You are on page 1of 102

Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật
Đất đai 1993 [8]. Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối
với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của
xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai
liên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của
đất nước. Trong đó chỉ rõ:
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười
ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1)
Luật đất đai 2003. [9]
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng
năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luật
đất đai 2003 [9]. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt
không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất.
Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công
tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh
chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa
vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngành
Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoa
Địa lý – Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn chúng tôi vận dụng trang thiết bị
máy vi tính, kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStation các đời (SE,
V8, V8i), phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng MapSubject, Autocard. Đặc
biệt, dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Tài nguyên Và Môi

Trang 8
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

trường (TTKT-DV-TN&MT) tỉnh Bình Định chúng tôi thực hiện đồ án thực tập:
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn,
tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đợt thực tập nhằm đạt những mục tiêu sau:
- Tập dượt, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt quy trình
công nghệ tiên tiến trong công tác thành lập bản hiện trạng sử dụng đất bằng
công nghệ số. Qua đó, củng cố và nâng cao kiến thức, làm sáng tỏ thêm nội dung
thực tập.
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng.
- Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làm
việc của bản thân.
- Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ. Từ
đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên xã Hoài Thanh Tây, hiện trạng quỹ
đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn hoang hóa, qũy
đất chưa sử dụng; xác định được tình hình biến động đất đai so với kì trước, tình
hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tình hình thực
hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tuân thủ nghiêm túc những quy định của Trung tâm và Nhà trường.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm MicroStation, MapSubject, và một số
các chức năng khác của máy vi tính.
- Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài Thanh Tây,
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phải tuân thủ theo đúng những quy định về

Trang 9
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi
trường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở toán học xác định,
sử dụng thống nhất hệ thống tọa độ và độ cao Nhà nước (hệ tọa độ VN-2000). Tỷ
lệ bản đồ tùy thuộc vào diện tích của đơn vị hành chính cần xây dựng bản đồ.
4. Giới hạn nghiên cứu
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn,
tỉnh Bình Định” là một báo cáo hẹp. Trong phạm vi là một báo cáo thực tập với
những hạn chế nhất định về tư liệu, thời gian và năng lực, chúng tôi chỉ:
- Bước đầu tổng quan và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề thực
tập, từ đó hình thành nên quá trình xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng.
- Bước đầu sử dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất dạng số.
- Về phạm vi hành chính, diện tích nghiên cứu:
 Về phạm vi hành chính chúng tôi áp dụng việc thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất đối với xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
 Diện tích theo hiện trạng của xã Hoài thanh Tây là 1.461,15 hecta (ha).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đồ án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở:
Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản
đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh
vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống kí
hiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa
độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở sẽ
giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị

Trang 10
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

trí không gian của các khoanh đất có cùng muc đích sử dụng. Bên cạnh đó việc
sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực địa,
vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế.
5.2. Phương pháp sưu tầm thu thập, thống kê tài liệu
Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích
sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa hình
do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Định cung cấp, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 do xã hoài
Thanh Tây cung cấp,
5.3. Phương pháp thực địa
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh khỏi
những thiếu sót do vậy cần tiến hành điều tra thực địa, đối soát bản đồ nhằm bổ
sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ.
5.4. Phương pháp phỏng vấn
Kết hợp với phương pháp thực địa, có những khoanh đất nằm trong quy
hoạch, hoặc đất bằng phẳng nằm trong khu dân cư chưa xác định được đất ở hay
đất bằng chưa sử dụng…thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chính quyền và
người dân xã Hoài Thanh Tây về các mảnh đất để biết chính xác và cụ thể hơn
mục đích sử dụng của mảnh đất đó, nhằm phục vụ cho việc xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất.
6. Cấu trúc đồ án
Bố cục khoá luận gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu (04 trang).
- Phần nội dung và kết quả nghiên cứu (94 trang).
+ Chương 1. Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp xã (08 trang).
+ Chương 2. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính (86 trang).
- Phần kết luận và kiến nghị (03 trang).

Trang 11
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1. Tổng quan về công tác


thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã

1.1. Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất


1.1.1. Những công nghệ áp dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1.1. Phần mềm MicroStation
MicroSation: là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa
rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố
bản đồ. Microsation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như:
Geovec, Irasb, Irac, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó. Đặc biệt, phần mềm
MicroStation SE tạo ra môi trường hoạt động cho phần mềm xây dựng bản đồ
hiện trạng MapSubject một cách tối ưu.
Microsation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ
họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg).
1.1.1.2. Phần mềm MapSubject
MapSubject là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, quy hoạch
sử dụng đất. Chạy trên môi trường đồ hoạ MicroStation SE. Thực hiện tô màu và
pattern tự động, tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp theo từng
file.... Hỗ trợ phân lớp, đối tượng theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng và
quy hoạch sử dụng đất [6].
Hiện nay MapSubject được sử dụng rộng rãi để thành lập bản đồ hiện trạng
trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định
như Trung tâm Thông tin, TTKT-DV-TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất. Phần mềm này cũng được một số tỉnh cũng như một số công ty tư nhân
khác như Công ty TNHH một thành viên Bình Nguyên sử dụng để xây dựng bản
đồ hiện trạng và nhận được nhiều nhận xét mang tính tích cực.

Trang 12
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

CHUẨN HÓA LỚP THỬA (CLEAN)

TÌM SỬA LỖI (FLAG)

XÓA TOPOLOGY

TẠO TOPOLOGY

BẢN ĐỒ GÁN DỮ LIỆU TỪ NHÃN

SỬA TỪNG NHÃN THỬA

SỬA BẢNG NHÃN THỬA

TÔ MÀU BẢN ĐỒ

VẼ NHÃN BẢN ĐỒ

CHỨC
TẠO KHUNG BẢN ĐỒ
NĂNG
TẠO BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH
CỦA
XÁC NHẬN VÀ KÝ DUYỆT BẢN ĐỒ
PHẦN
BIÊN TẬP CHỌN KÝ HIỆU MÃ LOẠI ĐẤT

MỀM
CHỌN LỚP THÔNG TIN

CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỂM

CHỌN KIỂU CHỮ

ĐÁNH THỨ TỰ CÁC LỚP XEM

CỬA SỔ HIỄN THỊ THEO THỨ TỰ ĐẶT

TẠO TOPOLOGY

Sơ đồ 01: Cấu trúc chức năng làm việc của phần mềm MapSubject

1.1.2. Các vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất


1.1.2.1. Một số khái niệm
a). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm

Trang 13
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên –
kinh tế và cả nước.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ [10].
b). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số [10].
c). Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định
trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình
thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó [10].
d). Loại đất
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích
sử dụng đất [10].
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.
Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm
thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định
theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép
chuyển mục đích sử đụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử
dụng chính của khoanh đất.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số).

Trang 14
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
a). Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền
Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết
định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng
hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-
BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ
quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.
Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định
nghĩa sau đây:
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa
gồm hai hệ:
- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được
định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng
phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.
Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao
độ chuẩn H, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do
WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
+ Bán trục lớn: a = 6 378 137 m.
+ Độ lệch tâm thứ nhất: e2 = 0.00669437999013
(hay độ dẹt  (f) = 1 / 298.257223563)
+ Vận tốc góc quay quanh trục:  = 7292115x10-11rad/s -11rad/s
+ Hằng số trọng trường Trái đất: fM=3986005.108m3s-2
Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa
chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà nội

Trang 15
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:


Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3 o có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền
(ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.
Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh. Đối
với tỉnh Bình Định là 108o15’ (xem phụ lục số 01).
Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện
tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội
dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ
lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất

Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
1:1.000 Dưới 120
1:2.000 Từ 120 đến 500
Cấp xã
1:5.000 Từ 500 đến 3.000
1:10.000 Trên 3.000
1:5.000 Dưới 3.000
Cấp huyện 1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000
1:25.000 Trên 12.000
1:25.000 Dưới 100.000
Cấp tỉnh 1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000
1:100.000 Trên 350.000
Cấp vùng 1:250.000
Cả nước 1:1.000.000
Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên
của khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỷ
lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01 [10].
Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Trang 16
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Độ chính xác chuyển vẽ của các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các
bản đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá
± 0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt
quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ.
b). Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung của bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ
1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x 10 cm.
Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa
hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ biển
được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công trình
giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp xã như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấ xã đường bộ được biểu thị đến
đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông
kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm theo Quyết
định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng
có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa danh, tên
các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết.

Trang 17
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

1.1.2.3. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất
- Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.
Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất biểu
thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện
tích trên bản đồ theo quy định trong bảng sau:
Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ Diện tích khoanh đất trên bản đồ
Từ 1:1.000 đến 1:10.000 ≥ 16 mm2
Từ 1:25.000 đến 1:100.000 ≥ 9 mm2
Từ 1:100.000 đến 1:1000.000 ≥ 4 mm2
- Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các
tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện
tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử
dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn [4].
1.2. Cơ sở pháp lý
- Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm kê
đất đai.

Trang 18
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ " Về thi hành Luật Đất đai ".
- Căn cứ Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010.
- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường " Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ".
- Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm
2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15
tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Công văn số: 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của
Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường "V/v hướng dẫn nghiệp
vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010”.
- Công văn số 2379/UBND-NĐ ngày 12/10/2009 của Uỷ ban nhân dân
(UBND) tỉnh Bình Định.
- Chỉ thị số: 05/CT-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2009 của UBND tỉnh Bình
Định “Về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010”.

Trang 19
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh


Bình Định về Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tỉnh Bình Định năm 2010.
Chương 2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng
số xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
2.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hoài Thanh Tây
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoài Thanh Tây là một xã đồng bằng của huyện Hoài Nhơn, có vị trí địa lý
như sau:
Xã Hoài Thanh Tây nằm trong khoảng tọa độ địa lý:
Từ 108o 59’ 56” đến 109o 03’ 03” độ kinh Đông.
Từ 14o 29’ 09” đến 14o 31’ 58” độ vĩ Bắc.
Phạm vi ranh giới:
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông và xã Hoài Thanh.
- Phía Tây tiếp giáp núi Hòn Đèo.
- Phía Nam tiếp giáp xã Hoài Tân.
- Phía Bắc tiếp giáp 2 xã Hoài Hảo và xã Tam Quan Nam.

HOÀI THANH
TÂY

Trang 20
Hình 01. Vị trí xã Hoài Thanh Tây trong bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

2.1.1.2. Địa hình, địa chất


Địa hình xã Hoài Thanh Tây nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ dốc
nhỏ, nền địa chất ổn định. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng
năm bởi 4 con sông gồm: sông Cây Me, sông Cạn, sông Xương và sông Bàu Sấu
tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp. [2]
2.1.1.3. Khí hậu
Do điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý, điều kiện địa hình
nên Hoài Thanh Tây có khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12,
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. [2]
- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, chênh lệch ngày đêm
không lớn. Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,27 oC thấp hơn trung bình toàn tỉnh
khoảng 0,3oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (23,3 oC); tháng có nhiệt độ
cao nhất là tháng 7 (36,13oC).
- Mưa - ẩm: Lượng mưa thấp, ẩm độ thấp
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.100mm cao hơn mức trung bình của
toàn tỉnh (1.900mm). Mùa mưa tập trung trong 4 tháng chiếm khoảng 75% tổng
lượng mưa cả năm, trùng với mùa bão nên thường gây lũ lụt. Số ngày mưa trung
bình trong năm tại trạm Bồng Sơn là 126 ngày, cao hơn trung bình toàn tỉnh.
+ Độ ẩm không khí: trung bình: 80%; độ ẩm không khí thấp nhất: 75%
(tháng 7), cao nhất 86% (tháng 10).
Như vậy, dựa vào tình hình khí hậu của khu đo giúp chúng tôi tiến hành
phân bổ kế hoạch, thời gian đo đạc hợp lý nhằm đảm bảo tiến độ công trình.
2.1.1.4. Thủy văn
- Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn xã có 4 con sông chảy qua, bao gồm sông Cây Me, sông
Cạn, sông Xương và sông Bàu Sấu nên tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển

Trang 21
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước. Tuy nhiên, hàng năm vào mùa mưa nước
dâng cao đã gây ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, sạt lở làm thiệt hại một phần đáng
kể về nhà cửa và hoa màu của nhân dân trên địa bàn xã.[2]
- Nguồn nước ngầm:
Trong địa bàn xã Hoài Thanh Tây chất lượng nguồn nước ngầm tương
đối tốt. Độ sâu mực nước ngầm thay đổi theo mùa. Nước ngầm được khai thác
sử dụng còn khiêm tốn, chủ yếu nhân dân sử dụng nước giếng để phục vụ cho
sinh hoạt, lượng nước ngầm khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp khối
lượng chưa được nhiều.

Hình 02. Sông Bàu Sấu

2.1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất


*Tổng diện tích theo địa giới hành chính (364/CP) : 1461,15 ha.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp : 1131,70 ha.
Trong đó :
+ Đất trồng cây hàng năm : 518,89 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm : 289,12 ha.
+ Đất lâm nghiệp : 39,65 ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản : 4,04 ha.

Trang 22
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp : 312,84 ha.


Trong đó :
+ Đất ở : 56,64 ha.
+ Đất chuyên dùng : 122,41 ha.
+ Đất tôn, giáo tín ngưỡng : 1,12 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 45,43 ha.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 87,24 ha.
- Tổng diện tích đất chưa sử dụng : 16,61 ha.
Trong đó :
+ Đất bằng chưa sử dụng : 16,61 ha.
*Cơ cấu diện tích đất đai năm 2010:
 Đất nông nghiệp chiếm 77,45% so với tổng diện tích tự nhiên.
 Đất phi nông nghiệp chiếm 21,41% so với tổng diện tích tự nhiên.
 Đất chưa sử dụng chiếm 1,14% so với tổng diện tích tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Về dân cư, dân tộc
Theo số liệu thống kê toàn bộ xã Hoài Thanh Tây gồm có 10 thôn:
- Thôn Tài Lương 1. - Thôn Ngọc An Đông.
- Thôn Tài Lương 2. - Thôn Ngọc An Tây.
- Thôn Tài Lương 3. - Thôn Ngọc An Nam.
- Thôn Tài Lương 4. - Thôn Ngọc An Bắc.
- Thôn Bình Phú. - Thôn Ngọc An Trung.
Tổng số nhân khẩu trong toàn xã có: 9359 nhân khẩu.
Đại đa số người dân trong xã là người kinh sống tập trung theo xóm,
thôn. [5]
2.1.2.2.Về an ninh trật tự
An ninh trật tự trong xã nhìn chung tương đối tốt. Cán bộ từ xã đến thôn
và nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương của tỉnh về khảo sát và thành lập bản
đồ hiện trạng sử đất phục vụ cho đợt kiểm kê đất đai năm 2010.

Trang 23
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

2.1.2.3. Về kinh tế
Cùng với sự nổ lực của các cấp, các ngành, nhân dân trong xã tích cực
lao động sáng tạo, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất cây trồng, vật
nuôi, biết vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình với các cơ chế, chính
sách và chủ trương của Nhà nước nên tất cả các ngành đều có bước phát triển
khá.
Đời sống kinh tế của nhân dân trong xã phần lớn ổn định, các hộ gia đình
nông nghiệp sinh sống thu nhập chủ yếu từ sản xuất trồng lúa nước, rau màu các
loại và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên cần có chính sách đầu tư khuyến
khích của xã nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đúng với tiềm năng hiện có của
huyện.
2.2. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài thanh Tây
phải tuân thủ hai quy trình sau:
 Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương
pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thực hiện theo
sơ đồ sau [10]:

Xây dựng Thiết kế kỹ thuật -


Dự toán công trình

Công tác chuẩn bị

Công tác ngoại nghiệp

Biên tập, tổng hợp

Hoàn thiện và in bản đồ

Kiểm tra, nghiệm thu

Sơ đồ 02: Các bước xây dựng bản đồ hiện


trạng sử dụng đất từ bản
Trang 24 đồ địa chính
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình:


- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu. Đây là công đoạn
Sở Tài nguyên Môi trường thu thập các tài liệu như bản đồ, các văn bản pháp lý
liên quan từ đó phân loại để gửi xuống đơn vị thi công
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình tức là đưa ra các bước
cơ bản thành lập bản đồ, từ đó ứng với mỗi bước Sở Tài nguyên Môi trường có
trách nhiệm tính chi phí cần thiết để đưa ra số tiền thích hợp cho hợp đồng thành
lập bản đồ hiện trạng với đơn vị thành lập bản đồ.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Là
quá trình tổng hợp bản đồ địa chính thành một file tổng thể, chuyển vẽ các yếu tố
nội dung cơ sở địa lý (như giao thông, thủy hệ, địa hình, ghi chú, kí hiệu…) lên
file tổng thể.
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Vạch tuyến khảo sát thực địa. Đây là bước tiền đề cho công tác ngoại
nghiệp tiếp theo, đơn vị xây dựng bản đồ có trách nhiệm phác họa sơ đồ điều tra
thực địa để có thể khoanh vẽ các yếu tố hiện trạng sử dụng đất cũng như chỉnh
sửa các yếu tố nội dung cơ sở địa lý được nhanh và chính xác nhất
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên
bản sao bản đồ nền. Mặc dù dựa vào bản đồ địa chính đã có thể khoanh vẽ, số
hóa được các yếu tố nội dung cơ sở địa lý nhưng để chính xác hơn cần điều tra
thực địa để chỉnh sửa bổ sung lên bản đồ nền.
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Tức là việc
khoanh các loại đất cùng mục đích sử dụng lên bản đồ địa chính.

