You are on page 1of 21

Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

NGÂN HÀNG NAM Á PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH


VỚI ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG XANH

Nguyễn Thị Minh Phượng


Email:
Trường ĐHKT, ĐHQGHN

Tóm tắt

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo hướng phát triển CMCN 4.0
và thực hiện xanh hóa NH, tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành
tài chính toàn cầu; Đây cũng là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy phát triển bền vững và hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng
xanh của Việt Nam, NH Nam Á được Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu của
Thụy Sỹ (Global Climate Partnership Funds - GCPF) triển khai hỗ trợ về
vốn, kỹ thuật thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh, đặc biệt là tín
dụng xanh và nâng tầm hiểu biết trong lĩnh vực để NH thực hiện không
chỉ cho vay xanh mà còn là ngân hàng xanh. Với 26 năm hoạt động,
ngân hàng Nam Á đang trong quá trình hình thành, hướng đến mục
tiêu trở thành ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển
nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả. Những bước đi đầu tiên của NH
Nam Á trong chiến lược hình thành ngân hàng xanh có thể góp phần và
có ảnh hưởng nhất định trong việc xây dựng và hình thành quy tắc cho
hệ thống NHX nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các tổ chức
tín dụng thực hiện xanh hóa; đặc biệt là trong thực hiện chính sách lãi
suất và xây dựng quy chế đánh giá quản lý rủi ro môi trường - xã hội
trong việc cấp tín dụng xanh.

Từ khoá:

1. MỞ ĐẦU
Hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
đang trong quá trình “thay máu” để chuyển từ “nâu” sang “xanh” và hướng tới
phát triển bền vững. Các tổ chức quốc tế như UNEP, UNESCAP, OECD…cho rằng
để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, các quốc gia cần có:
(i) Cơ chế, hệ thống pháp luật, chính sách tài chính hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy
phát triển;

115
Hội thảo khoa học Quốc gia

(ii) phát triển và sử dụng năng lượng sạch (giảm khí thải nhà kính, sử dụng hiệu
quả tài nguyên…), bền vững và ít canbon thích ứng với biến đổi khí hậu;

(iii) ứng dụng công nghệ bền vững trong sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc
sống…..1.

Đối với Việt Nam, việc chuyển đổi theo hướng xanh hóa nền kinh tế cũng không
nằm ngoài quá trình hình thành và phát triển theo mục tiêu gắn với chính phủ,
định chế tài chính vĩ mô và gắn với các tổ chức tài chính vi mô. Các công ty, tổ chức
muốn tiếp cận, phát triển đầu tư xanh thì phải đảm dảm các khía cạnh về môi
trường, trách nhiệm xã hội, từ đó hướng đến phát triển bền vững. Các ngân hàng
(NH) sẽ cung cấp các dịch vụ “xanh” cho các tổ chức/doanh nghiệp, các cá nhân…
muốn đầu tư xanh trên cơ sở cam kết thực hiện gắn với trách nhiệm xã hội, phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Từ năm 2015, chủ trương “xanh” đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra.
Theo chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015, NHNN Việt Nam yêu cầu các NHTM
thúc đẩy cấp tín dụng xanh (TDX) cho những dự án có mục tiêu rõ ràng về việc bảo
vệ môi trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.
Đầu năm 2017, NHNN cũng ban hành Chỉ thị 01/2017 tiếp tục nhấn mạnh việc
triển khai kế hoạch hành động của ngành NH thực hiện chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh đến năm 2020. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của các NH
phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, chú trọng đến bảo vệ môi trường,
sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ sức khỏe con người. Tất cả các ngân hàng
thương mại (NHTM) phải chủ động quản lý tác động về môi trường và xã hội
trong các dự án vay vốn của các khách hàng và phát triển các sản phẩm TDX, cũng
như khuyến khích tăng trưởng tín dụng đối với các hoạt động kinh doanh có lợi
cho môi trường và xã hội.
Cùng với các NH như Sacombank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, SHB,
ACB, Viet A Bank, OCB, Kien Long Bank, PVCombank, HSBC... NH Nam Á cũng đã
nhập cuộc với hoạt động này sau khi NHNN phê duyệt “Đề án phát triển ngân
hàng xanh” vào tháng 8/2018. Chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992 tại TP.
HCM, NHTMCP Nam Á là một trong những NHTMCP đầu tiên được thành lập sau
khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành năm 1990, trong bối cảnh nước ta
đang tiến hành đổi mới kinh tế. Tính đến năm 2017, NH Nam Á đã phát triển lớn
mạnh với mạng lưới gồm 69 điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn
điều lệ hiện nay tăng hơn 600 lần. năm 2019, NH Nam Á trở thành NH thứ 17
1
Hội thảo khoa học quốc gia: Hình thành hệ thống tài chính xanh - Những luận cứ khoa
học và bài học kinh nghiệm

116
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II2 trước hạn. Là thành viên của nhiều
tổ chức, hiệp hội như Tổ chức thanh toán toàn cầu, hệ thống chuyển tiền nhanh
trên toàn thế giới, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng châu Á, Hiệp
hội kinh doanh vàng Việt Nam, đứng ở vị trí 231 trong top 500 doanh nghiệp tốt
nhất Việt Nam năm 2019, NH Nam Á đang ngày càng khẳng định vị trí của mình
trong mắt khách hàng và là đối thủ cạnh tranh của nhiều ngân hàng khác. Việc
ký kết với Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu của Thụy Sỹ (Global Climate Partnership
Funds - GCPF) về việc triển khai chương trình Tín dụng xanh tại Việt Nam – đây
là đơn vị chuyên tài trợ cho các dự án TDX trên toàn cầu - Quỹ có mạng lưới phủ
rộng trên 193 nước, NH Nam Á trở thành một trong những NH tiên phong trong
công tác triển khai TDX tại Việt Nam, phù hợp với định hướng hoạt động NHX của
Chính Phủ, NHNN theo Đề án phát triển NHX. Những góc nhìn của những người
trong cuộc, những người đã và đang đồng hành cùng NH Nam Á, chiến lược phát
triển NHX trong dài hạn của một NH có 26 năm hoạt động đang trong quá trình
hình thành, hướng đến mục tiêu trở thành NH hiện đại của Việt Nam trên cơ sở
phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả, một trong những NHTM hàng
đầu cả nước, không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của xã hội.

2. XÂY DỰNG THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÍN
DỤNG XANH

TDX là một bộ phận cấu thành tài chính xanh, góp phần tích cực vào công cuộc
bảo vệ môi trường và xã hội. Ðể thực hiện chương trình TDX, các NH phải đối diện
với những thách thức về việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng kỳ vọng
của nhà đầu tư và người gửi tiền, mà vẫn phải đảm bảo tuân thủ các yếu tố về bảo
vệ môi trường và xã hội. Nhằm hỗ trợ NH trong việc thực hiện chính sách TDX,
các quốc gia thuộc khối G20 đã sử dụng đa dạng cách tiếp cận và chính sách ở các
cấp độ khác nhau, đồng thời xây dựng các khuôn khổ chính sách khuyến khích
cung - cầu TDX và các sản phẩm tiết kiệm xanh. Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn
đặt ra các nguyên tắc cho NH, cho các TCTD của Việt Nam thì chưa có nhiều, chưa
thống nhất chung trong toàn hệ thống NHNN.
2
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà
ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế;
Tạo lập và duy trì một "sân chơi" bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện
quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý
rủi ro… Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị
rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân
hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn
trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

