You are on page 1of 18

Thu nhập trên một cổ phần (Earning per share) và 

Chỉ số giá trên


thu nhập P/E
Định nghĩa
Thu nhập trên một cổ phần trong tiếng Anh gọi là Earning per share, viết tắt là EPS.
Đó là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang được lưu hành
trên thị trường.
Chỉ số giá trên thu nhập P/E  phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho
một đồng thu nhập hiện tại của công ty. Nhìn chung, hệ số này cao là tốt, thể hiện sự
đánh giá cao triển vọng công ty của nhà đầu tư.
Công thức xác định
Thu nhập trên một cổ phần

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình
quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy
nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số
cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì.

Chỉ số giá trên thu nhập P/E

Ý nghĩa
- Thu nhập trên một cổ phần (EPS) thường có ý nghĩa trong việc so sánh, đánh giá khả
năng sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
Rõ ràng, hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng số lượng cổ phần phổ thông
đang lưu hành của hai công ty là không giống nhau. Nếu coi các yếu tố khác là cân bằng
thì doanh nghiệp sở hữu ít cổ phần phổ thông hơn sử dụng vốn hiệu quả hơn doanh
nghiệp còn lại.

- Hệ số giá trên thu nhập P/E thường được sử dụng để định giá cổ phiếu.
Liên hệ giữa EPS và P/E
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.
Đồng thời, thu nhập trên một cổ phần cũng có ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ
phiếu đó.
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price) và thu nhập của mỗi
cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được cho bởi công thức sau:

Chỉ số EPS là thành phần cấu tạo nên chỉ số P/E, cụ thể EPS đóng vai trò mẫu số trong
công thức tính P/E.

Do giá cổ phiếu (thị giá) luôn > 0, trong khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có thể >
0 (khi doanh nghiệp có lãi) hoặc < 0 (khi doanh nghiệp bị lỗ), có nghĩa là EPS > 0, EPS <
0 tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong trường hợp EPS > 0, nhà đầu tư có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E

Ngược lại, trong trường hợp EPS < 0, ta không định giá cổ phiếu theo P/E, mà dùng chỉ
số P/B.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (tiếng Anh: Return on assets, viết tắt:
ROA) là một chỉ số rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó giúp cho nhà
quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản trong
doanh nghiệp.
 27-08-2019Tỉ suất lợi nhuận doanh thu (Return on sales – ROS) là gì? Mối quan hệ giữa ROS
và ROA 
 26-08-2019Tỉ lệ hoàn vốn (Return on investment - ROI) là gì? Mối liên hệ với hiệu quả sử dụng
vốn vay 
Hình minh họa. Nguồn: tradefromhome.or

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on assets) 


Khái niệm
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong tiếng Anh là Return on assets, viết tắt
là ROA.
Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và
tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng tài sản
của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so
với tài sản của chính nó.
Công thức tính ROA

Tuỳ theo mục đích phân tích mà lợi nhuận tính trên tử số có thể là lợi nhuận sau thuế hay
lợi nhuận dành cho cổ đông.

Ý nghĩa của chỉ số ROA


ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi
nhuận được mang lại. Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản
trong doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều
lợi nhuận từ số tài sản hiện có. Tuy nhiên, chỉ số ROA đối với các doanh nghiệp hoạt
động không cùng ngành là rất khác nhau. 

Chỉ số ROA không thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động khác ngành, do
đặc thù của mỗi ngành khiến cho qui mô và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp rất khác
biệt. Do đó, khi sử dụng chỉ số ROA để phân tích doanh nghiệp thì nên so sánh giữa các
doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc so sánh chỉ số ROA qua nhiều năm đối với
cùng một doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và chỉ số ROE


Cả hai chỉ số ROA và ROE (tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu) đều đo lường khả năng
sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số ROE chỉ tính đến lợi nhuận tạo ra trên vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp, còn chỉ số ROA còn tính đến cả nợ của doanh nghiệp, do
Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ. Do đó, nếu một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều
nợ và đòn bâỷ tài chính cao thì ROE càng cao khi so với ROA.
Chỉ số ROE (Return on equity) là gì? Cách tính và
công dụng
09:43 | 27/08/2019