Trang 25
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 4: Biên tập, tổng hợp:


- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa.
Sau khi điều tra ngoài thực địa về các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng
đất cũng như các yếu tố nội dung cơ sở địa lý cần phải kiểm traviệc điều tra đã
đầy đủ hay chưa, xem xét còn đối tượng nào cần phải tiến hành điều tra lại hay
không, cần loại bỏ nhũng đối tượng nào không cần thiết… Chỉnh sửa các yếu tố
nội dung cơ sở địa lý đã được xây dựng ở bước 2.
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền.
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ.
- Biên tập, trình bày bản đồ là bước hết sức quan trọng quyết định đến tính
thẩm mỹ của tờ bản đồ. Ở bước này người kỹ thuật viên có trách nhiệm trình bày
các lớp đối tượng sao cho không xảy ra việc trùng lặp, chồng chéo lên nhau.
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ.
Yêu cầu để bản đồ có tính pháp lý là phải có sự chấp thuận của Hội đồng
kiểm tra, nghiệm thu; muốn Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu không bác bỏ thành
quả của mình người kỹ thuật viên phải kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm của mình trên
file số cũng như file giấy trước khi đưa ra hội đồng kiểm tra.
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả).
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ theo Quy định về thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu. Đây là công đoạn quyết định tính thành bại của sản
phẩm. Công đoạn này được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra bản đồ
(do Sở Tài nguyên Môi trường chỉ định). Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy
định của Bộ Tài nguyên Môi trường [11]. Trong kiểm tra nghiệm thu Hội đồng
kiểm tra nghiệm thu có trách nhiệm ghi những thiếu sót vào phiếu để sữa chữa.

Trang 26
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Kiểm tra xong phải đưa ra ý kiến nhận xét, toàn bộ quá trình kiểm tra phải được
lập thành văn bản.
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
 Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
dạng số gồm các bước trong sơ đồ sau:
Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để
số hóa
Thiết kế thư mục lưu trữ bản
đồ
Phân lớp các đối tượng nội dung và
xây dựng thư viện ký hiệu bản đồ

Xác định cơ sở toán học cho


bản đồ
Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài
liệu dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên
bàn số hóa
Số hóa và làm sạch các dữ liệu

Trình bày, biên tập bản đồ

In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa

Nghiệm thu bản đồ trên máy


tính
In bản đồ ra giấy

Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD

Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản


đồ giấy
Viết thuyết minh bản đồ

Đóng gói và giao nộp sản


phẩm
Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ
thành lập bản đồ hiện
Trang 27 trạng sử
dụng đất dạng số
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa.


Thu thập các tài liệu bản đồ như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch ba
loại rừng, bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính 364; số liệu tổng hợp về
diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của xã cần thành lập bản đồ để
chuẩn bị cho công tác số hóa bản đồ.
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.
Để thuận tiện cho quá trình lưu trữ, truy xuất bản đồ một cách có hệ thống,
khoa học cần thiết phải xây dựng thư mục lưu trữ ngay từ ban đầu. Thư mục
được xây dựng theo đơn vị hành chính từ tỉnh đến huyện rồi đến xã.
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bản
đồ. Đây là bước quan trọng trong thành lập bản đồ nói chung và bản đồ hiện
trạng nói riêng. Tuy nhiên, theo quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
thì các lớp của các đối tượng cũng như hệ thống kí hiệu đã được Bộ Tài nguyên
Môi trường quy định và cung cấp rõ ràng tại tập Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và quy hoạch sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số
23/2007/QĐ-BTNMT). Nên trong quá trình số hóa, thành lập bản đồ ta chỉ việc
căn cứ vào các quy định đó là được.
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ.
Là quá trình xây dựng seed file chuẩn cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Seed file này căn cứ theo Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT.
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa.
Nếu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính dạng giấy,
yêu cầu phải quét bản đồ và số hóa lại từ đầu. Tuy nhiên, hiện nay đa số bản đồ
địa chính đều có ở dạng số nên ta không cần phải số hóa mà chỉ cần tổng hợ các

Trang 28
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

file bản đồ địa chính để tiến hành lập bản đồ nền. Mặc dù vậy, bản đồ địa chính
được xây dựng trên một seed file khác với seed file của bản đồ hiện trạng vì vậy
cần thiết chuyển từ seed file địa chính sang seed file hiện trạng để phù hợ với cơ
sở toán học của bản đồ nền thành lập bản đồ hiện trạng.
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu.
Là quá trình khoanh vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý và các nội dung
hiện trạng sử dụng đất dựa vào bản đồ địa chính tổng thể. Sau khi đã khoanh vẽ
toàn bộ tờ bản đồ tiến hành xóa bỏ những đối tượng không cần thiết của bản đồ
địa chính dùng để số hóa.
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ.
Đây chính là việc tạo ra tính thẩm mỹ và trực quan của tờ bản đồ, công
đoạn này nhằm đưa các mã loại đất vào trong khoanh đất, đưa các lớp về đúng
thứ tự trên dưới để tránh tình trạng nhiễu loạn tông tin…
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa.
Sau khi đã khoanh vẽ và biên tập xong tiến hành in bản đồ, kiểm tra các sai
sót, căn cứ vào các số liệu điều tra thực địa để chỉnh sử lại bản đồ ngay trên máy
tính. Hoặc chỉnh sửa trên bản đồ giấy vừa in ra rồi căn cứ vào đấy để sửa lại trên
máy tính.
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính.
Mặc dù đã kiểm tra và chỉnh sửa nhưng để tránh những sai sót có thể xảy
ra, cũng như để tiết kiệm chi phí in ấn người kỹ thuật viên có trách nhiện kiểm tra
bản đồ ngay trên máy tính. Đây cũng chính là bước cuối cùng chuẩn bị cho việc
kiểm tra nghiệm thu bởi cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng kiểm tra nghiệm thu
bản đồ).
Bước 10: In bản đồ ra giấy.
Sau khi người kỹ thuật viên kiểm tra, nghiệm thu sơ bộ bản đồ trên giấy
cũng như trên máy tính tiến hành in bản đồ để chuẩn bị cho Hội đồng kiểm tra,
nghiệm thu tiến hành kiểm tra.
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD.

Trang 29
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Ngoài dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được in ra để đưa đi
kiểm tra, nghiệm thu đơn vị thi công còn phải xuất bản đồ ra đĩa CD để Hội đồng
kiểm tra, nghiệm thu tiến hành kiểm tra nghiệm thu file bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số, tránh những sai sót về seed file, cơ sở toán học...
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy.
Để nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy cần có một Hội đồng
kiểm tra nghiệm thu. Hội đồng này căn cứ vào thời gian quy định tiến hành một
buổi nghiệm thu sản phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Các căn cứ, công đoạn
và yêu cầu kỹ thuật của việc kiểm tra được quy định rõ trong Thông tư số
02/2007/BTNMT về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình,
sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Trong kiểm tra nghiệm thu Hội đồng kiểm tra nghiệm thu có trách nhiệm
ghi những thiếu sót vào phiếu để sữa chữa. Kiểm tra xong phải đưa ra ý kiến
nhận xét, toàn bộ quá trình kiểm tra phải được lập thành văn bản.
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ.
Để đưa ra cái nhìn chi tiết, logic và đầy đủ hơn phải thành lập một báo cáo
thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản báo cáo thuyết minh bản đồ được
xây dưng theo Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Ban hành
kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT. Trên thực tế thì báo cáo thuyết
minh bản đồ được xây dựng trước khi nghiệm thu, và chính nó cũng được
nghiệm thu bởi Hội đồng kiểm tra nghiệm thu.
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Sau khi nghiệm thu xong tiến hành chỉnh sửa theo phiếu kiểm tra của Hội
đồng kiểm tra nghiệm thu, in bản đồ, xuất bản đồ ra đĩa CD và giao nộp.
Như vậy, quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa hai quy trình trên. Trong đó, quy trình công nghệ thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số làm sáng tỏ hơn, cụ thể hóa các bước
của quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp
sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Và ngược lại các bước

Trang 30
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

của quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp
sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở là tiền đề, cơ sở để thực
hiện quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số theo
một hướng riêng. Đó là xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số từ bản
đồ địa chính chứ không phải xây dựng bản đồ số một cách chung chung.
Tuy nhiên, để phù hợp và đúng với thực tiễn thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất hiện nay của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng như cả nước,
chúng tôi xây dựng các công đoạn thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
khâu chuẩn bị đến khâu in xuất bản đồ, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm nhưng
vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí theo hai quy trình trên.
2.3. Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
2.3.1. Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình
Ở công đoạn này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định có trách
nhiệm khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu hiện có liên quan đến
việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây
[5]. Các tài liệu thu thập được bao gồm này bao gồm:
a) Nguồn tài liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp:

- Bản đồ nền địa hình biên tập trên tỷ lệ 1/5000 của xã Hoài Thanh Tây.

- Bộ ký hiệu ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/ QĐ-BTNMT


ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Ký
hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”.

b) Nguồn tài liệu sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp:

- Bản đồ số hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của xã Hoài Thanh Tây .

- Bản đồ địa chính đăng ký thống kê năm 2009 tỷ lệ 1/2000.

- Bản đồ lâm nghiệp đo vẽ năm 2008.

c) Nguồn tài liệu sở Nội vụ cung cấp:

Bản đồ địa giới hành chính 364/TTg của xã Hoài Thanh Tây.

Trang 31
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

d) Nguồn tài liệu thu thập ở xã:

- Các biểu mẫu thống kê của xã năm 2010.


- Bản đồ tác giả được khoanh vẽ trên nền bản đồ hiện trạng 2005, bản đồ
địa chính.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai kỳ trước.

Căn cứ vào nguồn tài liệu thu thập được Sở sẽ lập kế hoạch, xây dựng
Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình. Tức là thiết lập nên một chuỗi quy trình
làm việc từ xử lý dữ liệu ban đầu cho đến lúc giao nộp sản phẩm. Trong quy trình
đó chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn lại gắn với chức năng làm
việc của các đơn vị liên quan. Ví dụ như: việc khoanh vẽ, đối soát bản đồ thuộc
chức năng của xã Hoài Thanh Tây, số hóa, biên tập bản đồ do TTKT-DV-
TN&MT tỉnh Bình Định thực hiện... Bên cạnh đó Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho
xã Hoài Thanh Tây.
Sau khi xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm chuyển bản Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình
cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định dự toán kinh phí xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010.
Cuối cùng trình cho UBND tỉnh phê duyệt.
2.3.2. Công đoạn chuẩn bị
2.3.2.1. Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Để thuận tiện cho việc quản lý bản đồ theo từng lớp đối tượng, tránh xảy
ra hiện tượng chồng chéo thông tin, thuận tiện trong việc in bản đồ cũng như tối
ưu hóa nhiệm vụ quản lý bản đồ phục vụ cho các đợt kiểm kê sau này. Cần phải
thiết lập một thư mục lưu trữ bản đồ có đường dẫn như sau:
F:\>HT-2010
TINH
Hình 87.
Chọn loạiHUYEN
cuộn Hình 87. Tên xã
Chọn loại
cuộn Hình 87.BackUp
Trang 32Chọn loại
Sơ đồ 04: Thư mục lưu cuộn
trữ bản đồ
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong thư mục Tên xã chứa thư mục BackUp (để chứa các file tài liệu nháp
nếu cần thiết) và các file *.dgn quy định tên như sau:

+ Tênxã _NEN : Dùng để thành lập bản đồ nền.

+ Tênxã _SOHOA : Dùng để số hóa từ bản đồ nền.

+ 1. Tênxã _MAU : Tô màu các khoanh đất, trải Pattern các loại đất.

+ 2. Tênxã _TH : Thủy hệ : sông, suối, kênh, mương, ao, hồ...

+ 3. Tênxã_GT : Giao thông: đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, đường sắt ...

+ 4. Tênxã_DH : File địa hình, chứa độ cao và đường bình độ

+ 5. Tênxã_MA : Mã loại đất (LUC, LNK, ...)

+ 6. Tênxã_KH : Ký hiệu : đình, chùa, trường học, bệnh viện, UB, ...

+ 7. Tênxã_GC : Ghi chú : thôn, xóm, tên sông, tên núi, ...

+ 8. Tênxã_KHUNG: Trình bày khung bản đồ: địa giới xã, biểu đồ.
2.3.2.2. Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính
a). Tỷ lệ bản đồ nền: Căn cứ vào diện tích tự nhiên của xã là 1461,15 ha
và bảng 01 thì tỷ lệ bản đồ nền là 1:5000.
b). Các tệp chuẩn cho bản đồ nền: Theo công văn số 405/TCQLĐĐ-
CĐKTK ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc
hướng dẫn bản đồ nền dạng số thì bản đồ nền dạng số được thành lập trên phần
mềm MicroStation [3]. Bản đồ nền phải có các tệp chuẩn như sau:
- Font chữ tiếng Việt: dùng bộ font chữ vnfont.rsc
- Thư viện các ký hiệu độc lập cho dãy tỷ lệ tương ứng: ht1-5.cell.
- Thư viện ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng: ht1-5.rsc.
- Bảng màu ht_qh.tbl.

Trang 33
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Seedfile: là tệp chuẩn ở hệ tọa độ VN-2000, các thông số về Seedfile


chuẩn được khai báo trong modul MGE Coodinate Stystem Operations như các
hình sau:

Hình 03: Xác định hệ quy chiếu WGS-84

Hình 04: Hộp thoại xác định tham số hệ thống

Hình 05: Hộp thoại Define mapping working units

Trang 34
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Các tệp chuẩn nêu trên được tạo sẵn trong thư mục “HT_QH” sử dụng cho
bản đồ nền và bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số do Bộ Tài nguyên và Môi
trường gửi xuống cho từng tỉnh.
Để sử dụng các file chuẩn trong thư mục “HT_QH” ta chỉ việc mở thư mục
“HT_QH” rồi chạy tệp Datdai*.bat (* là c, d, e tùy vào phần mềm MicroStation
được cài trên ổ C, D, E, thông thường là ổ đĩa C) bằng cách nhấp đúp chuột trái
vào tệp tin hoặc đưa con trỏ, đánh dấu tệp tin và nhấn phím Enter trên bàn phím.
Các tệp chuẩn (seed file, bảng màu, thư viện Cell, LineStyle, Font Tiếng việt) sẽ
tự động sao chép vào các thư mục quy định của MicroStation. Trong đó:
- Đối với Seed file chuẩn chúng ta không nhất thiết phải sử dụng phần
mềm MGE để xây dựng seed file với các thông số trong các hình 03, 04, 05. Để
đơn giản và tiết kiệm thời gian chúng ta chỉ việc sao chép một file bản đồ hiện
trạng sử dụng đất 2005 của một xã nào đó trên địa bàn tỉnh Bình Định, sau đó mở
file đó, xóa hết các thông tin bên trong. Lưu lại dưới một tên khác là ta đã có một
seed file chuẩn (ví dụ: hoaithanhtay_nen.dgn được lưu trong thư mục Tenxa),
seed file này hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về cơ sở toán học của bản đồ nền
dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Đối với font chữ Tiếng Việt: Sau khi chạy tệp Datdaic.bat bộ font chữ
vnfont.rsc đã được sao chép vào thư mục SYMB có đường dẫn như sau:
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\SYMB
Để sử dụng font chữ này ta chỉ việc mở MicroStaion → Utilities → Install
Font... sẽ xuất hiện hộp thọai Font Installer → chọn Open sẽ xuất hiện hộp thoại
Open Source Font File.

