You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
---

BỘ MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI – MÔI TRƯỜNG

BÀI GIẢNG

LUẬT MÔI TRƯỜNG

(Lưu hành nội bộ)

1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. TÊN HỌC PHẦN
Luật Môi trường
2. SỐ ĐƠN VỊ TÍN CHỈ
02 (22 tiết giảng + 14 tiết thảo luận)
3. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY
Bộ môn Luật Đất Đai – Môi Trường
4. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Luật Môi trường là một trong những nội dung được đào tạo trong chương trình
đào tạo cử nhân luật. Học phần Luật Môi trường trang bị cho người học những kiến thức
cơ bản mang tính lý luận về pháp luật môi trường; giúp người học nhận thức được môi
trường là một loại hàng hóa đặc biệt, những hoạt động tác động đến môi trường một mặt
ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường, mặt khác đe dọa đến môi trường sống của con
người và sinh vật.
Với việc tìm hiểu các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường, môn
học Luật Môi trường được giới thiệu đến người học sau khi người học đã được tìm hiểu
các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hành chính, pháp
luật hình sự và luật quốc tế. Môn học Luật Môi trường, theo đó, cũng có mối quan hệ mật
thiết với các môn học về pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự và
pháp luật doanh nghiệp.
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
i. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, khoa học môi
trường, những quan điểm, học thuyết về môi trường nói chung và pháp luật về môi
trường nói riêng;
ii. Giúp sinh viên hiểu đúng những quy định của pháp luật về môi trường trên
cơ sở nắm bắt được mối quan hệ giữa pháp luật về môi trường với các lĩnh vực pháp luật
khác, giữa luật quồc gia và luật quốc tế về môi trường;
iii. Giúp sinh viên hình thành kĩ năng tìm kiếm, đọc hiểu những văn bản quy
phạm pháp luật về môi trường và những tài liệu có liên quan; phân tích, đánh giá, bình
luận và vận dụng các quy định của pháp luật về môi trường.

2
6. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp giảng dạy đối với môn Luật Môi Trường chủ yếu là thuyết giảng.
Bên cạnh đó, các giảng viên kết hợp một số phương pháp giảng dạy khác như: thảo luận
nhóm, tình huống và tiếp cận so sánh luật, thuyết trình, sử dụng phim ảnh và các tài
nguyên điện tử, tranh tụng… tùy vào nội dung bài giảng.
7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
- Kiểm tra (trọng số 40%): điểm bài kiểm tra hoặc tiểu luận (01 bài/tiểu luận) +
điểm bài tập (nhóm) + điểm thưởng.
- Điểm thi hết học phần (trọng số 60%): thi viết hoặc vấn đáp.
8. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1: Khái niệm Luật Môi trường (6 tiết giảng, 2 tiết thảo luận)
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về môi trường (12 tiết giảng, 8 tiết thảo luận).
Bao gồm:
+ Bài 1: Pháp luật về đánh giá môi trường (2 tiết giảng, 1 tiết thảo
luận)
+ Bài 2: Pháp luật về quản lý chất thải; phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường (2 tiết giảng,
1 tiết thảo luận)
+ Bài 3: Pháp luật về vệ sinh môi trường (1 tiết giảng, 1 tiết thảo luận)
+ Bài 4: Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên (4 tiết giảng, 2 tiết thảo
luận)
+ Bài 5: Pháp luật Việt Nam về di sản văn hoá (1 tiết giảng, 1 tiết thảo
luận)
+ Bài 6: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực môi trường (2 tiết giảng, 2 tiết thảo luận)
Chương 3: Luật quốc tế về môi trường (6 tiết giảng, 2 tiết thảo luận)

3
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm về môi trường
1.1.1. Định nghĩa môi trường
Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên
và xã hội bao quanh con người hay một sự vật, hiện tượng.
Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật”. Theo quy định này, môi trường được giới hạn là những yếu tố tự
nhiên (đất, nước, không khí, sinh vật, khoáng sản…) và yếu tố vật chất nhân tạo (di tích
lịch sử văn hóa, các công trình bảo vệ môi trường…) có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật
Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2020: “Môi trường bao gồm
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người,
sinh vật và tự nhiên”.
Như vậy, khái niệm môi trường của Luật Bảo vệ môi trường 2020 kế thừa quy
định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 về giới hạn của môi trường là những yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, ngoài ra khái niệm còn đề cập tính chất mật thiết của
mối quan hệ giữa 2 yếu tố và phải có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,
phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
1.1.2. Tầm quan trọng của môi trường

• MT là không gian sống của con người và sinh vật.

• MT cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho con người khai thác, sử dụng.

• MT là nơi chứa đựng các chất phế thải từ các hoạt động của con người.
1.1.3. Thực trạng môi trường hiện nay
- Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng;

4
- Sự cố môi trường ngày càng gia tăng cả về cường độ và tần suất
1.2. Khái niệm luật môi trường
1.2.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng
pháp luật

• Biện pháp chính trị

• Biện pháp tuyên truyền-giáo dục

• Biện pháp kinh tế

• Biện pháp khoa học – công nghệ

• Biện pháp pháp lý


1.2.2. Khái niệm luật môi trường
Dưới góc độ là một lĩnh vực pháp luật, luật môi trường chính là toàn bộ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai
thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, luật môi trường được coi là một lĩnh vực của
khoa học pháp lí có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật môi trường và
thực tế áp dụng chúng trên cơ sở phương pháp nghiên cứu phù hợp;
Trong hoạt động đào tạo, luật môi trường được coi là một môn học trong chương
trình đào tạo của cơ sở đào tạo có đối tượng giảng dạy, học tập là luật môi trường theo
các hướng tiếp cận trên.
1.2.3. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
1.2.3.1. Đối tượng điều chỉnh của luật môi trường

• Đối tượng điều chỉnh của LMT là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp
trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.

• Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, có thể
chia đối tượng điều chỉnh của LMT ra làm 3 nhóm sau:
▪ Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc
tế về MT trong khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường
▪ Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan
nhà nước với tổ chức, cá nhân trong khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường.

5
▪ Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau trong khai thác, quản
lí và bảo vệ các yếu tố môi trường.
1.2.3.2. Phương pháp điều chỉnh của luật môi trường

• Phương pháp thỏa thuận dùng để điều chỉnh nhóm quan giữa các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế về môi trường và quan hệ phát sinh giữa các tổ chức,
cá nhân với nhau.
• Phương pháp quyền uy dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
1.3. Nguyên tắc của luật môi trường
1.3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một
môi trường trong lành

• Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành
Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT
không bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn MT chứ không phải là môi trường trong sạch lý
tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố
Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển).
Hiến pháp 2013 Việt Nam lần đầu tiên đề cập đến quyền con người sống
trong môi trường trong lành tại Điều 43: “Mọi người có quyền được sống trong môi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

• Cơ sở xác lập
▪ Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành.
▪ Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này
đang bị xâm phạm.
▪ Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.

