You are on page 1of 5

Trích từ: Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Đặng Văn Minh chủ biên) -

Trường Đại học Thái Nguyên


Như vậy, rõ ràng với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục
tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống pháp lý
cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc
thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp.
Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ
sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa
(1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Như
vậy, không phải chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả các nước
nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò của ĐTM
trong việc giải quyết các vấn đề này. Chỉ trong vòng 20 năm, ĐTM đã được rất nhiều
nước xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục thực hiện có khác
nhau giữa các nước và thường thể hiện ở các điểm sau:
- Loại dự án cần phải ĐTM.
- Vai trò của cộng đồng trong ĐTM.
- Thủ tục hành chính.
- Các đặc trưng lược duyệt.
Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM. Ta
có thể kể ra những tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này:
- Ngân hàng thế giới (WB)
- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
- Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID)
- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP)
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với các dự
án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay
nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình. Một công việc
mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

1.1.2. Tại Việt Nam


Ở Việt Nam, vào thời điểm hình thành ĐTM, chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận
lĩnh vực này. Phải đến đầu những năm 80, các nhà khoa học Việt Nam mới tiếp cận
công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học và các khóa đào tạo. Chính phủ Việt
Nam cũng sớm nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và ĐTM nên đã tạo điều kiện
cho các cơ quan, cá nhân tiếp cận các lĩnh vực này. Đầu những năm 80, một nhóm các
nhà khoa học Việt Nam, đứng đầu là Giáo sư Lê Thạc Cán đã đến Trung tâm Đông -
Tây ở Ha - Oai nước Mỹ nhằm nghiên cứu về luật, chính sách môi trường nói chung và
ĐTM nói riêng.

8
Sau năm 1990, Nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi trường
mang mã số kinh tế 02, trong đó có một đề tài trực tiếp nghiên cứu về ĐTM, đề tài
mang mã số KT 02 - 16 do Giáo sư Lê Thạc Cán chủ trì. Trong khuôn khổ đề tài này,
một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập, đáng chú ý là báo cáo ĐTM của nhà máy giấy
Bãi Bằng và ĐTM công trình thuỷ lợi Thạch Nham. Mặc dù chưa có Luật Bảo vệ môi
trường và các điều luật về ĐTM song Nhà nước đã yêu cầu một số dự án phải có báo
cáo ĐTM, chẳng hạn như công trình thuỷ điện Trị An, nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ.
Việc biên soạn, thông qua và ban hành Luật Bảo vệ môi trường đã mở ra một bước
ngoặt trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ĐTM nói riêng ở nước ta. Luật đã
được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ra Quyết
định công bố số 29L/CTN ngày 10/01/1994. Hơn 10 năm sau đó, Luật Bảo vệ môi
trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 01 năm 2005.
Trong Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ các dự án đang hoạt động và dự án
muốn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải lập báo cáo ĐTM và trình các cấp có thẩm
quyền xét duyệt.
Sau khi luật ra đời, nhiều báo cáo ĐTM đã được thẩm định góp phần giúp những
người ra quyết định có thêm tài liệu để xem xét toàn diện các dự án phát triển ở Việt
Nam.
Cùng với việc ban hành luật, Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều văn bản pháp
luật dưới dạng các nghị định của Chính phủ, các quyết định, thông tư của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện và hướng dẫn các đơn
vị, tổ chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó, ĐTM cho đến nay đã trở
thành một công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật của Nhà nước mà tất cả các
dự án đều thực hiện.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một đội ngũ tương đối đông đảo những người làm
công tác ĐTM, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo trong và ngoài nước,
bước đầu đã tập hợp được những kinh nghiệm quý báu qua những công trình đã
đánh giá thực tế. Việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam cũng còn những vấn đề tồn tại
cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên, có thể nói cho đến nay hệ thống văn bản pháp lý
cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận được yêu cầu của thực tế. Việc
thực hiện ĐTM đã dần đi vào nề nếp và đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển
bền vững của đất nước.
Nội dung và quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam đã có những thay đổi và phát
triển theo từng thời kỳ. Quy trình thực hiện ĐTM trước đây ở Việt Nam còn đơn giản và
lạc hậu so với quy trình chung của thế giới, nhưng cho đến nay đã được điều chỉnh phù
hợp hơn. Các yêu cầu và chất lượng của các báo cáo ĐTM cũng đã được nâng cao rõ rệt
nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH và yêu cầu bảo vệ môi trường.

