You are on page 1of 153

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


2. CƠ SỞ CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái niệm về quản lý môi trường


1.2 Mục tiêu quản lý môi trường
1.3 Nguyên tắc quản lý môi trường

2
1.1 ĐỊNH NGHĨA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

• Khái niệm môi trường: là tập hợp tất cả các thành


phần vật chất bao quanh ta, được hình thành do quá
trình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Môi trường được chia làm hai loại, môi trường tự nhiên
và môi trường nhân tạo.

• Quản lý: là quá trình áp dụng các biện pháp mang tính
hành chính, pháp chế để đưa đối tượng vào mục tiêu
quản lý

3
 Quản lý môi trường là một họat động trong lĩnh vực quản
lý xã hội; có tác động điều chỉnh các họat động của con
người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều
phối thông tin, đối với các vấn đề liên quan đến con người;
xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới PTBV và sử
dụng hợp lý tài nguyên (Lưu Đức Hải, 2001)
 "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ
chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
xã hội quốc gia" [Vacne]
• Chưa có một sự thống nhất chung về định nghĩa
QLMT.Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi
trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về
môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân
cư về môi trường.
4
vKhái niệm và mô hình PTBV
• Khái niệm: là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu
hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới
sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai

Mục tiêu KT

PTBV

Mục tiêu xã hội Mục tiêu sinh thái

Mô hình PTBV của ngân hàng thế giới

5
1.2 Mục tiêu quản lý môi trường
 1.2.1 Mục tiêu dài hạn
 1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 1.2.3 Mục tiêu đối với chất ô nhiễm
 1.2.4 Các nguyên tắc quản lý môi trường

6
1.2.1 Mục tiêu dài hạn
1. Mục tiêu về mặt môi trường
 Giải quyêt các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái
môi trường, sự cố môi trường trước mắt
 Giúp các nhà quản lý nắm bắt được hiện trạng thực tế
môi trường, xu hướng vận động của môi trường.
 Giảm thiểu sự thiệt hại môi trường trong trường hợp xảy
ra các sự cố, rủi ro môi trường.
 Đảm bảo và hồi phục các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
bảo tồn đa dạng sinh học.
 Giải quyết song song các vấn đề môi trường cấp bách
của khu vực, nhân loại.
 Đảm bảo con người được quyền hưởng cuộc sống hữu
ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên theo Hội nghị
Rio -1992.

7
2. Mục tiêu về mặt kinh tế
tế,, chính trị xã hội.
hội.

 Giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa tăng trưởng và phát
triển. Giúp cân bằng cho hệ thống động “Tự nhiên – Con
người – Xã hội”, hướng đến mục tiêu PTBV nhân loại.
 Sửa đổi những bất hợp lý trong các chiến lược, chính
sách và pháp luật môi trường hiện tại để phù hợp với yêu
cầu thực tế, hoàn thiện hệ thống pháp chế Nhà nước về
môi trường nói riêng và pháp chế Nhà nước nói chung.
 Khẳng định vai trò của Quản lý Nhà nước và môi trường
bằng pháp luật
 Nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường để
bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội.
 Ổn định kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội quốc gia trên
trường quốc tế.
8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể (chỉ thị 36CT/TW)

1. Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi


trường phát sinh trong hoạt động sống của con người:
2. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về BVMT:
3. Tăng cường công tác QLMT từ trung ương đến địa
phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường

4. Phát triển đất nước theo nguyên tắc PTBV được Hội
nghị Rio-92 thông qua:

5. Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường


quốc gia và các vùng lãnh thổ.

9
1.2.3 Các nguyên tắc QLMT chủ yếu

1. Hướng tới sự PTBV


2. Kết hợp mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và
cộng đồng dân cư trong việc quản lý MT

3. QLMT xuất phát từ quan điểm tiếp cận có hệ thống và


cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ
tổng hợp đa dạng thích hợp
4. Phòng ngừa tai biến ,suy thoái MT cần được ưu tiên
hơn việc phải xử lý hồi phục MT nếu xảy ra ô nhiễm.
5. Người gây ON phải trả tiền

10
1.2.4 Mục tiêu đối với chất ô nhiễm.
nhiễm.
v Các chất ô nhiễm đối với môi trường nước
Giảm nồng độ các chất thải trong nước thải công nghiệp, hạ thấp các
chỉ số BOD, COD, SS
Hạ thấp các chỉ tiêu E.coli, nitơ, photpho tổng trong nước thải sinh
hoạt, bệnh viện đến tiêu chuẩn quy định của nước mặt.

Tăng cường nạo vét sông hồ, kênh mương nội thị đảm bảo độ màu của
nước, giảm lắng đọng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Giảm hàm lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong nước mặt
và nước ngầm thông qua việc hạn chế sử dụng, sử dụng đúng cách các
loại thuốc này.

Giảm hàm lượng các loại vi sinh E.coli, coliform trong các nguồn nước
mặt, nước ngầm và khu vực nông thôn bằng việc thực hiện vệ sinh hợp
lý nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi. 11
◦ Thực hiện vận chuyển an toàn cho các tầu chở dầu
đảm bảo không tràn đổ, rò rỉ dầu.
◦ Đảm bảo mục tiêu 100% dân cư thành thị và 95%
dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch vào năm
2020.

12
2. Các chất ô nhiễm đối với môi trường không khí
khí..

• Giảm hàm lượng CO2, CO, SO2 trong khí thải công nghiệp

• Giảm tối đa hàm lượng bụi trong không khí ở cả khu vực
đô thị, khu công nghiệp và nông thôn.

• Sử dụng và bảo quản tốt các dung môi hữu cơ trong sản
xuất nông nghiệp.

• Duy trì một số chỉ số ô nhiễm đã đạt ở một số khu vực.

13
3. Các chất ô nhiễm đối với môi trường đất

• Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại, các loại phân bón
gây thoái hóa đất trong nông nghiệp, giảm hàm lượng
chất độc tồn tại trong đất.

• Khai thác và sử dụng hợp lý để giảm sự xâm nhập mặn


và phèn hóa của đất.

• Tạo lớp phủ tự nhiên cho bề mặt đất vùng núi trung du.

• Tiến hành phân loại triệt để chất thải rắn sinh hoạt trước
khi chôn lấp.

14
II.CÁC CƠ SỞ CỦA QLMT

1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường

2. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý


môi trường

3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường

4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường

15
I. Cơ sở triết học của quản lý môi trường

 Hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" là một hệ


thống thống nhất, đan xen và với mối quan hệ phức tạp.
Trong đó con người là chủ thể.
 Công tác QLMT xuất phát từ (và nhằm điều phối) các
mối quan hệ giữa tự nhiên – con người; con người – con
người; con người – xã hội.
 Sự phát triển, tương tác và nhu cầu của các thành phần
trong hệ thống là cơ sở để con người áp đặt các giải pháp
QLMT phù hợp với từng thời đọan.

16
II. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ

 Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện việc


giám sát CLMT, các phương pháp xử lý môi trường
bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và
phát triển ngành khoa học môi trường.
 Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô
nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang
được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa.
 Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng
môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát
triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

17
III. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
 Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh
của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội
thông qua các công cụ kinh tế.
 Chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh
tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản
xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường
 Sự phát triển và tiến bộ của ngành khoa học về kinh tế
được ứng dụng làm công cụ trong công tác QLMT
 Xuất phát từ mục tiêu phát triển Quốc gia (kinh tế - xã
hội) trong mỗi thời đọan mà đi đến quyết định chiến
lược, mục tiêu về QLMT
 Các công cụ kinh tế rất đa dạng: thuế, phí và lệ phí,
cota ô nhiễm, hệ thống đặt cọc và hoàn trả, nhãn sinh
thái, …. 18
IV. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
 Cơ sở luật pháp của QLMT là các văn bản về luật quốc
tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường
 Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc,
quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các
quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc
ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của
từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá
quốc gia.
 Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề
cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi
trường (sửa đổi) được quốc hội nước Việt Nam thông
qua và có hiệu lực từ 1/7/2006
19
CHƯƠNG II: CÔNG CỤ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1
2. 1. Khái niệm về công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường: là tổng hợp các biện pháp


hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và
xã hội hướng tới việc bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội.

2
2.2 Phân loại công cụ quản lý môi trường
i theo chức năng:
Phân loại theo
chức năng

Mô hình
Luật pháp, Công cụ hành
hóa,GDMT,
chính sách chính, kinh tế
thông tin MT
3
2.2.2 Phân loại theo bản chất công cụ

Các công cụ
Các công cụ kỹ Các công cụ
luật pháp - Các công cụ
thuật quản lý giáo dục
chính sách kinh tế

Chính sách,văn Đánh giá MT, Đào tạo cán bộ,


bản luật, dưới Thuế, phí, cota, truyền thông
giám sát MT, xử
luật quỹ MT MT…
lý MT

4
vCác tiêu trí lựa chọn công cụ quản lý:
Nguyên tắc hiệu quả môi trường phải giảm các tác động về
mặt sử dụng tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế: nên mang lại một khích lệ liên
tục nhằm tìm được giải pháp có ít chi phí nhất

Nguyên tắc công bằng: Linh hoạt và mềm dẻo, sự tác động
của công cụ không nên quá mạnh mẽ.

Nguyên tắc hiệu quả quản lý: Khả thi về quản lý và hành
chính, phải có chi phí hành chính thấp.

Nguyên tắc khả thi: Công cụ phải đơn giản, dễ hiểu, dễ đưa
vào thị trường và hệ thống pháp chế hiện hành.

5
2.3 PHÂN LOẠI CÔNG CỤ QuẢN LÝ THEO OECD
(organization of economic cooperation development)
development)

Phân loại theo OECD

Thỏa
Nghĩa vụ Công cụ Công cụ
thuận tình
pháp lý kinh tế tài chính
nguyện

6
2.3.1 CÔNG CỤ CHỈ HUY KIỂM SOÁT
(CAC, Command and Control):
A. Nhóm nghĩa vụ pháp lý:
1. Chính sách và chiến lược
2. Luật pháp, quy định và tiêu chuẩn MT
3. Đánh giá tác động MT
4. Quy hoạch môi trường

7
1. Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường
 “Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp
mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một
nhiệm vụ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn
nhất định”
vCác lưu ý khi thành lập chính sách môi trường:

•Chính sách phải dự phòng tầm xa và có khả năng đối phó


với những tình huống bất ngờ.

•Chính sách phải linh động để có thể thực hiện các sửa đổi
khi cần thiết

•Chính sách phải đề ra một sách lược thực thi theo thời gian.
8
• Xây dựng chính sách cần dựa trên cơ sở: xác định các bước
ra quyết định, xác định các thứ tự ưu tiên của quốc gia, xác
định cấu trúc quản lý, và hợp lý hóa các luật lệ.

