You are on page 1of 4

Bài 1. Phân tích Dupont.

Cách làm tăng ROE

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản) x (Tổng tài
sản/ Vốn chủ sở hữu bình quân)

Dựa vào mô hình Dupont, ta thấy rằng có 03 yếu tố có thể làm thay đổi chỉ số ROE
doanh nghiệp:

Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng = LNST/ Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng cho thấy doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
từ một đồng doanh thu. Chỉ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động
hiệu quả và có lợi thế nhất định, có thể tăng giá bán hoặc tiết giảm chi phí trên một
đơn vị sản phẩm.

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản = Doanh thu/ Tổng tài sản

Vòng quay tài sản là thước đo khái quát nhất về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Vòng quay tài sản tăng, cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều
doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn sẵn có của
doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên
ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.

2. Cách DN làm tăng ROE

Sử dụng mô hình Dupont, nhà đầu tư có thể hiểu rõ bản chất sự biến động của chỉ
số ROE cũng như dự đoán chính xác hơn chỉ số này trong các năm tiếp theo. Mô
hình Dupont cũng giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các chính sách nhằm nâng
cao tỷ suất sinh lời thông qua nâng cao đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng vốn,
tăng doanh thu, giảm chi phí…

Bài 2

Hạn chế của chỉ số ROE

1. Return On Equity thường bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán:

Nếu doanh nghiệp tăng hoặc giảm nguồn vốn vào quỹ dự phòng sẽ làm ảnh hưởng
tới lợi nhuận ròng khiến ROE thay đổi. Trong trường hợp công ty mua lại cổ phiếu
của mình đang lưu hành trên thị trường cũng sẽ khiến lượng cổ phiếu giảm xuống
làm tỷ số ROE tăng lên, phục vụ cho mục đích của chủ doanh nghiệp.

2. ROE không ổn định, không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác:

Trong mỗi giai đoạn, chính sách của công ty thay đổi dẫn đến lợi nhuận hàng quý,
lợi nhuận theo năm thay đổi, do đó nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn nếu chỉ dùng ROE
để xác định doanh nghiệp tiềm năng. Giả sử khi doanh nghiệp mới gia nhập thị
trường cần đầu tư nhiều vốn hoặc có chiến lược mở rộng thị trường, cần nhiều vốn
thì ROE thấp nhưng không có nghĩa là công ty không có tiềm năng.

3. ROE không tính đến yếu tố tài sản vô hình:

ROE chỉ tính đến 2 yếu tố là lợi nhuận sau thuế và vốn của chủ sở hữu, không tính
đến tài sản vô hình như bản quyền, phát minh, nhãn hiệu… vì vậy không phản ánh
đúng lợi thế của từng công ty.

4. Điều chỉnh ROE, ROA hợp lý

ROAE được coi là phiên bản điều chỉnh của ROE. ROAE đo lường chính xác hơn
về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong trường hợp vốn chủ sở hữu đã có
sự biến động trong năm tài chính nhờ việc tính bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ.

Đối với doanh nghiệp có biến động lớn về tổng tài sản trong kỳ, việc sử dụng chỉ
số ROAA khắc phục được nhược điểm của ROA. Vì vậy, ROAA thường được sử
dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Bài 3: Định giá PEG, P/B

PEG = (P/E)/G

Trong đó:

 P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và mức thu nhập của một cổ
phiếu.
 G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu. G được tính theo kết quả dự
phóng EPS (forward EPS).
 Chỉ số PEG được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu mà
tốc độ tăng trưởng thì chỉ có thể ước lượng một cách tương đối.Một số cổ phiếu
không thể tính toán được tốc độ tăng trưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
 Khi xét về mức độ tăng trưởng của cổ phiếu dùng để tính toán chỉ số PEG, bạn nên
phân tích trong dài hạn, khoảng từ 3 cho đến 5 năm.
 Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng bạn nên cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số
G quá cao.

P/B= Giá thị trường của cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của cổ phiếu

 Giá trị ghi sổ của cổ phiếu được xác định bằng: (Tổng giá trị tài sản – Tài sản cố
định vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tuy nhiên giá trị tài sản vô hình thường không được thể hiện ở phần lớn báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp, do đó có thể tạm coi Giá trị ghi sổ của cổ phiếu =
(Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = Vốn chủ
sở hữu / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

 Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán.

Ưu và nhược điểm của chỉ số P/B


Ưu điểm
 Chỉ số P/B có mức độ ổn định hơn hẳn so với chỉ số EPS nên trong điều kiện EPS
có mức biến động khó quan sát và đánh giá thì chỉ số P/B sẽ có hiệu quả hơn hẳn.
 Chỉ số P/B luôn luôn dương nên nó có thể dùng để định giá với những doanh
nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
 Chỉ số P/B hữu hiệu nhất khi sử dụng để định giá những doanh nghiệp có nhiều tài
sản với khả năng thanh khoản cao như các công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty
đầu tư.
Nhược điểm
 Chỉ số P/B chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình mà bỏ qua các giá trị tài sản vô
hình của doanh nghiệp như: thương hiệu, phát minh sáng chế, tài sản trí tuệ… Mà
chính những giá trị tài sản vô hình này mới là yếu tố quan trọng làm gia tăng lợi
nhuận ròng cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá cổ phiếu.
 Ngoài ra, giá trị ghi sổ của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường
hiện tại của tài sản. Giá trị ghi sổ này có thể là giá trị cách đây mấy năm. Ví dụ,
mảnh đất mà công ty sử dụng từ 3 năm trước rất có thể hiện nay nó đã tăng giá lên
hàng chục lần… Chính vì vậy mà nếu như các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/B
mà đã có kết luận về cổ phiếu của một công ty là điều không hoàn toàn chính xác.

Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có
tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty
đầu tư… do hiệu quả quản lý giữa tài sản và nguồn vốn huy động càng cao thì mức
độ sinh lời càng cao.

Ngược lại, chỉ số này không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ
– nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng… rất khó
để định lượng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng chỉ số P/B với các
phương pháp phân tích khác để có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp.

You might also like