• Hệ quả pháp lý
▪ Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết
để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một
MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục
đích của LMT.

6
▪ Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT
trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Hiến pháp
2013) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại,
quyền tiếp cận thông tin…
1.3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững

• Khái niệm
Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT 2014, phát triển bền vững được định
nghĩa là: “phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT”.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 không tiếp tục ghi nhận khái niệm phát triển
bền vững mà đề cập trong nội dung của nguyên tắc bảo vệ môi trường tại Khoản 2 Điều 4
như sau: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát
triển kinh tế-xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển
kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt
động phát triển”. Nguyên tắc này khẳng định bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng,
yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Ngoài ra, hoạt động
bảo vệ môi trường không chỉ phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên mà
còn được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

• Cơ sở xác lập
▪ Tầm quan trong của môi trường và phát triển
▪ Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT.

• Yêu cầu của nguyên tắc


▪ Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và
BVMT (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của
tuyên bố Rio De Janeiro).
▪ Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất.
1.3.3. Nguyên tắc phòng ngừa

• Cơ sở xác lập
▪ Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.

7
▪ Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà
chỉ có thể phòng ngừa.

• Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên
nhiên có thể gây ra cho MT.
Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được
chứng minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa nguyên tắc
phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng.

• Yêu cầu của nguyên tắc


▪ Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra
cho MT
▪ Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi
ro.
1.3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

• Cơ sở xác lập
▪ Coi MT là một lọai hàng hóa đặc biệt.
▪ Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi
xả thải vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của
pháp luật

• Mục đích của nguyên tắc


▪ Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng
khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính
lợi ích kinh tế của họ.
▪ Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.
▪ Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT.

• Yêu cầu của nguyên tắc


▪ Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất
và mức độ gây tác động xấu tới MT

8
▪ Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi
ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.

• Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc


- Tiền phải trả cho việc khai thác, hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên; tiền phải trả
cho hành vi khai thác; tiền phải trả cho việc hưởng những lợi ích gián tiếp từ tài nguyên.
- Tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường, chủ yếu là hành vi xả
thải vào môi trường dưới các hình thức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền mua
hạn nghạch (chỉ tiêu) phát thải, tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng, cho việc sử
dụng dịch vụ quản lí chất thải…, tiền phục hồi môi trường…
1.3.5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất

• Sự thống nhất của MT


▪ Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới
quốc gia, địa giới hành chính.
▪ Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố
cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay
đổi của yếu tố khác.

• Yêu cầu
▪ Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành
chính.
▪ Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn
bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT
phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ.
1.4. Nguồn của luật môi trường
Nguồn của LMT gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật
MT như các Điều ước Quốc tế về môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam về môi trường.

9
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 1: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
I. Pháp luật về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
1.1. Khái niệm
▪ Định nghĩa
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, khái niệm tiêu chuẩn được giải
thích: “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này”. Cũng theo Luật này, quy chuẩn kỹ thuật được giải thích: “Quy chuẩn kỹ
thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -
xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật,
thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng
và các yêu cầu thiết yếu khác”1.
Phù hợp với quy định trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ
môi trường 2014 đã giải thích khái niệm TC & QCKTMT như sau:
-“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn
bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
- “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn
bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” 2.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 giải thích tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường tại Khoản 10, 11 Điều 3:

1
Khoản 1, khoản 2, Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2
Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

10
- “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của
thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hoá, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản
lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số
về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy
định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
▪ Phân loại
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, có nhiều cách thức phân loại khác nhau.

• Phân loại tiêu chuẩn môi trường


Nếu căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn môi trường
được chia thành: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh; Tiêu chuẩn đối với quản
lý chuẩn thải; Tiêu chuẩn môi trường khác.
Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
môi trường được chia thành: Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn Việt Nam); tiêu chuẩn cơ
sở; tiêu chuẩn quốc tế.

• Phân loại quy chuẩn kỹ thuật môi trường


Nếu căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường được thành: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung
quanh; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về
quản lý chất thải; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô
nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị;
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác theo yêu cầu về bảo vệ môi trường
Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
môi trường được chia thành: quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia; quy chuẩn kỹ thuật
môi trường địa phương.
1.2. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường

11
▪ Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường (từ Điều 10 đến điều
25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
▪ Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn môi trường (từ Điều 26 đến
Điều 39 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
II. Quan trắc về môi trường
Quan trắc về môi trường (QTMT) là “quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”3.
Theo Khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, “quan trắc môi trường là
việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân
tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi
trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường”.
Hệ thống QTMT gồm: QTMT quốc gia, QTMT cấp tỉnh, QTMT phục vụ quản lý
ngành, lĩnh vực; QTMT tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp; QT đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.4
Chương trình QTMT có các loại sau: chương trình QTMT quốc gia; chương trình
QTMT địa phương; chương trình QTMT của tổ chức kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu
của pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động quan trắc khác.
Trách nhiệm quan trắc môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng
dẫn và kiểm tra hoạt động QTMT trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình
QTMT quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình QTMT trên địa bàn, báo
cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả QTMT;
Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các
thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy
định của pháp luật.
Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm quan trắc của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3
Khoản 20, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
4
Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

12
Tổ chức đáp ứng yêu cầu về nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc
môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và có quy trình phương pháp về
quan trắc môi trường được cấp giấy chứng nhận đi điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc
môi trường. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận phải bảo đảm hoạt động phù hợp với
năng lực và phạm vi đã được chứng nhận.
III. Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường và báo cáo môi
trường
3.1. Thông tin môi trường
Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết,
chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự5.
Các loại thông tin môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 114 Luật BVMT 2020.
Việc thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin về môi trường; việc cung cấp, công khai thông
tin về môi trường (Điều 114) Việc thu thập và quản lý thông tin môi trường do Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương thu thập và quản lý,
xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thu thập, quản lý thông tin môi trường,
xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của Bộ, ngành, địa phương và tích hợp với cơ sở dữ
liệu môi trường quốc gia. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công
nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập hồ sơ môi trường, quản lý
thông tin về tác động đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường trong phạm vi quản lý của
mình với cơ quan quản lý về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ khác có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt
động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Bộ, ngành hằng năm có trách
nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Các thông tin phải công khai những loại thông tin, dữ liệu phải được công khai cho
người dân sau đây: báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;

5
Khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

13
khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng,
khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; các báo cáo về môi trường; kết quả thanh
tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Hình thức công khai gồm: phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo
chí, đưa lên trang web; báo cáo trong các cuộc họp của hội đồng nhân dân, thông báo
trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở đơn vị, trụ sở ủy ban nhân dân. Hình
thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận
thông tin. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của thông tin6.
3.2. Chỉ thị môi trường và thống kê môi trường
Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi
trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo
hiện trạng môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành, hướng dẫn
triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng,
ban hành, triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường địa phương trên cơ sở bộ chỉ thị môi
trường quốc gia.
Thống kê môi trường là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công
bố các chỉ tiêu cơ bản phản ánh bản chất và diễn biến của các vấn đề môi trường theo
không gian và thời gian. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hệ thống chỉ tiêu thống
kê môi trường, tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường quốc gia; hướng dẫn công
tác thống kê môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường quốc gia. Bộ,
ngành tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường trong phạm vi quản lý; xây dựng
cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của ngành, lĩnh vực; hằng năm báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
thực hiện công tác thống kê môi trường của địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống
kê môi trường của địa phương; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ
tiêu thống kê môi trường.
3.3. Báo cáo môi trường
Báo cáo môi trường là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập nhằm
cung cấp các thông tin liên quan đến tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội; các tác động

6
Tham khảo thêm bài viết “Tiếp cận thông tin môi trường nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong một
môi trường không bị ô nhiễm trong Luật Bảo vệ môi trường 2005” của Võ Trung Tín và Nguyễn Thị Hồng Phượng,
tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 9/2012.