• Chính sách có khả năng dung nạp cả những yếu tố của quá
khứ, hiện tại và tương lai.

• Chính sách phải khả thi.

• Chính sách phải chú trọng vào việc phân tích các hoạt động,
không chỉ chú trọng vào các nghiên cứu ô nhiễm.

• Chính sách phải được sự tham gia của công chúng.

9
• Chính sách phải bao hàm một sách lược thu thập thông tin,
sử dụng và phân tích thông tin.

• Chính sách phải xác định rõ trách nhiệm của tất cả các bên
liên quan.

• Chính sách phải có khả năng dung hợp giữa tính tổng quát
và tính đặc thù

10
2.Luật pháp
pháp,, quy định và tiêu chuẩn MT
• Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia
gồm luật chung và luật về sử dụng hợp lý các thành
phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở
từng địa phương.
• Quy định về môi trường là những điều được xác định
có tính chất chủ quan và lý thuyết sau đó sẽ được điều
chỉnh chính xác dần dựa vào các ảnh hưởng của chúng
qua thực tế
• Theo Luật Bảo về Môi trường của Việt Nam: “tiêu
chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho
phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi
trường.”
11
3. Công cụ đánh giá tác động MT
 Đánh giá tác động môi trường làm một khoa học dự báo
và phân tích những tác đông môi trường có ý nghĩa quan
trọng của dự án và cung cấp các thông tin cần thiết để
nâng cao chất lượng của việc ra quyết định

 Đánh giá tác động môi trường được sử dụng để phòng


ngừa và làm giảm thiểu những tác động tiêu cực và phát
huy các tác động tích cực và đồng thời hỗ trợ cho việc
sử dụng hợp lý tiềm năng tài nguyên qua đó làm tăng tối
đa lợi ích của các dự án phát triển kinh tế - xã hội góp
phần vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

12
4. Quy hoạch MT
 “Quy hoạch môi trường là việc tổ chức không gian
lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trường phù
hợp với chức năng và điều kiện tự nhiên của khu
vực”
 Mục đích: điều hòa sự phát triển của cả 3 hệ thống
“môi trường – kinh tế - xã hội”. Nội dung điều hòa
của quy hoạch môi trường là đảm bảo chắc chắn sẽ
phát triển kinh tế - xã hội không vượt quá khả năng
chịu đựng của môi trường thiên nhiên và đảm bảo sự
phát triển của hệ thống tự nhiên phù hợp với sự phát
triển của kinh tế xã hội.

13
Ø Tư tương chủ đạo của quy hoạch môi trường bao gồm
các luận điểm sau đây:
• Cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người
• Phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên việc bảo vệ tài nguyên môi
trường
• Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
• Phát triển kinh tế xã hội trong khả năng chịu tải có giới hạn của hệ
sinh thái khu vực và môi trường trái đất
• Phát triển bền vững nền kinh tế và xã hội vì lợi ích của thế hệ hiện
tạo và tương lai.

Ø Phân loại quy hoạch môi trường


Quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên môi trường thiên nhiên cho
một vùng lãnh thổ.
Quy hoạch hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho khu vực sản xuất
khu dịch vụ hay khu dân cư
Quy hoạch hệ thống quản lý nhà nước hay một số quốc gia.
14
Ø Nội dung của quy họach môi trường
• Đảm bảo cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng và cân bằng sinh
thái cho toàn khu vực dự kiến. Đảm bảo sự chuyển hóa vật chất theo
chu trình sinh địa hóa, không vượt qua khả năng nền của hệ sinh thái
khu vực.
• Phân định rạch ròi các vùng có chức năng hoạt động khác nhau nhằm
tránh ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động phát triển tới chất lượng các
thành phần môi trường.
• Xác định và đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường cho quy
hoạch: như lượng nước sạch/đầu người, lượng cây xanh/ đầu người,
diện tích đất đai, diện tích khu nhà ở khu vực dân cư, diện tích đất và
không gian đất giành cho các hoạt động khác của khu vực.

Quy hoạch môi trường phải đảm bảo bốn chức năng của môi trường:
môi trường sản xuất, môi trường bảo vệ, môi trường phụ trợ và nơi cư
trú của con người.
15
Ø Trình tự quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường phải là một nội dung khi trước một bước
hoặc ít ra là đi song song với quy hoạch kinh tế xã hội.
• Xác định mục tiêu quy hoạch
• Điều tra thực địa, thu thập tư liệu.
•Phân tích vá đánh giá hiện trạng môi trường khu vực
•Dự báo xu thế phát triển chất lượng môi trường khu vực

•Xác định nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch

•Đề xuất các đối sách và biện pháp thực hiện

•Xác định khu vực trọng điểm và bảo vệ trọng điểm

16
B. Nhóm thỏa thuận tình nguyện:
1. Hệ thống quản lý môi trường

2. Danh sách xanh, danh sách đen


3. Nhãn sinh thái

4. Công khai hóa thông tin


5. Tẩy chay

17
1. Hệ thống quản lý môi trường
Là cấu trúc tổ chức cơ quan về khía cạnh môi trường, gồm
các biện pháp thực hiện, quá trình tiến hành, sử dụng tài
nguyên, nhân lực, trach nhiệm cá nhân và tổ chức nhằm
thực thi quản lý môi trường.

2. Danh sách xanh, danh sách đen.

Danh sách đen là danh sách các doanh nghiệp đang gây ô
nhiễm và ngược lại danh sách xanh liệt kê các doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường có đầu tư áp dụng các hệ thống xử lý chất thảo và
hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường

18
3. Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản
phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm
nhãn sinh thái được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ
ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ
so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng
đời sản phẩm”.

Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và
Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một
công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền
thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi
trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
19
Green Globe là một chương trình chuẩn của Thế
giới và chứng nhận cho ngành công nghiệp du
lịch bao gồm nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ
dưỡng cao cấp và các công ty vận tải.

Nhãn sinh thái của EU. Các nhóm sản phẩm


được dán nhãn bao gồm: Dịch vụ du lịch, nhà
ở, đồ gia dụng, thiết bị vệ sinh, nệm văn phòng,
làm vườn.

Năng lượng xanh là nhãn sinh thái cung cấp


cho bất kỳ một thiết bị điện nào tạo ra từ
nguồn tài nguyên tái tạo được như năng lượng
Mặt trời, sức gió, nước, sinh khối, năng lượng
từ song biển và khí ga từ các bãi chôn lấp.
20
Logo chỉ ra phần trăm thành phần sợi vải được tái
chế trong mỗi sản phẩm hoặc trên bao bì đóng gói
sản phẩm.

Logo dành cho sản phẩm có thể tái chế. Chính giữa
vòng tròn ghi rõ bao nhiêu phần trăm sản phẩm có
thể được tái chế.

Logo dành cho các loại bao bì có thể tái sử dụng


mà có hoặc không cần qua xử lý, chẳng hạn như vỏ
chai, hộp gỗ..
Logo cho chương trình Sao năng lượng được tiến
hành bởi Văn phòng chính phủ vì bảo vệ môi trường
của Mỹ. Logo này được áp dụng cho các sản phẩm
như máy tính, máy in, máy photocopy...có mức tiêu
thụ điện năng thấp nhất.
21
4. Công khai hóa thông tin
Công khai hóa thông về hiện trạng chất lượng môi trường,
thông tin về quy hoạch môi trường và tác động môi trường
cần được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng để đảm bảo quyền lợi, an toàn sức khỏe của
cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường của cộng đồng.

Công cụ này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát chất lượng môi trương trong thời đại công nghệ
thông tin ngày càng phát triển.

22
5. Tẩy chay

Tẩy chay sản phẩm của Vedan

Sữa Hanoi Milk và Anco có melamine được


phát đi, nhiều đại lý, cửa hàng, siêu thị gần
như tẩy chay sản phẩm của hai doanh nghiệp
này.

23
C. Ưu nhược điểm của nhóm công cụ chỉ huy,
kiểm soát
Ưu điểm:

• Đáp ứng được các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo
vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường
vào quy củ.

• Cơ quan quản lý môi trường có thể dự đoán được mức độ


giảm thiểu ô nhiễm và chất lượng môi trường, dễ dàng giải
quyết các tranh chấp về môi trường.

• Các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và mọi thành viên
trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường.
24
Nhược điểm:
üThiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu
hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động, thiếu kích thích vật
chất với sự sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong phương án giải
quyết môi trường của họ, thiếu khuyến khích việc đối mới công
nghệ một khi doanh nghiệp đã đạt được tiêu chuẩn môi trường

üĐối với ngành công nghiệp mới và đa dạng thì không đủ thông
tin và kiến thức chuyên môn để định ra các tiêu chuẩn môi trường
hợp lý cho từng ngành công nghiệp, công việc kiểm soát thanh tra
đối với các đối tượng này đòi hỏi chi phí cao về tiền của và thời
gian.

üNhìn chung quản lý môi trường theo pháp luật đòi hỏi phải có bộ
máy quản lý môi trường cồng kềnh và chi phí cho công tác quản lý
tương đối lớn 25
2.3.2 CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ
(Economic incentive)
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích
trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi
ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường

1. Lệ phí ô nhiễm
2. Thuế phân biệt
3. Trợ cấp
4. Quota ô nhiễm
5. Ký quỹ - hoàn trả
6. Trái phiếu môi trường
7. Quỹ môi trường
8. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
9. Đền bù thiệt hại 26
1. Lệ phí ô nhiễm
1.1 Lệ phí thải nước và thải khí
1. 2 Lệ phí sản phẩm
1.3 Các lệ phí hành chính
1. 4 Phí không tuân thủ
1. 5 Phí đối với người tiêu dùng/ Phí dịch vụ môi trường

VD: Mức thu phí và cách tính phí nước thải công
nghiệp (Theo nghị định 67/2003/NĐ-CP)

27
2. Thuế phân biệt
Là các biện tăng hoặc giảm thuế để khuyến khích việc tiêu thụ
các sản phẩm an toàn cho môi trường
3. Trợ cấp
Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp không hoàn
lại, các khoản vay ưu đãi với lãi xuất thấp cho phép khấu hao
nhanh, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những người gây
ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm
ô nhiễm.

Trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng
không thích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vì
trợ cấp đi ngược với nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả
tiền"
28
4. Tạo ra thị trường mua bán “quyền xả thải
thải”
” (quota
ô nhiễm)
nhiễm)
Quota ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải có thể chuyển
nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà
máy, xí nghiệp được phép thải các chất ô nhiễm vào môi trường.

Thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể
quy định quyền sở hữu (đại dương, không khí)

29
5. Ký quỹ hoàn trả
Các hệ thống này bao gồm việc ký quỹ trước một số tiền cho sản
phẩm hoặc các tiềm năng gây tổn thất môi trường. Nếu các sản phẩm
sản xuất ra mà các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không bị vi
phạm thì sẽ được hoàn trả số tiền đã ký thác

- Những lĩnh vực áp dụng:


+ Khai thác khoáng sản.
+ Khai thác rừng.
+ Những lĩnh vực khác đòi hỏi phải phục hồi thành phần môi trường.

ØNhược điểm của hệ thống:

üCần thiết lập một hệ thống quản lý tài chính, thu gom, tái chế
üKhuyến khích đối với việc làm hàng giả
üẢnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu
khoản ký quỹ lớn và khả năng trượt giá khi hoàn tiền ký quỹ
30
6. Trái phiếu môi trường
Nhà nước đặt ra các trái phiếu môi trường và “cưỡng chế ” các
doanh nghiệp gây ô nhiễm phải mua trái phiếu. Doanh nghiệp
gây ô nhiễm càng nhiều thì càng phải mua nhiều trái phiếu môi
trường.
Tiền thu được từ bán trái phiếu môi trường sẽ phục vụ cho các
hoạt động bảo vệ môi trường hoặc đầu tư sinh lợi

31
7. Quỹ môi trường

Nhận tài trợ từ các nguồn thu khác nhau từ đó phân phối
các nguồn này để hỗ trợ thực hiện các dự án cải thiện chất
lượng môi trường.

vCác loại quỹ môi trường:


üQuỹ môi trường ngành.
üQuỹ môi trường địa phương.
üQuỹ môi trường quốc gia.

32
v Các nguồn thu:
ü Đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước.
ü Đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh
và đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân.
ü Đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác.
ü Tài trợ: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài
(ODA), các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài,
các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
ü Tiền lãi.
ü Xử phạt.

33
vLợi ích của công cụ quỹ môi trường:
ü Đối với các cơ sở sản xuất và địa phương:
• Cho vay không có lãi hoặc lãi suất thấp
• Có tiền đầu tư kinh phí để giảm chất thải ô nhiễm và
giảm phí ô nhiễm phải nộp
• Có điều kiện cải thiện điều kiện lao động của công
nhân và điều kiện sống của dân cư địa phương
ü Hoạt động bảo vệ môi trường của quốc gia:
• Có thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm ra môi
trường,
• Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí để xử
lý chất thải gây ô nhiễm

34
8. Các khuyến khích cưỡng chế thực thi
Bao gồm phí hoặc tiền phạt do làm không đúng các quy định và
tiêu chuẩn về môi trường.
9. Đền bù thiệt hại
Nguyên tắc về đền bù thiệt hại khi gây ra ô nhiễm môi trường
được quy định tại điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường và nghị
định 26/CP của Chính phủ.
Theo quy định này bên gây ô nhiễm môi trường và bên bị
gây ô nhiễm môi trường thỏa thuận với nhau về mức bồi
thường. Nếu không thỏa thuận được thì người có thẩm quyền
về xử phạt hành chính về bảo về môi trường sẽ quyết định hoặc
giải quyết theo luật tố tụng.

35
10.. Ưu và nhược điểm của công cụ kinh tế
10
A. Ưu điểm của áp dụng công cụ kinh tế:
1. Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt các
mức ô nhiễm có thể chấp nhận được.

2. Kích thích sự phát triển công nghệ và trí thức chuyên sâu về kiểm
soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân

3. Cung cấp cho Chính phủ nguồn thu nhập để hỗ trợ các chương
trình kiểm soát ô nhiễm

4. Cung cấp tính linh động trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm.

5. Loại bỏ yêu cầu về một lượng lớn thông tin chi tiết đối với
Chính phủ để xác định mức độ và kiểm soát ô nhiễm một cách
khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm
36
B. Nhược điểm của công cụ kinh tế
üKhông thể dự đoán được chất lượng môi trường như trong phương
cách pháp lý truyền thống (quản lý CLMT bằng pháp luật)

üĐối với những nước đang phát triển công cụ kinh tế (đặc biệt là
quota ô nhiễm) chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực
hiện và buộc thi hành
üCần kết hợp với các các luật lệ, quy định, cưỡng chế thi hành và các
hình thức tham gia khác của Chính phủ

üNếu áp dụng các chi phí cao (lệ phí) ở một nước thì các điều kiện thị
trường ưu đãi hơn sẽ xuất hiện ở các nước có sự kiểm soát môi trường
ít chặt chẽ hơn.

üKhông phải tất cả các loại ô nhiễm đều thích hợp với phương cách
dựa trên kích thích kinh tế.
37
2.3.3 Giáo dục về môi trường

1. Giáo dục môi trường

2. Truyền thông môi trường

38
1. Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động
giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người
có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ
tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái

v Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân:

• Giáo dục mầm non

• Đối với giáo dục tiêu học

• Đối với giáo dục trung học

• Đào tạo cán bộ về môi trường


39
2. Truyền thông môi trường
Là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những
người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối liên
hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có
liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề môi trường
v Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm:
•Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình
trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp
khắc phục.
•Huy động các kinh nghiệm, bí quyết của địa phương tham gia vào
các quá trình bảo vệ môi trường.

•Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi
trường giữa các cơ quan, trong nhân dân.
40
Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo
vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối
thoại thường xuyên trong xã hội.

vCác phương thức truyền thông chủ yếu:


Chuyển thông tin qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện
thoại, gửi thư.

Chuyển thông tin tới từng nhóm qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện,
họp nhóm, tham gia, khảo sát…
Bằng các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, tivi, radio,
pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh.

Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia
hội diễn, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm
41
2.4 Đánh giá chu trình sản phẩm
2.4.1 Khái niệm:
”Đánh giá chu trình sống (Life Cycle Assessment - LCA) sản
phẩm là quy trình phân tích các tác động toàn diện đến môi
trường của sản phẩm bắt đầu từ quá trình sản xuất cho tới khi
sản phẩm được sử dụng và tạo thành các loại chất thải”
Những bước chung của quy trình đánh giá LCA:
- Xác định và định lượng tất cả các nguồn năng lượng, vật
liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
- Xác định ảnh hưởng, các tác động môi trường của sản phẩm
trong toàn bộ thời gian sống và quá trình di chuyển của
chúng.
- Xác định và phân tích các khả năng giảm thiểu tác động đến
môi trường của sản phẩm trong từng công đoạn hoạt động và
di chuyển của sản phẩm. 42
Chu trình sản phẩm:

Đầu vào Đầu ra


Mua/khai thác nguyên vật liệu
Chất thải lỏng
Sản xuất
Nguyên liệu Chất thải khí

Vận chuyển và phân phối


Chất thải rắn
Năng lượng

Sử dụng/tái sử dụng/bảo quản


Chất thải khác

Các sản phẩm


Tái chế
có thể sử dụng

Quản lý chất thải

43
2.4.2 Lợi ích và khó khăn khi đánh giá chu trình sản phẩm:
Khó khăn khi áp dụng LCA
üRất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và tốn nhiều nhân lực
üCác kết quả thường mang tính chủ quan của người phân tích LCA
üKết quả phân tích thường mang tính địa phương, khó áp dụng kết
quả phân tích của đối tượng này cho các đối tượng khác
Lợi ích khi áp dụng LCA:
Giảm bớt tác động môi trường của sản phẩm
Giảm thiểu các chi phí năng lượng và nguyên liệu không cần thiết

44
CHƯƠNG III:
CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG

1
1. Khái niệm
Số liệu thô: toàn bộ thông tin chi tiết nhất của MT tại một
khu vực, một địa phương mà chưa qua phân tích đánh giá.
Số liệu được phân tích: là bộ số liệu sau khi đã loại bỏ các số
Chỉ số liệu không đáng tin cậy, các số bất thường do sự cố hệ thống
hay do một sai sót của kỹ thuật đo đạc
Chỉ thị: Các chỉ thị được kết xuất để đại diện cho một
Chỉ thị
trạng thái MT, TNTN hay một điều kiện nào đó có quan
hệ chặt chẽ với tình trạng MT riêng biệt. Chúng là chỉ
Số liệu được phân tích điểm cho sự hiện hữu của các yếu tố này trong 1 MT
nào đó

Số liệu thô Chỉ số: là tập hợp các chỉ thị được tích hợp hay
nhân với trọng số, là công cụ được dùng để giám
sát, lập báo cáo về hiện trạng và dự báo xu hướng
Tháp thông tin biến đổi của MT dựa trên những tiêu chuẩn quy
định
2
 Vai trò của Chỉ số chất lượng MT:
ü Phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi CLMT, đảm bảo
tính phòng ngừa của công tác QLMT
ü Cung câp thông tin cho người ra quyết định hay các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chiến lược, cân nhắc các vấn
đề MT và KT-XH đảm bảo nhu cầu PTBV
ü Thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ quản lý,
sử dụng và lưu trữ, tạo ra tính hiệu quả của thông tin
ü Thông tin cho cộng đồng về chất lượng MT, nâng cao nhận
thức BVMT trong cộng đồng.