Chia sẻ

Chỉ số ROE (tiếng Anh: Return on equity) là thước đo chính xác nhất để
đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu
đồng lãi.
 26-08-2019Thị trường hiệu quả (Efficient market) trong chứng khoán là gì? 
 26-08-2019Biên độ dao động giá (Daily Trading Limit) là gì? 
 26-08-2019Tính thanh khoản (Liquidity) là gì? Tính thanh khoản trong chứng khoán là gì? 
 26-08-2019Thương phiếu (Commercial paper) là gì? Các loại thương phiếu 
 26-08-2019Trái phiếu địa phương (Municipal bonds) là gì? Mục đích và đặc điểm của trái phiếu
địa phương 
Hình minh họa (Nguồn: istockphoto)
Chỉ số ROE
Khái niệm
Chỉ số ROE trong tiếng Anh gọi là: Return on equity.
Chỉ số ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và
tích lũy được (có thể lợi nhuận để lãi) tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Từ đó nhà đầu tư có cơ
sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.
Tỉ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này
có nghĩa công ty cân đối một cách hài hòa giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì
nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của
mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. 

Cách tính chỉ số ROE


Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ
1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng
trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn sở hữu chủ, tức tài sản
ròng (NAV) vào lúc đầu niên độ kế toán.
Công dụng
Tỉ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:
- Khi công ty chỉ đạt tỉ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng (khoảng 10%/năm) thì
ở mức độ đánh giá tương đối, bạn hãy xem lại khả năng sinh lời của công ty này vì nếu
công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng vì
lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. 

Tất nhiên ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân hàng.

- Khi công ty đạt tỉ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì bạn nên tìm hiểu xem công ty
đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh
giá công ty có tiềm năng tăng tỉ lệ này hay không trong tương lai. 

Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và công ty vẫn có
thể có lãi sau khi trả lãi cho khoản vốn vay này.

Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến
yếu tố thanh khoản công ty, vì vậy cân đối vốn vay và vốn cổ đông cũng là bài toán quản
lí của công ty.

- Ngoài ra, tỉ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng một ngành
nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công ty có cùng ngành nghề đó.

Phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là tỉ lệ ROE cao, vì như đã nói ở trên thì ROE của
công ty càng cao thì có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh càng mạnh, khi đó lợi thế cạnh
tranh của các công ty khác sẽ bị giảm xuống.

(Tài liệu tham khảo: Cẩm nang đầu tư trên thị trường chứng khoán, NXB Từ điển Bách
Khoa)

Chỉ số P/B, P/E là gì?


Chỉ số P/B và P/E là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá
thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một


cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng
cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần
nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính như sau:
Giá cổ phiếu
P/B = ----------------------------------------------
Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ
Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán
là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50
tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ
của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là
75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

P/B = 75.000/25.000 = 3

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị
trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một
đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu
cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh
nghiệp đó.

Công thức tính chỉ số P/E:

Giá thị trường của cổ phiếu


P/E = ----------------------------------------------
Thu nhập trên một cổ phiếu
Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 22.000
đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000
đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11.

Đối với các nhà đầu tư, P/B và P/E đều là công cụ giúp họ tìm kiếm các
cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.
Nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp có thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B <
1), về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công
ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản ròng có giá trị cao hơn
vốn hóa cổ phiếu.

Nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng là món hời. Một cổ phiếu duy trì
P/B<1, có thể thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi
phồng quá mức.

Tuy nhiên, cũng có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một
chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp
giá trị sổ sách tăng lên, tốc độ tăng nhanh hơn thị giá cổ phiếu. Lúc này, có
thể thị trường chưa đánh giá đúng giá trị công ty, cổ phiếu có tiềm năng tăng
giá.

Với doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao, điều này có thể do thị trường
đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất
tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách
doanh nghiệp.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có
mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của
các công ty này tương đối lớn.

Với P/E, nếu chỉ số này cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của nhà đầu tư về
việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với
tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ
này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá
mức.

VN-Index, VN30-Index và cách tính toán


VN-Index đại diện cho tất cả cổ phiếu niêm yết tại HoSE, còn VN30-Index đại
diện cho nhóm 30 mã bluechip đứng đầu.

VN-Index
VN-Index là chỉ số đại diện cho Sở HoSE từ khi thị trường chứng khoán đi
vào hoạt động, đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên
HoSE.

Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường, dựa vào
mức độ chi phối của từng cổ phiếu được sử dụng.

VN-Index có giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm, vào ngày cơ sở là ngày đầu
tiên thị trường đi vào hoạt động 28/7/2000.

VN-Index được tính theo công thức:

VN-Index = (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng
giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở) x 100

Chỉ số được tính toán và thay đổi trong thời gian diễn ra giao dịch. Trong quá
trình đó, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời
được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.

