You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ


_________oOo_________

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐMC ĐỐI VỚI CÁC QUY HOẠCH


VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Học viên: NGUYỄN VĂN ĐỒNG


Mã học viên: 20MA062021
Lớp: Cao học Quản lý đất đai 26B
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa

Tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC

PHẨN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I...... KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
...............................................................................................................................2
1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐMC, ĐTM....................................2
2. Khái niệm..........................................................................................................3
3. Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường.....................4
4. Đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch.........................................5
5 Tình hình thực hiện ĐMC ở Việt Nam..............................................................7
6. Phân tích ví dụ 1 ĐMC cụ thể...........................................................................9
7. Đánh giá nhận xét............................................................................................11
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI.....................14
1. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác ĐMC....................14
2. Đối với Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.....................................................................................................................14
3. Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường..................................................15
4. Giải pháp chung trong thời gian tới.................................................................15
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................................17
1. Kết luận...........................................................................................................17
2. Kiến nghị.........................................................................................................17
1

PHẨN MỞ ĐẦU
Tài nguyên và Môi trường là những yếu tố đầu vào của mọi nền kinh tế,
mọi quá trình phát triển. Các diễn biến bất lợi về môi trường, sự cạn kiệt tài
nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình
phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng
thể hiện rõ hơn trong thời đại hiện nay, khi phát triển kinh tế đang tiệm cận các
giới hạn của tự nhiên. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và những diễn biến
kinh tế – xã hội mang tính toàn cầu trong những thập kỷ vừa qua đã tăng thêm
một bước ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc, cơ bản tới các điều kiện thiên nhiên và
môi trường.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta đã và đang xảy ra với
nhịp độ nhanh chóng và đã đạt được những thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Vấn đề đặt ra là làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội mà không làm tổn
hại tới môi trường sống của con người; làm thế nào để đạt tới sự hài hoà lâu dài,
bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Để đáp ứng
yêu cầu cấp thiết đó, Việt Nam đã và đang tiệm cận nhiều chính sách phát triển
hài hòa, sử dụng tổng hợp công cụ như hệ thống pháp luật, các công cụ kinh tế
(thuế, phí, ký quỹ), các chế tài (hành chính, hình sự), các quy chuẩn về môi
trường, các công cụ như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) và trong thời gian tới sẽ là quy hoạch bảo vệ môi
trường (QBM).

Đối với công tác ĐMC, ĐTM, các quy định pháp luật đã được hình thành,
phát triển và có điều chỉnh, bổ sung liên tục cho phù hợp với tình hình thực tế
biến đổi mạnh mẽ ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, đặc biệt là trong bối
cảnh cả nước đẩy mạnh thực hiện chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát
triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ
đặt ra cho công tác ĐMC, ĐTM trong công tác quy hoạch là đảm bảo định
hướng, dự báo được các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai để đáp ứng
được các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong công tác phân
bổ các chỉ tiêu sử dụng đất hợp lý dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên sẵn có. Vì vậy, vấn đề đánh giá môi trường chiến lược trong các quy
hoạch được xem như là một trong những vẫn đề quan trọng để làm cơ sở hoạch
định chính sách và chiến lược bảo về môi trường đồng hành với phát triển kinh
tế trong tương lai.
2
3

CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐMC, ĐTM


Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM. Từ năm 1969, việc
phải tiến hành ĐTM đối với các dự án có quy mô lớn đã quy định trong Đạo luật
về chính sách môi trường quốc gia (The National Environmental Policy Act).
Tiếp đó, hệ thống này đã được giới thiệu và áp dụng tại các nước EU, Châu Á,
ví dụ như Úc (1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976); Philipines (1978), Israel
(1981) và Pakistan (1983).
Các nỗ lực quốc tế để phát triển hệ thống ĐTM được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau và có thể chia theo 4 nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất: Thừa nhận có tính pháp lý các văn bản quốc tế như hiệp
ước (Treaty), hiệp định (Conventions) và nghị định thư (Protocol). Rất nhiều các
hiệp ước, nghị định thư đã đề cập đến yêu cầu về ĐTM, ví dụ như Hiệp định
Espoo về ĐTM trong bối cảnh xuyên biên giới cần suy xét (1991); Nghị định
thư về BVMT đối với vùng Nam cực (1991); Hiệp ước về đa dạng sinh học
(1992); Hiệp định khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (1992)…
Nhóm thứ 2: Thừa nhận không có tính pháp lý về các văn bản quốc tế như
nghị quyết, khuyến nghị (recommendations) và bản tuyên bố (declarations) của
các tổ chức quốc tế;
Nhóm thứ 3: Các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển. Các
tài liệu này được phát triển bởi nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, như Chương
trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD), Liên hiệp các nước châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới; Tổ
chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JIBIC)…
Nhóm thứ 4: Hướng dẫn cho dự án nước ngoài.
Theo kinh nghiệm chung của quốc tế, ĐMC và ĐTM là một quá trình
chính thức được sử dụng để dự báo những hệ quả về môi trường (tích cực hay
tiêu cực) của một kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án trước khi quyết định
thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp để điều chỉnh tác động đến mức chấp
nhận hoặc để nghiên cứu giải pháp công nghệ mới. Mặc dù việc đánh giá có thể
dẫn đến các quyết định kinh tế khó khăn hoặc mối quan tâm/lo ngại về chính trị
và xã hội nhưng đánh giá tác động môi trường sẽ luôn bảo vệ môi trường bằng
cách cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự phát triển hiệu quả và bền vững.
4