117
Hội thảo khoa học Quốc gia

Khi NHNN chưa có hành lang pháp lý cần thiết mà chỉ là định hướng mang tính
chất chung đến 2030 và NH Nam Á cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề
này, thì việc xây dựng thể chế, chính sách phát triển hệ thống TDX và hình thành
Khung khổ pháp lý để thực hiện và mở rộng thị trường là điều cần thiết, bởi trên
thị trường hiện nay các NH nói chung và NH Nam Á nói riêng đều hoạt động theo
nhu cầu của khách hàng; NH Nam Á đang hướng đến việc thực hiện TDX sẽ ban
hành các sản phẩm theo đó mang tính chủ động, gắn với phát triển cộng đồng.
Hiện NHNN chưa có cuốn sách hướng dẫn cho VN và các NH cổ phần áp dụng,
ngoài một số văn bản pháp lý của NHNN đã và đang ban hành:

(i) Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/8/2015 về Kế hoạch hành động của
ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến
năm 2020;
(ii) Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy TDX và quản lý rủi ro môi trường và xã hội
trong hoạt động cấp tín dụng;
(iii) QĐ số 34:
(iv) QĐ số 1604 ban hành phê duyệt đề án phát triển NHX tại VN…là cơ sở pháp lý
và một số văn bản góp ý dự thảo về tài nguyên môi trường – thuộc cấu phần
NHX để NHNN hoàn chỉnh và ban hành để Nam Á dựa vào đó thực hiện hoạt
động cấp tín dụng. Dù chưa có những văn bản quy định rõ về TDX, chi tiết
cụ thể để các NH triển khai nhưng NH Nam Á đã tham khảo các đơn vị trong
nước và quốc tế để từng bước tự xây dựng cho mình cuốn tài liệu hướng dẫn
quy định thực hiện liên quan đến sản phẩm của NH. NH Nam Á kỳ vọng trên
cơ sở sau hợp tác với các đối tác là Quỹ GCPF và các đơn vị tư vấn nước ngoài
sẽ từng bước hoàn thiện chứ không tham vọng xây dựng sổ tay hướng dẫn
thực hiện TDX, NHX ngay từ đầu; bởi ngay từ việc xác định các tiêu chí xanh
tại VN cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, mỗi NH hiểu theo
mỗi cách khác nhau, chưa có đồng nhất. Ngay cả NH Nam Á khi trao đổi với
Quỹ GCPF thì cũng có những quan điểm khác nhau và làm thế nào để thống
nhất và nâng cấp từ từ.
Hiện tại NH Nam Á đang làm việc với IPC – công ty chuyên tư vấn dự án xanh dựa
trên nền tảng chuẩn của IFC3 (đối tác thân thiết của Quỹ GCPF chuyên tư vấn cho
3
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và 9 ngân hàng quốc tế họp ở London để bàn về trách
nhiệm của các NH đối với tài chính phát triển và quyết định xây dựng một bộ tiêu chuẩn
thực hiện trách nhiệm đối với môi trường, xã hội dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC.
Nguyên tắc Xích đạo (EPFIs) về tài trợ dự án được chính thức ra đời năm 2003 và đến nay
đã có 77 tổ chức tài chính tham gia cam kết. Bộ tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng

118
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

Nam Á về mảng TDX), còn PRA - công ty Hong Kong (head office) chuyên tư vấn
về ESMS là 2 đơn vị có hợp đồng tư vấn cho Nam Á trong 2 năm để tư vấn cho
Nam Á trong thực hiện chuẩn mực TDX và chuẩn mực về ESMS theo chuẩn quốc
tế của IFC tại NH Nam Á. Với những cấu phần như vậy thì cho đến nay chưa có NH
nào tiến đến các chuẩn mực như vậy ngoài Nam Á. Hiện NH Nam Á đang có các
đội chuyên biệt có mục tiêu triển khai về TDX, và mục tiêu triển khai về EMS và có
liên quan đến rủi ro nên sẽ xây dựng dựng chính sách về ESMS4 cho toàn bộ NH,
các chính sách này cũng là bộ chuẩn của Quỹ và chuẩn quốc tế. 90-95% các NH ở
Châu Âu đã sử dụng bộ hướng dẫn chuẩn của Quỹ GCPF và của EMS. Xu hướng
của VN cũng như vậy. NH Nam Á có 3 nhân viên được đào tạo bài bản ở Thái Lan
về TDX và được cấp chứng chỉ của Quỹ GCPF và tại trung tâm môi trường của Liên
hợp quốc. Với các đội chuyên biệt được chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế có liên
quan đến TDX và NHX, NH sẽ đảm bảo đạt chuẩn để nâng cao tính minh bạch để
công tác quản trị rủi ro nên sau này tất cả sẽ được chuẩn hóa và chuyên nghiệp;
Căn cứ vào các chuẩn này, NH Nam Á sẽ từ từ lồng ghép vào tất cả các sản phẩm
và hướng tới NHX.
Trên thực tế, hệ thống NH cũng đang gặp phải khó khăn khi triển khai TDX như
hướng dẫn về danh mục các ngành, lĩnh vực xanh vẫn còn chung chung, chưa
có các tiêu chí cụ thể để các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám
sát khi thực hiện cấp TDX. Nhận thức và năng lực của các TCTD trong phát triển
sản phẩm TDX mới ở bước đầu và còn hạn chế (theo ông Nguyễn Quốc Hùng,
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN). Một khảo sát của NHNN cho
thấy, vấn đề phức tạp về kỹ thuật thẩm định được nhìn nhận là trở ngại lớn nhất,
những khó khăn từ yếu tố bên ngoài đến từ mức độ tăng trường của nền kinh tế,
sự đồng bộ trong khung chính sách, sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan,
tính hiệu quả trong các nỗ lực bảo vệ môi trường… Trong khi các NH 100% vốn

trong việc phân loại và xếp hạng các NHX hiện nay. Một NH được coi là NHX khi thỏa
mãn các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (23 tiêu chuẩn), trách nhiệm
môi trường (47 tiêu chuẩn) (EPFI, 2003).
IFC tổ chức tập trung phát triển khu vực tư nhân thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã phát
hiện mối quan hệ tích cực giữa việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã
hội của IFC với hoạt động kinh tế và tài chính của các doanh nghiệp. Hơn 80 định chế tài
chính trên toàn thế giới tự nguyện tuân thủ bộ tiêu chuẩn của IFC trong việc đánh giá tín
dụng dự án và giao dịch tài chính của doanh nghiệp. https://baodautu.vn/tin-dung-xanh---
mo-hinh-tang-truong-moi-cho-viet-nam-d25721.html.
4
Hệ thống ESMS bao gồm: (i) Chính sách môi trường và xã hội; (ii) Quy trình thẩm định
tác động đến môi trường và xã hội; (iii) Bộ công cụ thẩm định tác động đến môi trường và
xã hội.

119
Hội thảo khoa học Quốc gia

sở hữu nước ngoài như HSBC, Standard Chartered… thường có đội ngũ chuyên
gia nước ngoài sẵn sàng tư vấn trong lĩnh vực này khi có vấn đề quan ngại về môi
trường và xã hội, thì nguồn lực cán bộ tại các ngân hàng cổ phần trong nước còn
hạn chế. Trong số các NHTM lớn được khảo sát, Sacombank cho biết, chỉ có 1 cán
bộ chuyên trách về đánh giá tác động môi trường - xã hội tại mỗi chi nhánh.5 Để
tạo điều kiện cho các TCTD tham gia cấp TDX, lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh
tế cho biết, tới đây NHNN xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn
thực hiện TDX cho các TCTD. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay
hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 ngành kinh tế, xây dựng
các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với
môi trường; Nhất là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách TDX.
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc khối doanh nghiệp, Tổ trưởng triển khai Tín
dụng xanh, NH Nam Á cho biết, hiện việc thống kê báo cáo chỉ tiêu tín dụng dư
nợ được thực hiện online giữa Nam Á và VCCF thông qua phần mềm quản trị với
2 phần mà 2 bên đều có thể xem trực tuyến:
(i) Quản lý các tiêu chuẩn đáp ứng các tiêu chí xanh, 2 bên có thể tương tác với
nhau;
(ii) Quản lý nguồn vốn theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, trên phần mềm có nhiều công cụ khác đề quản lý theo quy trình và có
thể cập nhật theo tình hình thực hiện thực tế. Hiện tại NH Nam Á đang áp dụng
nguồn vốn TDX của Quỹ GCPF; của NHNN thì chưa có vì vậy việc thực hiện chế độ
báo cáo với NHNN, Nam Á cũng sẽ lấy các chỉ số TDX của Quỹ GCPF để báo cáo về
TDX của NH trên hệ thống báo cáo.

3. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG XANH

Với việc hình thành đội ngũ cán bộ hỗ trợ thực hiện TDX, các đội ngũ đầu mối của
trụ sở NH Nam Á sẽ chiụ trách nhiệm đi đến các khu vực để đào tạo mở rộng thị
trường với sự kết hợp nhiều sản phẩm chứ không theo chuyên đề riêng để cùng
đi phổ biến đến các chuyên viên khách hàng từng khu vực theo cách hiểu hiện
nay của mình. Lộ trình thực hiện sẽ theo đúng hợp đồng tư vấn của Quỹ GCPF;
sau đó NH sẽ hoàn thiện đầy đủ và đưa vào cẩm nang. Các đội chuyên biệt theo
đúng chủ trương của HĐQT và tổng giám đốc NH và Quỹ chủ động triển khai thực
hiện liên tục với 2 đơn vị tư vấn. Để quản trị rủi ro, NH đã cử 1 đội tín dụng để
tham gia cùng. Với bộ hướng dẫn của riêng mình, NH tập trung cho 2 lĩnh vực;
5
https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/ngan-hang-xanh-tin-dung-xanh-chang-duong-
con-gian-nan-248572.html

120
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

(i) Tiêu dùng cá nhân là định hướng mang tính rộng khắp, VN có thuận lợi hơn các
nước khác là có các sản phẩm TDX thường có dán nhãn kiệm năng lượng (đây
là lợi thế ở VN khi triển khai TDX), qua đó NH tận dụng lợi thế này và cũng
được Quỹ GCPF tư vấn hướng đến phân khúc này;
(ii) Đồng thời, cùng với sự bùng nổ của phát triển năng lượng mặt trời cũng như
xã hội hóa của chính phủ trong thực hiện điện khí hóa năng lượng mặt trời của
chính phủ… đây cũng là phân khúc NH hướng đến và có kết quả như Nam Á
hiện đang làm. Trong thời gian tới, trên nền tảng kỹ thuật đó, NH cũng sẽ phát
triển các sản phẩm khác cũng đang theo xu hướng xanh.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc khối doanh nghiệp, Tổ trưởng triển
khai Tín dụng xanh, NH Nam Á cũng đã đưa ra các quy định thực hiện cho doanh
nghiệp và cá nhân vì TDX đối với 2 đối tượng là rất khác nhau và có nhấn mạnh
các điểm chính như thế nào là đáp ứng tiêu chuẩn xanh vì GCPF cũng có phân loại
như vậy, cộng với định nghĩa về TDX của GCPF cũng khác. So với nước ngoài, họ
xác định định lượng chứ không định tính. Với họ yếu tố xanh phải tiết kiện được
20% khí thải và 20% năng lượng thì mới gọi là xanh. Khi xây dựng các sản phẩm/
chương trình cụ thể thì phải định lượng được các giá trị này. NH Nam Á cũng đang
xây dựng các tiêu chí này và vận hành theo nhu cầu thị trường để từng bước phát
triển và xác định các phân khúc TDX trên thị trường; tuy nhiên về lâu dài các vấn
đề này phải được chuẩn mực trong 2 năm tới và nằm trong lộ trình thực hiện
và có kế hoạch hành động định hướng cho 2 năm tới để xác định tất cả các lĩnh
vực ngành nghề tại VN phải có chuẩn mực xanh. Theo đó, NH Nam Á sẽ cấp TDX
trung và dài hạn cho các dự án thúc đẩy giảm khí thải CO2 và các dự án tiết kiệm
20% nhu cầu năng lượng.
NH Nam Á tốn rất nhiều thời gian và công sức thực hiện truyền thông, thuyết
phục và giải thích cho khách hàng chấp nhận TDX của mình bởi nhận thức của
khách hàng VN về TDX rất hạn hẹp. Khi khách hàng sử dụng các sản phẩm liên
quan đến TDX, điều này có nghĩa họ đang gián tiếp đóng góp cho môi trường, xã
hội và tham gia phát triển kinh tế và NH bền vững… Đối với hệ khách hàng chung
của VN, nhận định về TDX của VN không lớn, nhưng đối với khách hàng của NH
Nam Á thì cũng có những phân khúc mà đơn vị hướng đến trùng với phân khúc
TDX; ví dụ như phân khúc năng lượng mặt trời – là một trong những phân khúc
được thực hiện theo chủ trương của chính phủ, cũng như của thị trường hiện
đang bùng nổ phát triển. Với việc thực hiện chính sách TDX của mình, hệ khách
hàng của NH Nam Á có thể tiếp nhận nguồn vốn vay; mọi hoạt động có liên quan
được triển khai thuận lợi, dẫn đến vượt tiến độ thực hiện giải ngân mà Quỹ GCPF
đặt ra đối với Nam Á. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, NH cấp TDX cho các

121
Hội thảo khoa học Quốc gia

mục đích đầu tư máy móc, thiết bị; bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh các sản phẩm, thiết bị thân thiện với môi trường hoặc cung cấp
vốn đầu tư đối với các dự án năng lượng mặt trời. Trong khi đó, với khách hàng
cá nhân, NH Nam Á cho vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng, vay đầu tư, vay xây dựng
– sửa chữa nhà… miễn là các nhu cầu này không gây tác động đến môi trường.
Chẳng hạn như việc cấp TDX cho nhu cầu vay mua ô tô, dòng xe mua phải đáp
ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên, hoặc với chính sách cho vay phát triển nông
nghiệp nông thôn, NH Nam Á cấp TDX cho các mục đích mua sắm thiết bị sản xuất
ngành nông nghiệp để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và
không gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, với phương châm kinh doanh gắn liền với các hoạt động cộng đồng, năm
2019 NH Nam Á triển khai dự án “Tôi chọn sống xanh” hướng đến mục tiêu bảo
vệ môi trường. Theo đó, NH Nam Á sẽ cấp TDX trung và dài hạn cho các dự án
thúc đẩy giảm khí thải CO2 và các dự án tiết kiệm 20% nhu cầu năng lượng, với
mức lãi suất ưu đãi dành cho chương trình này khoảng 5-6% năm. Đây là dự án
cộng đồng lớn của NH Nam Á trong năm 2019 nhằm tác động đến nhận thức của
người dân về xu hướng lựa chọn sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng… Trong chiến
lược kinh doanh, NH Nam Á luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đặc
biệt, chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính sách ưu đãi lãi suất gói vay
TDX lên đến 7% chính là hành động thiết thực nhằm thực hiện tăng trưởng xanh
trong thời kỳ hội nhập. Với chương trình TDX, Quỹ GCPF và NH Nam Á sẽ đồng
hành cùng khách hàng trong các mục tiêu tài chính, cũng như chung tay bảo vệ
môi trường (Bà Maud Savary Mornet, Giám đốc GCPF Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương chia sẻ).
NH Nam Á đã ký hợp đồng với Quỹ GCPF theo nhiều giai đoạn khác nhau, hiện
NH Nam Á đã hoàn thành sớm giai đoạn 1; đến đầu năm 2020 NH sẽ đóng giai
đoạn 1 và chuyển sang thực hiện giai đoạn 2. Hiện tại Nam Á có hơn 400 danh
mục khách hàng sử dụng sản phẩm, dư nợ lên đến 120 tỷ. Nam Á được xem là 1
trong số các NH thực hiện TDX theo chuẩn quốc tế IFC, IPC, ESMS, PRA của các
đơn vị cung ứng quốc tế.

4. HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG XANH

Trong kế hoạch hành động của Chính phủ, các tổ chức tín dụng được xem là
những mắt xích quan trọng. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng chú trọng đến
yếu tố “xanh” nhiều hơn trong hoạt động cấp tín dụng. Thống kê của NHNN cho
thấy, hiện có khoảng 24% dự án xanh được NH xây dựng quy trình thẩm định tín

122
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

dụng, 17 tổ chức tín dụng đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và
xã hội trong các quy định nội bộ. Thậm chí một số NH đã gắn tín dụng “xanh” vào
các chiến lược marketing và định hướng phát triển của mình.
TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho biết, việc đẩy mạnh phát
triển TDX đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện, song nguồn vốn để phát
triển loại hình tín dụng này chủ yếu đến từ vốn chính sách hỗ trợ cho các dự án
về môi trường, dự án nông nghiệp có hiệu quả cao... Bởi vậy, để có thể đẩy mạnh
phát triển TDX, các NH Việt Nam cũng cần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Điểm
hấp dẫn nhất của TDX là lãi suất thấp và thường ổn định trong suốt thời gian vay6.
Theo báo cáo của NHNN, dòng vốn TDX chủ yếu tập trung vào các dự án như sử
dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, rác thải, khí thải, tiết kiệm năng lượng,
thủy điện… Thực tế hiện nay, nhu cầu về vốn cho các dự án này đang ngày càng
tăng, trong bối cảnh trong nước và quốc tế đều khuyến khích xu hướng đầu tư
cho dự án bảo vệ môi trường (BVMT), biến đổi khí hậu (BĐKH). Các chuyên gia
cũng đánh giá, hiện tỷ lệ TDX chỉ chiếm 1,6 - 1,7% tổng dư nợ tín dụng đối với
nền kinh tế, đây là con số thấp so với nhu cầu thực hiện các mục tiêu tăng trưởng
xanh và ứng phó với BĐKH. Nguyên nhân là do việc tiếp cận gói TDX của các
doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại. Các NH thường chú trọng những
sản phẩm cho vay thương mại thông thường do dự án TDX có quy mô nguồn vốn
lớn, thời gian đầu tư dài và rủi ro cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi đầu tư vào
lĩnh vực mới, việc thực hiện thủ tục thẩm định thế chấp mất nhiều thời gian và chi
phí. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính cho TDX tại các NH phần lớn vẫn dựa vào
chương trình/dự án có nguồn vốn tài trợ quốc tế… Hiện nay, nguồn tài chính cho
TDX chủ yếu là từ Quỹ ủy thác TDX (GCTF). Quỹ là sáng kiến của Chính phủ Thụy
Sỹ dành cho một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quỹ sẽ hỗ trợ
tài chính cho DN vừa và nhỏ ở Việt Nam, chủ yếu là các dự án thay đổi công nghệ
theo hướng thân thiện môi trường. Cơ chế hỗ trợ của Quỹ gồm 2 hình thức song
song: Bảo lãnh 50% vốn vay tín dụng đổi mới công nghệ tại ngân hàng thương
mại; trả thưởng 15% hoặc 25% tổng giải ngân tín dụng khi tác động môi trường
sau dự án đầu tư được đánh giá đạt mức yêu cầu.7
Theo phân tích của ông Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia kinh tế cao cấp của GIZ
(Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức), trên thế giới có nhiều quỹ tài trợ cho các dự án
xanh, chẳng hạn: “Quỹ khí hậu xanh” quy mô không nhỏ, danh mục quỹ này có

6
https://baodautu.vn/ngan-hang-day-manh-tin-dung-xanh-d93536.html
7
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=T%C4%83ngc%C6%0%E1%BB
%9Dng-tri%E1%BB%83n-khai-c%C3%A1c--ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-
t%C3%ADn-d%E1%BB%A5ng-xanh-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam-47687

123
Hội thảo khoa học Quốc gia

3 loại. Loại thứ nhất là “quỹ tài chính khí hậu xanh” gồm 13 – 14 quỹ, trong đó có
quỹ lớn nhất là “Quỹ Khí hậu Xanh – GCF”8. Họ đề nghị đến 2020 đặt mục tiêu huy
động 100 tỷ USD, hiện tại đã có 13 – 14 tỷ USD tiền mặt, nhu cầu giải ngân của
họ rất cấp bách. Đây là nguồn lực rất lớn và Việt Nam đã có 2 dự án hưởng lợi
từ kênh vốn này. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là Việt Nam chưa có một cơ quan
độc lập để tự mình trình dự án xanh lên GCF. Ngoài ra, còn hơn 10 quỹ khác, quy
mô ước 10 – 12 tỷ USD; hiện nay đã có một số dự án nhỏ được vay ở các quỹ này.
Loại thứ hai là quỹ của các định chế tài chính, huy động nhiều nguồn, trong đó
một kênh đầu vào rất lớn là “trái phiếu xanh”. 10 năm qua, thị trường “trái phiếu
xanh” đạt tốc độ tăng trưởng 30% – 50%/năm. Các NH, định chế tài chính phát
hành nhiều “trái phiếu xanh”, lãi suất thấp (0,65%/năm), kỳ hạn dài; nếu Việt Nam
tiếp cận được nguồn vốn này cho các dự án xanh thì mức lãi suất phải trả cũng
chỉ 1,6%/năm. Loại thứ ba là các quỹ tài chính khí hậu xanh tư nhân, rất nhiều ở
Mỹ và châu Âu, hình thức đầu tư vốn linh hoạt và chỉ chuyên vào lĩnh vực xanh và
khí hậu. Hiện tại, họ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và đã tiếp cận với một
số dự án xanh của BIDV và Vietcombank. Hiện tại, các quỹ này có kế hoạch dành
2 tỷ USD “đầu tư thăm dò” tại Việt Nam. Đây là 3 nguồn vốn lớn, dài hạn, tương
đối hợp lý về lãi suất để tài trợ cho các dự án xanh; đặc biệt là trong bối cảnh vốn
ODA đang khép dần9.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc khối doanh nghiệp, Tổ
trưởng triển khai TDX, các nguồn vốn của chính phủ đối với lĩnh vực xanh như thế
này cũng chưa phổ biến, ngoài Quỹ GCPF. Nếu VN có những nguồn vốn như thế
này thì NH Nam Á sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực quốc tế để mở rộng mạng
lưới và số khách hàng sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ khác
của NHNN cụ thể về TDX cũng chưa có, hành lang pháp lý chưa có, ưu đãi chưa
có, nên không thể sử dụng rộng khắp, thêm nữa nguồn vốn cũng không phải dồi
dào; từ nhiều nguyên nhân đó dẫn đến Nam Á gặp nhiều khó khăn trong triển
khai thực hiện mở rộng phạm vi.
Đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN (theo ông Nguyễn Quốc Hùng,
Vụ trưởng) cũng thông tin, dư nợ TDX đang tăng nhanh. Cụ thể, nếu như quý
IV/2017 dư nợ TDX chỉ đạt 180.121 tỷ đồng, thì quý I/2018 đã ở mức 188.270 tỷ
đồng, quý II năm nay là 188.132 tỷ đồng. Đặc biệt, dư nợ TDX đã tăng mạnh trong
quý III/2018, đạt 235.717 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc đầu tư vào
lĩnh vực xanh cũng gặp nhiều khó khăn vì đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí
đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao...
8
Theo quyết định của 195 nguyên thủ quốc gia.
9
https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-xanh-bac-thang-len-troi-tim-
von-20180504224215768.htm