3
• Việt Nam, vai trò của chỉ số chất lượng MT:
üCảnh báo (sớm)
üĐánh giá hoạt động
üĐánh giá chính sách
üĐối chiếu
üQuy hoạch và dự báo
üNâng cao nhận thức

4
2. Thiết lập chỉ thị
thị,, chỉ số chất lượng MT
v Yêu cầu:
ü Tính phù hợp
ü Tính chính xác: xác định rõ ràng giá trị chỉ số từ các dữ liệu tạo
nên chỉ số
ü Tính so sánh: cần có khả năng xác định chính xác thành phần chỉ
số để có thể so sánh giữa các địa phương, quốc gia, khu vực và
giữa các giá trị chỉ số theo thời gian
ü Tính nhất quán: cần phải tạo ra cầu nối rõ ràng giữa việc xây dựng
các giá trị chỉ số và các diễn biến trên thực tế được kiểm soát qua
chỉ số (chỉ số thay đổi à thực tế cũng thay đổi theo)
ü Khả năng đáp ứng: chỉ số có tính phản ứng cao đối với diễn biến
mà chỉ số đó đang được dùng để đo lường.
ü i cập nhật đều đặn
ü Tính sẵn có: thu thập dữ liệu tạo nên chỉ số phải khả thi về mặt
chuyên môn cũng như tài chính.
5
v Cơ sở khoa học xây dựng chỉ thị, chỉ số CLMT:
Ø Khung “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng” (PRS = Pressure – State
- Response)
n nay

Ø Khung “Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng”
(DPSIR = Driver - Pressure – State – Impact – Response)
ü Áp lực là những nguyên nhân gây ra những thay đổi về điều
kiện MT
ü Trạng thái là những tác động của các hoạt động của con người
lên MT
ü Đáp ứng là những hành động thực hiện đáp ứng lại các thay
đổi của trạng thái MT

6
ÁP LỰC HIỆN TRẠNG
Các hoạt động và tác động của con Hiện trạng hoặc tình trạng của
người: Năng lượng. Áp lực môi trường:
GTVT, Không khí
Công nghiệp, Nước
Nông nghiệp, Tài nguyên đất
Ngư nghiệp, Nguồn lực Đa dạng sinh học
Hoạt động khác Khu dân cư
Văn hóa, cảnh quan
Thông tin Thông tin
ĐÁP ỨNG
Các đáp ứng thể chế và xã hội:
Luật pháp
Các đáp ứng xã hội (các Công cụ kinh tế
quyết định – hành động) Công nghệ mới Các đáp ứng xã hội (các
Thay đổi cách sống của cộng quyết định – hành động)
đồng
Ràng buộc quốc tế
Các hoạt động khác

Mô hình “Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng” (PSR)


(Nguồn OECD, 1993)

7
D P S I
KINH TẾ THIÊN NHIÊN VÀ MT Tác động
Chất thải đến MT:
-Các chỉ thị
Những lĩnh Sản xuất và Hiện trạng Trạng thái tự Chức năng của đáp ứng
vực có liên cơ cấu sx: sinh học: nhiên: hệ sinh thái: -Các tác
quan: -Thủy văn -Nước biển động khác
-Địa hình
-Công nghiệp -Tài nguyên -Nước lục địa Tác động
Sử dụng Sử dụng Đa dạng đến nền
-Nông nghiệp công nghệ TNTN sinh học Trạng thái hóa -Rừng… kinh tế:
học:
-Năng lượng -Chất lượng -Chi phí
không khí khắc phục
-Hộ gia đình ng -Chất lượng hậu quả về
nuwocs kinh tế
-Chất lượng đất

Các công Chính sách Chính


cụ kinh tế trong từng sách MT
vĩ mô lĩnh vực cụ Xác định mục tiêu Ưu tiên
thể

CHÍNH SÁCH VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

R
Mô hình Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng (DPSIR) 8
• Ưu điểm của chỉ số chất lượng MT:
üĐơn giản hóa và giảm kích thước dữ liệu
üCung cấp cái nhìn đơn giản cho cộng đồng về chất lượng
MT
üTạo mối thân thiện giữa nhà ra quyết định và cộng đồng

9
•Hạn chế của chỉ số chất lượng MT:

üSố lượng chỉ số để mô tả chất lượng MT


üThiếu dữ liệu MT nền
üYếu tố kinh tế chưa được đưa vào chỉ số MT
üChưa đưa tính độc hại của chất ON vào tính toán chỉ số (chỉ
quan tâm chất nào đang gây ON nặng)
üChủ yếu là cung cấp thông tin cho cộng đồng là chính, chưa ứng
dụng nhiều trong công tác quản lý, hoạch định chính sách
üChính phủ thụ động trong việc hình thành các chỉ số chất lượng
Mt do vấn đề tài chính, lo sợ phát hiện mới về mức suy thoái
MT lớn hơn dự tính và lo sợ ảnh hưởng đến nền kinh tế và
chính trị quốc gia
üCách tính chỉ số và tiêu chuẩn MT khác nhau giữa các quốc gia
à khó so sánh

10
4. Chỉ số chất lượng MT không khí – AQI
 AQI dùng để theo dõi chất lượng MT không khí hàng ngày,
 AQI thể hiện mức độ ONKK và mức độ ảnh hưởng đến sức
khỏe cũng như những hướng dẫn cần thiết cho mọi người phải
làm gi khi ở tình trạng đó.
 AQI tập trung vào sự ảnh hưởng đến sức khỏe khi hít thở KK bị
ON trong vài giờ hay vài ngày.
 EPA đã tính toán 5 chỉ số AQI cho 5 chất ON chính: Ozon, bụi,
CO, SO2, NO2 ; trong đó CO và O3 được tính theo trung bình
giờ và 3 chất còn lại tính theo trung bình năm
 Việt Nam cũng xây dựng cách tính chỉ số ONKK cho 5 khí ON
trên nhưng đơn giản, dễ hiểu và dễ tính hơn cách tính của EPA.
Trong đó, các chất được tính theo trung bình giờ và trung bình
ngày.

11
 Công thức tính của EPA (Mỹ)

Chỉ số chất lượng MT KK Mitre: M AQI


5
MAQI = ∑I
i =1
i
2

MAQI: Chỉ số chất lượng KK MITRE


Ii : Chỉ số phụ cho chất ON I (i gồm CO,
SO2, tổng chất rắn lơ lửng, NO2, O3)

12
 Các chỉ số phụ được tính như sau:
1. ICO: chỉ số CO
2 2
 C8   C1 
I CO =   +  
 S8   S1 
Với C1 < S1:
C8 : Nồng độ CO tối đa quan sát trong 8 giờ
S8 : Trị số tiêu chuẩn thứ cấp của CO trong 8 giờ (tiêu
chuẩn MT)
C1 : Nồng độ CO tối đa quan sát trong 1 giờ
S1 : Trị số tiêu chuẩn thứ cấp của CO trong 1 giờ (tiêu
chuẩn MT)
Nếu C1 < S1, lấy C1 = 0

13
2. IO3: chỉ số Ozon (chất quang hóa)

C1
I O3 =
S1

C1 : Nồng độ O3 tối đa quan sát trong 1 giờ


S8 : Trị số tiêu chuẩn thứ cấp của O3 trong 1 giờ
(tiêu chuẩn MT)

14
3. INO2: Chỉ số NO2

Ca
I NO2 =
Sa

 Ca – trung bình số học hàng năm của nồng độ NO2


quan sát được
 Sa – trị số tiêu chuẩn thứ cấp hàng năm của NO2
(tiêu chuẩn MT)

15
4. ITSP: Chỉ số tổng hạt lở lửng

2 2
 Ca   C24 
I TSP =   +  
 Sa   S 24 
Ca :Trung bình hàng năm của TSP quan sát được
Sa: Trị số tiêu chuẩn thứ cấp trung bình hàng năm của TSP
(tiêu chuẩn MT)
C24 : Nồng độ TSP tối đa quan sát trong 24 giờ
S24 : Trị số tiêu chuẩn thứ cấp của TSP trong 24 giờ (tiêu
chuẩn MT)

16
4. ISO2: Chỉ số SO2
2 2 2
 Ca   C24   C3 
I SO2 =   + D1  + D2  
 Sa   S24   S3 
Ca – Nồng độ trung bình hàng năm của SO2 quan sát được
Sa – trị số tiêu chuẩn thứ cấp hàng năm của SO2 (tiêu chuẩn MT)
C24 – nồng độ tối đa SO2 quan sát trong 24 giờ
S24 – trị số tiêu chuẩn thứ cấp của SO2 trong 24 giờ (tiêu chuẩn MT)
C3 – Nồng độ tối đa của SO2 quan sát được trong 3 giờ
S3 – trị số tiêu chuẩn thứ cấp của SO2 trong 3 giờ (tiêu chuẩn MT)
D1 = 1 nếu C24 > S24 và D1 = 0 nếu C24 < S24
D2 = 1 nếu C3 > S3 và D2 = 0 nếu C3 < S3
17
nCông thức tính của tp.HCM – Việt Nam

1. Công thức tính AQI theo giờ của chất i 2. Công thức tính AQI theo ngày của
tại trạm j chất i tại trạm j
h
C C d
AQI ih = ih 100 AQI id = id 100
Si S i theo ngày của
Cid – nồng độ trung bình
Cih – nồng độ trung bình theo giờ của chất i chất i
Sih – tiêu chuẩn MT cho phép trung bình giờ Sid – tiêu chuẩn MT cho phép trung bình
của chất i ngày của chất i

Các giá trị Sih và Sid được lấy từ tiêu chuẩn VN đối với các thông số cơ bản
trong KK xung quanh (TCVN 5937:1995)
Chỉ số AQI giao thông được tính bằng trung bình cộng các giá trị AQI theo các số
liệu quan trắc từ các trạm quan trắc khác nhau

AQIA + AQIB + AQIC + ... Với: A, B, C… – tên trạm quan trắc


AQIGT = n- số trạm quan trắc
n 18
Stt Thông số Tb 1 giờ Tb 8 giờ Tb 24 giờ
1 CO 40 10 5
2 NO2 0,4 - 0,1
3 SO2 0,5 - 0,3
4 Pb - - 0,005
5 O3 0,2 - 0,06
6 Bụi lơ lửng 0,3 - 0,2

Bảng giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong KK xung quanh theo
TCVN 5937:1995 (mg/m3)

Tuy nhiên, đối với thông số PM10, do TCVN chỉ quy định đối với bụi tổng SPM
chứ không có TC cho bụi có kích thước nhỏ PM10 nên Sở TNMT quy ước lấy
TC cho PM10 bằng 80% TC cho SPM

19
AQImax giờ của chất i tại trạm j AQI Tb ngày của chất i tại trạm j
Max(C ) h
C id
AQI =i
h
h
100 i
AQI id = d 100
Si Si

Max

AQImax trong ngày của chất i tại trạm j (AQIj)

AQImax trong ngày của trạm j: AQIj = Maxi(AQIi)

∑ ( AQI )
2
 AQI cho mỗi trạm quan trắc: AQI j = i

j : Tên trạm quan trắc


i : Các thông số quan trắc (5 thông sô đã đề cập trên) 20
Bảng phân loại chất lượng KK và quy ước màu đại diện

Giá trị AQI Loại chất lượng KK Màu đại diện


0 – 50 Tốt Xanh lá
51 – 100 Trung bình (*) Vàng
101 – 200 Kém Cam
201 – 300 Xấu Đỏ
> 301 Nguy hại Tía

Nguồn: Chi cục BVMT tp.HCM, 2004, (*) AQI = 100 tương
đương với tiêu chuẩn cho phép trong TCVN 5937 : 1995

21
5. Chỉ số chất lượng MT nước
1) Chỉ số nước thải công nghiệp và đô thị:
b) Chỉ số tải lượng thực tế (E): dùng để diễn tả tỷ
lệ tải lượng tương đương thực tế đang thải vào
MT so với tổng tải lượng
E = Tải lương tương đương của một nguồn thải/Tổng
tải lượng tương đương của các nguồn thải
EBOD = Tải lượng BOD của nhà máy X / Tổng tải
lượng BOD của khu công nghiệp

22
2. Chỉ số chất lượng nước sông:
Chỉ số này liên quan đến chất lượng nước MT xung quanh (sông) hơn là
nguồn nước thải
Chúng được xây dựng dựa trên:
§ Sự nhiễm bẩn kim loại trong nguồn nước cấp
§ Mức độ thích hợp của độ đục nước sông dùng cho cấp nước và giải
trí
§ Nồng độ nhiễm bẩn thủy ngân trong cá.

