You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

BÀI KIỂM TRA MÔN:


Quản lý nhà nước về kinh tế
-------------

Họ và tên: Đinh Tiến Dũng ĐIỂM SỐ VÀ LỜI PHÊ


Lớp: Cao học QLKT – K18
Ngành: Quản lý Kinh tế

BÀI LÀM
1. Nội dung và vai trò của công cụ kế hoạch (gồm cả quy hoạch) đối với
quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô:
* Nội dung của kế hoạch : Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành
động trong tương lai, theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp
hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai.
Kế hoạch với tính cách là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, gồm
nhiều dạng với nội dung và vai trò khác nhau và cần được sử dụng để phục vụ
công tác quản lý. Hệ thống kế hoạch bao gồm:
- Chiến lược phát triển KT-XH là đường lối chung tổng quát và giải pháp
chủ yếu, mang tính tổng thể để định hướng và lựa chọn ưu tiên phát triển KT -
XH đất nước trong một thời gian dài (10 năm hoặc dài hơn) Thí dụ, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 do Đại hội IX của Đảng đề ra.
- Quy hoạch phát triển KT - XH: là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển
KTXH, nó là một tập hợp các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực tương
ứng để thực hiện các mục tiêu theo không gian và thời gian. Nội dung bản quy
hoạch gồm: Luận chứng phương án phân bố, tổ chức không gian lãnh thổ phát
triển, nhấn mạnh đến tổ chức các vùng động lực, phối hợp giũa các vùng; bố trí
mạng lưới các ngành KT-XH, phát triển kết cấu hạ tầng. Bản đồ quy hoạch phát
triển và phân bố không gian sẽ minh họa, làm rõ những nội dung này. Giải pháp
tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhấn mạnh đến việc bảo đảm các nguồn
lực vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, trong đó nhấn mạnh các
chương trình dự án ưu tiên.
- Kế hoạch trung hạn (kế hoạch 3 năm, 5 năm) là phương tiện để cụ thể
hóa các mục tiêu phải đạt được cùng sự bố trí, khai thác các nguồn lực và các
giải pháp tương ứng được lựa chọn trong khoảng thời gian 3 năm/5 năm. Kế
hoạch trung hạn ( kế hoạch 5 năm), trong đó có phân bổ chỉ tiêu từng năm, hình
thức chủ yếu của kế hoạch, là định hướng khung cho quá trình phát triển KT-XH
của đất nước.
- Kế hoạch hàng năm: là sự cụ thể hóa của kế hoạch trung hạn nhằm thực
hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH, được xây dựng căn c ứ vào m ục tiêu và định
hướng chiến lược, nhiệm vụ của kế hoạch trung hạn và việc phân tích tình
huống.
- Chương trình: Là một tổ hợp các chính sách, các thủ tục, các qui t ắc và
các nguồn lực cần thiết có thể huy động nhằm thực hiện các m ục tiêu nh ất định
mang tính độc lập tương đối. Mục tiêu của chương trình là mục tiêu quan tr ọng,
ưu tiên nên khi thực hiện đòi hỏi phải có sự phối hợp. Một ch ương trình l ớn
thường bao gồm nhiều chương trình nhỏ phụ trợ : Ví dụ , chương trình xóa đói
giảm nghèo gồm có các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, chương trình cho
vay vốn…
- Dự án: Là tổng thể các hoạt động, các nguồn lực và các chi phí được bố
trí chặt chẽ theo thời gian và không gian, mang tính độc lập tương, đối nhằm
thực hiện những mục tiêu KT-XH cụ thể, ví dụ: dự án X ĐGN các xã đặc bi ệt
khó khăn ở vùng sâu vùng xa. Nguồn lực để thực hiện mục tiêu của dự án phải
rõ ràng bao gồm cả nguồn lực tài chính, nhân lực và kỹ thuật theo thời gian và
không gian.
* Các nguyên tắc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Để kế hoạch trở thành công cụ hữu hiệu, cần quán triệt các nguyên tắc
sau:
- Tuân thủ yêu cầu của các quy luật thị trường: Kiên định các mục tiêu
phát triển nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong chính sách và biện pháp.
- Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường công khai, minh
bạch.
- Bảo đảm tính tối ưu trong các lựa chọn, sự cân đối giữa các yếu tố, các
khâu, các ngành và các bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động SX-
KD
2. Liên hệ tình hình địa phương về việc lập và thực hiện quy hoạch s ử
dụng đất trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Đến nay, tỉnh Sơn La đã hoàn thành lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
đến năm 2030, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 tại 12/12 huyện, thành phố. Về
kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh, hoàn thành trong quý II/2023.
Thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, những
năm qua, tỉnh Sơn La đã tổ chức thực hiện nghiêm quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đồng loạt ở các cấp, tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai. Các văn bản chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn được ban hành kịp thời, rõ
trách nhiệm của từng cấp, ngành thực hiện.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành lập, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của 12/12 huyện, thành phố. Các chỉ
tiêu sử dụng đất do UBND tỉnh phê duyệt đều đảm bảo theo chỉ tiêu Quy hoạch
sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050, kế hoạch sử dụng đất
quốc gia 5 năm 2021-2025 được phân bổ cho cấp tỉnh tại Quyết định số
326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh, thời gian hoàn thành
trong năm 2023, sau khi Quy hoạch tỉnh hoàn thành tiếp thu ý kiến tham gia của
các Bộ, ngành Trung ương và nhân dân.
Nhìn chung, quá trình triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành
thực hiện, đã thành lập Hội đồng thẩm định, với thành phần liên quan là các sở,
ban, ngành… Đã có sự tham gia ý kiến, thống nhất giữa quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành thuộc các sở, ngành khác quản lý;
đảm bảo tổ chức xin ý kiến nhân dân vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
Triển khai rà soát điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới phù hợp với chỉ tiêu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt, các
địa phương đã tổ chức công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử huyện,
niêm yết tại trụ sở UBND huyện, các xã, thị trấn để nhân dân biết, giám sát, thực
hiện. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai, để người sử dụng đất
nắm vững các quy định, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ
môi trường.
Đồng thời, công khai diện tích bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ,
rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Kiên quyết không giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất,
thu hồi đất với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng
đất…
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, việc lập phương án phân bổ đất đai gắn
với Quy hoạch tỉnh là nội dung mới cần phải thực hiện đồng thời giữa các
ngành, lĩnh vực nên quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Dẫn đến ảnh
hưởng tiến độ hoàn thành, trình thẩm định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh và hoàn thành, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện.
Bên cạnh đó, do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để đánh giá sự phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các dự án đề xuất đầu tư, dẫn đến
việc triển khai thực hiện các dự án còn gặp vướng mắc. Đây cũng là nội dung
khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thanh, kiểm tra việc sử dụng đất theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc thực hiện các quy hoạch vẫn còn một số điểm chưa thống nhất giữa
các quy hoạch, kế hoạch các ngành, lĩnh vực với nhau và quy hoạch các cấp với
nhau. Nguyên nhân do thời điểm lập quy hoạch khác nhau, quy hoạch của các
ngành, lĩnh vực khác có thể lập trước thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nhiều năm hoặc ngược lại, dẫn đến nhiều thông tin cập nhật không còn phù
hợp hoặc có nội dung chưa được cập nhật vì thiếu cơ sở thông tin.
Bên cạnh đó, do nhiều tác động của thị trường, nhiều cơ chế chính sách thay đổi
nên quá trình thực hiện các chương trình, dự án lớn cũng thay đổi làm ảnh
hưởng đến chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất xây dựng trước đó 10 năm hoặc 5
năm không còn phù hợp, dẫn đến kế hoạch sử dụng đất hàng năm có thay đổi,
biến động theo.
Cộng thêm, Sơn La là địa bàn khó khăn về vị trí địa lý, quỹ đất để thực
hiện các dự án, khi lập quy hoạch không có cơ sở để dự báo nhu cầu sử dụng đất
trong tương lai, khi có dự án phát sinh lớn có nhu cầu sử dụng đất để đầu tư phát
triển sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất được
duyệt. Luật Đất đai năm 2013 không quy định việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ
về sử dụng đất dẫn đến khó khăn trong việc lập Kế hoạch sử dụng đất để thực
hiện dự án.

You might also like