You are on page 1of 16

Tổng quan tình hình kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay và việc

ứng dụng ESG vào lĩnh vực Ngân hàng

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Bùi Lê Na, Nguyễn Minh Nguyệt, Nguyễn Trung Sơn,
Trần Thị Nhi, Hoàng Bá Tâm
Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Bình Dương


Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt:
Trong những năm qua, kinh tế xanh và khái niệm ESG dần trở nên phổ biến và khẳng định được
vai trò của nó đối với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới
thành công trong việc xác định hướng đi mới, ứng dụng ESG trong nhiều lĩnh vực và phát triển
các mô hình kinh tế xanh. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển với thu nhập trung
bình thì các khái niệm trên vẫn còn tương đối mới mẻ và phải đối mặt với nhiều thách thức trong
quá trình hiện thực hóa các mục tiêu. Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi phục vụ 3 mục đích.
Thứ nhất, trình bày những khái niệm, cơ sở lý thuyết là nền tảng để thực hiện bài nghiên cứu.
Thứ hai, chỉ ra và phân tích tình hình kinh tế xanh và việc ứng dụng ESG vào lĩnh vực ngân hàng
tại 1 số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Thứ ba, kiến nghị những giải pháp và hàm ý chính
sách cho việc phát triển kinh tế xanh và tích hợp ESG vào lĩnh vực ngân hàng nhằm góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam. Bằng phương pháp định tính và một số công cụ có liên
quan, chúng tôi đã đề ra các giải pháp đối với từng đối tượng chủ thể.
Từ khóa: kinh tế xanh, ESG, lĩnh vực ngân hàng.

Overview of Green Economy in Vietnam and Application of


ESG in Banking Sector
Abstract:
In recent years, the green economy and the ESG have become increasingly popular and affirmed
their role for various subjects in the economy. Many countries around the world have been
successful in identifying new directions, applying ESG in many fields, and developing green
economic models. However, Vietnam is a developing country with a middle income, so the above
concepts are still relatively new and face many challenges in the process of realizing the goals.
Our article serves 3 purposes. First, to present the concepts and theoretical foundations that are
the basis for conducting the research. Second, to identify and analyze the situation of the green
economy and the application of ESG in the banking system in some countries in the world and in
Vietnam. Third, to recommend solutions and policy implications for developing the green
1
economy and integrating ESG into the banking system with a view to contributing to promoting
Vietnam’s economic development. Using qualitative methods and some related tools, we have
proposed solutions for each subject.
Keywords: Green economy, ESG, Banking system

1. LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều thập kỷ qua, sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế thế giới đã đem lại
những bước tiến lớn cho nhân loại. Tuy nhiên song hành với đó cũng đặt ra nhiều thách thức liên
quan đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng, khủng hoảng kinh
tế liên tục diễn ra…đe dọa tới sự phát triển bền vững của loài người. Trong đó, các vấn đề liên
quan tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên vẫn luôn thu hút được nhiều sự quan tâm nhất đến
từ hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh mới, kinh tế xanh đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại
nhằm hướng tới sự phát triển kinh tế và vẫn đảm bảo chất lượng môi trường sống, hướng tới sự
phát triển bền vững. Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm gần đây Việt Nam cũng đang
từng bước đẩy mạnh triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xanh. Theo Quyết định
số 1393/QĐ-TTg Chính phủ ban hành ngày 25/9/2012, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã chính thức được phê duyệt. Sau hơn 10 năm
thực hiện, nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể trên lĩnh vực này, được thể hiện ở sự tiến
bộ về ý thức trong hành vi sản xuất và tiêu dùng, các xu thế sản xuất và tiêu dùng xanh ngày càng
được ưa chuộng, người dân dần có ý thức bảo vệ môi trường hơn,...
Song hành cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế bền vững, khái niệm
ESG cũng dần được biết đến nhiều hơn. Việc ứng dụng ESG vào rộng rãi các lĩnh vực đang dần
trở thành một xu hướng mới trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 21/12/2023,
Tạp chí Ngân hàng nước ta đã tổ chức Hội thảo khoa học xoay quanh chủ đề: “Thực thi ESG
trong ngành Ngân hàng: Cơ hội, thách thức và giải pháp”. Điều này đã cho thấy những nỗ lực to
lớn của ngành trong việc đẩy mạnh hướng tới sự phát triển bền vững của ngành nói riêng và của
cả nền kinh tế nói chung.
Bài tiểu luận dưới đây sẽ tập trung vào chủ đề:“Tổng quan tình hình kinh tế xanh ở
Việt Nam hiện nay và việc ứng dụng ESG vào lĩnh vực Ngân hàng”, từ đó đưa ra một số hàm
ý chính sách cho việc phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam trong tương lai. Mục tiêu của bài
tiểu luận sẽ hướng tới việc làm rõ một số khái niệm về kinh tế xanh, kinh tế nâu, tình hình phát
triển kinh tế xanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đồng thời đưa ra định nghĩa về
ESG và thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết về kinh tế xanh
2.1.1 Khái niệm về kinh tế xanh và kinh tế nâu
2.1.1.1 Kinh tế xanh
Nền kinh tế xanh lần đầu tiên được giới thiệu bởi David Pearce và cộng sự trong báo cáo
“Blueprint for a green economy” gửi Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh vào năm 1989 như
một phản ứng với sự đánh giá vào việc xác định sự phát triển bền vững và những tác động của nó
đối với tiến bộ kinh tế và chính sách. Tuy nhiên, phải đến năm 2008, thuật ngữ này mới có ý
nghĩa trên toàn cầu.
Theo UNEP định nghĩa kinh tế xanh: “là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con
người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh
thái. Đó là nền kinh tế ít phát thải các-bon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã
2
hội” (UNEP, 2011b). Liên hợp quốc định nghĩa nền kinh tế xanh là “nền kinh tế ít carbon, tiết
kiệm tài nguyên và hòa nhập xã hội. Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng việc làm và thu nhập
được thúc đẩy bởi đầu tư công và tư nhân vào các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng, tài sản cho
phép giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên
cũng như ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.” Nhìn chung kinh tế xanh
được hiểu là nền kinh tế tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô
nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường.
2.1.1.2 Kinh tế nâu
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) định nghĩa kinh tế nâu là “nền
kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường
và suy giảm tài nguyên thiên nhiên” (UNEP, 2011b). Nói chung, kinh tế nâu có khái niệm ngược
lại với kinh tế xanh và mục tiêu hiện nay của các nền kinh tế hiện đại là đang dần chuyển kinh tế
nâu thành kinh tế xanh. Việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường là bằng
chứng cho thấy cách phát triển kinh tế đó là không bền vững.