2. Khái niệm
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, ĐMC được định nghĩa như sau: Đánh
giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu
tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Các nước đều có Luật Quy hoạch đô thị để tạo lập trật tự và hiệu quả của
quá trình phát triển các đô thị trong buổi đầu đô thị hóa. Ngày nay, Luật Quy
hoạch đô thị các nước đã có tỷ lệ đô thị hóa cao đều được bổ sung, điều chỉnh,
thậm chí thay thế bằng luật mới để thích ứng với quá trình “tái phát triển”, “hồi
sinh” đô thị trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Một số nước đã mở rộng luật
này thành luật quy hoạch đô thị và nông thôn. Về quy hoạch ngành, các nước
đều lập quy hoạch ở cấp quốc gia cho các ngành hạ tầng như giao thông, năng
lượng, cấp thoát nước.
Sau Thế chiến II, nhiều nước ban hành Luật Quy hoạch vùng nhằm phục
vụ tái thiết sau chiến tranh, làm căn cứ cho quy hoạch đô thị hoặc bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và cạnh tranh toàn cầu. Vùng có thể có
chính quyền cấp vùng (như ở Đức, Pháp) hoặc không có (như Nhật Bản, Hàn
Quốc), trong trường hợp sau thường lập ra tổ chức dưới dạng Hội đồng hay Ủy
ban vùng để phối hợp quản lý riêng các hoạt động quy hoạch vùng. Dưới quy
hoạch cấp vùng là quy hoạch cấp địa phương (tỉnh, huyện, đô thị, nông thôn).
Quy hoạch cấp quốc gia các nước thường chỉ là quy hoạch hạ tầng và
phân bổ dân cư. Chỉ có những quốc gia, vùng lãnh thổ theo mô hình “nhà nước
kiến tạo phát triển”, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc (thuộc khu vực Đông
Á), cùng với một số nước tương tự quan tâm đến xây dựng quy hoạch tổng thể
cấp quốc gia. Quy hoạch cấp quốc gia có thể giao cho một Bộ quản lý hay phân
công cho một số Bộ, hoặc thành lập Hội đồng chuyên trách giúp chính phủ quản
lý. Bước vào thế kỷ XXI, nhiều nước quan tâm lập quy hoạch vùng biển và ven
bờ.
Công cụ quy hoạch - công cụ quản lý - phải đạt được các mục tiêu như:
Tích hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển không
gian thành quy hoạch tổng thể (comprehensive planning); kiến lập hệ thống quy
hoạch quốc gia có thứ bậc hoàn chỉnh; quy định trình tự, thủ tục xây dựng và
thực hiện hệ thống quy hoạch quốc gia; phân định rõ trách nhiệm các cấp, các
ngành trong hoạt động quy hoạch.
Chính vì vậy, Luật Quy hoạch phải là “luật khung” (framework law),
nhằm đưa ra nhiệm vụ, các nguyên tắc và thủ tục để thực hiện nhiệm vụ này, rồi
5

giao cho chính phủ căn cứ vào đó mà quy định cụ thể việc áp dụng tùy theo tình
hình thực tế và nhu cầu của từng giai đoạn phát triển. Quốc hội có thể ban hành
luật độc lập (substantive law) riêng cho mỗi quy hoạch quốc gia tổng thể đó.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Luật Quy hoạch mới cần tạo điều kiện,
môi trường vượt qua thách thức lớn “tự buộc chân mình”; bảo đảm tính đồng bộ
cho việc ban hành quy hoạch tổng thể các cấp; xây dựng thể chế quản lý và nâng
cao năng lực thực hiện; sự tham gia của cộng đồng và trách nhiệm giải trình,
tính minh bạch.
3. Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được ra đời thay thế cho Luật bảo vệ
môi trường năm 2005. Tiếp theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/2015/TT-
BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật đang có hiệu lực trên, các bộ ngành khác
đã ban hành các văn bản dưới đây:
Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các
khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Xây
dựng về hướng dẫn thực hiện ĐMC cho đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch
đô thị;
Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT ngày 05 tháng
9 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội và Bộ TN&MT hướng dẫn
về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối
tượng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội; Thông tư số 35/TTLT
BLĐTBXH-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn về quản lý và bảo
vệ môi trường trong các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và
người sau cai nghiện ma túy;
Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài
chính đưa ra mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ở Trung
ương và quy định lệ phí thẩm định báo cáo ĐTM ở cấp địa phương tại Thông tư
số 97/2006/TT-BTC ngày 16 Tháng 10 năm 2006 hướng dẫn về phí và lệ phí
6