Trang 35
Hình 06: Chọn Font chuẩn vnfont.rsc
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này tại mục Directories chọn đường dẫn như trên. Tại
mục Files chọn font vnfont.rsc. Cuối cùng ta nhấp chọn Add rồi thoát ra.
- Đối với thư viện ký hiệu độc lập: Sau khi chạy tệp Datdaic.bat toàn bộ bộ
cell dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ được sao chép vào thư mục
CELL có đường dẫn như sau:
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\CELL
- Tương tự Thư viện ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng ht1-5.rsc
sẽ nằm trong thư mục SYMB có đường dẫn như trên.
c). Thiết lập các yếu tố nội dung của bản đồ nền
Đây là công đoạn hết sức quan trọng, các yếu tố nội dung của bản đồ nền
sau khi xây dựng sẽ là cơ sở cho việc khoanh vẽ, chuyển vẽ các yếu tố nội dung
hiện trạng lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Để hiểu rõ hơn công đoạn này
chúng ta lần lượt tìm hiểu các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp bản đồ địa chính, chuyển lên bản đồ nền.
 Đối với bản đồ địa chính lưu dưới dạng *.dgn:
Đầu tiên chúng ta sao chép một tờ bản đồ địa chính của xã Hoài Thanh
Tây. Mở tờ bản đồ đó ra, xóa hết tất cả các nội dung bên trong, cuối cùng lưu lại
với tên HTT_tongthe.dgn.
Mở MicroStationSE sẽ xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager. Trong
hộp thoại này chọn File → Merge sẽ xuất hiện hộp thoại Merge.

Trang 36
Hình 07: Hộp thoại Merge
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tại mục Files to Merge của hộp thoại Merge nhấp chọn Select sẽ xuất
hiện hộp thoại Select Files Manager.

Hình 08: Hộp thoại Select Files Manager


Trong hộp thoại này tại mục Directories chọn thư mục hoaithanhtay (thư
mục này chứa 22 tờ bản đồ địa chính của xã Hoài Thanh Tây). Tại mục Files
chọn tất cả 22 tờ bản đồ địa chính. Sau đó nhấp nút Add, cuối cùng nhấp nút
Done để quay lại hộp thoại Merge. Lúc này tại mục Files to Merge của hộp thoại
Merge sẽ chứa đường dẫn của 22 tờ bản đồ địa chính.

Trang 37
Hình 09: Hộp thoại Merge sau khi Add bản đồ địa chính
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Cũng trong hộp thoại này, tại mục Merge Into nhấp chọn Select sẽ xuất
hiện hộp thoại Select Destination File.

Hình 10: Hộp thoại Select Destination File


Trong hộp thoại này tại mục Directories ta tìm đến thư mục chứa file
HTT_tongthe.dgn như đã nói ở trên. Tại mục Files ta chọn file bản đồ địa chính
có tên HTT_tongthe.dgn. Sau đó nhấp chọn OK để quay trở lại với hộp thoại
Merge. Trong hộp thoại này nhấp chọn Merge để trộn 22 file bản đồ địa chính
thành một file tổng thể có tên là HTT_tongthe.dgn.
Sau đó mở file HTT_tongthe.dgn lên ta sẽ có bản đồ tổng thể của xã Hoài
Thanh Tây.

Trang 38
Hình 11: File bản đồ tổng thể xã Hoài Thanh Tây
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

 Đối với bản đồ địa chính lưu dưới dạng *.dwg:


Một số trường hợp đặc biệt nếu bản đồ địa chính được lưu với đuôi *.dwg
thì ta chỉ việc xuất bản đồ từ Autocard sang dạng *.dxf. Sau đó mở MicroStation
và import vào sẽ cho ta file bản đồ trên MicroStation. Tiến hành như sau:
Mở lần lượt 22 tờ bản đồ đuôi *.dwg bằng phần mềm Autocard, vào File
→ Save As sẽ xuất hiện hộp thoại Save Drawing As.

Hình 12: Hộp thoại Save Drawing As

Trong hộp thoại này ta chọn tên file.dxf trong mục File Name, chọn thư
mục lưu file bản đồ tại mục Save in, chọn dạng tệp bản đồ là *.dxf tại mục Files
of type. Sau đó nhấp Save và thoát khỏi Autocard.
Tiếp theo ta khởi động phần mềm MicroStation. Tạo một file mới trên
MicroStation.
- Trong hộp thoại MicroStation Manager vào File → New xuất hiện hộp
thoại Create Design File, chọn nút Select…xuất hiện hộp thoại Select Seed File.

Trang 39
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Trong thoại Select Seed File chia làm hai mục:


+ Mục Directories chọn thư mục seed có đường dẫn:
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\SEED
+ Mục Files: chọn seed2d.dgn (seedfile bản đồ địa chính).
Nhấp OK để quay trở lại hộp thoại Create Design File.
- Trong hộp thoại này tại:
+ Mục Files ta đặt tên cho file mới. (Tên file thường đặt trùng với tên
của tờ bản đồ tương ứng ở Autocard).
+ Mục Directories chọn thư mục chứa file sắp tạo mới.
Nhấp OK để quay lại hộp thoại MicroStation Manager, nhấp tiếp OK để
bắt đầu tạo file mới.

Hình 13: Hộp thoại Create Design File


- Kích hoạt file vừa tạo, vào File → Import → DWG or DXF xuất hiện
hộp thoại Open AutoCAD Drawing File.

Trang 40
Hình 14: Hộp thoại Open AutoCAD Drawing File
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này ta chọn:


+ Mục Directories: chọn thư mục chứa flie *.dxf được chuyển từ *.dwg.
+ Mục Files: chọn tên file *.dxf nói trên.
+ Mục ListFile of Type: chọn AutoCAD DXF Drawing (*.dxf).
Nhấp OK để Import file bản đồ lên MicroStation. Lúc đó sẽ xuất hiện
giao diện như sau:

Hình 15: Giao diện MicroStation lúc import bản đồ

Khi có được 22 file bản đồ địa chính trên MicroStation ta tiến hành tổng
hợp bản đồ địa chính thành file bản đồ tổng thể bằng cách trộn bản đồ như đã nói
ở trên.
Lưu ý: Chúng ta cũng hoàn toàn có thể tạo file bản đồ tổng thể một cách
đơn giản bằng phần mềm MicroStation V8 bằng cách:

Trang 41
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Tạo một file mới trên MicroStation V8 hoặc trên MicroStation SE, mở
file mới tạo đó bằng MicroStation V8. Trên Giao diện của MicroStation V8 ta
tham chiếu 22 file bản đồ đuôi *.dwg bằng cách: chọn File → Reference sẽ xuất
hiện hộp thoại Reference File. Trong hộp thoại này chọn Tools → Attach sẽ xuất
hiện hộp thoại Attach Reference, trong hộp thoại này ta tìm đến thư mục chứa 22
file bản đồ địa chính có đuôi *.dwg và chọn tất cả 22 file này.
- Sau đó cứ nhấp nút OK cho đến khi tham chiếu lên 22 file bản đồ.

Hình 16: Hộp thoại Attach Reference

- Nhấp lần OK cuối cùng thì trên màn hình có đầy đủ 22 file bản đồ dạng
tham chiếu. Nhưng khi tham chiếu ta cũng vô tình tham chiếu luôn các đối tượng
không cần thết như khung, nhà… lên sẽ khiến file bản đồ tràn ngập thông tin,
khó sử dụng.

Hình 17: Flie bản đồ tham chiếu chưa làm sạch


Trang 42
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Muốn làm sạch các thông tin này trước hết ta phải biết nên để lại những
thông tin gì để phục vụ cho việc xây dựng bản đồ nền mà khi nhìn vào cũng
không bị rối. Đại đa số người kỷ thuật viên thường chỉ để lại 2 lớp ranh thửa và
lớp loại đất.
Để làm được điều đó, trên bàn phím nhấn tổ hợp phím Ctrl+E sẽ xuất hiện
hộp thoại Level Display. Trong hộp thoại này ta chọn tất cả 22 tờ bản và chỉ chọn
2 level loại đất (LRD) và ranh thửa (THUA).

Hình 18: Hộp thoại Level Display


Lúc này tên giao diện chính của MicroStation V8 22 tờ bản đồ đã có hình
thể sạch hơn, chỉ đơn giản còn các lớp cần thiết sử dụng.

Trang 43
Hình 19: File bản đồ tham chiếu đã được làm sạch
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Cuối cùng để sử dụng file bản đồ trên MicroStation SE ta tiến hành như
sau: Trên MicroStation V8 bao Fence toàn bộ 22 file bản đồ tham chiếu. Sử dụng

cộng cụ Move sẽ xuất hiện hộp thoại Copy Element, chọn các thông số trong
hộp thoại như hình sau:

Hình 20: Hộp thoại Copy Element

Sau đó nhấp chuột vào một điểm trong Fence rồi liền sau đó nhấp chuột
vào hộp Key-in và gõ lệnh dx=0,0. Nhấn phím ENTER trên bàn phím, khi đó 22
file bản đồ tham chiếu đã được sao chép qua một file mới.
Tếp theo chúng ta chọn File → Save As sẽ xuất hiện hộp thoại Save As

Hình 21: Hộp thoại Save As của MicroStaion V8


Trang 44
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này ta chọn như sau:


+ Mục Directories: chọn thư mục chứa flie cần lưu.
+ Mục Files: chọn tên file là HTT_tongthe.dgn.
+ Mục ListFile of Type: MicroStaion V7 DGN (*.dgn).
Đến đây khi mở file HTT_tongthe.dgn bằng MicroStaion SE ta sẽ có file
bản đồ tổng thể như mong muốn.
Quay trở lại với bước 1. Sau khi có file bản đồ tổng thể ta phải chuyển file
tổng thể lên bản đồ nền: Theo quy định thì những bản đồ hiện trạng có tỷ lệ
1:10.000 đến 1:1000 phải sử dụng múi chiếu 3 o [5] và bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 cũng sử dụng múi chiếu 3o. Tuy nhiên seedfile seed2d của bản đồ địa
chính có không gian làm việc nhỏ hơn 10 lần so với không gian làm việc của
seedfile seedvn2d của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nên khi chuyển từ seedfile
của bản đồ địa chính qua bản đồ hiện trạng phải phóng to file bản đồ tổng thể lên
10 lần. Để làm được điều đó ta tiến hành như sau:

Trong file bản đồ tổng thể ta sử dụng công cụ Move và Snap vào một
điểm góc thửa bất kì trên tờ bản đồ để lấy tọa độ của điểm đó. Ghi tọa độ đó ra
giấy nháp (X1, Y1). Tiếp theo, bao Fence toàn bộ tờ bản đồ tổng thể → sử dụng

công cụ Scale để phóng to tờ bản đồ tổng thể lên 10 lần. Khi chọn công cụ
Scale sẽ xuất hiện hộp thoại Scale, chọn các thông số bên trong như hình sau:

Hình 22: Hộp thoại Scale

Trang 45
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi chọn các thông số như hình trên thì nhấp chuột Data vào một điểm
bất kỳ trên màn hình. Đến đây tờ bản đồ tổng thể đã được phóng to lên 10 lần so
với bình thường.
Tiếp đến tham chiếu tờ bản đồ tổng thể lên tờ bản đồ nền bằng cách khởi
động file bản đồ hoaithanhtay_nen.dgn, vào File → Reference sẽ xuất hiện hộp
thoại Reference File. Trong hộp thoại này chọn Tools → Attach sẽ xuất hiện hộp
thoại Preview Reference, trong hộp thoại này ta tìm đến file HTT_tongthe.dgn.
Nhấp OK ba lần liên tiếp để quay trở về hộp thoại Reference File.

Hình 23: Hộp thoại Reference File


Lúc này tờ bản đồ tổng thể đã được tham chiếu lên file bản đồ nền. Để sử
dụng file tham chiếu ta sẽ sao chép file tổng thể này sang file bản đồ nền. Tiến
hành như cách tham chiếu đã nói ở trên:

Bao Fence toàn bộ tờ bản đồ tham chiếu, sử dụng cộng cụ Move sẽ


xuất hiện hộp thoại Copy Element, chọn các thông số trong hộp thoại như hình
20.
Sau đó nhấp chuột vào một điểm trong Fence rồi liền sau đó nhấp chuột
vào hộp Key-in và gõ lệnh dx=0,0. Nhấn phím ENTER trên bàn phím, khi đó file
bản đồ tham chiếu đã được sao chép sang file bản đồ nền, ta có thể sử dụng file
bản đồ này một cách bình thường. Tuy nhiên, File bản đồ tổng thể mới copy sang
bản đồ nền nó không nằm tại toạ độ chính xác ban đầu. Muốn đưa về toạ độ
chính xác của nó ta chỉ cần tiến hành một vài thao tác nhỏ:

Trang 46
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Nhấp vào công cụ Place SmartLine , sau đó trên hộp Key-in ta sẽ nhập
một lệnh với cú pháp như sau: xy=X,Y. Trong đó, X=X1, Y=Y1 với X1, Y1 là
toạ độ của điểm góc thửa mà ta đã chọn trên đây. Nhấn phím ENTER sẽ xuất
hiện một tia mà góc tia có toạ độ X1, Y1, sau đó ta nhấp chuột vào vị trí bất kỳ
trên màn hình để có một đoạn thẳng. Ta phải ghi nhớ điểm góc có toạ độ X1,Y1.
Bao Fence vào toàn bộ file bản đồ.

Nhấp vào công cụ Move và trong hộp thoại Move Element ta bỏ chọn
Copies → Snap vào điểm góc thửa đã chọn để lấy toạ độ X1, Y1→ nhấp chuột
Data và snap vào điểm góc có toạ độ X1, Y1 của đoạn thẳng mới vẽ được ở trên.
Đến đây, tờ bản đồ tổng thể đã được tham chiếu, sao chép vào bản đồ nền
và đưa về đúng vị trí địa lý của nó.
Bước 2: Biểu thị hệ thống thủy văn.
Hệ thống thủy văn bao gồm các đường bờ sông, bờ hồ… Để xây dựng hệ
thống thủy văn đúng theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường ta sử
dụng Workspace: ht_qh5. Khi sử dụng Workspace này cho phép ta vẽ các đường
thủy văn dạng tuyến đúng theo hệ thống ký hiệu chuẩn mà không phải tốn nhiều
thời gian để xem thông tin thuộc tính của các kí hiệu trong tập ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số 02) Để hiểu sâu hơn về bước này ta lần
lượt tìm hiểu trình tự sau:
Mở file bản đồ hoaithanhtay_nen.dgn, trong hộp thoại MicroStation
Manager chọn Workspace: ht_qh5 như hình sau:

Hình 24: Chọn Workspace ht_qh5 lúc khởi động MicroStation

Trang 47
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tiến hành khởi động bình thường ta sẽ thấy giao diện làm việc của
MicroStation sẽ có thêm nhiều công cụ làm việc hơn bình thường. Các kí hiệu
dạng tuyến được vẽ khi sử dụng các công cụ này.

Hình 25: Giao diện mới khi sử dụng Workspace ht_qh5

Để biểu thị hệ thống thủy văn chủ yếu sử dụng công cụ FC SELECT

FEATURE để vẽ các ký hiệu dạng tuyến. Chọn công cụ này xuất hiện hộp
thoại Feature Collection:

Hình 26: Hộp thoại Feature Collection


Trang 48
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này chia làm hai khung, khung phía bên trái cho phép
chọn thể loại biểu thị, khung bên phải cho phép lựa chọn tính năng riêng của thể
loại đó. Nếu biểu thị hệ thống thủy văn, khung phía bên trái ta chọn Thủy văn,
khung phía bên phải chọn tính năng thích hợp. Ví dụ trên thực tế có một kênh
mương nhỏ, yêu cầu thể hiện 1 nét thì ta chọn tính năng Thủy văn 1 net 0.2 ht.
các thông số kỹ thuật của đường thủy văn 1 nét này hoàn toàn bảo đảm yêu cầu
kỹ thuật trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng 2010 như về lực nét, màu sắc, lớp,
độ rộng.
Sau khi chọn các tính năng cần thiết trong khung Feature Code ta nhấn
OK và tiến hành số hóa các đối tượng thủy văn như sông, suối, các đường
mương, đập, đê, cống…

Hình 27: Số hóa các đối tượng thủy văn

Kết thúc quá trình số hóa hệ thống thủy văn chúng ta biểu thị hệ thống ghi
chú thủy văn như tên sông, tên hồ, tên mũi đất… Tiến hành như sau:
Trong hộp thoại Feature Collection tại mục Category Name chọn Ghi
chú, trong mục Feature Code chọn tính năng cần thể hiện.

