You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ


***********

BÀI LUẬN GIỮA KỲ


MÔN: CHÍNH SÁCH CÔNG.

ĐỀ TÀI: Chọn 1 chính sách cụ thể ở VN, phân tích 2 trục của
chính sách và thực trạng hoạch định ( hoặc thực thi, đánh giá
) chính sách đó.

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Thi


Lớp : D21Luat04
MSSV : 2123801010557
1. Mở đầu.
Giảng viên hướng dẫn : Võ Thị Cẩn Tú
Ngày nay, môi trường là một vấn đề đáng quan tâm của nhiều nước trên
toàn thế giới – trong đó có Việt Nam. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống
còn của đất nước, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát
triển kinh tế – xã hội, hòa Bình
bình Dương, tháng
và tiến bộ 2/2023.
xã hội. Chính vì thế, để khắc phục
những hậu quả do môi trường mang lại thì nhà nước cần phải đưa ra những
chính sách cụ thể trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để đưa ra một chính
sách phù hợp với thực tiễn cần dựa vào nhiều chủ thể tham gia vào chính sách
bảo vệ môi trường. Sở dĩ nhà nước ban hành ra chính sách bảo vệ môi trường là
vì chính sách này có vai trò rất lớn trong việc định hướng mục tiêu cho những
chủ thể tham gia vào chính sách, đồng thời khi ban hành chính sách sẽ giúp cho
đất nước phát huy các mặt tích cực và khắc phục tối đa hạn chế do ô nhiễm môi
trường gây ra (Ánh, 2023). Bài phân tích dưới đây, tập trung phân tích các chủ
thể tham gia vào chính sách (hay còn gọi là 2 trục của chính sách) và thực trạng
thực thi chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
2. Nội dung.
Chính sách có thể hiểu là phản ứng của các tổ chức đối với môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài bằng một loạt hành động từ việc xác định vấn đề
chính sách, cân nhắc và lựa chọn các phương án, đưa các phương án vào thực
tế, đánh giá kết quả và hiệu chỉnh phản ứng để hướng tới phản ứng sau tốt hơn .
2.1. Phân tích các chủ thể tham gia vào chính sách (hai truc của chính sách).
Thông thường, mọi chính sách đều được xem xét trên hai trục cơ bản: trục
dọc và trục ngang. Như vậy, trục dọc có thể hiểu là những nhà hoạch định chính
sách. Còn trục ngang được hiểu là những đối tượng tham gia vào chính sách
(ngoại trừ các nhà hoạch định chính sách) (Sơn, 2023). Trục dọc của chính sách
bảo vệ môi trường có thể do các chủ thể sau thực hiện:
Thứ nhất, Đảng và Chính phủ.
Đảng, Chính phủ là tổ chức không thể thiếu trong quá trình thực thi chính
sách, đồng thời Đảng và Chính phủ là chủ thể có vai trò rất quan trọng trong
việc ban hành và thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngày nay. Chẳng hạn
như vai trò trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược ở tầm quốc gia
về bảo vệ môi trường, thiết lập sự liên kết và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường giữa cơ quan chuyên trách với ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến
môi trường (Trang, 2022). Mục đích mà Đảng và Chính phủ tham gia vào chính
sách bảo vệ môi trường là bảo đảm sức khoẻ cho người dân trong thời kì ô
nhiễm môi trường như ngày nay và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
các cấp, các ngành và toàn dân về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước
(Hoa, 2022). Chính vì thế mà Đảng và Chính phủ tham gia vào chính sách bảo
vệ môi trường với thái độ trung hòa. Để minh chứng cho thái độ trên thì kể từ
khi đổi mới, một hệ thống các quan điểm về bảo vệ môi trường của Đảng ta đã
thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, Bộ y tế.
Sở dĩ Bộ y tế tham gia vào chính sách bảo vệ môi trường là do theo các