9
Tóm lược nội dung thực hiện ĐTM ở Việt Nam qua các thời kỳ:
a) Giai đoạn 1993 đến 2005
Trong thời gian từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993) cho đến trước khi
có Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2005), thì việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam
được quy định chậm hơn một bước so với thế giới, cụ thể là:
- Giai đoạn lập báo cáo đầu tư (Nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự án để xem
dự án loại nào phải thực hiện ĐTM. Sàng lọc dự án dựa theo quy định của Nhà nước
được quy định trong Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ
Khoa học và Công nghệ Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư;
- Giai đoạn lập dự án đầu tư (Nghiên cứu khả thi): quy định thực hiện đánh giá tác
động môi trường sơ bộ;
- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: quy định lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình thẩm định,
phê duyệt;
Nhận xét: Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã chậm
hơn các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và bất cập,
ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM, cụ thể như sau:
+ Phần lớn các dự án đã thiết kế xong thì mới lập báo cáo ĐTM để trình thẩm định.
Không ít dự án đã thi công một số năm mới lập xong báo cáo ĐTM và trình thẩm định.
Vì thế, nếu trong thẩm định có yêu cầu dự án phải có một số thay đổi hoặc bổ sung biện
pháp giảm thiểu, bổ sung thiết kế cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường thì một số
phần trong thiết kế phải làm lại gây chậm trễ thời gian và tốn kém kinh phí. Điều này
khiến cho việc lập báo cáo ĐTM và thẩm định báo cáo nhiều khi trở thành hình thức vì
công trình đã thiết kế xong, rất khó thay đổi;
+ Do không có báo cáo ĐTM tại thời điểm Nhà nước phê duyệt báo cáo nghiên
cứu khả thi và chuẩn bị nguồn vốn cho dự án nên phần lớn các dự án đều không dự trù
được kinh phí cho thực hiện lập báo cáo ĐTM chi tiết cũng như kinh phí cho các biện
pháp giảm thiểu. Vì thế, các kinh phí này phải xin bổ sung sau này rất khó khăn và
chậm chễ, thường phải mượn trong kinh phí của thiết kế kỹ thuật. Khó khăn nhiều cho
thực hiện ĐTM.
b) Giai đoạn từ 2006 đến nay
Để khắc phục sự bất cập trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã có sự điều
chỉnh để việc thực hiện ĐTM trong chu trình dự án ở nước ta cũng gần phù hợp với
trình tự thực hiện của thế giới cụ thể như sau:
- Giai đoạn quy hoạch và lập báo cáo đầu tư: Trong hai giai đoạn này, hiện nay Nhà
nước không quy định bắt buộc có phải sàng lọc môi trường hay ĐTM sơ bộ hay không.

10
Tuy nhiên, chủ dự án phải dựa vào phân cấp của Nhà nước (quy định trong Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) để “sàng lọc dự án” xem dự
án của mình có phải lập báo cáo ĐTM và trình thẩm định hay không. Nếu dự án thuộc
diện phải lập báo cáo ĐTM thì phải làm công việc chuẩn bị như lập đề cương ĐTM,
chuẩn bị đội ngũ cho việc lập báo cáo ĐTM ở giai đoạn tiếp sau.
Riêng đối với các dự án lập quy hoạch (như dự án quy hoạch phát triển KT-XH
vùng, dự án quy hoạch lưu vực sông,...) thì Nhà nước đã quy định các dự án này phải
lập báo cáo “Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)” và trình thẩm định phê duyệt.
- Giai đoạn lập dự án đầu tư: nếu các dự án qua sàng lọc ở trên thuộc diện phải lập
báo cáo ĐTM, thì giai đoạn này phải tiến hành ĐTM chi tiết cho dự án và trình thẩm
định, phê duyệt.
- Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt thì chủ dự án phải thực hiện đúng các cam
kết như trong báo cáo ĐTM, đặc biệt là thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động
tiêu cực trong các giai đoạn thi công, quản lý vận hành cũng như thực hiện chương trình
giám sát môi trường dự án.

1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
Tuy ra đời chính thức chưa lâu, nhưng thuật ngữ ĐTM đã được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Điều đó chứng tỏ khả năng áp dụng công cụ này vào công tác bảo vệ môi
trường ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Để thấy rõ hơn điều này, ta xét kỹ tới mục
đích và ý nghĩa của ĐTM.
ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích, Alan Gilpin đã chỉ ra vai trò, mục đích của
ĐTM trong phát triển kinh tế - xã hội với 10 điểm chính sau:
(1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi
trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại
trừ cách “đóng cửa ra quyết định” như trước đây vẫn thường làm, không tính đến ảnh
hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
(2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp
của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định
có tiếp tục thực hiện hay không.
(3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực
hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác
động có hại tới môi trường.
(4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết
định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công

11

You might also like