Trang 49
Hình 28: Lựa chọn ghi chú thủy văn
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tương tự như số hóa các đối tượng thủy văn dạng tuyến, sau khi chọn
xong tính năng thể hiện ta nhấp nút OK.

Trên thanh công cụ Main của MicroStation chọn công cụ Place Text
sẽ xuất hiện hộp thoại Text Editor. Trong hộp thoại này ta nhập tên ghi chú của
đối tượng thủy văn.

Hình 29: Trình bày hệ thống ghi chú thủy văn

Lưu ý: Trước khi nhập ghi chú phải khởi động chương trình bàn phím
Tiếng Việt UniKey hoặc VietKey và sử dụng bảng mã TCVN3 (ABC).
Bước 3: Biểu thị hệ thống giao thông.
Hệ thống giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ và các công trình giao
thông có liên quan. Tiến hành số hóa các đối tượng dạng tuyến giao thông cũng
tương tự như việc số hóa các đối tượng thủy văn:
- Trong hộp thoại Feature Collection tại mục Category Name chọn Giao
thông, trong mục Feature Code chọn tính năng cần thể hiện.
- Nhấp OK và tiến hành số hóa.

Trang 50
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong quá trình số hóa cần phân biệt được đâu là đường Quốc lộ, tỉnh lộ,
đường huyện, đường liên xã, liên thôn… Mặt khác phải biết được bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000 thì hệ thống giao thông phải được vẽ theo tỷ lệ,
ngoại trừ đường mòn và đường đất nhỏ thì còn cho phép vẽ theo nữa tỷ lệ [7]. Từ
đó chọn các tính năng thích hợp để số hóa một cách chính xác.

Hình 30: Trình bày hệ thống giao thông

Lưu ý: Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ biểu thị đến
đường chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém
phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
Sau khi số hóa hệ thống giao thông, bước tiếp theo chúng ta số hóa các
đối tượng dạng cầu, ghi chú đường giao thông bằng cách làm tương tự như trên.

Hình 31: Số hóa các đối tượng dạng cầu

Trang 51
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 4: Biểu thị dáng đất.


Dáng đất được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu
vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình
cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
Như vậy, bản đồ địa hình chính là dáng đất trong bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Bản đồ địa hình đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Do
đó, trong quá trình biểu thị dáng đất lên bản đồ nền hiện trạng sử dụng đất ta chỉ
việc tham chiếu bản đồ địa hình và sao chép tại chỗ bằng câu lệnh dx=0,0.

Hình 32: Tham chiếu và sao chép bản đồ địa hình

Bước 5: Biểu thị các yếu tố nội dung khác.


Chính là biểu thị các điểm địa vật độc lập quan trọng, có tính định hướng
và các công trình kinh tế, văn hóa – xã hội.
Đối với các yếu tố nội dung này ta chỉ việc tìm các khoanh đất chứa các
điểm địa vật độc lập quan trọng, có tính định hướng này như: chùa, bưu điện,
trạm y tế, nhà thờ, đài phát thanh truyền hình, sân vận động, trường học, UBND

Trang 52
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

cấp xã… Sau đó triễn các cell tương ứng mà Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định TT MÃ LOẠI ĐẤT TÊN ĐẦY ĐỦ (xem
phụ 1 TIN Đất tín ngưỡng lục
2 TON Đất tôn giáo
số 3 DYT Đất cơ sở y tế 02).
vào … … … các
khoanh đất đó. Tiến hành như sau:
Thứ nhất: xác định mã loại đất các khoanh đất chứa các điểm địa vật quan
trọng, liệt kê ra thành bảng như sau:
Bảng 03: Mã loại đất các khoanh đất chứa các điểm địa vật quan trọng.

Thứ hai: Mở thông tin mã loại đất của các thửa đất trên bản đồ nền bằng
cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+E và chọn lớp 13.
Thứ ba: vào menu Edit → Find/Replace Text xuất hiện hộp thoại Replace
Text.

Hình 33: Hộp thoại Replace Text

Trang 53
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này ta nhập lần lượt mã loại đất cần tìm trong cột mã loại
đất ở bảng 03 sau đó chọn Find thì chương trình sẽ cho phép tìm đến lần lượt các
thửa đất có các mã sử dụng đã nhập.
Thứ tư: Trong hộp thoại Primary Tools chọn lớp của cell sắp sửa triễn theo
quy định tại tập ký hiệu bản đồ hiện trạng của Bộ Tài nguyên Môi Trường.
Thứ năm: Tìm kiếm đến đâu ta triễn cell đến đó:
Vào Element → Cell xuất hiện hộp thoại Cell Library, tiếp đó vào File →
Attach sẽ xuất hiện hộp thoại Cell Attach Library. Trong hộp thoại này ta chọn:
+ Mục Directories: chọn thư mục chứa bộ cell bản đồ hiện trạng do Bộ
Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\CELL
+ Mục Files: chọn tên file là ht1-5cel.
Chọn OK để quay lại hộp thoại Cell Attach Library.
Vào menu Element → Cell sẽ xuất hiện hộp thoại Cell Library. Trong hộp
thoại này tại mục Name ta chọn mã loại đất cần triễn lên khoanh đất. Khi đó
trong mục Display sẽ hiển thị hình dáng của cell đó.

Hình 34: Hộp thoại Cell Attach Library

Tiếp theo bấm chọn Placement rồi chọn công cụ Place Active Cell và
nhấp vào khoanh đất là xong.

Trang 54
Hình 35: Triễn cell lên khoanh đất chứa đối tượng độc lập
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tương tự như trên ta triễn cell cho tất cả các khoanh đất được xác định
chứa các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng, các công trình kinh
tế, văn hóa - xã hội.
Lưu ý: trường hợp một số thửa đất chứa các điểm địa vật quan trọng
nhưng trong quá trình tìm kiếm không thấy thì sẽ bổ sung sau khi in bản đồ nền
và đối soát thực địa.
Bước 6: Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính.
Đường biên giới, đường địa giới hành chính xác định theo hồ sơ địa giới
hành chính 364. Tiến hành như sau:
Thứ nhất: tham chiếu file bản đồ địa giới hành chính của huyện Hoài Nhơn
do Sở Nội vụ cung cấp lên file bản đồ nền.

Trang 55
Hình 36: File tham chiếu bản đồ địa giới hành chính 364 lên bản đồ nền
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Thứ hai: Ta thấy tứ cận của xã Hoài Thanh Tây đều tiếp giáp với các xã
xung quanh, nên đường địa giới của xã được biểu thị bằng ký hiệu dạng tuyến
một chấm, một gạch. Tiến hành như sau:

Sử dụng công cụ FC SELECT FEATURE để vẽ các ký hiệu dạng


tuyến. Chọn công cụ này xuất hiện hộp thoại Feature Collection, ta chọn:
+ Mục Category Name: chọn Ranh giới.
+ Mục Feature Name chọn: Địa giới cấp xã xác định.
Nhấp chuột Data để số hóa đường địa giới hành chính xã Hoài Thanh Tây.
Thứ ba: Sau khi số hóa xong ta sao chép tại chỗ đường địa giới hành chính
bằng câu lệnh dx=0,0. Đưa đường mới sao chép tại chỗ về lớp 4, màu 209 (màu
hồng), lực nét 0, độ rộng 0.
Thứ tư: Sử dụng công cụ coppy song song Move Parallel xuất hiện hộp
thoại Move Parallel nhập và chọn như hình sau:

Hình 37: Hộp thoại Move Parallel


Nhấp chuột Data vào đường màu hồng nói trên, di chuyển chuột ra phía
bên ngoài tờ bản đồ, nhấp tiếp chuột Data ta sẽ được thêm một đường màu hồng
nằm song song với tờ đường màu hồng kia và cách nhau 15 mét.

Trang 56
Hình 38: Biên tập ranh giới hành chính xã Hoài Thanh Tây
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Thứ năm: Nhấp tổ hợp phím Ctrl+E và tắt hết các lớp, chừa lại lớp 4. Tô
màu khoảng bên trong hai đường màu hồng bằng màu 209. Tiến hành như sau:

Chọn công cụ Create Region sẽ xuất hiện hộp thoại Create Region.
Trong hộp thoại này ta chọn như hình sau:

Hình 39: Hộp thoại Create Region

Sau đó nhấp chuột Data vào khoảng trống giữa hai đường màu hồng và chờ
đợi trong giây lát sẽ được như hình sau:

Trang 57
Hình 40: Ranh giới hành chính xã Hoài Thanh Tây hoàn thiện
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Lưu ý: Việc tô màu này ta có thể tiến hành trên MicroStation V8 vì V8 sẽ


hỗ trợ tô màu nhanh và chính xác hơn MicroStation SE.
Bước 7: Biểu thị ghi chú.
Bên cạnh hệ thống ghi chú thủy văn, giao thông chúng ta cần ghi chú địa
danh, các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú cần thiết khác.
Cũng giống như hệ thống thủy văn hoặc giao thông, trong hộp thoại
Feature Collection ta chọn như sau:
+ Mục Category Name: chọn Ghi chú.
+ Mục Feature Name: cần tính năng nào ta chọn tính năng đó. Đối với xã
Hoài Thanh Tây ta chọn các tính năng như tên xã, tên thôn, tên sông, tên suối, tên
kênh rạch, tên núi, tên riêng như tên các cầu, cống, tên các công ty…
Sau khi chọn xong tính năng thể hiện ta nhấp nút OK.

Trên thanh công cụ Main của MicroStation chọn công cụ Place Text
sẽ xuất hiện hộp thoại Text Editor. Trong hộp thoại này ta nhập tên ghi chú của
đối tượng vào.

Hình 41: Biểu thị ghi chú tên thôn

Trang 58
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tương tự cho các ghi chú khác, ta cũng tiến hành như trên.
Bước 8: Biểu thị lưới kilômét.
Lưới kilômét hay còn gọi là lưới kinh, vĩ tuyến. Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây có tỷ lệ 1:5.000 nên kích thước ô lưới
kilômét là 10 cm x 10 cm so với mẫu tỷ lệ bản đồ [10].
Việc thành lập lưới kilômét này nó gắn liền với việc xây dựng khung bản
đồ của phần mềm MapSubject, công đoạn này sẽ được thực hiện ngay sau khi
khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Do vậy, việc
biểu thị lưới kilômét sẽ được thực hiện cùng với công đoạn vẽ khung.
Như vậy, đến đây ta đã có được một file bản đồ nền hoàn chỉnh, đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật của công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Chú ý: Để thuận tiện cho việc tách các file bản đồ sau khi xây dựng được
bản đồ hiện trạng thì sau mỗi bước nêu trên chúng ta phải ghi ra sổ theo dõi các
lớp đã sử dụng để thực hiện bước đó để từ đó tách các file bản đồ theo lớp. Lấy
thí dụ: sau khi thực hiện xong Bước 2 “Biểu thị hệ thống thủy văn” ta ghi vào sổ
bảng như sau:
Bảng 04: Lớp sử dụng đối với các tính năng riêng của hệ thống thủy văn.

TT Tính năng Lớp (Level)


1 Đường thủy văn 2 nét 21
2 Đường thủy văn 1 nét 22
3 Tên sông 23
4 Tên suối 23
5 Cống 43

Sau này file bản đồ 2.hoaithanhtay_th sẽ được tách từ file số hóa và chỉ
tách các lớp có trong bảng trên là: 21, 22, 23, 43.
2.3.2.3. Nhân sao bản đồ nền và bản đồ địa chính, vạch tuyến khảo sát
thực địa
Sau khi có được file bản đồ nền ta tiến hành in file bản đồ nền đó ra.

Trang 59
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

In lại 22 tờ bản đồ địa chính hoặc photo 22 tờ bản đồ địa chính của xã Hoài
Thanh Tây.
Có được các bản sao trên chúng ta tiến hành vạch tuyến khảo sát thực địa.
Tuyến khảo sát thường được xây dựng bằng cách khảo sát theo thứ tự tờ bản đồ
địa chính, khảo sát tờ số 1 rồi đến tờ số 2, 3, 4,..., 22. Trong mỗi tờ tiến hành
khảo sát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

TỜ 1 TỜ 2 TỜ 3

TỜ 4 TỜ 5 TỜ 6

Sơ đồ 05: Tuyến khảo sát thực địa


2.3.3. Công tác ngoại nghiệp
2.3.3.1. Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa
lý lên bản sao bản đồ nền
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý, các yếu tố nội dung cơ sở địa lý đã
thay đổi hoặc mới xuất hiện lên bản sao bản đồ nền (các yếu tố về giao thông,
thuỷ hệ, địa hình…) [4].
- Điều tra, đối soát, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố về địa giới hành chính đã
thay đổi hoặc mới xuất hiện căn cứ vào bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính và các
văn bản của Nhà nước có thẩm quyền về thành lập đơn vị hành chính mới, điều
chỉnh địa giới hành chính. Trường hợp trên bản đồ nền, trên bản đồ tài liệu mà
đường ranh giới hành chính biểu thị không phù hợp với các văn bản pháp quy về
đường địa giới hành chính, phải chỉnh sửa lại đường địa giới hành chính theo
đường quy định và báo cáo trong thuyết minh bản đồ. Trường hợp có sự mâu
thuẫn giữa đường địa giới hành chính theo bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính và
đường địa giới hành chính đang quản lý ở địa phương mà chưa được giải quyết
thì phải thể hiện cả hai loại đường địa giới hành chính trên bản đồ theo quy định.

Trang 60
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

2.3.3.2. Điều tra, đối soát, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện
trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính
Căn cứ vào tuyến thực địa đã được vạch ra ở mục 2.3.2.3 ta tiến hành:
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính.
- Việc điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các khoanh đất được thực
hiện theo mục đích sử dụng và theo loại đối tượng quản lý, sử dụng; thể hiện cụ
thể ranh giới các khoanh đất trên bản đồ nội nghiệp, làm cơ sở để chuyển vẽ các
yếu tố này ở bước nội nghiệp. Đối với đất lúa nước và đất lâm nghiệp, ngoài việc
khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các khoanh đất theo quy định hiện hành còn phải
khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các khoanh đất theo các tiêu chí, loại đất được
thống nhất giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, được quy định tại phần II của công văn số 1539/ TCQLĐĐ- CĐKTD
của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất [4].
Lưu ý: Việc điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung ở
thực địa nhằm kiểm tra, hoàn chỉnh các yếu tố nội dung đã được chỉnh lý, bổ
sung ở khâu chuẩn bị về nội nghiệp; đồng thời khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung trực
tiếp các yếu tố nội dung đối với các khu vực không có đủ tài liệu nội nghiệp.
Ngoài việc bảo đảm quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, công tác
ngoại nghiệp cần bảo đảm một số yêu cầu cụ thể sau:
- Chỉ thực hiện việc khoanh vẽ để chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung
khi trên bản đồ có các yếu tố địa vật, địa hình rõ rệt, tin cậy để khoanh vẽ bằng
phương pháp tương quan. Trong trường hợp trên bản đồ được sử dụng không có
đủ các yếu tố địa vật, địa hình rõ rệt làm cơ sở cho việc khoanh vẽ thì phải thực
hiện việc đo vẽ bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung bằng phương pháp thích
hợp nhằm bảo đảm độ chính xác cần thiết.
- Việc khoanh vẽ phải xác định đầy đủ ranh giới các khoanh đất theo mục
đích sử dụng và theo nhóm đối tượng người sử dụng, ranh giới các khu đất khu

Trang 61
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

dân cư nông thôn, khu ranh giới lâm trường, các đơn vị quốc phòng - an ninh,
ranh giới các khu vực đã quy hoạch chính thức được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và đã triển khai quy hoạch cắm mốc cố định trên thực địa (xem phụ lục số
03). Đối với ranh giới các khoanh đất theo mục đích sử dụng đã được pháp luật
đất đai quy định, còn phải thể hiện đầy đủ ranh giới các loại đất lúa, các loại đất
lâm nghiệp, ranh giới quy hoạch ba loại rừng, được xác định theo phương án, kế
hoạch kiểm kê đất đai năm 2010 (đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất).
- Để xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quá trình
khoanh vẽ chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
các bản đồ địa chính không thực hiện việc tổng quát hoá các yếu tố nội dung để
bảo đảm tính chính xác và đầy đủ của cơ sở dữ liệu. Việc tổng quát hoá các yếu
tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất chỉ được thực hiện khi biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
dạng trực quan (để in ra giấy – bản đồ treo tường).
- Ghi chú: Kết hợp với công tác ngoại nghiệp, cán bộ địa chính xã có trách
nhiệm chỉnh lý sổ sách đối với thửa biến động về loại đất, diện tích, đối tượng sử
dụng bằng cách đối chiếu sổ mục kê với sổ theo dõi biến động và hồ sơ giao đất,
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tài liệu thanh tra đất đai, tài liệu kiểm kê
đất của các tổ chức theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg để xác định các thửa đất biến
động trong kỳ và lập danh mục thửa đất biến động.
Sau đó tổng hợp lại diện tích các trang sổ mục kê đất có thửa biến động
theo các đối tượng sử dụng và loại đất của biểu thống kê (lập bảng biến động các
loại đất - phụ lục lập biểu biến động kèm theo). Tổng hợp tất cả các trang sổ theo
từng tờ bản đồ và tổng hợp tất cả các tờ bản đồ trong sổ theo đối tượng sử dụng
và loại đất ra số liệu toàn sổ. Số liệu này sẽ được đưa vào biểu 01-TKĐĐ, biểu
02-TKĐĐ, biểu 03- TKĐĐ và biểu 04-TKĐĐ để phục vụ việc vẽ biểu đồ cơ cấu
diện tích sử dụng đất của xã ở công đoạn sau.