nghiên cứu, việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm, con người dễ bị nhiễm chì, hay
gặp nhất là các bệnh về thận, thần kinh,… (Mai, 2022). Chính vì những vấn đề
quan trọng trên mà Bộ y tế là chủ thể không thể thiếu trong quá trình thực thi
chính sách bảo vệ môi trường. Đồng thời Bộ y tế tham gia vào chính sách này
với vai trò là chủ thể đưa ra những định hướng cụ thể về vấn đề bảo vệ môi
trường, sau đó sẽ được trình lên cấp trên, nếu những định hướng đó phù hợp với
thực tiễn sẽ được thông qua bởi Đảng, Chính phủ,.... Việc Bộ y tế tham gia vào
chính sách này với mục đích giảm thiểu tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường và tăng cường công tác quản lý môi trường trong nhiều lĩnh vực hiện
nay. Vì những tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước
mà Bộ y tế tham gia vào chính sách này với thái độ trung hòa - cũng giống như
Đảng và Chính phủ.
Thứ ba, Bộ Tài nguyên Môi trường.
Ngoài Đảng và Chính phủ tham gia vào việc ban hành chính sách thì Bộ tài
nguyên và Môi trường là một chủ thể có tầm quan trọng trong không kém trong
chính sách này. Bởi bảo vệ môi trường là mục tiêu chung của cả nước và Bộ tài
nguyên và Môi trường là một cơ quan Nhà nước chuyên phụ trách các vấn đề
liên quan đến môi trường. Vì thế Bộ tài nguyên và môi trường đóng vai trò là
thể trong việc xác định, đưa ra những vấn đề nhằm giúp Đảng và Chính phủ
thực hiện tốt công tác quản lý cũng như ban hành ra chính sách bảo vệ môi
trường phù hợp với giai đoạn phát triển ngày nay (Trang, 2022). Qua những vai
trò trên mà Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia vào chính sách này với thái
độ trung hòa vì mục đích của Bộ Tài nguyên và Môi trường là giúp cho Đảng
cũng như Nhà nước thực hiện tốt các công tác về bảo vệ môi trường, ngăn chặn
các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến môi trường và nâng cao tầm quan trọng
của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong bộ máy nhà nước.
Thứ tư, Bộ giao thông vận tải.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành, địa phương trong
khu vực cả nước đã dẫn đến những tác động gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường. Chẳng hạn như, hàng ngày với hàng chục triệu xe ô-tô, mô-tô, xe máy
đang sử dụng, lưu thông trong đó rất nhiều xe đã cũ nát, không bảo dưỡng định
kỳ... đã và đang thải ra môi trường lượng khí thải khổng lồ (Anh, 2022). Ðây
cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gia tăng ô nhiễm không khí tại Việt Nam.
Chính vì vậy, mục đích mà Bộ giao thông vận tải tham gia vào chính sách bảo
vệ môi trường là vì muốn ngăn chặn và giảm tối đa số lượng khí thải từ các
phương tiện thải ra môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện tốt mục đích mà bộ
giao thông vận tải đề ra thì bộ giao thông vẫn tải cần phải tham gia vào chính
sách bảo vệ môi trường với thái độ trung hòa lẫn nhau giữa các chủ thể trong
chính sách.
Có thể thấy, phần phân tích cột dọc ở phía trên đề cập đến tầm quan trọng
cũng như vai trò của một số chủ thể trong cơ cấu nhà nước, thì sang phần phân
tích tiếp theo sẽ tập trung phân tích các chủ thể ở cột ngang. Từ đó, có thể cho
thấy rằng, để một chính sách đạt được kết quả tốt thì không những nhờ vào các
chủ thể trong cơ cấu nhà nước mà còn nhờ vào một số chủ thể bên ngoài nhà
nước. Chẳng hạn như các chủ thể sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp.
Nếu trục dọc chỉ đề cập đến các chủ thể bên trong nhà nước thì doanh
nghiệp là một chủ thể bên ngoài nhà nước nhưng lại đóng vai trò không kém
tầm quan trọng so với các chủ thể bên trong nhà nước. Vì mọi hoạt động trong
kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp đều thải ra môi trường không ít chất
gây hại cho môi trường cũng như gây hại cho con người. Ví dụ như theo ước
tính, đến cuối năm 2022, trong tổng số khu công nghiệp trong cả nước thì có
trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chính vì
vậy mà hàng ngày lượng nước thải chưa qua xử lý thải ra môi trường là một con
số đáng báo động. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ô nhiễm môi trường
mà các doanh nghiệp tham gia vào chính sách này với mục đích là bảo vệ môi
trường, giảm tác động của nguồn thải đến môi trường cũng như thực hiện đầy
đủ vai trò pháp lý đối với các loại hồ sơ môi trường cần thiết (Vinh, 2022).
Chính vì tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường mà các doanh nghiệp tham
gia vào chính sách trên với thái độ chấp nhận và không hành động - tức là các
doanh nghiệp chấp nhận và làm theo những quyết định, giải pháp do cơ quan
nhà nước ban hành xuống.
Thứ hai, cộng đồng dân cư.
Có thể thấy, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người
trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, các cộng đồng dân cư là chủ thể luôn phải có
trong mọi chính sách về bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, cộng đồng dân
cư đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Ví dụ như vai trò của cộng đồng dân cư trong việc thu thập, cung cấp thông tin
về bảo vệ môi trường, trong đó có đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp, lên tiếng phản đối, tạo sức ép, lên án các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến tài nguyên nhiên nhiên. Qua đó
cho thấy được mục đích của cộng đồng dân cư trong chính sách này là góp phần
làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và tạo cho môi trường trong sạch
(Tuấn, 2022). Vì thế mà cộng đồng dân cư tham giâ vào chính sách này với thái
độ chấp nhận và
2.2. Thực trạng thực thi chính sách bảo vệ môi trường.
Việt Nam đã tăng cường công tác bảo vệ môi trường từ những năm 90 của
thế kỷ XX cho đến ngày nay. Qua đó, cho thấy được Việt Nam đã và đang từng
bước phát triển, hoàn thiện hệ thống các chính sách về bảo vệ môi trường. Sự
phát triển về chính sách bảo vệ môi trường là nhờ vào Đảng cũng như nhờ vào
các cơ quan bên trong và bên ngoài nhà nước mà việc thực thi chính sách bảo vệ
môi trường ở nước ta có nhiều tiến triển hơn so với những năm trước kia. Chẳng
hạn như công tác thực thi bảo vệ môi trường ở nước ta đạt được một số thành
tựu nổi bậc:
Thứ nhất, chất lượng môi trường không khí có những chuyển biến tích cực
so với trước khi thực thi chính sách bảo vệ môi trường.
Tính đến cuối năm 2022, chất lượng không khí tại một số khu vực trên
phạm vi cả nước đã có diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung, môi trường không
khí đã được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, cảnh báo kịp thời thông qua hệ thống
các trạm quan trắc tự động, ứng dụng các phần mềm, công nghệ thông tin vào
việc công bố thông tin chỉ số chất lượng không khí (AQI). Chất lượng nước tại
khu vực thượng nguồn của các lưu vực sông đều duy trì khá tốt, một số điểm ô
nhiễm được cải thiện đáng kể so với năm 2021, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm
nước trên sông Nhuệ và các sông nội thành Hà Nội có giảm do kết quả của các
dự án thực thi, kiểm soát, cải thiện chất lượng nguồn nước đang được triển khai.
Nhiều khu vực ô nhiễm tồn lưu đã được xử lý và khắc phục một số hậu quả do
hóa chất độc hại gây ra (CTTĐT, 2020).
Thứ hai, kiểm soát tốt nguồn ô nhiễm.