124
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

Tỷ trọng “Tín dụng xanh” so với quy mô tín dụng toàn hệ thống.
Nguồn: Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, TDX là hướng đi tất yếu
của ngành tài chính toàn cầu; Đây cũng là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy phát triển bền vững và hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của
Việt Nam, NH Nam Á được Quỹ GCPF triển khai hỗ trợ về vốn, kỹ thuật thực hiện
TDX, NHX và nâng tầm hiểu biết trong lĩnh vực để NH thực hiện không chỉ cho vay
xanh mà còn là NH xanh. Quỹ GCPF kỳ vọng NH Nam Á – đơn vị được đánh giá là
đơn vị tốt nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về TDX sẽ triển khai và áp
dụng đúng các chuẩn mực của Quỹ đưa ra trong năm đầu tiên. Trong quá trình
triển khai, NH Nam Á đã chủ động trao đổi với Quỹ để có đề xuất điều chỉnh các
quy chuẩn thực hiện cho phù hợp với VN hơn và can kết tiếp tục xây dựng hoàn
thiện các chuẩn. Trong vài tháng thực hiện, ông Lê Văn Quảng - Phó tổng giám
đốc NH Nam Á cho biết: Trong các con số tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018,
lĩnh vực “xanh” lại dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng lên đến 30%, cao hơn các lĩnh
vực ưu tiên khác như nông nghiệp nông thôn (15,5%), doanh nghiệp SME (13,5%),
hay xuất khẩu (3,5%). Điều này cho thấy, dòng vốn từ NH chảy vào các dự án xanh
ngày càng nhiều hơn. Với NH Nam Á, nguồn vốn chỉ là vấn đề hợp thức hóa của
tổ chức. NH Nam Á có thuận lợi trên cơ sở trao đổi để Quỹ GCPF hỗ trợ cho NH
Nam Á không chỉ là 5 triệu USD mà có thể còn nhiều hơn để thực hiện theo tốc độ
triển khai của NH. Nguồn vốn nhiều chừng nào thì NH Nam Á càng có thể triển
khai rộng khắp TDX chừng đó. Theo ông Lê Quang Quảng - Phó tổng giám đốc NH
Nam Á , chiến lược thực hiện của HĐQT và ban giám đốc NH Nam Á hướng đến
phát triển NH Nam Á trên nền tảng đa dạng hóa nguồn vốn. Ngoài Quỹ GCPF, NH
đã tiếp cận với các đối tác hỗ trợ khác của 2 quỹ tại Mỹ, tại Canada, Malaysia, Hong
Kong…để đa dạng hóa các quan hệ hợp tác để đa dạng hóa nguồn vốn mà không

125
Hội thảo khoa học Quốc gia

bị phụ thuộc vào bất cứ nguồn vốn nào. Trên cơ sở đó, NH nâng cao được tính
minh bạch trong thực hiện. Khi các hợp tác càng nhiều, từ quan hệ hợp tác, từ
con người, công nghệ, kỹ thuật…NH hướng đến đích đảm bảo tính ổn định, tính
bền vững trong phát triển. TDX mới chỉ là bước khỏi đầu của chiến lược. Tùy theo
năng lực nguồn vốn có được trong từng thời kỳ, NH Nam Á sẽ xây dựng những
đối sách/giải pháp linh hoạt và phù hợp chứ không quá phụ thuộc vào nguồn vốn
nào và hướng đến sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất vì tất cả đều là đồng ngoại
tệ chứ không phải nội tệ, vì vậy phải tính toán, cân nhắc và đa dạng hóa. Còn lãi
xuất huy động, nguồn thì rất nhiều nhưng lãi xuất như thế nào và điều kiện như
thế nào để NH lựa chọn và chấp nhận đối tác. Lãi xuất ban đầu của Quỹ GCPF đối
với NH Nam Á là tương đối cao, tuy nhiên về lâu dài thì sẽ có những vấn đề khác
nữa tác động đến để không phải lúc nào cũng xét đến tính lợi nhuận cao.

5. CHIẾN LƯỢC HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG XANH


Theo SOGESID (2012) NHX là NH hoạt động như một NH truyền thống và cung
cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời thực thi các
chương trình giúp ích cho cộng đồng và môi trường. Những NHX không phải là
một doanh nghiệp hoạt động thuần túy vì trách nhiệm xã hội (CSR), cũng không
hoàn toàn là doanh nghiệp thuần túy vì lợi nhuận; chúng là sự kết hợp mới đảm
bảo sự hài hòa và bền vững về cả kinh tế - môi trường - xã hội10. NHX bao gồm các
hoạt động NH trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi
chi nhánh của NH (theo Bahl, 2012). Trong nghiên cứu của Millat và các cộng sự
(2013), NHX có thể tiếp cận theo hai hướng, bao gồm: (1) tập trung xanh hóa hoạt
động nội bộ của NH và (2) tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, chú
trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình thẩm định cho vay. Nghiên cứu
năm 2014 của Singal và Arya cho rằng NHX nghiêng về hoạt động kinh tế xã hội
và chú trọng yếu tố môi trường thông qua giảm lượng cacboncả trong và ngoài
NH. Cụ thể, NH giảm lượng cacbontrong NH bằng cách thực hiện các hoạt động
trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư
điện tử… nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm,
máy điều hòa… Đối với mục tiêu giảm lượng khí thải ngoài NH, các NH thực hiện
TDX hay là tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm,
ưu tiên đối với những ngành công nghiệp xanh. Như vậy, NHX cũng giống các
NH khác nhưng có cân nhắc đến yếu tố môi trường, xã hội thông qua việc giảm
thiểu lượng cacbontheo hướng khuyến khích hoạt động TDX và xanh hóa các
hoạt động điều hành tổ chức công việc của NH11.

10
Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở VN theo thông lệ quốc tế. PGS.TS. Trần Thị
Thanh Tú
11
https://gec.edu.vn/tong-hop/thuc-trang-hoat-dong-ngan-hang-xanh-tai-viet-nam.html

126
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

Sau khi NHNN phê duyệt Đề án “Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” (Quyết
định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8 của Thống đốc NHNN Việt Nam), với mục tiêu
chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo và truyền thông; nghiên cứu triển khai một
số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế (kết hợp với biện pháp hành chính)
nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành
tựu khoa học công nghệ 4.0 để xanh hóa hoạt động NH12. Con số được nêu rõ:
đến năm 2025, sẽ có 60% NH tiếp cận được nguồn vốn “xanh”13. Đối với các tổ
chức tín dụng, Đề án yêu cầu tập trung xây dựng khung chiến lược về NHX tùy
thuộc vào định hướng kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm và khách
hàng mục tiêu, cùng năng lực và thế mạnh của mình; xây dựng khung chiến lược
và lộ trình hướng tới phát triển NHX theo cấp độ phù hợp trên cơ sở tham chiếu 5
cấp độ. Đồng thời, xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã
hội một cách toàn diện; thực hiện theo hướng dẫn về đánh giá rủi ro môi trường
và xã hội, kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro
tín dụng của ngân hàng; Nghiên cứu thành lập đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm
về việc triển khai quản lý rủi ro môi trường và xã hội và quản lý, giám sát việc triển
khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng; xây dựng chính sách cho vay
cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, năng
lượng tái tạo, dệt may, theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần việc cho vay
đối với các hoạt động gây hại môi trường. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ
Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, toàn ngành
NH đã có 19 tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược hoàn chỉnh đối với chính sách
phát triển, tăng trưởng TDX, 13 tổ chức tín dụng đã đưa ra được quy trình thẩm
định tài trợ và cấp vốn đối với các dự án phát triển bền vững thuộc 10 lĩnh vực của
nền kinh tế.
Thống kê của NHNN cho thấy, mới có khoảng 24% dự án xanh được các NH xây
dựng quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ yếu được thực hiện tại một số
hội sở chính và chi nhánh của các ngân hàng như Sacombank, BIDV, VietinBank,
Vietcombank, Agribank, SHB, ACB, Viet A Bank, OCB, Kien Long Bank, PVCombank,
HSBC… Bên cạnh đó, có 26% số NH xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi
ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các NH được
cấp phép hoạt động dưới hình thức NH 100% vốn sở hữu nước ngoài như HSBC,
Standard Chartered... Một số ngân hàng cổ phần trong nước như Sacombank,
Techcombank, VietinBank đã xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi ro môi

