You are on page 1of 96

LỜI GIỚI THIỆU

Theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định
18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chình phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường thì Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Cơ quan Quản lý Nhà nước phê
duyệt. Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện ĐTM loại hình dự án này được xây dựng trên
cơ sở Phụ lục 2.3 “Cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường”
theo Thông tư 27/2015/TT- BTNMT “Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường” của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 29 tháng 05 năm 2017.
Hướng dẫn này đưa ra các yêu cầu cụ thể, nội dung cần đạt được trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường của Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh, nó được sử
dụng đồng thời với các tài liệu về các quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Đặc trưng quan trọng của công nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh là:
- Nguyên liệu/Sản phẩm trung gian của quá trình sản xuất là những chất hữu
cơ không gây nguy hiểm cho người.
- Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học
nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được
bón vào đất.
- Có thể bổ sung thêm các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho phân hữu cơ vi
sinh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng theo yêu cầu của người
sử dụng và để đáp ứng cho sản xuất.
- Trong quy trình công nghệ có công đoạn sử dụng nhiệt độ cao, chứa đựng
nhiều yếu tố rủi ro, gây tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho con người, tài sản và môi
trường nói chung và cả hệ sinh thái nói riêng.
- Vì sản phẩm phân bón cũng như các sản phẩm trung gian từ các nhà máy sản
xuất phân bón có thể có nhiều chủng loại với các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau,
do đó cần cung cấp đầy đủ các thông tin này trong ĐTM

1
MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án
Về hoàn cảnh ra đời của dự án, cần nêu rõ loại hình dự án mới, dự án cải tạo,
dự án mở rộng, dự án nâng cấp, dự án nâng công suất, dự án điều chỉnh, dự án bổ
sung hay dự án loại khác với tính pháp lý cụ thể. Nội dung này đã được nêu trong
báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư hoặc tài liệu tương tự của dự án.
Ngoài ra cần nêu loại hình quản lý: công ty có vốn đầu tư trong nước, nước ngoài,
liên doanh... giới thiệu tóm tắt chủ sở hữu của dự án, nếu là dự án có nhiều cổ đông,
cần giới thiệu từng cổ đông, địa chỉ, kết quả hoạt động kinh doanh, phần vốn góp và
người đại diện cho các chủ đầu tư. Nếu dự án là các chủ sở hữu nước ngoài không
có Trụ sở tại Việt nam thì phải có thêm Văn phòng dự án được sự uỷ quyền của các
nhà đầu tư.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án
Cần nêu rõ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung, sửa đổi dự án đầu tư
(báo cáo đầu tư/báo cáo thiết kế - kỹ thuật hoặc tài liệu tương tự của dự án).
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển khác đã được
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Nêu rõ hiện trạng của các dự án có liên quan đến dự án, các quy hoạch phát
triển có liên quan đến dự án. Các dự án, các quy hoạch phát triển có liên quan phải
được thể hiện rõ tên dự án, quy hoạch với những nội dung cụ thể có quy mô và tính
chất liên quan đến hoạt động của dự án nghiên cứu. Ví dụ như dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng khu công nghiệp mà dự án nghiên cứu nằm trong khu công nghiệp
này, hoặc dự án khai thác nước sông để cung cấp nước cho dự án nghiên cứu...
1.4. Phạm vi thực hiện ĐTM dự án
Cần nêu rõ các hạng mục được thực hiện theo các giai đoạn của dự án và
những hạng mục không thuộc phạm vi thực hiện ĐTM của dự án.
Trường hợp dự án nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu
chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu rõ tên
gọi của các khu đó và đính kèm các văn bản (nếu có) vào Phụ lục của báo cáo ĐTM
dự án:
- Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
của của khu.
- Văn bản xác nhận việc đã thực hiện, hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của
khu.
2
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM)
2.1. Các văn bản pháp luật liên quan
Chỉ liệt kê các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến việc thực hiện
đánh giá tác động môi trường của dự án. Những văn bản pháp luật liên quan có thể
tham khảo như sau :
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN
Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 do Quốc hội Nước
CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989.
- Luâ ̣t sửa đổ i, bổ sung mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Phòng cháy chữa cháy số
40/2013/QH13 do Quố c hô ̣i Nước CHXHCN Viê ̣t Nam ban hành ngày 22/11/2013.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ–CP ngày 01 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ quy
định về quy hoa ̣ch bảo vê ̣ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoa ̣ch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiế t thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về
hướng dẫn thưc̣ hiê ̣n Luật đấ t đai năm 2013.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy
đinḥ chi tiế t thi hành mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Phòng cháy và chữa cháy và Luâ ̣t sửa
đổ i, bổ sung mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Phòng cháy và chữa cháy.
- Nghi ̣đinh ̣ số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chıń h phủ quy
đinh ̣ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.

3
- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ
về Quản lý phân bón.
- Thông tư 27/2015/TT- BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 19/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bô ̣ Y tế hướng dẫn
thực hiê ̣n quản lý vê ̣ sinh lao đô ̣ng, sức khỏe người lao đô ̣ng và bê ̣nh nghề nghiê ̣p.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bô ̣ Tài
nguyên và Môi trường quy đinh ̣ về quản lý chấ t thải nguy ha ̣i
- Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công thương
quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn
việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân
bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường áp dụng
- Liệt kê các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường, bao gồm cả các tiêu chuẩn/quy
chuẩn chất lượng môi trường, tiêu chuẩn/quy chuẩn thải, tiêu chuẩn chất thải nguy
hại (nếu liên quan đến thải CTNH) mà dự án bắt buộc áp dụng.
- Các văn bản pháp quy khác về quản lý môi trường (quy định về khai thác và
sử dụng nguồn nước, nguồn nguyên liệu và các quy định về xả thải).
2.3. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
Liệt kê các văn bản, các quyết định có liên quan đến dự án của các cấp có thẩ
quyền (Trung ương và Địa phương).
2.4. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập phục vụ cho dự án về nội
dung, thời gian tạo lập, như :
- Thuyết minh dự án đầu tư, thuyết minh thiết kế cơ sở.
- Bản vẽ thiết kế xây dựng của dự án.
- Báo cáo địa chất công trình, địa chất thủy văn của khu vực thực hiện dự án.
- Báo cáo hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
3.1. Tổ chức thực hiện
Nêu tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện của cơ quan chủ dự án
và cơ quan tư vấn (nếu thuê) lập báo cáo ĐTM.
- Cơ quan chủ dự án.
- Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM.

4
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện ĐTM
Lập bảng danh sách những người trực tiếp tham gia thực hiện ĐTM và lập báo
cáo ĐTM của dự án (Cần nêu rõ các thành viên của chủ dự án và các thành viên của
đơn vị tư vấn; nêu rõ học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, và nội dung phụ trách
trong quá trình ĐTM của từng thành viên và chứng chỉ tư vấn ĐTM, gồm có số,
ngày, tháng, cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật về quản lý và cấp
chứng chỉ tư vấn ĐTM).
3.3. Quá trình thực hiện ĐTM
Nêu tóm tắt quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM bắt đầu từ nghiên cứu thuyết
minh dự án đầu tư; nghiên cứu điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu
vực dự án và khảo sát thực tế tại khu vực dự án; thực hiện đo đạc, lấy mẫu, phân
tích và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án và xung quanh; thực hiện
đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực tới môi trường theo các giai đoạn thực hiện
dự án; xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động; tổ chức tham vấn
ý kiến cộng đồng; trình thẩm định.
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
Liệt kê đầy đủ các phương pháp đã được sử dụng cụ thể ở nội dung nào trong
quá trình thực hiện ĐTM và phân thành hai nhóm và chỉ rõ mục đích áp dụng của
từng phương pháp:
4.1. Các phương pháp ĐTM
 Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý số liệu về khí tượng thủy
văn, địa hình và địa chất, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái, điều kiện kinh tế -
xã hội tại khu vực thực hiện dự án.
 Phương pháp liệt kê : phương pháp này dùng để nhâ ̣n da ̣ng các tác đô ̣ng tới
môi trường bởi hoa ̣t đô ̣ng của dư ̣ án, chı̉ ra mức đô ̣ của các tác đô ̣ng, đánh giá quy
mô của các tác đô ̣ng từ đó khoanh vùng hay giới ha ̣n pha ̣m vi các tác đô ̣ng cầ n đánh
giá chi tiế t mô ̣t cách đinh
̣ lươ ̣ng cũng như dùng để phân tı́ch đánh giá các giải pháp
về bảo vê ̣ môi trường của dư ̣ án.
 Phương pháp ma trận : cho phép xác đinh ̣ các quan hê ̣ lẫn nhau về nguyên
nhân tác đô ̣ng giữa các hoa ̣t đô ̣ng khác nhau của dự án và các tác đô ̣ng của chúng
đố i với các thành phầ n môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động do hoạt
động của dự án gây ra.
 Phương pháp mạng lưới : chı̉ rõ các tác đô ̣ng trực tiế p và các tác đô ̣ng gián
tiế p, các tác đô ̣ng thứ cấ p và các tác đô ̣ng qua la ̣i lẫn nhau giữa các tác đô ̣ng.
Phương pháp có thể chı̉ rõ và tâ ̣p hơ ̣p các giải pháp giảm thiể u ô nhiễm và quản lý
môi trường của dư ̣ án.

5
 Phương pháp chỉ số môi trường : dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố tiếp cận
với đánh giá tác động môi trường, phân tích các nhóm thông số và các thành phần
được tổ hợp trong tự nhiên, xem xét đánh giá các tác động lên các thành phần môi
trường nhằm xác định mức độ của cường độ các tác động đối với từng thành phần
môi trường.
 Phương pháp mô hình hoá : đươc̣ sử dụng để đánh giá và dư ̣ báo mức đô ̣,
pha ̣m vi ô nhiễm môi trường không khı,́ môi trường nước, tiế ng ồ n từ các hoa ̣t đô ̣ng
của dự án có các nguồ n thải khı́, thải nước, tiế ng ồ n tới môi trường xung quanh.
 Phương pháp chồng chập bản đồ: sử dụng các hình ảnh vệ tinh đối với khu
vực dự án và có ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để đưa ra những đánh giá tổng
quát về các điều kiện hiện trạng của dự án, cũng như các vấn đề tự nhiên khác.
4.2. Các phương pháp khác
 Phương pháp tham vấn cộng đồng : được sử dụng trong quá trình tham vấn
lấy ý kiến của UBND của xã và các tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực
tiếp bởi dự án.
 Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu ngoài hiện trường: nhằm xác
định vị trí các điểm có khả năng chịu tác động bởi các hoạt động của dự án, thực
hiện đo và lấy mẫu môi trường không khí, nước mặt, nước biển, nước ngầm, đất,
trầm tích sông biển phục vụ cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường
khu vực dự án.
 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: được thực
hiện theo quy định của TCVN 1995 để phân tích các thông số môi trường phục vụ
cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án.
 Phương pháp xác định tải lượng chất ô nhiễm: sử dụng cân bằng vật chất
hoặc các hệ số về tải lượng các chất ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO
1993) đối các hoạt động sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm ước tính các tải
lượng chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải và rác thải để đánh giá tác động của dự
án tới môi trường.
 Phương pháp so sánh : dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiê ̣n hành.
 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI): được thực hiện
theo Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng Cục Môi Trường ban
hành Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí AQI để đánh giá tác
động của môi trường tới sức khỏe cộng đồng.
 Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo : được dùng để phân
tích, tổng hợp các tác động của dự án đến các thành phần môi trường, tự nhiên kinh
tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng khu vực dự án.
6
Chương 1.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án
- Nêu chính xác tên dự án (theo báo cáo dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi
hoặc tài liệu tương đương của dự án). Công suất của dự án.
- Tên dự án viết bằng chữ in hoa
1.2. Chủ dự án
- Tên chủ đầu tư dự án (đã được đăng ký tại Việt Nam), bằng chữ in hoa.
- Địa chỉ liên hệ : Văn phòng tại Việt Nam.
- Số điện thoại và số fax tại Việt Nam.
- Tên người đại diện cao nhất của dự án.
- Quốc tịch : ghi rõ quốc tịch người đại diện.
- Chức vụ : ghi rõ chức vụ người đại diện.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí khu đất dự án
- Địa danh nơi thực hiện dự án.
- Tọa độ ranh giới vị trí khu đất của dự án theo quy chuẩn hiện hành và được thể
hiện sơ đồ vị trí địa lý dự án trong mối liên hệ vùng.
- Ranh giới tiếp giáp khu đất của dự án theo vị trí địa lý.
1.3.2. Các đối tượng tự nhiên
Các đối tượng tự nhiên cần được mô tả như hệ thống đường giao thông; hệ
thống sông suối, ao, hồ và các nguồn nước khác; rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên thế giới...
Các đối tượng tự nhiên phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý, cần thiết bổ sung
bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh và có chú giải rõ ràng.
1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội
Các đối tượng kinh tế xã hội là các khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo; các di tích lịch sử...).
Các đối tượng kinh tế xã hội phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý, cần thiết bổ
sung bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh và có chú giải rõ ràng.
1.3.4. Hiện trạng sử dụng đất của dự án
Cần mô tả hiện trạng khu đất thực hiện dự án và làm rõ hiện trạng các loại đất
sử dụng (mục đích sử dụng đất và diện tích, tỷ lệ). Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng và
đặc điểm tính chất của các loại đất hiện trạng của dự án.

7
1.3.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án
Hiện trạng khu đất của dự án cần nêu rõ (dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi
hay báo cáo đầu tư của dự án và qua quá trình khảo sát) :
- Thống kê hiện trạng sử dụng đất : mục đích sử dụng đất, diện tích và cơ cấu hiện
trạng sử dụng đất của dự án.
- Thống kê số lượng công trình trong khu vực dự án : loại nhà, số lượng.
- Thống kê số hộ dân trong khu vực dự án : số hộ dân đang sinh sống, số hộ dân có
đất canh tác (đất ruộng, đất vườn).
- Nguồn tài nguyên, khoáng sản có giá trị ở khu vực dự án.
- Bản đồ hiện trạng khu đất dự án.
1.3.6. Đánh giá về lựa chọn địa điểm dự án
Việc lựa chọn địa điểm được áp dụng như là một bước thực hiện đầu tiên
trong quy trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Do vậy, trong trường hợp
này, sàng lọc được áp dụng để xác định tính phù hợp của một địa điểm cho việc sử
dụng theo chủ định dựa trên một số các tiêu chí đánh giá. Do tính chất và yêu cầu
về thời gian, quá trình sàng lọc cần phải đơn giản và nhanh, song hiệu quả đủ để xác
định một cách tổng quát và toàn diện nhất những thuận lợi và hạn chế của điều kiện
môi trường khu vực và đủ để triệt tiêu các tác động môi trường tiềm tàng chính, có
tầm quan trọng sau này (ví dụ huỷ hoại các khu vực nhạy cảm về môi trường hoặc
nơi cư trú được ưu tiên). Các tiêu chí môi trường thường được coi có tầm quan
trọng trong lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, chủ yếu bao gồm :
- Tính nhạy cảm của môi trường (ô nhiễm);
- Bảo tồn thiên nhiên;
- Sự chấp nhận của cộng đồng, xã hội.
Sử dụng phương pháp tiếp cận bằng ma trận sàng lọc là xác định được một cách
chuẩn xác mối tương tác giữa các hoạt động cơ bản nhất của dự án với những ảnh
hưởng của nó tới những vấn đề môi trường khu vực. Việc đánh giá này được thực
hiện một cách khách quan thông qua cho điểm theo các mức độ mạnh, trung bình và
nhẹ tương ứng với tính chất của các tác động này là tức thời hay lâu dài.
Bảng 1-1. Ma trận lựa chọn địa điểm xây dựng dự án
Chuẩn bị địa điểm Xây dựng Vận hành
Chiếm Chuẩn Mặt bằng Xây Vận chuyển Hoạt động
Đặc điểm
dụng đất bị vị trí công trình dựng NVL/SP sản xuất
Sử dụng đất
Chất lượng nước
Hiện trạng sử dụng
nước mặt, nước ngầm
Thực vật trên cạn
Nơi cư trú trên cạn

8
Động vật trên cạn
Nơi cư trú dưới nước
Hệ sinh thái thuỷ sinh
An toàn và giao thông
Công trình tiện ích
Cuộc sống và định cư
Ý thức cộng đồng

Bảng 1-2. Mức cho điểm


Ngắn hạn Dài hạn
Mức độ
(Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng) (Giai đoạn vận hành)
Nhỏ 1 1 2
Trung bình 2 2 4
Mạnh 3 3 6

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án


1.4.1. Mục tiêu của dự án
- Mục tiêu của dự án (nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Phạm vi đầu tư của dự án.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1. Cơ cấu sử dụng đất của dự án
- Trình bày cơ cấu sử dụng đất (đất công trình, đất hạ tầng kỹ thuật, đất giao
thông,, đất phụ trợ, đất cây xanh...) thể hiện diện tích, phân chia theo giai đoạn đầu
tư của dự án dưới dạng bảng.
- Bố trí tổng mặt bằng của dự án trên cơ sở cơ cấu sử dụng đất và các giải
pháp quy hoạch kiến trúc, kết cấu công trình. Bản vẽ mặt bằng tổng dự án và phân
khu chức năng.
1.4.2.2. Các hạng mục công trình chính
Các công trình chính : là những công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của dự án. Mỗi hạng mục công trình cần đưa ra cụ thể:
- Giải pháp kiến trúc và kết cấu công trình.
- Bản vẽ cho từng công trình.
- Khối lượng và quy mô công trình.
1.4.2.3. Các hạng mục công trình phụ trợ
Các công trình phụ trợ : là những công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của
công trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện,
cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt bằng, di dân tái

9
định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm
tập kết chất thải rắn và các công trình khác. Mỗi hạng mục công trình cần cụ thể:
- Giải pháp thiết kế và kết cấu công trình.
- Bản vẽ tuyến, mặt cắt cho từng công trình phụ trợ.
- Khối lượng và quy mô công trình.
Đối với hạng mục giải phóng mặt bằng, cần phải đưa vào các thông tin về hiện
trạng sử dụng đất các loại, số lượng nhà (cấp 4, nhà tạm, nhà tầng...), số cây lâu
năm, số mồ mả, công trình công cộng, kênh mương, hệ thống cấp thoát nước, hệ
thống điện, trạm điện... Số hộ dân mất đất thổ cư phải di dời, số hộ dân canh tác trên
đất nông nghiệp, đất rừng... Số dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án
1.4.3.1. Biện pháp tổ chức thi công xây lắp (Giai đoạn chuẩn bị)
Công tác tổ chức thi công xây lắp bao gồm: chuẩn bị xây lắp, tổ chức cung
ứng vật tư - kỹ thuật và vận tải cơ giới hóa xây lắp, tổ chức lao động, lập kế hoạch
tác nghiệp, điều độ sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp.
 Công tác chuẩn bị xây lắp bao gồm những biện pháp chuẩn bị về tổ chức,
phối hợp thi công, những công tác chuẩn bị bên trong và bên ngoài mặt bằng
công trường.
- Biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công gồm có:
+ Thỏa thuận thống nhất với các cơ quan có liên quan về việc kết hợp sử dụng
năng lực thiết bị thi công, năng lực lao động của địa phương và những công trình,
những hệ thống kỹ thuật hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ
thi công như những hệ thống kỹ thuật hạ tầng (hệ thống đường giao thông, mạng
lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin
liên lạc...), công ty xây dựng và công trình cung cấp năng lượng ở địa phương.
+ Sử dụng tối đa những vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương.
+ Xác định các tổ chức tham gia xây lắp.
+ Ký hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu xây lắp theo quy định của các văn bản
Nhà nước về giao, nhận thầu xây lắp.
- Biện pháp chuẩn bị bên trong mặt bằng xây dựng, bao gồm:
+ Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công.
+ Giải phóng mặt bằng: rà phá bom mìn, chặt cây, phát bụi trong phạm vi thiết
kế quy định, phá dỡ những công trình nằm trong mặt bằng không kết hợp sử dụng
được trong quá trình thi công xây lắp.
+ Chuẩn bị mặt bằng: san lấp mặt bằng, bảo đảm thoát nước bề mặt xây dựng
những tuyến đường tạm và đường cố định bên trong mặt bằng công trường, lắp đặt

10
mạng lưới cấp điện và cấp nước phục vụ thi công, mạng lưới thông tin liên lạc điện
thoại và vô tuyến...
+ Xây dựng những công xưởng và công trình phục vụ như: hệ thống kho tàng,
bãi lắp ráp, tổ hợp cấu kiện và thiết bị, pha trộn bê tông, sân gia công cốt thép, bãi
đúc cấu kiện bê tông cốt thép, xưởng mộc và gia công ván khuôn, trạm máy thi
công, xưởng cơ khí sửa chữa, ga-ra ô-tô, trạm cấp phát xăng dầu ...
+ Xây lắp các lán trại phục vụ thi công: trong trường hợp cho phép kết hợp sử
dụng những nhà và công trình có trong thiết kế thì nên xây dựng trước những công
trình này để kết hợp sử dụng trong quá trình thi công.
+ Đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy và trang bị chữa cháy, những
phương tiện liên lạc và còi hiệu chữa cháy.
- Biện pháp chuẩn bị bên ngoài mặt bằng công trường bao gồm toàn bộ hoặc
một phần công việc sau : xây dựng nhánh đường sắt đến địa điểm xây dựng, xây
dựng nhánh đường ô tô, bến cảng, kho bãi để trung chuyển ngoài hiện trường,
đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện và các trạm biến thế, đường ống
cấp nước và công trình lấy nước, tuyến thoát nước và công trình xử lý nước thải...
 Tổ chức cung ứng vật tư - kỹ thuật
- Cung cấp đầy đủ và đồng bộ những vật tư - kỹ thuật cần thiết theo kế hoạch -
tiến độ thi công, không phụ thuộc vào nguồn cung cấp.
- Nâng cao mức độ chế tạo sẵn các cấu kiện, chi tiết bằng cách tăng cường tổ
chức sản xuất tại các cơ sở sản xuất chuyên môn hóa hoặc mua sản phẩm của các
đơn vị cung cấp chuyên nghiệp.
- Cung cấp đồng bộ kết cấu, cấu kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật ... tới
mặt bằng thi công công trình theo đúng tiến độ.
 Tổ chức công tác vận tải cơ giới hóa xây lắp
- Bảo đảm phục vụ thi công theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ xây lắp và tiến
độ cung cấp vật tư - kỹ thuật và phải đảm bảo phẩm chất hàng hóa.
- Lựa chọn chủng loại và phương tiện vận tải phải căn cứ vào cự ly vận
chuyển, tình hình mạng lưới đường sá hiện có, khả năng cung cấp các loại phương
tiện, tính chất hàng vận chuyển, những yêu cầu bảo quản hàng trong quá trình vận
chuyển, phương pháp bốc dỡ, thời hạn yêu cầu và giá thành vận chuyển.
 Biện pháp tổ chức lao động
- Hoàn thiện những hình thức tổ chức lao động (phân công và hợp tác lao động,
chuyên môn hóa lao động, lựa chọn cơ cấu thành phần hợp lý nhất và chuyên môn
hóa các tổ và đội sản xuất).
- Nghiên cứu, phổ biến những biện pháp lao động tiên tiến.
- Cải tiến công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc, bảo đảm những điều kiện
lao động thuận lợi nhất.
11
- Hoàn thiện công tác định mức lao động.
- Áp dụng những hình thức và hệ thống tiến bộ về trả lương và kích thích tinh
thần lao động.
- Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân.
- Củng cố kỹ thuật lao động.
 Lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất
Bảo đảm điều hòa sản xuất và thi công, thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra
phối hợp hoạt động của các đơn vị sản xuất và cơ sở phục vụ, nhằm hoàn thành
đúng thời hạn các khối lượng xây lắp và đưa nhanh công trình vào sử dụng. Khi lập
kế hoạch tác nghiệp, cần :
- Đẩy mạnh tốc độ thi công, áp dụng rộng rãi những phương pháp tổ chức thi
công và công nghệ thi công tiên tiến, sử dụng tới mức cao nhất công suất các máy
móc, thiết bị.
- Sử dụng tối đa năng lực của những tổ chức và đơn vị tham gia thi công.
- Phát hiện những nguồn dự trữ sản xuất.
- Cung ứng kịp thời và đồng bộ cho thi công như: Lực lượng lao động, máy
móc thiết bị và vật tư kỹ thuật.
 Tổ chức kiểm tra chất lượng
Việc đánh giá chất lượng công trình đã xây dựng xong do Hội đồng nghiệm thu
thực hiện trước khi công trình đưa vào sản xuất hoặc sử dụng. Để đánh giá chất
lượng, cần căn cứ vào các yêu cầu thiết kế, vật liệu xây dựng, kết cấu trang thiết bị
kỹ thuật và công tác thi công xây lắp.
1.3.4.2. Biện pháp thi công xây lắp các công trình (Giai đoạn xây dựng)
Mô tả rõ biện pháp thi công xây lắp : các hoạt động xây dựng cơ bản của dự
án như công tác thi công nền móng, công tác đóng cọc, công tác thi công cọc khoan
nhồi, công tác thi công công trình nhà xưởng, công tác bê tông, công tác cốt thép,
công tác sản xuất và lắp dựng kết cấu, công tác xây tường và ốp lát gạch đá, công
tác thi công hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải...
Khối lượng thực hiện và lượng nguyên vật liệu, chủng loại máy móc thi công.
Tùy thuộc từng hạng mục công trình của dự án mà có công nghệ, biện pháp thi công
xây dựng khác nhau. Công tác thi công xây lắp phải tổ chức tập trung dứt điểm và
tạo mọi điều kiện đưa nhanh toàn bộ công trình (hoặc một bộ phận, hạng mục công
trình) vào sử dụng, sớm đạt công suất thiết kế. Cụ thể:
- Thi công móng công trình: đào móng theo thiết kế; đổ bê tông móng theo
thiết kế.
- Xây dựng công trình: xây dựng nhà máy, nhà xưởng... Lắp đặt thiết bị công
nghệ, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật.