14
môi trường; hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường; những vấn đề bức xúc về
môi trường và nguyên nhân; tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội; tình hình
thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; dự báo thách thức
về môi trường; phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường lập
báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần; hằng năm lập báo cáo chuyên đề
về môi trường quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo hiện trạng môi trường của
địa phương 05 năm một lần; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương,
quyết định lập báo cáo chuyên đề về môi trường.
Các cơ quan: Ủy ban nhân dân các cấp, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, các bộ, ngành có trách nhiệm báo
cáo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, trong lĩnh vực hoạt động và quản lý cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bao gồm hiện trạng, diễn biến các thành phần môi
trường; quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát thải; tình hình thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra; danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và tình hình xử lý; nguồn lực về bảo vệ môi trường; đánh giá công tác
quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường; các phương hướng và giải pháp bảo vệ môi
trường). Đối với báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm của Chính phủ và Ủy ban nhân dân
các cấp phải đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ
môi trường.
Báo cáo môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định từ Điều 118 đến
Điều 120
IV. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
4.1. Khái niệm
Đánh giá môi trường chiến lược, ĐMC hoặc SEA (Strategic Environment
Assessment), là một công cụ quản lý môi trường còn khá mới mẻ trên thế giới và Việt
Nam. Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trên toàn thế giới về ĐMC. Có
nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐMC dựa trên các hướng tiếp cận khác nhau.
Đối với Việt Nam, ĐMC được định nghĩa: “là việc phân tích, dự báo tác động đến
môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm
thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược,

15
quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững”7.
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, “Đánh giá môi trường chiến
lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ
sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy
hoạch”.
4.2. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược
Theo Điều 25 LBVMT 2020, các đối tượng sau đây phải đánh giá môi trường
chiến lược:
“1. Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
2. Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử
dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt.
3. Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành
quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi
trường thuộc danh mục do chính phủ quy định. ).
4. Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.
Sinh viên tham khảo Phụ lục I Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
4.3. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch có trách
nhiệm đánh giá môi trường chiến lược đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy
hoạch đó. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điều 25 được tích hợp trong hồ sơ trình phê duyệt chiến lược. Kết quả đánh giá
môi trường chiến lược của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 được lập
thành báo cáo riêng kèm theo hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả đánh giá
môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá môi trường
chiến lược trong quá trình phê duyệt.

7
Khoản 22, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2014.

16
Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi
trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch.
Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là một trong các căn cứ để cơ quan có
thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch.
4.4. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
4.4.1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược
- Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến
lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và theo quy định của Luật BVMT;
- Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp
với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều
ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên và theo quy định của Luật BVMT.
4.4.2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch
- Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
- Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
- Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
- Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
- So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục
tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc
gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy
hoạch;
- Tác động của biến đổi khí hậu;
- Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực
hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của
các vấn đề môi trường chính;
- Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;

17
- Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược;
- Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp
khắc phục.
V. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
5.1. Khái niệm
ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường xã hội và cụ thể là
đến sức khoẻ của con người. Từ đó đánh giá tác động đến các thành phần môi trường vật
lý, sinh học, kinh tế, xã hội nhằm giúp cho việc ra quyết định một cách hợp lý và logic.
ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp nhằm giảm bớt những tác động có hại, kể cả việc áp
dụng các biện pháp thay thế.
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chung, đầy đủ, vạn năng về ĐTM. ĐTM
cũng là một hoạt động nhằm lường trước những rủi ro có thể gây ra cho môi trường của
những đối tượng phải ĐTM, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ rủi ro và
giảm thiểu rủi ro. Luật Bảo vệ môi trường định nghĩa: “ĐTM là việc phân tích, dự báo
tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường
khi triển khai các dự án đó”8.
Khoản 6,7 Điều 3 LBVMT 2020 định nghĩa về đánh giá sơ bộ tác động môi trường
và đánh giá tác động môi trường như sau:
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi
trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề
xuất thực hiện dự án đầu tư.
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo
tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu
đến môi trường.
5.2. Đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án đầu tư
nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 LBVMT 2020Dự án đầu tư nhóm I là dự án có
nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

8
Khoản 23 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

18
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án
có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án
không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy
mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với
quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng
có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
Tham khảo Phụ lục số III NĐ 08/2022
Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn
nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận
chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc
chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư
theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường
trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan;
b) Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi
trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án;
c) Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư
theo các phương án về địa điểm (nếu có);
d) Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công
nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động
môi trường;

19
đ) Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần
lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu
tư.
5.3. Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường
5.3.1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật
BVMT 2020, bao gồm:

• Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình
hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

• Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung
bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi
trường;

• Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có
yếu tố nhạy cảm về môi trường;

• Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.


Sinh viên tham khảo Phụ lục III, IV NĐ 08/2022
5.3.2. Đối tượng không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Dự án (i) thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư
công
5.4. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường tự thực hiện
hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường
được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương
đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Kết quả đánh giá tác động môi trường
được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

20
Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn đối tượng bao gồm:

• Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;

• Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.