12
https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/phe-duyet-de-an-phat-trien-
ngan-hang-xanh-tai-viet-nam-8094.html
13
http://thoibaonganhang.vn

127
Hội thảo khoa học Quốc gia

trường và xã hội bằng văn bản14. Một số NH còn triển khai các chương trình
chuyên biệt về NHX như ngân hàng Bưu điện Liên Việt, ngân hàng Sacombank,
HD bank, Techcombank…
PGS-TS. Trần Thị Thanh Tú cho biết NHX được hiểu là một NH xây dựng được
chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện ở việc cung cấp dịch vụ NH thỏa mãn
các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội. Theo mô hình NHX
của Kaeufer đưa ra năm 2010 có 5 cấp độ: Cấp 1, tài trợ cho các sự kiện “xanh”
và tham gia các hoạt động cộng đồng; Cấp 2, phát triển thêm các sản phẩm, dịch
vụ xanh riêng biệt; Cấp 3, hoạt động kinh doanh “xanh” có hệ thống; Cấp 4, sáng
kiến cân bằng hệ sinh thái tầm chiến lược; và Cấp 5, sáng kiến cân bằng hệ sinh
thái chủ động. Với thực trạng hiện nay, NHX Việt Nam đang ở giữa cấp độ 2 và 3.
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú đứng đầu
(năm 2015) cho thấy việc thực hiện NHX ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chủ
yếu là về;
(i) Năng lực nhân viên NH khi tham gia đánh giá rủi ro về môi trường xã hội. Nhu
cầu của khách hàng đối với TDX còn ít, chưa có hướng dẫn chi tiết về quy trình
thẩm định TDX. Điều này cho thấy các NHTMVN chưa thực sự sẵn sàng cung
cấp các dịch vụ NHX, mặc dù họ đã nhận thức được vai trò của NHX, do đòi
hỏi về năng lực nhân viên NH trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, TDX là còn
thấp;
(ii) Nhu cầu từ phía khách hàng của NH, là những người vay vốn. Do bản thân
các dự án đầu tư vào ngành sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường đòi hỏi
chi phí đầu tư cao và thời gian thu hồi vốn dài, do vậy, các doanh nghiệp cũng
chưa thấy “mặn mà” lắm với các khoản vay có các cam kết hay điều kiện về đảm
bảo môi trường;
(iii) Về phía cơ quan quản lý nhà nước, người được hỏi cũng cho rằng việc chưa có
đầy đủ các văn bản hướng dẫn về thủ tục cho vay, chính sách cho vay gắn với
TDX cũng là nguyên nhân chưa thực sự khuyến khích các NHTM cung cấp các
dịch vụ TDX.
Bên cạnh đó, nếu so với thông lệ quốc tế, mức độ thực hiện NHX của các NHTMVN
mới đang chỉ ở mức trung bình, trong thang đo 5 cấp độ NHX của Kaeufer (2010).
Nghĩa là các NHTMVN mới cung cấp các dịch vụ NHX còn ở mức độ đơn giản - tiết
kiệm tài nguyên như internet banking, mobile banking, hay các dịch vụ chuyển
tiền, ATM… Một số NH đã bước đầu thực hiện các chiến lược trụ sở ngân hàng
14
https://vnexpress.net/kinh-doanh/ngan-hang-nhap-cuoc-dua-tin-dung-xanh-3856713.
html

128
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

xanh - green office, như Sacombank, LienVietPostBank, nhằm tiết kiệm tối đa các
nguồn tài nguyên điện, giấy, sử dụng vật liệu xanh khi xây dựng trụ sở. Một số
NH đã nhận thức và tham gia tích cực vào các hoạt động tài trợ liên quan đến môi
trường, song chưa được thực hiện một cách bài bản và có chiến lược dài hạn. Một
số NH đã cung cấp các dịch vụ tín dụng gắn với các điều kiện thẩm định tín dụng
đảm bảo các cam kết về môi trường. Song, hầu hết các khoản TDX này đều gắn
với nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, các NH tham gia dự án
buộc khách hàng phải tuân thủ các cam kết về môi trường mới được vay vốn, mà
không phải được xây dựng một cách chủ động của các NH. Tại thời điển nghiên
cứu, kết quả khảo sát cũng cho thấy rất ít các NHTMVN xây dựng được chiến lược
NHX và đạt được cấp độ 4 và 5.
Hiện NHNN đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện TDX, NHX nhưng
các quy định vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Hoạt động NHX còn ít
NH triển khai và chưa có NH nào định hướng theo mô hình NHX. Nguyên nhân là
do các NH cho rằng sẽ mất đi lượng lớn lợi nhuận do việc thẩm định tín dụng sẽ
bị siết chặt hơn khi xét đến yếu tố môi trường xã hội. Các sản phẩm dịch vụ NHX
tại Việt Nam còn chưa cụ thể và chưa được thực hiện thường xuyên. Những sản
phẩm đã được triển khai mới chỉ dừng lại ở mức độ là các chương trình ngắn hạn
để thể hiện trách nhiệm xã hội của NH. (gec.edu.vn);
Về phía NH Nam Á, lại có nhiều thuận lợi khi triển khai thực hiện TDX và từng bước
hình thành NHX ở các điểm:
1. HĐQT và tổng giám đốc NH Nam Á có chủ trương phát triển TDX; vì vậy tổng
giám đốc NH Nam Á đã có những chỉ đạo chủ trương đường lối thực hiện để
các lãnh đạo phòng ban tin tưởng đi theo để phát triển lĩnh vực bền vững trong
tương lai: Thành lập Ban chỉ đạo đề án TDX. Để quản trị rủi ro, NH đã cử 1 đội tín
dụng để tham gia cùng.
2. Chủ động trong nguồn vốn. Vốn điều lệ của NH Nam Á là 5.000 tỷ đồng. Trong
đó, phát hành trên 53,65 triệu cổ phần để trả cổ tức; chào bán hơn 110,99 triệu cổ
phần (chào bán cho cổ đông hiện hữu trên 43,9 triệu cổ phần; chào bán cổ phiếu
riêng lẻ trên 50,3 triệu cổ phần; phát hành trên 16,7 triệu cổ phần theo chương
trình lựa chọn cho người lao động NamABank). Nguồn vốn thu được từ phát hành
cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhằm mục đích: mua sắm tài sản cố định, công cụ
lao động, xây dựng cơ sở vật chất các đơn vị kinh doanh hiện tại và tương lai; cải
tiến, hoàn thiện thương hiệu; bổ sung nguồn vốn cấp tín dụng.
Được Quỹ GCPF hỗ trợ vốn triển khai chương trình TDX tại Việt Nam, kỹ thuật
chuyên môn và nâng tầm hiểu biết trong lĩnh vực NHX; hiện NH Nam Á đang