2.1.2 Tiêu chí đánh giá kinh tế xanh


Cơ sở dữ liệu Tăng trưởng Xanh của OECD:
Bao gồm các chỉ số được lựa chọn để theo dõi tiến độ hướng tới tăng trưởng xanh nhằm hỗ trợ
hoạch định chính sách và cung cấp thông tin cho người dân. Cung cấp thông tin về các khía cạnh
khác nhau của tăng trưởng xanh: năng lượng, nước, sử dụng đất và đa dạng sinh học. Dựa vào
đây để đánh giá tình trạng của môi trường các quốc gia thành viên gia nhập OECD.

3
2.2 Lý thuyết về ESG
2.2.1 Khái niệm về ESG
ESG viết tắt của (E-Environmental: môi trường, S-Social: xã hội and G-Governance:
quản trị) là một bộ tiêu chuẩn sử dụng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Khái niệm về ESG ban đầu được đề cập trong một ấn phẩm của nhà kinh tế
học Hoa Kỳ Howard Bowen vào năm 1953 dưới dạng CSR (Corporate Social Responsibility -
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh) và ESG xuất hiện
lần đầu vào năm 2003 trong một bản báo cáo của Liên hợp Quốc có tên “Who cares wins”. ESG
được biết đến rộng rãi và được các doanh nghiệp áp dụng, dần trở thành thành bộ tiêu chí ngày
càng phổ biến để các nhà đầu tư đánh giá xem một công ty có phải là khoản đầu tư tốt từ quan
điểm bền vững hay không. Tiêu chí ESG rất đa dạng và không có một danh sách chính xác nhưng
chúng ta có thể dựa vào bảng điểm MSCI ESG như sau:

Nguồn: MSCI
2.2.2 ESG trong lĩnh vực ngân hàng
Thời gian gần đây, việc thực hiện ESG đang là một trong những vấn đề trọng tâm ưu tiên
hàng đầu của nhiều quốc gia và các ngân hàng trên thế giới. Trong nước, chính phủ, các bộ
ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm và triển khai nhiều hoạt động để thúc
đẩy thực hiện ESG trong các doanh nghiệp đặc biệt là các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
Ngân hàng là trung tâm của nền kinh tế mỗi quốc gia. Việc ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn
ESG mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế và chính bản thân ngân hàng. Đối với nền kinh tế,
ngân hàng có thể mang lại những tác động tích cực cho môi trường và xã hội, thúc đẩy quá trình
chuyển đổi kinh tế hướng tới phát triển bền vững thông qua việc ưu tiên dành các chính sách tài
trợ ưu đãi cho doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề ESG hoặc hạn chế tài trợ cho các dự án có
tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển của các cơ chế quản trị
ESG trong hoạt động tín dụng cũng được xem là có khả năng định hướng cho các nhà sản xuất,
các nhà đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy quyết định đầu tư sản xuất hướng đến phát triển bền
vững. Việc áp dụng ESG vào lĩnh vực ngân hàng còn giúp cho ngân hàng kiểm soát được những
rủi ro có thể phát sinh liên quan đến yếu tố môi trường, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí sử
dụng năng lượng, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tư bền vững, hỗ trợ tiếp cận nguồn
4
vốn vay phù hợp và giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị trường(Trích từ Phó Chủ tịch CME Solar
Bùi Trung Kiên). Từ đó thấy được ESG trong ngân hàng là vô cùng cần thiết với nền kinh tế Việt
Nam giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nền kinh tế xanh.

2.3 Tổng quan nghiên cứu


2.3.1 Kinh tế xanh
Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế xanh
đã xuất hiện như một xu hướng tất yếu. Trên thế giới đã có rất nhiều dự đoán về xu hướng phát
triển cũng như tương lai của kinh tế xanh. Egorova Maria và cộng sự (2015) đã nói về nguồn
gốc và thực trạng của kinh tế xanh từ đó đưa ra quan điểm về xu hướng phát triển về kinh tế xanh
theo từng ngành nghề, lĩnh vực trong đó chủ yếu là năng lượng và công nghệ xanh. Đi sâu hơn về
tác động của công đối với nền kinh tế xanh, Larisa D. Petrenko và cộng sự phân tích và chỉ ra
rằng quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quyết định và mang lại lợi ích
dài hạn, cùng với đó là những chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc khử carbon.
Ở Việt Nam, Kim Ngọc và Nguyễn Thị Kim Thu (2015) đã đưa ra kết luận về 4 giải pháp để
xây dựng nền kinh tế xanh là: thể chế chính sách; năng lượng công nghệ; quan tâm các vấn đề xã
hội và tăng cường hợp tác quốc tế. Trong bài tham luận về kinh tế xanh trong thời đại mới ở Việt
Nam của mình (trích hội thảo nghiên cứu khoa học trường ĐH Gia Định), Nguyễn Duy Phương
cũng chỉ ra những ngành nghề chủ yếu của quá trình chuyển đổi từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh
ở các quốc gia trên thế giới và liên kết với sự phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Đối với ngành
năng lượng tái tạo, TS. Nguyễn Hoàng Tiến (2023) và Đỗ Phú Hải (2018) cũng đề xuất nhiều
mô hình kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững và chính sách đối với doanh nghiệp. Tô Lan
Phương và cộng sự (2014) qua bài nghiên cứu về vai trò của ngân hàng thương mại trong phát
triển kinh tế xanh và tăng trưởng bền vững ở Việt Nam để khẳng định vai trò quyết định của ngân
hàng thương mại đóng trong quá trình chuyển đổi kinh tế, một trong những xu hướng phát triển
hiện nay đó là “Ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững”.

2.3.2 ESG trong lĩnh vực ngân hàng


Trong khi ESG đang dần mở rộng trong các lĩnh vực khác nhau, Amina Bullay (2018)
đã đi sâu về lĩnh vực ngân hàng, bằng phương pháp định lượng với biến độc lập là lợi nhuận trên
tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và Tobin's Q đưa ra kết luận rằng ESG có tác động tích cực
đáng kể đến hiệu suất. Oana-Marina Batae và cộng sự (2020) cho rằng ESG sẽ giúp các nhà
đầu tư, kiểm toán viên và nhà quản lý ngân hàng đưa ra các biện pháp thích hợp có thể cải thiện
hiệu quả tài chính và tính bền vững của các ngân hàng.
Bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động môi trường, xã hội và hiệu quả tài chính
trong lĩnh vực ngân hàng: nghiên nghiên cứu các ngân hàng châu Á của Đỗ Thị Mộng Thường
(2022) dẫn đến kết quả các hoạt động ESG tại khu vực Châu Á có dấu hiệu tiến bộ và cần phải
được cải thiện hơn. Tiếp theo đó TS. Nguyễn Thị Hòa (2024) đề xuất một số khuyến nghị nhằm
đẩy mạnh triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững. T.S Phùng Thị Thuỷ (2022), Nguyễn Thị Phương Dung và cộng sự (2022) trong bài
nghiên cứu ESG với phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy rằng rất nhiều
doanh nghiệp lớn và thành công ở Việt Nam đã triển khai ESG vào đánh giá hiệu quả hoạt động,
nhằm mục tiêu hướng tới cải thiện chất lượng môi môi trường làm việc trong quá trình sản xuất -
kinh doanh
Có thể thấy rằng các bài nghiên cứu trên đều tập trung phân tích về thực trạng kinh tế
xanh hiện tại và những ảnh hưởng của ESG đến nền lĩnh vực ngân hàng mà nhưng chưa có những
lí luận về các xu hướng phát triển trong tương lai. Do đó trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ dựa

