You are on page 1of 2

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

PHÂN TÍCH CƠ BẢN


HIỆU QUẢ QUẢN LÍ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)

Thông thường, ROA càng cao càng tốt.

ROA cao thể hiện việc doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí khấu hao, chi phí đầu vào
tốt. Nhất là đối với các ngành như sắt thép, hóa chất,...
Chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty
sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?


ROA đứng một mình thì sẽ không có ý nghĩa. Vậy nên chúng ta cần xem xét:

Lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động


So sánh ROA các đối thủ cùng ngành
So sánh ROA với kết quả trong quá khứ

1 DANHACADEMY.COM
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số này thể hiện mức LNST thu được trên mỗi 1 đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ.
Thông thường ROE càng cao, thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao.

Chỉ số này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính, trình độ quản
trị chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiêp.

Những doanh nghiệp có ROE cao (thường trên 20%) và ổn định trong nhiều năm (kể cả
khi thị trường khó khăn) là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tuy nhiên, ROE cao quá cũng không phải là tốt. Hãy cẩn thận!
Cần hiểu thật kỹ kết hợp thêm các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn tổng quan hơn về
tính hình tài chính của doanh nghiệp như:
P/B (Price To Book Ratio)
P/E (Price to Earning Per Share)
ROA (Return On Assets)

Cũng giống như các chỉ số khác. Khi sử dụng ROE chúng ta cần so sánh với các công ty
cùng ngành và xem độ ổn định qua những quý.

Qua những bài phân tích cơ bản thì mình chỉ viết ra một số chỉ số quan trọng, nên biết
khi đầu tư chứng khoán. Giống như dàn ý bài văn vậy. Nên để có thể hiểu sâu hơn, các
bạn nên chủ động tìm hiểu thêm nha. Đây cũng là một cách để chúng ta nhớ kiến thức
lâu hơn. Chứ để viết hết, viết chi tiết thì dài lắm :))

Sau khi các bạn tìm hiểu thì hãy xây dựng một phương pháp phân tích riêng của bản
thân. Có thể kết hợp thêm một số tiêu chí khác như: ban lãnh đạo, cổ tức, giá, khả năng
thanh khoản, tiềm năng tương lai...

Lưu ý: Phân tích cơ bản chỉ là một trong những yếu tố để chúng ta đưa ra quyết
định đầu tư. Không nên dựa hoàn toàn vào phân tích cơ bản để mua/bán cổ phiếu.

2 DANHACADEMY.COM

You might also like