You are on page 1of 12

1

I – ĐỊNH NGHĨA
Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa:
Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật
liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn
chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và
môi trường tự nhiên thông qua:
Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả;
Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động;
Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng: Công trình Xanh (Green Building) là
công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn
về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi
trường sống bên trong công trình và bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

II – LỊCH SỬ CTX Ở VIỆT NAM


Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm
thúc đẩy việc sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giảm
phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực công
trình xây dựng.
1. Đảng, Bộ Chính trị
- Nghị quyết CỦA BỘ CHÍNH TRỊ SỐ 41-NQ/TW NGÀY 15 THÁNG 11
NĂM 2004 VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC.
- Nghị quyết của Bộ Chính trị số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013: Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ “thúc đẩy chuyển đổi mô
hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và
phát triển bền vững”.
2

- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch,
xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đếnnăm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây
dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045” và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06-
NQ/TW đã xác định một trong các mục tiêu quan trọng là phát triển đô thị bền
vững song song với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành TW khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và
quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với chuyển
đổi nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững.
2. Quốc Hội: ban hành Luật.
- Luật Bảo vệ môi trường (1993, 2005, 2010, 2014, 2020)
- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010, 2021)
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004)
- Luật phòng chống thiên tai 2013
- Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (Luật số
62/2020/QH14) được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020
trong đó có bổ sung Khoản 4 Điều 10:
“Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công
nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây
dựng; hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; phát
triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững”
Sửa đổi: Khoản 2 Điều 162 giao Bộ Xây dựng “Ban hành và tổ chức thực hiện
văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về xây dựng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền
3

và tiêu chí về công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài
nguyên, đô thị sinh thái, đô thị thông minh”.
Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi Nghị quyết
1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành đã đưa ra chỉ tiêu về số Công trình Xanh trong việc đánh giá, phân loại đô thị.
3. Chính phủ
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTG ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ:
QĐ phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- QĐ số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 Của Thủ tướng Chính phủ PHÊ DUYỆT
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH.
- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020.
- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý vật liệu xây dựng
(05/04/2016)
- Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn
2050.
- Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ: Quy định giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
- Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã
quy định trách nhiệm phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính đối với 1.912 cơ sở có
mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 trở lên nhằm góp phần thực
hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính.
- Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 nhằm chủ
động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Chiều 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ
đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ
4

26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
(COP26)
“Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phát triển
xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu”
4. Bộ xây dựng.
- Quy chuẩn QCXDVN 09:2005 BXD: Các công trình xây dựng sử dụng năng
lượng có hiệu quả
- QCVN 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng hiệu quả năng lượng
- Các TCVN đánh giá Hiệu quản năng lượng của Tòa nhà: TCVN 13469-
1:2022, TCVN 13469-2:2022, TCVN 13470-1:2022, TCVN 13470-2:2022
- TCVN 13469-1:2022 Hiệu quả năng lượng của tòa nhà – Đánh giá hiệu quả năng
lượng tổng thể của tòa nhà – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng
- TCVN 13469-2:2022 ISO/TR 52000-2:2017 - Hiệu quả năng lượng của tòa nhà -
Đánh giá hiệu quả năng lượng tổng thể của tòa nhà - Phần 2: Giải thích và minh
chứng cho 13469-1 (ISO 52000-1:2017);
- TCVN 13470-1:2022 ISO 52003-1:2017 - Hiệu quả năng lượng của tòa nhà - Các
chỉ số, yêu cầu, xếp hạng và giấy chứng nhận - Phần 1: Các khía cạnh chung và áp
dụng đối với hiệu quả năng lượng tổng thể;
- TCVN 13470-2:2022 ISO/TR 52003-2:2017 - Hiệu quả năng lượng của tòa nhà -
Các chỉ số, yêu cầu, xếp hạng và giấy chứng nhận - Phần 2: Giải thích và minh
chứng cho TCVN 13470-1 (ISO 52003-1:2017);
- TCVN 13471:2022 ISO 17741:2016 - Quy tắc kỹ thuật chung về đo lường,
tính toán và thẩm định tiết kiệm năng lượng của các dự án;
- TCVN 13472:2022 - Phương pháp luận xác định mức hiệu suất năng
lượng…
- Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày của 08/12/2017 Bộ Xây dựng: Quy định
sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.
- Thông tư Số: 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của BXD quy định về chỉ tiêu
xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
5