129
Hội thảo khoa học Quốc gia

tiếp tục xây dựng hoàn thiện các chuẩn mực cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam
nhưng vẫn đảm bảo chuẩn quốc tế.
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn mà không bị phụ thuộc vào bất cứ nguồn vốn
nào nằm trong Chiến lược phát triển, nâng cao được tính minh bạch trong thực
hiện của HĐQT và ban giám đốc NH Nam Á. Đích hướng đến là đảm bảo tính ổn
định, tính bền vững trong phát triển.
3. Ban ứng dụng TDX của các phòng ban chức năng đã nhận thức đầy đủ về TDX
dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế. Hiện Nam Á đang có các đội chuyên
biệt có mục tiêu triển khai về TDX, EMS và có liên quan đến rủi ro nên NH sẽ xây
dựng dựng chính sách về EMS cho toàn bộ NH, các chính sách này cũng là bộ
chuẩn của Quỹ GCPF và chuẩn quốc tế. 90-95% các NH ở Châu Âu đã sử dụng bộ
chuẩn của Quỹ và của EMS. Xu hướng của VN cũng sẽ như vậy.
Với các đội chuyên biệt được chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế có liên quan đến
TDX và NHX, NH sẽ đảm bảo đạt chuẩn để nâng cao tính minh bạch để công tác
quản trị rủi ro nên sau này tất cả sẽ được chuẩn hóa và chuyên nghiệp; Căn cứ
vào các chuẩn này, NH sẽ từ từ lồng ghép vào tất cả các sản phẩm và hướng tới
NHX. Lộ trình thực hiện sẽ theo đúng hợp đồng tư vấn của Quỹ GCPF; sau đó NH
sẽ hoàn thiện đầy đủ và đưa vào cẩm nang. Các đội chuyên biệt theo đúng chủ
trương của HĐQT và tổng giám đốc NH và Quỹ GCPF chủ động triển khai thực
hiện liên tục với 2 đơn vị tư vấn (là IPC – công ty chuyên tư vấn dự án xanh dựa
trên nền tảng chuẩn của IFC và PRA - Hong Kong chuyên tư vấn về EMS, tư vấn
thực hiện chuẩn mực TDX và chuẩn mực về EMS theo chuẩn quốc tế của IFC). Để
quản trị rủi ro, NH đã cử 1 đội tín dụng để tham gia cùng. Trong 2 năm tới, với kế
hoạch hành động cụ thể các đội chuyên biệt của NH cùng với 2 đơn vị tư vấn tiếp
tục nghiên cứu để các sản phẩm có thể đi vào đời sống thực sự ở góc độ những
người bán hàng và người phục vụ khách hàng trực tiếp đi vào thị trường. Với kế
hoạch hành động cụ thể, Nam Á sẽ tiếp tục nghiên cứu từ thị trường đến sản
phẩm và sản phẩm đó sẽ xâm nhập thị trường như thế nào….
4. Hướng tiếp cận để phát triển NHX của NH Nam Á chính là tài trợ cho các dự án
thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình
thẩm định cho vay; cung cấp các dịch vụ NHX, thân thiện với môi trường với các
gói lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường trên cơ sở thực hiện phát triển các dịch vụ
trực tuyến nhằm cắt giảm được lượng giấy, năng lượng và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác trong quá trình sử dụng; sử dụng các tài khoản kiểm tra xanh
theo hướng cung cấp, khuyến khích khách hàng sử dụng bằng cách đưa ra các
mức lãi suất hấp dẫn hoặc miễn (giảm) phí sử dụng; áp dụng các khoản vay xanh

130
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

với lãi suất thấp nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm thân
thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện
xanh hóa nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng (15-25%), giảm rác thải tiêu thụ
và ô nhiễm môi trường, cắt giảm chi phí hoạt động…. Đây chính là những lợi thế
khi các TCTD, NH thực hiện phát triển NHX. Và khi NH tăng cường quản lí rủi ro
môi trường trong hoạt động cho vay sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch hơn. Chính vì vậy, ban lãnh đạo NH Nam
Á đã cử 1 đội tín dụng tham gia cùng để quản trị rủi ro cho các hoạt động TDX.
NH tập trung cho 2 lĩnh vực;
(i) Tiêu dùng cá nhân;
(ii) Thực hiện điện khí hóa năng lượng mặt trời …
Đây cũng là phân khúc NH hướng đến và có kết quả như Nam Á hiện đang làm.
Tận dụng lợi thế khi triển khai TDX và cũng được Quỹ GCPF tư vấn hướng đến
phân khúc chính của mình, NH cũng sẽ phát triển các sản phẩm khác cũng đang
theo xu hướng xanh. Năm 2019, trên cơ sở ký hợp tác với Quỹ GCPF, NH Nam Á
triển khai dự án “Tôi chọn sống xanh” hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường,
thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất TDX trong thời gian được tài trợ vốn. Theo đó,
NH Nam Á sẽ cấp TDX trung và dài hạn cho các dự án thúc đẩy giảm khí thải CO2
và các dự án tiết kiệm 20% nhu cầu năng lượng, với mức lãi suất ưu đãi dành cho
chương trình này khoảng 5-6% năm. Đây là dự án cộng đồng lớn của NH Nam Á
trong năm 2019 nhằm tác động đến nhận thức của người dân về xu hướng lựa
chọn sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghệ, thiết bị thân thiện
với môi trường; tiết kiệm năng lượng… Trong chiến lược kinh doanh, NH Nam Á
luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt, chú trọng công tác bảo
vệ môi trường. Chính sách ưu đãi lãi suất gói vay TDX lên đến 7% chính là hành
động thiết thực nhằm thực hiện tăng trưởng xanh trong thời kỳ hội nhập. Hiện tại
Nam Á có hơn 400 danh mục khách hàng sử dụng sản phẩm, dư nợ lên đến 120
tỷ. Nam Á được xem là 1 trong số các NH thực hiện TDX theo chuẩn quốc tế IFC,
IPC, ESMS, PRA của các đơn vị cung ứng quốc tế.
Hội tụ đủ các yếu tố về nhân lực, phân khúc thị trường TDX và có bộ hướng dẫn
thực hiện chính sách TDX chuẩn quốc tế…, hiện NH Nam Á đang đạt cấp độ 3 để
tiến tới NHX, đó là;

(i) Thành lập Ban chiến lược;


(ii) Từng bước Xây dựng chiến lược phát triển xanh; tham gia vào phát triển hệ
sinh thái, đóng góp cho XH và cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh
của mình để đạt tới cấp độ cao nhất trong chiến lược phát triển NHX của mình.

131
Hội thảo khoa học Quốc gia

6. KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG
“XANH HÓA”
Trong nghiên cứu của Millat và các cộng sự (2013), NHX có thể tiếp cận theo hai
hướng, bao gồm: 
(i) Tập trung xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng;
(ii) Tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường
xã hội trong quá trình thẩm định cho vay… hướng tới các giải pháp hoạt động
trực tuyến, thân thiện môi trường, giảm thải ô nhiễm, ưu tiên đối với những
ngành công nghiệp xanh… Với hệ thống tài chính ngân hàng, vai trò cung ứng
vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, sẽ tạo ra những tác động gián tiếp đến
môi trường. Khi NH tăng cường quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động
cho vay sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất
theo hướng sạch hơn. Khi đó, hoạt động NHX sẽ góp phần thúc đẩy các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh thân thiện môi trường, hỗ trợ cộng đồng; bên
cạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi về mức lãi suất, triển khai các dịch
vụ trên nền công nghệ như internet banking, SMS banking… giúp khách hàng
tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế được rủi ro trong quá trình sử dụng tiền
mặt (gec.edu.vn). Đây chính là hướng đi của nhiều NH nói chung và NH Nam
Á nói riêng trong bối cảnh phát triển CMCN 4.0 và thực hiện xanh hóa NH.
NH Nam Á là một ví dụ điển hình trong tổng số ít NH (có khoảng 17 NH đạt
chuẩn) đang thực hiện theo nguyên tắc để khẳng định năng lực và vị thế của
NH chuẩn quốc tế. Những bước đi của NH Nam Á có thể góp phần và có ảnh
hưởng nhất định trong việc xây dựng và hình thành quy tắc cho hệ thống NHX
nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các TCTD thực hiện xanh hóa; đặc
biệt là trong thực hiện chính sách lãi suất và xây dựng quy chế đánh giá quản
lý rủi ro môi trường - xã hội trong việc cấp TDX. Cụ thể:
- Thực hiện áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất trong thời gian được tài trợ vốn
đối với khách hành sử dụng TDX trong phân khúc sản phẩm của mình. Về cơ bản,
các sản phẩm đã được triển khai mới của nhiều NH chỉ dừng lại ở mức độ là các
chương trình ngắn hạn để thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng. Các sản
phẩm TDX trên thế giới như cho vay mua nhà xanh, cho vay mua xe xanh vẫn
chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên với NH Nam Á, xác định thực hiện
đa dạng hóa nguồn vốn mà không bị phụ thuộc vào bất cứ nguồn vốn nào nằm
trong chiến lược phát triển nguồn vốn ổn định trong trung hạn và dài hạn; Xác
định việc triển khai TDX với các gói cho vay ưu đãi dành cho các lĩnh vực “xanh”,
các hoạt động bảo vệ môi trường là một trong những chương trình trọng điểm và
là nền tảng trong chiến lược phát triển bền vững của NH như đã phân tích ở trên.

