You are on page 1of 8

Mục lục :

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...............................................................................................3


2. Tổng quan nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh............................................................................4
3. Mục tiêu của nghiên cứu:................................................................................................................. 4
3.1 Mục tiêu tổng quan:................................................................................................................... 4
3.2 Mục tiêu chi tiết:........................................................................................................................ 4
4. Các câu hỏi nghiên cứu:................................................................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................5
5.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 5
5.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 5
6 . Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn:.....................................................................................6
7. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................................................... 6
7.1 Phương pháp định tính................................................................................................................ 6
7.2 Phương pháp định lượng............................................................................................................. 7
7.3 Phương thức liên hệ................................................................................................................... 7
7.4 Phương pháp xử lý dữ liệu.......................................................................................................... 8
8. Dự kiến những đóng góp của đề tài nghiên cứu...................................................................................8
8.1 Giá trị khoa học :....................................................................................................................... 8
8.2 Giá trị thực tiễn:........................................................................................................................ 8
NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH ĐẾN CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi môi trường trở thành mối
quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến
môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường. Chính nhận thức về vấn đề
môi trường của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng. Hiện nay
tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội. Các
chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những
chuyển biến xấu của môi trường sống trên toàn cầu. Do đó xu hướng chung trên thế giới là khuyến
khích tiêu dùng xanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo sẽ còn tăng
trưởng mạnh trong thời gian tới. Tiêu dùng xanh hiện đã khá phổ biến ở các nước phát triển và cũng
đã có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng
ngày càng tăng. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Châu Á đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi
trường. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây
cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng. Tiêu dùng xanh hiện nay
cũng đã tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt
giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường tiêu dùng và
mua sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam sẽ cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan khác của
Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng phải sẵn sàng để mua
những sản phẩm xanh. Kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo “Chiến
lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan
tâm hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết
“xanh” và “sạch”. Cụ thể, có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu
nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ
không mong muốn.
Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm rõ ràng.
Bởi vậy, chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần
tốt hơn. Việc phát triển thương hiệu gắn với yếu tố “xanh” - sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân
thiện, đưa ra các sản phẩm “sạch”, bảo đảm môi trường ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển của doanh nghiệp.
Khảo sát trên cũng chỉ ra, các thương hiệu sản xuất sạch và cam kết đem lại sản phẩm xanh và sạch
có mức độ tăng trưởng cao gấp 4 lần so với doanh nghiệp cùng ngành. Trong ngành thực phẩm nước
giải khát, mức tăng trưởng đạt từ 2-11%. Một số nhãn hàng của Việt Nam như bóng đèn điện quang,
Ecopark, Unilever đã có mức tăng trưởng cao nhờ sản xuất “xanh”; cụ thể, Unilever đã tăng trưởng
30% khi thực hiện cam kết về sản phẩm “sạch”.

Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao
hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách
nhiệm xã hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm của việc phát triển
sản phẩm, gắn phát triển sản phẩm với cam kết bền vững.
2. Tổng quan nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh

Hughner (2007), thông qua một số nghiên cứu tổng hợp, tiết lộ rằng 67% người tiêu dùng thể hiện thái độ
bảo vệ môi trường, trong khi chỉ 4% thực sự tham gia vào việc mua hàng vì môi trường. Trên thực tế, trong
khi khám phá hành vi mua hàng xanh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có một “khoảng cách” giữa thái độ
thể hiện của người tiêu dùng và hành vi mua hàng thực tế (Tanner & Kast, 2003; Vermeir & Verbeke, 2006,
2008). Bên cạnh đó, để phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc mua và tiêu dùng sản phẩm xanh, tác
giả đã tham khảo nhiều lý thuyết và nghiên cứu khác nhau. Rất nhiều các nghiên cứu đã sử dụng lý Lý thuyết
hành vi dự định làm mô hình nghiên cứu chính như Barber và cộng sự (2014); Paço và cộng sự (2013),
Newton và cộng sự (2015); Kanchanapibul và cộng sự (2014). Trên cơ sở phát triển thêm lý Lý thuyết hành
vi dự định trong bối cảnh nghiên cứu tiêu dùng xanh, các tác giả như Paul và cộng sự (2016) Hoàng Trọng
Hùng (2018) bổ sung thêm biến quan tâm đến môi trường; Lee (2010), Kai Chen and Ting Deng (2016);
Uddin và cộng sự (2018) bổ sung thêm biến kiến thức môi trường, Kai Chen (2016) bổ sung biến sự hiểu biết
về sản phẩm hay nghiên cứu của Wang (2017); Liobikienė et al (2016); Tan và cộng sự (2019) cho rằng nhận
thức về giá cả của sản phẩm cũng có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Ngoài ra, cũng có một số
nghiên cứu được thực hiện theo cách tiếp cận khác như nghiên cứu của Mitsutaka Matsumoto (2018) với
việc nghiên cứu cách các yếu tố như kiến thức của người tiêu dùng về sản phẩm xanh, nhận thức về lợi ích
và rủi ro cảm nhận cũng như mức giá cả ảnh hưởng như thế nào đến ý định hành vi của người tiêu dùng.
Nghiên cứu của Yatish Joshi (2017) cho rằng các nhân tố như ảnh hưởng của xã hội, thái độ người tiêu dùng,
kiến thức về môi trường, thành phần tái chế, nhãn sinh thái, tiếp xúc với các thông điệp truyền thông là
những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng xanh của khách hàng trẻ ở Ấn Độ.