Chủ đầu tư được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực
hiện đánh giá tác động môi trường;
Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư (đối tượng tham vấn) có
trách nhiệm trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời
hạn quy định; trường hợp hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thi được coi
là thống nhất với nội dung tham vấn.
Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và
một hoặc các hình thức sau đây: (i) Tổ chức họp lấy ý kiến; (ii) Lấy ý kiến bằng văn bản.
Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra
giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo
đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ,
trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự
án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư
phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước không phải thực hiện tham vấn.
5.5. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
5.5.1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Thẩm quyền thẩm định báo
cáo ĐTM
Được quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm: Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về
xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng,
chủ dự án đầu tư được trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do

21
chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo
nghiên cứu khả thi9.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan thẩm định ban
hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của
cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.
5.5.2. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trừ dự án đầu tư liên quan đến bí mật nhà nước, cơ quan thẩm định gửi quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án đầu tư
và cơ quan có liên quan theo quy định sau đây:
(i) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện
dự án đầu tư và cơ quan khác theo quy định của pháp luật có liên quan, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh gửi đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư và Ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đối với dự án đầu tư thực hiện trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
(ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan
chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với dự án đầu
tư thực hiện trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Trường hợp có thay đổi chủ dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư mới có trách nhiệm
tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường và thông báo cho cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5.6. Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

9
Điều 34 Luật BVMT 2020

22
5.6.1. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường10
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho phù hợp với nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
- Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ
quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa
dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng
phải có giấy phép môi trường.
- Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành,
trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một
trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm
tăng tác động xấu đến môi trường;
+ Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong
quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy
phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất
thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường
hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
+ Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách
nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a và điểm b khoản này; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
(nếu có).
- Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm
định theo quy định tại Điều 114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí
mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

10
Điều 37 Luật BVMT 2020

23
- Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5.6.2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định11
- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật
của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
- Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường vào cơ sở dữ
liệu môi trường quốc gia.
Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện
đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM và các yêu cầu của
quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ
làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê
duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự án phải giải trình
với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan
phê duyệt báo cáo ĐTM. Khi đưa dự án vào vận hành, chủ dự án phải tổ chức thực hiện
biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Chủ dự án cũng
phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình bảo vệ
môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi
trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê
duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy
xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án trong thời hạn luật định.
VI. Giấy phép môi trường
6.1. Đối tượng phải có giấy phép môi trường
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả
ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo
quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức (i)

11
Điều 38 Luật BVMT 2020

24
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối
tượng quy định tại.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công
khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
* Nội dung giấy phép môi trường quy định tại Điều 40 LBVMT 2020
6.2. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.12
6.3. Thời hạn của giấy phép môi trường
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu
chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại (i) và (ii);
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề
nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ
sở).
6.4. Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đần tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường
6.4.1. Quyền
- Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi
trường;
- Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật
6.4.2. Nghĩa vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi
trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ
quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
- Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
- Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự
án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

12
Điều 41 Luật BVMT 2020

25
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
môi trường;
- Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật
của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6.5 Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường
- Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp
lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; chịu trách nhiệm về
nội dung của giấy phép môi trường; quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi
trường; đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế
gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, thu hồi giấy phép môi trường.
- Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường, trừ các thông tin
thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với
dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo
quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định
trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án đầu tư vận hành thử nghiệm công trình
xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành
thử nghiệm.
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy
phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường. Việc báo cáo, chia sẻ
thông tin, số liệu, dữ liệu về giấy phép môi trường được thực hiện liên thông, trực tuyến
trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
VII. Đăng ký môi trường
7.1. Đối tượng phải đăng ký môi trường
- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi
trường;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

26
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện
hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường
của đối tượng quy định nêu trên.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên,
chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký môi trường.
Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã
đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực
hiện các thay đổi đó. Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở
thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi
trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về đánh giá tác động
môi trường và giấy phép môi trường.13
7.2. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
- Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát
sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công
trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
- Đối tượng khác.
7.3. Nội dung đăng ký môi trường
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu,
nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);
- Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
- Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
7.4. Thời điểm đăng ký môi trường
- Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thuộc đối tượng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
- Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng không thuộc đối tượng
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép
xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi
trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp
luật về xây dựng;
13
Khoản 5 Điều 49 Luật BVMT 2020

27
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải đăng
ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
7.5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tiếp nhận đăng ký môi trường;
- Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân đăng
ký môi trường theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn và giải quyết kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung đã được tổ
chức, cá nhân đăng ký môi trường;
- Cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi
trường quốc gia.

28
BÀI 2
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG;
KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Quản lý chất thải
1.1. Khái niệm

− Khái niệm chất thải


o Định nghĩa: Chất thải, hiểu một cách khái quát là những chất được thải loại ra
từ các hoạt động của con người. Luật Bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa: “Chất thải, là
vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”14.
Định nghĩa này tiếp cận từ góc độ nguồn gốc sản sinh chất thải, theo đó, nguồn phát thải
là con người. Bất cứ loại vật chất gì, ở dạng nào bị con người thải ra thì đều được hiểu là
chất thải.
o Luật BVMT 2020 định nghĩa: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc
ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác”.15
o Phân loại:

• Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải
rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.

• Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động khác.

• Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thải được chia thành chất
thải nguy hại và chất thải thông thường.

− Khái niệm quản lý chất thải: quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa,
giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
thải16.
1.2. Nội dung quản lý chất thải

14
Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
15
Khoản 18 Điều 3 Luật BVMT 2020
16
Khoản 15, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

29
− Quản lý chất thải nguy hại.

− Quản lý CTRSH

− Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

− Quản lý nước thải.

− Quản lý bụi, khí thải và các chất ô nhiễm khácQuản lý chất thải trong lĩnh vực
xuất, nhập khẩu.
II. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường sau sự cố môi
trường

− Khái niệm sự cố môi trường “là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
nghiêm trọng”17.

− Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng18
2.1. Phòng ngừa sự cố môi trường:
Trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường quy định dối với chủ dự án đầu tư và
các cơ quan quản lý nhà nước.
2.2. Ứng phó sự cố môi trường
o Phân cấp sự cố MT19

• SCMT cấp cơ sở

• SCMT cấp huyện

• SCMT cấp tỉnh

• SCMT cấp quốc gia


o Các giai đoạn ứng phó SCMT: chuẩn bị, tổ chức và phục hồi MT20

• Chuẩn bị ứng phó

17
Khoản 10, Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2014
18
Khoản 14 Điều 3 Luật BVMT 2020
19
Khoàn 1 Điều 123 Luật BVMT 2020
20
Khoản 2 Điều 123, Điều 124, 125, 126 Luật BVMT 2020

30
Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường có trách nhiệm chỉ đạo
xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thuộc thẩm quyền, trách nhiệm
của mình; chỉ đạo tổ chức diễn tập ứng phó sợ cố môi trường theo kế hoạch ứng phó sự
cố môi trường do mình phê duyệt
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực,
trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường cho Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và
tìm kiếm Cứu nạn; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp
huyện.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải có công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi
trường theo quy định của pháp luật; xây dựng, huấn luvện lực lượng tại chỗ cho ứng phó
sự cố môi trường.

• Tổ chức ứng phó


Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong
phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng
phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện xảy
ra trên địa bàn;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng
phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp tỉnh xảy ra
trên địa bàn;
Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo
ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người
chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp quốc gia.
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sợ
cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó sự cố môi trường khi được yêu cầu.