12
- Hoàn thiện công trình đưa vào vận hành: hoàn thiện các hạng mục công
trình; Lắp đặt thiết bị điều khiển, biển báo an toàn; Dọn dẹp vệ sinh mặt bằng công
trình; Bàn giao công trình đưa vào vận hành.
- Thi công đường giao thông :
+ Thi công nền đường : công tác đào nền đường (phát cây, rẫy cỏ, chuẩn bị
mặt bằng, cắm cọc, định vị giới hạn khu vực thi công. Máy ủi kết hợp nhân lực,
máy xúc, thi công đào xúc đất yếu đúng hồ sơ thiết kế); Đắp nền đường (đắp đất và
cát đến cao độ thiết kế và chờ cố kết theo thời gian theo tiế n trình thi công).
+ Thi công mặt đường bê tông nhựa : các loại vật liệu để chế tạo thành hỗn
hợp bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật. Thi công cơ giới kết hợp nhân lực; Rải hỗn hợp bê
tông nhựa bằng máy rải chuyên dùng. Quá trình rải bố trí nhân lực theo máy để sửa
cho đúng với thiết kế, dốc dọc, dốc ngang và độ bằng phẳ ng.
1.4.4.Công nghệ sản xuất, vận hành
 Công nghệ sản xuất phân vi sinh theo các công đoạn chủ yếu sau

Bụi, CTR, tiếng ồn, nước


thải, mùi

Nguyên liệu hữu cơ


Bụi, tiếng ồn

Nghiền, sàng Bụi, nước thải, mùi,


NH3

Phối trộn, ủ Men ủ VSV

Cơ chất hữu cơ Bụi, tiếng ồn

Bổ sung NPK, vi Chế phẩm VSV


Phối trộn
lượng

Vê viên/Ép viên

Bụi, tiếng ồn, nhiệt


Sấy và sàng phân loại

Bụi, tiếng ồn

Đóng gói

Hình 1-1. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh kèm dòng thải

13
- Công đoạn 1 (Nghiền, sàng nguyên liệu): Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn
gọi là chất mang. Chất mang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột
apatit, bột xương, bột vỏ sò...) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông
nghiệp, rác thải...) sau khi được thu gom sẽ đem sàng phân loại và nghiền nhỏ.
- Công đoạn 2 (Phối trộn, lên men nguyên liệu): Nguyên liệu được đem phối
trộn đều và ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu
bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan
để tạo thành mùn hữu cơ cao cấp.
- Công đoạn 3 (Phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích ): Cấy vào nguyên liệu
trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu
suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng,
có độ pH thích hợp, CO2 và nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ
nhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3giờ); Ngược lại trong điều kiện bất lợi chúng sẽ
không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút. Để cho
phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng vi sinh có khả
năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong cùng một loại phân. Ngoài ra để
nâng cao chất lượng phân ta có thể bổ sung thêm NPK, các chất vi lượng khác để
phù hợp với từng giống cây trồng.
- Công đoạn 4 (Vo viên/ép viên): Sau khi phối trộn, tùy theo nguồn nguyên
liệu phân hữu cơ sử dụng là loại gì (than bùn, bã sắn, bã cà phê, phân gà hay bã bùn
mía…) sẽ tạo viên bằng phương pháp vê viên hoặc ép viên.
- Công đoạn 5 (Sấy và sàng phân loại): Phân sau khi được tạo viên hoặc ép
viên được chuyển đến khoang sấy và sàng phân loại để làm khô phân bón giúp bảo
quản được lâu dài, dễ đóng gói, di chuyển. Đồng thời phải chọn lọc phân đạt chất
lượng và sàng lọc phân chưa đạt tiêu chuẩn.
- Công đoạn 6 (Đóng gói và thành phẩm): Phân sau khi được sấy và sàng lọc
đạt tiêu chuẩn sẽ được máy định lượng khối lượng và đóng gói theo các mức.
Như vậy, quy trình sản xuất phân vi sinh trước tiên là tạo thành phân mùn hữu cơ
cao cấp. Tùy từng địa phương và cơ sở sản xuất cụ thể mà lựa chọn nguyên liệu để
sản xuất phân hữu cơ cao cấp khác nhau như than bùn, mùn rác thành phố (phân rác
lên men), phân bắc (hầm cầu), phân gà công nghiệp, phân heo, trâu, bò, dê... hoặc
phân từ nguồn phế thải của quá trình chế biến của các nhà máy như mía, mụn dừa,
vỏ trái cây... Nói chung là đi từ nguyên liệu nào có thể biến thành mùn. Sau đó là
quá trình phối trộn, cấy các chủng vi sinh vào mùn để tạo ra phân hữu cơ vi sinh.
 Yêu cầu về mô tả công nghệ cho từng công đoạn
Sơ đồ công nghệ: là sơ đồ khối bao gồm các công đoạn công nghệ và các
đường liên kết giữa các công đoạn này. Trong sơ đồ này cần chỉ rõ nguyên liệu vào

14
từng công đoạn, chất thải, nguồn chất thải, các yếu tố gây ra chất thải và khả năng
sự cố dưới dạng các mũi tên để người đọc có thể hình dung rõ ràng các đặc trưng
công nghệ liên quan đến nguồn và đặc trưng thải.
Trong hầu hết các dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh đều có công đoạn chuẩn bị
nguyên liệu, do vậy, chuẩn bị nguyên liệu cũng là một công đoạn của công nghệ sản
xuất và phải mô tả kỹ.
- Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu của dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh
thường có những loại hình công nghệ như sau:
 Cân, đo.
 Nghiền trộn.
 Thay đổi độ ẩm hay thành phần nào đó của phối liệu.
- Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh không quá phức tạp nhưng cũng cần lưu ý
theo dõi kiểm tra nhiệt độ của đống ủ, khống chế nhiệt độ đống ủ trong khoảng 45 -
500C; bổ sung thêm nước để đống ủ đạt độ ẩm thích hợp; tiến hành đảo trộn đống ủ
để cấp thêm không khí tạo điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật.
1.4.4. Nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án
1.4.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào
- Liệt kê chủng loại nhiên liệu và định mức:
- Liệt kê các nguyên liệu sử dụng trong dây chuyền; nếu nguyên liệu thuộc
danh mục các hóa chất nguy hiểm thì phải cung cấp những thông tin cơ bản về tính
nguy hiểm đồng thời cung cấp MSDS trong phần phụ lục của báo cáo.
- Lập bảng các thông tin sau đây:
 Định mức nguyên nhiên liệu (tính theo tấn sản phẩm).
 Tổng lượng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất (tính cả năm theo công suất),
 Cách thức đóng gói và lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu. Các nhà máy sản
xuất phân hữu cơ vi sinh thường sử dụng lượng nguyên liệu rất lớn, kho bãi chứa
không tập trung, nên cần làm rõ cách thức vận chuyển và lưu giữ trong quá trình
vận chuyển.
Đối với nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh thì tùy công nghệ của từng nhà máy
mà nguyên liệu đầu vào có thể là:
- Các hợp chất hữu cơ như : than bùn; bã nấm; phế thải nông nghiệp; phân gia
súc, gia cầm; rác thải…
- Các hợp chất vô cơ như: bột photphorit, bột apatit, bột xương, bột vỏ sò…
- Hỗn hợp vi lượng, vi sinh vật phân giải, axit hữu cơ…
Các nhà máy sản xuất phân bón nói chung đều cần một lượng nước cấp lớn do vậy
cần có thêm giấy phép được sử dụng nguồn nước cấp khi nhà máy đi vào hoạt động
của Chính quyền địa phương.

15
- Vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm :
 Vận chuyển nguyên liệu chính (phương tiện và đặc tính của phương tiện).
 Vận chuyển nguyên liệu hóa chất (phương tiện và đặc tính của phương tiện)
 Vận chuyển sản phẩm (phương tiện và đặc tính của phương tiện).
1.4.4.2. Sản phẩm đầu ra
Liệt kê số chủng loại sản phẩm/chất lượng đăng ký. Tùy vào các chủng vi sinh
vật được chọn để phối trộn vào phân mùn hữu cơ mà sản phẩm đầu ra sẽ là:
- Phân vi sinh cố định đạm:
+ Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin,
Rhidafo…làm tăng khả năng xâm nhập vi sinh vật cố định đạm vào rễ cây họ đậu,
Cung cấp các men các chất điều hoà sinh trưởng ảnh hưởng đến sự chuyên hoá chất
trong cây…
+ Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
- Phân vi sinh phân giải lân:
Chứa các chủng vi sinh vật có khả năng hòa tan lân, làm cho các hợp chất lân
vô cơ khó tan chuyển thành hợp chất lân vô cơ cây sử dụng được.
- Phân vi sinh phân giải chất xơ:
Chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác, bã thực vật… Nó
có khả năng thúc đẩy quá trình phân giải xenluloza thành các hợp chất khoáng mà
cây có thể sử dụng được.
1.4.6. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án
Trong phần này phải liệt kê các thiết bị công nghệ chính, số thiết bị từng loại,
công suất từng loại, năm sản xuất, nơi sản xuất.
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Lập bảng mô tả chi tiết tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ
khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành, vận hành thương mại.
1.4.8. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn cho dự án
Tổng mức đầu tư : Chỉ rõ tổng mức đầu tư của dự án dựa trên báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư dự án theo từng giai đoạn (nếu có).
 Giai đoạn 1/Sản phẩm/ vốn đầu tư/Diện tích sử dụng.
 Giai đoạn 2/Sản phẩm/vốn đầu tư/Diện tích sử dụng.
Chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động môi trường của dự toán, trong đó đặc biệt chú ý
các vấn đề sau:

16
 Xử lý khí thải
Lập bảng tổng hợp vốn đầu tư cho tất cả các hệ thống xử lý khí thải dự kiến sẽ
xây dựng.
Bảng 1-3. Tổng hợp vốn đầu tư cho các công trình xử lý khí thải
TT Hạng mục Giá trị Ghi chú
1 Chi phí hạ tầng
2 Chi phí mua sắm thiết bị
3 Chi phí xây dựng và lắp đặt
4 Chi phí dự án
5 Chi phí vận hành, chạy thử
Tổng cộng

 Xử lý nước thải
Lập bảng tổng hợp vốn đầu tư cho tất cả các hệ thống xử lý nước thải dự kiến
sẽ xây dựng.
Bảng 1-4. Tổng hợp vốn đầu tư cho các công trình xử lý nước thải
TT Hạng mục Giá trị Ghi chú
1 Chi phí hạ tầng
2 Chi phí mua sắm thiết bị
3 Chi phí xây dựng và lắp đặt
4 Chi phí dự án
5 Chi phí vận hành, chạy thử
Tổng cộng

 Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại


Phải đưa ra được biện pháp xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại và nói rõ
ai sẽ thực hiện, nếu chưa thực hiện được thì phải lưu giữ tạm thời ở đâu. Cần có mô
tả các giải pháp riêng cho chất thải nguy hại kể cả trong và ngoài công ty sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh.
Nguồn vốn : chỉ rõ nguồn vốn thực hiện dự án.
Nêu rõ nguồn vốn đầu tư và tổng mức đầu tư của dự án đồng thời chỉ rõ mức đầu tư
cho hoạt động bảo vệ môi trường, mức đầu tư cho từng hạng mục công trình bảo vệ
môi trường của dự án. Nội dung này cần kèm thao bảng thể hiện rõ mức chi phí cho
từng hạng mục công trình của dự án.
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo đầu tư của dự án:
- Thể hiện sơ đồ tổ chức quản lý dự án.
- Nhân lực thực hiện.

17
- Làm rõ bộ phận chuyên trách về môi trường cho cả giai đoạn xây dựng và giai
đoạn vận hành.
Tóm tắt các nội dung chủ yếu của dự án đã được trình bày ở trên theo bảng sau :
Bảng 1-5. Tóm tắt các thông tin chính của dự án
Công Các yếu tố môi
Các giai đoạn Tiến độ
Các hoạt động nghệ/cách thức trường có khả
của dự án thực hiện
thực hiện năng phát sinh
Chuẩn bị Giải phóng mặt bằng

Xây dựng Xây dựng nhà xưởng
Vận chuyển vật liệu

Vận hành Dây chuyền sản xuất
Trạm XLNT

18
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN


2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
 Điều kiện về địa lý
Mô tả cụ thể về điều kiện địa lý khu vực dự án, đặc điểm về địa hình với các
thông tin, số liệu về tính chất, cao độ địa hình và những đặc điểm nổi bật.
- Mặt bằng khu đất, hướng, mối liên hệ với các vùng xung quanh.
- Cao độ địa hình, hướng thoát nước. Tọa độ vị trí khu đất.
- Thể hiện vị trí khu đất trên bản đồ nền khu vực dự án.
 Địa chất công trình
Mô tả cụ thể về đặc điểm địa chất công trình khu vực dự án thông qua các hố
khoan khảo sát địa chất :
- Tính chất vật lý của các lớp đất đá.
- Tính chất cơ học của các lớp đất đá.
 Địa chất thủy văn
Mô tả cụ thể về đặc điểm địa chất thủy văn khu vực dự án thông qua kết quả
khoan khảo sát địa chất :
- Trữ lượng nước dưới đất.
- Chất lượng nước dưới đất.
Trong trường hợp có khai thác nước ngầm tại chỗ thì cần làm rõ theo quy định hiện
hành.
 Nhận xét và đánh giá
- Đánh giá khả năng chịu tải của khu vực dự án
- Đánh giá giá trị của nguồn tài nguyên nước ngầm tại khu vực và khả năng bị
ô nhiễm do chính hoạt động tại khu vực dự án.
- Mô tả chi tiết các dự án khai thác khoáng sản, dự án liên quan đến các công
trình ngầm khu vực dự án.
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Dựa trên nguồn số liệu thống kê tại các trạm quan trắc của Trung tâm khí
tượng thuỷ văn gần vị trí dự án và thuộc địa bàn nơi dự án sẽ được xây dựng. Số
liệu phải được thống kê trong vòng 5-10 năm gần nhất. Trình bày rõ đặc trưng khí
tượng có liên quan đến dự án. Cụ thể :

19
 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô
nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước. Các giá trị đặc trưng về nhiệt độ
không khí như sau :
Bảng 2-1. Nhiệt độ trung bình tháng các năm ở khu vực dự án
Đơn vị tính : oC
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm

Trung bình

 Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán
vào không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hoá
các chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường. Các giá trị đặc trưng về
độ ẩm tại khu vực dự án như sau :
Bảng 2-2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng các năm ở khu vực dự án
Đơn vị tính : %
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm

Trung bình

 Nắng và bức xạ
Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Các
thông số đặc trưng về nắng của khu vực như sau :
- Tổng số giờ năng trung bình năm.
- Tháng có số giờ nắng trung bình lớn nhất.
- Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất.
Bảng 2-3. Số giờ nắng trung bình tháng các năm ở khu vực dự án
Đơn vị tính : giờ
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm

Trung bình

 Tốc độ gió, hướng gió và tần suất gió


Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất
ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Các thông số
đặc trưng về tốc độ gió và hướng gió khu vực dự án như sau :

20
- Vận tốc gió trung bình năm.
- Vận tốc gió trung bình tháng lớn nhất.
- Vận tốc gió trung bình tháng nhỏ nhất.
- Hướng gió chủ đạo về mùa hè.
- Hướng gió chủ đạo về mùa đông.
Bảng 2-4. Tốc độ gió trung bình tháng các năm ở khu vực dự án
Đơn vị tính : m/s
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm

Trung bình

Bảng 2-5. Tần suất gió trung bình tháng các năm ở khu vực dự án
Đơn vị tính : %
Tháng
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trung bình

 Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng.
Các thông số đặc trưng tại vùng dự án như sau :
- Lượng mưa trung bình năm.
- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất và thấp nhất.
- Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất.
Bảng 2-6. Lượng mưa trung bình tháng các năm ở khu vực dự án
Đơn vị tính : mm
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm

Trung bình

 Độ bền vững khí quyển


Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào
ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Dựa vào bảng sau để xác định độ ổn
định khí quyển ở khu vực dự án.

21
Bảng 2-7. Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill, 1961)
Tốc độ gió tại Bức xạ mặt trời ban ngày Độ mây ban đêm
độ cao Mạnh Trung bình Yếu It mây Nhiều mây
10m (m/s) (Độ cao mặt (Độ cao mặt (Độ cao mặt < 4/8 > 4/8
trời >60) trời 35-60) trời 15-35)
<2 A A-B B - -
2-3 A-B B C E F
3-5 B B-C C D E
5-6 C C-D D D D
>6 C D D D D
Ghi chú : A - Rất không bền vững D - Trung hoà
B - Không bền vững loại trung bình E - Bền vững trung bình
C - Không bền vững loại yếu F - Bền vững

2.1.3. Đặc điểm chế độ thuỷ văn ở khu vực dự án


Mô tả mạng lưới thuỷ văn tại khu vực dự án, cụ thể là nguồn tiếp nhận nước
mưa và nước thải của dự án. Mạng lưới thuỷ văn phải thể hiện được các đặc trưng:
- Tên sông suối, ao hồ.
- Hình thái và đặc trưng của sông suối: chiều dài, chiều rộng, độ sâu, lưu lượng
dòng chảy, vận tốc dòng chảy, mực nước…
- Nhận xét và đánh giá :
+ Đánh giá những thuận lợi và khó khăn do mạng lưới thuỷ văn tác động đến dự án.
+ Đánh giá giá trị nguồn nước mặt tại khu vực dự án
+ Mô tả đặc trưng hải văn khu vực dự án (chế độ triều, đặc điểm các dòng hải lưu,
chế độ sóng…) nếu có.
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
Các thành phần môi trường tự nhiên bao gồm thành phần vật lý (không khí,
tiếng ồn, rung, nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ, đất và trầm tích) và
thành phần sinh học (động vật, thực vật, hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên
cạn, động vật hoang dã và thực vật quý hiếm). Các thành phần môi trường tự nhiên
sẽ chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong thời gian ngắn hay dài của quá trình
thực hiện dự án. Do vậy việc đánh giá các thành phần môi trường tự nhiên trước khi
thực hiện dự án sẽ giúp cho các nhà quản lý sơ bộ đánh giá được sức chịu tải môi
trường của khu vực dự án, cũng như dự báo diễn biến môi trường khu vực khi dự án
đi vào hoạt động.
Các số liệu quan trắc các thành phần môi trường tự nhiên có thể lấy từ nhiều nguồn
tư liệu khác nhau từ các Trạm Quan trắc môi trường Quốc gia và tỉnh thành, các
công trình nghiên cứu khoa học, khảo sát trong nhiều năm đã được công bố chính
thức hoặc dự án tự tiến hành quan trắc môi trường. Số liệu quan trắc môi trường
phải được cập nhật tại thời điểm thực hiện ĐTM dự án.

22
Môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tác động
của quá trình thực hiện dự án. Đánh giá môi trường nền là quá trình xác định hiện
trạng môi trường của khu vực mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy phần nội dung
này phải thể hiện được một cách định lượng các thành phần môi trường nền cuả khu
vực thông qua các số liệu quan trắc, đo đạc các chỉ tiêu môi trường sẽ chịu tác động
trực tiếp của dự án trong tương lai. Các số liệu môi trường nền sẽ là cơ sở để kiểm
soát, đánh giá tính hiệu quả của công tác ĐTM sau này. Số liệu môi trường nền cần
đạt tiêu chuẩn chất lượng sau :
- Có đủ độ tin cậy, rõ ràng và phải rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Các số liệu, tài liệu phải bao gồm những yếu tố, thành phần môi trường trong khu
vực chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án.
- Các số liệu phải được xử lý sơ bộ, hệ thống hoá, rõ ràng giúp cho người phân tích
tổng hợp, nhận định đặc điểm của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp đo lường khảo sát, phân tích, thống kê phải tuân thủ các quy định
của các hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (TCVN).
- Chỉ tiến hành thu thập, đo đạc, điều tra các số liệu về môi trường và tài nguyên
thiên nhiên ở những khu vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án và
những chỉ tiêu môi trường sẽ bị tác động bởi dự án.
2.1.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
- Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu đất :
+ Các điểm lấy mẫu đất lựa chọn phải là những điểm có khả năng chịu tác động bởi
các hoạt động của dự án và đặc trưng cho tính chất đất ở vùng dự án.
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu đất : mô tả rõ điểm quan trắc lấy mẫu là loại đất
gì, độ sâu, nằm trong hay ngoài dự án, nếu nằm ngoài thì ước tính khoảng cách từ vị
trí lấy mẫu đến vị trí dự án và nằm về phía nào.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu, toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Thời gian lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu.
+ Phương pháp đo đạc và phân tích cho từng thông số môi trường đất.
- Các thông số phân tích môi trường đất thường áp dụng :
pHKCL, Tổng N, Tổng P, Pb, Zn, As, Cd.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích môi trường đất thể hiện theo mẫu bảng sau :
Bảng 2-8. Kết quả phân tích chấ t lươ ̣ng đất ở khu vực dự án
Chỉ tiêu phân Điểm Điểm Điểm QCVN
STT Đơn vị
tích S1 S2 Sn 03-MT:2015
1 pHKCl -
2 Tổng N mg/kg khô
3 Tổng P mg/kg khô
4 Pb mg/kg khô

23
5 Zn mg/kg khô
6 As mg/kg khô
7 Cd mg/kg khô
Ghi chú : QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn KTQG về giới hạn cho phép của một số
kim loại nặng trong đất

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về chất lượng đất tại khu vực dự án và phân tích nguyên nhân.
2.1.4.2. Hiện trạng chất lượng trầm tích
- Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu trầm tích :
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu trầm tích : mô tả rõ điểm quan trắc lấy mẫu ở
sông suối hay bờ biển, khoảng cách từ vị trí lấy mẫu đến vị trí dự án.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu, toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Thời gian lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu.
- Các thông số phân tích trầm tích thường áp dụng :
pHKCL, Tổng N, Tổng P, Pb, Zn, As, Cd.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích trầm tích thể hiện theo mẫu bảng sau :
Bảng 2-9. Kế t quả phân tı́ch chấ t lươ ̣ng trầ m tı́ch
Mẫu phân tıć h QCVN
STT Thông số phân tı́ch Đơn vi ̣
TT1 TT2 43:2012
1 pHKCL -
2 Tổng N mg/kg
3 Tổng P mg/kg
4 Chì (Pb) mg/kg
5 Kẽm (Zn) mg/kg
6 Asen (As) mg/kg
7 Cadimi (Cd) mg/kg
Ghi chú : QCVN 43:2012/BTNMT Quy chuẩn KTQG về chất lượng trầ m tı́ch.

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về chất lượng bùn đáy tại khu vực dự án và phân tích nguyên nhân.
2.1.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
 Các nguồn nước chủ yếu trong khu vực
- Nước sông, suối, ao hồ,
- Nước kênh mương thuỷ lợi,
- Nước biển ven bờ,

24
 Hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực dự án
- Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt :
+ Các điểm lấy mẫu nước mặt lựa chọn phải là những điểm có khả năng chịu tác
động bởi các hoạt động của dự án và đặc trưng cho tính chất của các lưu vực.
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu nước mặt : mô tả rõ điểm quan trắc lấy mẫu
trên sông suối nào, khoảng cách từ vị trí lấy mẫu đến vị trí dự án.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu, toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Thời gian lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu.
+ Phương pháp đo đạc và phân tích cho từng thông số môi trường nước.
- Các thông số phân tích nước mặt thường áp dụng :
Nhiệt độ nước, pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, Pb, Zn,
As, Cd, Dầu mỡ, Coliform.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được thể hiện theo mẫu bảng sau :
Bảng 2-10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt
Điểm Điểm Điểm QCVN 08-
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
NM1 NM2 NMn MT:2015
1 Nhiệt độ 0C

2 pH -
3 DO mg/l
4 TSS mg/l
5 COD mg/l
6 BOD5 mg/l
7 NH4 + mg/l
8 Cl - mg/l
9 NO2 - mg/l
10 NO3- mg/l
11 PO4 3- mg/l
12 Pb mg/l
13 Zn mg/l
14 As mg/l
15 Cd mg/l
16 Dầ u mỡ mg/l
17 Coliform MPN/100ml
Ghi chú : QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn KTQG về chất lượng nước mặt.

- Nhận xét về chất lượng nước mặt:


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về chất lượng nước mặt tại khu vực dự án và phân tích nguyên nhân.

