You are on page 1of 3

1.

Ưu điểm
Xu thế ngân hàng hiện nay đã và đang làm trong lĩnh vực sau :
- Thiết lập văn hóa rủi ro trên toàn hệ thống: Văn hóa rủi ro (risk culture) là cụm từ
được nhiều nhà quản lý, lãnh đạo ngân hàng đề cập đến trong quá trình cải tổ lại tổ
chức nội bộ ngân hàng, với ý nghĩa là triển khai các biện pháp để toàn hệ thống bao
gồm tất cả các bộ phận, phòng ban, nhân công trong ngân hàng đều hiểu rõ yếu tố rủi
ro trong hoạt động ngân hàng, cũng như khẩu vị rủi ro của ngân hàng đó. Thông qua
đó, truyền tải vào từng hành động nhằm đảm bảo các cá nhân đều hành động phù hợp
với khẩu vị rủi ro của tổ chức và thực hiện mục tiêu của ngân hàng về quản trị rủi ro.
Khẩu vị rủi ro của ngân hàng cần được thông qua bởi cơ quan điều hành cao nhất là
Hội đồng quản trị và được hiểu rõ cũng như truyền tải vào từng hành động của các
lãnh đạo cấp cao, cấp trung và toàn bộ nhân viên như một nội dung của văn hóa doanh
nghiệp. Cuộc khảo sát của Ernst & Young (2008) đã cho thấy, các lãnh đạo cấp cao
tại các ngân hàng đều cho rằng, thách thức lớn nhất của các ngân hàng tại thời điểm
này là làm sao để kết nối giữa văn hóa rủi ro và văn hóa kinh doanh của ngân hàng.
Việc cân bằng giữa mục tiêu về an toàn và mục tiêu bán hàng vẫn luôn là một thách
thức, mà các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn để lựa chọn. Cùng với đó là làm sao
để thúc đẩy các nhân viên thực hiện văn hóa rủi ro trong khi họ có rất nhiều áp lực và
động lực để chạy theo các mục tiêu kinh doanh. Các giải pháp về đào tạo và tăng
cường trao đổi trong nội bộ ngân hàng được xem là các biện pháp quan trọng và đã
được đẩy mạnh thực thi. Tuy nhiên, việc thiết lập một mô hình hoạt động phù hợp với
văn hóa rủi ro đã được chứng minh là một quá trình phức tạp và được tiến hành rất
chậm chạp. Nó yêu cầu phải có những thay đổi từ chính sách, quy trình, các yếu tố hạ
tầng và động lực thích hợp cho người lao động.
- Cơ cấu lại các lĩnh vực hoạt động, tập trung vào các lĩnh vực chính, ít rủi ro và có lợi
nhuận biên cao: Đây cũng là một xu hướng khá phổ biến của các ngân hàng sau khi
cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Các ngân hàng đều đã nhận thấy khả năng quản trị
rủi ro hiện tại khó có thể đáp ứng một cấu trúc hoạt động quá đa dạng với nhiều lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro lớn. Do đó, các ngân hàng có xu hướng cơ cấu lại các nguồn thu
nhập, trong đó, cắt bỏ các lĩnh vực hoạt động tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và tập trung trở
lại vào các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, đặc biệt là các hoạt động có thể mang
lại mức lợi nhuận biên cao. Trong đó, một số lĩnh vực như cho vay bán lẻ đã được các
ngân hàng quan tâm và đẩy mạnh phát triển nhằm thu được mức chênh lệch lãi suất
lớn hơn.
- Mô hình ngân hàng số (hoàn toàn) và ngân hàng chuyển đổi số: Việc ứng dụng các
công nghệ mới đã cho phép các ngân hàng có thể thay đổi hoàn toàn cách thức cung
cấp dịch vụ từ hệ thống hữu hình truyền thống sang môi trường số. Các mô hình ngân
hàng không chi nhánh, ngân hàng không giấy đã ra đời cho phép khách hàng thực
hiện mọi giao dịch ngân hàng thông qua các thiết bị số có kết nối mạng internet mà
không cần dịch chuyển đến các chi nhánh của ngân hàng. Hệ thống chứng từ điện tử
cũng cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mà không cần tới các loại
giấy tờ truyền thống, thông qua đó, rút ngắn thời gian cũng như chi phí giao dịch.
Mặc dù vậy, mô hình ngân hàng số hoàn toàn không quá phổ biến. Thay vào đó, đa
phần các ngân hàng lựa chọn một quá trình chuyển đổi số từng bước, trong đó, các
dịch vụ ngân hàng truyền thống được đưa dần lên không gian số, đồng thời vẫn duy
trì các dịch vụ ngân hàng truyền thống với mạng lưới chi nhánh đã được tinh chỉnh để
phù hợp với nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
- Mô hình đa kênh và mô hình đa kênh kết nối: Sự phát triển về công nghệ cũng cho
phép các ngân hàng ngày càng có nhiều lựa chọn để đưa dịch vụ đến với khách hàng.
Việc thiết lập và vận hành hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch hữu hình
như trong truyền thống thường đòi hỏi chi phí cao, do vậy đã cho thấy nhiều bất lợi
khi mà lợi nhuận biên của các ngân hàng ngày càng có xu hướng thu hẹp. Đồng thời
với đó là một thế hệ khách hàng mới đã xuất hiện, những người ưa thích công nghệ,
mong muốn trải nghiệm các dịch vụ trên không gian số một cách nhanh chóng và tiện
ích nhất có thể. Mô hình đa kênh đã được các ngân hàng thiết lập nhằm cung cấp một