31
Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường vượt ra
ngoài phạm vi cơ sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố
môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.
Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định quyết, định thành
lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi
trường trong trường hợp cần thiết.
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá phạm vi, đối tượng, mức độ tác động
của sự cố môi trường đến sức khỏe con người và thực hiện các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế tác động.
o Phục hồi MT
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây ra sự cố môi trường phải thực hiện phục hồi môi trường
sau sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố môi
trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi môi trường.
Việc phục hồi MT sau SCMT được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 126
Luật BVMT 2020

32
BÀI 3
PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Pháp luật về vệ sinh nơi công cộng
1.1. Vệ sinh trên đường phố
Các quy định về vệ sinh trên đường phố chủ yếu là các hành vi nghiêm cấm, bao gồm:
Không được đổ rác, vứt rác, vứt xác súc vật và phóng uế bừa bãi trên đường phố, hè phố,
bãi cỏ, gốc cây, hồ ao và những nơi công cộng khác. Khi vận chuyển rác, than, vôi, cát,
gạch và các chất thải khác, không được làm rơi vãi trên đường đi. Không được tự tiện đào
đường, hè phố. Nếu được phép đào thì làm xong phải dọn ngay và sửa lại như cũ, không
được để đất và vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh. Hệ thống công rãnh phải kín và
thường xuyên được khai thông. Không được quét đường phố vào những giờ có đông
người đi lại.
1.2. Vệ sinh ở những nơi công cộng khác
Nơi công cộng khác có thể là bệnh viện, trường học, nhà trẻ, rạp hát, rạp chiếu bóng,...
Những nơi công cộng như bến xe, bến tầu, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các
rạp hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo,
các khu tập thể phải có đủ nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, có thùng rác đậy kín. Những khu
vực đông dân cư, chật chội, những đường phố lớn đông người cần xây dựng nhà vệ sinh
công cộng sạch đẹp, có thể thu tiền bảo quản và phục vụ. Không được tắm, giặt ở các vòi
nước công cộng. Không được hút thuốc lá trong nhà trẻ bệnh viện, phòng học, trong các
rạp chiếu bóng, rạp hát, trên xe ôtô, máy bay và những nơi tập trung đông ngưòi trong
không gian hạn chế. Tại những cơ sở này phải qui định những nơi hút thuốc riêng.
1.3. Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
Việc nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sinh
hoạt và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Không được thả rông gia súc trên
đường phố, khi lùa đàn gia súc qua thành phố, thị xã phải đi vào ban đêm và đi theo
đường quy định riêng; nếu có phân gia súc rơi vãi trên đường phố phải dọn ngay. Không
được cho trâu bò tắm ở các sông ngòi, hồ ao, nơi nhân dân sử dụng làm nguồn nước dùng
trong sinh hoạt, ăn uống.
II. Pháp luật về vệ sinh trong việc quàn, ướp, di chuyển, chôn, hỏa táng thi hài, hài
cốt

33
Vệ sinh trong việc quàn ướp thi hài: Tất cả người chết do nguyên nhân thông
thường không được để quá 48 giờ sau khi chết (trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của cơ
quan y tế, công an hoặc pháp y). Nếu chết do các bệnh dịch: dịch tả, dịch hạch, nhiệt
thán, hoăc chết vì chiến tranh vi khuẩn do địch gây ra thì tử thi khi khâm liệm phải sát
khuẩn. Sau đó phải chôn ngay không được để quá 24 giờ. Việc quàn, khâm liệm, chôn
người chết do nguyên nhân thông thường và việc khâm liệm, chôn người chết do bệnh
dịch đều phải theo đúng quy định của Bộ Y tế. Những trường hợp hoả táng phải được
phép của chính quyền và phải làm theo đúng những quy định của cơ quan y tế địa
phương và tiến hành theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
Vệ sinh trong di chuyển thi hài, hài cốt: Việc di chuyển người chết từ nhà đến
nghĩa địa phải chở bằng phương tiện riêng. Nếu quãng đường chuyên chở dài trên 50 km
thì bất cứ chết vì nguyên nhân gì và chuyên chở bằng phương tiện gì, người chết cũng
phải để trong quan tài, dưới đáy quan tài phải lót một lớp chất hút nước và thấm nước sát
khuẩn. Nếu có điều kiện thì dùng quan tài bọc kẽm. Trường hợp chuyên chở trong đoạn
đường dài phải dùng phương tiện vận chuyển nhanh, không được đi quá 24 giờ. Nếu
chuyên chở quá thời gian đó thì không được chuyên chở tiếp mà phải chôn tại chỗ. Khi
chuyên chở trên quãng đường dài với thời gian 24 giờ phải có giấy phép đặc biệt của Uỷ
ban Nhân dân và cơ quan y tế địa phương. Nếu không có đủ những giấy tờ trên, chính
quyền địa phương trên đường vận chuyển theo yêu cầu của y tế có quyền giữ lại và cho
chôn tại nghĩa địa gần nhất. Trường hợp chết do các bệnh dịch tối nguy hiểm hoặc chết
do chiến tranh vi sinh vật thì không được di chuyển người chết mà phải chôn tại chỗ.
Vệ sinh trong việc chôn, hỏa táng:
Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong
mai táng, hỏa táng đề cập đến 5 nội dung: (1) yêu cầu khu mai táng, hỏa táng; (2) Việc
quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi
trường; (3) Mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm; (4) Tổ chức, cá nhân hoạt động
dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm; (5) Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai
táng hợp vệ sinh, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục trong mai
táng gây ô nhiễm môi trường.
Khi lập khu nghĩa địa phải có ý kiến của cơ quan y tế địa phương để bảo đảm yêu
cầu về vệ sinh phòng bệnh. Khu nghĩa địa phải cách khu dân cư ít nhất 30 m (nếu ở đó
nhân dân dùng nước máy) và 100 m (nếu ở đó nhân dân dùng nước giếng).