thuộc thẩm quyền quyết định của. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (nay được thay thế bằng Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02
tháng 01 năm 2014);
Thông tư số 09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quản lý.
4. Đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch
Hệ thống các hướng dẫn về ĐCM tiếp tục được Bộ TN&MT phát triển
theo nhiều phương thức khác nhau. Đến nay, Bộ TN&MT đã ban hành 03
hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC (hướng dẫn kỹ thuật ĐMC chi tiết dưới hình
thức báo cáo riêng; hướng dẫn kỹ thuật ĐMC chi tiết dưới hình thức lồng ghép;
hướng dẫn kỹ thuật ĐMC rút gọn); 10 hướng dẫn kỹ thuật ĐMC cho các CQK
phát triển của các ngành, lĩnh vực:
- Quy hoạch khoáng sản;
- Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp vùng;
- Quy hoạch phát triển ngành điện;
- Quy hoạch phát triển khu công nghiệp;
- Quy hoạch phát triển đô thị;
- Quy hoạch phát triển thủy điện;
- Quy hoạch phát triển thép.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đã xây dựng và phát hành 03 hướng dẫn nghiệp vụ
ĐMC (hướng dẫn đánh giá tác động đến đa dạng sinh học trong ĐMC; Hướng
dẫn đánh giá tác động sức khỏe trong ĐMC; Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thẩm
định ĐMC) và đã xây dựng, công bố 04 hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép yếu tố
BĐKH trong các CQK bằng công cụ ĐMC bao gồm 01 hướng dẫn chung lồng
ghép yếu tố BĐKH trong các CQK bằng công cụ ĐMC và 03 hướng dẫn chuyên
ngành (hướng dẫn lồng ghép BĐKH trong các quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội cấp tỉnh bằng công cụ ĐMC; hướng dẫn lồng ghép yếu tố
BĐKH trong các quy hoạch phát triển ngành giao thông đường bộ bằng công cụ
ĐMC; hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH trong quy hoạch phát triển ngành
điện bằng công cụ ĐMC).
7

Đối với thực hiện ĐTM, nhận thức của Chủ dự án về sự tuân thủ quá trình
chuẩn bị các báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư đã được cải thiện đáng kể từ
khi Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2009 và sau này được thay thế bởi Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng
11 năm 2103 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Trước đây, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện báo cáo ĐTM. Sau
khi có chế tài xử phạt, số lượng doanh nghiệp và các Chủ dự án không thực hiện
và trình báo ĐTM giảm đáng kể.
Thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm
2014, Chính phủ đã quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược tại Phụ lục 01 tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của
Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường. Cụ thể các đối tượng phải
thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:

STT Danh mục chương trình, kế hoạch, dự án


1 Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng
kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh
tế
2 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố,
đặc khu trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
3 Chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia phát triển hệ thống các khu kinh tế,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
4 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có tác động
lớn đến môi trường
4.1 Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia
4.1.1 Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia về công nghiệp,
nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, du
lịch, y tế
4.1.2 Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện, thủy điện, nhiệt điện, năng
lượng nguyên tử và điện hạt nhân; khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy;
công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may;
xi măng; thép; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
4.1.3 Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, thủy lợi, chăn nuôi
4.1.4 Chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,
8

đường sắt, đường biển, đường sông, cảng, hàng không


4.1.5 Chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị; quy hoạch vật liệu xây
dựng
4.1.6 Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, sân golf
4.1.7 Chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh
4.2 Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên tỉnh, vùng
4.2.1 Quy hoạch phát triển thủy sản
4.2.2 Quy hoạch phát triển thủy lợi
4.2.3 Quy hoạch phát triển thủy điện
4.2.4 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
4.2.5 Quy hoạch chung các đô thị
4.2.6 Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản
4.2.7 Quy hoạch sử dụng đất
4.2.8 Quy hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường biển
5 Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
5.1 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này
chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược trước thời điểm điều chỉnh
5.2 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc các mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục này
tiềm ẩn tác động xấu đến môi trường do thực hiện phương án điều chỉnh
6 Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác theo chỉ đạo của Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
5 Tình hình thực hiện ĐMC ở Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam đã có bộ Hướng dẫn kĩ thuật chung về ĐMC do Bộ
Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành được áp dụng chung cho tất cả
các ĐMC được thực hiện. Hướng dẫn kĩ thuật này được xây dựng dựa trên cơ sở
tổng hợp các bài học từ các ĐMC thử nghiệm ở Việt Nam cũng như các kinh
nghiệm của Châu Âu đồng thời xác định các bước đánh giá chính và mối liên
kết giữa chúng với quá trình xây dựng CQK và trên cơ sở đó đề xuất việc huy
động sự tham gia của công chúng. Trên thực tế, Hướng dẫn kĩ thuật chung này
là một bản mô tả khái quát những phương pháp cơ bản để thực hiện ĐMC ở Việt
Nam.
9