- Quyết định số 419/QĐ-BXD ngày 11/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây phê duyệt
Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng về tăng trưởng xanh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 theo
- Quyết định số 1677/QĐ-BXD ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê
duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 của Bộ Xây dựng theo
- Quyết định số 385/QĐ-BXD ngày 12/05/2022 của BT BXD về việc Phê duyệt
“Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn
2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị
lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (COP26)”
- Tuần lễ công trình xanh do BXD chủ trì qua các năm 2020, 2022, 2023
- Ngày: 28/9/2023, Phát biểu tại Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt
Nam 2023,
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho biết: lĩnh vực xây dựng tiêu thụ khoảng 37-
40% tổng tiêu thụ năng lượng và phát thải khoảng trên 30% tổng lượng khí
nhà kính. Chính vì thế, phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài
nguyên, công trình xanh, công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải
bằng 0 đã và đang là một trong những ưu tiên của của nhiều quốc gia trên thế giới.
5. Tổ chức phi chính phủ, cộng đồng:
Năm 2007, Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) được thành lập, là một tổ
chức phi chính phủ, chi nhánh của Hội đồng CTX California.
Năm 2008 Các tổ chức tư vấn công trình xanh đầu tiên được thành lập.
Năm 2011, VGBC đưa ra Hệ thống đánh giá CTX đầu tiên ở Việt Nam, gọi là
Lotus. VGBC trong những năm qua đã đánh giá 4 công trình đang thiết kế theo hệ
thống Lotus.
Năm 09/2011 Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh TP. Hồ Chí Minh được thành lập
Hiện có 4 hệ thống đánh giá, chứng nhận công trình xanh phổ biến ở Việt
Nam:
1. LOTUS: Bộ tiêu chuẩn CTX của Việt Nam, được banhành bởi VGBC -
Vietnam Green Building Council.
6

2. LEED: Bộ tiêu chuẩn CTX của Mỹ, được ban hành bởi USGBC - US Green
Building Council.
3. EDGE: Bộ tiêu chuẩn CTX được ban hành bởi Tổ chức Tài chính Phát triển
Quốc tế (IFC), một thành viên củaNgân hàng Thế giới.
4. Greenmark: Bộ tiêu chuẩn CTX của Singapore.
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc áp dụng đối với công trình
xanh.
6. SỐ LƯỢNG CTX Ở VIỆT NAM
Ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường (Bộ Xây dựng), cho biết theo số liệu báo cáo, tính đến hết quý 3/2023, cả
nước có 305 Công trình Xanh với tổng diện tích sàn xây dựng được chứng nhận
gần 7,5 triệu m2.
Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số công trình xanh (67 công
trình), đứng thứ 2 về diện tích sàn xây dựng được chứng nhận công trình
xanh (1,264 triệu m2). Trích Hội thảo CTX 2023
Các loại hình công trình xanh đã mở rộng từ công trình văn phòng, trụ sở cơ
quan đến khách sạn, trung tâm thương mại, trường học, nhà xưởng công nghiệp…
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhận định, số lượng công trình xanh ở Việt Nam
tuy có tăng lên hàng năm nhưng vẫn còn khá khiêm tốn, cần có thêm nhiều nỗ
lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển công trình xanh trong thời gian tới. Phát triển
công trình xanh sẽ đồng thời thúc đẩy các giải pháp thiết kế kiến trúc, nội thất
xanh, thúc đẩy phát triển sản phẩm, thiết bị cơ điện, vật liệu xây dựng xanh, giảm
tiêu thụ nước, tài nguyên để xây dựng và vận hành công trình, giảm phát thải khí
nhà kính, góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng.

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ (XEM THÊM BÀI THUYẾ TRÌNH).