mạng lưới cung cấp dịch vụ đa dạng bao gồm cả: chi nhánh, phòng giao dịch hữu
hình; hệ thống dịch vụ tự động (auto service) ATM, POS; hệ thống internet banking,
mobile banking, phone banking. Nhiều ngân hàng đã hướng tới mô hình đa kênh kết
nối (omni - channel), không chỉ cung cấp dịch vụ đa dạng trên tất cả các kênh mà còn
thực hiện kết nối các kênh trên cơ sở một hệ thống xử lý dữ liệu tập trung, thông qua
đó mang lại cho khách hàng trải nghiệm đồng nhất ngay cả khi họ sử dụng dịch vụ
trên nhiều kênh khác nhau.
- Tái thiết lập vai trò là tổ chức cung cấp và tư vấn dịch vụ tài chính đáng tin cậy, định
hướng lấy khách hàng làm trung tâm: Có thể thấy, xu hướng này xuất phát từ hai
nguyên nhân: Một là, cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 đã làm giảm sút
nghiêm trọng niềm tin của thị trường đối với hệ thống ngân hàng; hai là, các công
nghệ mới đã cho phép ngày càng có nhiều chủ thể mới tham gia cung cấp dịch vụ,
tiêu biểu nhất là các tổ chức công nghệ tài chính (fintech), bên cạnh đó còn có các tổ
chức bán lẻ, các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông… cũng mong muốn tham gia thị
trường này, đã tạo áp lực cạnh tranh lớn cho hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh đó,
tái thiết lập lại niềm tin của thị trường và dành lại lợi thế cạnh tranh dựa trên những
ưu thế riêng biệt là vấn đề
- Thiết lập hệ sinh thái chung, trong đó ngân hàng đóng vai trò trung tâm cung cấp dịch
vụ tài chính, điều phối để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống: Rõ ràng xu hướng phát
triển của các chủ thể mới trong hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt là các
công ty Fintech là xu hướng không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, thay vì đặt
mình vào vị trí cạnh tranh, các ngân hàng có thể biến các tổ chức mới xuất hiện trở
thành hệ thống đối tác đóng vai trò vệ tinh trong một hệ sinh thái dịch vụ tài chính mà
ngân hàng làm trung tâm. Sử dụng giao diện mở (open API) trở thành một trong
những xu hướng quan trọng đối với các ngân hàng. Theo một khảo sát của Tập đoàn
IDC, với 146 ngân hàng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã cho kết quả là 70%
số ngân hàng mở tăng phạm vi tiếp cận khách hàng của họ và 40% trong số này nhận
thấy, các luồng doanh thu trực tiếp/gián tiếp thay đổi trong ngân hàng mở và sự gia
tăng tính mở của ngân hàng là một xu hướng tất yếu .
2. Nhược điểm
Quá trình hội nhập quốc tế đã giúp cho ngành Ngân hàng có nhiều cơ hội hợp tác
đối với các tổ chức, doanh nghiệp tài chính lớn trên thế giới. Qua đó, nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ khách hàng, cũng như nâng cao kinh nghiệm, năng lực quản lí
rủi ro, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng
khắt khe của khách hàng. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa những lợi ích mà quá
trình hội nhập quốc tế mang lại, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa trong
việc thay đổi toàn diện, cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau đây là một số thách thức nổi
bật của ngành Ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hội nhập quốc tế:
-Một là, hệ thống ngân hàng chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Quá trình mở cửa
mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam tạo không ít điều kiện về vốn, cơ
hội tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập cũng mở ra cơ hội cho các
ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Các ngân hàng này đưa ra
các khuyến mại, ưu đãi cho các sản phẩm, dịch vụ, khách hàng sẽ cân nhắc các ưu
điểm của từng ngân hàng mà lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.
-Hai là, càng tham gia hội nhập thì hệ thống ngân hàng càng cần có nguồn nhân lực chất
lượng cao, có trình độ chuyên môn, am hiểu khoa học kĩ thuật, có trình độ ngoại ngữ.
Đánh giá một cách khách quan, nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa đồng bộ, vẫn còn
những nhân viên trình độ chuyên môn chưa cao cũng như chưa có khả năng am hiểu
về công nghệ kĩ thuật tiên tiến.
-Ba là, quá trình hội nhập quốc tế làm gia tăng các giao dịch vốn ở phạm vi trong và ngoài
nước, dẫn đến các rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nếu luồng vốn vào ngày càng tăng
mạnh có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế nóng, tiền cung ứng tăng quá mức so với
tăng trưởng GDP thực tế. Điều này gây áp lực lạm phát và biến động về tỉ giá hối
đoái, cũng như tiềm ẩn rủi ro về cán cân thanh toán và tính thanh khoản của hệ thống
ngân hàng.

You might also like