You are on page 1of 8

Thi cuối kỳ: Bài viết tại lớp

1- Tiêu đề

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT


THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH.
2- Tóm tắt
Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường
đã được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả đáng
ghi nhận, nhất là từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý môi trường tạo nền
tảng tốt cho các mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, do công tác thực thi
chính sách còn nhiều bất cập, sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhận thức chưa theo kịp với tốc
độ gia tăng kinh tế, xã hội và quá trình đô thị hóa, nhất là áp lực gia tăng dân số, quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến lượng chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt
nói riêng đang phát sinh ngày càng nhiều. Theo thống kê, tổng khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là khoảng 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624
tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010 (Bộ TNMT,
2020) .
Huyện Tiên Du nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh Bắc Ninh (UBND tỉnh Bắc
Ninh, 2023), có vị trí thuận lợi về địa lý, kinh tế, chính trị với mạng lưới giao thông thuận
tiện. Trong những năm gần đây, huyện Tiên Du đang trở thành một trong những điểm sáng
trong thu hút các nhà đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tuy nhiên, sự phát triển đó kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở lên
bức xúc và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là chất thải rắn. Chất thải rắn gia tăng
nhanh nhanh chóng về lượng, đa dạng về thành phầ n và chưa được phân loại tại
nguồn, gây khó khăn cho công tác xử lý. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn đã và đang trở thành một trong những vấn đề phức tạp, bức xúc trên địa bàn, do
đó cần phải có những giải pháp tổng thể để quản lý hiệu quả chất thải trong quá trình sản
xuất, tiêu dùng và sinh hoạt, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết
kiệm tài nguyên.
Nhằm làm rõ các vấn đề nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực hiện
chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Kết
quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả chính sách quản lý chất thải rắn
sinh hoạt cho khu vực nghiên cứu hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
3- Tên tác giả, Đơn vị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang Huy
4- Giới thiệu
4.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn
sinh hoạt nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Điển hình:
"Quản lý và xử lý chất thải rắn" của PGS.TS Nguyễn Văn Phước. Tài liệu đã cung
cấp thông tin về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại đô thị Việt Nam qua
đó chỉ ra những bức xúc đối của toàn xã hội về công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải sinh hoạt. Tài liệu còn cung cấp một số kiến thức cơ bản về quản lý và xử
lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả nhất.
"Quản lý chất thải rắn" của GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả, Nhà xuất bản
Xây dựng. Tài liệu cung cấp các kiến thức mang tính kỹ thuật chuyên sâu đối với công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị. Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm về lĩnh vực
quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
"Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng", được thực hiện bởi Nguyễn
Lệ Quyên. Nội dung của Luận văn tác giả cho ta thấy các nghiên cứu về hiện trạng môi
trường của thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu tìm hiểu về bộ máy tổ chức, công tác quản lý
nhà nước về việc bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả của quản lý nhà nước về Môi trường.
Các công trình nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt
Tác giả Nguyễn Thế Bình và cộng sự (2020): ”Đánh giá thực trạng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tỉnh Bắc Giang”, đã áp dụng các phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp
với phân tích, xử lý dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh
Bắc Giang; từ kết quả nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; trong đó,
nhấn mạnh đến việc đầu tư công nghệ xử lý rác và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức
của người dân về phân loại rác và không vứt rác bừa bãi.
Tác giả Lê Thanh Sơn (2016) Thực hiện chính sách thu gom và xử lý
chất thải rắn từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tập trung phân tích những vấn
đề luận về thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải rắn. Đồng thời, phân tích một
số kết quả triển khai thực tiễn tại một số địa phương; kết hợp với phân tích thực trạng thực
hiện chính sách trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; từ đó, đề xuất một số giải
pháp tăng cường thực hiện chính sách.
Từ những công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ở các địa phương đều khẳng định: chất thải rắn sinh hoạt là một khía cạnh của
cuộc sống, với việc gia tăng dân số kết hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa chất
thải rắn sinh hoạt đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có giải pháp khả thi, phù hợp với
từng bối cảnh, lãnh thổ cụ thể để đảm bảo tính hài hòa của môi trường sống. Các công trình
nghiên cứu đã làm rõ hơn về mặt cơ sở lý luận, kết hợp với phân tích thực trạng ở cách tiếp
cận chuyên ngành khác nhau; từ đó, làm cơ sở giúp các nhà quản lý nhìn nhận được vấn
đề có liên quan, rút ra bài học để triển khai ngoài thực tiễn ở các địa phương. Đối với khu
vực huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện, khách quan về thực
hiện chính sách ở khu vực nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu
từ các công trình trên để làm rõ cả về mặt lý luận, thực tiễn những vấn đề có liên quan đến
thực hiện chính sách dưới tiếp cận chính sách công; từ đó, đề xuất các giải pháp triển khai
hiệu quả việc “Thực trạng thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thực hiện chính sách quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến thực
hiện chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành tại địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
Phạm vi về thời gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu trong phạm vi thời gian
từ năm 2015 đến 2020 và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc thực hiện chính
sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
đến năm 2025
5- Nội dung nghiên cứu
● Phân tích được những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách quản lý chất
thải rắn sinh hoạt;
● Phân tích được thực trạng thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh;
● Đề xuất được một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 1 Dân số trung bình của Huyện Tiên Du giai đoạn 2020 – 2022
So sánh (%)
Năm Năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 2021/
2020 2021 2022/2021
2020
Tổng dân số Người 184.186 191.174 196.000 103,8 102,5
Tổng lao động
(15 đến 60 tuổi) Người 103.582 128.251 156.472 101,5 112,7
Số có việc làm Người 75.838 89.467 101.389 129,8 110,7
Tổng số hộ dân Hộ 35.829 48.938 62.397 102,5 112,4
Trong đó: Hộ Hộ 1.389 1.201 982
nghèo (3,8%) (2,4%) ( 1,5%)
Nguồn: Tổng hợp báo cáo Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2020-2022)
Bảng 2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Tiên Du
TT Nguồn phát sinh Tỷ lệ (%)
1 Hộ gia đình 62,57
2 Thương nghiệp 17,2
3 Chợ, trung tâm thương mại 14,72
4 Công sở 2,75
5 Nguồn khác 1,76
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng TNMT huyện Tiên Du, 2020
Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Trên địa bàn huyện có 64 điểm tập kết và trung chuyển CTRSH ở 68 thôn đang duy
trì hoạt động, so với các điểm tập kết được xây dựng ban đầu của huyện giảm 4 điểm. Theo
quy định, điểm tập kết trung chuyển CTRSH phải đảm bảo 2 yếu tố xa khu dân cư và không
gây ô nhiễm môi trường. Qua khảo sát cho thấy khoảng cách gần nhất từ điểm tập kết đến
khu dân cư là trên 150m như vậy tương đối hợp lý so với quy định, nhưng vấn đề đặt ra là
huyện không có khu xử lý CTRSH tập trung đủ quy mô để xử lý lượng CTRSH phát sinh
hàng ngày do đó các điểm tập kết trung chuyển hiện được sử dụng như các bãi chứa rác
gây ra ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân. Mặt khác, các điểm tập kết được
xây dựng quá lâu, phải thực hiện lưu trữ lượng CTRSH quá lớn trong một thời gian dài nên
hầu hết các điểm tập kết trung chuyển CTRSH tại các thôn đều xuống cấp trầm trọng không
thể đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là các xã có khu công nghiệp, cụm công nghiệp như
Hoàn Sơn, Đại Đồng, Phú Lâm, Tri Phương, Tân Chi… Tuy nhiên, huyện Tiên Du các
điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH không có các khu vực khác nhau để lưu giữ
CTRSH đã được phân loại.
Bảng 3. Số điểm tập kết trung chuyển CTRSH của huyện Tiên Du