34
Nghĩa trang hoặc địa điểm hoả táng cũng phải theo đúng các quy định vệ sinh như
nghĩa trang mai táng. Điều cần lưu ý là mạch nước ngầm phải sâu 3 - 4 m để nhà hoả táng
có thể thiết kế 2 tầng, tầng dưới đặt ngầm dưới đất.
Trường hợp chết vì chiến tranh, số người chết đông phải chôn cất hàng loạt thì nơi
chôn cất phải xa nguồn nước ăn, xa nhà ở ít nhất 100 m và không bị ngập nước. Nếu chết
do vũ khí vi sinh vật thì khi khâm liệm phải tẩm chất sát khuẩn hoặc phủ một lớp vôi bột
lên trên, dưới và xung quanh xác chết. Việc chôn cất phải tiến hành ngay trong vòng 24
giờ.
Vệ sinh trong việc bốc mộ: Nếu chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên
mới được bốc mộ. Trường hợp đặc biệt nhưng không phải chết do bệnh truyền nhiễm,
việc bốc mộ trong thời gian quá 1 năm và dưới 3 năm phải có giấy phép của Uỷ ban
Nhân dân xã, phường và cơ quan y tế. Trường hợp người chết chôn chưa quá 1 năm mà
cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh của cơ quan công an, pháp y phải theo đúng
những quy định của cơ quan y tế. Khi tiến hành khai quật phải có đầy đủ các phương tiện
phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm các yêu cầu sát khuẩn, tẩy uế trong khi khai
quật và chôn cất lại. Nếu chết do các bệnh truyền nhiễm thì sau 5 năm mới được bốc mộ.
Vệ sinh trong việc di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới nước CHXHCN Việt
Nam: Việc di chuyển người chết qua biên giới phải theo đúng điều lệ kiểm dịch của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam và những điểm chi tiết sau đây:
- Người chết di chuyển qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải tuân thủ những quy định như đối với trong nước, nhưng quan tài bắt buộc phải làm
bằng kẽm và phải hàn kín.
- Không được di chuyển người chết do bệnh dịch qua biên giới nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm cũng phải khâm liệm,
chôn cất theo đúng những quy định ở trên.
- Việc chuyên chở người chết qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bằng các phương tiện ô tô, tầu hoả, máy bay, tầu thuỷ... phải thực hiện đầy đủ các
yêu cầu theo quy định. Đối với việc di chuyển bằng tàu hoả thì quan tài phải bọc kẽm
trong có lót ni-lông và chất hút nước, phía ngoài bằng gỗ, phải có đóng xi của công an và
y tế, và phải đặt ở toa riêng, kín. Đối với việc di chuyển bằng máy bay thì khâm liệm như
đối với tầu hoả, trên máy bay có ngăn buồng riêng và kín (nếu là máy bay thường). Đối
với việc di chuyển bằng xe ôtô thì phải dùng ôtô riêng. Đối với việc di chuyển bằng tầu

35
biển, phải để ở buồng riêng và kín. Trong toa tầu, máy bay, tầu biển, ôtô và buồng dùng
để xác người chết không được để bất cứ một vật gì khác ngoài quan tài, ảnh và hoa.
III. Bảo vệ môi trường làng nghề (sinh viên tự nghiên cứu)
Dưới góc độ pháp lý, làng nghề được hiểu là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp
thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã,
phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau21.
Làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường sau:
- Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bao gồm nội dung, cách thức, trình
tự tiến hành hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề; hiện trạng hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của làng nghề; các loại và lượng chất thải phát sinh; việc tổ chức các hoạt động
bảo vệ môi trường nói chung, các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý chất thải phát
sinh từ làng nghề; bố trí nguồn lực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề22
được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ như:
- Được ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật có liên quan; giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong các
hoạt động thương mại, du lịch; đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho
cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường
cấp xã.
- Được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín
dụng về môi trường, quỹ bảo vệ môi trường đối với các đối tượng có dự án bảo vệ môi
trường theo quy định về tổ chức hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường.

21
Khoản 1, Điều 3 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 quy định về bảo vệ môi trường làng
nghề.
22
Đây là những cơ sở được xác định trong danh mục do Chính phủ quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thông phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng
nghề.

36
- Được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn thực hiện chương trình khuyến
công, khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; được ưu
tiên trong việc tiếp nhận, triển khai các mô hình xử lý chất thải từ các dự án quốc tế, các
nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách nhà nước.
Cơ sở sản xuất khác phải đáp ứng các yêu cầu:
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo
vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Đóng góp đầy đủ các loại phí bảo vệ môi trường và nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật cho hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề.
- Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ
Sinh viên nghiên cứu thêm Điều 56 Luật BVMT 2020.

37
BÀI 4
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Pháp luật về tài nguyên rừng
1.1. Khái niệm tài nguyên rừng
- Định nghĩa: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật
rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần
chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác
định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc
trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. (khoản 3 Điều
2 Luật Lâm nghiệp)
1.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng
- Về nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản
lý. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi,
được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của
pháp luật. (Khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp)
- Luật Lâm nghiệp quy định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư) cũng có quyền sở hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
1.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng
1.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng
38
Được quy định tại Chương II, III Luật Lâm nghiệp. Cần chú ý một số nội dung sau:
- Quy hoạch lâm nghiệp (Chương II Luật Lâm nghiệp): Quy hoạch lâm nghiệp phải
tuân thủ nguyên tắc và căn cứ của pháp luật về quy hoạch. Luật Lâm nghiệp đã xác định
thời kỳ và nội dung quy hoạch; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp
quốc gia và tư vấn lập quy hoạch.
- Quản lý rừng (Chương III Luật Lâm nghiệp) bao gồm nhiều nội dung như Giao
rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng; tổ
chức quản lý rừng; quản lý rừng bền vững; đóng, mở cửa rừng tự nhiên. trong đó chú ý
vấn đề giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu
hồi rừng.
- Bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng (Chương IV, V, VI Luật Lâm nghiệp): nội dung
chính bao gồm bảo vệ hệ sinh thái; bảo vệ động, thực vật rừng; phát triển giống cây, phát
triển các loại rừng; khai thác các loại rừng; dịch vụ môi trường rừng.
1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương VIII Luật Lâm nghiệp)
1.4.1. Chủ rừng (khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp).
Lưu ý: Sinh viên cần phân biệt “chủ rừng” với “chủ sở hữu” đối với rừng.
1.4.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
- Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 73, 74 Luật Lâm nghiệp).
- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 75 đến Điều 89 Luật Lâm nghiệp).
1.5. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 55 đến điều 57 Luật Lâm nghiệp)
- Khai thác lâm sản lâm sản trong rừng phòng hộ
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch, sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ
1.6. Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng (Điều 52 đến điều 54 Luật Lâm nghiệp)
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí trong rừng đặc dụng

39
- Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của các
khu rừng đặc dụng
1.7. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 58 đến điều 60 Luật Lâm nghiệp)
- Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng.
1.8. Pháp luật về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.8.1. Khái niệm về động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Định nghĩa: Theo Khoản 14 Điều 2 Luật Lâm nghiệp: loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh
tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm
theo tính chất và mức độ quý, hiếm của chúng:

• Nhóm I: gồm những loài thực vật rừng (IA), động vật rừng (IB) có giá trị đặc biệt
về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong
tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đối với nhóm I thì nghiêm cấm khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại,

• Nhóm II: gồm những loài thực vật rừng (IIA), động vật rừng (IIB) có giá trị về
khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với nhóm II thì hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại.
1.8.2. Chế độ quản lý, bảo vệ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang
dã, nguy cấp
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm
cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân
bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.

