You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB

3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng Á
Châu
 Định hướng phát triển trong ngắn hạn
Đẩy mạnh toàn diện các mặt hoạt động của PGD, tăng trưởng tín dụng và huy
động vốn hợp lý, tiếp tục phát huy các hoạt động vốn là thế mạnh của Ngân hàng,
phản ứng linh hoạt với thị trường, cung cấp các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động huy động vốn, cho vay.
Thực hiện mạnh mẽ hơn các chính sách động viên vật chất tinh thần, tạo ra động
lực khuyến khích cho cán bộ nhân viên trong việc phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch được giao của cả PGD thông qua việc cải tiến chế độ lương, thưởng, phúc lợi...
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo có chất
lượng, hiệu quả.
 Định hướng phát triển trung và dài hạn
Phát triển PGD từng bước trở thành Chi nhánh ngân hàng tiên tiến, hiện đại,
hoạt động trên các lĩnh vực: phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng; ngân hàng đầu
tư và các hoạt động tài chính tiền tệ khác... trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ
ngân hàng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực NHTMCP ACB đối với việc quản trị
ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro. Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ song
song giữa dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn để phát triển mạnh hơn nữa.
Có ý kiến đề xuất với NHTMCP ACB về việc mở rộng mạng lưới hoạt động của
Chi nhánh bằng việc thành lập thêm các phòng giao dịch tại các địa phương.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, công tác quản trị điều hành, nâng cao chất
lượng hoạt động của toàn PGD, cơ cấu lại mô hình tổ chức, đồng thời nâng cao chất
lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để nhanh chóng đào tạo nhân sự có chất
lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của PGD.
 Kế hoạch trong tương lai
Chi nhánh đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới sẽ có giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao năng lực, mở rộng hoạt động kinh doanh, bám sát phương hướng
mục tiêu phát triển của toàn ngành, phấn đấu đạt các mục tiêu kế hoạch, đảm bảo
nâng cao đời sống người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, góp
phần vào thành công chung của PGD và của toàn hệ thống. Thực hiện và đạt mục tiêu
dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác chiến lược): năng lực tài chính - nhân sự - công
nghệ.
 Các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể trong năm 2016 tới đây:
- Tổng nguồn vốn huy động tăng 8% so với năm 2015.
- Tổng dư nợ tăng 15% so với năm 2015.
- Thu tiền lãi vay đạt từ 90% trở lên trên số lãi phải thu.
- Nợ xấu giảm xuống mức dưới 2% trên tổng dư nợ.
- Thu dịch vụ tăng 20% so với năm 2015.
- Trích lập dự phòng rủi ro và thu hồi nợ tồn đọng sau xử lí đạt kế hoạch Ngân
hàng Thành phố giao.
- Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức phương án thu thập đến nhóm người lao động,
phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ, viên chức để giao khoán
công việc phù hợp hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện thay đổi vị trí cán bộ để hạn chế rủi ro trong giao dịch.