Trang 62
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

2.3.4. Công đoạn chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả điều tra, bổ sung thực địa
lên bản đồ nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bao gồm các nội dung công việc sau:
2.3.4.1. Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ở thực địa
Sau khi tiến hành công tác ngoại nghiệp, kỹ thuật viên thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất có trách nhiệm, kiểm tra, đối soát, tu chỉnh lại kết quả điều tra,
bổ sung và chỉnh lý ở thực địa nhằm tránh những trường hợp thiếu sót thông tin
bản đồ có thể xảy ra.
2.3.4.2. Chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất đã được
điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp lên bản đồ nền
a). Chuyển vẽ các nội dung bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp các yếu tố cơ
sở địa lý, các yếu tố về địa giới hành chính lên bản đồ nền
Sau khi kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung và chỉnh lý ngoài thực
địa ta tiến hành chuyển vẽ các nội dung cơ sở địa lý lên bản đồ nền.
Thứ nhất: Đối với các yếu tố cơ sở địa lý như giao thông, thủy hệ, dáng
đất… chưa thể hiện trên bản đồ nền thì ta tiếp tục sử dụng công cụ FC SELECT

FEATURE và hộp thoại Feature Collection để tiến hành số hóa như bình
thường. Trường hợp các ký hiệu dạng cell, hệ thống ghi chú thiếu thì tiến hành
triễn cell lên các khoanh đất chứa các yếu tố độc lập quan trọng có tính định
hướng và tiến hành bổ sung ghi chú như đã trình bày chi tiết ở bước 5 và bước 7
của mục 2.3.2.2.
Thứ hai: Nếu các yếu tố cơ sở địa lý đã được số hóa sai với thực tế, hoặc
đã biến động thì ta sử dụng kết hợp giữa bộ công cụ trong hộp thoại Main của

Microstation và công cụ FC SELECT FEATURE để tiếp tục chỉnh lý.


Trường hợp địa giới hành chính có biến động thì số hóa theo đường địa giới đã
được tu chỉnh. Nếu có sự mâu thuẩn giữa đường địa giới hành chính theo bản đồ,
hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới hành chính đang quản lý ở địa

Trang 63
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

phương mà chưa được giải quyết thì phải thể hiện cả hai loại đường địa giới hành
chính trên bản đồ.
b). Chuyển vẽ các nội dung điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp trên
bản đồ địa chính lên bản đồ nền
Sau khi chuyển vẽ các nội dung bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp các yếu tố
cơ sở địa lý, các yếu tố về địa giới hành chính lên bản đồ nền chúng ta lưu (Save
As) dưới tên hoaithanhtay_SOHOA. Như vậy, file hoaithanhtay_SOHOA cũng
chính là file bản đồ nền, việc lưu và đổi tên có tác dụng thuận tiện cho việc quản
lý, in ấn và giao nộp sản phẩm sau này.
Sau khi có file hoaithanhtay_SOHOA chúng ta tiến hành chuyển vẽ các
nội dung điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp trên bản đồ địa chính lên bản đồ
nền. Đây chính là việc khoanh vẽ các thửa đất có cùng mục đích sử dụng trên bản
đồ địa chính thành các khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Đầu tiên ta mở các tờ bản đồ địa chính giấy đã được điều tra, bổ sung và
chỉnh lý ngoại nghiệp ra. Đồng thời mở file bản đồ hoaithanhtay_SOHOA bằng
Workspace ht_qh5. Lần lượt đối chiếu từ tờ bản đồ địa chính số 1 đến tờ 22 với
bản đồ nền để tiến hành số hóa. Cụ thể: đối chiếu tới đâu ta tiến hành số hóa đến
đó. Trong số hóa bao gồm việc chạy các ranh thửa và ghi chú mã loại đất của

thửa đất vừa khoanh. Trước hết sử dụng công cụ FC SELECT FEATURE
xuất hiện hộp thoại Feature Collection. Trong hộp thoại Feature Collection
chọn:
+ Mục Category Name: chọn Ranh giới.
+ Mục Feature Name chọn: Ranh giới loại đất hiện trạng.

Hình 42: Lựa chọn tính năng ranh giới loại đất hiện trạng

Trang 64
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Nhấp chuột Data và tiến hành số hóa. Lúc này tính năng ta chọn sẽ có các
thông số như sau:
+ Level: 5. + Color: 0.
+ Style: RgLdat_1. + Weight: 0.
Nhận xét: ta thấy màu sắc và độ rộng của tính năng này trùng với màu sắc
và độ rộng lực nét của lớp ranh thửa trong bản đồ địa chính. Do vậy, để đảm bảo
trực quan và thuận tiện cho việc số hóa ta đổi màu sắc và độ rộng lực nét của tính
năng Ranh giới loại đất hiện trạng sang màu: 31, độ rộng lực nét: 2.
Đối chiếu kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý trên bản đồ địa chính ta tiến
hành khoanh trên bản đồ nền như trong bản đồ địa chính. Trên bản đồ nền,
khoanh tới đâu ta đặt mã loại đất tới đó. Các thông tin thuộc tính của mã loại đất
lúc này không tuân theo quy phạm, ta chỉ việc ghi nhớ mã loại đất đó, và đặt làm
sao mã loại đất nằm lọt trong khoanh đất là được. Thông thường người kỹ thuật
viên thường đặt mã loại đất lúc này tại level 1. Việc biểu thị mã loại đất đúng
theo quy phạm sẽ tiến hành ở bước gán nhãn thửa và vẽ nhãn thửa trong công

đoạn sau. Để biểu thị mã loại đất ta sử dụng công cụ cụ Place Text và hộp
thoại Text Editor để biểu thị.

Hình 43: Đối chiếu bản đồ nền với bản đồ địa chính để tiến hành số hóa

Trang 65
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi đối chiếu và số hóa toàn bộ ta tiến hành xóa tất cả lớp ranh thửa,
mã loại đất của bản đồ địa chính (level 10, 13). Sau đó đưa Ranh giới loại đất
hiện trạng trở về tính năng ban đầu của nó, tức là đưa về màu: 0, độ rộng lực nét:
0. Kết quả ta có file bản đồ số hóa như sau:

Hình 44: File bản đồ số hóa

2.3.5. Công đoạn trình bày và biên tập bản đồ


2.3.5.1. Trình bày bản đồ
Sau khi có được file bản đồ số hoá ta tiến hành trình bày bản đồ bằng phần
mềm MapSubject. Tiến hành như sau:
Bước 1: Khởi động phần mềm MapSubject:
Trên nền MicroStation vào Utilities → MDL Applications sẽ xuất hiện hộp
thoại MDL. Trong hộp thoại này chọn Browse xuất hiện hộp thoại Select MDL
Application. Trong hộp thoại này ta chọn:
+ Mục Directories chọn đường dẫn: C:\bdht2010\.
+ Mục Files: chọn file bdht2010.ma.

Trang 66
Hình 45: Hộp thoại Select MDL Application
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Nhấp OK, ngay lập tức trên màn hình làm việc của MicroStation sẽ xuất
hiện hộp thoại làm việc của MapSubject.

Hình 46: Hộp thoại MapSubject 2010


Bước 2: Chạy sửa lỗi:
 Sửa lỗi tự động:
Vào Bản đồ → Chuẩn hoá lớp thửa (CLEAN) sẽ xuất hiện hộp thoại
MRF Clean V8.0.1.

Hình 47: Hộp thoại MRF Clean V8.0.1

Trang 67
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này ta nhấp chọn Parameters sẽ xuất hiện hộp thoại MRF
Clean Parameters.

Hình 48: Hộp thoại MRF Clean Parameters


Trong hộp thoại này ta nhấp chọn Tolerances sẽ xuất hiện hộp thoại MRF
Clean Setup Tolerances.

Hình 49: Hộp thoại MRF Clean Setup Tolerances


Trong hộp thoại này chọn lớp 5 (lớp ranh giới loại đất hiện trạng). Trên
mục Tolerance nhập thông số 0.010000, tiếp theo nhấn chọn Set và tắt hộp thoại
này đi.
Quay trở lại với hộp thoại MRF Clean V8.0.1, ta chọn Clean sẽ xuất hiện
hộp thoại Alert.

Hình 50: Hộp thoại Alert


Trang 68
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này nhấp vào OK sẽ xuất hiện hộp thoại Percent Complete.

Hình 51: Hộp thoại Percent Complete

Lúc này toàn bộ lớp 5 sẽ được chạy sửa lỗi tự động. Kết thúc việc chạy sửa
lỗi tự động ta đóng luôn hộp thoại MRF Clean V8.0.1.
 Sửa lỗi bằng tay:
Sau khi chạy sửa lỗi tự động với các lỗi nhỏ hơn 0.01 mét ta tiến hành tìm
những lỗi lớn hơn và sửa bằng tay. Việc sửa lỗi này nhanh hay chậm tuỳ thuộc
vào quá trình số hoá ở trên. Nếu quá trình số hoá được tiến hành một cách chính
xác thì tới khâu nay chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.
Đối với những lỗi lớn mà MRF Clean không tự sửa được chúng ta sử dụng
phần mềm MRF Flag bằng cách: Từ thanh menu của MapSubject → Bản đồ →
chọn Tìm sữa lỗi [FLAG] → xuất hiện hộp thoại MRF Flag Fditor V8.0.1.

Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện những chữ D báo lỗi.

Hình 52: Sửa lỗi bằng tay


Trang 69
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

MRF Flag Fditor V8.0.1 có các chức năng:


- Next: đến vị trí lỗi tiếp theo.
- Zoom in: phóng to vị trí có lỗi.
- Zoom out: thu nhỏ vị trí có lỗi.
- Zoom factor: đặt lại hệ số hiển thị và loại chữ cờ hiệu thể hiện.
- Deletel: xóa tất cả các chữ cờ hiệu hiện hành.
- Prev: trở về lỗi trước đó.
→ Sử dụng nút Next và Previous để hiển thị các lỗi → sử dụng các công
cụ của MicroStation để chỉnh sửa lỗi. Đến lúc chữ Next mờ đi thì lúc đó đã hết
lỗi.
Sữa lỗi xong bấm Del Flag hoặc Delete All Flags nếu đã sữa xong tất cả
các lỗi.
Bước 3: Tạo Topology:
Sau khi sửa hết tất cả các lỗi của lớp Ranh giới loại đất hiện trạng chúng ta
tiến hành tạo Topology cho lớp đó. Việc tạo Topology cho phép người sử dụng dễ
dàng hơn trong việc quản lý chi tiết tới từng khoanh đất hiện trạng.
Để tạo Topology ta làm như sau: Trên hộp thoại MapSubject 2010 chọn
Bản đồ → Tạo Topology sẽ xuất hiện hộp thoại Landmap - Tạo Topology.
Trong hộp thoại này ta chọn như trong hình sau:

Trang 70
Hình 53: Hộp thoại Landmap - Tạo Topology
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi chọn xong các thông số trong hộp thoại ta nhấp vào Tạo vùng, liền
ngay sau đó trên màn hình tâm Topo sẽ được khởi tạo.

Hình 54: Khởi tạo Topology


Khi Topology đã được tạo xong vào Bản đồ → Kết nối cơ sở dữ liệu
Topology.
Bước 4: Gán dữ liệu từ nhãn:
Khi tâm Topology được tạo xong, nó chỉ có thông tin về diện tích của
khoanh đất nhưng chúng ta cần thêm thông tin về mã loại đất. Muốn vậy phải gán
thông tin mã loại đất đã số hoá (lớp 1) vào Topology. Tiến hành như sau:
Vào Bản đồ → Gán dữ liệu từ nhãn sẽ xuất hiện hộp thoại Gán thông tin
từ nhãn.

Hình 55: Hộp thoại Gán thông tin từ nhãn

Trang 71
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này chọn như sau:


+ Trường gán: Loại đất kiểm kê.
+ Lớp gán: Lớp dùng để số hoá ở điểm b mục 2.3.4.2 (lớp 1).
+ Đô thị: chỉ chọn với các thị trấn, phường.
Nhấp Gán, ngay lập tức các thông tin mã loại đất sẽ được gán vào
Topology. Cuối cùng vào Bản đồ → Kết nối cơ sở dữ liệu Topology.
Bước 5: Sửa nhãn thửa:
Mặc dù mã loại đất đã được gán vào tâm thửa nhưng do một số lí do như:
trong quá trình số hoá mã loại đất thuộc lớp gán nó không nằm lọt trong khoanh
đất, trong một khoanh đất có đến hai hay nhiều hơn mã loại đất các loại, khoanh
đất thiếu mã loại đất… Những lí do trên khiến một số topology vẫn chưa nhận
được thông tin mã loại đất, hoặc nhận nhưng không đúng. Vì vậy, cần phải tiến
hành sửa nhãn thửa. Có 2 cách sửa nhãn thửa:
Cách 1: Sửa bảng nhãn thửa:
Vào Bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa xuất hiện hộp thoại Bảng thông tin
thửa đất. Trên bàn phím nhần phím đi xuống (↓) và xem trong hộp thoại, nếu
thấy khoanh đất nào có mã loại đất ghi là KXD thì dừng lại và tiến hành sửa lỗi.
Tới đây ta phóng to các khoanh đất trên tờ bản đồ lên để dễ tìm ra khoanh
đất có lỗi. Tiếp theo nhấp vào chữ Hiện ở góc trái dưới hộp thoại, ngay lập tức
khoanh đất bị lỗi gán nhãn sẽ hiện lên trên màn hình. Bây giờ chúng ta đối soát
trên bản đồ địa chính đã được điều tra, bổ sung chỉnh lý xem loại đất của khoanh
đất đó là gì, và tiến hành sửa nhãn thữa.

Trang 72
Hình 56: Hộp thoại Bảng thông tin thửa đất
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

+ Nhập mã loại đất mới vào ô LĐKK.