Ngoài ra, một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết là khi
thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán. Điều này sẽ làm phát sinh
tính không liên tục của chỉ số, các trọng số và cơ sở để xác định bình quân thị
trường số chia đã thay đổi. Do đó, số chia mẫu số trong công thức tính chỉ số
trên phải được điều chỉnh nhằm duy trì tính liên tục cần có của chỉ số.

Theo Bộ quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 3.0
của HoSE cập nhật tháng 11/2020, cácchỉ số (bao gồm VN-Index, VN30-
Index, VN Midcap, VN100...)sẽ được tính toán dựa trên phương pháp giá trị
vốn hóa điều chỉnh free-float.
Chỉ số = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Hệ số chia

Trong đó:

CMV - Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại được tính theo công thức:

- i=1, 2, 3,..n

- n: Số cổ phiếu trong rổ chỉ số

- pi: Giá cổ phiếu i tại thời điểm tính toán

- si: Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của cổ phiếu i tại thời điểm tính toán

- fi: Tỷ lệ free-float làm tròn của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính
toán

- ci: Tỷ lệ giới hạn tỷ trọng vốn hóa (chỉ tiêu này để tránh tình trạng một cổ
phiếu đơn lẻ hay một nhóm cổ phiếu có liên quan chiếm tỷ trọng vốn hóa quá
lớn)

Với mỗi bộ chỉ số, các cấu phần trong công thức sẽ có sự thay đổi hoặc áp
dụng những quy tắc tính toán riêng.

Với hệ số chia, trong trường hợp có sự tăng hoặc giảm giá trị vốn hóa thị
trường mà nguyên nhân không phải do sự biến động giá thị trường mà do các
sự kiện doanh nghiệp hoặc các thay đổi về số lượng cổ phiếu thành phần, số
chia cần phải điều chỉnh. Nguyên tắc là làm cho chỉ số trước và sau khi có
biến động là bằng nhau.
Trong đó:

- Hệ số chia (trước) và CMV (trước) là hệ số chia và giá trị vốn hóa trước khi
điều chỉnh

- Hệ số chia (sau) và CMV (sau) là hệ số chia và giá trị vốn hóa sau khi điều
chỉnh

VN30-Index
Bên cạnh VN Index, HoSE đã lập và đưa vào sử dụng VN30-Index bắt đầu từ
ngày 06/02/2012. Công thức dùng chung với Bộ quy tắc xây dựng và quản lý
Bộ chỉ số HOSE-Index.

Chỉ số này gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HoSE có giá trị vốn hóa
thị trường cũng như thanh khoản cao nhất, cụ thể là nhóm 30 cổ phiếu này
chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn
thị trường.

Theo quy định, vào ngày thứ hai của tuần thứ tư tháng 1 và tháng 7 hàng
năm, HSX sẽ thực hiện đổi rổ cổ phiếu của chỉ số VN30-Index.

Các bước để chọn 30 cổ phiếu trong rổ VN30:


- Chọn 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường bình quân hàng ngày trong 6
tháng cao nhất, loại trừ các cổ phiếu bị cảnh cáo, kiểm soát, tạm ngừng giao
dịch hoặc có thời gian niêm yết dưới 6 tháng. Tuy nhiên các cổ phiếu có giá
trị vốn hóa thuộc Top 5 của thị trường thì chỉ yêu cầu thời gian niêm yết 3
tháng trở lên.

- Loại bỏ các cổ phiếu có tỷ lệ lưu hành tự do dưới 5%.

- Các cổ phiếu còn lại sau bước 2 được sắp xếp theo thứ tự giá trị giao dịch
hàng ngày bình quân trong 6 tháng giảm dần. 20 cổ phiếu ở thứ hạng đầu
tiên sẽ được chọn vào VN30. Các cổ phiếu thứ hạng từ 21 đến 40 thì ưu tiên
các cổ phiếu cũ, sau đó mới đến lựa chọn các cổ phiếu mới để cho vào rổ
(điều này để đảm bảo tính ổn định của bộ chỉ số).

- HoSE xem xét lần cuối cùng trước khi công bố rổ chỉ số mới một tuần trước
ngày bắt đầu giao dịch rổ chỉ số mới.

- Công thức tính VN30-Index như sau:

VN30-Index = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại (CMV) / Giá trị vốn hóa thị
trường cơ sở (BMV)

Các loại lệnh chứng khoán: ATO, ATC, LO, MP...


Nhà đầu tư phải chọn một trong các loại lệnh như LO, MP, ATO, ATC, PLO
để đặt mua hoặc bán chứng khoán, tuỳ vào nhu cầu và thời gian giao dịch.

Lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác
định hoặc tốt hơn. Đây là loại lệnh phổ biến, được nhà đầu tư sử dụng nhiều
nhất. Lệnh được thực hiện suốt phiên, trừ giao dịch thoả thuận sau 14h45.
Riêng sàn UPCoM thì lệnh này được thực hiện đến 15h.
Lệnh LO có hiệu lực từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết
thúc ngày giao dịch hoặc đến khi bị huỷ bỏ. Trong trường hợp nhà đầu tư đặt
lệnh này trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa, hệ thống sẽ thông
báo lệnh ở trạng thái "chờ gửi" và chỉ hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.
Lệnh thị trường (MP) trên sàn TP HCM là lệnh mua chứng khoán tại mức
giá bán thấp nhất hoặc bán chứng khoán tại mức giá cao nhất đang có trên
thị trường. Nói cách khác, đây là lệnh mà bên mua hoặc bán chấp nhất giao
dịch với bất cứ giá nào.
Nếu chưa khớp hết khối lượng, lệnh MP được xem lệnh mua tại giá bán cao
hơn hoặc bán tại giá mua thấp hơn tiếp theo đang óc trên thị trường. Sau khi
giao dịch theo nguyên tắc này mà vẫn chưa khớp toàn bộ khối lượng đặt lệnh
thì lệnh MP được chuyển thành lệnh giới hạn. Trường hợp giá thực hiện cuối
cùng là giá trần (đối với lệnh mua) hoặc giá sàn (đối với lệnh bán) thì lệnh MP
trở thành lệnh LO mua tại giá trần hoặc lệnh LO bán tại giá sàn.

Lệnh MP chỉ được nhập vào hệ thống trong các phiên khớp lệnh liên tục.
Trường hợp không có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh thì lệnh MP bị
huỷ bỏ.

Sàn chứng khoán Hà Nội diễn giải khái niệm lệnh thị trường tương tự sàn TP
HCM, nhưng phân chia các loại lệnh có sự khác biệt. Theo đó, lệnh thị trường
trên sàn này được chia thành 3 loại:

- Lệnh thị trường giới hạn (MTL): nếu không thực hiện được toàn bộ thì phần
còn lại chuyển thành lệnh LO và áp dụng các quy định về sửa, huỷ đối với
lệnh LO.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc huỷ (MOK), nếu không thực hiện được
toàn bộ thì bị huỷ ngay sau khi nhập.
- Lệnh thị trường khớp và huỷ (MAK), tức có thể thực hiện toàn bộ hoặc một
phần, phần còn lại sẽ bị huỷ ngay sau khi khớp lệnh.
Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ áp
dụng cho sàn chứng khoán TP HCM. Lệnh có thể được nhập vào hệ thống
trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Sau 9h15,
lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không khớp hết tự
động bị huỷ.
Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh. Tuy nhiên,
phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá
khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO.

Lệnh ATC có đặc tính tương tự lệnh ATO, nhưng để xác định giá đóng cửa
vào 14h45. Lệnh ATC được sử dụng trên sàn TP HCM lẫn Hà Nội.
Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) chỉ áp dụng cho sàn chứng khoán Hà Nội.
Đây là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết
thúc phiên ATC. Nhà đầu tư chỉ được nhập lệnh này vào hệ thốgn trong
khoảng 14h45-15h, nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn thì được khớp ngay. Các
lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện
hết tự động bị huỷ.
Trong trường hợp phiên khớp lệnh định kỳ không xác định được giá đóng cửa
thì lệnh PLO cũng không được nhập vào hệ thống.

Lệnh điều kiện thực chất là một tính năng để nhà đầu tư mua bán linh hoạt,
nhất là những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi bảng điện tử.
Lệnh điều kiện chi thành nhiều loại, cụ thể:
- Lệnh điều kiện với thời gian (TCO): nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước phiên
giao dịch từ một đến nhiều ngày với số lượng và mức giá xác định. Lệnh này
có hiệu lực tối đa trong 30 ngày.
Việc đặt lệnh được thực hiện bất cứ lúc nào, sau đó lệnh nằm chờ trong hệ
thống của công ty chứng khoán và chỉ được kích hoạt khi thoả mãn điều kiện
chọn trước. Nhà đầu tư có thể chọn hình thức khớp lệnh là phát sinh một lần
(đồng nghĩa sau khi được kích hoạt thì dù khớp hết, khớp một phần hay
không khớp thì cũng bị huỷ bỏ) hoặc phát sinh cho tới khi khớp hết khối
lượng.

