phân loại các hoạt động xanh và dự án đầu tư xanh tại
Việt Nam.”. Như vậy, có sự trùng lặp trong phạm vi điều chỉnh giữa Hệ thống
ngành kinh tế xanh quốc gia và Danh mục phân loại xanh quốc gia do Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Do đó, NHNN
đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung, làm rõ căn cứ pháp lý, sự cần thiết của việc
đề xuất ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia tại Tờ trình Thủ tướng
Chính phủ và Báo cáo kỹ thuật để tránh việc trùng lặp của Hệ thống ngành kinh
tế xanh với Danh mục phân loại xanh quốc gia sắp được ban hành trong thời gian
tới.
2. Về ý kiến tham gia cụ thể với các dự thảo
2.1. Về dự thảo Báo cáo kỹ thuật phục vụ xây dựng Quyết định Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia
- Để đánh giá một cách toàn diện thực tiễn hiện trạng quy định về ngành 1. Ý kiến cụ thể
4
kinh tế xanh, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm các nghiên cứu hệ thống 1.1 Báo cáo kỹ thuật
ngành kinh tế xanh của các Bộ, ngành tại Mục III.2 “Một số văn bản liên quan - Tiếp thu góp ý bổ sung nội dung vào
đến Hệ thống ngành kinh tế xanh/Hệ thống phân loại xanh hiện hành và các cơ Báo cáo kỹ thuật
chế tồn tại”, trang 10-12 dự thảo Báo cáo1. - Tiếp thu góp ý, cơ quan soạn thảo bổ
- Tại Phụ lục 2: Mỗi ngành kinh tế xanh cần được gắn với một hoặc một sung cơ sở phân loại
vài mục tiêu cụ thể của Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-
2.2. Tờ trình quyết định: Tiếp thu
2030, do đó đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung cơ sở để phân loại tại cột giải
và chỉnh sửa tưng ứng
thích lý do đối với từng ngành.
2.3. Phụ lục 1
2.2. Đối với dự thảo Tờ trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia - Phân ngành đến cấp nào: To check
Tại Phụ lục I Danh mục phân ngành kinh tế xanh, đề nghị cơ quan soạn với anh Nam, có một số ngành nếu
thảo: (i) Bổ sung cụ thể mã ngành tại cột “Phân ngành/mã ngành” thay vì mới chỉ viết chi tiết đến cấp 5 thì quá nhiều.
ghi “Cần tư vấn code” để phân loại mã giữa các ngành; (ii) Bổ sung phân loại - Tiếp thu góp ý bổ sung giải thích cho
(thuộc nhóm “ngành xanh”; “ngành chuyển đổi” hay “ngành phụ trợ”) đối với “Sàn giao dịch”
ngành “hoạt động của sàn giao dịch chứng chỉ carbon” thuộc ngành X “Hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”.
2.3. Đối với Phụ lục 1 dự thảo Quyết định ban hành Hệ thống ngành kinh
tế xanh quốc gia
- Tại dự thảo một số ngành chi tiết cấp 5 theo Quyết định 27/2018/QĐ-
TTg, tuy nhiên một số ngành chỉ chi tiết đến cấp 3. Do đó, để dễ dàng xác định
cho đơn vị trong việc sử dụng ngành kinh tế xanh, đề nghị cơ quan soạn thảo quy
định thống nhất mức độ chi tiết cho các ngành.
- Đối với ngành có số thứ tự 72, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung giải
thích: “Sàn giao dịch cung cấp một nền tảng cho người mua, người bán và các tổ
chức trung gian giao dịch tín chỉ carbon…
8 Bộ Khoa học và Công nghệ
Cv số 4622/ BKHCN-XNT ngày 07/12/2023 - Tiếp thu góp ý và bổ sung trong báo cáo kỹ
1. Đối với phần báo cáo tóm tắt các nội dung chính (được nêu tại Công văn số thuật
9547/BKHĐT-KHGDTNMT):
- Nên cập nhật thêm các tài liệu, số liệu, nội dung mới như: cam kết của
Chính phủ tại COP26 về giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; quy hoạch
điện VIII, mục tiêu chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), phát triển năng
lượng tái tạo, phát thải cacbon thấp, thị trường cacbon ... và các nội dung thảo
luận, kết quả của Hội nghị COP28.
5
- Tại Mục IV.1. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng (trang 4) cần bổ sung
quan điểm thúc đẩy ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về dự thảo Báo cáo kỹ thuật, Ban soạn thảo nên cân nhắc bổ sung các
nội dung sau:
+ Những khó khăn, hạn chế của các nước trên thế giới khi áp dụng các chính sách triển khai
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.
+ Các nội dung liên quan đến khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy
kinh tế xanh của đất nước như:
- Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về khoa học và
công nghệ, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo để phù hợp, đáp ứng với phát triển kinh tế xanh.
- Thực hiện lồng ghép hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng; triển khai Đề án, Chương trình
khoa học và công nghệ quốc gia về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công
nghệ năng lượng giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 với trọng tâm là
nghiên cứu chế tạo thiết bị năng lượng và ứng dụng các dạng năng lượng mới,
năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, tiết kiệm năng lượng. Lựa chọn đầu
tư có chiều sâu, có trọng điểm đối với lĩnh vực năng lượng để triển khai giai
đoạn đến năm 2030, trong đó chú trọng tập trung đầu tư nghiên cứu một số
nhiệm vụ có tác động làm nền tảng để phát triển lĩnh vực năng lượng theo hướng
kinh tế xanh và bền vững.
- Rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia liên quan đến hệ
thống ngành kinh tế xanh, phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong các ngành
kinh tế xanh.
- Tại nội dung 92 Mục M Phụ lục 1 (Hệ thống ngành kinh tế xanh), đề nghị
xem xét bổ sung vào cột giải thích: “Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
tiên tiến và tuần hoàn chất thải ngành công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hữu
cơ thông minh và tăng trưởng xanh”.

You might also like