+ Nhấp Ghi để ghi lại mã loại đất mới trên tâm thửa.
Tiến hành như vậy cho đến hết bảng. Lưu ý nếu hiển thị lên màn hình mà
khoanh đất đó là đất giao thông hoặc đất thuỷ lợi thì không cần phải sửa mã loại
đất mà vẫn để nguyên KXĐ.
Cách 2: Sửa từng nhãn thửa:
Cách làm này thường ít sử dụng để sửa lỗi ngay sau khi gán nhãn thửa,
nó thường được sử dụng khi phát hiện ra một khoanh đất nào đó trong quá trình
biên tập hoặc kiểm tra nghiệm thu sau này. Tiến hành như sau:
Khi phát hiện được khoanh đất có mã loại đất không đúng. Trên hộp
thoại MapSubject 2010 vào Bản đồ → Sửa từng nhãn thửa ngay lập tức con trỏ

trên màn hình sẽ có hình tròn có hình chữ thập đè lên trên . Ta nhấp chuột
Data vào Topology của thửa đất nói trên, xong rồi nhấp tiếp chuột Data ra ngoài
sẽ xuất hiện hộp thoại Sửa thông tin thửa.
Trong hộp thoại này tại mục KĐKK chúng ta nhập mã loại đất thay thế
vào. Cuối cùng nhấn vào Chấp nhận và thoát ra ngoài.
Như vậy, tới đây ta đã sửa xong toàn bộ các lỗi do gán nhãn thửa.

Trang 73
Hình 57: Hộp thoại Sửa thông tin thửa
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 6: Tô màu bản đồ hiện trạng:


Một bước hết sức quan trọng và đem lại cái nhìn trực qua nhất cho người
đọc bản đồ chính là màu của bản đồ. Để có được màu các khoanh đất trước đây
người kỹ thuật viên thường tiến hành một cách thủ công, tô cho từng khoanh đất
một. Việc làm đó sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, vì những khoanh đất có diện tích
lớn nhiều lúc không những tô rất chậm mà có thể không tô màu được. Hiện nay
với công nghệ tiên tiến phần mềm MapSubject cho phép đổ màu đồng loạt trong
thời gian rất nhanh và đúng theo quy định về màu bản đồ. Tiến hành như sau:
Vào Bản đồ → Tô màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch sẽ xuất hiện hộp
thoại Tô màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch.
Trong hộp thoại này chọn như sau:
+ Loại bản đồ: Hiện trạng.
+ Tỷ lệ: 1:5.000.
+ Nội dung tô: Tô màu và tô Pattern
+ Kiểu tô: Outlined
+ Lớp tô: 30
+Lớp Pattern hiện trạng: 31

Hình 58: Hộp thoại Tô màu bản đồ hiện trạng, quy hoạch

Trang 74
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Để bắt đầu tô màu nhấp vào ô Tô tất cả. Sau đó trên màn hình sẽ xuất
hiện màu của tất cả các khoanh đất. Màu mỗi khoanh đất trùng với màu của loại
đất quy định trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 (xem phụ lục
số 04).

Hình 59: Tô màu bản đồ hiện trạng


Đối với trường hợp Poly đão thì phần mềm chưa tô màu được. Do vậy ta
phải tô thủ công một vài thửa.

Hình 60: Topology đão (Poly đão)


Trang 75
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Nhận thấy MicroStation V8 cho phép tô màu nhanh và tốt hơn nên ta mở
file hoaithanhtay_sohoa trên MicroStation V8.
Trên thanh công cụ Attributes chọn lớp 30 màu 0.

Hình 61: Thanh công cụ Attributes


Trên thanh công cụ Main chọn công cụ Create Region xuất hiện hộp
thoại Create Region.

Hình 62: Hộp thoại Create Region


Tong hộp thoại này ta chọn:

+ Chế độ làm việc Food .


+ Kiểu tô: Outlined.
+ Màu tô: Màu tương ứng với mã loại đất.

+ Trạng thái tô: Locate Interior Shapes .


Sau đó nhấp chuột Data vào trong khoanh đất để bắt đầu tô.

Trang 76
Hình 63: Tô màu bằng công cụ Create Region
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tương tự như trên trong một số trường hợp Poly đão thì phần mềm cũng
không trải được Pattern nên ta phải trải bằng tay. Tiến hành như sau:
Mở hộp thoại Cell Library ra, xem mã loại đất chứa Pattern cần trải là gì,

thoát ra. Trên thanh công cụ Main chọn công cụ Pattern Area sẽ xuất hiện
hộp thoại Pattern Area. Trong hộp thoại này ta chọn như sau:
+ Pattern Cell: Mã loại đất có Pattern cần trải.
+ Scale, Row Spacing, Column Spacing được quy định tại tập ký hiệu
bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số 05).
+ Angle: 0.
+ Tolerance: 0.
+ Method: Flood.

Hình 64: Hộp thoại Pattern Area

Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, ta nhấp chuột Data vào vùng
trong bên trong khoanh đất cần trải pattern, chờ một lát MicroStation sẽ trải
xong.

Trang 77
Hình 65: Pattern sau khi trải
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Cứ như vậy tiến hành đổ màu và trải patern cho đến khi tô kín tờ bản đồ
chúng ta chuyển qua bước vẽ nhãn thửa.
Bước 7: Vẽ nhãn thửa:
Mặc dù mã loại đất đã được số hóa nhưng như đã nói ở điểm b mục 2.3.4.2
mã lúc này không đúng với quy phạm về phông chữ, kích thước, màu sắc… Do
vậy, sau khi tô màu ta tiến hành vẽ nhãn thửa cho bản đồ nhằm bảo đảm các quy
chuẩn, quy phạm có trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010. tiến
hành như sau:
 Thứ nhất: Xoá mã loại đất đã số hoá:
Trên bàn phím nhấn tổ hợp phím Ctrl+E xuất hiện hộp thoại View Levels.
Trong hộp thoại này chỉ mở mỗi lớp đã dùng để số hoá mã loại đất lớp (1).
Nhấp vào Apply trên màn hình chỉ còn lại lớp 1, ta xóa hết lớp này đi.
 Thứ hai: Vẽ nhãn bằng MapSubject
Trên hộp thoại MapSubject 2010 chọn Bản đồ → Vẽ nhãn bản đồ hiện
trạng, quy hoạch sẽ xuất hiện hộp thoại Vẽ nhãn bản đồ. Trong hộp thoại này
chọn:
+ Loại nhãn: Bản đồ hiện trạng.
+ Tỷ lệ bản đồ: 1:5.000.

Hình 66. Hộp thoại Vẽ nhãn bản đồ

Trang 78
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Để bắt đầu vẽ nhãn nhấp chọn Vẽ nhãn, lúc đó trên bản đồ sẽ có được
nhãn của các khoanh đất đúng theo quy định.

Hình 67: Nhãn thửa sau khi được vẽ

Bước 8: Vẽ khung, tạo lưới kilômét:


Như đã nói, việc tạo lưới kilômét thực ra phải tạo ở công đoạn thành lập
bản đồ nền, nhưng nó gắn với việc tạo khung bản đồ nên để đến công đoạn này.
Việc vẽ khung, tạo lưới kilômét bản đồ được tiến hành như sau:
Trên hộp thoại MapSubject 2010 chọn Biên tập → Tạo khung bản đồ
hiện trạng sẽ xuất hiện hộp thoại Tạo khung bản đồ hiện trạng.

Hình 68: Hộp thoại Tạo khung bản đồ hiện trạng, quy hoạch
Trang 79
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này ta chọn:


+ Loại khung: Cấp xã.
+ Tỷ lệ bản đồ: 1:5.000.
+ Tên tỉnh: Bình Định.
+ Tên huyện: Hoài Nhơn.
+ Tên xã: Hoài Thanh Tây.
+ Toạ độ gốc trái dưới: nhấp vào biểu tượng có dấu hỏi, nhấp chuột
Data vào mộ điểm ở phía góc trái dưới tờ bản đồ ngay lập tức trên hộp thoại sẽ
xuất hiện toạ độ của điểm vừa chọn.
+ Toạ độ góc phải trên: Làm tương tự toạ độ góc trái dưới.
Có được toạ độ góc trái dưới và góc phải trên của khung ta nhấn chọn
Chấp nhận thì khung sẽ được vẽ ra trên màn hình.
Lưu ý: Chọn toạ độ 2 góc trái dưới, phải trên sao cho khung vừa bao kín
bản đồ nhưng cũng dễ dàng cho việc tính toán để in bản đồ sau này, nếu vẽ khung
to quá thì thiếu giấy in, nhỏ quá thì tờ bản đồ in ra mất thẩm mỹ.
Bước 9: Tạo sơ đồ vị trí, chỉ hướng bắc, bảng chú dẫn:
 Tạo sơ đồ vị trí:
Sơ đồ vị trí là sơ đồ thể hiện hình dáng của xã Hoài Thanh Tây trong
sơ đồ huyện Hoài Nhơn, nó không bắt buộc phải tuân theo tỷ lệ nào cả. Nhưng
khi biểu thị phải thấy được tương quan giữa hình dáng của xã Hoài Thanh Tây
với các xã còn lại trong huyện. Sơ đồ vị trí thường được đặt ở góc trái trên khung
bản đồ.
Thông thường người kỹ thuật viên thường sử dụng file bản đồ địa giới
hành chính 364, thu nhỏ lại, tô màu phần nền phạm vi xã Hoài Thanh Tây, đưa
vào một khung nào đó và đính toàn bộ khung đó lên phía trái trên khung bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.

Trang 80
Hình 69: Sơ đồ vị trí xã Hoài Thanh Tây
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Lưu ý: Nếu góc trái trên khung bản đồ không còn chổ để đính sơ đồ vị trí
lên đó ta có thể đính sơ đồ vị trí vào vị trí khác, miễn sao nhìn vào sơ đồ người
dọc bản đồ có thể thấy được vị trí tương quan về vị trí của xã là được.
 Tạo chỉ hướng bắc:
Chỉ hướng bắc thực chất là một cell dạng điểm, ta chỉ việc tiến hành
triễn cell này ra là được. Cell chỉ hướng bắc thường được đặt ở góc phải trên của
khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Trang 81
Hình 70: Cell chỉ hướng bắc
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

 Tạo bảng chú dẫn:


Trong thư mục HT_QH do Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi xuống đã
có flie chú dẫn mang tên kyhieu-dat.dgn, ta chỉ việc sao chép và điều chỉnh, bỏ đi
các nhóm đất xã không có là được. Bảng chú dẫn thường được đặt ở góc trái dưới
khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Hình 71: Bảng chú dẫn


Bước 10: Tạo mẫu xác nhận và ký duyệt, biểu đồ cơ cấu:
 Tạo mẫu xác nhận và ký duyệt:
Mẫu xác nhận và ký duyệt là nơi dùng để các cấp thực hiện bản đồ và
cấp nghiệm thu bản đồ kí duyệt (xem phụ lục số 06). Mẫu này được vẽ bằng
MapSubject, đặt ở góc phải dưới khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Vào Biên tập → Xác nhận và ký duyệt bản đồ sẽ xuất hiện hộp thoại
Cơ quan xác nhận và ký duyệt bản đồ sử dụng đất.

Trang 82
Hình 72: Hộp thoại Cơ quan xác nhận và ký duyệt bản đồ sử dụng đất
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này chọn những thông số như hình 70, nhấn Chấp
nhận sau đó nhấp chuột Data ra màn hình sẽ có được mẫu xác nhận và ký duyệt,
đưa toàn bộ mẫu này về góc phải dưới khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Hình 73: Mẫu xác nhận và ký duyệt

 Tạo biểu cơ cấu sử dụng đất:


Biểu cơ cấu sử dụng đất thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài
Thanh Tây một cách tổng quan nhất, biểu cơ cấu thể hiện ba loại đất: đất nông
nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Biểu này cũng được xây dựng bằng
MapSubjec và đặt sát bên mẫu xác nhận và ký duyệt (xem phụ lục số 07).
Vào Biên tập → Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích sẽ xuất hiện hộp thoại
Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất.

Trang 83
Hình 74: Tạo biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này chọn loại bản đồ hiện trạng và tỷ lệ 1:5.000, diện tích
được lấy trong biểu 03 do địa chính xã cấp (xem lại phần Ghi chú mục 2.3.3.2).
Sau đó nhấp Chấp nhận và nhấp chuột Data ra màn hình, lúc này biểu cơ cấu
diện tích các loại đất đã được vẽ, ta đưa biểu về vị trí của nó là xong.

Hình 75: Biểu đồ cơ cấu diện tích ba loại đất

2.3.5.2. Biên tập bản đồ


Biên tập bản đồ là một công đoạn không thể thiếu trong thành lập bản đồ
nói chung và bản đồ hiện trạng nói riêng. Nó quyết định đến tính thẩm mỹ và tính
trực quan cao của tờ bản đồ.
Biên tập các nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất bao gồm:
- Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ
tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan.
- Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao.
- Nhóm lớp thủy hệ gồm: thủy hệ và các đối tượng có liên quan.
- Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên
quan.

Trang 84
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành chính
các cấp.
- Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh
đất, ranh giới các khu đất khu dân cư nông thôn.
- Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội.
- Biên tập biểu đồ cơ cấu sử dụng đất.
Trong quá trình biên tập phải tiến hành biên tập theo từng nhóm. Nhưng
theo kinh nghiệm làm việc thì tất cả các nhóm nêu trên rất ít xảy ra sai sót, người
kỹ thuật viên thường chú trọng tới việc biên tập các nhãn thửa sao cho khi nhìn
vào khoanh đất người đọc có thể biết được đó là loại đất gì. Ngoài ra còn biên tập
để các thông tin không chồng chéo lên nhau, tránh trường hợp rối, nhiễu thông
tin bản đồ.
Việc biên tập chủ yếu sử dụng bộ công cụ trên thanh công cụ Main để thực
hiện, bao gồm các công cụ chính sau:

- Element Selection tool box (Chọn đối tượng).

- Points tool box (Công cụ vẽ điểm Point).

- Patterns tool box (Công cụ Pattern).

- Arcs tool box (Công cụ vẽ cung tròn).

- Tags tool box (Mở Tags).

- Groups tool box (Công cụ thao tác với 1 nhóm đối tượng).

- Measure tool box (Công cụ đo).


- Change Attributes tool box (Thao thác với thuộc tính đối tượng).
- Delete Element (Xóa đối tượng).
- Fence tool box (Công cụ Fence).
- Linear Elements tool box (Công cụ vẽ đường).
- Ellipses tool box (Công cụ vẽ đường tròn và Ellip).
- Text tool box (Công cụ Text).
- Cells tool box (Công cụ Cell).

Trang 85
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Dimension tool box (Công cụ Dimension).


- Manipulate tool box (Copy).
- Modify tool box (Sửa đổi đối tượng).

Hình 76: Mã loại đất trước và sau khi biên tập

Sau khi biên tập xong bản đồ, đảm bảo tính thẩm mỹ, đúng quy chuẩn,
quy phạm ta tiến hành tách file bản đồ hoaithanhtay_sohoa ra làm các file riêng
biệt, bao gồm các file: màu, thuỷ hệ, giao thông, địa hình, mã, kí hiệu, ghi chú,
khung.
Việc làm này hết sức đơn giản, trước tiên ta sao chép file hoaithanh
tay_sohoa ra thêm 8 file khác. Đặt lại tên 8 file đó như mục 2.3.2.1. Sau đó mở
sổ theo dõi ra và tìm tới các bảng chứa các nhóm chức năng như thuỷ hệ, giao
thông, dáng đất…, trong mỗi nhóm chức năng đó đã có các lớp tương ứng. (xem
lại phần ghi chú, điểm c mục 2.3.2.2). Ta mở lần lượt 8 file kia ra, đối chiếu vào
sổ theo dõi, nhóm chức năng trong sổ theo dõi ứng với file bản đồ nào thì trên
file bản đồ đó chỉ để lại các lớp có trong nhóm chức năng đó.
Lấy ví dụ: nhóm chức năng thuỷ hệ (bảng 04) chứa các lớp 21, 22, 23, 43
thì trên file 2.hoaithanhtay_th chỉ để lại các lớp 21, 22, 23, 43 còn các lớp khác
xoá đi.