3 I: Chỉ số chất lượng nước


1
I = ∑ Ii 2 Ii: Chỉ số phụ kim loại

3 i=1 I2 : Chỉ số phụ cho độ đục


I3: Chỉ số phụ thủy ngân trong cá

23
v Chỉ số phụ kim loại:
ü Cd và Cr: hai kim loại
không nên hiện diện trong 1 3 2
nước cấp I kl = ∑
3 i =1
Ii
ü Nhóm Lithium, đồng và
kẽm: hóa chất để xác định  Với:
mục tiêu của nước cấp Ikl : Chỉ số phụ kim loại
ü Độ cứng: vì chúng có thể I1 : Chỉ số phụ các kim loại độc hại
thay đổi mức ảnh hưởng (11 kim loại trong bảng dưới hoặc
độc tính của các chất nêu tối thiểu là Cd và Cr)
trên I2 : Chỉ số phụ Lithium,Cu và Zn
I3 : Chỉ số phụ độ cứng

24
Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

A B
(nước cấp cho sinh hoạt) (nước cấp cho mục đích khác)
Arsen mg/l 0,05 0,1
Chì - 0,05 0,1
Crom (VI) - 0,05 0,05
Crom (III) - 0,1 1,0
Đồng - 0,1 1,0
Kẽm - 1 2
Mangan - 0,1 0,8
Nicken - 0,1 1,0
Sắt - 1 2
Thủy ngân - 0,001 0,002
Thiếc - 1 2

Bảng giá trị giới hạn cho phép của các kim loại nặng trong nước mặt (TCVN
5942:1995)
25
v Chỉ số phụ để tính độ đục v Chỉ số thủy ngân trong cá:
phù hợp về độ đục của
nước:
W1C1 + W2C2 + W3C3 + ... + WnCn
If =
0,5(W1 + W2 + ... + Wn )

1 2 2 Với:
Với: Id = ∑
2 i =1
Ii
W1, W2,…, Wn : Trọng lượng cá
(phân theo loài) đánh bắt được
C1, C2, …, Cn: Nồng độ Hg
Id : Chỉ số phụ về tổng độ đục (ppm) trong mẫu loài cá tương
I1 : Chỉ số phụ về độ phù hợp của ứng
nước dùng để uống
I2 : Chỉ số phụ về độ phù hợp của
nước dùng cho giải trí
26
3. Chỉ số ô nhiễm nước:
Các thông số được lựa chọn để xây dựng chỉ số chất lượng
nướcmặt: pH, DO, BOD5, COD, TSS, dầu mỡ, tổng Coliform,
độ đục, tổng Nito, tổng photpho
n

∑i = 1
SI i .w i
WQI = n

∑ i = 1
w i

i = 1…n – các thông số được quan trắc


W : Trọng số
SI : Mức phân hạng (mức phân hạng thay đổi khi có sự điều chỉnh
tiêu chuẩn chất lượng MT)
27
Stt Thông số Trọng số
1 DO 0,17
2 Tổng Coliform 0,16

3 BOD5 0,13

4 pH 0,13

5 Dầu mỡ 0,13

6 Chất dinh dưỡng


Tổng N 0,09
Tổng P 0,09

7 COD 0,08

8 TSS 0,08

9 Độ đục 0,04

Tổng cộng 1

Bảng giá trị trọng số của các thông số chất lượng nước mặt
28
DO (mg/l) Điểm số Dầu mỡ (mg/l) Điểm số
≥7 100 0 90
6–7 80 0 – 0,01 70
4–6 60 0,01 – 0,05 60
2–4 40 0,05 – 0,3 40
1–2 20 0,3 – 1,0 20
<1 0 > 1,0 0
BOD5 (mg/l) Điểm số COD (mg/l) Điểm số
0–2 100 <2 100
2–4 80 2–5 90
4 – 10 70 5 – 10 80
10 – 25 50 10 – 35 60
25 – 30 40 35 – 50 40
30 – 40 20 50 – 100 20
≥ 40 0 ≥ 100 0

Bảng mức phân hạng của các thông số trong chất lượng nước mặt
29
(TCVN 5942:1995)
Tổng Coliform Điểm số pH Điểm số
(MPN/100ml)
0 – 100 100 7,0 – 7,5 100
100 – 1000 90 6,5 – 7,0 ; 7,5 – 8,0 90
1000 – 5000 80 6,0 – 6,5 ; 8,0 – 8,5 80
5000 – 104 60 5,5 – 6,0 ; 8,5 – 9,0 60
104 - 105 40 5,0 – 5,5 ; 9,0 – 9,5 40
> 106 0 > 10 ; < 4 0
Độ đục (NTU) Điểm số TSS (mg/l) Điểm số
≤2 100 < 10 100
2–5 90 10 – 20 90
5 – 25 80 20 – 50 80
25 – 50 60 50 – 80 60
50 – 80 40 80 – 100 40
50 – 100 20 100 – 300 20
> 100 0 > 300 0

Bảng mức phân hạng của các thông số trong chất lượng nước mặt
30
(TCVN 5942:1995)
Tổng N (mg/l) Điểm số Tổng P (mg/l) Điểm số
≤ 0,1 100 ≤ 0,01 100
0,1 – 0,22 80 0,01 – 0,035 80
0,22 – 1,0 60 0,035 – 0,1 60
1,0 – 3,0 40 0,1 – 1,0 40
3,0 – 10,0 20 1,0 – 2,0 20
> 100 0 > 2,0 0

Bảng mức phân hạng của các thông số trong chất lượng nước mặt
(TCVN 5942:1995)
Mức phân hạng của tổng N và tổng P dựa vào ảnh hưởng của chúng đến trạng thái dinh
dưỡng của nguồn nước.
N/P ≤ 4,5: chỉ số phụ chất dinh dưỡng = điểm số của tổng N
N/P ≥ 6,0: chỉ số phụ chất dinh dưỡng = điểm số của tổng P
4,5 < N/P < 6,0: chỉ số phụ chất dinh dưỡng = min(điểm số tổng N và điểm số tổng P)
31
Giá trị chỉ số Chất lượng nước Màu sắc

90,0 – 100,0 Nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm Lam

80,0 – 89,9 Nước ô nhiễm nhẹ Lục

50,0 – 79,9 Ô nhiễm trung bình Cam

20,0 – 49,9 Ô nhiễm nặng Đỏ

0 – 19,9 Ô nhiễm rất nặng Đen

Bảng phân loại chất lượng nước theo giá trị chỉ số

32
6. Chỉ số chất lượng đất
1) Chỉ số tính xói mòn đất:
Phương trình dự báo mất đất phổ dụng (USLE – The
Universal Soil Loss Equation):
A = R.K.LS.C.P (Tấn/ acro - năm)
Hay: A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha - năm)
Trong đó:
A – lượng đất bị xói mòn
R – chỉ số tiềm năng mưa gây xói mòn
K – hệ số về tính xói mòn của loại đất
LS – hệ số địa hình
C – hệ số cây trồng
P – hệ số bảo vệ đất
33
a) Chỉ số tiềm năng mưa gây xói mòn (R):
R = 0,5.P
P là lượng mưa trung bình năm trên vùng khảo sát
(mm)
b) Hệ số về tính xói mòn của đất (K)
Hệ số K biểu hiện tính xói mòn của đất

34
Bảng kết quả tính chỉ số xói mòn đất K của một số loại đất vùng đồi núi Việt
Nam
Loại đất K
Đất đen
1. Đất đen có tầng kết von dày 0,11
2. Đất đen gley 0,1
3. Đất đen Carbonat 0,17
4. Đất nâu thẫm trên bazan 0,09
5. Đất đen tầng mỏng 0,12
Đất nâu vùng bán khô hạn
6. Đất nâu vùng bán khô hạn 0,19

Đất tích vôi


7. Đất vàng tích vôi 0,31
8. Đất nâu thẫm tích vôi 0,29
Đất xám
9. Đất xám bạc màu 0,2
10. Đất xám có tầng loang lổ 0,23
11. Đất xám Felatit 0,22
12. Đất xám mùn trên núi 0,2
Đất đỏ
13. Đất mùn vàng đỏ trên núi 0,16

Đất mùn Alit núi cao


14. Đất mùn Alit núi cao 0,16
15. Đất mùn Alit núi cao Glay 0,14
16. Đất bùn thô than bùn núi cao 35 0,12
c) Hệ số địa hình (LS):
Biểu thị ảnh hưởng của nhân tố độ dốc và chiều dài sườn dốc tới hoạt động xói
mòn đất
Khi 1 hoặc 2 nhân tố trên tăng thì LS cũng tăng theo và lượng đất bị xói mòn
tăng lên
m
 X 
LS=  0,065(
+ 0,045
.S + 0.0065
.S2
)
Trong đó:  22.13
X – chiều dài sườn dốc (m)
S – độ dài sườn dốc (%)
m – hệ số mũ, xác định như sau:
m= 0,5 nếu S ≥ 5%
m = 0,4 nếu 3% ≤ S ≤ 5%
m = 0,3 nếu 1% ≤ S ≤ 3%
m = 0,2 nếu S < 1%

36
d) Hệ số bảo vệ đất (P):
Biểu thị ảnh hưởng của các biện pháp canh tác nông nghiệp tới xói
mòn đất.
Những biện pháp canh tác kết hợp bảo vệ đất chống xói mòn trên đất
dốc là:
§ Trồng cây theo đường đồng mức
§ Trồng cây theo đường đồng mức và theo băng
§ Trồng cây theo luống

Độ Trồng cây theo đường Trồng cây theo đường đồng mức và Trồng theo luống
dốc(%) đồng mức trồng theo băng
2 0,6 0,3 0,12
8 0,5 0,25 0,1
12 0,6 0,3 0,12
16 0,7 0,35 0,14
20 0,8 0,4 0,16
25 0,9 0,45 0,18

37
d) Hệ số cây trồng C:
Biểu thị ảnh hưởng của nhân tố cây trồng (độ che phủ) tới hoạt động xói mòn đất.
Nếu độ che phủ của cây trồng giảm sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn đất.