5
vào những cơ sở lý thuyết và tình hình phát triển để đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về tương
lai của kinh tế xanh và ESG trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

3. PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ XANH VÀ ESG: TÌNH HÌNH THẾ
GIỚI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1 Tình hình phát triển kinh tế xanh
3.1.1 Trên thế giới
3.1.1.1 Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu (EU) là một trong số những khu vực hàng đầu trên thế giới đã đạt
được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình xanh hóa nền kinh tế.
Được chấp nhận vào năm 2019, kế hoạch "Năng lượng sạch cho toàn châu Âu" ra đời
nhằm khuyến khích các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) chuyển đổi từng bước sang một
nền kinh tế ít phát thải hơn. Tháng 4/2021, Nghị viện châu Âu cùng các quốc gia thành viên EU
đã đồng thuận với mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030
so với năm 1990 và hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050. Tháng 5/2022,
Đức, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch, bốn quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), đã cùng
phát đi một tuyên bố chung nhằm biến Biển Bắc thành "nhà máy điện xanh" của châu Âu vào
năm 2050. Hiện nay, EU đang triển khai một loạt biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc nhanh
chóng vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.
Những nước Bắc Âu đều đặt ra những mục tiêu rất rõ ràng về phát triển bền vững. Cộng
đồng, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động môi trường và cơ quan chính
quyền đều hợp tác chặt chẽ để đạt được những mục tiêu này vì lợi ích chung của phát triển bền
vững.
3.1.1.2 Trung Quốc
Trong 70 năm, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, từ GDP 67,9 tỷ NDT năm
1952 tăng lên 367,9 tỷ NDT vào năm 1978, chiếm 1,8% thị trường toàn cầu. Sau giai đoạn cải
cách và mở cửa, Trung Quốc vượt mốc 1 nghìn tỷ NDT năm 1986, 10 nghìn tỷ NDT năm 2000,
và 40 nghìn tỷ NDT năm 2010. Trong quý 1/2023, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng
4,5%, thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ sau chính sách "Zero - Covid".
Trong khi Trung Quốc đạt tăng trưởng kinh tế nhanh, đất nước đối mặt với thách thức về
tăng phát thải, sử dụng tài nguyên không bền vững và ô nhiễm môi trường. Là quốc gia phát thải
cao nhất, Trung Quốc hướng đến 6 nhóm chính sách: (1) Chính sách về năng lượng;(2) Chính
sách về công nghiệp; (3) thị trường tiêu dùng với sự tham gia trực tiếp của khu vực công trong
thực hiện các hành động xanh và luật về mua sắm công xanh; (4) chính sách về đầu tư (như đầu
tư công về hạ tầng năng lượng); (5) các chính sách về đổi mới công nghệ xanh trong công nghiệp
và năng lượng, (6) các chính sách quản lý. Trước hết, Trung Quốc đã xúc tiến phát triển công
nghiệp theo phương châm:
 Phát triển nền kinh tế carbon thấp:
Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng và giảm tốc độ tăng
trưởng giao thông cá nhân. Đồng thời, quốc gia này đang phát triển xe và phương tiện thân thiện
với môi trường như xe điện, cũng như nhiên liệu sinh học cho giao thông công cộng. Trung Quốc
cũng tối ưu hóa cơ cấu năng lượng bằng cách giảm sử dụng than, phát triển nhà máy điện không
sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy thương mại hóa điện năng lượng mặt trời. Việc tuân thủ
tiêu thụ các-bon thấp được thực hiện thông qua nguyên tắc 6R: “Reduce - Reevaluate - Reuse -
Recycle - Rescue - Recalculate”. Đồng thời, Trung Quốc tổ chức các giải thưởng nhằm khuyến
khích bảo vệ môi trường, như doanh nghiệp, cộng đồng, bệnh viện và trường học xanh.

6
 Xây dựng hệ thống thuế xanh:
Tăng chi tiêu ngân sách cho sự phát triển nền kinh tế carbon thấp như: tăng phí ô nhiễm,
tăng phạm vi thu, từng bước thay thế phí ô nhiễm bằng các loại thuế ô nhiễm, bảo đảm nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Nguyễn Thị Mai Hương & Bùi Thị Kim Quyên, 2022, 46-
47). Trong trung và dài hạn, một phần doanh thu từ thuế nhiên liệu, năng lượng và carbon bổ
sung có thể được phân bổ cho quỹ phát triển bền vững (Vũ Huy Hùng, 2021). Đáng chú ý, Trung
Quốc đã tạo nguồn vốn cho đầu tư xanh thông qua biện pháp ưu tiên phát triển hệ thống tài chính
xanh, đặc biệt chú ý đến các chính sách tín dụng xanh, đồng thời cùng với phát triển trái phiếu
xanh.