Trang 86
Hình 77: Flie bản đồ 2.hoaithanhtay_th
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Tương tự ta làm như trên đối với 7 file bản đồ còn lại.
2.3.6. In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa
Sau khi hoàn thiện việc trình bày và biên tập bản đồ ta tiến hành in bản
đồ, kiểm tra và sửa chữa.
2.3.6.1. In bản đồ
In bản đồ là một công đoạn hết sức quan trọng, việc sản phẩm giao nộp có
được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu hay không phụ thuộc rất nhiều vào nó.
Thông thường chúng ta biên tập và hoàn thiện bản đồ trên máy tính, nhưng sản
phẩm giao nộp có cả bản đồ in ra trên giấy, nếu người kỹ thuật viên coi thường
công đoạn này có thể in ra bản đồ không đúng tỷ lệ, hoặc in ra các đường có lực
nét không đúng theo quy định. Vì vậy khi in phải tính toán và chuẩn bị như sau:
a). Tính số mảnh in
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải được in trên khổ giấy Ao. Như chúng
ta biết chiều rộng của cuộn giấy là 840 mm, nó giới hạn về chiều rộng. Nếu bản
đồ hiện trạng của xã có diện tích lớn nhưng lại muốn in với tỷ lệ 1:5000 trong
một tờ giấy có bề rộng là 840 mm là điều không thể. Vì vậy, ta phải tính toán để
chia tờ bản đồ hiện trạng ra làm các mảnh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính
ghép biên.
Trước tiên mở file 8.hoaithanhtay_khung ra, đo sơ bộ chiều dài và chiều
rộng của khung. Kết quả như sau:
+ Chiều dài: ≈ 8.134 mét.

Trang 87
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

+ Chiều rộng: ≈ 6.050 mét.


Ta thấy nếu chiều rộng của khổ giấy là 840 mm = 0,84 m thì với tỷ lệ
1:5.000 lúc đó chiều dài thực tế sẽ là: 0,84 x 5000 = 4.200 (mét). So sánh kết quả
này với bề rộng của khung bản đồ thì thấy bề rộng khung bản đồ lớn hơn. Do
vậy, không thể sử dụng bề rộng khổ giấy để in chiều nằm ngang của tờ bản đồ
được. Nhưng đem kết quả này so với ½ chiều dài thì thấy kết quả trên lớn hơn.

Hình 78: Chia số mảnh bản đồ để in


Do vậy, có thể dùng bề rộng khổ giấy để in ½ chiều dọc tờ bản đồ. Vậy ta
sẽ chia chiều dài tờ bản đồ ra làm hai phần bằng nhau, từ đó in ra làm hai mảnh
bản đồ, kích thước mỗi mảnh xấp xĩ: 4.067m x 6.050m. Lúc này bề rộng tờ giấy
tương ứng với một nữa chiều dài bản đồ nên các mảnh bản đồ phải được in
ngang.
b). Đặt Pen Table
Pen table là một file có khuôn dạng *.tbl, nó quy định ứng với lớp nào thì
lực nét của lớp đó là bao nhiêu. Do vậy, dựa vào lực nét của các đối tượng dạng
tuyến có trong tập kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất ta đặt lực nét cho các lớp
tương ứng trong file bản đồ. Nếu khi in bản đồ mà không sử dụng file pen thì
những gì in ra chưa chắc đã giống như những gì chúng ta nhìn thấy trên màn hình
máy tính. Lực nét của các đối tượng có thể đậm hơn, nhạt hơn. Vì vậy, cần tiến
hành đặt Pen Table cho các lớp trên bản đồ. Ứng với mỗi tỷ lệ bản đồ thì cần có

Trang 88
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

một file pen khác nhau vì mỗi nhóm tỷ lệ có một quy định riêng về lực nét. Cách
tiến hành như sau:
Mở MicroStation V8, vào Flie → Print sẽ xuất hiện hộp thoại Print
Sonic PDF. Trong hộp thoại này chọn Pen Table → New sẽ xuất hiện hộp thoại
Create Pen Table file. Trong hộp thoại này chọn như sau:
+ Mục Directories: Chọn đường dẫn chứa thư mục đặt file pen.
+ Mục File: Chọn tên File. (ht_2010_tyle5000).
Nhấn OK sẽ xuất hiện hộp thoại Modify Pen Table.
Trong hộp thoại này vào Edid → Insert New Section Above xuất hiện
hộp thoại Insert Section.

Hình 79: Hộp thoại Insert Section

Sau đó đặt tên đối tượng cần đặt lực nét vào mục Name. Nhấn OK.
Sau khi nhấn OK trong mục Processing Order của hộp thoại Modify Pen
Table sẽ xuất hiện tên vừa đặt.
Chọn Element Selection Criteria sau đó nhấp vào Level sẽ xuất hiện một
hộp thoại Select level chứa 63 lớp bản đồ. Trong hộp thoại này chọn lớp tương
ứng với lớp của đối tượng trên bản đồ.

Trang 89
Hình 80: Hộp thoại Modify Pen Table
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi chọn được lớp của đối tượng tương ứng trên bản đồ nhấp vào tuỳ
chọn Element Output Actions. Tìm đến ô có chữ Width đánh dấu chọn vào đấy,
chọn By MM và đặt độ lớn lực nét vào trong mục này. Độ lớn bao nhiêu chúng ta
lấy ở tập kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Hình 81: Đặt lực nét cho đối tượng


Cuối cùng vào File → Save là xong. Tiến hành tương tự cho các đối
tượng còn lại. Trong hộp thoại Modify Pen Table sử dụng Down và Up để thay
đổi vị trí các đối tượng trong mục Processing Order .
c). Căn giấy
Hiện nay các đơn vị sự nghiệp thành lập nói chung và Trung tâm Kỹ
thuật Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường nói riêng đều sử dụng loại máy in HP
800 để in bản đồ. Trong bài này chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết việc căn giấy để
chuẩn bị in bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bước 1: Khởi động máy in.
Nhấn nút Power của máy in.

Trang 90
Hình 81: Máy in HP 800
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Lúc đó tên màn hình máy tính xuất hiện như sau.

Lower blue lever?

Hình 83. Giao diện lúc khởi động máy in HP 800


Bước 2: Đặt giấy.
Sau khi khởi động tiến hành đặt giấy vào cọc.
Dường hai tay nâng cuộn giấy và đặt nhẹ nhàng vào cọc.

Hình 84. Đặt giấy vào cọc máy in

Bước
Paper 3: Căn
menu giấy
Sau khi đặt giấy, người đứng máy in tiến hành nhấc cần khoá giấy bên
Unknown
paper fomat
cạnh cửa sổ máy in
Reload
lên, mở cửa sổ máy in, và căn chỉnh giấy thẳng hàng với mực
paper

Trang 91
Hình 85. Giao thức làm việc với trang in
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

thước có trên máy in. Sau đó hạ cần khoá giấy lại, đóng của sổ máy in. Nhấn
ENTER trên bàn phím máy in lúc đó giao diện máy in có dạng như sau:

→ Chọn Paper menu sau đó nhấn ENTER giao diện sẽ là:

Hình 86. Chọn chế độ in

Trong giao diện lúc này chúng ta sử dụng phím lên, xuống để chọn
Load roll. Đây là chế độ làm việc với cuộn giấy, Load sheet là chế độ làm việc
với các khổ giấy nhỏ hơn như A2, A3, A4… Tiếp theo nhấn ENTER trên bàn
phím máy in để đến với giao diện chọn loại cuộn.

Select roll type

Matte Film
Clear Film
Coated paper
Heavy coated paper
High – Glass photo

Tên xã
Hình 87. Chọn loại cuộn
Tiếp tục chọn phím lên, xuống, chọn Coated paper và nhấn ENTER sẽ
xuất hiện giao diện sau:
Loading roll

Lift blue lever


Trang 92
Hình 88. Thông báo cuộn
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Lúc này ta phải nâng cần khoá giấy lên, hạ xuống. Nếu máy in chạy kiểm
tra độ thẳng hàng của giấy và cắt giấy thì trên màn hình sẽ xuất hiện như hình 89.
Nếu kiểm tra thấy việc căn giấy chưa chuẩn thì trên giao diện tiếp tục hiện như
hình 88. Ta phải nâng cần lên, mở cửa sổ máy in, căn lại giấy cho đến khi trên
màn hình xuất hiện như hình 89.

Loading roll

Wind any excess paper


on to roll at the
black of the printer
Press ENTER to continue

Hình 89. Thông báo đã cắt bỏ giấy thừa


Tiếp theo nhấn ENTER trên màn hình máy in ta sẽ được giao diện như
hình sau:

Hình 90. Giao diện quản lý việc in bản đồ

Thực hiện tới đây xem như thành công, ta bắt đầu thực hiện việc in bản
đồ trên máy tính.
d). Thực hiện lệnh in bản đồ
Mở file 1.hoaithanhtay_mau trên MicroStation V8 bằng chế độ Open
read – only (Keep as V7 format).

Trang 93
Hình 91. Chế độ Open read – only (Keep as V7 format)
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi mở 1.hoaithanhtay_ mau, tham chiếu 7 file còn lại, bao gồm:

+ 2. Tênxã _TH + 5. Tênxã_MA

+ 3. Tênxã_GT + 6. Tênxã_KH

+ 4. Tênxã_DH + 7. Tênxã_GC

+ 8. Tênxã_KHUNG
Như đã trình bày, bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài Thanh Tây được
in ra hai mảnh bản đồ vì vậy ta tiến hành in các mảnh với các bước như sau:
Bước 1: Bao fence mảnh bản đồ:
Trên thanh công cụ Main chọn công cụ Place Fence, bao fence mảnh
bản đồ cần in.

Trang 94
Hình 92. Bao Fence mảnh bản đồ cần in
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bước 2: Tiến hành với phần mềm in


Vào File → Print hoặc nhấn Ctrl+P sẽ xuất hiện hộp thoại Print HP
DesignJet 500 42 by HP. (Hộp thoại này có thể không phải tên này mà là tên
khác ví dụ như Print HP LaserJet 1150 Driver, đây là tên của máy in đã được
chọn để in lần trước. Trong hộp thoại này chọn Pen Table → Attach xuất hiện
hộp thoại Select Pen Table File. Trong hộp thoại này ta chọn:
+ Mục Directories: Chọn đường dẫn tới thư mục chứa file pen
ht_2010_tyle5000.
+ Mục File: Chọn tên File. (ht_2010_tyle5000).
Nhấn OK để quay trở lại hộp thoại Print HP DesignJet 500 42 by HP.

Trong hộp thoại này ta chọn như sau:


+ Mục Area: Chọn Fence.
+ Nhấp vào biểu tượng Print Attributes . Sau đó xuất hiện hộp
thoại Print Attributes bỏ chọn Text Nodes và Print Boder. Nhấn OK để quay về
hộp thoại Print HP DesignJet 500 42 by HP.

Hình 93. Hộp thoại Print Attributes

Tiếp theo chọn biểu tượng sẽ xuất hiện hộp thoại Print. Trong hộp
thoại này tại mục Select Printer chọn máy in HP DesignJet 500 42 by HP. Mặc

Trang 95
Hình 94: Hộp thoại Print
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

dù máy in hiệu HP 800 nhưng Driver cài đặt để sử dụng là HP 500 nên khi in
máy hiện lên hiệu HP DesignJet 500 42 by HP.

Tiếp theo chọn Preferences sẽ xuất hiện hộp thoại Printing Preferences.

Hình 95: Hộp thoại Printing Preferences

Trang 96
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Trong hộp thoại này tại mục Size chọn Edit Paper List sẽ xuất hện hộp
thoại Paper Size.

Hình 96: Hộp thoại Paper Size


Trong hộp thoại này chọn như sau:
+ Mục Unit: chọn Metric (mm).
+ Mục Custom paper size: chọn chiều ngang và chiều dọc của trang in.
Với xã Hoài Thanh Tây như đã phân tích thì chiều dọc khi in sẽ không vượt quá
840 mm nên ta đặt 840. Đối với chiều ngang ta làm như sau: Đo sơ bộ chiều
ngang tờ bản đồ ≈ 6.050 m, đem chia cho mẫu tỷ lệ bản đồ cần in là 5000. Kết
quả ≈ 1,21 m ≈ 1.210 mm. Như vậy, ta chọn chiều ngang sẽ là 1.210.
Nhấn OK để quay lại hộp thoại Printing Preferences, nhấn tiếp OK để
quay lại hộp thoại Print, nhấn Apply → Print để quay lại hộp thoại Print HP
DesignJet 500 42 by HP.
Trong hộp thoại này nhấp vào biểu tượng Maximize print size . Ngay
lúc đó tại khung Preview sẽ hiển thị hình ảnh bản đồ sẽ in. Còn tại mục Print
Scale sẽ hiện 1 đơn vị tính bằng 1/1000 mẫu tỷ lệ tương ứng với kích thước vừa
chọn tại hộp thoại Paper Size.

Trang 97
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Hình 97: Đơn vị trong mục Print Scale

Tại mục Print Scale xảy ra hai trường hợp:


+ Nếu đơn vị trong mục Print Scale xấp xỉ nhỏ hơn 1/1000 mẫu tỷ lện
bản đồ (1/1000*5000 = 5) thì ta xóa bỏ đơn vị đó đi và gõ vào đấy số 5. sau đó
chỉ cần nhấn lệnh in là xong.
+ Nếu đơn vị trong mục Print Scale xấp xỉ lớn hơn 1/1000 mẫu tỷ lện
bản đồ (1/1000*5000 = 5) thì ta quan sát trên khung Preview sẽ thấy được giấy
ngang bị thiếu. Do vậy, chúng ta quay trở lại hộp thoại Paper Size tăng chiều
ngang giấy in và nhấn OK để về nhấp vào biểu tượng Maximize print size .
Làm cho đến khi đơn vị trong Print Scale xấp xỉ nhỏ hơn 5 rồi tiến hành sữa lại 5
là được.

Cuối cùng thực hiện lệnh in bằng cách nhấp vào biểu tượng máy in .
Tương tự cách làm như trên ta in tiếp mảnh bản đồ còn lại.
2.3.6.2. Kiểm tra, chỉnh sửa

Trang 98
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Sau khi in bản đồ ra giấy, người kỹ thuật viên có trách nhiệm đối chiếu
bản đồ hiện trạng với bản đồ địa chính đã được điều tra, bổ sung, chỉnh lý các
yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu với bản đồ nền đã được bổ
sung, chỉnh lý các yếu tố cơ sở địa lý; kiểm tra hệ thống ký hiệu, màu sắc, biểu
đồ cơ cấu 3 loại đất đã đúng với các biểu kiểm kê hay chưa. Sau đó kết hợp với
địa chính xã Hoài Thanh Tây ra thực địa để đối soát lại thêm một lần cuối cùng.
Nếu trong quá trình kiểm tra, đối soát thấy có sai sót thì chỉnh lý trên bản đồ hiện
trạng giấy, sau đó căn cứ vào bản đồ hiện trạng mới được bổ sung, điều chỉnh để
chỉnh sửa trên bản đồ số.
2.3.6.3. In bản đồ phục vụ kiểm tra, nghiệm thu
Mặc dù đã kiểm tra, sửa chữa nhưng đó mới chỉ mức độ sơ bộ, việc kiểm
tra chỉnh sửa phải được thực hiện thêm một lần dưới sự kiểm tra, giám định của
hội đồng thẩm định có thẩm quyền, làm như vậy bản đồ mới có tính pháp lý. Vì
vậy, sau khi người kỹ thuật viên phối hợp với địa chính xã kiểm tra, chỉnh sửa thì
phải in lại bản đồ đã chỉnh sửa để phục vụ kiểm tra, nghiệm thu. Việc in bản đồ
tiến hành như mục 2.3.6.1.
2.3.7. Viết thuyết minh bản đồ
Sau khi kiểm tra, sửa chữa người kỹ thuật viên có trách nhiệm viết thuyết
minh bản đồ để phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của xã Hoài Thanh Tây (có sản phẩm kèm theo) [1], [10].
Thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất được soạn thảo theo các nội
dung như sau:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và mục đích yêu cầu của việc thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hoài Thanh Tây.
- Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc việc thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Các nguồn tài liệu sử dụng và phương pháp công nghệ thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.