Việc thực hiện ĐMC ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ trong lĩnh vực
đánh giá môi trường, các cách tiếp cận của ĐMC còn đang ở trong quá trình thử
nghiệm, sàng lọc và đánh giá. Để góp phần phát triển cách thực hiện ĐMC tốt
nhất, cần chú ý những khuyến nghị sau đây:
- Trong quá trình thực hiện ĐMC nên hòa nhập các mục tiêu của tính bền
vững vào quá trình hình thành các chiến lược và các khuôn khổ (khung) cho quá
trình ra quyết định trong tương lai. Không cần tập trung vào việc đánh giá ở một
thời điểm (mặc dù điều đó có thể cần thiết trong những bối cảnh nhất định) mà
tập trung vào việc mở rộng các thông tin cơ bản cho quá trình ra quyết định
trong tương lai của cả một thời kỳ để có thể liên hệ đến tính bền vững.
- Cần tập trung vào việc tăng cường các quá trình hiện có thông qua việc
hòa nhập các nguyên lý và các yếu tố cơ bản của ĐMC vào các quá trình này.
Sự hòa nhập này là vô cùng quan trọng để bảo đảm rằng sẽ tránh được sự trùng
lặp, và từ đó làm tăng được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.
Trong một số trường hợp, có thể sẽ thích hợp khi tiến hành một quá trình ĐMC
riêng biệt, tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì quá trình ĐMC phải gắn bó thật
chặt chẽ với quá trình hình thành CQK và với việc ra quyết định cuối cùng. Nên
tập trung vào việc thiết kế và thực hiện một trình tự với phạm vi cụ thể thích hợp
nhằm hòa nhập các mục tiêu của tính bền vững vào quá trình ra quyết định chiến
lược.
- Càng sớm bắt đầu tiến hành ĐMC trong quá trình hình thành CQK thì
hiệu quả sẽ càng cao hơn.
- Sự xem xét tổng thể trong suốt giai đoạn khởi đầu của quá trình ĐMC sẽ
bảo đảm tìm ra được cách thức hữu ích để xác định mục đích chung của ĐMC
giữa các bên có liên quan. Điều đó sẽ làm cho các bên tham gia tập trung vào sự
mong muốn trong tương lai hơn là vào những vấn đề hiện tại.
- Phải xác định rõ mục đích và phạm vi của ĐMC. Cũng cần phải nêu rõ
những vấn đề sẽ không được đề cập giải quyết. Để giúp cho việc thảo luận được
tập trung trong suốt quá trình thực hiện, cần phải đạt được sự thoả thuận về
những kết quả mong muốn của mỗi cuộc thảo luận trước khi nó bắt đầu.
- Quá trình ĐMC phải bao gồm các khuyến nghị có tính thực tế và các
hướng dẫn chứa đựng trong báo cáo. Cần phải làm rõ mối liên kết giữa các mục
tiêu và các chiến lược, các vấn đề về thể chế, các dự án và các hành động. Điều
này sẽ trợ giúp cho việc theo dõi tiến trình thực hiện các khuyến nghị liên quan
đến quá trình thực hiện ĐMC.
- Không nên tập trung quá trình ĐMC vào việc soạn thảo báo cáo mà phải
10

tập trung vào việc triển khai các vấn đề về thể chế, các hệ thống trợ giúp ra
quyết định, các công cụ và trình tự về quản lý môi trường, cũng như việc xây
dựng năng lực và các chương trình đào tạo cần thiết để hòa nhập các mục tiêu
của tính bền vững vào quá trình ra quyết định chiến lược.
- Thực tế là công tác ĐMC còn tương đối mới mẻ, do vậy trong nhiều
trường hợp việc xây dựng năng lực cho các bên khác nhau liên quan đến quá
trình ĐMC có thể được yêu cầu như là một phần của quá trình ĐMC. Các
chuyên gia đóng góp vào quá trình ĐMC có thể yêu cầu sự trợ giúp bổ sung để
tránh tình trạng thiên lệch về việc đánh giá tác động của đề xuất phát triển đến
các điều kiện về môi trường vŕ kinh tế - xã hội (giống như ĐTM) và chuyển
sang việc xác định các cơ hội và các hạn chế của các điều kiện về môi trường và
kinh tế - xã hội đối với sự phát triển trong tương lai. Cũng cần phải có sự đào
tạo và xây dựng năng lực để thực hiện các khuyến nghị liên quan đến quá trình
tiến hành ĐMC.
Các nghiên cứu điển hình về ĐMC ở Việt Nam chủ yếu là các nghiên cứu
khoa học thí điểm thực hiện ĐMC đối với một số địa phương. Các nghiên cứu
này thường là các nghiên cứu được sự tài trợ của một số dự án, đặc biệt là
Chương trình SEMLA thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên thực tế cũng
có một số nghiên cứu tiến hành ĐMC nhưng chất lượng chưa thực sự được đánh
giá cao do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân là do kinh phí thực
hiện quá ít (theo quy định, mức chi phí cho ĐMC hiện nay chỉ tương đương 3%
so với kinh phí lập CQK). Đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
các ĐMC còn it hơn nữa - chủ yếu là một số các nghiên cứu điển hình dưới dạng
dự án tài trợ .
6. Phân tích ví dụ 1 ĐMC cụ thể
ĐMC cho quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu
chung: Nghiên cứu nhằm kết hợp các mục tiêu về môi trường trong quy hoạch
sử dụng đất, 2011-2020 tại khu vực nghiên cứu.
* Điểm mạnh
Một báo cáo ĐMC có chất lượng cao được xây dựng với các thông tin
tuơng đối chi tiết về hiện trạng môi trường tại tỉnh Lâm Đồng. Chính các báo
cáo về hiện trạng môi trường này đã tạo ra được một cơ sở khoa học về môi
trường cho quá trình ra quyết định quy hoạch của chính quyền địa phương.
Đồng thời, báo cáo cũng đánh giá và đưa ra các dự báo tác động về môi trường
do quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Các tác động này bao gồm chủ yếu
từ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được tóm tắt như sau:
Các tác động tích lũy được đánh giá, phân tích khá kĩ trong báo cáo ĐMC
11