25
2.1.4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất
 Các nguồn nước chủ yếu trong khu vực
- Nước giếng đào (mạch nông).
- Nước giếng khoan.
 Hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực dự án
- Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu nước dưới đất :
+ Những nguồn nước dưới đất có khả năng bị ảnh hưởng do hoạt động của dự án.
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu nước dưới đất : mô tả rõ điểm quan trắc lấy
mẫu là giếng khoan hay giếng đào, độ sâu, tên chủ hộ, địa chỉ.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu, toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Thời gian lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và phân tích.
- Các thông số phân tích nước dưới đất thường áp dụng :
pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, SO42-, Pb, Zn, As, Cd, Coliform.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích chất lượng nước đưới đất được thể hiện theo mẫu bảng sau :
Bảng 2-11. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước dưới đất
Điểm Điểm Điểm QCVN
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
NN1 NN2 NNn 09-MT:2015
1 Nhiệt độ 0C

2 pH -
3 TSS mg/l
4 TDS mg/l
5 COD mg/l
6 NH4 + mg/l
7 Cl - mg/l
8 NO2 - mg/l
9 NO3 - mg/l
10 SO4 2- mg/l
11 Pb mg/l
12 Zn mg/l
13 As mg/l
14 Cd mg/l
15 Coliform MPN/100ml
Ghi chú : QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn KTQG về chất lượng nước dưới đấ t.

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về chất lượng nước dưới đất khu vực dự án, phân tích nguyên nhân.

26
2.1.4.5. Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ
 Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu nước biển ven bờ
+ Các điểm lấy mẫu nước lựa chọn phải là những điểm có khả năng chịu tác động
bởi các hoạt động của dự án và đặc trưng cho tính chất vùng nước biển ven bờ.
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu nước biển ven bờ : mô tả rõ điểm quan trắc lấy
mẫu trên bờ biển nào, khoảng cách từ vị trí lấy mẫu đến vị trí dự án.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu, toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Thời gian lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích.
- Các thông số phân tích nước biển ven bờ thường áp dụng :
pH, DO, TSS, BOD5, NH4+, Cl-, F-, PO43-, Pb, Zn, As, Cd, Mn, Dầu mỡ, Coliform.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ thể hiện theo mẫu bảng sau :
Bảng 2-12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ
Chỉ tiêu phân Điểm Điểm Điểm QCVN 10-
STT Đơn vị
tích NB1 NB2 NBn MT:2015
1 pH -
2 DO mg/l
3 TSS mg/l
4 BOD5 mg/l
5 NH4 + mg/l
6 Cl - mg/l
7 F - mg/l
8 PO43- mg/l
9 Pb mg/l
10 Zn mg/l
11 As mg/l
12 Cd mg/l
13 Mn mg/l
14 Dầ u mỡ mg/l
15 Coliform MPN/100ml
Ghi chú : QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn KTQG về chất lượng nước biển.

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về chất lượng nước biển ven bờ tại khu vực dự án và phân tích nguyên
nhân.

27
2.1.4.6. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
- Bụi TSP, khí CO, SO2, NO2 do hoạt động giao thông trong khu vực dự án.
- Bụi TSP, khí độc CO, CO2, SO2, NO2 do công nghệ sản xuất phân vi sinh.
- Bụi và khí độc do sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án
- Lựa chọn vị trí các điểm lấy mẫu không khí :
+ Các điểm lấy mẫu không khí lựa chọn phải là những điểm có khả năng chịu tác
động bởi các hoạt động của dự án.
+ Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu không khí : mô tả rõ điểm quan trắc lấy mẫu
nằm bên trong hay bên ngoài dự án, nếu nằm ngoài thì ước tính khoảng cách từ vị
trí lấy mẫu đến vị trí dự án và về phía nào. Phải có điểm ở các khu dân cư xung
quanh theo hướng gió chủ đạo về các mùa.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu, toạ độ điểm lấy mẫu.
+ Thời gian lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu.
+ Phương pháp đo đạc và phân tích cho từng thông số môi trường không khí.
- Các thông số phân tích thường áp dụng :
+ Các thông số khí tượng (t, , v, hướng gió).
+ Bụi (TSP) và các chất khí CO, SO2, NO2, H2S.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích chất lượng không khí được thể hiện theo mẫu các bảng sau :
Bảng 2-13. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
Điểm Hướng Tốc độ Nhiệt Độ ẩm TSP CO SO2 NO2 H2S
quan trắc gió gió (m/s) độ (oC) (%) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
Điểm KK1
Điểm KK2
Điểm KKn
QCVN 05:2013/BTNMT (1h)
QCVN 06:2008/BTNMT (1h)
Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn KTQG về không khí xung quanh.
- QCVN 06:2008/BTNMT Quy chuẩn KTQG về chấ t độc hại trong không khı́ xung quanh.

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án và phân tích
nguyên nhân.

28
2.1.4.7. Hiện trạng tiếng ồn
 Các nguồn gây tiếng ồn
- Hoạt động giao thông trong khu vực dự án và sinh hoạt của nhân dân.
- Hoạt động sản xuất phân vi sinh.
 Hiện trạng tiếng ồn khu vực dự án
- Lựa chọn vị trí các điểm đo tiếng ồn :
+ Vị trí các điểm đo tiếng ồn : cùng với điểm lấy mẫu môi trường không khí.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm đo, toạ độ điểm đo tiếng ồn.
+ Thời gian đo và phương pháp đo.
- Các thông số phân tích tiếng ồn tích phân : LAeq, LAmax (dBA).
- Các thông số phân tích tiếng ồn theo các dải Octa : 63-16000Hz.
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích tiếng ồn được thể hiện theo mẫu các bảng sau :
Bảng 2-14. Giá trị mức ồn trung bình ở khu vư ̣c dự án
Điểm quan trắc LAeq dBA) LAmax (dBA)
Điể m TO1
Điểm TO2
Điểm TOn
QCVN 26:2010/BTNMT
Ghi chú : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Bảng 2-15. Giá tri ̣trung bı̀nh mức ồ n theo các dải Octa
Mức ồ n theo các dải Octa (dB)
Điể m quan
63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 16000
trắ c
Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz Hz
Điể m KK1
Điể m KK2
Điể m KKn
QCVN
24:2016/BYT
Ghi chú : QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn tại nơi làm việc.

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN
24:2016/BYT.
+ Kết luận về tiếng ồn tại khu vực dự án và phân tích nguyên nhân.

29
2.1.4.8. Hiện trạng rung động
 Các nguồn gây rung động
- Hoạt động giao thông trong khu vực dự án.
- Hoạt động sản xuất trong khu vực.
- Sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
 Hiện trạng mức rung ở khu vực dự án
- Lựa chọn vị trí các điểm đo rung :
+ Vị trí các điểm đo mức rung : cùng với điểm lấy mẫu môi trường không khí.
+ Điều kiện khí hậu tại thời điểm đo, toạ độ điểm đo mức rung.
+ Thời gian đo và phương pháp đo.
- Các thông số phân tích mức rung : Lva(x), Lva(y), Lva(z)
- Thể hiện kết quả phân tích :
Kết quả phân tích mức rung được thể hiện theo mẫu bảng sau :
Bảng 2-16. Giá trị trung bình mức rung
Mức rung (dBA)
Điểm đo
Lva(x) Lva(y) Lva(z)
V1
V2
Vn
QCVN 27:2010/BTNMT
Ghi chú : QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rung.

- Nhận xét và đánh giá :


+ Đánh giá so sánh các thông số phân tích với QCVN tương ứng.
+ Kết luận về mức rung tại khu vực dự án và phân tích nguyên nhân.
2.1.5. Hiện trạng hệ sinh thái
2.1.5.1. Hệ sinh thái trên cạn
Thu thập thông tin tư liệu điều tra cơ bản của vùng và khảo sát tại chỗ bổ
sung bao gồm :
- Hệ thực vật : các loài thực vật chiếm ưu thế, các loài thực vật quý hiếm.
- Hệ động vật : các loài động vật chiếm ưu thế, các loài động vật hoang dã, các loài
động vật có trong sách đỏ.
- Đánh giá mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái trên cạn.
2.1.5.2. Hệ sinh thái dưới nước
Thu thập thông tin tư liệu điều tra cơ bản của vùng và khảo sát tại chỗ bổ
sung bao gồm :
- Thực vật phiêu sinh : thành phần loài, số lượng, mật độ, loài chiếm ưu thế.

30
- Động vật phiêu sinh : thành phần loài, số lượng, mật độ, loài chiếm ưu thế.
- Động vật đáy : thành phần loài, số lượng, mật độ, các loài chiếm ưu thế.
- Đánh giá mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái dưới nước.
2.1.6. Đánh giá sơ bộ sức chịu tải môi trường ở khu vực dự án
Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường ở trên, kết
hợp với các thông tin số liệu của mạng lưới quan trắc môi trường vùng dự án, đánh
giá sơ bộ về sức chịu tải môi trường của khu vực thực hiện dự án.
- Về môi trường không khí và tiếng ồn.
- Về môi trường nước mặt, nước dưới đất.
- Về môi trường đất.
- Về tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.
- Về ngập úng khu vực dự án.
- Về các vấn đề khác liên quan.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Điều kiện về kinh tế khu vực
Tóm tắt tình hình kinh tế trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi
dự án trong năm gần nhất, dựa trên báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội
hàng năm của chính quyền địa phương, tập trung vào các hoạt động sau :
- Công nghiệp và nông nghiệp.
- Giao thông vận tải và khai khoáng.
- Du lịch và thương mại, dịch vụ.
- Các ngành khác
Điều tra khảo sát trên địa bàn xã, phường nơi thực hiện dự án : sử dụng mẫu phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp đại diện của chính quyền địa phương, có xác nhận của
chính quyền địa phương.
Điều tra khảo sát các hộ dân trong vùng dự án : sử dụng mẫu phiếu điều tra, phỏng
vấn trực tiếp người dân tại khu vực dự án.
2.2.2. Điều kiện về xã hội khu vực
Tóm tắt tình hình xã hội trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi
dự án trong năm gần nhất, dựa trên báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội
hàng năm của chính quyền địa phương, tạp trung vào các nội dung sau :
- Các công trình văn hoá và xã hội.
- Tôn giáo, tín ngưỡng và di tích lịch sử.
- Khu dân cư, khu đô thị.
- Các công trình liên quan khác.

Điều tra khảo sát trên địa bàn xã, phường nơi thực hiện dự án : sử dụng mẫu phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp đại diện của chính quyền địa phương và người dân.
31
PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG, XÃ
(Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh)

1. Khu vực điều tra :


- Tên xã, phường : .................................................................................................................
- Số hộ dân : ............. hộ. Tổng số dân : .................. người. Bình quân : .............. người/hộ.

2. Hiện trạng sử dụng đất :


- Tổng diện tích đất : ................... ha. Trong đó đất nông nghiệp : ................................. ha.
- Đất công nghiệp : ............ ha. Đất lâm nghiệp : ............... ha. Đất khác : .................... ha.

3. Hiện trạng kinh tế xã hội :


- Số hộ làm nông nghiệp : ................ hộ. Sản lượng lúa : .................................... tấn/ha.
- Sản lượng hoa màu : .................. tấn/ha. Số hộ làm dịch vụ, buôn bán : ..................... hộ.
- Các loại hình dịch vụ sản xuất : ..........................................................................................
- Số hộ làm lâm nghiệp : .............. hộ. Diện tích trồng rừng : .......................................... ha.
- Số hộ làm nghề truyền thống : ...................... hộ. Sản lượng : ........................ tấn sp/năm.
- Thu nhập : Bình quân : .................... đ/tháng. Cao nhất : ............................. đ/tháng.
Thấp nhất : ........... đ/tháng. Số hộ giàu : ........ hộ. Số hộ nghèo : .......... hộ.

4. Các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật :


- Cơ quan : ......... cơ sở. Trường mẫu giáo : ....... trường. Trường PTCS : .........
trường.
- Nhà máy : ................ cơ sở. Xí nghiệp : ................... cơ sở. Chợ : ...................................
- Bệnh viện : ................ cơ sở. Trạm y tế : ............. cơ sở. Nghĩa trang : ..................
- Đình : ........................ cơ sở. Chùa : ................... cơ sở. Nhà thờ : .........................
- Hiện trạng đường giao thông :
+ Đường đất : .................... km. + Đường cấp phối : ....................... km.
+ Đường bê tông : ............... km. + Đường gạch : ............................. km.
- Hiện trạng sử dụng điện, nước :
+ Số hộ dân được cấp điện : ...... hộ. + Số hộ dân được cấp nước sạch : ........... hộ.
+ Số hộ sử dụng nước giếng : ....... hộ. + Số hộ sử dụng nước sông : ........ hộ.

5. Các yêu cầu và kiến nghị của chính quyền địa phương về dự án :
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Ngày ......... tháng ........ năm 200...


NGƯỜI ĐIỀU TRA XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

32
PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HỘ DÂN CƯ
(Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh)

1. Hộ dân điều tra :


- Tên chủ hộ : ........................................................................................................................
- Số nhân khẩu : .... người. Đến tuổi lao động : .... người. Chưa đến tuổi lao động : ... người
2. Hiện trạng sử dụng đất :
- Tổng diện tích đất : .......................... ha. Trong đó đất nhà ở : ..................................... ha.
- Đất vườn : ....................................... ha. Đất khác : ...................................................... ha.
3. Hiện trạng kinh tế xã hội :
- Diện tích trồng lúa : ......................... ha. Sản lượng lúa : .................................... tấn/ha.
- Diện tích trồng hoa màu : ............... ha. Sản lượng hoa màu : ................................ tấn/ha.
- Các loại cây trồng trong vườn lâu năm : ....................................... Số lượng : ............. cây.
- Diện tích trồng rừng : ...................... ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản : ....................... ha.
- Số người làm nghề truyền thống : ................ người. Sản lượng : .................... tấn sp/năm.
- Các loại hình dịch vụ, buôn bán, sản xuất : ........................................................................
- Thu nhập : Bình quân : .................... đ/tháng. Cao nhất : ............................. đ/tháng.
Thấp nhất : ...................... đ/tháng.
4. Các công trình vệ sinh môi trường :
- Nhà ở cấp IV : .............. m2. Nhà xây : .............. tầng, diện tích : ................................. m2.
- Nhà bếp riêng : ............. m2. Nhà tắm riêng : ......... m2. Nhà xí riêng có bể tự hoại : ..........
- Nhà xí riêng không có bể tự hoại : ............... Diện tích sân vườn : ................................ m 2.
- Nguồn tiếp nhận nước thải : ................................................................................................
- Chuồng trại chăn nuôi trong khuôn viên nhà ở : ....... m2, ngoài khuôn viên nhà ở : ..... m2.
- Lợn : ......... con. Gà : ........ con. Vịt : .......... con. Trâu : ............ con. Bò : ................. con.
- Hiện trạng sử dụng điện, nước cho sinh hoạt :
+ Sử dụng điện lưới : ......... kw/tháng + Sử dụng điện máy nổ : ................
kw/tháng
+ Sử dụng nước máy : ....... m3/tháng + Sử dụng nước giếng khoan sâu : ............ m
+ Sử dụng nước giếng đào sâu : ........ m + Sử dụng nước sông, suối : ..............
- Loại rác thải : ......................... Số lượng : ....... kg. Hình thức xử lý : ..................................
5. Các yêu cầu và kiến nghị của chủ hộ về dự án và vấn đề đến bù đất bị thu hồi :
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Ngày ......... tháng ........ năm 200....


NGƯỜI ĐIỀU TRA XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ

33
PHIẾU ĐIỀU TRA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
(Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh)

1. Khu vực điều tra :


- Tên Trạm y tế xã, phường : .................................................................................................
- Số hộ dân : ................ hộ. Tổng số dân : ............... người. Bình quân : .............. người/hộ.

2. Hiện trạng cơ sở y tế địa phương :


- Số bác sĩ : ............. người. Số Y sĩ : .................. người. Số Y tá : ............. người.
- Số giường bệnh : ...... giường. Số bệnh nhân nội trú : .... người, ngoại trú : ... người/tháng.
- Các loại máy móc, phương tiện khám chữa bệnh : .............................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

3. Tình hình sức khoẻ cộng đồng :


- Số người mắc bệnh truyền nhiễm : ......................... người. Chiếm tỷ lệ : ...................... %.
- Loại bệnh truyền nhiễm : ....................................................................................................
- Số người mắc bệnh mãn tính : .............................. người. Chiếm tỷ lệ : ........................ %.
- Loại bệnh mãn tính : ...........................................................................................................
- Số người mắc bệnh nghề nghiệp : ......................... người. Chiếm tỷ lệ :........................ %.
- Loại bệnh nghề nghiệp : .....................................................................................................
- Số người mắc bệnh về phổi : ..... người, tỷ lệ : ... %. Bệnh hô hấp : ...... người, tỷ lệ : ... %.
Bệnh về mắt : ....... người, tỷ lệ : ....... %. Bệnh đường ruột : ........ người, tỷ lệ : ........ %.
Bệnh về tai mũi họng : ........ người, tỷ lệ : .......... %. Bệnh ngoài da : ............ người, tỷ lệ :
........ %. Các bệnh khác : ............. người, tỷ lệ : .......... %.

4. Ý kiến của trạm y tế xã, phường về vấn đề về sức khoẻ cộng đồng, vệ sinh môi
trường và những vấn đề liên quan đến dự án :
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Ngày ......... tháng ........ năm 200....


NGƯỜI ĐIỀU TRA XÁC NHẬN CỦA TRẠM Y TẾ

34
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN
DỰ ÁN VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Đánh giá sự phù hợp về tài nguyên và môi trường đất :
+ Địa hình và diện tích đất.
+ Hiện trạng sử dụng đất.
+ Hiện trạng chất lượng môi trường đất.
- Đánh giá sự phự hợp về tài nguyên môi trường nước :
+ Nhu cầu sử dụng nước.
+ Chất lượng môi trường nước mặt.
+ Chất lượng môi trường nước biển ven bờ.
- Đánh giá sự phù hợp đến môi trường không khí :
+ Hướng gió chủ đạo.
+ Chất lượng môi trường không khí.
- Đánh giá sự phù hợp về đa dạng sinh học :
+ Hệ sinh thái trên cạn.
+ Hệ sinh thái dưới nước.
- Đánh giá sự phù hợp về xã hội :
+ Số hộ dân bị di cư, giải phóng mặt bằng.
+ An toàn, sức khỏe cộng đồng.
+ Các công trình lịch sử, tôn giáo và cảnh quan thiên nhiên đã được xếp hạng.
- Đánh giá sự phù hợp về điều kiện khí tượng bất thường :
+ Bão và áp thấp nhiệt đới.
+ Tình hình ngập, lụt.
+ Thủy triều và sóng biển.
Ghi chú : Các hoạt động đo đạc, lấy mẫu môi trường tại khu vực thực hiện dự án
cần có các hình ảnh minh họa.

35
Chương 3.
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. NGUYÊN TẮC CHUNG


Phần nội dung này cần được chỉ ra một cách định lượng, toàn diện những tác
động tiềm tàng bao gồm những tác động trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài,
những tác động tiềm ẩn và tích luỹ, những tác động có thể hoặc không thể khắc
phục có tiềm năng lớn gây suy thoái, ô nhiễm môi trường khu vực.
Đánh giá tác động môi trường đối với Dự án sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cần
được tiến hành cho ba giai đoạn thực hiện Dự án:
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn thi công xây dựng.
- Giai đoạn vận hành thử và vận hành chính thức của dự án.
Về cơ bản Chương 3 là chương đưa ra những thông tin mang tính dự báo dựa trên
các thông tin số liệu đã có hay ngoại suy bằng các phương pháp khoa học hay kinh
nghiệm thực tế. Do đó việc tồn tại các sai số của dự báo (kể cả định lương, bán định
lượng hay định tính) cũng có thể được chấp nhận. Tuy nhiên dự báo càng gần với
thực tế bao nhiêu thì càng giảm thiệt hại về môi trường, xã hội cũng như về kinh tế
cho chính nhà đầu tư bấy nhiêu. Yêu cầu chung của chương 3 đối với loại hình Dự
án sản xuất phân bón là:
- Ngoài các nguồn phát sinh chất thải thông thường trong cả hai giai đoạn xây
dựng và vận hành, cần lưu ý đến việc sử dụng, lưu kho và phát sinh hóa chất và chất
thải nguy hại trong toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành thử nghiệm và vận hành
chính thức.
- Nên sử dụng các mô hình dự báo phù hợp để xác định vùng và mức ảnh
hưởng của các nguồn thải. Tuy nhiên khi sử dụng mô hình phải cung cấp các điều
kiện tính toán ban đầu đối với khí thải, nước thải, nước làm mát, đánh giá rủi ro…
3.2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ DỰ ÁN
3.2.1. Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Trong giai đoạn chuẩn bị của dự án, các hoạt động chủ yếu bao gồm :
- Công tác GPMB (phát quang thảm thực vật, san nền khu vực dự án…)
- Quy hoạch bố trí tổng mặt bằng và phân khu chức năng.
3.2.2. Đánh giá về quy hoạch bố trí mặt bằng
Đưa ra các đánh giá về tổ chức không gian và phân khu chức năng cho từng
hạng mục công trình của dự án.

36
3.2.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn GPMB
3.2.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động đối với môi trường không khí :
- Khí thải của các phương tiện vận tải.
- Bụi phát tán từ mặt bằng thi công và đường giao thông trên công trường.
Các hoạt động này chủ yếu gây ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận chuyển
đất đá san lấp mặt bằng. Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc nhiều vào chất
lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe qua lại và số
lượng nhiên liệu tiêu thụ. Để có thể ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng
Hệ số ô nhiễm do cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) thiết lập.
 Nguồn tác động đối với môi trường nước :
Trong giai đoạn san ủi mặt bằng của dự án, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là
nước thải của công nhân thi công chuẩn bị mặt bằng trên công trình. Đối với nước
thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật. Xác định tải lượng
các chất ô nhiễm từ các nguồn thải này.
 Nguồn ô nhiễm do chất thải rắn :
- Chất thải rắn từ quá trình phá dỡ, san ủi mặt bằng.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng.
3.2.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động do chiếm dụng đất :
Trong giai đoạn GPMB, cần xác định cụ thể diện tích đất bị chiếm dụng (thu hồi)
cho dự án, nhất là diện tích đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, rừng
ngập mặn...
 Nguồn tác động do di dời, tái định cư :
- Số hộ dân phải di dời, tái định cư.
- Số mồ mả phải di dời.
- Số nhà cửa, công trình phải đền bù.
- Cây cối, hoa màu phải đền bù.
3.2.3.3. Đánh giá, dự báo tác động do giải phóng mặt bằng
Đánh giá tác động đến các hộ dân bị tác động trực tiếp bởi dự án do giải
phóng mặt bằng phải thể hiện chi tiết theo các nội dung sau :
- Tác động do chiếm dụng đất.
- Tác động do phải di dời, tái định cư.
- Tác động tới cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

37
3.2.3.4. Đánh giá, dự báo tác động từ quá trình san lấp mặt bằng
- Tác động tới môi trường không khí từ quá trình san lấp mặt bằng (đánh giá dựa
theo nồng độ chất ô nhiễm, phạm vi bị tác động, vùng bị ảnh hưởng).
- Tác động tới môi trường nước từ quá trình san lấp mặt bằng (đánh giá dựa theo
nồng độ chất ô nhiễm, phạm vi bị tác động, vùng bị ảnh hưởng).
- Tác động do chất thải rắn từ quá trình san lấp mặt bằng (đánh giá dựa theo chủng
loại, thành phần của chất thải rắn).
- Rủi ro và sự cố môi trường trong quá trình san lấp mặt bằng.
Hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng thông thường gồm có : rà phá
bom mìn, phát quang thảm thực vật để xây dựng công trình, đào đắp san lấp mặt
bằng. Các hoạt động này sẽ tác động đến môi trường tự nhiên khu vực, các nội dung
đánh giá :
- Tác động của hoạt động rà phá bom mìn.
- Tác động của hoạt động chặt hạ cây cối, phát quang thảm thực vật được thể hiện
qua số lượng chủng loại cây, số lượng gỗ, thực bì và tác động của việc mất thảm
thực vật đối với hệ sinh thái tự nhiên khu vực.
- Tác động của hoạt động đào đắp, san lấp :
+ Tải lượng bụi phát thải trong điều kiện bình thường từ hoạt động đào đất, san lấp
mặt bằng có thể xác định bằng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên các số liệu về
khối lượng đất đá đào đắp, xúc bốc và hệ số phát thải ô nhiễm bụi do WHO xác lập.
Tuy nhiên, vì hệ số phát thải của WHO dao động trong một khoảng giá trị tương đối
rộng, vì vậy, căn cứ vào trường hợp cụ thể của khu vực, của dự án để lựa chọn một
giá trị phù hợp với khu đất của dự án.
Bảng 3-1. Hệ số phát thải bụi.
STT Nguồn phát sinh bụi Hệ số phát thải
1 Hoạt động đào đất, san ủi mặt bằng (Bụi đất, cát) 1 – 100g/m3
2 Hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, 0,1 – 1g/m3
đá, cát…), máy móc, thiết bị
3 Hoạt động vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt 0,1 – 1g/m3
đường (bụi đất, cát)
Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993.

+ Hệ số phát thải bụi (E) từ hoạt động san lấp mặt bằng còn có thể được xác định
theo công thức (Environmental Assessment Sourcebook Volume II - Sectoral
Guideline Environment Department, WB, Washington DC 8/1991):
E  0 ,16  k 
U / 2 , 2 1 , 3
M / 2 1 , 4
Trong đó :
E = Hệ số phát thải (kg/m3).
38
k = Cấu trúc hạt có giá trị trung bình (Không thứ nguyên).
U = Tốc độ gió trung bình (m/s).
M = Độ ẩm trung bình của vật liệu (%).