Hiện trạng sử dụng đất C


Hoa màu 0,24
Cỏ 0,05
Đất ngập nước 0
Thổ cư mật độ thấp 0,03
Thổ cư mật độ cao 0
Rừng thay lá 0,009
Rừng thường xanh 0,004
Rừng hỗn hợp 0,007
Rừng cây lấy gỗ 0,003
Đất hoang 1
Trồng bắp 0,25
Đồng cỏ dày 0,004
Đồng cỏ thưa 0,1
Cây hàng năm 0,4
Ngũ cốc 0,35
Vườn theo mùa vụ 0,5
Cây ăn quả 0,1 38
2. Đánh giá chất lượng đất:
Đánh giá chất lượng đất qua các chỉ tiêu hóa lý:
- Độ chua (pHKCL)
- Đạm (% đạm tổng số và đạm dễ tiêu ppmN)
- Lân (% P2O5 tổng số và P2O5 dễ tiêu)
- Kali (Kali tổng và Kali trao đổi)
- Chất hữu cơ (C%)
- Đánh giá độ mặn (% tổng số muối tan)
- Đánh giá phèn (pH, SO42-, Al3+ , Fe2+)
- Tỷ trọng thể rắn của đất
- Dung trọng (tỷ trọng xương của đất)

39
3. Đánh giá ô nhiễm đất:
- Xét nghiệm hóa học
- Đánh giá nhiễm bẩn đất qua kết quả xét nghiệm vi sinh
- Đánh giá nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất

40
7. Đánh giá phát triển bền vững qua các chỉ số kinh tế
xã hội

 Chỉ số HDI: chỉ số phát triển con người


 Chỉ số GDI: chỉ số phát triển về giới
 Chỉ số GEM: chỉ số về bình đẳng giới

41
CHƯƠNG 4: THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

1
4.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường và tiêu
chuẩn môi trường
4.1.1 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất
thải vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, có
khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, ảnh
hưởng đến sự sống của sinh vật và vật liệu.

2
4.1.2 Tiêu chuẩn môi trường.
trường.
Thuật ngữ môi trường để chỉ các luật lệ, nguyên lý hoặc các biện
pháp do các nhà khoa học( hoặc chính quyền đề ra) hoặc được chính
quyền ủng hộ. thuật ngữ này được hiểu như là một khuôn thước để
đánh giá, đối chiếu.
Ưu điểm: rõ ràng, dễ hiểu, vận dụng thích hợp cho các chất độc, dễ
phổ biến.

Nhược điểm:
• Không khuyến khích cải thiện môi trường với các trường hợp dưới
chuẩn
•Tiêu chuẩn thường không xây dựng dựa trên phân tích chi phí – lợi
ích
•Thường không thể hiện hết các mặt chi phí
•Đòi hỏi nhiều thông tin khi thiết lập cũng như giám sát, kiểm tra
việc thực hiện các tiêu chuẩn được đặt ra.
3
v Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn:
chuẩn:

 Tiêu chuẩn phải đơn giản, chính xác và không mơ hồ.


 Không được phép thay đổi quá nhanh chóng
 Cần phải được kiểm tra thường xuyên và duyệt lại cho phù
hợp với hiện trạng chất lượng môi trường
 Các tiêu chuẩn phải thích hợp cho sự thực hành và phân tích
các thí nghiệm về chất lượng môi trường.
 Tiêu chuẩn không nên quá dễ dãi sẽ sinh ra ô nhiễm quá mức
cũng như không nên quá khắt khe vì có thể làm trở ngại các
hoạt động kinh tế.

4
v Phân loại tiêu chuẩn:
chuẩn:
Xét về bản chất:
 Dựa vào chính bản thân chất ô nhiễm: nồng độ chloride
trong nước, nồng độ NOx trong không khí, số đo dB
(A)….
 Mang tính trung gian vì bản thân chúng rất khó được đo
đạc chính xác. VD số đo MNP được dùng để tính tổng
Coliform, E. coli.
 Dựa vào các phản ứng cơ bản dùng để xác định chúng
như BOD5, COD…

5
vXét về mối liên quan đến môi trường
 Tiêu chuẩn môi trường xung quanh.
 Tiêu chuẩn tại nguồn
 Tiêu chuẩn về quy trình/ thiết bị kỹ thuật
 Tiêu chuẩn về sản phẩm

6
4.1.3 Các nguyên tắc thiết lập tiêu chuẩn môi
trường
1. Nguyên tắc quyết định: để quyết định các mức tiêu chuẩn cần
dựa vào một hoặc nhiều các nguyên tắc sau đây:
 Các nguyên tắc đã có sẵn(các tiêu chuẩn đã được lập sẵn)
 Các nguyên tắc có thể đạt được nhờ vào các phương tiện kỹ thuật
kinh tế.
 Sự ước đoán có cơ sở thực tế.
 Các thí nghiệm về các chất ô nhiễm.
 Kết quả các mô hình toán và xác suất (mức ô nhiễm không khí,
ước lượng số lượng vi sinh vật E. coli(MNP) trong nước)

7
2. Nguyên tắc về sức khỏe

 Mức hưởng thụ thẩm mỹ (mức này không gây ảnh hưởng
đến sk nhưng rất khó đạt đến vì nó rất tốn kém)
 Mức bình yên cho con người (mức này gây ra các hậu quả dễ
khắc phục và không gây ra bệnh tật)
 Mức gây ra tổn hại kinh niên và tổn hại chức năng(mức này
gây ra bệnh nhưng có thể phục hồi)
 Mức thiệt hại cấp tính (trường hợp ngộ độc mangan gây hại
não bộ)
 Mức tử vong (ô nhiễm gây chết)

8
4.1.4 Định hướng để thiết lập tiêu chuẩn.
chuẩn.

Trong việc thiết lập tiêu chuẩn CLMT cần phải lưu ý đến 3
định hướng sau đây:
 Lập tiêu chuẩn để tồn tại
 Lập tiêu chuẩn dựa trên phân tích chi phí lợi ích của tiêu
chuẩn (phương pháp giá trị tôi thiểu)
 Lập tiêu chuẩn nhằm đạt đến mục tiêu thẩm mỹ

9
1.Tiêu chuẩn để tồn tại: Định hướng căn bản của tiêu chuẩn là
sự tồn tại của các giống loài do đó mức ô nhiễm phải ở dưới
mức có thể gây ra bệnh tật kinh niên, không hồi phục hoặc
chết chóc. Đây là dạng kiểm soát trực tiếp ô nhiễm với chi
phí thấp nhất mặc dù một cách gián tiếp chúng có thể gây tốn
kém do bệnh tật, mất ngày công lao động hoặc thiệt hại đến
hoa màu…
2. Phân tích chi phí lợi ích của tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn được lập
dựa trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích kiểm soát ô nhiễm
được đem so sánh với thiệt hại kinh tế do các chất ô nhiễm
gây ra ở các mức tương ứng với nồng độ của chúng theo tiêu
chuẩn.
3. Phương hướng thẩm mỹ: Còn gọi là phương hướng sang
trọng vì nó quy định tiêu chuẩn chặt chẽ sao cho không còn
ảnh hưởng đến sức khỏe nữa. Chi phí cho phương pháp này
sẽ cao hơn và giới kỹ nghệ, doanh nghiệp không đáp ứng nổi
mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía chín phủ.

10
v Các khó khăn hiện nay khi áp dụng TCVN
TCVN::
 Có nhiều người quan niệm rằng TCVN là tiêu chuẩn tình nguyện
không phải là tiêu chuẩn bắt buộc.
 Áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong điều kiện không thích
hợp ở VN
 Có những quan điểm khác nhau trong áp dụng TCMT xung quanh
và tiêu chuẩn chất thải mà không quan tâm đến tiêu chuẩn xung
quanh (tiêu chuẩn dòng sông) họ cho rằng đây là trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
 TCVN không đưa vào các yếu tố không gian (địa hình) và thời
gian.
 TCVN về chất thải rắn còn thiếu và nhiều hạn chế, chưa có hệ
thống tiêu chuẩn rõ ràng cho chất thải rắn. Sự quản lý thường
mang tính gián tiếp (giám sát mức độ ô nhiễm không khí sinh ra
do thiêu rác, nước rỉ rác do chôn rác…)
11
4.2. TIÊU CHUẨN TIẾNG ỒN.

4.2.1 Khái niệm tiếng ồn và các đại lượng tính.


Tiếng ồn dùng để chỉ những âm thanh mà con người không muốn
nghe vì gây ra những cảm giác khó chịu , cản trở sự nghe bình thường
hoặc gây tổn hại chức năng thực thể.

12
.
Các nguồn phát sinh và mức độ ồn khác nhau

Áp suất Áp suất âm(N/m2) Nguồn âm Cảm giác về tiếng


âm(decibel) ồn
120 20 Sấm sét, súng nổ Cực kỳ to
110 6,3 Tiếng khoan cầm tay Rất to
100 2,0 Các xưởng cơ khí lớn Rất to
90 0,63 Nhà máy ồn ào To
80 0,20 Nhà máy trung bình To
70 0,063 Văn phòng ồn ào To
60 0,020 Văn phòng trung bình Trung bình
50 0,006 Vùng đô thị yên lặng Im lặng
40 0,002 Nhà ở trung bình Im lặng
30 0,0006 Đường xá nông thôn Rất im lặng
20 0,0001 Nhà thờ tĩnh mịch Nhẹ nhàng
10 0,00006 Phòng cách âm Rất nhẹ
0 0,00002 Mức âm đối chiếu Không nghe thấy
13
4.2.2 Hậu quả của âm thanh trên sức nghe
 Mất khả năng nghe vĩnh viễn khi tiếp xúc lâu dài với
tiếng ồn có tần số 3000 – 6000 Hz
 - Tiếp xúc với thời gian ngắn với tiếng ồn cường độ cao
có thể gây rách màng nhĩ,tiếng ồn có tần số lớn hơn
9000 Hz có thể gây đau tai và sau đó là mất khả năng
nghe các âm thanh cao.
 - Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn quá mức có thể gây ra
thiệt hại nhất thời vùng tai trong, ở thời kỳ đầu nhưng
nếu vẫn kéo dài thì không thể phục hồi được .
 - Hậu quả của tiếng ồn lên hành vi của con người: sự
bực bội, suy giảm khả năng làm việc và rối trí, mệt mỏi,
ảnh hưởng đến nói năng, các hậu quả khác liên quan đến
sức khỏe như đau đầu, chóng mặt và phản xạ kém.

14
4.2.3 các yếu tố cần lưu ý khi xác định mức gây hại của
tiếng ồn

 Độ dài của thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.