3.1.2 Tại Việt Nam


3.1.2.1 Sự cần thiết phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam
Việt Nam luôn được biết là một quốc gia có “Rừng vàng biển bạc” với nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây việc khai thác quá mức đã và đang
làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, gây thiệt hại lên đến 6 - 8% GDP mỗi năm.
Sự giàu có của một quốc gia là sự kết hợp của vốn tự nhiên, nguồn vốn và lao động.
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam sử dụng mô hình phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên nông nghiệp và khoáng sản như than, các quặng mỏ kim loại, dầu khí…
để tăng cường phát triển kinh tế. Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ 32% trong khi tăng trưởng
trung bình của các nước Đông Á chỉ là 10% và các nước thu nhập trung bình cao là 17%. Tuy
nhiên, do công nghệ phát triển chưa cao dẫn đến hiệu suất sản xuất thấp so với các nước khác và
việc sử dụng tài nguyên tương đối lãng phí.
Ngoài ra tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đi kèm với những thách thức về phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường khi trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng gia tăng phần lớn đạt
được từ việc lạm dụng các yếu tố đầu vào như phân bón hoặc thuốc trừ sâu, gây hại nhiều đến
nguồn tài nguồn tài nguyên đất, nước, các loại sinh vật có lợi cho sản xuất và cả sức khỏe con
người.
Có thể kết luận rằng, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên một số ngành thâm
dụng tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến việc khai thác quá mức đất và nước và làm môi trường
suy thoái dần. Trước những hậu quả gây ra cho môi trường, kinh tế xanh như một xu hướng tất
yếu của nền kinh tế.
3.1.2.2 Kinh tế xanh tại Việt Nam
Mỗi quốc gia sẽ có những lợi thế khác nhau như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,
nguồn lao động dồi dào và cần dựa trên những lợi thế có sẵn cùng với đặc trưng kinh tế và điều
kiện phát triển riêng của mình để đề ra chương trình hành động cho phù hợp. Đặc biệt, các quốc
gia thực hiện bước đầu của của phát triển kinh tế như Việt Nam được coi là đang ở điểm xuất
phát lợi thế để thực hiện ngay việc xây dựng kinh tế xanh.
Mục tiêu phát triển kinh tế xanh
Thủ tướng chính phủ đã thông qua quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 về mục tiêu tổng quát của tăng trưởng xanh:
Một là, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Hai là, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội
Ba là, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon
Bốn là, đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu
Ngoài ra chính phủ còn đặt ra từng mục tiêu cụ thể cho năm 2030 và 2050, gồm 18 chủ đề, 57
nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động với đơn vị thực hiện là 18 Bộ và 2 cơ
quan ngang bộ.
7
3.1.2.3 Những cơ hội và thách thức phát triển kinh tế xanh
Về cơ hội:
Một là, hoạt động đầu tư phát triển mạnh mẽ. Nếu như không thực hiện những điều chỉnh cho nền
kinh tế thì tình trạng thiếu hụt năng lượng, ô nhiễm môi trường và các chi phí sẽ ngày càng gia
tăng. Do đó, Việt Nam cần phải có những chính sách và chiến lược phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế, thích nghi tốt với biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải
ròng bằng 0.
Hai là, nguồn vốn có sẵn. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú và vị trí quan
trọng khi nằm ở vùng giao của nhiều tuyến đường chủ chốt, liên kết chặt chẽ với kinh tế của các
nước trong vùng và các khu vực khác, tài nguyên thiên nhiên đa dạng hình thành nên 1 nguồn
vốn tự nhiên giàu có để phát triển nền kinh tế Xanh.
Ba là, nguồn lao động đang ở thời kì “dân số vàng”, với đức tính cần cù, khả năng tiếp thu
nhanh khoa học, công nghệ và kỹ năng mới. Đây sẽ là nguồn lực lao động chính của nền kinh
tế tăng trưởng xanh.
Về thách thức:
Có 5 thách thức được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến kế hoạch phát triển kinh tế xanh hướng
tới phát triển bền vững
Một là, về nhận thức. Đối với đại bộ phận người dân Việt Nam, nền kinh tế xanh vẫn là 1 điều
tương đối mới mẻ, vẫn chưa có những nhận thức thật sự rõ ràng về nguyên nhân và tác động của
việc chuyển đổi sang nền kinh tế phát triển bền vững.
Hai là, về cơ chế chính sách hướng tới thực hiện nền kinh tế xanh ở Việt Nam gần như là chưa
hoặc chưa thực sự thể hiện được vai trò mang tính quyết định.
Ba là, về cách thức tiến hành. So với nền kinh tế truyền thống, mô hình nền kinh tế xanh có sự
thay đổi đáng kể đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của chính phủ và doanh nghiệp.
Bốn là, công nghệ sản xuất ở Việt Nam. Hiện nay, trình độ công nghệ của Việt nam vẫn là những
công nghệ cũ, tiêu hao nhiều năng lượng, làm giảm hiệu suất sản xuất trong khi công nghệ là 1
yếu tố quyết định năng xuất và thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế xanh.
Năm là, về huy động nguồn vốn. Theo thống kê, nhu cầu tài chính thường niên để xanh hóa nền
kinh tế toàn cầu dao động trong khoảng 1,05 – 2,59 nghìn tỷ USD, tức khoảng 2% GDP toàn
cầu, thì tại VN, để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cần khoảng 30 tỷ USD vào
năm 2030.

3.2 Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng


3.2.1 Kinh nghiệm triển khai ESG trên thế giới: EU, Trung Quốc
3.2.1.1 Kinh nghiệm EU
Châu Âu là một trong những khu vực xây dựng khung pháp lý về tài chính bền vững
nghiêm ngặt và rõ ràng nhất, bao gồm cả những quy định mang tính chất bắt buộc. Điều này tạo
ra áp lực mạnh mẽ, thúc đẩy các ngân hàng phải nhanh chóng tích hợp các yếu tố ESG vào chiến
lược và hoạt động kinh doanh của họ.
Khung pháp lý của Châu Âu về tài chính bền vững bao gồm 3 khuôn khổ quy định bắt buộc
cốt lõi: NFRD (Non-Financial Reporting Directive), SFDR (Sustainable Finance Disclosure
Regulation) và EU Taxonomy
 NFRD: Chỉ thị Báo cáo Phi tài chính (Non-Financial Reporting Directive) đề ra các quy tắc
cụ thể cho quá trình công bố thông tin liên quan đến các khía cạnh và lĩnh vực phi tài chính
đối với các công ty có quy mô lớn và có sức ảnh hưởng đến công chúng.