liên quan đến các vấn đề về ô nhiễm trực tiếp nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh;
ô nhiễm nước ngầm tầng nông một số khu vực do nhiễm bẩn nước thải; khả
năng cạn kiện nguồn nước ngầm do khai thác sử dụng quá mức; ô nhiễm môi
trường đất; ô nhiễm không khí do khí thải của các KCN/CCN; ô nhiễm do mật
độ giao thông tăng do ĐTH, CNH trong toàn vùng.
Đã có 3 kịch bản quy hoạch sử dụng đất đã được đề xuất và mỗi quy
hoạch này đều đã được đánh giá về khía cạnh môi trường với các đề xuất về bảo
vệ môi trường được xây dựng cho các lựa chọn khác nhau. Đây là một hướng đi
đúng để có thể làm cơ sở khoa học cho người có trách nhiệm ra quyết định lựa
chọn 1 kế hoạch hành động về môi trường tốt cho huyện dựa trên những yêu cầu
cụ thể cũng như các điều kiện sẵn có của địa phương.
* Nhược điểm
Có 2 nhược điểm lớn của báo cáo ĐMC này được thể hiện khá rõ đồng
thời đây cũng là 2 bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho quá trình xây dựng các
báo cáo ĐMC khác trong tương lai.
- Thứ nhất, báo cáo ĐMC chưa hoàn toàn gắn với quy hoạch sử dụng đất
và còn quá chung chung – các đánh giá tác động chưa làm nổi bật được sự khác
biệt và làm cho nguời đọc nhận rõ được đây là các tác động môi trường do quy
hoạch sử dụng đất gây ra. Việc xây dựng báo cáo ĐMC và xây dựng quy hoạch
hoàn toàn tách biệt và không có sự thống nhất. Đây cũng là điểm cần lưu ý nhất
và là bài học đắt giá nhất có thể rút ra cho các hoạt động xây dựng báo cáo
ĐMC sẽ có trong tương lai: nên tiến hành theo kiểu lồng ghép.
- Thứ hai, do báo cáo ĐMC được sử dụng chỉ như 1 công cụ phục vụ cho
quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nên đã hạn chế các tác dụng của các
kết quả có được từ báo cáo này. Trong tương lai, các kết quả của ĐMC cần được
sử dụng như các kết quả của một báo cáo quy hoạch môi trường chung để tận
dụng đuợc các kết quả này cho quá trình xây dựng quy hoạch.
* Kinh nghiệm và bài học:
- QHSDĐ cần gắn yếu tố môi trường có sự tham gia của người dân để có
được sự đồng thuận cao và tích cực góp ý kiến quan trọng cho Nhà nước, đặc
biệt là tính khả thi trong QHSDĐ. Nói cách khác, quá trình lập quy hoạch cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bên liên quan đến quy hoạch;
- Hạn chế thấp nhất sự ô nhiễm môi trường, sử dụng tài nguyên đất đai
hợp lý phục vụ phát triển KT-XH bền vững;
- Việc lập QHSDĐ lồng ghép với yếu tố môi trường là một vấn đề mới và
phức tạp, chưa được Bộ TNMT hướng dẫn nên trong quy trình nội dung cũng
12