 Sự phân bố tiếng ồn trong ngày làm việc
 Mức ồn tổng cộng
 Các đặc tính của tiếng ồn (tần số, cường độ và thời
lượng)
 Tổng ồn ước tính cho suốt đời làm việc
 Mức nhạy cảm của từng người
 Tuổi tác
 Hiệu quả của phương tiện bảo vệ tai và chống ồn

15
4.2.4 Phân loại tiêu chuẩn tiếng ồn

 Theo nền ồn liên tục: p ng i i không gian


c i, ng ng dân cư va không gian môi
ng m c.
 Theo độ ồn bất thình lình: i i ng ng va
môi ng m c.
 Theo khu vực: tuy theo c m a khu c
chia ra c c quy nh vê đô n: khu cư tru,
khu công p, khu thương i.
 Các vùng đệm

16
4.2.5 Tiêu chuẩn về tiếng ồn thường có 3 loại:
loại:
1. Mức ồn tối đa cho phép đối với khu công cộng và dân cư; Tiếng ồn ở
đây là tiếng ồn tổng cộng của mọi nguồn do hoạt động của con người
về giao thông vận tải, sản xuất, dịch vụ, vui chơi giải trí v.v.. gây ra,
tác động đến các khu công cộng và dân cư xung quanh.
Khu vực Thời gian
Từ 6 – 18h Từ 18 – 22h Từ 22h – 6h
Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh(bệnh
viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ,
trường học, nhà thờ, chùa chiền) 50 45 40

Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ


quan hành chính 60 55 50
Khu dân cư xen kẽ trong khu vực
thương mại, dịch vụ, sản xuất 75 70 50

TCVN 5949 – 1998 Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
17
2.Tiếng ồn do phương tiện giao thông
Stt Phương tiện vận tải Mức ồn tối đa,
dB(A)
1 Xe máy đến 125 m3 80
2 trên 125 m3 85
3 Xe máy 3 bánh 85
4 Xe ôtô con, xe taxi, xe khách đến 12 chỗ ngồi 80
5 Xe khách trên 12 chỗ ngồi 85
6 Xe tải đến 3,5 tấn 85
7 Xe tải trên 3,5 tấn 87
8 Xe tải công suất trên 150kW 88
9 Máy kéo, xe ủi đất, xe tải đặc biệt lớn. 90

TCVN 5948 – 1995- tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải đường bộ
18
v Cần chú ý đến các nguyên tắc sau khi thiết lập
tiêu chuẩn tiếng ồn cho phương tiện giao thông

 Mức ồn mà công chúng bình thường chấp nhận được


 Mức ồn mà nhà máy sản xuất xe có thể đáp ứng được
bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có.
 Chi phi bỏ ra để đạt được mức tiêu chuẩn mong muốn.
 Khía cạnh thực hành khả năng sắm các dụng cụ và các
phương pháp đo ồn đơn giản

19
3. Mức ồn tối đa cho phép ở trong công trình.
Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được quy định
theo Tiêu chuẩn tiếng ồn – Tiêu chuẩn vệ sinh lao động -
Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/
QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế). Tiêu chuẩn này
quy định mức tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc
trong môi trường lao động của các xí nghiệp, cơ sở sản
xuất, cơ quan chịu ảnh hưởng của tiếng ồn.

20
1. Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc được đánh giá bằng
mức áp suất âm tương đương tại mọi vị trí làm việc, trong suốt
ca lao động (8 giờ), không được vượt quá 85 dB, mức cực đại
không được vượt quá 115 dB.

2. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá:
• 4 giờ, mức âm cho phép là 90 dB.
• 2 giờ, mức âm cho phép là 95 dB.
• 1 giờ, mức âm cho phép là 100 dB.
• 30 phút, mức âm cho phép là 105 dB.
• 15 phút, mức âm cho phép là 110 dB.
• Mức cực đại không quá 115 dB.
• Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp
xúc với mức âm dưới 80 dB.
3. Mức âm cho phép đối với tiếng ồn xung quanh thấp hơn 5dB so
với các giá trị nêu trong mục 1, 2.
21
4.3 Tiêu chuẩn phóng xạ
4.3.1 Nguồn phóng xạ:
ü Các lò phản ứng và các nhà chế tạo hóa chất, nhà máy tinh luyện
uranium
ü Các cơ sở nghiên cứu sử dụng chất phóng xạ
ü Các nơi sử dụng phóng xạ: bệnh viện, đại học và các nhà máy công
nghiệp
4.3.2 Tiêu chuẩn phóng xạ
üLiên tục: áp dụng cho những nơi có phóng xạ liên tục hoặc cho
điều kiện không khí và môi trường xung quanh.
üBất thình lình: các thông số quan tâm là cường độ bức xạ và thời
gian nhận bức xạ tùy theo trường hợp:
•Trong điều trị y khoa
•Trong các nghề nghiệp chuyên môn
•Trong cộng đồng dân cư.
22
4.3.3 Tác động đến sức khỏe của phóng xạ
1. Tác dụng lên mô bào:
• Liều thấp < 100 Rad gây bệnh khi tiếp xúc trong thời gian dài
• Liều lượng 500 – 2000 Rad có thể tử vong trong vòng 1 tuần
2. Tác dụng lên cấu trúc di truyền:
• Đột biến tử vong: gây thiệt hại đến cấu trúc gen gây chết non hoặc
giảm sức sinh sản
• Đột biến không gây tử vong: rối loạn di truyền ở các thế hệ sau và
thoái hóa
Cơ quan hoặc mô bào Liều lượng chấp nhận được cho Liều lượng giới hạn cho
người lớn khi tiếp xúc tại nơi làm công chúng, (rem/năm)
việc, (rem/năm)

Cơ quan sinh dục, tủy sống đỏ 5 0,5


Da, xương, tuyến giáp 30 3
và cánh tay, chân và mắt cá 75 7,5
Các cơ phận khác 15 1,5
23
4.4 Tiêu chuẩn chất lượng không khí.
khí.
vNguyên tắc thiết lập:
üBảo vệ sức khỏe cộng đồng
üBảo vệ tài sản và các giá trị kinh tế
v Tiêu chuẩn có thể chia làm 2 loại:
ü Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
ü Tiêu chuẩn tại nguồn thải

vKhuyến cáo trong thiết lập tiêu chuẩn môi trường không khí:
üHình thành một phương pháp liên hệ giữa chất lượng không khí
bên ngoài đến sức khỏe con người và sinh vật trong các điều kiện
tiếp xúc khác nhau
üLiên hệ các nguồn thải cố định với tổng lượng khí thải và tốc độ
thải

24
4.4.1. Cơ sở thiết lập tiêu chuẩn tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh:
§ 1. Tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu không ảnh hưởng đến
sức khỏe
§ 2. Tiêu chuẩn dựa trên việc phân tích tần số
§ 3. Tiêu chuẩn dựa trên chỉ số ô nhiễm không khí
§ 4. Tiêu chuẩn dựa trên phân tích chi phí lợi nhuận

25
Thông số Thời gian trung bình
1h 8h 24h 1 năm Phương pháp Ghi chú:
xác định tương
đương với
SO2 - - 125 50 Pararosalin Tiêu chuẩn
WHO
CO 30000 10000 - - Quang phổ hồng Tiêu chuẩn
ngoại không WHO
phân tán
NO2 200 - - 40 Đo màu với Tiêu chuẩn
NAOH WHO
O3 120 - 80 - Huỳnh quang Tiêu chuẩn
hóa học US EPA

Bụi lơ lửng 300 - 200 140 Lấy mẫu thể tích Như tiêu
(SPM) lớn chuẩn trước
đây
Bụi <10µm - - 150 50 Lấy mẫu thể tích Tiêu chuẩn
(PM10) lớn
Pb - - 1,5 0,5 Quang phổ hấp Các nước
thụ nguyên tử ASEAN
Đơn vị micro gam trên mét khối tiêu chuẩn
Bảng 1 TCVN 5937 : 2005 tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
26
Chất ô nhiễm Tiêu chuẩn tại khu sản xuất
(mg/m3)
Bụi độc hại 2
CO 30
NO2 5
HC 300
Phenol 5

Bảng 2 TCVS 3733/2002 QD BYT tiêu chuẩn chất lượng không


khí tại nơi sản xuất

27
4.4.2 Thiết lập tiêu chuẩn nguồn thải
1. Nguồn thải cố định
STT Thông số Giới hạn tối đa
A B
1 Bụi khói 400 200
2 Bụi chưa silic 50 50
3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50

4 Asen và các hợp chất, tính theo As 20 10

5 CO 1000 1000
6 HCl 200 50
7 7,5 7,5
H2 S
8 1000 850
NOx ,tính theo NO2
9 NOx(cơ sở sản xuất acid), tính theo NO2 2000 1000

Đơn vị miligam/Nmét khối khí thải chuẩn


Bảng 3: TCVN 5939 -2005- giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ
trong không khí thải công nghiệp 28
v Tiêu chuẩn nguồn thải cố định thường do chính quyền đia
phương ban hành. Có 2 nguyên tắc phải quan tâm khi thiết
lập tiêu chuẩn là:
ü Lượng xả thải phải đáp ứng tiêu chuẩn của môi trường xung
quanh: nguyên tắc này rất khó tính toán được tác động của
từng điểm thải đặc biệt trong điều kiện một khu công nghiệp
có nhiều nguồn thải khác nhau, mặt khác cũng khó khống
chế nguồn thải để đạt tiêu chuẩn xung quanh mong muốn.
ü Khống chế nguồn thải cho tới mức có thể đạt được do các
yêu cầu kỹ thuật: nguyên tắc này rất tốn kém, vả lại ở những
nơi có mức ô nhiễm thấp, khuếch tán không khí mạnh có thể
pha loãng chất ô nhiễm nhanh chóng thì có thể cho phép duy
trì lượng thải ở một mức cao hơn.