3.2. Một số giải pháp gia tăng vốn huy động


3.2.1. Hoàn thiện và tăng trưởng thẻ ngân hàng hiện đại
Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn truyền thống, cũng
cần hoàn thiện và phát triển hơn nữa sản phẩm thẻ ngân hàng – một sản phẩm ngân hàng
hiện đại với nhiều tiện ích đối với khách hàn. Không những vậy, việc kinh doanh sản
phẩm thẻ còn giúp tăng trưởng lượng vốn huy động hàng năm của ngân hàng.
Ngân hàng cần dựa vào tính năng của từng loại thẻ để tiếp thị các đối tượng khách
hàng sử dụng cho phù hợp, đặc biệt là các loại thẻ mới, chưa phổ biến trên thị trường, các
loại thẻ ghi nợ quốc tế. Đồng thời, để duy trì lượng khách hàng hiện có, ngân hàng cần có
những biện pháp thích hợp nhằm tăng cường các cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ
như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, các trang mạng mua trực
tuyến... Ngoài ra ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới ATM đảm
bảo an toàn, an ninh cho khách hàng khi sử dụng, nâng cấp đường truyền kết nối
POS( máy chấp nhận thanh toán thẻ ), bố trí nhân viên hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng
khi sử dụng.
Như vậy, với sản phẩm thẻ, khách hàng có thể sử dụng như một phương tiện thanh
toán an toàn, văn minh và hiện đại thông qua ngân hàng. Do tính phổ biến của sản phẩm
thẻ đối với các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế
hiện nay đang ngày một pháp triển, công nghệ không ngừng đổi mới, điều này cho thấy
tiềm năng pháp triển sản phẩm thẻ là rất lớn và lượng khách sử dụng cũng sẽ ngày một
tăng.
3.2.2. Mở rộng mạng lưới huy động vốn
Mạng lưới khách hàng của ngân hàng thường được phân thành hai nhóm là khách
hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, nhóm khách hàng cá nhân là
thường xuyên và chiếm phần lớn trong mạng lưới khách hàng. Nhóm đối tượng chủ yếu
giao dịch với ngân hàng thông qua các sản phầm tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn,
đồng thời đây cũng là nhóm khách hàng mở nhiều tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi
thanh toán tại ngân hàng.
Tuy nhiên, đối tượng khách hàng có thể cung cấp cho ngân hàng vốn lớn hơn và có
nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng là nhóm khách hàng doanh nghiệp. Với lượng
vốn mỗi doanh nghiệp gửi vào dù với mục đích đầu tư hay thanh toán cho các thương vụ
mua bán, thì đều cao hơn rất nhiều so với lượng vốn mà mỗi cá nhân gửi vào ngân hàng.
Do đó, ngân hàng cần nắm bắt được nhu cầu hiện đại của các doanh nghiệp. Ngoài ra,
ngân hàng còn cần triển khai các sản phẩm, dịch vụ với lãi suất hấp dẫn, các chương trình
dự thưởng, khuyến mãi, kèm theo các ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp hoạt động trên
cùng địa bàn và khu vực lân cận.
Như vậy, mạng lưới khách hàng của ngân hàng không những được mở rộng mà còn
công tác huy động vốn cũng được tăng cường. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp là đối
tượng thường xuyên cần vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, nên một mạng lưới
khách hàng với nhiều doanh nghiệp sẽ mang đến cho ngân hàng một lượng khách hàng
ổn định cho dịch vụ vay vốn của ngân hàng. Điều này vừa giúp ngân hàng tăng vốn huy
động vừa giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh các dịch vụ ngân hàng.
3.2.3. Áp dụng cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, cạnh tranh
Khi hoạch định chính sách cho từng thời kỳ, ngân hàng cần áp dụng chính sách lãi
suất linh hoạt, phù hợp và có tính cạnh tranh cao để thu hút vốn. Trong đó các doanh
nghiệp luôn là 1 kênh huy động với lượng vốn khá lớn, nếu ngân hàng có thể đưa ra các
mức lãi suất hấp dẫn kèm theo nhiều ưu đãi để thu hút đối tượng khách hàng này thì sẽ
luôn có 1 lượng vốn dồi dào bổ sung cho nguồn vốn huy động nhằm phục vụ việc kinh
doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hiệu quả cũng là vấn đề cần được quan
tâm, vì hoạt động huy động vốn phải luôn gắn liền và cân đối với hoạt động sử dụng vốn
mới có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
3.2.4. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng
Có thể nhận thấy hiệu quả kinh doanh và lợi ích của ngân hàng chủ yếu phụ thuộc
vào lợi ích của các khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện tốt chính
sách chăm sóc khách hàng là 1 trong những vẫn đề cần được quan tâm hàng đầu của mỗi
ngân hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt thì ngân hàng mới có thể
duy trì được nhóm khách hàng trung thành, đồng thời thu hút thêm được nhiều khách
hàng mới; từ đó mở rộng mạng lưới khách hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Chính sách chăm sóc khách hàng có thể phân loại khách hàng theo từng nhóm rõ
ràng để ngân hàng dễ dàng áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và tư vấn phù
hợp cho khách hàng. Đặc biệt là đối với nhóm khách hàng lâu năm, có số dư tiền gửi lớn,
lịch sử giao dịch và sử dụng ngân hàng thường xuyên,... thì ngân hàng có thể áp dụng chế
độ ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn món vay cùng những chương trình xét thưởng định kỳ.
3.2.5. Phát huy tối đa yếu tố con người
Để có thể thực hiện tốt công tác tư vấn cũng như đảm bảo chất lượng phục vụ khách
hàng, đòi hỏi các nhân viên phải thường xuyên nâng cao trình độ, có sự hiểu biết thấu đáo
về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để có thể giải thích và đưa ra lời khuyên hữu ích
cho khách hàng. Mặt khác nếu khách hàng được tiếp xúc và làm việc với những nhân
viên chuyên nghiệp, nhiệt tình thì họ có thể yên tâm hơn khi đến giao dịch đặc biệt là có
thể duy trì quan hệ lâu dài với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục duy trì công tác
đào tạo cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn,
cập nhật những thông tin và tình hình kinh tế thị trường, để mỗi nhân viên đều là 1 mắc
xích vững chắc của ngân hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng có thể tổ chức các kỳ thi đua nhằm nâng cao tinh thần và
tạo động lực cho nhân viên. Đồng thời các chính sách khen thưởng dành cho những nhân
viên có thành tích xuất sắc trong công việc cũng là vấn đề cần được quan tâm để làm tăng
sự gắn bó của ngân hàng và đội ngũ nhân viên.

You might also like