132
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

- Triển khai đồng bộ với các hoạt động TDX là xây dựng quy chế đánh giá quản lý
rủi ro môi trường - xã hội trong việc cấp TDX: xây dựng dựng chính sách về ESMS15
cho toàn bộ NH (theo chuẩn mực TDX và chuẩn mực về EMS của IFC); NH phải
đảm bảo có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội để thực hiện chính sách
quản lý của riêng mình trên cơ sở tiêu chuẩn IFC. Đây là điểm yếu của khá nhiều
NH Việt Nam. Theo Kết quả khảo sát về tình hình nhận thức của các NHTM Việt
Nam đối với quản lý rủi ro môi trường, xã hội (Nguồn: Trung tâm con người và
thiên nhiên, 2012), 80% NHTM không biết đến bất kì tài liệu hướng dẫn hay tiêu
chí nào về quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong ngành tài chính.
- Thành lập Nhóm chuyên trách ESMS để thực hiện tập huấn nhân sự trực tiếp
thực hiện việc đánh giá và tham gia vào quá trình thẩm định, tác động đến môi
trường và xã hội đối với khách hàng nhằm mở rộng phân khúc sản phẩm xanh
trên thị trường.
- Để khẳng định năng lực thực hiện và được cấp chứng nhận chuẩn quốc tế Basel
II16, năm 2019 NH Nam Á đã triển khai các hoạt động, chương trình nhằm nâng
cao năng lực quản trị rủi ro, phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ, đạt chuẩn
chứng nhận ISO10002:2018 về hệ thống quản lý chất lượng và sự hài lòng khách
hàng nâng cao chất lượng dịch vụ đem đến những trải nghiệm hoàn hảo. Nguyên
tắc rà soát, giám sát của Basel II là; các NH cần phải có một quy trình đánh giá
được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến
lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Điều này đã được BGĐ NH Nam Á xác
định rõ trong chiến lược. Điều quan trọng là NH phải có mức vốn tự có đáp ứng
theo chuẩn mực Basel II. Và một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong
hoạt động của NH khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giúp
NH hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn. Đây cũng là một
trong những yếu tố chính để NH nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo chuẩn mực
quốc tế, từ đó có cơ hội vươn xa, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế. Sự kiện
này tiếp tục khẳng định hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững của NH Nam Á,
đáp ứng nhiều quy định khắc khe về hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ theo
chuẩn quốc tế.

15
Hệ thống ESMS bao gồm: (i) Chính sách môi trường và xã hội; (ii) Quy trình thẩm định
tác động đến môi trường và xã hội; (iii) Bộ công cụ thẩm định tác động đến môi trường và
xã hội.
16
Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc
tế; Tạo lập và duy trì một "sân chơi" bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện
quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý
rủi ro…Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp NH đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao
hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn.

133
Hội thảo khoa học Quốc gia

Khi triển khai Basel II rộng rãi tại các NH, yêu cầu về vốn và thanh khoản cao lên
sẽ tác động đến chênh lệch lãi suất cho vay, hay nói cách khác làm cho chi phí
vốn tăng cao, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu
của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay
và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1,3%. Với hiện trạng NH nam Á hoàn toàn có
thể đáp ứng được. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Nam A Bank đạt lợi nhuận trước
thuế 574 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của NH đến
cuối tháng 9 tăng 17% so với đầu năm đạt 87.820 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách
hàng tăng 24% lên 63.025 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 20,6%
đạt 65.372 tỷ đồng.17
Hoạt động NHX sẽ góp phần nâng cao nhận thực của các chủ thể trong nền kinh
tế về các vấn đề môi trường, xã hội, thúc đẩy họ thực hiện các hoạt động kinh
doanh thân thiện môi trường, hỗ trợ cộng đồng. Điều quan trọng nhất đối với các
NH hiên nay chính là chính sách, các quy định chính thức hoặc hệ thống quản lý
rủi ro môi trường, xã hội. Và chỉ khi NH tăng cường quản lí rủi ro môi trường trong
hoạt động cho vay, các doanh nghiệp/TCTD mới có động lực cho nâng cao hiệu
quả sản xuất theo hướng sạch hơn. Các NH trong hệ thống không có chính sách,
các quy định chính thức hoặc hệ thống quản lý rủi ro môi trường, xã hội hoặc là
đầu tư rất ít nguồn lực để phát triển một hệ thống quản lý rủi ro thì cơ hội để hình
thành NHX là rất khó khăn. 
Như vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước, Chính phủ cần:
(i) Thiết kế một khung pháp lí chặt chẽ về trách nhiệm môi trường và xã hội của
hệ thống NH trong việc cấp phát tín dụng; Tiếp tục ban hành những quy định
hướng các NH quan tâm sản xuất với chính sách môi trường một cách đồng
nhất. Nhanh chóng ban hành hướng dẫn và bộ công cụ đánh giá rủi ro môi
trường, xã hội để các ngân hàng thương mại có thể áp dụng. Với hệ thống
quản lý này sẽ là cơ sở để các NHTM tham gia vào chiến lược tăng trưởng
xanh với tư cách là những NHX;
(ii) Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để các NH về nguồn vốn dài hạn để có thể
cung cấp các dịch vụ tài chính xanh cho dự án đầu tư. Thông qua đó, biến họ
thành người tiên phong, đi đầu, tạo động lực kích thích xây dựng NHX đối với
các NHTM khác.

17
http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/trien-khai-hiep-uoc-basel-ii-tai-viet-
nam%C2%A0va-mot-so-giai-phap-310778.html.
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-va-lo-trinh-cua-viec-ap-dung-
chuan-muc-basel-ii-tai-viet-nam-115479.html

134
Cơ hội và thách thức phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Hình thành hệ thống tài chính xanh –
Những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm.
[2] Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở VN theo thông lệ quốc tế, 2015. PGS.
TS. Trần Thị Thanh Tú và nhóm nghiên cứu.
[3] http://thoibaonganhang.vn
[4] https://baodautu.vn/tin-dung-xanh---mo-hinh-tang-truong-moi-cho-viet-
nam-d25721.html.
[5] https://baodautu.vn/ngan-hang-day-manh-tin-dung-xanh-d93536.html
[6] https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/ngan-hang-xanh-tin-dung-xanh-
chang-duong-con-gian-nan-248572.html
[7] http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=T%C4%83ng
c%C6%B0%E1%BB%9Dng-tri%E1%BB%83n-khai-c%C3%A1c--
ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-t%C3%ADn-d%E1%BB%A5ng-xanh-
%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam-47687
[8] https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-xanh-bac-thang-len-troi-tim-
von-20180504224215768.htm
[9] https://gec.edu.vn/tong-hop/thuc-trang-hoat-dong-ngan-hang-xanh-tai-
viet-nam.html
[10] https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/phe-duyet-de-
an-phat-trien-ngan-hang-xanh-tai-viet-nam-8094.html
[11] https://vietnambiz.vn/ngan-hang-xanh-green-bank-la-gi-cac-dich-vu-
ngan-hang-xanh-20191126150504449.htm
[12] http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/yeu-to-then-chot-de-ngan-hang-
xanh-phat-trien-ben-vung-84054.html
[13] http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/trien-khai-hiep-uoc-basel-ii-tai-viet-
nam%C2%A0va-mot-so-giai-phap-310778.html.
[14] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-va-lo-trinh-cua-
viec-ap-dung-chuan-muc-basel-ii-tai-viet-nam-115479.html

135

You might also like