- Lệnh tranh mua hoặc tranh bán (PRO): là lệnh nhà đầu tư sẵn sàng mua ở
các giá ATO/trần/ATC và sẵn sàng bán ở các giá ATO/sàn/ATC. Lệnh có hiệu
lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt và có thể đặt trước cho
tối đa 30 ngày giao dịch kế tiếp.
- Lệnh dừng (ST): là lệnh để nhà đầu tư xác định trước giá cắt lỗ hoặc chốt lãi
trong tương lai. Lệnh này có hiệu lực ngay khi nhà đầu tư đặt và kéo dài trong
30 ngày.
- Lệnh xu hướng (TS): nhà đầu tư sẽ chọn mã chứng khoán và khối lượng
muốn giao dịch, cộng thêm khoảng dừng theo giá trị tuyệt đối (nghìn đồng)
hoặc giá trị tuơng đối (%). Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thiết lập thêm giá
mua thấp nhất hoặc bán cao nhất. Khi giá chứng khoán chạm đến khoảng
dừng hoặc giá thì lệnh sẽ được kích hoạt. Tương tự các lệnh điều kiện khác,
lệnh xu hướng có hiệu lực tối đa 30 ngày.

Chỉ số ROA như thế nào là tốt cho Doanh nghiệp?


ROA cũng là chỉ số quan trọng bên cạnh ROE. Mối quan hệ của ROA và ROE là thông
qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1. Theo
chuẩn quốc tế: ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Khi đó
ROA > 7.5%

Mặc dù vậy, nên xem xét mối quan hệ này trong nhiều năm (3 năm trở lên), nếu doanh
nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp
tốt. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

Sẽ có một kết luận về chỉ số ROA như thế nào là tốt theo công thức dưới đây:

ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm =>
Doanh nghiệp tốt.

ROE là gì?
ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. ROE thể
hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt
động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Công thức tính chỉ số ROE


ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) x 100%
 Lợi nhuận sau thuế là số thu nhập, chi phí ròng và thuế mà một công ty tạo ra
trong một khoảng thời gian nhất định.
 Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty.
Đây là số tiền còn lại nếu một công ty quyết định thanh toán các khoản nợ
của mình tại một thời điểm nhất định.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE được biểu thị bằng %, thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để
phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc tính toán chỉ số ROE mang lại nhiều ý nghĩa như:

 Phác thảo rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn
chủ sở hữu.
 Nó giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu
khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
ROE trung bình trong ngành của công ty đang hoạt động quyết định chỉ số ROE bao
nhiêu là tốt hay xấu vì thế so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong
cùng ngành.

Ví dụ: Trong năm 2020, ROE tiêu chuẩn cho các công ty trong ngành công nghiệp ô tô
là khoảng 12,5%. Tuy nhiên, ROE của một công ty trong lĩnh vực bán lẻ là hơn 18%.
Chỉ số ROE càng cao thì càng cho thấy công ty đó đang quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn của mình.

Mối liên kết giữa 2 chỉ số ROA và ROE


Chúng ta có công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:

Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
Do đó có thể thấy ROA và ROE có mối liên hệ khăng khít với nhau và ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.

Để nói lên mối tương quan giữa ROA và ROE chúng ta dựa vào mô hình phân tích
Dupont.
Mô hình dupont
ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản/VCSH = ROA *
(1+Tổng nợ/VCSH)

Lưu ý: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)

Ngoài ra, có thể triển khai tiếp thành hệ số dưới đây để thấy được ROE  tính toán dựa
trên các hệ số về biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bẩy tài
chính.

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài


sản)*(Tổng tài sản/VCSH)

Như vậy, sự thay đổi của ROE quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ
doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay…), khả năng sử dụng tài sản
(khả năng tạo ra thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ tài sản trong sản xuất kinh
doanh) hay tỷ lệ sử dụng nợ vay.

Kết luận
Nhìn chung chỉ số ROA là chỉ số đơn giản nhưng thực sự rất phổ biến trong giới đầu
tư. Bạn nên kết hợp chỉ số ROA với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng thể về mức độ
hoạt động hiệu quả từ doanh nghiệp. Hy vọng với những gì đã giải đáp và phân tích
trên, bạn sẽ bỏ túi cho mình được những thông tin thiết yếu. Đồng thời có thể dễ dàng
áp dụng được công thức ROA. Và đừng quên truy cập website https://banktop.vn/ khi
bạn cần giải đáp vấn đề gì nhé.

You might also like