+ Ngoài ra, hệ số phát thải bụi có thể áp dụng theo các tiêu chuẩn được ban hành
bởi các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như hệ số phát sinh bụi khi san lấp theo tiêu
chuẩn của Bộ Xây dựng là 0,17g (bụi)/tấn đất đá san lấp hoặc các số liệu khảo sát,
đo đạc ngoài thực tế đối với các trường hợp có quy mô tương tự.
- Xác định nồng độ và khả năng phát tán bụi trong môi trường không khí :
Giả thiết mức phát thải ổn định theo thời gian và phân bố đều trên toàn diện
tích, tính nồng độ bụi phát tán trong môi trường không khí có thể áp dụng phương
pháp “Hình hộp”, xem toàn bộ diện tích công trường là một “hộp” với kích thước
(dài, rộng) tương ứng kích thước của công trường và chiều cao của hộp được xác
định trên cơ sở đặc điểm địa hình, gió và các điều kiện liên quan khác ảnh hưởng
chi phối đến quá trình hòa trộn bụi trong môi trường không khí. Nồng độ bụi được
tính theo công thức dưới đây:
103 Ml
C = C0 + ------------ (mg/m3).
uH
Trong đó:
C - Nồng độ trung bình của bụi phát tán trong khu vực dự án (mg/m3).
C0 - Nồng độ nền của bụi trong khu vực, lấy bằng giá trị nồng độ bụi đo đạc tại vị
trí dự án vào thời điểm khảo sát.
M - Tải lượng bụi (g/m2/s).
l - Chiều dài “hộp” tính bằng chiều dài trung bình của công trường (m).
H - Độ cao hòa trộn của bụi (chiều cao khối hộp).
u - Vân tốc gió (m/s).

3.2.3.5. Đối tượng và quy mô bị tác động


Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng cần
được tổng hợp theo bảng sau :
Bảng 3-2. Đối tượng, quy mô chịu tác động
Đối tượng bị tác động Yếu tố tác động Quy mô tác động
Bụi khuếch tán từ mặt bằng thi Môi trường không khí khu
công, giao thông trên công vực thực hiện dự án và lân
Môi trường không khí
trường; Bụi, khí thải, nhiệt của cận (phạm vi bị tác động,
các máy móc thiết bị thi công. khoảng cách).
Nước thải sinh hoạt ; Nước thải Thuỷ vực nước trong khu
Môi trường nước
xây dựng. vực dự án (phạm vi).
San lấp mặt bằng. Chất thải rắn Địa chất, nước ngầm khu
Môi trường đất
sinh hoạt và phá dỡ công trình. vực thực hiện dự án.

39
San lấp mặt bằng; Nước thải, khí Hệ sinh thái khu vực thực
Hệ sinh thái thải, chất thải rắn trong giai đoạn hiện dự án (trên cạn, dưới
chuẩn bị mặt bằng xây dựng. nước)
Thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành Khu vực thực hiện dự án và
Văn hoá - xã hội
nghề, cuộc sống của người dân. lân cận (đối tượng cụ thể).
Dân cư xung quanh khu vực
Bụi, khí thải, chất thải rắn, tiếng
Sức khoẻ cộng đồng thực hiện dự án (đối tượng
ồn, rung động.
cụ thể).
Đền bù di dời, tái định cư, mất Người dân bị tác động trực
Cuộc sống của người dân
việc làm tiếp bởi dự án (đối tượng)

40
GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍ NH
- Quy hoa ̣ch bố trı́ tổ ng mă ̣t bằ ng - Tác động đến cảnh quan môi trường khu vực
- Dọn dẹp phát quang thảm thực vật - Tác động do phát quang thảm thực vật
CHUẨN BỊ
- San nền bổ sung khu đất dự án - Tác động tới các thành phần môi trường do san nền

- Thi công xây dựng ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t - Tác động đến cảnh quan môi trường khu vực, ảnh
DỰ ÁN : đường giao thông nội bộ, hê ̣ thố ng hưởng đế n cuô ̣c số ng dân cư trong khu kinh tế
SẢN cấ p nước, hê ̣ thố ng thoát nước và - Tác động tổng hợp của các nguồn thải khí
XUẤT trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập - Gây ô nhiễm môi trường không khí
PHÂN THI CÔNG trung. - Gây ô nhiễm tiếng ồn
HỮU XÂY DỰNG -Vâ ̣n chuyể n nguyên vâ ̣t liê ̣u và thiế t - Gây ô nhiễm môi trường nước mă ̣t
CƠ VI bi cho
̣ thi công xây dựng. - Gây ô nhiễm môi trường đất
SINH - Thi công các ha ̣ng mu ̣c công trın ̀ h, - Gây ô nhiễm nước dưới đấ t
lắp đặt thiết bị công nghệ. - Gây tai na ̣n lao đô ̣ng và giao thông
- Gây sư ̣ cố trong thi công xây dựng

- Gây ô nhiễm môi trường không khí và tiế ng ồ n do


hoa ̣t đô ̣ng của nhà máy
- Vâ ̣n hành các công đoạn sản xuất - Gây ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
- Vâ ̣n hành và quản lý các hê ̣ thố ng - Gây ô nhiễm do nước thải sản xuấ t
VẬN
xử lý và bảo vệ môi trường - Gây ô nhiễm do chấ t thải rắ n và chất thải nguy hại
HÀNH
- Vâ ̣n chuyể n nguyên liê ̣u, sản phẩ m - Gây ô nhiễm do hoa ̣t đô ̣ng giao thông
- Gây rủi ro và sự cố môi trường, biến đổi khí hậu

Hình 3-1. Sơ đồ mạng lưới các tác động môi trường chính của dự án

44
3.3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
3.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động đối với môi trường không khí
Trong quá trình thi công xây dựng, sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham
gia thi công. Ngoài ra, số lượng xe chở nguyên vật liệu đến công trình cũng sẽ làm
gia tăng lưu lượng giao thông tại khu vực. Các thiết bị này khi hoạt động trên công
trường sẽ gây nên các tác động đối với môi trường không khí :
- Ô nhiễm do bụi đất, cát.
- Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải ra vào khu vực dự án.
- Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công cơ giới.
Đặc trưng gây ô nhiễm môi trường không khí của các phương tiện vận chuyển và
thi công cơ giới trên công trường xây dựng của dự án như sau :
Bảng 3-3. Đặc trưng nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Giai đoạn thi công xây dựng Các chất ô nhiễm không khí
- Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải Bụi, SOx, NOx, CO, CO2, HC, Tiếng
- Khí thải từ máy móc thi công trên công trường ồn, rung động...

Dựa vào đặc trưng của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, xác định tải
lượng các chất ô nhiễm cho từng nguồn thải.
 Nguồn tác động đối với môi trường nước
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, nguồn phát sinh nước thải chủ
yếu là từ quá trình dưỡng hộ bê tông, làm mát máy móc thiết bị thi công, nước thải
của công nhân xây dựng trên công trường.
- Nước thải từ quá trình thi công xây dựng, dưỡng hộ bê tông, làm mát thiết bị, lắp
đặt máy móc thiết bị có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu thải, dầu mỡ... (xác định tải
lượng các chất ô nhiễm).
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa các chất lơ lửng, chất hữu
cơ, các chất cặn bã và vi sinh... (xác định tải lượng các chất ô nhiễm).
 Nguồn ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công xây dựng của dự án là các chất
đất đá từ công tác làm đường, làm móng công trình như gạch, đá, xi măng, sắt thép
và gỗ, giấy... từ công việc thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy móc, thiết
bị và rác thải sinh hoạt của công nhân hoạt động trên công trường. Cần xác định cụ
thể thành phần và tính chất, khối lượng cụ thể theo 3 loại: chất thải rắn sinh hoạt
của công nhân, chất thải xây dựng và chất thải nguy hại.

45
3.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động do tiếng ồn
Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các
máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường và do sự va chạm của
máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, máy ép cọc bê tông... Mức độ gây
tiếng ồn của các thiết bị thi công được xác định từ nguồn đối với từng chủng loại
thiết bị sử dụng của dự án.
 Nguồn tác động do nước rửa trôi bề mặt
Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, các chất độc hại từ sân bãi
chứa nguyên vật liệu, từ mặt bằng thi công, khu chứa nhiên liệu... khi gặp mưa sẽ bị
cuốn trôi và dễ dàng hoà tan vào trong nước mưa gây ô nhiễm các thuỷ vực tiếp
nhận, nước ngầm trong khu vực dự án. Ngoài ra nước mưa bị ô nhiễm cũng có thể
làm ăn mòn các vật liệu kết cấu và công trình trong khu vực. Tính chất ô nhiễm của
nước mưa trong trường hợp này bị ô nhiễm cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ
(dịch chiết trong bãi rác), ô nhiễm hoá chất, kim loại nặng và dầu mỡ. Để đánh giá
tác động của nước rửa trôi bề mặt trên khu vực dự án đối với môi trường cần tính
toán theo phương pháp cường độ giới hạn như sau (TCVN 7957-2008) :
- Lưu lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực :
Q = q.F. (m3/s)
Trong đó :
Q - Lưu lượng tính toán, m3/s.
q - Cường độ mưa tính toán, l/s.ha.
F - Diện tích lưu vực thoát nước mưa, ha.
 - Hệ số dòng chảy.
- Tải lượng chất ô nhiễm :
Lượng chất bẩn tích tụ trong một thời gian được xác định như sau :
G = Mmax [1 - exp (-kz.T)]. F (kg)
Trong đó :
Mmax- Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực nhà máy (kg/ha).
kz- Hệ số động học tích luỹ chất bẩn (ng-1).
T- Thời gian tích luỹ chất bẩn (ngày).
3.3.3. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
 Đánh giá tác động do khí thải
Tác động do khí thải (bụi và các chất khí độc hại) từ các phương tiện vận
chuyển và máy móc thiết bị thi công (từ tải lượng xác định nồng độ các chất độc
hại, đánh giá mức độ tác động, phạm vi và vùng bị ảnh hưởng). Sự dụng mô hình
dự báo sau :

46
    z  h 2     z  h 2  
0,8 E .exp    exp  
 2 z   2 z  
2 2

C (mg/m3)
 z .u
Trong đó :
C - Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3).
E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/ms).
z - Độ cao của điểm tính toán (m).
h - Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m).
u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s).
z - Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z(m).
Kết quả tính toán mô hình phải dự báo được nồng độ chất ô nhiễm lớn nhất đạt
được ở khoảng cách tới đối tượng bị tác động và được thể hiện bằng biểu đồ tính
toán theo mùa đông và mùa hè.
 Đánh giá tác động do nước thải
- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chủ yếu chứa các chất cặn bã,
các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P)
và các vi sinh vật. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính
toán theo số người thi công trên công trường. Từ tải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng, xác định nồng độ các chất ô nhiễm
tác động tới các thuỷ vực tiếp nhận. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt được xác định như sau : C (g/m3) = E (g/s) / Q (m3/s)
Bảng 3-4. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Định mức cho một người
Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml)
BOD5 45 - 54 -
COD 72 - 102 -
SS 70 - 145 -
N 6 - 12 -
P 0,8 - 4,0 -
Tổng Coliform - 106 - 109
Feacal Coliform - 105 - 106

- Đối với nước thải từ quá trình thi công xây dựng như nước rửa nguyên vật liệu,
nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công, nước dưỡng hộ bê tông có hàm lượng chất
lơ lửng và hàm lượng các chất hữu cơ cao gây ô nhiễm tới nước sông, nước kênh
mương thuỷ lợi, nước ao hồ trong khu vực. Xác định nồng độ các chất ô nhiễm tác
động tới các thuỷ vực xung quanh.
Tiêu chuẩn thải đối với các hoạt động thi công xây dựng, theo QCXDVN 2015 như
sau :
- Bảo dưỡng thiết bị : 0,5 m3/ngày/thiết bị.
47
- Vệ sinh thiết bị : 1,25 m3/ngày/thiết bị.
- Làm mát thiết bị : 1,0 m3/ngày/thiết bị.
 Đánh giá tác động do tiếng ồn
Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các
máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường và do sự va chạm của
máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, đóng cọc bê tông... Khả năng tiếng
ồn tại khu vực thi công của dự án lan truyền tới các khu vực xung quanh được xác
định như sau :
Li = Lp - Ld - Lc , dBA
Trong đó :
Li - Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách r2, dBA
Lp - Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn ách nguồn gây ồn khoảng cách r1, dBA
Ld - Mức ồn giảm theo khoảng cách r2 ở tần số i
Ld = 20 lg [(r2/r1)1+a], dBA
r1 - Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp, m
r2 - Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li, m
a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất.
Lc - Độ giảm mức ồn qua vật cản.
Mức ồn tổng cộng do các phương tiện thi công được xác định như sau :
0,1Li
L = 10 lg , dBA
Trong đó :
L - Mức ồn tại điểm tính toán, dBA
Li - Mức ồn tại điểm tính toán của nguồn ồn thứ i, dBA
Từ công thức trên, tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công tới môi
trường xung quanh ở các khoảng cách và đánh giá theo tiêu chuẩn.
 Đánh giá tác động do rung
Nguồn gây rung động trong quá trình thi công xây dựng của dự án là từ các
máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường, đóng cọc bê tông, cọc
khoan nhồi... Mức rung có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong đó
các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là nền đất, móng công trình và tốc độ khác
nhau của dòng xe khi chuyển động. Rung là sự chuyển dịch, tăng và giảm từ một
giá trị trung tâm và có thể mô phỏng bằng dạng sóng trong chuyển động điều hoà.
Biên độ rung là sự chuyển dịch (m), vận tốc (m/s) hay gia tốc (m/s 2). Gia tốc rung
L(dB) được tính như sau :
L = 20 log(a/ao), dB
Trong đó :
a – RMS của biên độ gia tốc (m/s2).
ao – RMS tiêu chuẩn (ao=0,00001 m/s2).

48
Từ công thức trên, tính toán mức rung của các phương tiện thi công ảnh hưởng tới
các khu dân cư, các công trình lân cận và đánh giá theo tiêu chuẩn QCVN
27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
 Đánh giá tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công xây dựng của dự án là các chất
đất đá từ công tác làm đường, làm móng công trình, xây dựng công trình như gạch,
đá, xi măng, sắt thép và gỗ, giấy, bao bì... từ công việc thi công và hoàn thiện công
trình, lắp đặt máy móc, thiết bị và rác thải sinh hoạt của công nhân hoạt động trên
công trường. Xác định thành phần, tính chất, khối lượng của chất thải rắn theo 3
loại : chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại.
 Đánh giá tác động do thi công cọc khoan nhồi
Khi thi công móng các công trình cao tầng... thường sử dụng phương pháp
cọc khoan nhồi. Vì vậy cần xác định cụ thể lượng chất thải betonite gây tác động tới
môi trường xung quanh, nhất là các thuỷ vực tiếp nhận.
 Đánh giá tác động do sự cố môi trường
Trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án, các rủi ro, sự cố môi trường
như cháy nổ, tai nạn lao động... có thể xảy ra gây tác động xấu tới môi trường.
 Đánh giá tác động tới cuộc sống của người dân xung quanh dự án
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng tới cuộc sống của người
dân ở xung quanh khu vực dự án.
 Đánh giá tác động tới hệ sinh thái môi trường khu vực
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng tới hệ sinh thái môi
trường khu vực.
3.3.4. Đối tượng và quy mô bị tác động
Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng của dự
án cần được tổng hợp theo bảng sau :
Bảng 3-5. Đối tượng, quy mô chịu tác động giai đoạn thi công xây dựng
Đối tượng bị tác động Yếu tố tác động Quy mô tác động
Bụi khuếch tán từ mặt bằng thi Môi trường không khí khu
công, giao thông trên công vực thực hiện dự án và lân
Môi trường không khí
trường; Bụi, khí thải, nhiệt của cận (phạm vi bị tác động,
các máy móc thiết bị thi công. khoảng cách).
Nước thải sinh hoạt ; Nước thải Thuỷ vực nước trong khu
Môi trường nước
xây dựng. vực dự án (phạm vi).
Chất thải rắn sinh hoạt và chất Địa chất, nước ngầm khu
Môi trường đất thải xây dựng. vực thực hiện dự án.

49
Hệ sinh thái khu vực thực
Nước thải, khí thải, chất thải rắn
Hệ sinh thái hiện dự án (trên cạn, dưới
trong giai đoạn thi công xây dựng.
nước)
Gia tăng dân số tạm thời, cuộc Khu vực thực hiện dự án và
Văn hoá - xã hội
sống của người dân. lân cận (đối tượng cụ thể).
Dân cư xung quanh khu vực
Bụi, khí thải, chất thải rắn, tiếng
Sức khoẻ cộng đồng thực hiện dự án (đối tượng
ồn, rung động.
cụ thể).
Cuộc sống của người Cuộc sống và đi lại của người dân Người dân bị tác động trực
dân xung quanh bị ảnh hưởng tiếp bởi dự án (đối tượng)

3.4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI
ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN
3.4.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Để xác định các nguồn thải cần tiến hành dựa trên việc cung cấp và phân tích
các thông tin sau đây:
- Công nghệ kèm theo dòng thải
- Xác định nguồn thải
- Đặc tính nguồn thải
Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, các nguồn phát sinh khí thải (bụi và
các chất khí độc hại) phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất, từng loại thiết bị công
nghệ và gây ảnh hưởng đến môi trường không khí. Đặc trưng chất thải và các tác
động tới môi trường từ các công đoạn sản xuất phân hữu cơ vi sinh như sau :
Bảng 3-6. Đặc trưng chất thải và tác động môi trường
Công đoạn sản xuất Chất ô nhiễm Tác động môi trường
Khu vực tiếp nhận nguyên liệu,
Bụi, tiếng ồn Ô nhiễm không khí
kho chứa nguyên liệu
Vận chuyển nguyên liệu Khí thải, bụi, tiếng ồn Ô nhiễm không khí
Bụi, tiếng ồn, nước thải, Ô nhiễm không khí, nước,
Sơ chế nguyên liệu
CTR đất
Bụi, nước thải, NH3, mùi
Phối trộn nguyên liệu Ô nhiễm không khí, nước
hôi
Ủ lên men nguyên liệu Mùi hôi Ô nhiễm không khí
Sấy và sàng phân loại Bụi, khí thải, tiếng ồn Ô nhiễm không khí
Đóng bao Bụi, tiếng ồn Ô nhiễm không khí
Các phương tiện máy móc vận tải Phát sinh bụi, khí CO,
Ô nhiễm không khí
như xe tải, xe nâng SO2, NOx và CO2.

 Nguồn tác động đối với nước thải sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Nước thải từ quá trình làm mát các thiết bị máy móc như nghiền nguyên liệu.
Nước thải ra có nhiệt độ cao, chứa nhiều tạp chất rắn, hàm lượng cặn lơ lửng cao.

50
- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò sấy, gia công nguyên liệu, trộn, vê viên...
Nước thải loại này chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
- Nước thải từ tưới rửa sân, khử bụi : nước thải này chứa nhiều tạp chất rắn, hàm
lượng cặn lơ lửng lớn, độ kiềm cao. Ngoài ra trong nước thải còn chứa một lượng
dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ.
- Nước thải rửa vệ sinh máy móc, thiết bị... nước thải chứa nhiều hàm lượng dầu,
cặn lơ lửng, COD lớn.
 Nguồn tác động đối với chất thải rắn sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Chất thải rắn từ quá trình sản xuất : Trong hoạt động của nhà máy, chất thải rắn
công nghiệp phát sinh từ các quá trình : vận chuyển nguyên vật liệu, rơi vãi của sản
phẩm, bao bì hư hỏng, từ các thiết bị xử lý bụi, từ các phân xưởng sửa chữa xe máy,
cơ khí, điện...
- Chất thải rắn sinh hoạt : Lượng chất thải rắn trong sinh hoạt của cán bộ công nhân
của nhà máy, thành phần bao gồm các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm
thừa và bao bì các loại.
- Chất thải rắn nguy hại: Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động
duy tu, bảo dưỡng thiết bị gồm các giẻ lau dính dầu, cặn dầu...và mực in thải, bóng
đèn huỳnh quang, pin ắc quy từ hoạt động văn phòng.
3.4.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
 Nguồn tác động do tiếng ồn
Khi dự án đi vào hoạt động, tiếng ồn phát ra chủ yếu từ các động cơ máy
bơm, máy quạt, máy nghiền và các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu,
sản phẩm của nhà máy. Xác định mức ồn tại nguồn của các thiết bị trên.
 Nguồn tác động do rung
- Từ công đoạn nghiền sàng liệu.
- Từ công đoạn phối trộn.
 Nguồn tác động ô nhiễm nhiệt
- Nguồn ô nhiễm nhiệt của công đoạn phối trộn, ủ nguyên liệu.
- Nguồn ô nhiễm nhiệt của công đoạn sấy, vê viên.
3.4.3. Những rủi ro, sự cố môi trường
 Nguồn gốc rủi ro và sự cố
- Quá trình vận chuyển phân hữu cơ vi sinh.
- Sự cố nổ hệ thống lọc bụi .
- Các tác động của thiên nhiên như lún sụt đất, động đất...

51
 Các yếu tố xác định
- Bụi (TSP, PM10).
- Khí độc hại (CO, CO2, SO2, NO2)
3.4.4. Đối tượng và quy mô chịu tác động
Thống kê và đánh giá đầy đủ các đối tượng và quy mô chịu tác động trong
quá trình hoạt động của dự án đối với từng công đoạn sản xuất theo bảng sau :
Bảng 3-7. Đối tượng, quy mô chịu tác động
Yếu tố gây tác động Đối tượng bị tác động Quy mô tác động
Môi trường xung quanh, Không khí trong phạm vi dự án và
Môi trường không khí
khu dân cư, công cộng dọc các tuyến đường vận chuyển
Sông suối, giếng khoan, giếng đào
Môi trường nước Các thủy vực tiếp nhận
tại khu vực dự án và vùng lân cận
Khu vực xung quanh và
Môi trường đất Xung quanh khu vực dự án
lân cận
Thảm thực vật xung quanh khu vực
Hệ sinh thái Vùng dự án
dự án

3.4.5. Đánh giá, dự báo tác động đối với môi trường không khí
 Nguyên tắc đánh giá
Nguyên tắc đánh giá tác động đối với môi trường không khí của dự án, được
dựa trên hiện trạng môi trường khu vực, quy mô đầu tư xây dựng, công nghệ sản
xuất, các nguồn thải gây tác động tới môi trường của dự án, các biện pháp giảm
thiểu các tác động xấu, phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường và hiệu quả
của dự án (sử dụng phương pháp ma trận để đánh giá).
 Đánh giá tác động đối với môi trường không khí xung quanh
- Đặc điểm nguồn thải :
Nguồn thải khí trong công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh bao gồm nguồn
thải cao và các nguồn thải thấp nằm bên tường nhà hoặc trên mái nhà xưởng sản
xuất chính. Vì vậy việc tính toán nồng độ các chất ô nhiễm khuếch tán ra môi
trường không khí xung quanh cần phải xác định được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật
của các nguồn thải.
- Phương pháp xác định tải lượng các chất ô nhiễm từ nguồn thải :
Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nhiên liệu đốt để sấy sản
phẩm. Tải lượng của các chất ô nhiễm khí thải từ nguồn thải sử dụng nhiên liệu
được tính toán trên cơ sở thành phần và đặc tính của nhiên liệu đốt, đặc tính của
nguồn thải và điều kiện môi trường không khí xung quanh. Từ khối lượng của các
chất ô nhiễm, sẽ xác định được nồng độ của các chất ô nhiễm của nguồn thải.
Phương pháp tính toán được xác định theo lượng sản phẩm cháy (SPC), tải lượng

52
các chất ô nhiễm thải ra khi đốt cháy nhiên liệu. Thành phần của nhiên liệu gồm
Carbon (C), Hydro (H), Nitơ (N), Oxy (O), Lưu huỳnh (S), Độ tro (A), Độ ẩm (W).
Trong số các thành phần của nhiên liện đốt nêu trên, chỉ có carbon, hydro và lưu
huỳnh là cháy được và tạo ra nhiệt năng của nhiên liệu theo các phản ứng :
- Đối với carbon :
+ Khi cháy hoàn toàn : C + O2 → CO2
32 44
hay là : 1 kg C + kg O2 → kg CO2 + 8100 kcal/kg C
12 12
1
+ Khi cháy không hoàn toàn : C+ O2 → CO
2
16 28
hay là : 1 kg C + kg O2 → kg CO + 2440 kcal/kg C
32 12
- Đối với khí hydro : 2H2 + O2 → 2H2O
32 36
hay là : 1 kg H2 + kg O2 → kg H2O + 34200 kcal/kg H2
4 4
- Đối với lưu huỳnh : S + O2 → 2H2O
32 64
hay là : 1 kg S + kg O2 → kg H2O + 2600 kcal/kg S
32 32
Tải lượng của các chất ô nhiễm khí từ các nguồn thải được tính toán trên cơ sở
thành phần và đặc tính của các nhiên liệu đốt, đặc tính của nguồn thải và điều kiện
môi trường không khí xung quanh. Từ tải lượng của các chất ô nhiễm sẽ xác định
được nồng độ của các chất ô nhiễm của nguồn thải. Phương pháp tính toán được áp
dụng như sau :
- Xác định lưu lượng khí thải :
+ Lượng không khí khô lý thuyết cần đốt cháy 1kg nhiên liệu :
Vo = 0,089 Cp + 0,2264 Hp - 0,0333 (Op-Sp) m3/kg
+ Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy 1 kg nhiên liệu :
Va = (1 + 0,0016 d) Vo m3/kg
d – Dung ẩm của không khí (g/kg), xác định theo nhiệt độ (t) và độ ẩm (φ).
+ Lượng không khí ẩm thực tế :
Vt =  Va m3/kg (α là Hệ số không khí thừa).
+ Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy :
VSO2 = 0,683.10-2.Sp m3/kg
+ Lượng khí CO trong sản phẩm cháy :
VCO = 1,865.10-2 .η.Cp m3/kg (η là Hệ số cháy không hoàn toàn).
53
+ Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy :
VCO2 = 1,853.10-2.(1-η).Cp m3/kg
+ Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy :
VH2O = 0,111 Hp + 0,0124 Wp + 0,0016 d Vt m3/kg
+ Lượng khí O2 trong không khí thừa :
VO2 = 0,21.(α-1).Va m3/kg
+ Lượng khí NOx trong sản phẩm cháy :
* Đối với nhiên liệu rắn : MNOX = 3,953.10-8.Q1,18 kg/h
* Đối với nhiên liệu lỏng : MNOX = 1,723.10-3.B1,18 kg/h
* Đối với nhiên liệu khí : MNOX = 8,356.10-6.(V.C)1,18 kg/h
Q - Lượng nhiệt do nhiên liệu tỏa ra trong 1 giờ, kcal/h
B - Lượng nhiên liệu tiêu thụ trong 1 giờ, kg/h
V – Lưu lượng khí đốt tham gia vào quá trình cháy, m3/h
C – Thành phần carbon trong khí đốt tính theo phần trăm khối lượng.
+ Lượng khí NOx trong sản phẩm cháy :
VNOX = MNOx / B.ρNOX m3/kg (ρNOX là Trọng lượng riêng khí NOx).
+ Lượng khí N2 trong sản phẩm cháy :
VN2 = 0,8.10-2.Np + 0,79.Vt m3/kg
+ Lượng khí N2 tham gia phản ứng của NOx :
VN2(NOx) = 0,5.VNOx m3/kg
+ Lượng khí O2 tham gia vào phản ứng của NOx :
VO2(NOx) = VNOx m3/kg
+ Tổng lượng sản phẩm cháy khi đốt 1kg nhiên liệu :
VSPC=VSO2+VCO+VCO2+VH2O+VO2+VN2 -VN2(NOX) - VO2(NOX) m3/kg
+ Lưu lượng sản phẩm cháy ở điều kiện thực tế :
LSPC = [(VSPC x B) / 3600] x [(273 + tK) / 273] m3/s
tK - Nhiệt độ của khói thải (oC)
+ Tải lượng khí SO2 :
MSO2 = (103 x VSO2 x B x SO2) / 3600 g/s
ρSO2 - Trọng lượng riêng khí SO2 ở điều kiện chuẩn.