còn nhiều lúng túng, nhất là việc đánh giá tác động môi trường lồng ghép
QHSDĐ;
- Việc lấy ý kiến đóng góp của người dân cần công khai minh bạch nhưng
tren thực tế còn gặp nhiều khó khăn;
- Đội ngũ cán bộ tham gia QHSDĐ có lồng ghép với yếu tố môi trường
chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hơn nữa, việc chưa có đội ngũ chuyên
gia chuyên nghiệp cộng với lực lượng tham gia trực tiếp quá mỏng, lại chưa
hoàn toàn có được sự phối hợp đắc lực của cán bộ địa chính cấp huyện, xã cũng
ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quá trình xây dựng báo cáo;
- Trình độ dân trí chưa cao, ý thức hiểu biết về QHSDĐ lồng ghép với yếu
tố môi trường còn hạn chế.
7. Đánh giá nhận xét
ĐTM và cả ĐMC là một trong những công cụ bảo vệ môi trường được sử
dụng ở Việt Nam, tuy nhiên do các ĐTM và ĐMC được thực hiện theo khuôn
mẫu của quy định về nội dung và hình thức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TNMT) đây là yêu cầu cần làm theo quy định của tất cả các quốc gia, tổ chức
quốc tế nhưng lại hạn chế về thời gian, nguồn lực chuyên gia, nên thiếu tính
nghiên cứu sáng tạo, ít vấn đề khoa học mới được nêu trong từng tập báo cáo, kể
cả các báo cáo cho các dự án lớn Bộ TNMT thẩm định.
Về ĐMC, trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống
văn bản pháp luật về ĐMC quy định về quy trình, thủ tục, yêu cầu lập và thẩm
định ĐMC. Các văn bản pháp luật cũng đã được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để
phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường được thiết
lập từ cấp Trung ương đến địa phương, điều này tạo điều kiện để thực hiện tốt
các nhiệm vụ về ĐMC, ĐTM, CBM, ĐBM và sau ĐTM.
Các dự án ĐMC thí điểm với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các
nhà tài trợ quốc tế và sự tham gia của các cơ quan tư vấn, chuyên gia trong nước
đều có chất lượng tốt và đã chứng minh được hiệu quả của ĐMC đối với quá
trình lập CQK. ĐMC thí điểm cho Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven
biển Vịnh Bắc Bộ, Quy hoạch phát triển lưu vực thủy điện lưu vực sông Vu Gia
– Thu Bồn, Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng,
Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Côn Đảo, Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc… đã cho thấy ĐMC được thực hiện có hiệu
quả và đã có những đóng góp tính cực trong việc phát hiện, dự báo các tác động
môi trường của CQK; góp phần chỉnh sửa, hoàn thiện CQK theo định hướng
phát triển bền vững. Thông qua việc lập ĐMC và các phiên họp của các Hội
đồng thẩm định ĐMC đã có rất nhiều ý kiến quan trọng, có tác động điều chỉnh
13

nhiều Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Bắc Cạn, Thanh Hóa, Quảng
Trị, thành phố Đà Nẵng, Tây Ninh; Quy hoạch lựa chọn địa điểm xây dựng nhà
máy điện hạt nhân, Quy hoạch phát triển ngành thủy sản… Lãnh đạo các đơn vị
lập CQK, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố, lãnh đạo các Sở được phân
công xây dựng Quy hoạch đã nhận thức rõ hơn về tác động của ĐMC và đã điều
chỉnh các Quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chất lượng và hiệu quả của các báo cáo ĐMC khác nhau, phụ thuộc vào
năng lực của cơ quan lập CQK, cơ quan tư vấn ĐMC, kinh phí thực hiện ĐMC,
tổ chức thực hiện ĐMC, sự gắn kết giữa thực hiện CQK và ĐMC. Một số ĐMC
không đạt yêu cầu, mang tính lý thuyết và có giá trị như là một điều kiện đơn
thuần cho việc phê duyệt CQK.
Quan điểm và nhận thức về ĐMC của một số cơ quan có liên quan còn
hạn chế; một số cơ quan lập CQK chưa thật thực sự tuân thủ các yêu cầu thực
hiện ĐMC trong quá trình lập, thẩm định CQK; coi việc thực hiện ĐMC như thủ
tục bắt buộc; chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng, tác dụng của ĐMC như
một công cụ để xem xét các vấn đề môi trường của CQK và hoàn thiện CQK.
Từ đó, các cơ quan lập CQK còn tiếp thu một cách rất hạn chế các đề xuất, kiến
nghị của ĐMC đối với CQK. Một số cơ quan thẩm định CQK chưa sử dụng có
hiệu quả các kết quả, kiến nghị của ĐMC trong quá trình thẩm định CQK.
Số lượng các chuyên gia có đủ năng lực tham gia các Hội đồng thẩm định
ĐMC còn ít.
Phương thức thẩm định ĐMC chủ yếu thông qua tổ chức phiên họp Hội
đồng thẩm định; chưa có điều kiện tổ chức các hoạt động hỗ trợ thẩm định như
khảo sát thực địa, lấy ý kiến tham vấn các cơ quan liên quan,…
Số lượng các cơ quan, chuyên gia tư vấn có đủ năng lực thực hiện tốt
ĐMC còn chưa nhiều; chưa có đủ số lượng cơ quan, chuyên gia tư vấn về ĐMC
cho nhiều ngành, lĩnh vực đặc thù. Một số cơ quan tư vấn lập ĐMC không có
khả năng chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐMC theo yêu cầu của Hội đồng thẩm
định.
Tổ chức thực hiện ĐMC đôi lúc chưa tốt: nhiều ĐMC được thực hiện sau
khi dự thảo CQK đã được soạn thảo, không đảm bảo nguyên tắc ĐMC thực hiện
đồng thời/song song với quá trình lập CQK. Do vậy, hiệu quả của ĐMC đối với
quá trình lập CQK bị hạn chế. Mặt khác, các đề xuất, kiến nghị của ĐMC ít
được cơ quan lập CQK tiếp thu đầy đủ. Trong một số trường hợp, cơ quan lập
CQK và ĐMC không tiến hành tham vấn trong quá trình thực hiện ĐMC. Vì
vậy, sự tham gia của các cơ quan liên quan và cộng đồng trong quá trình lập
14