Trang 99
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm: khối lượng
công việc thực hiện, mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác các yếu tố nội dung.
- Thuận lợi và khó khăn.
- Kết luận, kiến nghị.
2.3.8. Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD
Sau khi bản đồ đã được điều chỉnh, bổ sung trên máy tính, chúng ta tiến
hành ghi tất cả các tài liệu bản đồ vào đĩa CD. Thông thường người ta sử dụng
phần mềm Nero để ghi dữ liệu bản đồ.
Ghi chú: việc in bản đồ hiện trạng, viết báo cáo thuyết minh và ghi tài liệu
vào đĩa CD lần này chỉ có mục đích đưa ra trước hội đồng thẩm định. Nếu hội
đồng thẩm định vẫn tiếp tục phát hiện lỗi thì bộ bản đồ, báo cáo thuyết minh, đĩa
CD trên phải sửa lại theo biên bản nghiệm thu mới được đóng gói sản phẩm.
2.3.9. Kiểm tra, nghiệm thu
Công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện theo
thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình
sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2.3.9.1. Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu
Để bản đồ sản phẩm bản đồ giao nộp đúng, đảm bảo chất lượng, yêu cầu
đặt ra phải thành lập một hội đồng kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất. Hội đồng nghiệp thu bao gồm đại diện chủ đầu tư là đại diện UBND xã
Hoài Thanh Tây và đại diện đơn vị thi công. Hội đồng này thường do đồng chí
chủ tịch xã làm chủ tịch hội đồng. Các bên sẽ kiểm tra, thảo luận để tìm ra những
sai sót và ghi nhận những gì đã đạt được. Cuối cùng nếu có nhiều sai sót thì phải
bổ sung, sửa đổi theo kết quả nghiệm thu.
2.3.9.2. Mục đích kiểm tra, nghiệm thu
- Kiểm tra việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định kỹ thuật,
định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản khác có liên quan đến công trình, sản
phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài Thanh Tây.

Trang 100
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất để kịp thời loại bỏ các
sản phẩm không bảo đảm chất lượng và tìm biện pháp xử lý khắc phục các sai sót
nhằm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm bản đồ.
- Xác nhận chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm bản đồ đã hoàn
thành [11].
2.3.9.3. Nguyên tắc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng bản đồ
- Việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, tiến độ
thi công công trình thành lập bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá
trình sản xuất; kế hoạch kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu phải được lập trên cơ
sở tiến độ thi công các công đoạn công trình, sản phẩm [11].
- Chủ đầu tư căn cứ vào hạng mục công việc của công trình, sản phẩm tiến
hành kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công công trình
thành lập bản đồ trong quá trình thi công, thẩm định và nghiệm thu chất lượng,
khối lượng, tiến độ thi công công trình, sản phẩm đã hoàn thành.

2.3.9.4. Cơ sở pháp lý để kiểm tra, nghiệm thu


- Tiêu chuẩn, quy phạm, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
- Dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
2.3.9.5. Kết quả kiểm tra
Căn cứ vào mục đích, nguyên tắc, cơ sở pháp lý kiểm tra nghiệm thu, hội
đồng kiểm tra tiến hành kiểm tra cho kết quả của từng hạng mục như sau:
* Phần ngoại nghiệp:
- Kiểm tra, đối soát 2 tờ bản đồ A0 của xã Hoài Thanh Tây, cụ thể như
sau: Kiểm tra 20 % (trên mỗi tờ), tỷ lệ sai: 0 %.
* Phần nội nghiệp:

Trang 101
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Kiểm tra bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã dạng số (kiểm tra trên
đĩa CD):
+ Kiểm tra độ chính xác nắn chỉnh các tệp tin ảnh nắn cuối cùng: Kiểm
tra 20 % (trên mỗi file), tỷ lệ sai: 0%.
+ Kiểm tra tọa độ góc khung, kích thước khung và đường chéo, giá trị
các điểm đo độ cao: Kiểm tra 20 % (trên mỗi file), tỷ lệ sai: 0%.
+ Kiểm tra việc phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ: Kiểm tra 20 %
(trên mỗi file), tỷ lệ sai: 0%.
+ Kiểm tra tính nhất quán của việc sử dụng ký hiệu quy định để thể
hiện nội dung điểm, đường, vùng của bản đồ: Kiểm tra 20 % (trên mỗi file), tỷ lệ
sai: 0%.
+ Kiểm tra việc tiếp biên bản đồ: Kiểm tra 20 % (trên mỗi file), tỷ lệ
sai: 0%.
+ Kiểm tra việc loại bỏ, làm sạch dữ liệu: Kiểm tra 20 % (trên mỗi file),
tỷ lệ sai: 0%.
+ Kiểm tra lực nét, màu sắc của các đối tượng: Kiểm tra 20 % (trên mỗi
file), tỷ lệ sai: 0%.
+ Kiểm tra việc ghi chép lý lịch bản đồ: Kiểm tra 20 % (trên mỗi file),
tỷ lệ sai: 0%.
+ Kiểm tra việc ghi đĩa CD các dữ liệu bản đồ: Kiểm tra 30 % (trên đĩa
CD), tỷ lệ sai: 0 %.
- Kiểm tra bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã in ra giấy:
Kiểm tra 2 tờ bản đồ A0 của xã, cụ thể như sau :
+ Kiểm tra các yếu tố cơ sở địa lý: Kiểm tra 20 % (trên mỗi tờ), tỷ lệ
sai: 0 %.
+ Kiểm tra việc đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung của bản
đồ: Kiểm tra 20 % (trên mỗi tờ), tỷ lệ sai: 0 %.
+ Kiểm tra việc tổng quát hóa các yếu tố nội dung, biên tập, trình bày
bản đồ: Kiểm tra 20 % (trên mỗi tờ), tỷ lệ sai: 0%.

Trang 102
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

+ Kiểm tra việc tiếp biên bản đồ: Kiểm tra 30 % (trên mỗi tờ), tỷ lệ sai:
0%.
- Kiểm tra nội dung thông tin báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cấp xã: Kiểm tra 30 % (trên mỗi báo cáo), tỷ lệ sai: 0%.
Ghi chú: tỷ lệ sai trên đây chỉ là số liệu minh hoạ.
2.3.9.6. Nhận xét
Sau khi kiểm tra hội đồng có trách nhiệm đưa ra bản nhận xét về sản phẩm
bản đồ của xã Hoài Thanh Tây. Bao gồm:
a). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài Thanh Tây:
 Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ
các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
- Nhận xét về Seedfile.
- Thư viện cell.
- Các ký hiệu dạng tuyến.
- Kiểu chữ.
- Các file bản đồ ghép thành file bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy:
- Nhận xét nội dung thể hiện trên bản đồ có đúng với những điều tra,
khoanh vẽ, tổng hợp hay không.
- Trình bày khung, lưới kilômét, toạ độ khung đúng hay chưa.
- Nội dung bản đồ có đầy đủ các yếu tố như dáng đất, thuỷ hệ, giao
thông, địa giới hành chính, các điểm địa vật, ghi chú, khoanh đất, ranh giới theo
chức năng, biểu đồ cơ cấu… có đầy đủ hay không.
- Việc ghép biên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài Thanh
Tây với các xã lân cận có chính xác hay không.
- Nhận xét về mức độ sạch đẹp của bản đồ giấy.
b). Nhận xét báo cáo thuyết minh:

Trang 103
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Nhận xét báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài
Thanh Tây có đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của quy định hướng dẫn thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường hay không.
2.3.9.7. Kết luận
Sau khi kiểm tra, nhận xét sản phẩm bản đồ, báo cáo thuyết minh bản đồ
hội đồng kiểm tra, nghiệm thu đưa ra kết luận về:
- Chất lượng sản phẩm của công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất xã Hoài Thanh Tây đạt hoặc không đạt theo quy trình, quy phạm của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành.
- Số lượng sản phẩm bản đồ và sản phẩm kèm theo đủ hay chưa.
Nếu sản phẩm chưa đạt thì hội đồng yêu cầu sửa chữa, bổ sung. Những gì
chưa đạt được hội đồng ghi vào phiếu kiểm tra (xem phụ lục số 08). Sau này
người kỹ thuật viên căn cứ vào phiếu kiểm tra đó để sửa chữa và bổ sung lên bản
đồ số.
Cuối cùng hội đồng kiểm tra lập:
- Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm. Biên bản được lập thành hai
bản có giá trị ngang nhau, một bản giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Hoài Nhơn, một bản giao cho đơn vị thi công.
- Lập biên bản nghiệm thu, hoàn thành công trình sản phẩm. Biên bản
được lập thành hai bản có giá trị ngang nhau, một bản giao cho xã Hoài Thanh
Tây, một bản giao cho đơn vị thi công.
2.3.10. Đóng gói và giao nộp sản phẩm
Sau khi sản phẩm bản đồ và các sản phẩm kèm theo được nghiệm thu, đơn
vị thi công có trách nhiệm căn cứ vào phiếu kiểm tra của hội đồng kiểm tra,
nghiệm thu để bổ sung, sửa chữa những thiếu sót lên bản đồ. Sau đó hoàn thiện,
in ấn, giao cho thủ trưởng đơn vị thi công ký tên, đóng dấu và cuối cùng đóng gói
sản phẩm để giao nộp.
Sản phẩm giao nộp bao gồm:

Trang 104
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài Thanh Tây có chữ ký của thủ
trưởng đơn vị thi công: 2 bộ (1 bộ giao cho UBND xã Hoài Thanh Tây, 1 bộ giao
cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Nhơn).
- Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài Thanh Tây: 2
bộ (1 bộ giao cho UBND xã Hoài Thanh Tây, 1 bộ giao cho Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Hoài Nhơn).
- Đĩa CD ghi dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất: 1 bộ (giao cho UBND
xã Hoài Thanh Tây).
2.4. Thuận lợi, khó khăn và ưu, nhược điểm trong quá trình thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
2.4.1. Thuận lợi
- Trong quá trình thực hiện đồ án này chúng tôi nhận được sự quan tâm chỉ
đạo và giúp đỡ hết sức tận tình của sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở tài
nguyên và môi trường tỉnh Bình Định, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Hoài Nhơn, UBND xã Hoài Thanh Tây.
- Cán bộ thôn, xóm tham gia tích cực vào công tác xác định diện tích, mục
đích sử dụng đất của các khoanh đất chưa xác định rõ mục đích.
- Bản đồ địa chính dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có sự
điều chỉnh của cán bộ địa chính xã đối với những thửa đất có biến động, do đó đã
tiết kiệm được thời gian khảo sát, đối chiếu bản đồ sau khi in kiểm tra.
2.4.2. Khó khăn
- Hệ thống chỉ tiêu các loại đất và biểu mẫu thống kê đất đai trước đây so
với luật đất đai năm 2003 nhiều điểm rất khác nhau, khó khăn cho việc chuyển
đổi hệ thống số liệu theo chỉ tiêu cũ sang hệ thống số liệu theo chỉ tiêu mới.
- Đội ngũ cán bộ địa chính xã đảm đương công việc xây dựng bản đồ tác giả
nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nên các khoanh đất trên
bản đồ phải điều chỉnh nhiều lần.
- Khoảng cách về mặt địa lý giữa đơn vị thành lập bản đồ với thực địa khá
lớn, nên mỗi lần có sai sót, nhầm lẫn thì việc đi thực địa mất nhiều thời gian.

Trang 105
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

2.4.3. Ưu điểm
Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính sẽ tiết kiệm
được thời gian và kinh phí hơn so với phương pháp đo đạc trực tiếp. Cho ra kết
quả chính xác cao hơn so với việc xây dựng bản đồ hiện trạng từ bản đồ hiện
trạng kỳ trước hoặc từ ảnh máy bay, vệ tinh có tỷ lệ nhỏ.
Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính sẽ tránh
việc bỏ sót các thửa đất nhỏ nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị.
2.4.3. Nhược điểm
Do các thông tin của bản đồ địa chính nhiều nên gây nhiễu trong quá trình
số hóa các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, khoanh vẽ nội dung hiện trạng sử dụng
đất.
Bản đồ địa chính thể hiện chi tiết đến từng thửa đất theo chủ sử dụng nên
mỗi xã có rất nhiều tờ bản đồ, gây khó khăn trong việc tổng hợp thành một file
tổng thể cũng như dễ xảy ra thiếu sót trong quá trình điều tra thực địa.
Trên bản đồ địa chính không có bản đồ rừng và bản đồ địa hình nên phải
tham khảo thêm các loại bản đồ khác sẽ mất thời gian.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm
kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên –
kinh tế và cả nước.
Là tài liệu bản đồ điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây
dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương,
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh – xã hội năm (05) và hàng năm của
Nhà nước.

Trang 106
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Hoài Thanh Tây là một loại
bản đồ chuyên đề có tầm quan trọng đặc biệt của ngành Tài nguyên và Môi
trường, đây là một loại thông tin cơ bản của ngành nhằm mô tả từ tổng thể đến
chi tiết hiện trạng của sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê 2010.
Kết quả của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã
Hoài Thanh Tây giúp địa phương nắm chắc quỹ đất và các loại hình sử dụng đất
để có hướng đề xuất, bố trí hợp lý phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội;
đồng thời là nguồn tài liệu kế thừa cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai cho
những năm tiếp theo.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5.000 xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài
Nhơn được thành lập theo công nghệ bản đồ số hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3 o
thực hiện đúng quy trình công nghệ từng hạng mục công việc theo quy định, đảm
bảo độ chính xác của phương án kinh tế kỹ thuật đã UBND tỉnh phê duyệt, phục
vụ cho công tác kiểm kê và quản lý đất đai.

Hệ thống các phần mềm: MicroStation SE, MicroStation V8… có thể được
coi là các phần mềm chuẩn thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho việc lập và
quản lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Hệ thống các phần mềm này mang tính
chuyên ngành rõ rệt, với các thành phần chức năng phù hợp và đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn, có khả năng khai thác thông tin để lập một tài liệu điều tra cơ bản
về tài nguyên đất. Ngoài ra, hệ thống các phần mềm này còn có chức năng liên
kết cơ sở không gian và thông tin thuộc tính tạo thành một hệ thống thông tin
thống nhất; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, cập nhật và khai thác thông
tin trên toàn quốc.

Phần mềm MapSubjec là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng,
quy hoạch sử dụng đất. Chạy trên môi trường đồ hoạ MicroStation SE. Thực hiện
tô màu và pattern tự động, tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp
theo từng file.... Hỗ trợ phân lớp, đối tượng theo quy phạm thành lập bản đồ hiện
trạng và quy hoạch sử dụng đất. Phần mềm này tạo điều kiện thuận lợi lớn trong

Trang 107
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

việc xây dựng bản đồ hiện trạng, nó không chỉ tiết kiệm về mặt thời gian mà còn
tiết kiệm rất lớn về mặt chi phí công trình của nhiều đơn vị thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
2. Kiến nghị
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ TN&MT
tỉnh Bình Định và thực hiện khóa luận: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã
Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định”, chúng tôi có một số ý kiến
đống góp như sau:
 Về phía trường Đại học Quy Nhơn và khoa Địa lý – Địa chính

- Do đặc thù của ngành Địa chính cần phải được trang bị cơ sở thực tiễn
một cách đầy đủ và phù hợp để nâng cao hiệu quả cho công tác, cho nên trong
quá trình học tập nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên được giao
lưu tiếp cận với các công tác thực tế của ngành ở các cơ quan chuyên môn được
sớm hơn.

- Đồng thời, nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên có được thời gian
học tập nghiên cứu tại các cơ quan chuyên môn của ngành Địa chính dài hơn. Từ
đó sinh viên sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tiễn một cách đầy đủ hơn,
những kiến thức về cơ sở lý luận đã được trang bị ở nhà trường sẽ được củng cố
một cách vững chắc hơn.

 Về phía trường xã, phòng, sở Tài nguyên Môi trường


- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở xã chưa tổ chức thường
xuyên nên đợt kiểm kê đất đai lần này phải tập trung chỉnh lý một khối lượng
công việc quá lớn. Đề nghị UBND xã Hoài Thanh Tây triển khai cập nhật, chỉnh
lý biến động đất đai thường xuyên theo quy định luật đất đai 2003.

- Kính đề nghị phòng tài nguyên và môi trường huyện Hoài Nhơn và Ban
chỉ đạo kiểm kê đất đai tỉnh Bình Định (Sở Tài nguyên và Môi trường ) kiểm tra,
nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây,

Trang 108
Đồ án tốt nghiệp Sv: Đỗ Thị Như Hiếu

huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để làm cơ cho việc liệu thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010 cấp huyện và đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ
cho nhu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trong giai đoạn Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa huyện nhà.

 Về phía trường xã, phòng, sở Tài nguyên Môi trường


- Nhà nước cần nhanh chóng đầu tư kinh phí để xây dựng và hoàn thiện
hệ thống phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên toàn quốc nhằm
đảm bảo tính thống nhất về cơ sở dữ liệu và tính đồng bộ trong công tác của các
đơn vị. bên cạnh đó cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ
tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của
ngành.
- Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ
cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, tạo điều kiện phát triển
ngành địa chính trong tương lai không xa bắt kịp với tiến độ công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước.

Trang 109

You might also like