40
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng
có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
II. Pháp luật về nguồn lợi thủy sản
2.1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thủy sản
- Định nghĩa về nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong
vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí (Khoản 2 Điều 3 Luật
Thủy sản).
- Định nghĩa về hoạt động thủy sản: Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua,
bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. (Khoản 1 Điều 3 Luật Thủy sản)
2.2. Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản
- Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng
nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
- Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình,
cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà
nước giao hoặc cho thuê.
2.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 101, 102
Luật Thủy sản)
- Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước. Ủy ban
nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản trong
phạm vi địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng:
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên
thủy sản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan:
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách

41
2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 101-103 Luật Thủy
sản).
2.4. Chế độ bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản
2.4.1. Chế độ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (Chương II của Luật Thủy sản)
- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Tái tạo nguồn lợi, phục hồi môi trường sống
- Nguồn tài chính bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản
2.4.2. Khai thác nguồn lợi thủy sản (Chương IV Luật Thủy sản)
- Khai thác trong nội địa và trong vùng biển VN
o Phân vùng khai thác (Điều 48)
o Hạn ngạch giấy phép (Điều 49)
o Giấy phép khai thác (Điều 50)
o Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khai thác thủy sản (Điều 52).
- Khai thác ngoài vùng biển VN
o Điều kiện khai thác (Điều 53)
o Trách nhiệm chủ thể khai thác (Điều 54)
- Hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển VN
o Điều kiện cấp phép (Điều 55)
o Quyền và nghĩa vụ của chủ thể nước ngoài có tàu hoạt động trong vùng
biển Việt Nam (Điều 57)
o Giám sát viên (Điều 58, 59)
- Khai thác thủy sản bất hợp pháp (Điều 60)
2.5 Nuôi trồng thủy sản (Chương III)
- Nhà nước có chính sách giao đất, cho thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản
(tuân theo các quy định của Luật Đất đai); giao, cho thuê vùng biển để nuôi trồng thủ sản
để phát triển nguồn lợi thủy sản (tuân theo các quy định của Luật Thủy sản);

42
- Việc nuôi trồng thủy sản gắn với việc BVMT, đảm bảo hiệu quả kinh tế của toàn xã
hội và theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích
phát triển bền vững.
III. Pháp luật về tài nguyên nước
3.1. Khái niệm tài nguyên nước
- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên nước bao gồm mọi dạng tồn tại của nước (rắn, lỏng,
khí). Tất cả các dạng này luân chuyển với nhau tạo thành chu trình nước.
- Theo Luật Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa,
nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Khoản 1, Điều 2 Luật Tài nguyên nước).
3.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Sở hữu
toàn dân là khái niệm phái sinh từ sở hữu nhà nước khi khẳng định bản chất nhà nước là
toàn dân; xét ở góc độ tổ chức thực hiện quyền sở hữu thì sở hữu toàn dân cũng đồng
nghĩa với sở hữu nhà nước.
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu
(nắm bắt những thông tin về tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc,…), sử dụng
(nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc thông qua chủ thể sử dụng - hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức - chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những nghĩa vụ pháp lý nhất định).
3.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
3.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
- Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước.
Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ
trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài
nguyên nước trong phạm vi địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng:

43
+ Thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên nước (cơ quan quản lý
chuyên ngành): Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành và các lĩnh vực có liên quan
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
3.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
- Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước phải dưạ trên cơ sở chiến lược, chính
sách, pháp luật về quản là tài nguyên nước và quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng,
bảo vệ nguồn nước, trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch lưu vực sông.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải
đảm bảo tính hệ thống của lưu vực, của các công trình thủy lợi, không chia cắt theo đơn
vị hành chính song vẫn phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các vùng, ngành, tổ chức, cá
nhân khai thác, sử dụng nước.
3.4. Chế độ bảo vệ, khai thác, sử dụng
3.4.1. Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước (Chương III Luật Tài nguyên nước)
- Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước,
bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
- Nội dung bảo vệ tài nguyên nước: Luật Tài nguyên nước quy định bảo vệ tài
nguyên nước trong từng lĩnh vực, đối với từng loại nước, tựu chung thể hiện dưới hai góc
độ:
+ Chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
+ Chống ô nhiễm nguồn nước.
3.4.2. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Chương IV Luật Tài nguyên nước)
- Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước; sử dụng
tổng hợp nguồn nước là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn
chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp cho nhều mục đích.
- Nguyên tắc khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
+ Khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước;
+ Đảm bảo sử dụng công bằng nguồn nước;

44
+ Ưu tiên sử dụng tài nguyên nước cho những nhu cầu thiết yếu.
- Chủ thể sử dụng tài nguyên nước (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) khi khai thác, sử
dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, trừ các trường hợp không phải xin cấp giấy
phép (Điều 44 Luật Tài nguyên nước)
- Quyền, nghĩa vụ của chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Điều 43 Luật Tài
nguyên nước).
3.5. Phòng chống lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra
Phòng chống lũ, lụt là những biện pháp được thiết kế nhằm làm cho lũ, lụt khi xảy ra
không đưa đến thiệt hại hoặc ít nhất cũng hạn chế được thiệt hại đó.
Những quy định về phòng, chống, khắc phục tác hại xấu do nước gây ra được quy
định trong Chương V Luật Tài nguyên nước; Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy
lợi; Luật Đê điều; Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão…
IV. Pháp luật về tài nguyên khoáng sản
4.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản
- Khái niệm khoáng sản: là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
- Khái niệm hoạt động khoáng sản: bao gồm hoạt động thăm dò và hoạt động khai
thác.
4.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Về
mặt nguyên tắc, tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
- Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua họat động điều tra, khảo sát,
cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
4.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
4.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản

45
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung: bao gồm Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các cấp.
+ Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản
tại địa phương theo quy định của Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Chính Phủ.
- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo quy định
của Nghị định 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
4.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
- Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản là toàn bộ hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên
khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản.
- Các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm hai nội dung: quản lý nguồn
tài nguyên khoáng sản và quản lý các hoạt động tác động đến nguồn tài nguyên khoáng
sản.
4.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hoạt động khoáng sản
- Có đặc quyền khai thác; có quyền chuyển nhượng, để thừa kế thông tin từ hoạt
động thăm dò; nghĩa vụ nộp tiền đặt cọc khi được cấp giấy phép thăm dò; trả tiền cho
việc sử dụng những số liệu, thông tin phục vụ cho hoạt động thăm dò (đối với chủ thể
thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản).
- Quyền được sử dụng, tiêu thụ khoáng sản đã khai thác; quyền chuyển nhượng
quyền hoạt động khai thác mỏ; sở hữu công trình đã đầu tư vào mục đích khai thác
khoáng sản; nộp thuế tài nguyên; trả tiền cho việc sử dụng thông tin của nhà nước (đối
với chủ thể thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản).
4.5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
- Quy định về khu vực có khoáng sản độc hại.
- Quy định về khu vực cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản.
- Quy định về nghĩa vụ BVMT của các chủ thể hoạt động khoáng sản.

46
BÀI 5
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
I. Khái niệm
1.1. Định nghĩa

• Di sản văn hóa (Điều 1 của Luật DSVH): Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá
phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
+ Di sản văn hóa phi vật thể (Khoản 1, Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều của
Luật DSVH).
+ Di sản văn hóa vật thể (Khoản 2, Điều 4 của Luật DSVH).