ĐMC còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của ĐMC đối với
CQK.
- Thông tin, dữ liệu cho lập ĐMC còn thiếu.
Trong khi đó tại nhiều quốc gia, ĐTM và ĐMC được quan niệm không
chỉ là công cụ pháp lý cần phải thực hiện cho dự án hoặc chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch mà còn là các nghiên cứu khoa học về tác động đến môi trường tự
nhiên, sức khỏe và xã hội (kể cả văn hóa, dân tộc, khảo cổ…). Theo quan điểm
đó, ngoài báo cáo ĐMC cần phải soạn thảo theo đúng quy định của các Chính
phủ về ‘environmental impact statement – EIS (báo cáo tác động môi trường),
“tác động môi trường” đã và đang là lĩnh vực nghiên cứu khoa học nghiêm túc
thu hút nhiều viện, trường đại học, nhà khoa học tham gia.
15

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI


1. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác ĐMC
Tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức, thực hiện có hiệu
quả pháp luật, chính sách trong thực tiễn.
Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về
QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM và sau ĐTM; Trên cơ sở cân nhắc và tính toán thoả
đáng các nhân tố kinh tế, xã hội, nhân văn nhằm tạo ra cơ sở pháp lý và môi
trường thuận lợi cho hoạt động QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM; Cần có sự phân
công, phân cấp hợp lý chức năng, nhiệm vụ BVMT giữa các ngành, các cấp và
các địa phương; Hình thành cơ chế phối hợp hiệu quả để giải quyết các vấn đề
môi trường liên ngành, liên vùng và những vấn đề môi trường trọng điểm.
2. Đối với Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ lập CQK nghiêm túc
thực hiện các quy định pháp luật về ĐMC để làm cơ sở tối ưu hóa nội dung của
CQK và làm căn cứ phê duyệt CQK.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác thẩm định báo cáo ĐTM để giảm thiểu các tác động
tiêu cực đến môi trường của các dự án đầu tư.
Kiên quyết không phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư
của mình khi dự án chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc chưa được đăng ký
bản CBK.
Khi xem xét, quyết định phê duyệt dự án đầu tư phải bảo đảm các điều
kiện để các yêu cầu về BVMT theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự
án được thực thi.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc tăng cường kiểm
tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về công tác sau ĐTM và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm các quy định về công tác sau ĐTM theo quy định pháp
luật đối với các dự án do mình phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt báo cáo
ĐTM. Báo cáo kịp thời cho Bộ TN&MT các trường hợp vượt thẩm quyền xử lý
để phối hợp giải quyết;
Chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các dự án triển khai trên địa bàn địa
phương mình đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và đã đi vào vận hành sau ngày
01 tháng 7 năm 2006 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác
nhận về việc đã thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường khẩn trương lập hồ
16

sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường gửi
cơ quan có thẩm quyền để được kiểm tra, xác nhận theo quy định của pháp.
Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện nghiêm
túc việc đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản CBM theo các quy định pháp
luật hiện hành.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc thực hiện nghiêm
túc chế độ báo cáo định kỳ về công tác thẩm định báo cáo ĐMC; thẩm định và
phê duyệt báo cáo ĐTM; công tác sau ĐTM; đăng ký bản KBM theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan
ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản
ánh về Bộ TN&MT để được hướng dẫn.
3. Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đẩy mạnh sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường.
Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo và tổ chức các lớp tập huấn
QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM.
Thành lập hệ thống thông tin và dữ liệu về QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và thẩm định, quản lý.
Nghiên cứu hình thành tạp chí khoa học chuyên ngành về đánh giá tác
động nói chung và ĐMC, ĐTM nói riêng..
4. Giải pháp chung trong thời gian tới
Trong thời gian tới, cần nhanh chóng xây dựng bản hướng dẫn cụ thể về
quá trình thực hiện ĐMC đặc biệt là cho các lĩnh vực chuyên môn theo ngành
dọc đảm bảo lồng ghép một cách phù hợp với các CQK của từng ngành. Trong
quá trình xây dựng hướng dẫn cần hết sức chú ý đến các yếu tố thực tiễn (các
trường hợp nghiên cứu điển hình) để tạo nên tính khả thi cho các hướng dẫn;
Quá trình xây dựng ĐMC cần được thực hiện theo phương pháp lồng
ghép hoàn toàn (song song) với quá trình xây dựng CQK để đảm bảo tính hiệu
quả của ĐMC - đảm bảo các khuyến nghị từ ĐMC được xem xét và cân nhắc kĩ
lưỡng trong suốt quá trình xây dựng CQK. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng đây
không phải là nhiệm vụ dễ dàng và có thể thực hiện nhanh chóng nhất là trong
bối cảnh của Việt Nam với lực lượng chuyên gia mỏng, chất lượng chưa cao,
kinh phí quá hạn chế và hệ thống cơ sở dữ liệu gần như không giúp ích gì được
cho nghiên cứu;
Chính vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên
17