Nhờ vào việc áp dụng chính sách bảo vệ môi trường mà Đảng và các cơ
quan khác trong hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Đến nay,
công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu
làm nguyên liệu sản xuất đã đạt được một số kết quả như: thu gom, xử lý đã đạt
13%, tăng khoảng 5% so với năm 2010. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý
cũng được tăng lên, tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng
92% (năm 2010 tỷ lệ này là 82%, năm 2015 tỷ lệ này là xấp xỉ 85%) (Bạch,
2020).

Thứ ba, các nguồn ô nhiễm, các dự án lớn tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô
nhiễm, sự cố môi trường được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động an toàn, vận hành
ổn định đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, việc làm của nhiều địa phương và cả
nước.
Trong năm, hoạt động đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động,
liên tục truyền số liệu trực tiếp về cơ quan quản lý nhà nước về bảo để theo dõi,
giám sát, cảnh báo về môi trường đã được các địa phương, tổ chức hết sức quan
tâm, đầu tư mạnh mẽ. Đã xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, KCN, làng
nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường; tỷ lệ KCN đang hoạt
động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường. Nhờ vào đó mà lượng nước thải trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh
thải ra môi trường được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà nước ta đã đạt được trong quá
trình thực thi chính sách bảo vệ môi trường, còn có những mặt thách thức mà
nước ta đang phải đối mặt. Chẳng hạn như:
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường nhiều nơi đang có nguy cơ vượt ngưỡng
chịu đựng của các hệ sinh thái, ảnh hưởng lên nhiều mặt đời sống kinh tế – xã
hội, điều kiện sống và sức khỏe của nhân dân.
Các nguồn ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức
độ tác động xấu lên môi trường, làm cho môi trường đất, nước, không khí nhiều
nơi bị ô nhiễm, có nơi đã đến mức nghiêm trọng. Vẫn còn có rất nhiều cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để, các cơ sở công
nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nằm xen lẫn trong khu dân cư
chậm được di dời. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc loại hình ô nhiễm
cao rất lớn so với cơ sở thuộc loại hình ít ô nhiễm, thân thiện với môi trường.
Hoạt động sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải mới chỉ bắt đầu. Ô nhiễm ở
các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết
hiệu quả. Một số kết quả đạt được còn mang tính cục bộ, thiếu tính bền vững và
chưa được nhân rộng. Nhìn chung, ô nhiễm làng nghề đã và vẫn là nghiêm
trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội (CTTĐT, 2020)
Thứ hai, hệ thống chính sách, pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng
bộ, chồng chéo, thiếu nhiều quy định về các vấn đề môi trường mới.
Hệ thống chính sách về BVMT tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng
vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung. Còn thiếu hoặc đã có
quy định nhưng chưa đầy đủ về BVMT đất, nước, không khí, về tái chế chất
thải, về khắc phục ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền
vững. Chưa có cơ sở pháp lý về quy hoạch môi trường, phân vùng chức năng
sinh thái làm căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, lập
quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng.
Thứ ba, hoạt động thai thác khoáng sản gặp nhiều bất cập.
Hoạt động khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt
chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác
khoáng sản thải đất đá và nước thải mỏ, bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn
nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô
nhiễm đất nông nghiệp. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện
chưa tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ, giảm hiệu
quả sử dụng đất, đặc biệt tại khu vực tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng sản
(Mạnh, 2022)
3. Kết luận.
Như vậy, qua phân tích về một số chủ thể tham gia vào chính sách bảo vệ
môi trường ở cột dọc và cột ngang đã cho thấy rằng việc đưa ra và hoàn thành
tốt các chính sách về bảo vệ môi trường cần phải dựa vào cả hai cột. Nếu chỉ tập
trung vào cột dọc hoặc cột ngang thì sẽ mang đến kết quả không được hoàn
thiện so với việc áp dụng cả hai cột vào chính sách. Bởi vì hai cột trong chính
sách có vai trò tác động qua lại lẫn nhau, giúp cho nhau phát triển tốt nhất về
mọi mặt. Đồng thời, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường không chỉ thuộc
về cơ quan nhà nước mà trách nhiệm đó thuộc về tất cả mọi người trong và
ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Ánh, P. T. (2023, 1 26). Vai trò của chính sách công? Bản chất của chính
sách công? Retrieved from https://luatduonggia.vn/:
https://luatduonggia.vn/vai-tro-cua-chinh-sach-cong-ban-chat-cua-chinh-
sach-cong/?fbclid=IwAR2pNHy2H5-
RL3mSdcFd9oCPNCh5vBWTlQRW6e2jUkvbaGPmEQvXMEBhENk
(2) Anh, V. (2022, 9 13). Khí thải phương tiện giao thông ảnh hưởng ra sao tới
sức khỏe con người? . Retrieved from
https://www.baogiaothong.vn/60nam/: https://www.baogiaothong.vn/khi-
thai-phuong-tien-giao-thong-anh-huong-ra-sao-toi-suc-khoe-con-nguoi-
d565607.html
(3) Bạch, T. (2020, 10 5). Chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường. Retrieved from https://baodongkhoi.vn/: ,
https://baodongkhoi.vn/chuyen-bien-tich-cuc-trong-cong-tac-bao-ve-moi-
truong-05102020-a78632.html,
(4 ) CTTĐT. (2020, 7 16). Những chuyển biến tích cực về môi trường.
Retrieved from http://ceid.gov.vn/: http://ceid.gov.vn/nhung-chuyen-bien-
tich-cuc-ve-moi-truong/
(5) Hoa, T. (2022, 5 30). Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong bối cảnh
mới. Retrieved from https://tapchitaichinh.vn/:
https://tapchitaichinh.vn/muc-tieu-nhiem-vu-bao-ve-moi-truong-trong-
boi-canh-moi.html?fbclid=IwAR3_BemLU9I7BLCsh-
2ec_d6rhqdlUQ5uGEc_xLDs-pTm0h9QfWxQRJUEMA
(6 ) Mai, H. (2022, 6 5). Arnh hưởng của ô nhiễm môi trường với sức khỏe con
người . Retrieved from http://ytehagiang.org.vn/:
http://ytehagiang.org.vn/tin-tuc/anh-huong-cua-o-nhiem-moi-truong-voi-
suc-khoe-con-nguoi.html
(7) Mạnh, N. (2022, 7 10). Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực
trạng và giải pháp. Retrieved from
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/trang-chu:
https://www.tapchicongsan.org.vn/bao-ve-moi-truong/-/2018/825770/nhu
ng-van-de-moi-truong-cap-bach-hien-nay--thuc-trang-va-giai-phap.aspx
(8) Sơn, N. H. (2023). Chính sách công. Hồ Chí Minh: NXB Lao Động.
(9) Trang, L. (2022, 12 13). Vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường là
gì? . Retrieved from https://luatsux.vn/: https://luatsux.vn/vai-tro-cua-
nha-nuoc-trong-bao-ve-moi-truong-la-gi/?
fbclid=IwAR0WSze3xEiiGulLMxTeCB8MgXFyX22dv-eaq9Iu3rwa-
9k8uoIYxvL71Cs
(10) Tuấn, V. (2022, 2 22). Cộng đồng dân cư là chủ thể chính trong công tác
bảo vệ môi trường. Retrieved from https://thoibaotaichinhvietnam.vn/:
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/cong-dong-dan-cu-la-chu-the-chinh-
trong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-100587.html
(11) Vinh, N. Q. (2022, 9 7). Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác
bảo vệ môi trường. Retrieved from http://tapchimoitruong.vn/:
http://tapchimoitruong.vn/phap-luat--chinh-sach-16/phat-huy-vai-tro-cua-
doanh-nghiep-trong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-26924

You might also like