You are on page 1of 4

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

PHÂN TÍCH CƠ BẢN


Các chỉ số tài chính thể hiện điều gì? (P/E, P/B,...)

P/B (Price-to-Book ratio)

Là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu
đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho
giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Ưu nhược điểm của chỉ số P/B


Ưu điểm :
Giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên
có thể áp dụng để định giá những doanh
nghiệp thua lỗ.

Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS.


Do đó, trong nhiều trường hợp, khi EPS
biến động quá lớn, thì việc áp dụng P/B
để xem xét sẽ hiệu quả hơn.

1 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nhược điểm :
Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số không tính
đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài
sản trí tuệ khác…

Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản.

Chỉ số P/B ở mức bao nhiêu là tốt?

1 doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao chỉ ra rằng thị trường đang kỳ vọng về triển
vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả
nhiều tiền hơn cho giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

Khi xét P/B của một doanh nghiệp, bạn nên so sánh với P/B ngành, P/B các công ty
cùng ngành.

Tùy mỗi người sẽ có cách đánh khác nhau. Mình thường lấy ở mức 1-3.

P/E (Price to Earning ratio)

Là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập
trên một cổ phiếu (EPS).
Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ
cổ phiếu.
Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận
(thu nhập) của doanh nghiệp đó.
Chỉ số P/E ở mức bao nhiêu là tốt?

Thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ


vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu
nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương
lai.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn
sàng trả một mức “premium” cho những
doanh nghiệp hàng đầu. Vì thế mà những
doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng


đúng…
Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ
số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số
P/E mới cao.

2 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ
số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số
P/E mới cao.

Ưu, nhược điểm của chỉ số P/E

Ưu điểm:
Đơn giản, được nhiều nhà đầu tư mới sử dụng.

Hiệu quả: Phản ánh kết quả hoạt động của công ty (EPS) và tâm lý thị trường
(Price). Cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai khi EPS tăng (P/E không đổi) hoặc
mức khi vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu tăng (P/E tăng).

Thước đo tâm lý hiệu quả: chỉ số VNINDEX được lấy theo tỷ trọng (weighted) của
các cổ phiếu sàn nên bạn hoàn toàn có thể tính được chỉ số P/E của toàn thị trường.

Bạn có thể vẽ chỉ số P/E của doanh nghiệp (thị trường) trong lịch sử khoảng 10 năm để
xem doanh nghiệp (thị trường) đang đắt hay rẻ so với chính nó.

Nhược điểm:

P/E âm: Khi doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và xảy ra lỗ (dẫn tới EPS âm)
thì chỉ số P/E của doanh nghiệp đó sẽ không sử dụng được.

Chất lượng của EPS: EPS được tính dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp nên cần
đánh giá xem lợi nhuận DN có bền vững không. Nhiều trường hợp doanh nghiệp sử
dụng các nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh hợp nhuận tăng (giảm) đột biến, phục vụ
lợi ích của họ.
Cũng như P/B, khi xét P/E của một doanh nghiệp, bạn nên so sánh với P/B ngành, P/B
các công ty cùng ngành.
Mình thường xét P/E ở mức 5-20.

P/S (Price/Sales per Share)

Là chỉ số định giá đo lường mức giá thị


trường trả cho phần doanh thu trên mỗi cổ
phần. Hay nhà đầu tư đang trả bao nhiêu
cho 1 đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Chỉ
số P/S được các nhà phân tích sử dụng để
xác định giá trị tương đối của cổ phiếu so
với quá khứ và so với doanh nghiệp khác
trong cùng ngành.

3 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Ưu, nhược điểm của chỉ số P/S

Ưu điểm:

Phương pháp tính toán đơn giản, dễ thao tác và thực hiện.
Doanh thu là một số dương ngay cả khi chỉ số P/E âm. Do đó, sử dụng P/S có ý
nghĩa hơn khi P/E quá biến động.
Khi sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư dễ dàng tìm số liệu của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường để tính toán P/S.
Đối với công ty khởi nghiệp, chỉ số P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất
nhiều so với chỉ số P/E. Đối với công ty khởi nghiệp, chỉ số P/S được xem là chỉ số
đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E.

Nhược điểm:

Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Doanh thu nhiều, tăng trưởng
cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ phá sản.
Nên nếu công ty chỉ có doanh thu thì không có ý nghĩa.
Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt
được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty.

Chỉ số P/S là một trong số các chỉ số tài chính phổ biến được các nhà đầu tư sử dụng để
đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. P/S thích hợp khi định giá hầu hết các loại cổ phiếu đặc
biệt là có ý nghĩa khi định giá doanh nghiệp non trẻ, doanh nghiệp chưa có lợi nhuận
hay với những ngành có tính chu kỳ hoặc đang xuất hiện xu hướng mới. Tuy nhiên,
giống các chỉ số định giá khác, không nên sử dụng một cách riêng lẻ mà nên kết hợp với
các chỉ số định giá khác để có đánh giá đầy đủ hơn về tiềm năng của doanh nghiệp.

EPS (Earning per Share)

Là viết tắt của thu nhập trên mỗi cổ phiếu, hay phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ
phiếu thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà
phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Bài viết tham khảo: EPS là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ số EPS chuẩn nhất
(fireant.vn)

Cả 4 chỉ số trên đều không có ý nghĩa khi đứng 1 mình. Bạn nên kết hợp với các
tiêu chí khác khi lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư. Cá nhân mình cũng không
dùng hết cả 4 chỉ số khi đầu tư, có lúc mình còn không dùng.

4 DANHACADEMY.COM

You might also like