Nhìn chung các nghiên cứu thực nghiệm kể trên mặc dù được xây dựng dựa trên nhiều quan điểm và mô
hình khác nhau nhưng đã đa số đều nhận thấy vai trò quan trọng trong việc ứng dụng mô hình TPB trong
việc điều tra hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
này ở Việt Nam nói chung vẫn còn chưa đề cập nhiều tới tác động của tiêu dùng xanh tới sự phát triển của
doanh nghiệp. Đây chính là lỗ hổng nghiên cứu quan trọng mà trong bài báo này tác giả sẽ bổ sung để hoàn
thiện mô hình nghiên cứu đề xuất.

3. Mục tiêu của nghiên cứu:

3.1 Mục tiêu tổng quan:


Đề tài này góp phần trả lời cho câu hỏi thời cơ của doanh nghiệp trước xu hướng tiêu dùng xanh.
Thông qua việc tìm ra hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam ảnh hưởng như thế nào
đến sự phát triển của doanh nghiệp, nghiên cứu sẽ đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách cũng
như các doanh nghiệp các chương trình, chính sách để thúc đẩy phát triển xanh

3.2 Mục tiêu chi tiết:


- Xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người Việt Nam
- Đánh giá mức độ tác động của hành vi tiêu dùng xanh đối với sự tăng trưởng của doanh
nghiệp.
- Đánh giá ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất nhờ xu hướng tiêu dùng xanh
- Mô tả được thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
- Đánh giá những khó khăn các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong quá trình phát
triển sản phẩm xanh
- Khuyến nghị cho các doanh nghiệp các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển xanh ở Việt
Nam,
- Đề xuất cho các nghiên cứu các định hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tiêu dùng
xanh

4. Các câu hỏi nghiên cứu:

- Ý định tác động thế nào đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng xanh Việt Nam?
- Thực trạng tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam?
- Ảnh hưởng của xã hội có tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng ?
- Mức độ tác động của hành vi tiêu dùng xanh đến sự phát triển của doanh nghiệp?
- Để phát triển một thương hiệu “xanh” thì doanh nghiệp cần chú trọng những yếu tố gì?
- Yếu tố nào sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh đối với một thương hiệu “ xanh ”?
- Những ngành hàng tiềm năng đối với xu thế phát triển “ xanh” ?
- Các giải pháp nào doanh nghiệp có thể sử dụng để thúc đẩy người tiêu dùng chuyển từ ý định sang hành vi
tiêu dùng xanh thực tế?
- Làm thế nào để giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa 2 mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng xanh ở doanh
nghiệp vừa và nhỏ?
- Các giải pháp nào chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy phát triển xanh, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ ?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là tác động của hành vi tiêu dùng xanh đến sự phát triển của doanh nghiệp

5.2 Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi về không gian: Điều tra được thực hiện chủ yếu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố
lớn của Việt Nam, tập trung đông dân, có sức mua nói chung và sức mua sản phẩm xanh nói riêng lớn nhất
của cả nước
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ 2013-2022, thời gian điều tra dự
kiến: năm 2022
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu này xem xét sự tác động của hành vi tiêu dùng xanh đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc
biệt chú trọng đến sự tăng trưởng của những doanh nghiệp “ sản xuất xanh ”
+ Hành vi tiêu dùng xanh là hành vi mua và sử dụng các sản phẩm không gây hại cho môi trường hoặc sức
khỏe con người.
+ Những doanh nghiệp “ sản xuất xanh ” là những doanh nghiệp có quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu
vào đến sản phẩm đầu ra đều thân thiện với môi trường và không gây nguy hại cho con người.
- Phạm vi về sản phẩm: Điều tra được thực hiện ở 3 ngành hàng. Trong đó sản phẩm nghiên cứu hành vi
mua sản phẩm xanh là (1)thực phẩm, (2) sản phẩm tiết kiệm điện (tủ lạnh/điều hòa/bóng đèn); sản phẩm
nghiên cứu hành vi sử dụng xanh là(3) túi nilon.
6 . Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn:

Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:

Nguồn dữ liệu thứ cấp:


- Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu và
thông tin nội bộ gồm tài liệu của Phòng tài chính kế toán,
Phòng kinh doanh, Phòng dịch vụ khách hàng và phòng
nghiên cứu phát triển trong các doanh nghiệp “sản xuất
xanh ”. Bảng thu thập ý kiến của khách hàng về chất
lượng sản phẩm và dịch vụ đã thực hiện trước đây cũng
được sử dụng.
- Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài sử dụng cho luận văn
bao gồm tài liệu của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ
Y tế, Tạp chí Người tiêu dùng… Các thông tin trích dẫn
trong luận văn sẽ được trình bày chi tiết trong danh mục
tài liệu tham khảo.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập để đánh giá tình
hình kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp “ sản xuất
xanh”. Dữ liệu thứ cấp cũng cho phép so sánh ở mức độ
nhất định tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản
xuất xanh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Các kết quả khảo sát khách hàng của công ty cũng giúp tác giả nhìn thấy phần nào thực trạng sự thỏa
mãn của khách hàng trước xu hướng phát triển xanh của doanh nghiệp và gợi ý một số khía cạnh của
sự thỏa mãn của khách hàng để tiếp tục tìm hiểu trong giai đoạn nghiên cứu tiếp sau - thu thập dữ
liệu sơ cấp.

- Nguồn dữ liệu sơ cấp:


Luận văn thu thập dữ liệu từ các khách hàng đang sử dụng sản phẩm “xanh” qua sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu và qua điều tra khách hàng. Bên cạnh đó có tham khảo ý kiến của các chuyên gia “ sản xuất
xanh”. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập để đánh giá về sự mong đợi và mức độ thỏa mãn của các khách
hàng về sản phẩm xanh của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thu được sau khi tiến hành phỏng vấn sâu
và điều tra khách hàng là những cơ sở thông tin chính để tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
sự thỏa mãn của khách hàng và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp

7. Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng để thu thập các
dữ liệu sơ cấp.

7.1 Phương pháp định tính


Phỏng vấn sâu là một phương pháp hữu hiệu trong nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sự mong đợi và mức
độ thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Qua phỏng vấn, tác giả biết được suy nghĩ, cảm xúc, kỳ vọng, sự
thỏa mãn hoặc bất mãn của khách hàng cũng như tìm ra được một số nguyên nhân khách hàng có thể rời bỏ
công ty chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
Quan trọng hơn nữa, phỏng vấn sâu có thể giúp công ty biết được xu hướng, hành vi tiêu dùng của khách
hàng và mong muốn của khách hàng về sản phẩm trong tương lai để chủ động thỏa mãn trước các đối thủ
cạnh tranh.
Bên cạnh đó căn cứ vào kết quả phỏng vấn, một số nhân tố có thể được bổ sung hoặc điều chỉnh trong bảng
câu hỏi của phiếu điều tra khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành
phỏng vấn sâu 06 cá nhân quan trọng, đại diện cho tổng thể tổ chức của các doanh nghiệp “ sản xuất xanh ”.
Bao gồm : Tổng Giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc và Trưởng phòng mua hàng, trưởng bộ phận chăm sóc
khách hàng và trưởng phòng kinh doanh. Để có sự khách quan nhằm thu được kết quả phỏng vấn có độ tin
cậy cao, tác giả đã sử dụng nhân sự có uy tín và kinh nghiệm bên ngoài công ty thực hiện các cuộc phỏng
vấn. Các nhân sự thực hiện phỏng vấn có kiến thức chuyên môn về “ tiêu dùng xanh” và “ sản xuất
xanh” .Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc và được ghi âm (nếu được cho phép) hoặc
được ghi chép đầy đủ. Mỗi cuộc phỏng vấn được thực hiện khoảng 45 phút tới 1 tiếng.