Số TT Tên xã, thị trấn Số điểm tập kết (bãi rác) Tỷ lệ %vận hành
1 Thị trấn Lim 3 78,0
2 Xã Liên Bão 6 100
3 Xã Nội Duệ 3 100
4 Xã Phú Lâm 8 100
5 Xã Việt Đoàn 5 79,52
6 Xã Lạc Vệ 6 100
7 Xã Phật Tích 5 100
8 Xã Hiên Vân 5 100
9 Xã Hoàn Sơn 3 100
10 Xã Minh Đạo 2 100
11 Xã Cảnh Hưng 3 100
12 Xã Tân Chi 5 100
13 Xã Tri Phương 3 100
14 Xã Đại Đồng 7 80,35
Tổng số 64 95,74
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của UBND huyện Tiên Du, 2020
Mỗi loại rác có những đặc điểm riêng về hình dạng, tính chất, đặc thù về phân hủy,
như vậy để tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý, trước tiên cần phải phân loại rác cụ
thể.
Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt tại các thôn, xóm được thu gom bằng xe thô sơ, công nông,
3 bánh vận chuyển đến điểm tập kết trung chuyển các thôn, xóm.
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường trên địa
bàn, trong những năm qua hệ thống trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển chất thải
nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện Tiên Du đã được quan tâm đầu tư ngày
một đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bảng 4. Tình hình trang thiết bị thu gom và vận chuyển CTRSH
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Ô tô chở rác Xe 3 5 6
Xe thô sơ Xe 470 570 570
Xe 3 bánh Xe 15 25 30
Lò đốt rác Lò 1 2 2
Thùng đựng 2 ngăn Thùng 1.532 2.250 2.300
Thùng chứa bao bìthuốc
Thùng 1.619 1.619 1.619
bảo vệ thực vật