8
 SFDR: Quy định về công bố thông tin tài chính bền vững (Sustainable Finance Disclosure
Regulation) quy định về các rủi ro liên quan đến yếu tố phát triển bền vững một cách thống
nhất, chi tiết và minh bạch.
 EU Taxonomy: Tiêu chí phân loại hoạt động bền vững từ Liên minh châu Âu: bao gồm các
tiêu chí thống nhất trên toàn Liên minh châu Âu để xác định xem một hoạt động kinh tế bất kì
có tính bền vững hay không.
Quy trình tích hợp yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản lý (ESG) vào hệ thống tài chính của
Liên minh châu Âu EU gồm 4 bước:
 Bước 1. Thiết lập mục tiêu ESG: thiết lập các mục tiêu xoay quanh phát triển bền vững, lồng
ghép các cam kết ESG gắn liền với mục tiêu kinh doanh, tầm nhìn và sứ mệnh của ngân hàng.
Các ngân hàng công bố thông tin trên thông cáo báo chí và báo cáo thường niên, không chỉ về
các mục tiêu kinh doanh thuần về tài chính mà còn đề cập đến các cam kết phi tài chính.
 Bước 2. Xây dựng bộ máy: cơ cấu tổ chức và xây dựng khuôn khổ quản trị gắn liền với các
yếu tố bền vững sẽ là yếu tố nền tảng cho các ngân hàng hiện thức hóa các chiến lược và mục
tiêu phát triển bền vững. Việc xây dựng và cơ cấu mô hình hoạt động cần phải phù hợp và
tương xứng với quy mô, đặc điểm tổ chức và mức độ rủi ro ESG trong các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
 Bước 3. Xây dựng khuôn khổ bền vững và tích hợp ESG: Khung phát triển bền vững này
đóng vai trò quan trọng cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo hướng tích hợp ESG và là
cơ sở để ngân hàng đưa ra các quyết định kinh doanh sau khi cân nhắc các rủi ro ESG trong
quy trình cho vay, đầu tư.
 Bước 4. Công bố thông tin ESG: Trước áp lực gia tăng từ các khung pháp lý và các bên liên
quan, các ngân hàng châu Âu công bố thông tin ESG trên các báo cáo thường niên với tên
gọi: báo cáo phi tài chính, báo cáo bền vững,... Các nội dung công bố phù hợp với các chuẩn
mực quốc tế và tuân thủ khung pháp lý ở nước sở tại.
3.2.1.2 Kinh nghiệm Trung Quốc:
Ngành ngân hàng Trung Quốc đang nhận thức rõ tầm quan trọng của ESG và đã có những
bước tiến đáng kể trong việc áp dụng các tiêu chí ESG vào hoạt động kinh doanh. Sau đây là
phân tích ngân hàng Trung Quốc trong việc phát triển ESG, bao gồm các quy định, xây dựng cơ
cấu tổ chức, xây dựng tín nhiệm ESG và phát triển sản phẩm:
 Quy định: Ở Trung Quốc, để đặt ưu tiên cho việc phát triển ESG, vào tháng 6/2022, Ủy ban
Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) đã phát hành "Hướng dẫn Tài chính
Xanh cho ngành Ngân hàng và Bảo hiểm," đẩy cao vị thế quan trọng của việc tích hợp ESG
vào chiến lược ngành Ngân hàng. Hướng dẫn này yêu cầu các ngân hàng tích hợp tiêu chuẩn
ESG vào quy trình quản lý và hệ thống quản lý rủi ro toàn diện, đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử phát triển ESG tại Trung Quốc, khiến ESG trở thành yêu cầu bắt
buộc đối với ngành Ngân hàng.
 Xây dựng cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức ESG hiệu quả bao gồm ba cấp độ: Quản trị, Quản
lý và Thực thi (GME). Mỗi cấp độ cần xác định rõ trách nhiệm trong hoạt động và quản lý
ESG. Một số ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu thành lập bộ phận quản lý ESG ở cấp chi
nhánh để tăng cường hiệu quả quản lý.
 Xây dựng tín nhiệm ESG: Ngân hàng Trung Quốc đã tích hợp ESG và rủi ro khí hậu vào các
mẫu báo cáo và thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Các chỉ số rủi ro liên quan đến
ESG cũng được đưa vào các yếu tố xếp hạng nội bộ, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động ESG
của các doanh nghiệp.
 Phát triển sản phẩm: Ngân hàng Trung Quốc đang tích cực phát triển một loạt các sản phẩm
đầu tư liên quan đến khí hậu, tập trung hỗ trợ các ngành công nghiệp với mức carbon thấp,
9
đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi danh mục đầu tư và cung cấp tài trợ để giảm thiểu
lượng khí carbon. Ngoài ra, họ đang tăng cường quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu
và củng cố nền tảng đầu tư và tài trợ cho các công cụ đo lường phát thải carbon.

3.2.2 Thực tiễn triển khai ESG tại ngân hàng Việt Nam
Với cam kết trở thành quốc gia có mức phát thải ròng đạt "0" vào năm 2050 và quyết tâm
thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Chính phủ Việt Nam và các cơ
quan ban, ngành đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp. Từ việc xây dựng chiến lược, nghiên
cứu, đến việc ban hành các luật và hướng dẫn dưới luật, mục tiêu là đạt được những cam kết trên.
Chính phủ và đảng đã xác định phát triển bền vững là một hướng lớn, và cũng nhận thức sâu sắc
về tầm quan trọng của việc thực thi các nguyên tắc ESG trong hoạt động ngân hàng, không chỉ
đối với nền kinh tế mà còn đối với môi trường và xã hội. Ngành ngân hàng đang tích cực triển
khai nhiều hành động nhằm hỗ trợ mục tiêu này.
3.2.2.1 Quy định của Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực để thúc
đẩy phát triển ngân hàng xanh và tín dụng xanh, đồng thời hỗ trợ chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh và phát triển bền vững. Chủ động trong nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế
chính sách hướng dẫn ngành, NHNN còn chặt chẽ phối hợp với các cơ quan chủ quản để xây
dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến tăng trưởng xanh và tín dụng xanh. Hợp tác
với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), NHNN đã đưa ra Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi
trường và xã hội cho 15 ngành kinh tế có rủi ro cao nhất, nhằm đảm bảo khả năng đánh giá và
giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội của các tổ chức tín dụng trong các ngành này. Mới đây
nhất, qua Thông tư số 17/2022/TT-NHNN, NHNN đã bắt buộc các tổ chức tín dụng và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường trong quá trình cung cấp tín
dụng.
3.2.2.2 Thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường tại ngân hàng thương mại
Kết quả thống kê trong lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường tại ngân
hàng thương mại cho thấy sự chênh lệch đáng kể trong việc xây dựng và thực hiện quy định nội
bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội tại các NHTM tại Việt Nam. Cụ thể, dữ liệu cho thấy
rằng 47,37% NHTM đã phát triển quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, và
trong số này, 26,31% đã đưa ra quy định dựa trên các chuẩn mực quốc tế, thể hiện sự chú ý đặc
biệt đối với nguyên tắc và tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý
nằm ở việc 27% trong số NHTM cổ phần đã thành lập bộ phận chuyên trách để quản lý rủi ro
môi trường và xã hội. Điều này là một dấu hiệu tích cực về sự cam kết của các NHTM cổ phần
trong việc tăng cường năng lực quản lý rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội.
Mặc dù có những tiến triển đáng kể trong khối NHTM cổ phần, nhưng phải lưu ý rằng chỉ
có 1 trong số 4 NHTM có vốn sở hữu của Nhà nước, tức Vietinbank, mới đạt được việc xây dựng
quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Điều này đặt ra thách thức về sự đồng
nhất và bền vững trong quản lý rủi ro trên toàn bộ ngành ngân hàng.
Ngoài ra, thông tin báo cáo còn cho thấy rằng các chi nhánh của NHNN đang hoạt động
dựa trên hệ thống và quy định của tập đoàn/ngân hàng mẹ, và đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế
như "Nguyên tắc xích đạo," hướng dẫn môi trường và xã hội của IFC và phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc. Điều này tạo ra một bức tranh tích cực về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong
ngành ngân hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiệm vụ thiết lập hệ thống báo cáo về quản lý rủi ro môi trường đang được
triển khai một cách hạn chế, khi chỉ có 20,5% NHTM và 18,37% chi nhánh NHNN đã báo cáo
10
đánh giá rủi ro môi trường cho cả hệ thống và được kiểm toán. Điều này là một lĩnh vực mà
nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung để xem xét cụ thể về hiệu quả và đồng nhất của hệ thống
quản lý rủi ro môi trường tại các ngân hàng tại Việt Nam.
3.2.2.3 Thực hiện đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng
Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đến ngày 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh tại
Việt Nam đã đạt mức gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ trong
toàn bộ nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh mà NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cung
cấp vay, dư nợ chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (chiếm
45%) cùng với nông nghiệp xanh (chiếm 31%). Để đảm bảo quản lý rủi ro môi trường và xã hội,
các tổ chức tín dụng đã tăng cường đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, với dư nợ được
đánh giá về môi trường và xã hội đạt hơn 2.485 triệu tỷ đồng.
Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là một trong 38 thị trường đang phát triển mạnh mẽ, đặt
những bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy ngành tài chính ngân hàng hướng tới phát triển
bền vững.
Về cơ chế và chính sách, NHNN đã hoàn thiện hệ thống pháp lý và văn bản hướng dẫn
triển khai về tín dụng xanh và ngân hàng xanh. Cụ thể, NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng
cung cấp tín dụng xanh và hoàn thiện văn bản hướng dẫn cấp tín dụng cụ thể đối với 12 ngành,
lĩnh vực xanh. Đồng thời, NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành hàng thực hiện
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
Thông báo của NHNN cũng cho biết đã có sự hoàn thiện trong cơ chế và chính sách hỗ
trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, qua việc phát triển nền tảng số, hạ tầng số, cũng như
các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số. Những nỗ lực này nhằm mục tiêu phục vụ cho sự phát
triển của kinh tế số và xã hội số, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một tương lai bền vững.
3.2.2.4 Tích hợp ESG trong hoạt động vận hành và dịch vụ thanh toán
 Quy định: 17 NHTM đã có quy định hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh
 Công trình xanh: 8 NHTM cho biết hiện đang triển khai xây dựng công trình, trụ sở theo
tiêu chuẩn xanh
 Tuyên truyền và đào tạo cán bộ: 86,9% NHTM có thực hiện tuyên truyền, khuyến khích
cán bộ trong việc xây dựng môi trường làm việc xanh như các chương trình thực hành tiết
kiệm chống lãng phí
 Số hóa hoạt động nội bộ: Các NHTM đã nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin, chuyển đổi quy trình quản trị và số hóa quy trình hoạt động nội bộ. Nhiều nghiệp vụ cơ
bản đã được số hóa hoàn toàn 100%
 Ứng dụng công nghệ vào sản phẩm: Các tổ chức tín dụng tiếp tục thúc đẩy phương tiện,
dịch vụ thanh toán hiện đại, nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch được thực
hiện qua kênh số
 Thực hiện các chương trình cộng đồng: Các ngân hàng đều tham gia tích cực các phong
trào cộng đồng về an sinh xã hội, môi trường