29
2. Nguồn thải di động

TCVN 6438 – 2001 Giới hạn tối đa cho phép của các chất khí gây ô nhiễm của động cơ

30
4.5 Tiêu chuẩn nước mặt
Chia làm 2 loại là:
ü Tiêu chuẩn dòng sông
ü Tiêu chuẩn nguồn thải

31
4.5.1 Tiêu chuẩn dòng sông
Tiêu chuẩn dòng nhằm mục đích giữ cho vực nước không bị quá ô
nhiễm và duy trì vẻ hấp dẫn tự nhiên của chúng. Chia làm 2 loại:
1. Tiêu chuẩn để dự đoán chất lượng nước tiếp nhận bằng cách mô tả khả
năng pha loãng nước thải của vực nước tiếp nhận
Phân loại tiêu chuẩn Điều kiện cần có của nước thải Cách xử lý để
BOD5, 200 C(mg/l) SS (mg/l) đạt tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chung 20 30 Xử lý hoàn


toàn
Tỷ số giữa lưu vực nước
nhận và lưu lượng chất thải
(Q nhận/Q thải)
150 – 300 lần - 60 Kết tủa hóa học
300 – 500 lần - 150 Để lắng tụ
Trên 500 lần - - Không cần xử

Tiêu chuẩn dòng dựa vào độ pha loãng của Anh
32
2. Tiêu chuẩn để mô tả chất lượng nước cần đạt được của
vực nước sau khi đã nhận nước thải, dựa vào sự phân
loại vực nước theo mục tiêu sử dụng:
üNước cấp sinh hoạt
üNước dùng để chăn nuôi súc vật
üNước dùng cho công nghiệp
üNước nuôi thủy sản
üNước dùng để vui chơi giải trí
üNước tưới trong nông nghiệp
üNước dùng trong giao thông thủy

33
Ưu điểm của tiêu chuẩn dòng là:
v Nếu đô thị hay nhà máy nằm gần vực nước có khả năng đồng hóa
cao thì sẽ được hưởng lợi khi xả thải và không bị phạt khi áp dụng
tiêu chuẩn điểm thải
v Các nhà máy nhỏ với lượng thải ít sẽ áp dụng chi phí xử lý ít tốn
kém hơn so với những nhà máy lớn cùng loại
v Dễ dàng hơn trong việc quản lý môi trường

Thiết lập tiêu chuẩn dòng sông cần chú ý những khía cạnh
sau:
üKhông phải tất cả các dòng sông đều có chất lượng nước như nhau
trước khi tiếp nhận chất ô nhiễm
üCần chú ý đến tất cả mục tiêu sử dụng của dòng sông
üCần chú ý điều chỉnh tiêu chuẩn thường xuyên để đáp ứng những
yêu cầu , mục đích sử dụng mới của dòng sông

34
4.5.2 Tiêu chuẩn điểm thải
Là tiêu chuẩn mô tả chất lượng nước thải được thải
vào dòng.
Ø Ưu điểm là:
ü Tiện lợi khi đề xuất tiêu chuẩn cho điểm thải
ü Dễ quản lý hơn tiêu chuẩn dòng thải
Ø Nhược điểm:
ü Không tận dụng hết khả năng đồng hóa của vực
nước

35
CHƯƠNG 5
LỰA CHỌN ĐÁNH ĐỔI TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG

1
5.1 PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN ĐÁNH ĐỔI
CÁC THỨ TỰ ƯU TIÊN

5.1.1 Phương thức đánh giá


1. Phương thức đánh giá riêng biệt: phương thức này
dùng để có được thông tin cụ thể
2. Phương thức đánh giá hệ thống: là phương thức tổng
hợp, đánh giá, phân hạng theo phương thức đánh giá
riêng biệt trong một môi trường cụ thể có tính đến nhu
cầu , lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội

2
5.1.2 Cơ sở dùng cho phương thức LCĐĐ
v Có nhiều phương pháp được sử dụng khi lựa chọn
các phương pháp đánh đổi. Sau đây giới thiệu một số
phương pháp dựa trên ma trận
v Lựa chọn loại ma trận:
ü Nếu có ít thông tin thì sử dụng ma trận LCĐĐ theo
mục tiêu.
ü Nếu nguồn thông tin dồi dào và đáng tin cậy thì nên
sử dụng loại ma trận LCĐĐ các lợi ích (cho kết quả
chính xác hơn)

3
1. Ma trận đánh giá thành tựu của mục tiêu
a. Ma trận đánh giá thành tựu của mục tiêu

Mục tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3


Mục tiêu a

Mục tiêu b

Mục tiêu c

Tổng
vNguyên tắc đánh giá và lựa chọn
üPhương án nào thỏa mãn mục tiêu ở mức độ càng cao thì có điểm
sô càng cao.
üPhương án nào có tổng điểm càng lớn thì được ưu tiên lựa chọn
vHạn chế của phương pháp này là:
üKhông biết mục tiêu nào được ưu tiên hơn
üKhó lựa chọn phương án nào khi có nhiều phương án có tổng điểm
bằng nhau
4
b. Ma trận lựa chọn đánh đổi các mục tiêu ưu tiên
Mục tiêu Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
Mục tiêu a PA1 PA2 PA3
Mục tiêu b PA1 PA1 PA2
Mục tiêu c PA2 PA2 PA1

Cung cấp thông tin về phương án nào là phương án


được ưu tiên chọn. Tuy nhiên phương án ưu tiên chọn
nhiều hơn không thể khẳng định là phương án đó mang lại
nhiều lợi ích và ưu điểm hơn phương án ít được ưu tiên
lựa chọn.

5
2. Ma trận lựa chọn đánh đổi các lợi ích
Tiến hành điều tra trên các nhóm đối tượng khác nhau về các lợi
ích đem lại của các phương án đề nghị cho những nhóm đối
tượng còn lại
PA1 Nhóm giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Tổng
Nhóm giàu - 2 2 4
Nhóm trung bình 3 - 2 5
Nhóm nghèo 1 1 - 2

PA2 Nhóm giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Tổng


Nhóm giàu - 1 0 1
Nhóm trung bình 2 - 2 4
Nhóm nghèo 1 3 - 4

6
5.2 XÁC ĐịNH
NG
5.2.1 Các hợp phần của môi trường
Các hợp phần vật lý
Các hợp phần sinh học
Các hợp phần nhân tạo
Các hợp phần xã hội
5.2.2 Các thứ tự ưu tiên
Cần quan tâm đến 2 yếu tố:
Môi trường
Các hệ thống giá trị đối với con người
Chú ý khi xem xét thứ tự ưu tiên:
Xét đến yếu tố thời gian và không gian
Không mang tính chủ quan của cá nhân người ra quyết định

7
5.2.3 Xác định các ưu tiên
Hạn chế về nguồn lực nên cần đưa ra một thứ tự ưu tiên giải quyết
bằng cách phân tích một cách có hệ thống các yếu tố môi trường,
để đưa ra giải pháp toàn diện và ổn định.
Để xác định các thứ tự ưu tiên cần xét đến 3 yếu tố sau:
STT Biến cố Đặc tính Trị số
1 P Thể hiện sự biến hóa 1 đến 5
của môi trường
2 R Thể hiện khả năng dịch 1 đến 5
chuyển và độ phổ biến
của biến cố
3 C Thể hiện sự độ phức tạp <9
tương đối của tác động

Chỉ số ưu tiên tính theo công thức: U i


= P R C
i i i

8
Chỉ số R Chỉ số P Trị số chỉ số
Địa phương Ngày 1
Khu vực Tháng 2
Lục địa Năm 3
Liên lục địa Thập kỷ 4
Toàn cầu Thế kỷ 5

Bảng 5.1: thang chỉ số để đánh giá môi trường

9
LOẠI P R C U
Thuốc trừ sâu 4 5 7 140
Kim loại nặng 5 2 9 90
CO2 3 5 5 75
SO2 2 4 9 72
Hạt lơ lửng 2 4 9 72
Dầu tràn, rỉ 3 2 8 48
Chất thải CN trong nước 4 2 6 48
Chất thải rắn 5 1 7 35
Phân bón hóa học 3 2 5 32
Nước thải hữu cơ 2 2 6 24
Các oxit của Nitơ 2 2 6 24
Chất thải phóng xạ 5 1 4 20
Rác rưởi 4 1 4 16
Phóng xạ 4 1 4 16
Chất oxy quang hóa 1 2 6 12
Các hydrocacbon trong không khí 1 2 5 10
CO 1 3 3 9
Nhiệt thải 1 1 5 5
Tiếng ồn nơi cư trú 1 1 4 4

Các hiện trạng biến cố môi trường được sắp xếp theo thứ tự giảm dần
10
LOẠI P R C U
Kim loại nặng 5 3 9 135
Phóng xạ 4 3 8 120
Chất thải rắn 5 5 6 120
Hạt lơ lửng 2 5 9 90
Chất thải CN trong nước 4 3 7 84
CO2 3 5 5 75
Nhiệt thải 3 3 8 72
Dầu tràn, rỉ 3 2 9 72
SO2 2 4 6 72
Phân bón hóa học 3 4 7 63
Nước thải hữu cơ 2 3 8 48
Các oxit Nitơ 2 3 7 42
Rác rưởi 4 3 4 40
Chất phóng xạ 5 2 5 40
Thuốc trừ sâu 2 2 5 30
Các Hydrocacbon trong không khí 1 3 6 18
Chất oxy hóa 1 3 6 18
Tiếng ồn nơi cư trú 1 3 5 15
CO 1 3 4 12

5.3: Các biến cố môi trường dự đoán cho tương lai được sắp xếp theo thứ tự giảm dần
11
5.3. XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
MÔI TRƯỜNG

5.3.1 Khái niệm xung đột môi trường:


Xung đột môi trường là một cách nói để chỉ sự xung đột giữa các
nhóm xã hội liên quan đến việc tranh giành lợi thế môi trường, xâm
hại hoặc bảo vệ môi trường.

5.3.2 Nguyên nhân xung đột môi trường


üSự khác biệt trong quan niệm về bảo vệ môi trường
üBất đồng nhận thức trong cách sư xử với môi trường
üDị biệt văn hoá trong cách cư xử với môi trường
üBất bình đẳng xã hội trong việc sự dụng tài nguyên và sự hưởng
thụ các lợi thế môi trường

12
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:
ü Do yếu tố địa lý đem lại
ü Sự vô ý thức của một cá nhân hay một nhóm xã hội, gây hại
môi trường cho cá nhân hay nhóm xã hội khác.
ü Sử dụng sai những phương tiện kỹ thuật và công nghệ do thiếu
hiểu biết trong hoạt động sản xuất kinh doanh
ü Có thể do những hành vi cố ý chiếm dụng lợi thế về tài
nguyên và môi trường dẫn đến sự xâm hại lợi ích của cộng
đồng.

5.3.3 Các dạng xung đột môi trường:


üXung đột chức năng môi trường
üXung đột mục tiêu
üXung đột lợi ích
üXung đột quyền lực

13
5.3.4 Các đối tác trong xung đột môi trường
1. Xung đột trong cộng đồng không phân chia nhóm xâm hại và
bị xâm hại.
2. Xung đột còn phân chia chiến tuyến: một bên là nhóm bị xâm
hại và nhóm bị xâm hại
3. Xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư
4. Xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với nhau

5.3.5 Điều hoà xung đột môi trường


• n quan tâm n quan hê ng c a c m, sư ng
n xa i trong c chia n i, m ng i chung đê
ngăn n nguy cơ huy i môi ng.
5.3.6 Quản lý xung đột môi trường
• i nh nh ng t chê m t xa i i ng
nh vi ch n vê môi ng, t p i ng n p
o c va ng n nghi vê công nghê.
14

You might also like