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Phòng TN&MT huyện Tiên Du, 2020

6 Kết luận
Để giải quyết những vấn đề bất cập trong, góp phần thực thi hiệu quả chính sách quản
lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng tiếp cận phát triển bền vững, lồng ghép trong Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và định hướng, mục tiêu phát triển của
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới cần thực hiện hiệu quả, có tính trách
nhiệm hơn theo quy trình thực thi chính sách quản lý chất thải rắn;
Cần có nhận thức và thực thi mạnh mẽ hơn cơ chế xã hội hóa một cách đầy đủ, phù
hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương, nhằm đạt được các lợi ích của các chủ
thể, của toàn xã hội, đồng thời, đạt được mục tiêu đã đề ra; mặt khác, cần nhân rộng các
điển hình và nhân tố mới trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là các mô hình đang
triển khai hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; tăng
cường áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt; đồng thời, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hạn chế phát sinh chất thải rắn.
7- Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Bình và công sự (2020), Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số
tháng 3.
2. Chính phủ (2007), Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản
lý rác thải rắn).
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu,
Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015.
4. Chính phủ (2016), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 về quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
5. Chính phủ (2022), Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
6. Công ty Môi trường Tân Trường Lộc (2020), Báo cáo hoạt động thu gom xử lý rác
thải trên địa bàn huyện giai đoạn 2019 - 2020, Tiên Du
7. Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Các giáo trình,
bài giảng chuyên ngành chương trình Chính sách công.
8. Hội đồng BCĐ Quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa (2003), Từ điển Bách khoa
Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách Khoa.
9. Huyện ủy Tiên Du (2019), Nghị quyết số 138-NQ/HU ngày 05/4/2019 về tăng cường
công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2019 -2022.
10. Huyện ủy Tiên Du, (2020), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tiên Du lần
thứ XVIII nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tiên Du.
11. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách,
Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả (2010), Quản lý chất thải rắn, Nxb Xây Dựng
13. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, Nxb Xây Dựng
14. UBND huyện Tiên Du (2020), Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 07/02/2020 về triển
khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường trên địa bàn huyện
15. UBND huyện Tiên Du (2022), Báo cáo số 249/BC-UBND ngày 12/12/2022 của
UBND huyện Tiên Du.
16. UBND huyện Tiên Du (2023), Quyết định số 492/QĐ-UBND ban hành ngày
08/03/2023 về dự toán dịch vụ công ích trong xử lý rác thải sinh hoạt

You might also like