Cũng cần bàn thêm một lo lắng về kinh tế có thể làm chùn bước các nhà đầu tư vào CTX.
Tại Mỹ, một nghiên cứu của Tập đoàn quản lý giá quốc tế Davis Langdon năm 2006, dựa
trên 94 dự án xây dựng, thấy rằng không có bằng chứng nào nổi bật để kết luận rằng chi
phí cho mỗi m2 CTX nhiều hơn một công trình truyền thống. Còn tổng kết chương trình
CTX Đài Loan cho rằng có 50% kỹ thuật xanh áp dụng giữ nguyên giá, 30% giảm giá và
chỉ có 20% tăng giá. Khẩu hiệu của CTX Đài Loan là “Giàu có gấp đôi, tài nguyên một
nửa”. Về quan hệ giữa giá đầu tư, hiệu quả năng lượng và thời gian hoàn vốn, Công ty tư
vấn IEN (IEN Consultants) Đan Mạch hoạt động rất kết quả ở Malaysia đưa ra công thức:
5 + 50 + 5 với ý nghĩa: vốn đầu tư tăng thêm 5%, hiệu quả năng lượng tăng 50% và hoàn
7

vốn sau 5 năm và họ đã thành công. Tôi cho rằng, theo công thức này, các nhà đầu tư sau
xây dựng nên tiếp tục quản lý tòa nhà để hưởng lợi trong vận hành.

V. THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP


A. THÁCH THỨC
1. Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động phát triển CTX CTHQNL chưa có
hoặc chưa đầy đủ. Mặc dù lần đầu tiên nội dung phát triển CTX, CTHQNL được
đưa vào Luật Xây dựng (sửa đổi, tháng 6/2020), song cho đến nay, việc cụ thể hóa
cácquy định này vẫn còn chậm và mờ nhạt. Ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây
dựng chính sách hỗ trợ hoạt động phát triển CTX, CTHQNL.
2. Hai là, chính sách khuyến khích phát triển CTX, CTHQNL không được sự quan
tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Không có chính sách ưu đãi, khuyến khích
thì không có sựphát triển các công trình này.
Nếu chính sách ưu đãi bằng thuế, vốn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh ngân
sách Nhà nước của Việt Nam còn hạn hẹp thì các chính sách ưu đãi bằng thưởng
chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là khả thi, cần được nghiên cứu, áp dụng.
Kinh nghiệmcủa thế giới và các nước trong khu vực cho thấy, tùy theo xếp hạng
CTX, THQNL, có thể cho phép tòa nhà được: tăng diện tích sàn 1 - 2%
(Singapore), 10% (Hồng Kông), 15% (Hàn Quốc), 20% (Thái Lan); tăng mật độ
xây dựng 0,5 - 7% (Úc)… Đây là chính sách hợp lý vì CTX, CTHQNL góp phần
làm giảm áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước của
đô thị. Bộ Xây dựng cần nghiên cứu và áp dụng các chính sách này nhằm thúc đẩy
thị trường CTX, CTHQNL phát triển.
3. Ba là, hoạt động đánh giá, chứng nhận CTX, CTHQNL trên lãnh thổ Việt Nam
đang được các tổ chức quốc tế tại Việt Nam thực hiện, nhưng chưa được nhà nước
quản lý.
Việc đánh giá, chứng nhận các công trình trên là nhu cầu hiện có trên thị trường
và chúng cũng là thông tin cho xã hội và người sử dụng về loại “sản phẩm hàng
hóa đặc biệt”. Do đó, việc đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn, phương thức hoạt động
đánh giá và chứng nhận các công trình trên cần phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động đánh giá và chứng
nhận CTX, CTHQNL tại Việt Nam. Đây là yêu cầu của Luật Xây dựng (sửa đổi
2020) đã được quy định tại Điều 10, Khoản 4 và Điều 162, Khoản 2.
8