54
+ Tải lượng khí CO :
MCO = (103 x VCO x B x CO) / 3600 g/s
ρSO2 - Trọng lượng riêng khí CO ở điều kiện chuẩn.
+ Tải lượng bụi :
MBUI = (10 x a x Ap x B) / 3600 g/s
a - Hệ số độ tro bay theo khói, lấy từ 0,1 – 0,85
+ Tải lượng khí NOx :
MNOX = 3,953 x 10-8 x Q1,18) / 3600 g/s

- Phương pháp tính toán nguồn thải cao :


Việc tính toán xác định nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí
xung quanh do nguồn thải cao gây ra dựa trên mô hình khuếch tán chất ô nhiễm
theo hàm Gauss. Phương trình tính toán nồng độ chất ô nhiễm “C” tại một điểm bất
kỳ có toạ độ (x, y, z) được xác định như sau :

M   y 2   ( H  z)2    (H  z)2 


C( x, y, z )  exp 2  exp    exp 
2u y z  2 y  2 z2   2 z2 
Trong đó :
C(x,y,z) - Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có toạ độ x, y, z , mg/m3
x - Khoảng cách tới nguồn thải theo phương x, phương gió thổi, m
y - Khoảng cách từ điểm tính trên mặt phẳng ngang theo chiều vuông góc với trục
của vệt khói, cách tim vệt khói, m
z - Chiều cao của điểm tính toán, m
M - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải, mg/s
u - Tốc độ gió trung bình ở chiều cao hiệu quả (H) của ống khói, m/s
y - Hệ số khuếch tán của khí quyển theo phương ngang, phương y, m
z - Hệ số khuếch tán của khí quyển theo phương đứng, phương z, m
- Phương pháp tính toán nguồn thải thấp :
Trong các nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh, sự chuyển động của không
khí cùng với các phần tử bụi và hơi khí độc hại chứa trong nó khác với ở trong vùng
trống trải không có vật cản. Nhà cửa, công trình sẽ làm thay đổi trường vận tốc của
không khí. Phía bên trên của công trình vận tốc chuyển động của không khí tăng
lên, phía sau công trình vận tốc không khí giảm xuống và đến khoảng cách nào đó,
vận tốc gió mới đạt tới trị số ban đầu của nó. Phía trước công trình, một phần động
năng của gió biến thành tĩnh năng và tạo thành áp lực dư, ở phía sau công trình có
hiện tượng gió xoáy và làm loãng không khí tạo ra áp lực âm. Ngoài ra trong nhà
máy còn có các dòng không khí chuyển động do các nguồn nhiệt công nghiệp thải

55
ra, cũng như các lượng nhiệt bức xạ mặt trời nung nóng mái nhà, đường sá và sân
bãi gây nên sự chênh lệch nhiệt độ và tạo ra sự chuyển động của không khí. Vì vậy
việc tính toán nồng độ các chất ô nhiễm khuếch tán ra môi trường không khí xung
quanh đối với các nguồn thải thấp, cần phải xác định được đặc điểm của công trình
(nhà độc lập có chiều ngang hẹp, nhà độc lập có chiều ngang rộng, nhà hẹp trong
một khu nhà, nhà rộng trong một khu nhà).
Nồng độ các chất ô nhiễm do các nguồn thải thấp gây ra được tính toán theo
phương pháp của V.S.Nhikitin ứng với các trường hợp sau :
- Nhà hẹp đứng độc lập :
Giã Nguån th¶i Vï ng giã quÈn
phÝa trªn vµ sau
Hnh 0,8Hnh

bz
1,8Hn

b =< 2,5Hnh 6Hnh

Hình 3-2. Nhà hẹp đứng độc lập

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong hoặc bên trên vùng gió quẩn, điểm tính toán
trong vùng gió quẩn khi 0 < x  6Hnh :

1,3.M .k 0,6 42
Cx  [  ], mg / m 3
u H nh .l (1,4l  b  x) 2

1,3Mk  0,6 42 
Cy    S , mg / m 3
2 1
u  H nh l (1,4l  b  x ) 

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong hoặc bên trên vùng gió quẩn, điểm tính toán
ngoài vùng gió quẩn khi x > 6Hnh :

55Mk
Cx  ; C y  C x S1 , mg / m 3
u (1,4l  b  x ) 2

- Nhà rộng đứng độc lập :

56
2,5Hnh Vï ng giã quÈn phÝa trªn
Giã

Nguån th¶i

Hnh 0,8Hnh
Vï ng giã quÈn phÝa sau

1,8Hn
bz
b >2,5Hnh 4Hnh

Hình 3-3. Nhà rộng đứng độc lập

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió, điểm tính
toán trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió khi b1  2,5Hnh :
1,3.M .k 1 42
Cx  [  ], mg / m 3
u H nh .l (1,4l  b1 ) 2

1,3Mk  1 42 
Cy    S  , mg / m 3
u  H nh l (1,4l  b1 ) 2 

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió, điểm tính
toán ngoài vùng gió quẩn trên mái phía đón gió khi b1 > 2,5Hnh :

55 Mk
Cx  ; C y  C x S , mg / m 3
u (1,4l  b1 ) 2

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió, điểm tính
toán trong vùng gió quẩn sau nhà khi 0 < x  4Hnh :

5,6 Mmk
Cx  ; C y  C x S1 , mg / m 3
ul .H nh

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió, điểm tính
toán ngoài vùng gió quẩn sau nhà khi x > 4Hnh :

15 Mk
Cx  ; C y  C x S1 , mg / m 3
ul .(b  x )

- Khu nhà :
Giã Nguån th¶i Vï ng giã quÈn gi÷a hai khu nhµ
Hnh 0,8Hnh

bz
1,8Hn

b =< 2,5Hnh Hnh<x<=8Hnh

Hình 3-4. Khu nhà, nhà đón gió là nhà hẹp

57
2,5Hnh Vï ng giã quÈn phÝa trªn
Giã

Nguån th¶i Vï ng giã quÈn gi÷a hai khu nhµ

Hnh 0,8Hnh
1,8Hn

bz
b >2,5Hnh Hnh<x=<8Hnh

Hình 3-5. Khu nhà, nhà đón gió là nhà rộng

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió của nhà
rộng đứng đầu hướng gió, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa hai nhà khi Hnh
< x1  4Hnh :
14,4 Mmk
Cx  ; C y  C x S1 , mg / m 3
ul .x1

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong vùng gió quẩn trên mái phía đón gió của nhà
rộng đứng đầu hướng gió, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa hai nhà khi
4Hnh < x1  8Hnh :

3,6 Mmk
Cx  ; C y  C x S1 , mg / m 3
ul .H nh

+ Vị trí miệng thải khí ở bên ngoài vùng gió quẩn trên mái phía đón gió của nhà
rộng đứng đầu hướng gió khi H<0,3, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa hai
nhà khi Hnh < x1  4Hnh :

1,3.Mmk 2 42
Cx  [  ], mg / m 3
u lx 1 (1,4l  x) 2

1,3Mmk 2 42 
Cy    S 3  , mg / m 3
 lx1 (1,4l  x )
2
u 
+ Vị trí miệng thải khí ở bên ngoài vùng gió quẩn trên mái phía đón gió của nhà
rộng đứng đầu hướng gió khi H<0,3, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa hai
nhà khi 4Hnh < x1  8Hnh :

1,3.Mmk 0,5 42
Cx  [  ], mg / m 3
u lH nh (1,4l  x) 2

1,3Mmk  0,5 42 
Cy    S 3  , mg / m 3
 lH nh (1,4l  x )
2
u 

58
+ Vị trí miệng thải khí ở bên ngoài (trên) vùng gió quẩn trên mái phía đón gió của
nhà rộng đứng đầu hướng gió khi H >0,3, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa
hai nhà khi Hnh < x1  4Hnh :
1,3.Mmk 2 20
C x, y  [  S 3 ], mg / m 3
u lx1 (1,4l  x) 2

+ Vị trí miệng thải khí ở bên ngoài (trên) vùng gió quẩn trên mái phía đón gió của
nhà rộng đứng đầu hướng gió khi H>0,3, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa
hai nhà khi 4Hnh < x1  8Hnh :
1,3.Mmk 0,5 20
C x, y  [  S 3 ], mg / m 3
u lH nh (1,4l  x) 2

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong hoặc trên vùng gió quẩn giữa hai nhà khi nhà
hẹp đứng đầu hướng gió, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa hai nhà khi Hnh
< x1  6Hnh :

1,3Mk 1,5 42 
Cy    S , mg / m 3
2 1
u  lx1 (1,4l  b  x ) 

1,3.Mk 1,5 42
Cx  [  ], mg / m 3
u lx1 (1,4l  b  x) 2

+ Vị trí miệng thải khí ở bên trong hoặc trên vùng gió quẩn giữa hai nhà khi nhà
hẹp đứng đầu hướng gió, điểm tính toán trong vùng gió quẩn giữa hai nhà khi 6Hnh
< x1  10Hnh :
1,3Mk  0,25 42 
Cy    S , mg / m 3
2 1
u  lH nh (1,4l  b  x ) 

1,3.Mk 0,25 42
Cx  [  ], mg / m 3
u lH nh (1,4l  b  x) 2
Trong các công thức trên :
Cx, Cy - Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm tính toán, mg/m3.
L – Lưu lượng khí thải của nguồn thải, m3/s.
M - Tải lượng chất ô nhiễm thải vào khí quyển, mg/s.
k - Hệ số kể đến ảnh hưởng của độ cao tương đối của nguồn thải.
u - Vận tốc gió trung bình, m/s.
S, S1, S2, S3 – Các hệ số tính toán nồng độ ở khoảng cách y với luồng khí thải.
m – Hệ số thể hiện phần khí thải gây ô nhiễm đối với vùng gió quẩn.
Hnh- Chiều cao của nhà tính từ mặt đất đến mái, m.
l - Chiều dài của nhà trực giao với hướng gió, m.
b - Bề rộng của nhà theo chiều song song với hướng gió, m.
x - Khoảng cách từ mặt tường phía khuất gió của nhà đến điểm tính toán, m.
x1 - Khoảng cách giữa hai nhà, m. H – Chiều cao tương đối của nguồn thải.

59
Kết quả tính toán phải được tổng hợp trong bảng và đánh giá nồng độ chất ô nhiễm
max ở khoảng cách max ứng với trường hợp về mùa Hè, mùa Đông, chế độ tức thời
(1h) và chế độ trung bình (24h).
Bảng 3-8. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí xung quanh
Chế độ tính Thời gian Nồng độ cực Khoảng cách QCVN
toán đại (mg/m3) tới nguồn thải 05:2013/BTNMT
(m) (mg/m3)
Nồng độ tức Mùa Hè
thời (1h) Mùa Đông
Nồng độ trung Mùa Hè
bình (24h) Mùa Đông

 Khả năng chịu tải về bụi từ tất cả các nguồn thải


Từ những phân tích, đánh giá trong mục trên, đánh giá khả năng tác động tổng cộng
của Bụi từ tất cả các nguồn thải đến môi trường xung quanh.
 Khả năng chịu tải về khí độc từ tất cả các nguồn thải
Từ kết quả tính toán nồng độ trung bình 1 giờ và 24 giờ của các chất khí độc hại do
các nguồn thải gây ra, đánh giá khả năng tác động tổng cộng của các chất khí độc
hại từ tất cả các nguồn thải đến môi trường xung quanh.
3.4.6. Đánh giá, dự báo tác động đối với môi trường nước
 Tác động của nước thải sinh hoạt
Dựa trên số cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy, với tải lượng các
chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đã xác định ở trên, xác định nồng độ các chất
ô nhiễm khi thải ra môi trường và đánh giá theo quy chuẩn tương ứng.
 Đánh giá tác động của nước thải sản xuất
Đối với hoạt động sản xuất phân hữu cơ vi sinh, nguồn phát sinh nước thải
sản xuất chủ yếu gồm :
- Nước làm mát thiết bị, máy móc.
- Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng.
- Nước thải từ quá trình tưới rửa sân, khử bụi.
Để dự báo đánh giá ảnh hưởng của nước thải từ công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi
sinh đối với chất lượng của nguồn nước mặt (tiếp nhận nước thải), sử dụng mô hình
khuếch tán chất ô nhiễm được lập trình theo ngôn ngữ Turbo Pascal để xác định
nồng độ chất ô nhiễm :

M  x.v  1  4kDx 
C exp 1  
 v  4kDx 
2 2 Dx  v2 
 

60
Trong đó : C – Nồng độ chất bẩn tại điểm tính toán (mg/l).
M – Tải lượng của chất bẩn (mg).
 - Diện tích tiết diện cửa thải (m2).
v – Vận tốc trung bình của dòng chảy (m/s).
k – Hệ số phân huỷ chất bẩn theo thời gian.
Dx – Hệ số khuếch tán theo phương x (theo hướng dòng chảy).
 Đánh giá tác động của nước rửa trôi bề mặt
Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực của dự án đối với môi trường xung
quanh được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn :
Q = q.F. (m3/s)
Trong đó :
Q - Lưu lượng tính toán (m3/s).
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
F - Diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha).
 - Hệ số dòng chảy.
Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức :
(20+b)n.q20(1+ClgP)
q = ---------------------------
(t+b)n
Trong đó :
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
p - Chu kỳ ngập lụt (năm).
q20, b, C, n : Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại khu vực dự án.

Đối với một trận mưa tính toán, khi chu kỳ tràn ống P=1 thì cường độ mưa là
100mm/h. Nếu các tuyến cống thoát nước có bùn cặn lắng đọng nhiều thì khi nước
mưa thoát không kịp sẽ gây úng ngập tức thời. Nước mưa và nước thải tràn lên,
chảy theo bề mặt, cuốn theo các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trong nước mưa đợt đầu thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên bề mặt
như dầu, mỡ, bụi... của quá trình thi công xây dựng từ những ngày không mưa.
Lượng chất bẩn tích tụ trong một thời gian được xác định như sau :
G = Mmax [1 - exp (-kz.T)]. F (kg)
Trong đó :
Mmax- Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực dự án.
kz- Hệ số động học tích luỹ chất bẩn ở khu vực dự án.
T- Thời gian tích luỹ chất bẩn.

61
3.4.8. Đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn
 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy có thành phần gồm các loại
văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa và bao bì các loại.
- Xác định tổng lượng rác sinh hoạt, thành phần và tính chất.
 Tác động của chất thải rắn công nghiệp
- Trong quá trình hoạt động của nhà máy, chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các
quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, rơi vãi của sản phẩm, bao bì hư hỏng, từ các
thiết bị xử lý bụi, từ các phân xưởng sửa chữa xe máy, cơ khí, điện...
- Xác định tổng lượng chất thải rắn công nghiệp, thành phần và tính chất.
 Tác động của chất thải rắn nguy hại
- Trong các loại chất thải rắn công nghiệp của nhà máy, chất thải rắn nguy hại như
giẻ lau dính dầu mỡ, cặn dầu thải... và chất thải y tế.
- Xác định tổng lượng thải cho từng loại, thành phần và tính chất.
3.4.9. Đánh giá tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm khá quan trọng trong hoạt động sản xuất của
nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây các
ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khoẻ của người công nhân
trực tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao
động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính
lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Khả năng tiếng ồn tại các công đoạn
sản xuất của nhà máy lan truyền tới môi trường xung quanh được xác định như sau :
Li = Lp - Ld - Lc - Lcx (dBA)
Trong đó :
Li – Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn một khoảng cách d (m).
Lp – Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5m).
Ld – Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i.
Ld = 20 lg [(r2/r1)1+a] (dBA)
r1 – Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m).
r2 – Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m).
a – Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất.
Lc - Độ giảm mức ồn qua vật cản.
Lcx - Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh.
Lcx = Ld + 1,5 Z +  Bi (dBA)
Ld - Độ giảm mức ồn do khoảng cách (dBA)
1,5Z - Độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của các dải cây xanh.
Bi – Tổng bề rộng của các dải cây xanh (m).

62
Z – Số lượng dải cây xanh.
Bi – Mức ồn giảm do âm thanh bị hút và khuếct tán trong các dải cây xanh.
 - Trị số hạ thấp trung bình theo tần số.
Kết quả tính toán mức độ gây ồn từ các công đoạn sản xuất của nhà máy tới môi
trường xung quanh ở các khoảng cách khác nhau theo bảng sau :
Bảng 3-9. Mức ồn gây ra từ các công đoạn sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Mức ồn ở Mức ồn ở Mức ồn ở Mức ồn ở
TT Công đoa ̣n sản xuấ t khoảng khoảng khoảng khoảng cách
cách 5m cách 50m cách 100m 150m
1
2
QCVN 24:2016/BYT 85
QCVN 26:2010/BTNMT 75 75 75
Ghi chú : QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn tại khu vực làm việc.
QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn đố i với khu vực thông thường.

Mức ồn tổng cộng của các hoạt động sản xuất từ các khu vực trong nhà máy
sản xuất phân bón được xác định như sau :
0,1Li
L = 10 lg , dBA
Trong đó : L - Mức ồn tại điểm tính toán, dBA
Li - Mức ồn tại điểm tính toán của nguồn ồn thứ i, dBA
Từ công thức trên, tính toán mức độ tiếng ồn tổng cộng từ các hoạt động sản xuất
của nhà máy tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 50m, 100m và 200m.
Bảng 3-10. Mức ồn tổng cộng của các hoạt động sản xuất trong nhà máy
Mức ồn ở Mức ồn Mức ồn Mức ồn tổng
TT Công đoa ̣n sản xuấ t khoảng tổng cộng tổng cộng cộng cách
cách 5m cách 50m cách 100m 150m
1
2
QCVN 24:2016/BYT 85
QCVN 26:2010/BTNMT 75 75 75
Ghi chú : QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn tại khu vực làm việc.
QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn đố i với khu vực thông thường.

3.4.10. Tác động do mùi hôi phát sinh từ phân hủy các hợp chất hữu cơ
Mùi hôi phát sinh chủ yếu do việc phân hủy các hợp chất hữu cơ sinh ra từ
khu vực kho, bãi chứa nguyên liệu, khu vực chứa chất thải và từ công đoạn ủ
nguyên liệu. Nếu không được xử lý sẽ gây tác động không nhỏ tới sức khỏe công
nhân vận hành trong nhà máy và người dân khu vực xung quanh dự án.

63
3.4.11. Đánh giá tác động tới sức khoẻ con người
 Tác động của các chấ t gây ô nhiễm không khı́
Hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t công nghiê ̣p phát sinh các chấ t gây ô nhiễm không khı́
chủ yế u là bu ̣i, khı́ axit (SO2, NO2), oxyt cacbon (CO), khı́ cacbonic (CO2) và khı́
amoniac (NH3). Các chấ t khı́ này khi có nồ ng đô ̣ vươ ̣t quá giới ha ̣n cho phép trong
môi trường không khı́ xung quanh theo quy đinh ̣ của QCVN 05-2013/BTNMT và
QCVN 06-2008/BTNMT se ̃ gây các tác đô ̣ng tới sức khỏe con người và hê ̣ sinh thái
Bảng 3-11. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Chất gây ô nhiễm Tác động
- Gây kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
Bụi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh đường tiêu hoá
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
Khí axit - Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cây trồng.
(SOX, NOX) - Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông
và các công trình nhà cửa.
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và ozone
- Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế
Oxyt Cacbon
bào do CO kết hợp với Hermoglobin và biến thành
(CO)
Cacboxyhermoglobin.
Khí Cacbonic - Gây rối loạn hô hấp phổi.
(CO2) - Gây hiệu ứng nhà kính.
Khı́ Amoiac
- Gây tổn thương da, niêm mạc, đặc biệt là mắt và hệ hô hấp.
(NH3)

Để đánh giá tác động tới sức khỏe con người, sử dụng phương pháp xác định
chỉ số AQI (theo Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi
Trường) như sau :
- Tı́nh toán giá tri AQI
̣ theo giờ :
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQI xh) :
TS x
AQI xh  .100
QC x
TSx - Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X.
QCx - Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X.
AQIxh - Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số nguyên).
Sau khi đã có giá trị AQIxh theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của
05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.
AQIh = max(AQIxh)

64
- Tıń h toán giá tri AQI
̣ theo ngày :
Giá trị AQI theo ngày của từng thông số :
TS x
AQI x24h  .100
QC x
TSx - Giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X.
QCx - Giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X.
AQIx24 - Giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X (được làm
tròn thành số nguyên).
Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của
các thông số đó được lấy làm giá trị AQI theo ngày.

AQI d  max( AQI xd )


- So sánh chı̉ số chấ t lươ ̣ng không khı́ đã tıń h toán với bảng phân ha ̣ng chấ t lươ ̣ng
không khı́ theo giá tri ̣AQI :
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định
giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh
hướng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau :
Bảng 3-12. Phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI
Khoảng Chất lượng
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người Màu
giá trị AQI không khí
0 – 50 Tốt Nhóm không ảnh hưởng đến sức khỏe Xanh
51 -100 Trung bình Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài Vàng
101 – 200 Kém Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài Da cam
201 – 300 Xấu Nhóm nhạy cảm cần tránh ra ngoài. Đỏ
Trên 300 Nguy hại Mọi người nên ở trong nhà Nâu
Nguồn : Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi Trường.

 Tác động của tiế ng ồ n


Hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t của các các công đoạn sản xuất trong nhà máy thường
gây tiế ng ồ n ở mức cao. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học
Kỹ thuật Bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tác động của
tiếng ồn đối với cơ thể con người thể hiện cụ thể ở các dải tần số khác nhau :
- Mức tiếng ồn là 0dB : Ngưỡng nghe thấy.
- Mức tiế ng ồ n là 80-100dB : Gây cảm giác khó chiu,̣ váng đầ u, biế n đổ i nhip̣ tim.
- Mức tiếng ồn là 110-120dB : Kích thích mạnh màng nhĩ, gây chói tai.
- Mức tiếng ồn là 130-140dB : Gây bệnh thần kinh, bênh ̣ mấ t trı́, điên.
- Mức tiếng ồn là 145dB : Giới hạn mà con người có thể chịu được tiếng ồn.
- Mức tiếng ồn là 150dB : Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai, gây điếc.
- Mức tiếng ồn là 160dB : Gây hậu quả nguy hiểm lâu dài.