môn cả về CQK cũng như ĐMC là nhiệm vụ rất cần thiết trước mắt. Đồng thời,
việc xây dựng và cập nhật liên tục một hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình
xây dựng các CQK cũng là nhiệm vụ không thể để chậm trễ nhằm đảm bảo tính
thực tiễn, chính xác và khả thi của các CQK khi ban hành;
Việc xây dựng và tăng cường năng lực cho các bên liên quan, đặc biệt là
các cộng đồng để huy động trong quá trình xây dựng CQK cũng như ĐMC cũng
đã và đang được quan tâm nhưng cần được đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo tính
thực tiễn của các kết luận đồng thời cũng đảm bảo tính khả thi của các kết luận
đó;
Các CQK cũng như các ĐMC nên xây dựng các kịch bản khác nhau để có
thể so sánh và tìm ra phương án tốt nhất. Quá trình này cần có các tiêu chí đánh
giá một cách toàn diện để đảm bảo tính chính xác.
Đối với ĐMC, trong quá trình thực hiện cũng cần cân nhắc cả các vấn đề
về kinh tế xã hội để đảm bảo tính cân đối trong các kết luận đưa ra.
18

PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
ĐMC và những công cụ đánh giá môi trường khác là những công cụ
được sử dụng để đảm bảo rằng các quyết định phát triển phải tính đến và giảm
thiểu đến mức có thể các tác động tiêu cực đến môi trường. Tiếp cận theo
nguyên tắc này và những kinh nghiệm quốc tế, công tác ĐMC, ĐTM của Việt
Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng như đã đề cập
trong Báo cáo.
Tuy nhiên công tác ĐMC cũng như ĐTM hiện nay cũng cón nhiều khó
khăn và bất cập như đã nêu trên.
Với sự quan tâm cơ quan quản lý nhà nước, sự đồng thuận của xã hội
trong công tác bảo vệ môi trường, trong thời gian tới ĐMC sẽ tiếp tục phát huy
được những thành tựu đã đạt được, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, bất cập và
cùng hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ của Đất nước.
2. Kiến nghị
Tiếp tục năng cao năng lực ĐMC, ĐTM, KBM cho các bộ, ngành và địa
phương để thực hiện có chất lượng cao các yêu cầu tại Luật Bảo vệ môi trường;
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công các nội dung về
QHMT.
Tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật
chuyên ngành về ĐMC, ĐTM, KBM; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và hệ thống thông tin, dữ liệu về môi
trường. Nghiên cứu xác lập các chỉ thị (indicators) và chỉ số (indexes) trong các
báo cáo ĐTM/ĐMC để xác định các tác động của dự án hoặc CQK một cách
định lượng. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM
tổng hợp, ĐTM xuyên biên giới; Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quá
trình lập CQK và ĐMC.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về ĐMC
cho các cơ quan hoạch định chính sách, ra quyết định về CQK và cộng đồng;
tăng cường sự hợp tác của các cơ quan có liên quan đối với công tác ĐMC và
thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập ĐMC.
Việc lồng ghép đánh giá môi trường trong quá trình xây dựng CQK còn
khá mới mẻ ở Việt Nam nên cần được tiếp tục phát triển cả về khía cạnh nhận
thức và hiểu biết đối với phạm trù này. Ngoài ra, việc xây dựng và tăng cường
năng lực cho đội ngũ chuyên gia có kĩ năng, kinh nghiệm thực hiện ĐMC ở Việt
Nam là hết sức cấp thiết để đảm bảo các CQK được xây dựng lồng ghép một
19

cách hiệu quả và toàn diện với ĐMC đảm bảo góp phần tiến tới mục tiêu phát
triển bền vững.
Trên đây là toàn bộ nội dung tiểu luận thực trạng ĐMC và giải pháp, tiểu
luận còn nhiều thiếu sót hạn chế, kính mong quý thầy cô và học viên đóng góp ý
kiến để báo cáo được hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn./.

You might also like