3.2.3 Thách thức trong việc triển khai ESG tại ngân hàng Việt Nam
Việc triển khai ESG vào các ngân hàng tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu nên vẫn
còn gặp nhiều thách thức đáng kể như:
Về khung pháp lý:Hiện tại, khung pháp lý của Việt Nam về tín dụng xanh và ESG chưa
đầy đủ, chưa có khung pháp lý chính sách tổng thể liên quan đến việc thúc đẩy ngân hàng tài trợ
dự án xanh. Hành lang pháp lý cho ESG đang hoàn thiện, đặt ra khó khăn cho các tổ chức tài
chính trong việc quản lý môi trường - xã hội trong tín dụng xanh. Đồng thời , vấn đề cân đối
11
nguồn vốn cho vay các dự án xanh cũng đang gặp nhiều khó khăn, khi tỷ lệ cho vay tín dụng
xanh trung dài hạn cao mà nguồn vốn thường là ngắn trung hạn.
Về nhận thức: ESG là một khái niệm tương đối mới, chưa được áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực ngân hàng. Việc thu thập và đánh giá dữ liệu liên quan đến ESG còn nhiều khó khăn.
Chưa có hệ thống đo lường hiệu quả để đánh giá tác động của ESG. Nên nhiều ngân hàng vẫn
còn e ngại trong việc thực hiện ESG vào ngân hàng của mình. Sự mới mẻ của khái niệm ESG đối
với cả ngân hàng và khách hàng đã ngăn cản tầm nhìn chiến lược, làm chậm quá trình chuyển đổi
mô hình kinh doanh bền vững của ngân hàng và doanh nghiệp.
Về chi phí xây dựng bộ máy: Tham gia vào chương trình ESG làm gia tăng chi phí,
nguồn lực để xây dựng phòng ban chuyên trách, thiết kế các chương trình đào tạo về các tiêu
chuẩn môi trường và xã hội, kỹ năng đánh giá rủi ro ESG trong thẩm định tín dụng… Quá trình
chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững đòi hỏi các ngân hàng phải sở hữu tiềm lực tài chính
nhất định, không chỉ phục vụ cho các khoản gia tăng trong chi phí (như đầu tư công nghệ, xây
dựng bộ máy quản trị ESG, đào tạo nhân viên, xây dựng cơ sở dữ liệu) mà còn phát triển các sản
phẩm và dịch vụ đảm bảo tiêu chí ESG. Các lợi ích từ phát triển bền vững chủ yếu mang tính
chất dài hạn, do đó, không phải ngân hàng nào cũng đủ tiềm lực để theo đuổi. Do vậy, đến thời
điểm hiện nay, mới chỉ có một số ngân hàng Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn và là
doanh nghiệp có vốn nhà nước mới tập trung thực hiện ESG.
Về khung chiến lược và lộ trình: Chưa có khung chiến lược và lộ trình rõ ràng. Giải
thích cho việc này có thể hiểu do sự thiếu hụt cơ sở dữ liệu về ESG. Hiện nay, chưa có một tiêu
chuẩn thống nhất và rõ ràng về các yêu cầu thực thi ESG trong ngành Ngân hàng. Vì vậy, các
ngân hàng gặp khó trong việc thu thập dữ liệu, từ đó chưa thể đáp ứng việc thực hiện công bố
thông tin và báo cáo bền vững. Hơn nữa, dữ liệu đầu vào còn phụ thuộc vào mức độ công bố
thông tin từ khách hàng doanh nghiệp, ví dụ như lượng phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.
Sự thiếu thông tin đã làm cho chiến lược và lộ trình của ngân hàng trong dài hạn đã gặp nhiều
khó khăn và khó để có một lộ trình cụ thể

3.3. Các kiến nghị


3.3.1 Kiến nghị giải pháp phát triển kinh tế xanh
Đối với mỗi thách thức trong kế hoạch phát triển kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững sẽ
có các giải pháp tương ứng:
Một là, cần tái cấu trúc lại nền kinh tế. Chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế ít carbon
và ít tiêu dùng năng lượng, để từ đó tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm lượng phát thải
carbon gây ô nhiễm môi trường,
Hai là, phát triển tài chính xanh. Tài chính xanh bao gồm trái phiếu xanh, tín dụng xanh, để từ đó
có thể định hướng nền kinh tế sang hoạt động sản xuất công nghệ cao, hạn chế hoạt động sản
xuất sử dụng công nghệ giản đơn với mức độ ô nhiễm cao.
Ba là, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Việc giảm dần sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch
như than, dầu mỏ, khí đốt sang các dạng năng lượng sạch như gió, mặt trời, thủy triều để có thể
giúp cho đất nước chuyển nhanh sang nền kinh tế bền vững.
Bốn là, cần nâng cao nhận thức của người dân, xã hội đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường.