65
Dựa vào kế t quả đo tiế ng ồ n ở các khu dân cư xung quanh dư ̣ án để so sánh với
QCVN 26-2010/BTNMT và đưa ra nhận xét, đánh giá.
3.5. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG GÂY NÊN BỞI CÁC RỦ I RO, SỰ CỐ
CỦA DỰ ÁN
3.5.1. Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án
Thông thường đánh giá tác động do rủi ro, sự cố môi trường được đánh giá
theo các khía cạnh sau :
- Rủi ro, sự cố về an toàn sử dụng điện, cháy nổ.
- Rủi ro, sự cố do rò rỉ hóa chất.
- Rủi ro, sự cố đối với trạm xử lý nước thải tập trung.
- Rủi ro, sự cố về bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm.
3.5.2. Đánh giá, dư ̣ báo tác động do rủi ro, sư ̣ cố môi trường
 Rủi ro về an toàn sử dụng điện
- Tất cả các hoạt động của dự án đều sử dụng điện, rủi ro về cháy nổ có thể xảy ra
nếu không có biện pháp an toàn và phòng ngừa sự cố.
- Xác định mức độ thiệt hại.
 Rủi ro về cháy nổ
- Xác định cụ thể nguyên nhân gây cháy nổ: vì cháy nổ trong quá trình sản xuất do
nhiều nguyên nhân nội tại trong công nghệ hay quản lý.
- Dự báo mức độ thiệt hại.
 Sự cố rò rỉ hóa chất
Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hoặc dạng khí khi xảy ra sẽ gây những tác
hại lớn như gây độc cho con người, gây cháy nổ... Các sự cố này có thể dẫn tới thiệt
hại lớn về kinh tế xã hội cũng như đối với con người và khu vực xung quanh.
 Sự cố đối với trạm xử lý nước thải tập trung
- Sự cố do rò rỉ hoá chất dùng cho trạm xử lý nước thải :
Sự cố môi trường đối với các bồn chứa hoá chất là khả năng rò rỉ hoá chất từ các
bồn chứa này. Nếu sự cố rò rỉ xảy ra sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường đất,
huỷ hoại các phương tiện vật chất khác, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng
của công nhân vận hành trạm xử lý nước thải.
- Sự cố hiệu suất xử lý không đạt tiêu chuẩn thiết kế :
Sự cố hiệu suất xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn theo quy định của QCVN 40-
2011/BTNMT (cô ̣t A). Nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự cố là do mất điện, do
sự cố vận hành trạm xử lý nước thải.

66
Để đánh giá tác động đến chất lượng nước sông gần khu vực dự án (nguồn tiếp
nhận nước thải của dự án), trong trường hợp trạm xử lý nước thải tập trung của dự
án xử lý không đạt tiêu chuẩn thiết kế. Kết quả đánh giá sự cố đối với trạm xử lý
nước thải trong trường hợp này với lưu lượng dòng chảy của sông vào mùa cạn
dưới dạng bảng sau :
Bảng 3-13. Đánh giá sư ̣ cố môi trường từ tra ̣m XLNT tâ ̣p trung
Trường hơp̣ Mô tả
Sư ̣ cố (SC) Hiê ̣u suấ t xử lý của tra ̣m xử lý nước thải tâ ̣p trung không đa ̣t tiêu chuẩ n
thiế t kế .

 Rủi ro, sự cố về bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm


- Xác định khả năng lây lan dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm.
- Dự báo mức độ ảnh hưởng trong nhà máy và cộng đồng xung quanh.
3.6. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT
QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO
3.6.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá, dự báo các tác động môi trường
Đánh giá, dự báo tác động tới môi trường của dự án cần được xem xét xem
đã tuân thủ theo trình tự sau đây hay chưa :
- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo hoạt động của dự án (hoặc từng
thành phần của các hoạt động) gây tác động của dự án.
- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.
- Đánh giá, dự báo tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không
gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.
Các đánh giá, dự báo về các tác động môi trường có thể xảy ra của dự án đã được
thể hiện chi tiết cho từng giai đoạn thực hiện dự án (giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn
thi công xây dựng và giai đoạn vận hành) hay chưa? Báo cáo đã nhận dạng được
các nguồn gây tác động, đã xác định được mức độ tác động của các thảnh phần môi
trường và phạm vi vùng bị ảnh hưởng, các đối tượng bị tác động bởi các hoạt động
của dự án chưa?
3.6.2. Về độ tin cậy của các đánh giá, dự báo các tác động môi trường
Công cụ để đánh giá, dự báo các tác động môi trường là các phương pháp
ĐTM và các phương pháp khác. Báo cáo ĐTM của dự án phải được thực hiện với
các công tác thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, điạ hıǹ h và điạ
chấ t, tài nguyên sinh vâ ̣t và các hê ̣ sinh thái, điề u kiêṇ kinh tế - xã hội tại khu vực
dự án với các nguồn số liệu cụ thể và phải cập nhật đến thời điểm thực hiện ĐTM
dự án. Cần làm rõ, báo cáo đã nhận dạng được các tác đô ̣ng tới môi trường bởi các
hoa ̣t đô ̣ng của dự án chưa? đã chı̉ ra mức đô ̣ của các tác đô ̣ng, đánh giá quy mô của

67
các tác đô ̣ng chưa? Từ đó khoanh vùng hay giới ha ̣n pha ̣m vi các tác đô ̣ng cầ n đánh
giá chi tiế t mô ̣t cách đinh
̣ lươ ̣ng cũng như dùng để phân tı́ch đánh giá các giải pháp
về bảo vê ̣ môi trường của dư ̣ án trên cơ sở các quy chuẩn về môi trường hiêṇ hành.
Cần xem xét và làm rõ, báo cáo ĐTM dự án đã xác đinh ̣ được các quan hê ̣ lẫn nhau
về nguyên nhân tác đô ̣ng giữa các hoa ̣t đô ̣ng khác nhau của dự án và các tác đô ̣ng
của chúng đố i với các thành phầ n môi trường chưa để xem xét đồng thời nhiều tác
động do hoạt động của dự án gây ra.
Làm rõ công cụ mô hình sử dụng trong báo cáo được áp dụng cho những nội dung
nào của báo cáo như đánh giá sự lan truyền chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh
từ nguồn khí thải, lan truyền ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động của dự án...
Các đánh giá, dự báo về các tác động môi trường của dự án đã được thực hiện tham
vấn lấy ý kiến của địa phương và các tổ chức liên quan, cô ̣ng đồ ng dân cư chiụ tác
đô ̣ng trực tiế p bởi dư ̣ án được thực hiện như thế nào?
Nêu những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, nêu rõ các lý do khách quan và các
lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số
liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của
phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đọi ngũ cán bộ về ĐTM có
hạn; các nguyên nhân khác…).

68
Chương 4.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA DỰ ÁN.
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn chuẩn bị
 Giảm thểu tác động tiêu cực từ việc lựa chọn vị trí và bố trí mặt bằng sản xuất
- Từng dây chuyền hoạt động độc lập nhưng vẫn có khả năng phối hợp, hỗ trợ nhau
trong quá trình vận hành để đạt hiệu quả.
- Bảo đảm việc phân khu chức năng cũng như việc tổ chức tốt hệ thống giao thông
vận chuyển nội bộ.
- Bố trí mặt bằng sản xuất trên khu đất có cấu tạo địa chất không phức tạp, không
phải xử lý nền móng để tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Quá trình tổ chức chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị không làm
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Lựa chọn hướng nhà hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió
tự nhiên, góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà xưởng.
- Xác định kích thước vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công
trình của nhà máy cũng như giữa nhà máy luyện cán thép và các khu dân cư để đảm
bảo sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo
phòng cháy, chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối
với con người và các công trình xung quanh.
 Giải pháp kiến trúc và kết cấu công trình
Giải pháp kiến trúc cần được lựa chọn như sau :
- Các hạng mục công trình nhà xưởng có không gian kiến trúc bên trong đáp ứng
yêu cầu công nghệ. Vật liệu sử dụng cho khung cột dầm sàn là bên tông cốt thép,
kết hợp với kết cấu thép, cầu thang và xửa là thép chịu được tính ăn mòn axit, tường
xây bao che và lợp bằng tấm kim loại với tấm nhựa trong mờ lấy sáng. Màu sắc vật
liệu lựa chọn hài hòa giữa các hạng mục công trình, phù hợp cảnh quan xung quanh.
- Kiến trúc công nghiệp thông thường được lựa chọn đơn giản. Các hệ thống đường
ống như ống nước, ống dẫn dầu, ống khí được sơn màu phù hợp với quy định.
- Giải pháp kiến trúc bố trí hợp lý, hài hòa.
- Các ống thải khí phải được chế tạo bằng thép chịu nhiệt, chịu ăn mòn axit và phải
được lắp đặt về phía sau hướng gió chủ đạo của công trình.

69
 Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong GPMB
- Các tác động không liên quan đến chất thải:
 Thực hiện tốt chính sách đề bù và giải phóng mặt bằng
 Đảm bảo người dân di cư và người dân khu vực dự án ít bị biến đổi lối sống,
văn hóa.
 Kế hoạch sử dụng lao động người dân địa phương, tránh ảnh hưởng tiêu cực
đến cơ cấu lao động địa phương.
- Các tác động liên quan đến chất thải :
+ Tác động liên quan đến khí thải:
* Che chắn các khu vực phát sinh bụi (khu vực san lấp mặt bằng); che chắn các
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu.
* Sử dụng xe tưới nước để tưới đường giao thông; khu vực san lấp mặt bằng, tập kết
nguyên vật liệu.
* Tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động giao thông phục vụ công trường; giảm
thiểu phát sinh bụi, khí thải do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu.
+ Tác động liên quan đến tiếng ồn, độ rung:
* Bố trí phù hợp vị trí các trạm trộn bê tông, phát điện… nhằm giảm thiểu mức độ
ảnh hưởng của tiếng ồn.
* Không sử dụng xe cộ/thiết bị không có chứng nhận kiểm định định kỳ của cơ
quan chức năng.
+ Tác động liên quan đến nước thải:
* Xây dựng hệ thoát nước thải và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa. Các tuyến
thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình quá
trình tiến hành san lấp, chuẩn bị mặt bằng dự án; không gây ảnh hưởng đến khả
năng thoát nước thải của các khu vực bên ngoài dự án.
* Các tuyến thoát nước mưa, nước thải được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát
nước của dự án nói riêng cũng như của toàn khu vực nói chung.
* Không tập trung các loại vật liệu xây dựng gần, cạnh các tuyến thoát nước để
ngăn ngừa rơi vãi làm tác nghẽn đường thoát thải. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét,
khơi thông các tuyến thoát nước, không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường
thoát nước gây tắc nghẽn.
* Hạn chế triển khai thi công xây dựng dự án vào mùa mưa, bão.
* Triển khai các biện pháp tái sử dụng tối đa nước trong quá trình xây dựng.
+ Tác động liên quan đến chất thải rắn :
* Thu gom, phân loại chất thải xây dựng hư hỏng, phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết
bị; rác thải sinh hoạt để tái sử dụng.
* Lập kế hoạch thu gom, lưu giữ chất thải để hợp đồng xử lý.

70
 Biện pháp giảm thiểu tác động từ quá trình thu dọn thảm thực vật
- Trình bày chi tiết về biện pháp đảm bảo việc chặt hạ cây cối, phát quang thảm
thực vật được thực hiện đúng trên diện tích của dự án.
- Trình bày chi tiết biện pháp quản lý, sử dụng gỗ và xử lý thực bì đảm bảo vệ sinh
và không gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường tự nhiên khu vực.
 Giảm thiểu tác động trong quá trình san nền tạo mặt bằng
- Hạn chế tối đa các tác động do bụi khuếch tán từ các phương tiện vận chuyển, san
nền, từ mặt đường.
- Phương tiện vận chuyển đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an
toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.
- Đánh giá cụ thể các tác động tới các thành phần môi trường trong quá trình san lấp
mặt bằng của dự án (tác động của bụi và khí thải, tác động do tiếng ồn và rung, tác
động do nước thải sinh hoạt, do nước mưa chảy tràn, tác động do chất thải rắn...).
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn xây dựng
4.1.2.1. Giảm thiểu tác động tới môi trường không khí
Cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và các chất khí độc hại, hạn
chế các tác động xấu tới môi trường xung quanh như:
- Che chắn các khu vực phát sinh bụi (khu vực san lấp mặt bằng); che chắn các
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu.
- Sử dụng xe tưới nước để tưới đường giao thông; khu vực san lấp mặt bằng, tập kết
nguyên vật liệu.
- Tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động giao thông phục vụ công trường; giảm
thiểu phát sinh bụi, khí thải do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu.
4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn và rung
- Bố trí phù hợp vị trí các trạm trộn bê tông, phát điện… nhằm giảm thiểu mức độ
ảnh hưởng của tiếng ồn.
- Không sử dụng xe cộ/thiết bị không có chứng nhận kiểm định định kỳ của cơ quan
chức năng.
4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do nước thải
Biện pháp giảm thiểu, hạn chế tác động của nước thải trong quá trình thi
công xây dựng của dự án được xem xét qua các yếu tố sau :
- Xây dựng hệ thoát nước thải và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa. Các tuyến
thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình quá
trình xây dựng dự án; không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước thải của các
khu vực bên ngoài dự án.

71
- Các tuyến thoát nước mưa, nước thải được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát
nước của dự án nói riêng cũng như của toàn khu vực nói chung.
- Không tập trung các loại vật liệu xây dựng gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn
ngừa rơi vãi làm tác nghẽn đường thoát thải. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi
thông các tuyến thoát nước, không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát
nước gây tắc nghẽn.
- Hạn chế triển khai thi công xây dựng dự án vào mùa mưa, bão
- Tái sử dụng đến mức tối đa nước thải trong quá trình xây dựng.
4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do nước rửa trôi bề mặt
Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo đất đá các chất thải, vật liệu rơi vãi, dầu
mỡ trên bề mặt đất vào nguồn nước, gây tác động đến môi trường đất, nước. Một số
biện pháp hạn chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên bề mặt như sau :
- Để vật liệu xây dựng tại các kho hoặc bãi chứa có bạt phủ che chắn.
- Rác thải và phế thải xây dựng cần được thu gom và tập trung đúng nơi quy định.
- Thu gom và lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi chảy vào nguồn tiếp nhận.
4.1.2.5. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn xây dựng
- Thu gom, phân loại chất thải xây dựng hư hỏng, phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị;
rác thải sinh hoạt để tái sử dụng.
- Lập kế hoạch thu gom, lưu giữ chất thải để hợp đồng xử lý.
- Thu gom các CTR nguy hại phát sinh trong nhà máy để có biện pháp xử lý.
4.1.2.6. Giảm thiểu tác động khác
- Biện pháp tổ chức thi công xây lắp : bố trí mặt bằng tổ chức thi công, yêu cầu về
thiết bị, máy phục vụ thi công công trình. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi.
- Đảm bảo người dân khu vực dự án ít bị biến đổi lối sống, văn hóa trong quá trình
hoạt động xây dựng dự án.
- Biện pháp phòng ngừa các dịch bệnh có thể xảy ra: đặc biệt chú trọng công tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Kế hoạch an ninh – xã hội; quản lý lao động nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội.
- Kế hoạch sử dụng lao động người dân địa phương, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến
cơ cấu lao động địa phương.
- Cam kết thực hiện những quy định về vệ sinh và an toàn lao động trên công
trường theo yêu cầu của QCVN 18:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn trong xây dựng.
- Công trường phải được che chắn chống bụi và vật rơi từ trên cao xuống, đảm bảo
mức ồn và rung động trong thi công theo quy định của QCVN 26:2016/BYT và
QCVN 27:2016/BYT.

72
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn vận hành
4.1.3.1. Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố
- Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng nhà máy trên cơ sở xem xét đến các vấn đề môi
trường có liên quan như :
+ Lựa chọn hướng nhà hợp lý.
+ Xác định kích thước vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa các hạng mục công
trình của nhà máy cũng như giữa nhà máy và khu dân cư theo quy định.
Hiệu chỉnh dải cách ly phù hợp với hướng gió, tần suất gió được xác định bằng
công thức :
Li = Lo x Pi/Po
Trong đó :
Li - Chiều rộng vùng cách ly cần xác định theo hướng i (m)
Lo - Chiều rộng vùng cách ly lấy theo mức độ độc hại của nhà máy (m).
Po - Tần suất gió trung bình tính đều cho mọi hướng (%).
Pi - Tần suất gió trung bình thực tế của hướng i (%).
+ Bố trí hợp lý các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, kho bãi, khu hành chính và
có dải cây xanh ngăn cách. Tỷ lệ cây xanh trên tổng diện tích đất sử dụng của nhà
máy tối thiểu phải đạt 20%. Các hệ thống thải khí, ống khói cần bố trí ở các khu vực
thuận lợi cho việc giám sát và xử lý.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải.
- Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác
nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt
lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.
4.1.3.2. Biêṇ pháp giảm thiểu tác động tiêu cư ̣c do nước mưa chảy tràn
 Tổ chức thoát nước mưa
- Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế riêng với thoát nước thải theo nguyên tắc
tự chảy, đảm bảo thoát nước nhanh chóng và triệt để cho các khu đất xây dựng.
- Hệ thống thoát nước mưa với lưu lươ ̣ng m3/h được thiết kế với tuyến cống thu
nước qua bể lắ ng că ̣n, chảy vào nguồn tiếp nhận.
- Đố i với khu vực đường giao thông, baĩ chứa nguyên liê ̣u có mái che, nước mưa
chảy tràn qua hố thu đươc̣ dẫn về cống chính chảy vào nguồn tiếp nhận.

73
Nước mưa trên bề Nước mưa trên mái Nước mưa mặt
mă ̣t công trıǹ h đường, kho baĩ

Cống thu nước mưa

Lắ ng că ̣n Thu gom xử lý

Nguồn tiếp nhận

Hı̀nh 4-1. Sơ đồ tổ chức thoát nước mưa của dư ̣ án

4.1.3.3. Biêṇ pháp giảm thiểu tác động tiêu cư ̣c do nước thải
 Tổ chức thoát nước

Nước mưa Tách nước mưa đợt đầu Hệ thống


thoát nước
Nước thải sản xuất Xử lý sơ bộ

Cấp nước tuần hoàn

Nước vệ sinh công nghiệp Trung hòa và lắng

Nước thải sinh hoạt Xử lý tập trung Nguồn tiếp nhận

Tái sử dụng

Hình 4-2. Sơ đồ tổ chức thoát nước của dự án

 Tổ chức thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt


Hê ̣ thố ng thoát nước thải sinh hoa ̣t đươ ̣c dẫn từ các bể tư ̣ hoa ̣i đế n trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tâ ̣p trung của nhà máy. Nước thải sau khi xử lý (đạt cột A hoặc
B của QCVN 14-2008/BTNMT) được dẫn vào bể chứa riêng để tái sử dụng cho
mục đích tưới cây, rửa đường hoặc chảy ra nguồn tiếp nhận tùy theo mục đích sử
dụng của dự án.

Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại Trạm xử lý Bể chứa nước thải
NTSH tâ ̣p trung sau xử lý

Tái sử dụng Chảy ra nguồn


tiếp nhận

74
Hình 4-3. Sơ đồ tổ chức thoát nước thải sinh hoạt
Bể xử lý nước thải sinh hoạt thường là bể tự hoại cải tiến với ngăn lọc kỵ khí được
thiết kế với thời gian lưu nước 2 ngày và có hiệu suất xử lý đạt tới >80% theo TSS,
COD và BOD. Nước từ các bể này chảy ra được đưa trực tiếp về Trạm xử lý nước
thải. Ngăn lọc kỵ khí được thiết kế dưới dạng ngăn lọc xuôi hay lọc ngược. Vật liệu
lọc thường là gạch vỡ, xỉ than, đá dăm, sỏi hay các loại giá thể vi sinh bằng chất
dẻo, đường kính 25mm đến 100mm, tải trọng thuỷ lực 0,5m3/m2/ngày đến 1,5
m3/m2/ngày, tải trọng chất hữu cơ tính theo nhu cầu oxy sinh hoá từ 0,2kg
BOD5/m3/ngày đến 0,5kg BOD5/m3/ngày.

Hình 4-4. Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn

Bảng 4-1. Thành phầ n và tın


́ h chấ t nước thải sinh hoa ̣t sau bể tự hoại
STT Thông số Đơn vi ̣ Trước bể tự hoa ̣i Sau bể tự hoa ̣i QCVN 14:2008
1 Nhiê ̣t đô ̣ C 20 – 28 25-30 -
2 pH - 7,0- 7,6 7,2 - 7,5 5–9
3 TSS mg/l 350 200 100
4 TDS mg/l 600 600 -
5 COD mg/l 400 300 -
6 BOD5 mg/l 200 150 50
7 NO3 - mg/l 50 30 50
8 Coliforms MPN/100ml 6
10 - 10 9 6000 5000
Ghi chú : QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn KTQG về nước thải sinh hoạt (cột B).

Tính toán thể tích bể tự hoại:


Thể tích yêu cầu của bể tự hoại: V = d * Q
Trong đó:
V: thể tích bể hoại
d: Thời gian lưu của nước thải
Q: Lưu lượng nước thải cần xử lý bằng bể tự hoại, m3/ngày
Thể tích phần chứa bùn: Wb = b*N/1000
Wb: Thể tích phần chứa bùn của bể tự hoại, m3
b: Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn (b = 60l/ngày)
75
N: Số người
 Xử lý nước thải sản xuất
Xử lý nước thải sản xuất là giai đoạn cuối cùng của hệ thống thoát nước thải.
Xử lý nước thải là quá trình công nghệ làm cho nước thải trở nên sạch hơn, đủ tiêu
chuẩn vệ sinh để xả vào nguồn tiếp nhận (hoặc tái sử dụng lại). Để lựa chọn được
phương pháp cũng như công nghệ xử lý, cần thiết phải xác định mức độ xử lý nước
thải. Trước tiên phải tính toán xác định số lần pha loãng nước thải với nguồn nước n
tại điểm tính toán (điểm kiểm tra). Sau đó mức độ xử lý nước thải E theo các thông
số tính toán được xác định theo các phơng trình sau :
- Đối với nước thải chứa một chất ô nhiễm :
C 0  C ng  nCcp
C nt  C 0
E .100 , %
C nt
Trong đó :
C0 - Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải xả ra nguồn tiếp nhận;
Cnt - Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi xử lý;
Cng - Nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn trước khi tiếp nhận nước thải;
Ccp - Nồng độ giới hạn cho phép của chất ô nhiễm theo mục đích sử dụng;
n - Số lần pha loãng nước thải với nguồn nước tại điểm tính toán;
E - Mức độ xử lý nước thải cần thiết.
- Đối với nớc thải chứa nhiều chất ô nhiễm :
C i ,0  n(C i ,cp  C i , ng )  C i ,ng
Ei
C i , 0  (1  )C i ,nt
100
1 m E C i ,nt n  1 m C i ,ng

n i 1
(1  i )
100 C i ,cp
 
n i 1 C i ,cp
1

Trong đó :
i - Chất ô nhiễm thứ i;
m - Số phần tử chất ô nhiễm (thông số tính toán) trong nước thải.
Các bậc xử lý liên quan đến mức độ xử lý cần đạt được theo các tiêu chuẩn vệ sinh
môi trường. Nước thải sản xuất thường đợc xử lý theo 3 bước (mức độ) sau :
- Bước thứ nhất (xử lý bậc một hay xử lý sơ bộ) :
Làm trong nước thải bằng phương pháp cơ học để loại các chất rắn lớn như
rác, cát xỉ... và bùn, cặn. Đây là mức độ bắt buộc đối với tất cả các công nghệ xử lý
nước thải. Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sau khi xử lý ở giai đoạn này phải
nhỏ hơn 150mg/l nếu nước thải được xử lý sinh học tiếp tục hoặc bé hơn các quy
định nêu trong các quy chuẩn môi trường liên quan khi xả nước thải trực tiếp vào
nguồn nước mặt.
76
- Bước thứ hai (xử lý bậc hai hay xử lý sinh học) :
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Giai đoạn xử lý này được xác
định trên cơ sở tình trạng sử dụng và quá trình tự làm sạch của nguồn tiếp nhận
nước thải. Trong bước này chủ yếu là xử lý các chất hữu cơ dễ oxy hoá sinh hoá
(BOD) để khi xả ra nguồn nước không gây ô nhiễm hữu cơ và thiếu hụt oxy.
- Bước thứ ba (xử lý bậc ba hay xử lý triệt để) :
Loại bỏ các hợp chất nitơ và phốtpho ra khỏi nước thải. Giai đoạn này rất có
ý nghĩa đối với quá trình phú dưỡng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước mặt.
- Xử lý bùn cặn trong nước thải :
Trong nước thải có các chất không hoà tan như rác, cát, cặn lắng, dầu mỡ...
Các loại cát (chủ yếu là thành phần vô cơ có tỷ trọng lớn) được phơi khô và đổ san
nền. Rác được nghiền nhỏ vận chuyển về bãi chôn lấp rác. Cặn lắng được giữ lại
trong các bể lắng đợt một (thường được gọi là cặn sơ cấp) có hàm lượng hữu cơ lớn
được kết hợp với bùn thứ cấp (chủ yếu là sinh khối vi sinh vật), hình thành trong
quá trình xử lý sinh học nước thải, xử lý theo các bước tách nước sơ bộ, ổn định
sinh học trong điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí và làm khô. Bùn cặn sau xử lý có
thể sử dụng để làm phân bón .
- Giai đoạn khử trùng :
Sau quá trình làm sạch nước thải là yêu cầu bắt buộc đối với một số loại
nước thải hoặc một số công nghệ xử lý trong điều kiện nhân tạo. Như vậy, nước thải
của nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh được xử lý nhằm loại bỏ các yếu tố độc
hại là dầu mỡ, độ kiềm, các tạp chất khô và các chất độc hại khác.
Nước thải sản xuất của dự án được thu gom bơm về bể trung hòa hòa để ổn định lưu
lượng, nồng độ và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi sang bể
lắng 1. Trong bể điều hòa có lắp hệ thống sục khí dưới đáy bể để khuấy trộn dòng
nước thải. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm sang bể ASBR qua đường ống dẫn
và phân phối nước. Tại bể này diễn ra quá trình xử lý chính để làm sạch các chất ô
nhiễm trong nước thải. Công nghệ ASBR (Advanced Sequencing Batch Reator) là
công nghệ xử lý nước thải dạng mẻ tuần hoàn liên tục, theo đó các quá trình như
oxy hóa cacbon, quá trình nitrat hóa, khử nitơ và khử photpho bằng phương pháp
sinh học được diễn ra đồng thời. Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn chảy vào hồ
điều hòa để tái sử dụng lại cho các mục đích của dự án.
Bảng 4-2. Chấ t lươ ̣ng nước thải sau xử lý
QCVN
STT Thông số Đơn vi ̣ Đầu vào Đầu ra
40:2011/BTNMT (A)
1 pH - 7,11 - 7,14 6,56 - 6,66 5–9
2 TSS mg/l 86 - 101 2-5 50
3 BOD5 mg/l 27 - 75 4-6 30
77
4 NH4+ mg/l 13,2 - 26,4 0,1 - 0,2 5
5 NO3- mg/l 0,5 - 4,2 4,3 - 6,3 30
6 PO43- mg/l 4,3 - 5,6 0,1 6
7 Coliforms MPN/100ml 18x105 110 3000

Đóng bánh
Máy ép bùn
Nước dư
Bùn
Bể chứa bùn
Nước thải
sản xuất Bơm Bể xử lý sinh
Bể trung
hòa học ASBR Bể khử trùng
Nước thải
sinh hoạt Máy thổi khí
Mương quan trắc
Khi sự cố không đạt quy chuẩn môi trường

Hồ điều hòa

Hình 4-5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của dự án

4.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khí thải
 Các biện pháp cơ bản
Khi dự án đi vào hoạt động, biện pháp hiệu quả nhất để khống chế giảm
thiểu ô nhiễm môi trường không khí do khí thải từ các nguồ n thải là khống chế ô
nhiễm ngay tại nguồn phát sinh. Các biện pháp cơ bản được áp dụng là :
- Điều chỉnh quy trình công nghệ, nguyên nhiên liệu để giảm thiể u ô nhiễm : đây là
biện pháp được coi là cơ bản, vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm
trong khı́ thải có hiệu quả nhất. Biện pháp điều chỉnh công nghệ bao gồm việc sử
dụng công nghệ sản xuất không có hoặc phát sinh ít chất thải, thay thế các nguyên
liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu không độc hoặc ít
chất độc hơn. Đồng thời sử dụng công nghệ cao không sinh bụi hoặc thay thế
phương pháp gia công phát sinh nhiều bụi bằng phương pháp ướt.
- Lựa chọn phương án xử lý bụi : để lựa chọn phương án xử lý bụi khả thi cho nhà
máy có phát sinh bụi, dựa vào nguyên lý, tính năng kỹ thuật, ưu khuyết điểm của
từng phương án xử lý bụi để có thể áp dụng phù hợp cho từng công đoạn sản xuất.
Bảng 4-3. Các phương án xử lý bu ̣i
Phương pháp Ưu điể m Khuyế t điể m
Buồ ng lắ ng bu ̣i - Lắ ng tro ̣ng lực ha ̣t bu ̣i có kıć h - Hiêụ quả xử lý thấ p (40-70%).
thước 100-2000m
Lo ̣c bu ̣i Cyclon - Kı́ch thước ha ̣t từ 5 đế n 100m. - Hiêụ quả xử lý thấ p (45-85%).
- Cyclon tổ hơ ̣p có thể đa ̣t hiê ̣u - Chı̉ lo ̣c đươ ̣c bu ̣i có kı́ch thước
suấ t cao (95%) tương đố i lớn.