7.2 Phương pháp định lượng

Tác giả tiến hành điều tra khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi nhằm đánh giá mức độ thỏa mãn của
khách hàng khi sử dụng sản phẩm “xanh” cũng như điều tra hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt
Nam.
Bảng câu hỏi được gửi tới 300 cá nhân trên 18 tuổi sinh sống tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí
Minh

Thiết kế bảng hỏi:

Bảng hỏi (questionnaire) là một công cụ phổ biến để thu thập các thông tin trong điều tra khảo sát (survey).
Trong Bảng hỏi, tác giả sử dụng cả hai hình thức là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, trong đó chủ yếu là các câu
hỏi đóng. Cụ thể:
- Câu hỏi đóng: Đây là loại câu hỏi đã bao gồm các phương án trả lời và khách hàng chỉ chọn một trong số
các câu trả lời. Mức độ thỏa mãn được được đo lường theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 là Rất không thỏa mãn,
2 là Không thỏa mãn, 3 là Bình thường, 4 là Thỏa mãn, và 5 là Rất thỏa mãn. Bên cạnh đó tác giả cũng tìm
hiểu thêm về sự mong đợi của khách hàng theo 5 mức độ từ 1 đến 5: 1 là Rất không quan trọng, 2 là Không
quan
trọng, 3 là Không quan tâm, 4 là Quan trọng, 5 là Rất quan trọng. Các đối tượng trả lời phiếu câu hỏi được
đề nghị đánh giá mức độ thỏa mãn và sự mong đợi về các khía cạnh dựa theo mô hình INDSAT của
Homburga & Rudolphb (2001).Thêm vào đó, khía cạnh về ý định và hành vi tiêu dùng xanh cũng được
đề cập trong bảng hỏi vì đây được đánh giá là một khía cạnh rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu định tính
qua phỏng vấn sâu của tác giả cũng khẳng định điều này.
- Câu hỏi mở: Với loại câu hỏi này thì khách hàng có thể tự trả lời theo suy nghĩ và đánh giá của mình với
các ý kiến và đề xuất.
Sau khi hoàn thành sơ bộ các câu hỏi, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tiến hành phỏng vấn
thử nghiệm trực tiếp một khách hàng với mục đích tìm hiểu các câu hỏi có dễ hiểu không và có cần điều
chỉnh gì không để thay đổi cho phù hợp. Bảng hỏi sử dụng trong điều tra khảo sát được trình bày tại phụ lục.

7.3 Phương thức liên hệ


Có rất nhiều phương thức liên hệ để thực hiện điều tra khảo sát khách hàng như liên hệ qua điện thoại, gửi
thư, email, fax, …phỏng vấn trực tiếp. Do điều kiện khách hàng được tiến hành khảo sát đều nằm tập trung
tại Hà Nội,Hồ Chí Minh nên tác giả đã lựa chọn phương thức gửi phiếu điều tra online đến khách hàng qua
email.

7.4 Phương pháp xử lý dữ liệu


Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân loại, sắp xếp, phân tích, so
sánh, tổng hợp, sử dụng sơ đồ, biểu bảng.
Dữ liệu sơ cấp: Đối với dữ liệu định tính, tác giả tổng hợp các dữ liệu thu được và chuyển thành dạng văn
bản (đối với các phỏng vấn được ghi âm). Trên cơ sở dữ liệu thu được tác giả tiến hành phân tích theo các
chủ đề đã thiết kế trong hướng dẫn phỏng vấn.
Đối với số liệu thu thập từ cuộc điều tra qua bảng hỏi, tác giả tiến hành vào máy số liệu và sau đó thực hiện
các phân tích thống kê (chủ yếu là thống kê mô tả) với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

8. Dự kiến những đóng góp của đề tài nghiên cứu

8.1 Giá trị khoa học :


Đề tài này hướng tới sự tác động của tiêu dùng xanh đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam,
góp phần trả lời cho câu hỏi tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng tới “ phát triển xanh ”.

8.2 Giá trị thực tiễn:


Khách hàng là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp, thông qua làm hài lòng khách hàng doanh
nghiệp thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình. Các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của người tiêu
dùng với mục đích nhận biết nhu cầu sở thích thói quen của họ để xây dựng các chiến lược marketing thúc
đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm dịch vụ của mình. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, doanh
nghiệp chỉ có thể đạt được thành công bền vững, khi doanh nghiệp có thể nắm rõ nhu cầu, hành vi của khách
hàng. Phát triển xanh sẽ là con đường chiến lược để các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay

Nghiên cứu này sẽ cung cấp một nguồn dữ liệu cơ bản thực tế về hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng
Việt Nam cũng như các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển từ ý định sang hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Tác giả sẽ phân tích những yếu tố giúp doanh
nghiệp xây dựng một thương hiệu “ xanh ”, những ngành hàng tiềm năng đối với xu hướng “ xanh”. Đồng
thời đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi tham gia vào quá trình “ phát
triển xanh ”

You might also like