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án EECB, một số các tiêu chuẩn quốc gia
(TCVN) có liên quan đến đánh giá, xếp hạng và chứng nhận Công trình hiệu quả
năng lượng đã được soạn thảo và trình Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Đây
là các tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong hoạt động
chứng nhận Công trình hiệu quả năng lượng.
Cũng trong hoạt động của dự án EECB, lần đầu tiên tại Việt Nam đã hình thành
tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp luận thiết lập Định mức năng lượng (Energy
Benchmarks), khảo sát và hình thành Định mức năng lượng cho một số công trình
văn phòng, khách sạn, thương mại nhiều tầng. Kết quả này sẽ giúp Bộ Xây dựng
ban hành Định mức năng lượng theo yêu cầu của Luật Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả (Điều 15, Khoản 7 và Điều 16, Khoản 1), làm cơ sở cho hoạt
động Chứng nhận Công trình hiệu quả năng lượng và công tác quản lý sử dụng
năng lượng trong các công trình xây dựng.
4. Bốn là, định mức kinh tế kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng là một trong
những rào cản để các tòa nhà được đầu tư từ ngân sách Nhà nước tiếp cận với
CTX, CTHQNL.
Đó là suất vốn đầu tư, định mức chi phí tư vấn. Suất vốn đầu tư các công trình xây
dựng được hình thành từ các công trình được thiết kế và xây dựng theo phương
thức hiện nay, chưa tính đến các chi phí tăng thêm để đạt được các tiêu chí, tiêu
chuẩn về CTX, CTHQNL. Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong
các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam” đã phối hợp với Viện
Kinh tế xây dựng (BộXây dựng) để điều tra, khảo sát và điều chỉnh suất vốn đầu tư
CTX, CTHQNL, suất vốn đầu tư CTX, CTHQNL được ban hành,sẽ thúc đẩy hoạt
động CTX, CTHQQNL mạnh mẽ hơn, làmgiảm đáng kể năng lượng điện tiêu thụ
trong các công trình xây dựng
+ Hành vi “Greenwashing”: hành vi đưa ra những tuyên bố sai lệch về đóng góp
cho môi trường của các tổ chức.
+ Nhiều dự án được đặt tên gắn liền với các mỹ từ như “eco”, “green” nhưng lại
chứa đựng nhiều yếu tố ô nhiễm, lãng phí tài nguyên năng lượng. Họ chỉ dùng tên
gọi “xanh” như một chiêu thức quảng cáo, tiếp thị, tạo lòng tin rằng công trình của
họ sử dụng yếu tố xanh để thu hút các nhà đầu tư và khách hàng.
+ Nhiều chủ đầu tư cũng như giới chuyên môn nhầm lẫn giữa ba dạng công trình:
Công trình xanh, Công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và Công trình tiết
kiệm năng lượng. Đây là ba loại công trình thân thiện môi trường, tuy nhiên mức
độ đóng góp cho xã hội và môi trường là khác nhau. Chính vì vậy, nhiều báo cáo
9

và nhận định về các công trình xanh tại Việt Nam còn đánh đồng ba dạng công
trình dẫn đến việc thống kê số lượng công trình xanh hiện vẫn còn mơ hồ.

B. GIẢI PHÁP
Việt Nam ký kết và triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác
chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) nhằm huy động nguồn lực để thực
hiện mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên
quan xây dựng Đề án triển khai Tuyên bố JETP được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31/8/2023.
+ JETP được Việt Nam và các nước trong, ngoài G7 được thông qua và công bố
ngày 14/12/2022 tại Vương quốc Bỉ. Thông qua JETP, các đối tác quốc tế sẽ giúp
Việt Nam hoàn thiện chính sách, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho
chuyển đổi năng lượng công bằng; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo,
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cấp hạ tầng lưới điện; phát triển các
kỹ năng và năng lực cần thiết đối với chuyển đổi công bằng thông qua giáo dục và
đào tạo nghề; tăng cường tham gia của khu vực tư nhân; phát triển trung tâm năng
lượng tái tạo và hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; thúc đẩy lưu trữ,
10

cất trữ và sử dụng carbon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất
hydrogen xanh, phát triển điện gió ngoài khơi.
+ Gói tài chính JETP bao gồm: Hỗ trợ không hoàn lại; hỗ trợ kỹ thuật; các khoản
vay mà các nước, các ngân hàng phát triển đa phương, các quỹ hỗ trợ Việt Nam
(bao gồm các điều khoản về lãi suất, điều kiện để vay và giải ngân...); các khoản
tín dụng các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế trong Liên minh Tài chính
Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (GFANZ); các khoản đầu tư của các tập
đoàn, doanh nghiệp quốc tế. Mức cam kết ban đầu là 15,5 tỷ USD trong 3-5 năm
tới bên cạnh các nguồn hỗ trợ tài chính hiện có.
Như vậy, có thể thấy công trình xanh đang có rất nhiều triển vọng và sẽ trở thành
một trong những nội dung trọng tâm của định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam,
cũng như chiến lược “xanh hóa” ngành Xây dựng và chuyển đổi thị trường xây
dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Mô hình 1 Mô hình 2
• Tổ chức phi chính phủ, gọi là các • Phong trào CTX do một tổ chức của
“Hội đồng CTX / Green Building Chính phủ điều hành có sự tham gia
Council” điều hành phối hợp của các tổ chức phi chính
• Mỹ, Australia, nhiều nước châu phủ, như các Hội, Hội đồng.
Âu… và cả Malaysia Nhật Bản, Đài Loan, Trung quốc,
• Được sự ủng hộ của chính quyền Singapore, …
Ví dụ: Thống đốc Bang California yêu VD: BCA (Building and Construction
cầu các công trình muốn được cấp phép Authority) của Singapore là một cơ
xây dựng ở đây phải đạt từ chứng chỉ quan chính phủ trực tiếp điều hành,
CTX bạc trở lên (trên bạc là vàng và cấp chứng chỉ CTX và đưa ra các kế
bạch kim). hoạch phát triển CTX.
• Hội đồng CTX các nước liên kết với Hội đồng CTX Singapore chỉ phối hợp
nhau trong Hội đồng CTX thế giới thực hiện và cấp “Chứng chỉ công nghệ
(WorldGBC) xanh”