78
Lo ̣c bu ̣i túi - Lo ̣c đươ ̣c các loa ̣i bu ̣i có kıć h - Trở lư ̣c thiế t bi cao.
̣
thước nhỏ (2-10m). - Chı̉ dùng đươ ̣c với bu ̣i khô,
- Hiê ̣u suấ t cao (90-99,5%). nhiê ̣t đô ̣ tương đố i thấ p (≤150oC).
Lo ̣c bu ̣i ướt - Lo ̣c đươ ̣c các ha ̣t bu ̣i khá miṇ - Tiêu hao năng lươ ̣ng điên, ̣ nước.
(0,1-100m) - Không áp du ̣ng đươ ̣c với các
- Hiê ̣u suấ t lo ̣c cao (85-99,5%) loa ̣i bu ̣i có khı́ khi gă ̣p nước.
- Hấ p thu ̣ mô ̣t phầ n khı́ thải. - Phải xử lý nước thải.
Lo ̣c bu ̣i điê ̣n - Lo ̣c đươ ̣c các ha ̣t bu ̣i miṇ - Tiêu hao năng lươ ̣ng điêṇ lớn.
(<0,1m). - Không áp du ̣ng đươ ̣c với các
- Hiê ̣u suấ t lo ̣c cao (99-99,9%) loa ̣i bu ̣i có khı́ khi gă ̣p nước.

Bảng 4-4. So sánh hiêụ quả của các phương án xử lý bu ̣i
Hiê ̣u suấ t Tổ n thấ t Kı́ch thước
Phương án xử lý Đầ u tư Vâ ̣n hành
(%) (kg/m2) bu ̣i (m)
Buồ ng lắ ng bu ̣i 40 - 70 1 1 <1 >150
Lo ̣c bu ̣i Cyclon 45 - 85 2 2 1–3 >10
Lo ̣c bu ̣i ướt 85 - 99,5 6 6 2–7 >3
Lo ̣c bu ̣i túi 90 - 99,5 8 5 1 – 10 >0,5-1,0
Ventury 99 5 10 15 - 30 >0,3-1,0

Tuỳ theo nồng độ bụi, tính chất vật lý, hoá học của bụi và tính chất tuầ n hoàn sử
dụng la ̣i khí thải, có 3 mức làm sạch như sau :
+ Làm sạch thô : chỉ tách được các hạt bụi to có kích thước lớn hơn 100m.
+ Làm sạch trung bình : lọc được các hạt bụi to, bụi trung bình và một phần hạt nhỏ.
Nồng độ bụi trong không khí sau khi làm sạch chỉ còn khoảng 50-100mg/m3.
+ Làm sạch tinh : lọc được các hạt bụi nhỏ dưới 10m với hiệu suất 60-99%. Nồng
độ bụi còn lại trong không khí sau khi làm sạch khoảng 1-10mg/m3.
- Lựa chọn phương án xử lý các chất khí độc hại : để xử lý khí thải có chứa các chất
khí đô ̣c ha ̣i phát sinh từ hoạt động của nhà máy, có thể lựa chọn một trong các
phương án trình bày trong bảng sau :
Bảng 4-5. Các phương án xử lý các chấ t khı́ đô ̣c ha ̣i
Phương pháp Nguyên lý Ưu, khuyế t điể m
Hấ p thu ̣ khı́ thải bằ ng - Hấ p thu ̣ khı́ thải bằ ng nước, - Tố n hóa chấ t
nước hoă ̣c dung dich ̣ dung dich ̣ xút hoă ̣c axit - Phải xử lý nước thải
- Sử du ̣ng tháp hấ p thu ̣ đêm ̣ hoă ̣c - Ăn mòn thiế t bi ̣
tháp Ventury
Hấ p thu ̣ khı́ thải trong - Hấ p thu ̣ và phân hủy sinh hóa - Nhiêṭ đô ̣ khı́ thải <40oC
than bùn trong lớp đê ̣m than bùn - Sử du ̣ng mă ̣t bằ ng lớn
- Vâ ̣t liê ̣u đê ̣m đươ ̣c tự tái sinh - Tổ n thấ t áp lực lớn
- Hiêụ suấ t xử lý 99,9%
Hấ p thu ̣ bằ ng than Khı́ thải đươ ̣c làm nguô ̣i tới 90- - Than phải thay theo chu kỳ
hoa ̣t tıń h 100oC, sau đó cho qua tháp hấ p khi quá trın
̀ h hấ p thu ̣ baõ hòa

79
thu ̣ chứa than hoa ̣t tıń h - Hiêụ suấ t xử lý 80-90%
 Xử lý bụi trong quá trình nghiền phối liệu
Tại bộ phận chuẩn bị nguyên liệu: hoạt động của máy nghiền các loại nguyên
liệu sẽ phát sinh tiếng ồn, nhiệt, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Nguồn phát sinh bụi tại
công đoạn này có các thông số chính như lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải, nồng
độ bụi thải. Phương pháp công nghệ được lựa chọn là sử dụng hệ thống xử lý khí
thải kết hợp phương pháp khô và phương pháp ướt, thiết bị tách bụi sử dụng là thiết
bị Cyclon chùm và thiết bị rửa khí dùng tháp phun rỗng.
Khí thải phát sinh tại bộ phận nghiền nguyên liệu được thu gom qua chụp hút theo
hệ thống đường ống tới cụm thiết bị xử lý bụi cấp 1 bằng phương pháp khô nhờ
thiết bị cyclon chùm để tách các hạt bụi có kích thước lớn, tiếp đó khí thải được tiếp
tục đưa qua thiết bị rửa khí bằng tháp phun rỗng tách triệt để các hạt bụi có kích
thước mịn trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống thải. Động lực của quá trình
cấp nhờ quạt hút và hiệu suất của hệ thống xử lý đạt >97%. Khí ra khỏi ống khói có
các giá trị nồng độ đạt QCVN 19:2009/BTNMT như sau :
- Nhiệt độ khí thải : 30oC
- Bụi TSP : 83 mg/Nm3
- P2O5 : <350 mg/Nm3
- SiF4 : <10 mg/Nm3

Máy nghiền liệu Chụp hút Lọc bụi Cyclon chùm

Tháp rửa khí

Hình 4-6. Sơ đồ xử lý bụi nghiền phối liệu

 Xử lý bụi tại công đoạn trộn, vê viên tạo hạt, sàng và làm nguội sản phẩm
Tại công đoạn trộn, vê viên tạo hạt, sàng và làm nguội sản phẩm sẽ phát sinh
tiếng ồn, đặc biệt là bụi. Nguồn phát sinh bụi tại công đoạn này có các thông số
chính là lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải, bụi TSP. Phương pháp công nghệ
được lựa chọn là sử dụng hệ thống xử lý khí thải kết hợp phương pháp khô và
phương pháp ướt, thiết bị tách bụi sử dụng là thiết bị cyclon chùm, lọc bụi tay áo và
thiết bị rửa khí dùng tháp phun rỗng
- Lưu lượng khí thải : 47.000 Nm3/h.
- Nhiệt độ khí thải : 40oC.
- Bụi TSP : 800 mg/Nm3.
Khí thải phát sinh tại công đoạn trộn, vê viên tạo hạt, sàng và làm nguội được thu
gom qua chụp hút theo hệ thống đường ống tới cụm thiết bị xử lý bụi 2 cấp. Cấp 1
bằng thiết bị cyclon chùm để tách các hạt bụi có kích thước lớn, tiếp đó khí thải

80
được tiếp tục đưa qua lọc bụi tay áo để tách các hạt bụi có kính thước nhỏ, khí thải
được xử lý tiếp bằng thiết bị rửa khí (tháp phun rỗng) tách triệt để các hạt bụi có
kích thước mịn trước khi thải ra ngoài môi trường qua ống khói. Hiệu suất của hệ
thống xử lý đạt >97%. Khí ra khỏi ống khói của hệ thống xử lý đạt quy chuẩn thải
theo QCVN 19:2009/BTNMT đối với bụi.

Máy trộn, vê Chụp hút Lọc bụi Cyclon chùm


viên, sàng, làm
nguội
Lọc bụi túi

Tháp rửa khí

Hình 4-7. Sơ đồ xử lý bụi trộn, vê viên, sàng, làm nguội

 Xử lý bụi từ quá trình sấy bán thành phẩm


Hoạt động của máy trộn, vê viên, sàng và làm nguội liệu sẽ phát sinh tiếng
ồn, nhiệt, đặc biệt là bụi. Do thành phần chính của nguồn phát thải là bụi nên
phương pháp công nghệ được lựa chọn là sử dụng hệ thống xử lý khí thải bằng
phương pháp khô 2 cấp. Các thông số chính bao gồm :
- Lưu lượng khoảng : 65.600 Nm3/h.
- Nhiệt độ khí thải : 40oC.
- Bụi TSP : 800 mg/Nm3.
Khí thải phát sinh tại máy sấy thùng quay được thu gom qua chụp hút theo hệ thống
đường ống tới cụm thiết bị xử lý bụi bằng phương pháp khô, đầu tiên các hạt bụi có
kích thước lớn được tách qua hệ Cyclon chùm, tiếp đó khí thải được đưa qua thiết bị
lọc bụi tay áo nhằm tách các hạt bụi có kích thước nhỏ trước khi thải ra ngoài môi
trường qua ống khói. Hiệu suất của hệ thống xử lý đạt > 95%. Khí ra khỏi ống khói
của hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 19:2009/BTNMT đối với bụi.

Máy sấy thùng Chụp hút Lọc bụi Cyclon chùm


quay

Lọc bụi túi

Hình 4-8. Sơ đồ xử lý bụi từ quá trình sấy

 Xử lý khí thải lò hơi


Khí thải từ lò hơi thường có các thông số sau :
- Lưu lượng khí thải khoảng : 6000 Nm3/h
- Nhiệt độ khí thải : 120oC

81
- Bụi TSP : 6.257 mg/Nm3
- Khí SO2 : 884 mg/Nm3
- Khí NOx : 769 mg/Nm3
Khí thải từ lò hơi có nhiệt độ khoảng 150-200oC, chứa bụi TSP và khí SO 2 vượt quá
quy chuẩn cho phép được xử lý bằng hệ thống Venturi bao gồm thiết bị Venturi và
thiết bị Cyclon tách giọt, tại đây bụi có kích thước nhỏ tới 0,1 micron trong dòng
khí gặp nước bị giữ lại, khí SO2 bị hấp thụ vào nước, sau đó thải ra ngoài qua ống
khói. Do nồng độ SO2 không lớn nên chỉ cần hấp thụ vật lý là đảm bảo được nồng
độ cho phép.

Khí thải từ Thiết bị Venturi Cyclon ướt


lò hơi

Hình 4-9. Sơ đồ xử lý khí thải lò hơi

 Sử dụng cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn
Cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất,
hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của
không khí, hấp thụ tiếng ồn. Nhà xưởng được thiết kế đảm bảo điều kiện vệ sinh
công nghiệp, đảm bảo thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong công
trình và có bội số trao đổi không khí theo quy định của tiêu chuẩn vệ sinh môi
trường, nhất là tại các vị trí thao tác của người công nhân. Các biện pháp kỹ thuật
được áp dụng là :
- Hệ thống thông gió tự nhiên bằng các cửa mái nhà công nghiệp.
- Hệ thống thông gió hút hoặc thổi cục bộ, hệ thống lọc bụi và xử lý khí thải.

vg

Nhà xưởng sản xuấ t

Hı̀nh 4-10. Sơ đồ thông gió tự nhiên cho nhà xưởng sản xuấ t

- Tổng hợp các công trình xử lý bụi, khí thải :


Các công trình xử lý bụi và khí thải của nhà máy được tổng hợp và trình bày
trong bảng sau :

82
Bảng 4-6. Tổng hợp các công trình xử lý bụi, khí thải của dự án
STT Tên công trình Loại thiết bị Tính năng kỹ thuật
1
2

4.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do chất thải rắn
 Đố i với chấ t thải rắ n sinh hoạt và công nghiê ̣p thông thường
Đối với chất thải rắn sinh hoạt và chấ t thải rắ n công nghiê ̣p thông thường
(thường bao gồm vỏ bao bì chứa nguyên liệu, xỉ than lò hơi) được phân loa ̣i ngay
ta ̣i nhà máy (ta ̣i nguồ n phát sinh), tự quản lý theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t và ký hơ ̣p
đồ ng với đơn vi ̣có đủ chức năng vâ ̣n chuyể n đi xử lý hàng ngày.

Composting

CTR sinh hoạt Tiêu hủy

Chôn lấp
CTR sản
CTR công nghiệp Thu
xuất phân
thông thường hồi
vi sinh
tái sử
dụng,
CTR công nghiệp thuê
nguy hại xử lý

Hình 4-11. Sơ đồ thu gom xử lý chất thải rắn

 Đố i với chấ t thải nguy hại


Chấ t thải nguy ha ̣i phát sinh của dự án chủ yếu gồm bùn thải của hệ thống xử
lý nước thải, cặn dầu và giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải... được phân
loa ̣i và lưu giữ trong kho chứa CTNH của nhà máy và định kỳ thuê đơn vi ̣ có đủ
chức năng vâ ̣n chuyể n đi xử lý theo hợp đồng. Đồng thời phải tuân thủ các quy đinḥ
về quản lý chấ t thải, chấ t thải nguy ha ̣i theo quy đinh ̣ của Nghi ̣ đinḥ số
38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
4.1.3.5. Biện pháp giảm thiể u tác đô ̣ng tiêu cư ̣c do tiế ng ồ n và rung đô ̣ng
Nguồn phát sinh tiế ng ồn và rung khi dư ̣ án đi vào hoạt động chủ yếu từ các
phương tiê ̣n giao thông ra vào nhà máy, từ hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t của nhà máy. Các
biện pháp giảm thiể u tác đô ̣ng tiêu cực của tiế ng ồn và rung như sau :
- Biện pháp kỹ thuật :
+ Các phương tiê ̣n vâ ̣n tải đươ ̣c kiể m đinh
̣ theo đinh
̣ kỳ.

83
+ Nền móng đặt máy được xây dựng bằng bê tông mác cao, tăng chiề u sâu móng,
đào rañ h đổ cát khô hoă ̣c than củi để tránh rung theo mă ̣t nề n.
+ Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su cho thiế t bi đô ̣ ̣ng cơ công suấ t lớn.
+ Các máy đô ̣ng cơ được kiểm tra sự cân bằng và hiệu chỉnh khi lắ p đă ̣t.
- Biện pháp quản lý và bảo trì :
+ Bảo trì định kỳ và tra dầu mỡ để hạn chế tiếng ồn.
+ Vâ ̣n hành thiế t bi theo
̣ quy trıǹ h, quy pha ̣m.
- Thiết lập vành đai cây xanh : cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ mặt trời
chiếu xuống mặt đất, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm bức xạ phản xạ,
giảm nhiệt độ của không khí, hấp thụ tiếng ồn. Sóng âm truyền qua các dải cây xanh
sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ âm thanh giảm đi nhiều hay ít phụ thuộc
vào mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước của cây xanh và chiều rộng của dải đất
trồng cây. Các dải cây xanh sẽ có tác dụng phản xạ âm, do đó làm giảm mức ồn lan
truyền ra môi trường xung quanh. Các yêu cầu chủ yếu là :
+ Diện tích trồng cây xanh.
+ Chủng loại cây xanh được trồng.
+ Số lượng cây xnah được trồng.
4.1.3.6. Biện pháp giảm thiể u tác đô ̣ng tiêu cư ̣c do mùi hôi
Mùi hôi phát sinh chủ yếu từ công đoạn ủ và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến
công nhân vận hành trong nhà máy. Các biện pháp chủ yếu để hạn chế mùi hôi từ
công đoạn ủ và từ các kho chứa, bãi chứa tới môi trường xung quanh :
- Xây dựng kho chứa có hệ thống thông gió và lưu giữ chất thải cuối hướng gió.
- Việc phát tán mùi tại khu vực ủ do chênh lệch độ ẩm vào ban đêm và do mưa nên
sẽ được khắc phục bằng cách che chắn, phủ bạt không cho nước mưa thấm vào
nguyên liệu ủ.
- Trong trường hợp có phát sinh mùi ở mức độ cao thì Chủ dự án phải phun chế
phẩm sinh học để khử mùi hôi cho các nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
̣ PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦ I RO, SỰ CỐ
4.2. BIÊN
MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
4.2.1. Trong giai đoa ̣n chuẩ n bi va
̣ ̀ thi công xây dư ̣ng
 Biện pháp phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn
- Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, thiết bị, máy móc theo đúng quy định phòng
chống cháy nổ. Các loại vật tư, vật liệu dễ nổ dễ cháy không để ở khu vực thi công.
- Thực hiện đầy đủ nội quy phòng chống cháy nổ trên công trường.
- Lập phương án phòng chống cháy nổ phù hợp với thực tế.
- Liên hệ với các đơn vị xung quanh và địa phương để cùng hỗ trợ công tác phòng
cháy chữa cháy khi cần thiết.

84
 Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho cán bộ, công nhân trên công trường. Thực
hiện chương trình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải.
- Phối hợp với các bên liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác an toàn vệ
sinh lao động trên công trường.
 Biện pháp an toàn trong công tác bố c xúc, san nền.
- Sử du ̣ng máy xúc thuỷ lực Komatsu làm thiết bị xúc chính đáp ứng yêu cầu thi
công an toàn trong công tác bốc xúc, san nền.
- Trong quá trình xúc, khi gặp các trường hợp sau phải dừng, lùi về vị trí an toàn và
báo cáo với bộ phận liên quan để kiểm tra xử lý :
+ Gặp tầng đất đá mềm xốp có thể làm lún máy xúc thuỷ lực.
+ Quá trình quay hoặc xúc cấm gầu xúc đột ngột đổi chiều quay.
+ Phương tiê ̣n vận chuyển và đuôi máy xúc phải có khoảng cách trên 1m, khi máy
xúc ngừng làm việc buồng lái phải quay ngược với chiều làm việc.
 Biện pháp an toàn trong vận chuyển
- Khi ô tô làm việc, hệ thống phanh, chuyển hướng an toàn phải đươ ̣c kiể m đinh, ̣ xe
vâ ̣n chuyể n phải có đèn chiếu rộng và biển chỉ dẫn.
- Khi trời có sương mù ảnh hưởng tới tầm nhìn không quá 30m phải bật đèn vàng
hoặc đèn sau, khi độ nhìn <30m hoặc trời có dông nguy phải ngừng làm việc.
- Xe vâ ̣n chuyể n ra khỏi công trường phải đươ ̣c rửa lố p xe, đảm bảo không gây bu ̣i
bẩ n và lầ y lô ̣i cho tuyến đường lân cận khu vực dự án.
4.2.2. Trong giai đoa ̣n vâ ̣n hành
 Biện pháp phòng chống cháy nổ
- Bố trí tổng đồ và khoảng cách phòng hỏa giữa các vật kiến trúc của công trình
tuân thủ “Quy phạm phòng chống cháy cho công trình”.
- Xây dựng hệ thống cấp nước cứu hoả với lưu lượng cấp nước cứu hoả ngoài nhà
30 l/s, lưu lượng cấp nước cứu hoả trong nhà 20 l/s.
- Tại các buồng điều khiển, buồng phân phối cao hạ thế, buồng máy biến thế, lắp
đặt bộ cảm biến khói, cảm biến nhiệt độ và bộ cảnh báo bằng đèn, còi.
- Tất cả lỗ cáp vào ra trạm biến thế, buồng điện đều sử dụng vật liêu chống cháy,
cáp điện, liệu quét chống cháy hoặc cuốn băng chống cháy, khu nhiệt độ cao dùng
cáp chịu nhiệt khó cháy.
 Biện pháp phòng cháy, chữa cháy
- Biê ̣n pháp báo cháy :

85
+ Lắ p đă ̣t thiết bị phát hiện cháy, khói : đầ u báo khói, đầ u báo nhiêt.̣
+ Lắ p đă ̣t chuông báo cháy, đèn báo cháy.
+ Lắ p đă ̣t tủ điều khiển báo cháy trung tâm.
- Biê ̣n pháp chữa cháy :
+ Hệ thống chữa cháy ngoài nhà : các họng đôi tiếp nước chữa cháy được bố trí trên
vỉa hè và thảm cỏ, gần trục giao thông chính của nhà máy.
+ Hệ thống chữa cháy trong nhà : sử dụng hỗn hợp các hệ thống chữa cháy tự động
Sprinkler kết hợp với hệ thống chữa cháy vách tường và họng chữa cháy
+ Hệ thống chữa cháy ban đầu : với chất chữa cháy ban đầu là bột hoá học tổng hợp
ABC loại 4kg bột, bình CO2 loại 3 kg khí cho tất cả các công trı̀nh.
+ Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler : chữa cháy bằng đầu phun tự động
sprinkler với chức năng tự động chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến
ngưỡng làm việc của đầu phun.
+ Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường : họng nước chữa cháy được bố trí bên
trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang của công trı̀nh. Các họng được thiết
kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình cũng có 2 vòi vươn tới, tâm họng nước
được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt sàn.
Bảng 4-7. Lưu lượng nước cho hệ thống chữa cháy
TT Hạng mục Số lượng Tiêu chuẩn Lưu lươ ̣ng
1 Chữa cháy vách tường (3 giờ)
2 Chữa cháy Sprikler (1 giờ)
Cộng Vcc

- Hê ̣ thố ng cấ p nước chữa cháy :


+ Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn về “Phòng
cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế (TCVN 2622:1995).
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp. Áp lực tự do cần thiết trong đường ống
cấp nước chữa cháy từ mặt đất ≥10m.
+ Đặc tính kỹ thuật của trụ cứu hoả : Trụ cứu hoả được thiết kế và chế tạo theo
TCVN 6379:1998, được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, khoảng cách
giữa 2 trụ cứu hỏa không vượt quá 150m. Kích thước mặt bích để trụ lắp vào mạng
lưới cấp nước theo tiêu chuẩn ISO 7005-2. Áp lực làm việc 10kg/cm2 và áp lực
kiểm tra 16kg/cm2.
+ Ống nối trụ cứu hoả với đường ống phân phối là ống thép tráng kẽm đường kính
D125mm. Trên đoạn ống nối có lắp đặt van cổng D125 có nhiệm vụ cách ly trụ cứu
hỏa cho mục đích bảo dưỡng.
- Bể chứa nước và tra ̣m bơm cấ p nước :
Công suất bể chứa và trạm bơm được tính toán theo các tiêu chí : đảm bảo cấp nước
ổn định cho sản xuất khi có sự cố; đảm bảo cho 70% nhu cầu cấp nước sinh hoạt;

86
đảm bảo cấp nước chữa cháy trong 3 giờ, với 2 đám cháy xảy ra đồng thời và lưu
lượng cấp nước cho mỗi đám cháy là 20 l/s.