3.3.2 Kiến nghị giải pháp pháp tăng cường vai trò của ESG trong ngành ngân hàng
Đối với Ngân hàng nhà nước và các bộ ban ngành liên quan: kinh nghiệm quốc tế trong việc
triển khai ESG đã chỉ ra rằng cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh
chóng quá trình chuyển đổi bền vững của hệ thống ngân hàng. Tích hợp góc nhìn của Việt Nam,
12
Chính phủ và NHNN đã tiến hành các bước đầu tiên quan trọng nhằm khuyến khích sự phát triển
bền vững trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, để đẩy mạnh quá trình triển khai ESG của NHTM,
cần tăng cường sức mạnh của cơ quan quản lý. Cụ thể:
 Về khung pháp lý: Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý, chỉ đạo các Bộ, ngành có
liên quan đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp lý
trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, kinh tế số, nhất là các quy định cụ thể về khái
niệm tiêu chuẩn các ngành nghề lĩnh vực sang được ngân hàng cho vay theo quy định của
Luật Bảo vệ môi trường 2020, cùng với các văn bản hướng dẫn về xác nhận dự án đạt tiêu chí
xanh, tiêu chuẩn tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh. Theo đó, NHNN xem xét phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh và các
quy định làm cơ sở để xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh. Chính phủ cần có thêm
các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp nói
chung phát triển tín dụng xanh như: hỗ trợ lãi suất, giảm thuế, phí; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc;
NHTM xanh được tăng hạn mức tín dụng; nghiên cứu thành lập Quỹ Tài chính xanh để quản
lý huy động và phân bổ nguồn lực tài chính xanh hiệu quả và bền vững hơn… NHNN cũng
nên sớm hoàn thiện và đề ra khung chính sách và các quy định về ESG, hướng dẫn về tiêu chi
ESG cho lĩnh vực ngân hàng, xây dựng công cụ đánh giá và xếp hạng ESG…
 Về xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về ESG cho các NHTM: Để khuyến khích thực hành
ESG tại hệ thống ngân hàng Việt Nam, một trong những điều kiện quan trọng là thiết lập một
bộ tiêu chuẩn chung về ESG. Bộ tiêu chuẩn cần dựa trên các tiêu chuẩn và công ước quốc tế
song cũng cần tinh chỉnh để phù hợp với điều kiện và tính chất của hệ thống tài chính trong
nước. Việc tiêu chuẩn hóa các yếu tố ESG sẽ hỗ trợ việc triển khai đồng bộ trên toàn bộ hệ
thống ngân hàng, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý đánh giá và giám sát hiệu quả thực hiện
ESG. Sau khi hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chung, NHNN cần phát hành các hướng dẫn chi tiết về
cách thực hiện, quy định về báo cáo, đánh giá, và giám sát. Đồng thời, việc tăng cường các
khóa đào tạo về tài chính bền vững và quản lý rủi ro ESG, đặc biệt là trong lĩnh vực cấp tín
dụng sẽ giúp nâng cao năng lực của các NHTM trong việc thực hiện và tuân thủ ESG.
 Về xây dựng công cụ đánh giá và xếp hạng ESG về mức độ cam kết và thực thi ESG:
NHNN có thể tham khảo các công cụ đánh giá được tham chiếu từ các tiêu chuẩn quốc tế, tổ
chức xếp hạng ESG độc lập có uy tín trên thế giới hoặc hợp tác với các tổ chức quốc tế có
nhận diện tại Việt Nam như Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), để thực hiện
đánh giá chi tiết đối với NHTM trong nước. Quá trình đánh giá cũng cần có sự tham vấn từ
các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu, các chuyên gia,... nhằm có cái nhìn và sự đánh giá khách
quan, công tâm, minh bạch. Theo đó, hàng năm, NHNN có thể xếp hạng các NHTM dựa trên
việc thực hiện trách nhiệm ESG, đồng thời kết hợp với các tiêu chí như tăng trưởng tín dụng
và quy mô tài sản. Trong tương lai, khi cơ sở dữ liệu về ESG trở nên đầy đủ và hệ thống tài
chính trở nên minh bạch sẽ làm nền tảng cho việc phát triển các tổ chức đánh giá và xếp hạng
ESG tại Việt Nam.
Đối với các NHTM: Các ngân hàng chủ động thực hiện đánh giá rủi ro ESG và xây dựng chiến
lược với lộ trình sớm sẽ đạt được lợi thế dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi hướng tới bền vững.
Để tận dụng những cơ hội này, Ngân hàng Thương mại cần triển khai các nội dung sau:
 Xây dựng chiến lược tích hợp ESG: Bên cạnh các mục tiêu và chiến lược nhằm thúc đẩy
doanh thu và lợi nhuận, các NHTM cần sớm có kế hoạch trong việc thiết lập, bổ sung các
mục tiêu về phát triển bền vững gắn liền với các cam kết về ESG. Trong quá trình này, việc
lọc và xác định các vấn đề mang tính trọng yếu liên quan đến các hoạt động kinh doanh cốt
lõi là cần thiết, nhằm hỗ trợ các ngân hàng tập trung nguồn lực vào những vấn đề trung tâm,
đánh giá và đo lường rủi ro có khả năng tác động đáng kể đến ngân hàng.