Dù theo mô hình nào thì các tổ chức xã hội và phi chính phủ cũng có đóng góp
quan trọng vào sự nghiệp phát triển CTX của mỗi nước, bởi vì hoạt động CTX là
tự nguyện và phải được sự ủng hộ và tham gia của toàn xã hội.
1. Mô hình nên áp dụng ở Việt Nam là Mô hình 2, bởi vì sự chậm chạp của
chúng ta chỉ có sự thúc đẩy của chính quyền mới đẩy nhanh được tiến độ. Cần có
ngay một bộ máy – một cơ quan riêng thuộc Bộ – lãnh đạo phong trào này, theo
mô hình BCA của Singapore.
11

2. Ban hành ngay “Hệ thống tiêu chí CTX Việt Nam” đã được Hội đồng khoa
học Bộ Xây dựng phê duyệt.
3. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các Hệ thống tiêu chí đánh giá, đánh giá riêng biệt
cho mỗi loại công trình.
+ Xây dựng các chuẩn ISO và hệ thống đánh giá cho các công trình và sản phẩm
xây dựng xanh.
+ Mỹ đã có 12 Hệ thống đánh giá cho các loại công trình xây dựng.
+ BCA Singapore còn có cả Hệ thống đánh giá cơ sở hạ tầng, đặc biệt đánh giá các
công viên (hiện hữu và mới).
+ Nâng cấp thường xuyên: Sau 3 – 5 năm các Hệ thống đánh giá CTX sẽ được điều
chỉnh nâng cấp cho phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế và xây dựng của đất
nước.
4. Để khuyến khích phong trào CTX, nhà nước cần có chính sách khuyến khích,
như giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng, ưu tiên cấp phép xây dựng, có giải thưởng
trong giai đoạn đầu thực hiện và cả sự tôn vinh của xã hội.
+ Bộ Xây dựng cũng đã tổ chức các sự kiện, hội thảo nhằm thúc đẩy xu hướng
công trình xanh trong ngành xây dựng Việt Nam: sự kiện Tuần lễ Công trình xanh
Việt Nam. Nhiều công trình xanh của các đơn vị doanh nghiệp, chủ đầu tư đã được
vinh danh và khen tặng trong sự kiện.
5. Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức năng lực
Giải pháp tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực đã được
Bộ Xây dựng thực hiện thông qua các dự án ODA về tiết kiệm năng lượng và môi
trường. Tuy nhiên, đây là công việc thường xuyên, cần phải có kế hoạch cụ thể để
nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn. Các nội dung cần hoàn thiện bao gồm: phổ
biến áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong hoạt động xây
dựng; cập nhật và hoàn thiện các tài liệu đào tạo về tiết kiệm năng lượng; xây dựng
các công trình mẫu phục vụ đào tạo… Đối tượng đào tạo bao gồm các cán bộ quản
lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương, các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng
công trình, các kỹ sư, kiến trúc sư tư vấn lập dự án, thiết kế, xây dựng, quản lý vận
hành công trình.
12

Kết luận: CTX không phải là một cuộc thi công trình xây dựng, mà là một phong
trào trong toàn lĩnh vực xây dựng. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể góp sức cùng
toàn thế giới chống lại Biến đổi khí hậu.

You might also like