 Biện pháp phòng chống sét


Cô ̣t thu lôi được lắp đặt tại vị trí cao nhất trong nhà máy. Điện trở tiếp đất
xung kích của hệ thống chống sét 10 khi điện trở suất của đất <50.000 /cm2 và
10 khi điện trở suất của đất >50.000 /cm2. Kim thu sét, dây nối đất phải dùng
loại cáp đồng trục Triax được bọc 3 lớp cách điện lắp đặt ngay bên trong công trình,
bảo đảm mỹ quan và hoàn toàn cách ly dòng sét ra khỏi công trình, hạn chế các tác
hại của trường điện từ lên các thiết bị điện tử có trong công trình. Hệ thống nối đất
an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Điện trở
nối đất an toàn đảm bảo nhỏ hơn 4 theo quy định của QCXDVN.
 Đảm bảo vê ̣ sinh môi trường và an toàn lao động
- Trong nhà máy luôn được vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm đủ ánh sáng, đủ nước, bảo
đảm vệ sinh công nghiệp và vệ sinh sinh hoạt tốt.
- Đảm bảo cung cấp nước về chất lượng và đầy đủ cho người lao động để vệ sinh cá
nhân và đủ nước uống trong quá trình sản xuất.
- Trạm y tế có trang thiết bị và dự trữ đủ thuốc đáp ứng công tác giám sát, bảo vệ
sức khoẻ cho công nhân, cấp cứu khi có trường hợp bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn
xảy ra trong sản xuất.
Thực hiện nghiêm ngặt quy phạm an toàn ở từng công đoạn sản xuất :
- Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao sẽ có hồ sơ lý lịch được
kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại cơ quan đăng kiểm nhà nước.
- Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ trong các kho cách ly riêng
biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện, các bồn chứa sẽ được
lắp đặt các van an toàn, thiết bị theo dõi nhiệt độ và báo cháy.
- Trong các khu sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm sẽ lắp đặt hệ thống báo
cháy, hệ thống thông tin, báo động.
- Các kho bảo quản bố trı́ trong nhà 1 tầng, mái nhẹ, không trần, tường và vách làm
bằng vật liệu chống cháy, cửa sổ và cửa ra vào mở ra ngoài, chiều cao của kho chứa
không thấp hơn 3,25m.
- Khoảng cách giữa các kho và công trình nằm kề nhau được quy hoạch theo đúng
quy phạm với khoảng cách ít nhất quy định trong bảng sau :
Bảng 4-8. Khoảng cách tố i thiể u giữa kho và công trı̀nh
Giữa các công trıǹ h Khoảng cách tố i thiể u (m)
Giữa kho và nhà công cô ̣ng 100
Giữa kho và kho 20

87
Giữa kho và nhà sản xuấ t 30

 Biê ̣n pháp đảm bảo an toàn giao thông


- Bố trí kế hoạch vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm hàng hóa hợp lý
nhằm hạn chế tai nạn giao thông có thể xảy ra trên khu vực.
- Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành của các xe vận tải, quy định tốc độ xe tối đa
trong khu vực dự án không quá 10 km/h.
- Các xe vận tải ra vào khu vực dự án được bố trí vào những thời điểm thích hợp,
tránh gây ùn tắc giao thông trong khu vực.
 Biê ̣n pháp phòng chố ng và ứng cứu sự cố
Đối với các sự cố có thể xảy ra như thiên tai, bão lụt, sụt lún đất, cháy nổ
xăng dầu... Dự án xây dựng biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố :
- Thực hiện Kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
- Xác định, phân công vai trò và trách nhiệm của các phòng ban trong Kế hoạch.
- Đào tạo về công tác an toàn, phòng chống trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Các vật liệu dễ bắt lửa như cao su, giấy, gỗ... được thu gom thường xuyên khỏi
các khu vực cấm và các khu vực dễ xảy ra hoả hoạn, cháy nổ xăng dầu.
- Quy định và tuân thủ nghiêm ngặt về thu gom các vật nhiễm dầu vào các thùng
chứa chống cháy có nắp đậy kín và vận chuyển tập trung đúng nơi quy định.
- Các phương tiện, thiết bị PCCC luôn luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng làm việc,
ứng phó kịp thời với các tình trạng khẩn cấp.
- Bố trí khoảng cách giữa các khối nhà đảm bảo tiêu chuẩn PCCC, tạo điều kiện cho
người và phương tiện cứu cháy ra vào. Bố trí các dụng cụ chữa cháy như bình CO 2,
vòi phun nước… trong từng công trình ở vị trí thuận tiện.

Người thực hiê ̣n Các bước thực hiê ̣n

Tấ t cả mo ̣i người Phát hiêṇ sư ̣ cố

Người phát hiê ̣n Thông báo

Kế t thúc Xem xét


Lañ h đa ̣o

Người phát hiê ̣n Hành đô ̣ng ứng phó


Người đươ ̣c phân công
Khắ c phu ̣c hâ ̣u quả
Người đươ ̣c phân công
Kiể m tra kế t quả

88
Lañ h đa ̣o

Các bô ̣ phâ ̣n liên quan Lưu kế t quả hồ sơ

Hı̀nh 4-12. Quy trı̀nh ứng phó tıǹ h tra ̣ng khẩ n cấ p
 Kiểm soát sự cố hiệu suất xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường
- Tuân thủ các yêu cầu và các thông số kỹ thuật thiết kế.
- Nhân viên vận hành phải được tập huấn chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ
thống trạm xử lý nước thải.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vận hành trạm xử lý nước thải.
- Thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý : thiết lập chương trình quan trắc thích
hợp cho trạm xử lý nước thải, thực hiện tốt chương trình quan trắc, có kế hoạch xử
lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với trạm xử lý nước thải.
- Lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát chất lượng nước thải tự động sau xử lý với các
thông số cơ bản : Lưu lượng, pH, TSS, COD, NH4+, NO3-.
 Biê ̣n pháp kiể m toán giảm thiểu chấ t thải
Để kiểm soát, quản lý môi trường và phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường,
dự án sẽ thực hiện kiểm toán giảm thiểu chất thải nhằm mục đích giảm nguồn thải,
tăng sử dụng lại hoặc loại bỏ hoàn toàn chất thải. Nội dung của kiểm toán giảm
thiểu chất thải bao gồm các bước sau :
- Lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán, bao gồm việc thành lập đội công tác và lựa
chọn các trọng tâm kiểm toán.
- Phân tích các công đoạn : đánh giá các công đoạn tương ứng với các trọng tâm
kiểm toán đã lựa chọn nhằm định lượng chất thải phát sinh, chi phí và nguyên nhân
sinh ra chất thải. Lập cân bằng vật chất và năng lượng. Xác định chi phí cho dòng
thải. Xác định nguyên nhân sinh ra chất thải.
- Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải : đánh giá tính khả thi kỹ thuật, tài
chính và những yêu cầu về mặt môi trường để giảm thiểu chất thải.
- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải : thực hiện các giải pháp khả thi và
giám sát các kết quả đạt được.
 Giảm thiể u tác động tới môi trường xã hội
- Bảo đảm tốt về nhà ở, dịch vụ công cộng, chăm lo đời sống công nhân. Phối hợp
với các cơ quan chức năng để quản lý công nhân, không gây ra sự xáo trộn đời sống
dân cư, tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự tại địa phương.
- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chức năng
có liên quan tổ chức các chương trình :
+ Giáo dục tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân nhập cư về phong tục,
tập quán của người dân địa phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc
giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương.
89
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tổ chức các chương
trình giao lưu văn hóa và sinh hoạt văn nghệ cộng đồng cho công nhân, bảo đảm đời
sống bản sắc văn hóa và tinh thần lành mạnh, giữ gìn trật tự an ninh khu vực.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm soát và xử lý chất thải, bảo đảm chất
lượng môi trường, phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường nhằm hạn chế, giảm
thiểu tối đa các tác động ô nhiễm và sự cố đối với đời sống dân cư và phát triển
kinh tế - xã hội trong khu vực và trong vùng dự án.
 Bảo vê ̣ sức khỏe cộng đồ ng, phòng chố ng bê ̣nh nghề nghiê ̣p và bê ̣nh di ̣ch lây lan
- Tập huấn trang bị kiến thức : khi tuyển công nhân vào làm việc, nhà máy sẽ tổ
chức các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn lao động, quy
trình sản xuất, kiến thức về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Biện pháp phòng chố ng dicḥ bênh
̣ lây lan cho công nhân :
+ Đảm bảo vê ̣ sinh môi trường lao đô ̣ng và an toàn thực phẩ m cho các nhà ăn ca.
+ Các biện pháp xử lý ô nhiễm bụi và khí độc được vận hành đảm bảo không để lan
truyền trong không gian nhà xưởng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân.
+ Người lao động được trang bị đầ y đủ bảo hộ lao động đúng quy chuẩn như quần
áo, mũ, khẩu trang, kính, ủng, găng tay.
+ Kiểm tra y tế định kỳ : hàng năm các nhà máy tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho
người lao động, chụp phổi, xét nghiệm máu, nước tiểu... theo quy định của Bộ Y tế.
4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIÊ ̣N CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VÊ ̣ MÔI TRƯỜ NG
4.3.1. Dư ̣ toán kinh phı́ các công trın
̀ h, biêṇ pháp bảo vê ̣ môi trường của dư ̣ án
Bảng 4-9. Dự toán kinh phı́ cho các công trın
̀ h bảo vê ̣ môi trường
TT Ha ̣ng mu ̣c công trın
̀ h bảo vê ̣ môi trường Số lươ ̣ng Giá tri (đồ
̣ ng)
1
2
3
Tổng cộng

4.3.2. Tổ chức quản lý các công trın


̀ h bảo vê ̣ môi trường
 Hoạt động giám sát môi trường
- Theo rõi sự hoa ̣t đô ̣ng của các công trın ̀ h bảo vê ̣ môi trường của nhà máy.
- Giám sát, kiể m soát hoa ̣t đô ̣ng của hê ̣ thố ng thoát nước mưa, thoát nước thải.
- Theo rõi sự hoa ̣t đô ̣ng của các hê ̣ thố ng xử lý ô nhiễm môi trường : hê ̣ thố ng xử lý
khı́ thải từ các nguồ n thải, hê ̣ thố ng chố ng ồ n rung, hê ̣ thố ng xử lý và sử du ̣ng tuầ n
hoàn nước thải từ các công đoa ̣n sản xuấ t, hê ̣ thố ng xử lý nước thải sinh hoa ̣t, hê ̣
thố ng thu gom, lưu giữ và xử lý chấ t thải công nghiê ̣p và chấ t thải nguy ha ̣i.
- Thực hiê ̣n chương trı̀nh quản lý môi trường của công ty.
90
- Thực hiê ̣n quan trắc môi trường đinh ̣ kỳ và báo cáo cơ quan chức năng.
- Xây dư ̣ng quy trıǹ h vâ ̣n hành các công trın
̀ h xử lý môi trường của khu liên hợp.

 Biện pháp quản lý


Trong giai đoạn hoạt động sản xuất, các vấn đề môi trường và các biện pháp
giảm thiểu phải được triển khai thực hiện bao gồm :
- Quản lý khí thải qua ống thải khí.
- Quản lý nước thải.
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Quản lý an toàn và môi trường trong hoạt động sản xuất tinh bột mì.
- Sự cố xảy ra có thể lường trước và không lường trước được.
Kế hoạch quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của nhà máy sẽ được thực
hiện và xem xét tới các vấn đề sau :
- Quản lý bụi và khí thải ra từ công trình xử lý.
- Quản lý tiếng ồn và biện pháp giảm thiểu.
- Quản lý giao thông và các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy.
- Quản lý nhập nguyên vật liệu và xuất sản phẩm.
- Quản lý nước thải ra môi trường từ công trình xử lý.
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Kế hoạch đối phó với các sư cố môi trường có thể xảy ra.
4.3.3. Dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường giai đoạn hoạt
động của dự án
Kinh phí cho các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của
dự án cần được xây dựng và phân từng loại theo mẫu bảng sau :
Bảng 4-10. Tổng hợp dự toán kinh phí công trình xử lý
Số lượng Đơn giá Thành tiền
TT Công đoạn sản xuất Công trình xử lý
(cái) (VNĐ) (VNĐ)
I Các công trình xử lý khí thải
1
2
II Các công trình xử lý tiếng ồn, rung
1
2
III Các công trình xử lý nước thải
1
2
IV Các công trình thu gom và xử lý chất thải rắn
1
2
Tổng cộng

91
Chương 5.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


Quản lý chất lượng môi trường là theo rõi sự biến đổi của các chỉ tiêu được
chị thị qua các thông số lý học, hóa học và sinh học của môi trường. Kết quả của
quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục, lâu dài có một ý nghĩa
quan trọng không chỉ đối với việc phát hiện những thay đổi về môi trường để đề
xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của
các dự báo tác động môi trường được đề cập đến trong Báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Chương trình quản lý môi trường phải được thực hiện theo từng giai
đoạn của dự án gồm : giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn
vận hành với những mục tiêu sau :
- Tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường, quản lý chất thải, phòng chống rủi ro
và sự cố môi trường.
- Lập kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường tương ứng cho
các giai đoạn phát triển của dự án.
- Kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức môi trường cho cán bộ, công nhân viên.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy ước, cam kết về vệ sinh công nghiệp và bảo
vệ môi trường.
Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp từ chương 1, chương 3 và chương
4 của báo cáo ĐTM và thể hiện dưới dạng bảng như sau :
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường
Giai đoạn Các Các tác Các công Kinh phí Trách Trách
Thời gian
hoạt động hoạt động môi trình, biện thực nhiệm nhiệm
thực hiện
của dự án động trường pháp BVMT hiện thực hiện giám sát

Chuẩn bị

Xây dựng

Vận hành

92
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chương trình giám sát môi trường nhằm theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường khu vực dự án trên cơ sở đối chiếu với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường hiện hành. Việc giám sát môi trường được tiến hành chủ yếu trong giai
đoạn thi công xây dựng và giai đoạn vận hành dự án.
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
 Giám sát chất lượng không khí
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : liệt kê đầy đủ các điểm giám sát
trên khu vực có tiềm năng bị tác động bởi bụi và khí thải từ khu vực công trường,
cần lựa chọn vị trí tại các khu vực có đối tượng nhạy cảm, đặc biệt là khu vực nằm
ở cuối hướng gió chủ đạo.
- Thông số giám sát : liệt kê đầy đủ các thông số cần giám sát chất lượng không khí
và chủ yếu gồm bụi TSP, khí SO2, NOx, CO, tiếng ồn.
- Tần suất giám sát : tần suất giám sát là 3 tháng/lần hoặc 1 tháng/lần tùy theo mức
độ và tiến độ thi công xây dựng của dự án.
- Quy chuẩn so sánh : các quy chuẩn về chất lượng không khí và tiếng ồn.
 Giám sát chất lượng nước mặt
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : liệt kê đầy đủ các điểm giám sát
gồm tất cả các nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải của dự án.
- Thông số giám sát : các thông số giám sát nước mặt chủ yếu gồm pH, TSS, BOD5,
COD, Tổng N, Tổng P, CN-, Dầu mỡ, Kim loại nặng, Coliform.
- Tần suất giám sát : tần suất giám sát là 3 tháng/lần hoặc 1 tháng/lần tùy theo mức
độ và tiến độ thi công xây dựng của dự án.
- Quy chuẩn so sánh : quy chuẩn về chất lượng môi trường nước mặt.
 Giám sát chất lượng nước dưới đất
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : liệt kê đầy đủ các điểm khai thác
và sử dụng nước dưới đất (nước ngầm) tại khu vực dự án.
- Thông số giám sát : các thông số giám sát nước dưới đất chủ yếu gồm pH, TDS,
NH4+¸ NO3-, SO42-, CN-, Cl-, Kim loại nặng, Coliform.
- Tần suất giám sát : tần suất giám sát là 3 tháng/lần hoặc 1 tháng/lần tùy theo mức
độ và tiến độ thi công xây dựng của dự án.

93
- Quy chuẩn so sánh : quy chuẩn về chất lượng môi trường nước dưới đất.

 Giám sát hệ sinh thái thủy sinh


Giám sát hệ sinh thái thủy sinh đối với các nguồn nước có các hệ sinh thái
cần bảo vệ.
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : tùy theo đặc điểm dự án, mạng
lưới sông, hồ hay các thủy vực tại khu dự án để lựa chọn điểm quan trắc phù hợp.
- Thông số giam sát : cấu trúc thành phần loài, cấu trúc số lượng của thực vật nổi,
động vật nổi và động vật đáy.
- Tần suất giám sát : tần suất giám sát 3 tháng/lần.
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động
5.2.2.1. Giám sát môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm
 Giám sát khí thải
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : Liệt kê đầy đủ và chính xác các
nguồn khí thải của dự án. Các điểm giám sát phát thải khí bao gồm các nguồn thải
thấp và các nguồn thải cao (ống khói).
- Thông số giám sát : các thông số giám sát đối với các nguồn thải khí từ quá trình
sản xuất phân hữu cơ vi sinh bao gồm lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải, bụi TSP,
khí CO, NOx, SO2.
- Tần suất giám sát : 01 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh : quy chuẩn về chất lượng khí thải công nghiệp.
 Giám sát chất lượng nước thải
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : đầu ra của trạm XLNT tập trung
của cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
- Thông số giám sát : các thông số giám sát gồm lưu lượng nước thải, pH, BOD5,
COD, TSS, NO2-, NO3-, PO43-, NH4+, Cl-, Tổng N, Tổng P, Coliform.
- Tần suất giám sát : 01 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh : quy chuẩn hiện hành về chất lượng nước thải công nghiệp.
Ghi chú : Đối với trạm XLNT có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngđ trở lên phải
tiến hành giám sát tự động liên tục nước thải.
5.2.2.2. Giám sát môi trường trong quá trình vận hành chính thức
 Giám sát khí thải

94
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : Liệt kê đầy đủ và chính xác các
nguồn khí thải của dự án. Các điểm giám sát phát thải khí bao gồm các nguồn thải
thấp và các nguồn thải cao (ống khói).
- Thông số giám sát : các thông số giám sát đối với các nguồn thải khí từ quá trình
sản xuất phân hữu cơ vi sinh bao gồm lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải, bụi TSP,
khí CO, NOx, SO2, hơi Phenol.
- Tần suất giám sát : 03 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh : quy chuẩn về chất lượng khí thải công nghiệp.
 Giám sát chất lượng nước thải
- Vị trí giám sát (kèm theo bản đồ vị trí, tọa độ) : đầu ra của trạm XLNT tập trung
của cơ sở sản xuất tinh bột mì.
- Thông số giám sát : các thông số giám sát gồm lưu lượng nước thải, pH, BOD5,
COD, TSS, NO2-, NO3-, PO43-, NH4+, Cl-, Tổng N, Tổng P, Coliform.
- Tần suất giám sát : 03 tháng/lần.
- Quy chuẩn so sánh : quy chuẩn hiện hành về chất lượng nước thải công nghiệp.
Ghi chú : Đối với trạm XLNT có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngđ trở lên phải
tiến hành giám sát tự động liên tục nước thải.

95
Chương 6.
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌ NH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN
CỘNG ĐỒNG
6.1.1. Tóm tắ t về quá trın
̀ h tổ chức tham vấ n cô ̣ng đồ ng của UBND cấp xã, các
tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
- Mô tả rõ quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện.
- Nêu rõ số, ký hiệu, thời gian ban hành văn bản do chủ dự án gửi đến UBND cấp
xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
- Số, ký hiệu, thời gian ban hành văn bản trả lời của UBND cấp xã, các tổ chức chịu
tác động trực tiếp bởi dự án.
6.1.2. Tó m tắ t về quá trın ̀ h tổ chức ho ̣p tham vấ n cô ̣ng đồ ng dân cư chiụ tác
đô ̣ng trư ̣c tiế p bởi dự án
- Nêu rõ việc phối hợp của chủ dự án với UBND cấp xã nơi thực hiện dự án trong
việc đồng chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
- Nêu rõ thông tin về các thành phần tham gia cuộc họp: Danh sách đại biểu tham
gia có chữ kỹ (ghi rõ họ tên, chức danh) của đại diện chủ dự án và đại diện các bên
liên quan tham dự đối thoại.
6.1.3. Hình thức và nội dung tham vấn
Hình thức và nội dung tham vấn UBND xã, phường, thị trấn được quy định
tại Điều 7 của Thông tư số 27/2015/TT–BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đối với các đối tượng tham vấn khác, việc lựa chọn hình thức tham vấn được
căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và của địa phương nơi thực hiện dự án.
Thông thường, việc tham vấn cộng đồng được thực hiện qua 2 hình thức chính đó là
trao đổi trực tiếp giữa chủ dự án với cộng đồng và chính quyền địa phương hoặc thu
thập ý kiến của cộng đồng thông qua hình thức gửi phiếu điều tra.
- Tham vấn thông qua hình thức trao đổi trực tiếp
Hình thức tham vấn này phải đảm bảo có sự trao đổi bình đẳng giữa chủ dự
án và đối tượng được tham vấn (những đối tượng bị tác động). Việc trao đổi trực
tiếp giữa chủ dự án và cộng đồng địa phương có thể được tổ chức thông qua hội
nghị, hội thảo, các cuộc họp theo từng chuyên đề hoặc là hình thức gặp gỡ trực tiếp
trao đổi với từng nhóm đối tượng cụ thể. Các hình thức này được lựa chọn tùy thuộc
vào điều kiện và quy mô của vấn đề cần tham vấn.

96
- Tham vấn thông qua hình thức phiếu điều tra
Hình thức tham vấn này được thực hiện qua việc chủ dự án gửi phiếu điều tra
đến các đối tượng cần tham vấn và xử lý thông tin trên sở các phiếu điều tra này. Do
vậy, việc thiết kế nội dung của phiếu điều tra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để có
thể phản ánh được đầy đủ nhất các thông tin cần thiết cho quá trình ĐTM.
6.1.4. Biện pháp thực hiện tham vấn
Chủ dự án gửi văn bản đến UBND cấp xã, phường, thị trấn thông báo về
những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án,
những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường sẽ áp dụng. UBND cấp xã
triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án,
thông tin cho chủ dự án biết thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại,
cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại. Kết quả cuộc đối thoại được ghi thành
biên bản, trong đó phản ánh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc
không tiếp thu của chủ dự án, biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của người
chủ trì cuộc đối thoại và chủ dự án hoặc đại diện chủ dự án, kèm theo danh danh
sách đại biểu tham dự.
Những ý kiến thán thành, không tán thành của UBND cấp xã, phường, thị trấn của
đại biểu tham dự cuộc đối thoại phải được thể hiện trong nội dung báo cáo đánh giá
tác động môi trường của dự án. Các văn bản góp ý kiến của UBND cấp xã, biên bản
cuộc đối thoại và các văn bản tham vấn cộng đồng khác phải được sao và đính kèm
phần phụ phục của báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
- Nêu rõ các ý kiến của UBND cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp về các
nội dung của báo cáo DTM và các kiến nghị kèm theo (nếu có).
6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp vởi dự án
- Nêu tóm tắt các ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự
án tại cuộc họp tham vấn.
- Kiến nghị của cộng đồng dân cư.
6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị,
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư
- Nêu rõ những ý kiến tiếp thu và giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự
án đối với các ý kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân
cư được tham vấn.
- Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện những ý kiến tiếp thu.

97
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN
Phải có kết luận về những vấn đề như đã nhận dạng và đánh giá được hết
những tác động chưa, còn tác động nào chưa rõ, đánh giá tổng quát về mức độ, quy
mô của những tác động đã xác định, mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu
tác động, những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vểu vượt
quá khả năng cho phép của chủ dự án và kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan
hướng giải quyết.
2. KIẾN NGHỊ
Căn cứ trên những vấn đề còn tồn tại của dự án đưa ra kiến nghị với các cấp,
các ngành để giải quyết những vấn đề của chủ dự án.
3. CAM KẾT
Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi
trường, chương trình giám sát môi trường (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng
đồng; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai
đoạn thực hiện của dự án gồm :
- Cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành
trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án vào vận
hành chính thức.
- Cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong
giai đoạn vận hành đến khi kết thúc dự án.
- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố,
rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.
- Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
sau khi dự án kết thúc vận hành.

98
CÁC PHỤ LỤC CỦA BÁO CÁO ĐTM

1. PHỤ LỤC 1
Các văn bản pháp lý của dự án.
2. PHỤ LỤC 2
Các văn bản tham vấn cộng đồng và điều tra kinh tế xã hội của dự án.
3. PHỤ LỤC 3
Kết quả quan trắc và phân tích môi trường.
4. PHỤ LỤC 4
Danh mục thiết bị chính của công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
5. PHỤ LỤC 5
Các bản vẽ thiết kế của dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

99

You might also like