13
 Về xây dựng hệ thống quản lý rủi ro ESG: Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững và
kiểm soát hiệu quả kết quả thực hiện, các ngân hàng thương mại cần điều chỉnh cơ cấu tổ
chức và thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về các vấn đề Môi trường, Xã hội
và Quản lý Thông tin (ESG). Bộ phận này hoạt động dựa trên nguyên tắc tuân thủ khuôn khổ
phát triển bền vững, bao gồm các mục tiêu, tiêu chuẩn và nguyên tắc về ESG.
 Đào tạo nội bộ và tuyên truyền cho khách hàng doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại
cần tập trung vào việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, thiết kế các chương trình nhằm
nâng cao sự hiểu biết về các tiêu chuẩn môi trường và xã hội, đặc biệt là kỹ năng đánh giá rủi
ro ESG cho nhân viên thẩm định trong hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp. Hơn nữa, các
Ngân hàng Thương mại cũng cần tăng cường hoạt động truyền thông về chiến lược ESG của
ngân hàng đến khách hàng, công bố một cách rõ ràng về các cam kết bền vững, quy trình
thẩm định, và tiêu chí đánh giá rủi ro môi trường - xã hội. Đồng thời các ngân hàng cũng cần
triển khai các hoạt động tư vấn và đồng hành với khách hàng để giúp họ giải quyết các rủi ro
ESG.
 Công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về ESG: NHTM cần công khai, cập nhật đầy đủ
và rõ ràng, dễ tra cứu và dễ kiểm chứng các thông tin, chính sách liên quan tới ESG (bao gồm
cả chính sách dành cho hoạt động nội bộ và cho các khách hàng doanh nghiệp). Việc công bố
thông tin phải được truyền thông rộng rãi trên tất cả các nguồn: Từ trang web, thông cáo báo
chí, đến báo cáo thường niên. Các ngân hàng cần phát triển và đo lường các dữ liệu định
lượng. Nâng cao mức độ công bố thông tin sẽ là nền tảng để xây dựng cơ sở dữ liệu về ESG,
hướng đến tính minh bạch trong toàn bộ hệ thống. Từ đó đo lường rủi ro và có lộ trình rõ ràng
cho hoạt động triển khai của mình.
Qua những nghiên cứu trên, nhóm nhận thấy việc áp dụng đẩy mạnh kinh tế xanh và ESG vào
lĩnh vực Ngân hàng là cần thiết, nhóm cùng đã đưa ra những hàm ý chính sách để có thể sớm đưa
các tiêu chí ESG vào lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam.

KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu trên của nhóm tác giả đã làm rõ được sự cần thiết và lợi ích của kinh tế
xanh đối với Việt Nam, và vai trò của việc triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… như hiện nay. Dựa
vào phân tích sự phát triển kinh tế xanh của các nước trên thế giới như Liên minh châu Âu(EU),
Trung Quốc,...những nước đi đầu về việc ứng dụng và phát triển kinh tế xanh. Nhóm đã nhận
thấy mục tiêu để phát triển kinh tế xanh trước hết là phải sử dụng năng lượng sạch, giảm sử dụng
tiêu thụ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch.
Không những thế, trong mỗi quốc gia chính phủ cần phải có các sáng kiến và biện pháp hỗ trợ tại
các lĩnh vực như nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh và phải có nhiều chính sách môi trường
hợp lý. Chính phủ đã có những mục tiêu phát triển kinh tế xanh nhưng vẫn đang còn nhiều thách
thức cần phải vượt qua để đạt được mua tiêu Net-zero vào năm 2050 như đã đặt ra. Bên cạnh đó
nhóm cũng đề xuất việc ứng dụng ESG vào lĩnh vực ngân hàng như một việc nhằm phát triển
kinh tế xanh tại Việt Nam. Đây có thể coi là một khái niệm khá mới nhưng nó đã được áp dụng
tại nhiều nước trên thế giới các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng và đã
mang lại nhiều lợi ích đáng kể đến môi trường. Chính phủ Việt Nam đã có những cái nhìn tích
cực trong việc thực thi ESG trong lĩnh ngân hàng nhưng việc áp dụng nó vẫn đang gặp nhiều khó
khăn chỉ có các ngân hàng lớn và có vốn nhà nước mới thực hiện được. Nhằm phát triển việc áp
dụng ESG vào ngân hàng một cách rộng rãi cũng như mục đích làm cho nhiều ngân hàng triển
khai ESG hơn nhóm đã đưa ra những nguyên nhân khiến việc áp dụng ESG của các ngân hàng
vẫn còn gặp nhiều khó khăn và các kiến nghị giải pháp để giải quyết các vấn đề đấy. Dù vẫn còn

14
nhiều bất cập nhưng ESG trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phát triển mạnh và một trong những mục
tiêu để thực hiện khoá giấc mơ kinh tế xanh của Việt Nam trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:


1. Các Nước Bắc âu đồng Lòng Tham Gia vì mục Tiêu Phát triển Bền Vững (2023) Thị
trường Bắc Âu. Available at: https://vietnordic.com/2023/02/cac-nuoc-bac-au-dong-long-
tham-gia-vi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung/ (Accessed: 12 March 2024).
2. Do, H.M. (2023) Kinh Nghiệm phát Triển Kinh tế Xanh ở Một SỐ Quốc Gia Châu Á,
TapChiMoiTruong. Available at: https://tapchimoitruong.vn/chuyen-muc-3/kinh-nghiem-
phat-trien-kinh-te-xanh-o-mot-so-quoc-gia-chau-a-29157 (Accessed: 12 March 2024).
3. Le, L.N. (2024). Available at:
https://www.centralbank.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?
centerWidth=80%25&dDocName=SBV587429&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&
showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=9kbuk72mp_9&_afrLoop=46246368440820023#%40%3F_afrLoop
%3D46246368440820023%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName
%3DSBV587429%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth
%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state
%3Drbjh05912_4 (Accessed: 12 March 2024).
4. Eleonore Loiseau a et al. (2016) Green economy and related concepts: An overview,
Journal of Cleaner Production. Available at:
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0959652616311490 (Accessed: 12
March 2024).
5. Egorova Maria, Pluzhnic Marina, Glik Pavel (2015) Global trends of ‘green’ economy
development as a factor for improvement of economical and Social Prosperity, Procedia -
Social and Behavioral Sciences. Available at:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042814066476 (Accessed: 12
March 2024).
6. Green Economy: Scoping Study Synthesis Report Barbados .:. sustainable development
knowledge platform (no date a) United Nations. Available at:
https://sustainabledevelopment.un.org/index.php?
page=view&type=400&nr=675&menu=35 (Accessed: 12 March 2024).
7. Environment, U. (no date) Green economy, UNEP. Available at:
https://www.unep.org/regions/asia-and-pacific/regional-initiatives/supporting-resource-
efficiency/green-economy (Accessed: 12 March 2024).
8. UNEP (2011a) Towards a green economy - sustainable development. Available at:
https://sustainabledevelopment.un.org/content/documents/126GER_synthesis_en.pdf
(Accessed: 12 March 2024).
9. UN (2023) Who cares wins. Available at:
https://www.unepfi.org/fileadmin/events/2004/stocks/who_cares_wins_global_compact_2
004.pdf (Accessed: 12 March 2024).
10. ESG Ratings: MSCI ESG Ratings Key Issue Framework (no date) MSCI. Available at:
https://www.msci.com/our-solutions/esg-investing/esg-ratings/esg-ratings-key-issue-
framework (Accessed: 12 March 2024).
11. Nguyen, H.T. (2024) Triển Khai ESG Trong Lĩnh vực Ngân Hàng Góp Phần thực Hiện
Các Mục Tiêu phát triển Bền Vững, tin tức vienkinhteso.vn. Available at:

15
https://vienkinhteso.vn/trien-khai-esg-trong-linh-vuc-ngan-hang-gop-phan-thuc-hien-cac-
muc-tieu-phat-trien-ben-vung-15713.html (Accessed: 12 March 2024).

16

You might also like