• Di vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học” (khoản
5, Điều 4 của Luật DSVH).

• Cổ vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.” (Khoản 6, Điều 4 của Luật DSVH).

• Bảo vật quốc gia là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu
biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 7, Điều 4 của Luật DSVH).

• Di tích lịch sử văn hóa là “công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản
3, điều 4 của Luật DSVH).

• Danh lam thắng cảnh là “cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.”
(Khoản 4, Điều 4 của Luật DSVH).

• Di sản thiên nhiên23 bao gồm:


o Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu
bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh
học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản
văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá;

23
Khoản 1 Điều 20 Luật BVMT 2020

47
o Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
o Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật
này.
Chú ý: Phân biệt cách hiểu về Di sản văn hóa theo Luật Di sản văn hóa và theo
Công ước Heritage.
1.2. Phân loại di tích
- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu địa phương.
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
II. Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
2.1. Căn cứ xếp hạng
- Tiêu chí công nhận (Khoản 9 Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều của Luật DSVH,
khoản 2 Điều 28 Luật DSVH 2001).
- Có kế hoạch quản lý, bảo vệ, sử dụng đối với công trình được đề nghị xếp hạng
2.2. Thẩm quyền xếp hạng
- Di tích cấp tỉnh: Do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định, cấp bằng xếp
hạng.
- Di tích quốc gia: Do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định, cấp
bằng xếp hạng.
- Di tích quốc gia đặc biệt: Do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, cấp bằng xếp
hạng (đồng thời Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc xem xét đưa di tích tiêu biểu
của Việt Nam đề cử vào danh mục di sản thế giới).
2.3. Xóa tên di tích
- Có đủ căn cứ xác định là di tích đã được xếp hạng đó không đủ tiêu chuẩn
- Di tích đã bị hủy hoại hoàn toàn không có khả năng phục hồi.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc xếp hạng cũng chính là cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc xếp hạng đó.
Việc quy định di tích đã được xếp hạng thì có thể bị hủy bỏ việc xếp hạng nhằm đảm
bảo trách nhiệm quản lý, bảo vệ các di tích này có hiệu quả trên thực tế.
48
III. Chế độ sở hữu
Điều 6, 7, 9, 14 LDSVH 2001, Khoản 3 Điều 2 của Luật sđ, bs một số điều của Luật
DSVH.
- Về xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di sản văn hóa: Điều 6, điều 7 Luật Di
sản văn hóa quy định:
+ Mọi di sản văn hóa trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà
nước.
+ Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu giữ
được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu nhà nước.
- Điều 14 Luật Di sản văn hóa quy định tổ chức, cá nhân có “quyền sở hữu hợp pháp
đối với di sản văn hóa”.
IV. Bảo vệ và sử dụng di tích
4.1. Bảo vệ di tích
- Khu vực bảo vệ (Khoản 13 Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều của Luật DSVH).
+ Khu vực bảo vệ I: là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ
nguyên trạng.
+ Khu vực bảo vệ II: vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích,
có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không
làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.
- Trách nhiệm trong bảo vệ di tích (Điều 33 LDSVH 2001, Khoản 14 Điều 1 của
Luật sđ, bs một số điều của Luật DSVH):
- Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (Khoản 15 Điều 1 của Luật sđ, bs một số điều
của Luật DSVH):
+ Các khái niệm
+ Yêu cầu việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
4.2. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

- Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

49
- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ
di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý,
bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái
tự nhiên theo quy định của pháp luật.
4.3. Sử dụng di tích
Di tích được sử dụng chủ yếu vào mục đích tham quan, du lịch, nghiên cứu kết
hợp với mục đích kinh tế. Tuy nhiên các hoạt động trên không được làm ảnh hưởng đến
các DT đó. Đối với các di tích thuộc sở hữu tư nhân, các chủ sở hữu có quyền sử dụng
vào các mục đích của chủ sở hữu. Tuy nhiên các chủ sở hữu phải đảm bảo hai nghĩa vụ
cơ bản là: phải bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa. Các chủ sở hữu được quyền hưởng
các lợi ích thu được từ việc sử dụng di tích phục vụ việc tham quan, du lịch.

50
BÀI 6
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
I. Thanh tra, kiểm tra nhà nước về môi trường
1.1. Kiểm tra nhà nước về môi trường
1.1.1. Khái niệm kiểm tra nhà nước về môi trường
Kiểm tra nhà nước về môi trường được hiểu là một hình thức hoạt động mang tính tổ
chức – quyền lực nhà nước nhằm xem xét việc chấp hành các quy định pháp luật về môi
trường.
Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường bao gồm kiểm tra bắt buộc (kiểm tra
đối với những đối tượng nhằm mục đích xác nhận những điều kiện cụ thể để cấp giấy
phép) và kiểm tra thường xuyên (trên cơ sở đơn từ khiếu nại, tố cáo hoặc kiểm tra theo kế
hoạch của cơ quan nhà nước).
1.1.2. Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra nhà nước về môi trường
Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng kiểm tra thì chủ thể tiến hành hoạt động kiểm
tra nhà nước về môi trường sẽ khác nhau:
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BVMT, tài nguyên nước, tài
nguyên đất, tài nguyên khoáng sản: Do cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở
Tài nguyên và Môi trường kiểm tra.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên rừng: Do cơ quan
Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên thủy sản: Do cơ quan
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
ở địa phương thực hiện
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử
văn hóa và danh lam thắng cảnh: Do cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện.
1.2. Thanh tra nhà nước về môi trường
1.2.1. Khái niệm thanh tra nhà nước về môi trường

51
Thanh tra nhà nước về môi trường là việc xem xét, đánh giá, xử lý của các cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về môi
trường.
1.2.3. Hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành về môi trường
- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường:
thanh tra về vấn đề BVMT, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.
- Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh tra Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn: thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên rừng,
tài nguyên thủy sản.
- Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thanh tra Sở Văn, Thể thao và Du lịch:
thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh.
1.2.4. Thẩm quyền của đoàn thanh tra và thanh tra viên
Theo quy định của Luật Thanh tra và các luật chuyên ngành
II. Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
2.1. Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức có
hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trách nhiệm kỷ luật được quy định trong Luật
Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Các biện pháp trách nhiệm kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ
ngạch, cách chức, buộc thôi việc. Việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật được thực hiện bởi
các cơ quan hoặc tổ chức nơi có người vi phạm pháp luật môi trường. Nếu hành vi vi
phạm kỷ luật gây thiệt hại cho tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác thì trách
nhiệm kỷ luật có thể được áp dụng kèm theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.2. Trách nhiệm hành chính
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các
quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành

52
chính24. Vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý, khai thác các yếu tố môi trường
là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quản lý, khai
thác các yếu tố môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà
không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính25.
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính về môi trường cần căn
cứ vào các dấu hiệu pháp lý của nó. Vi phạm hành chính về môi trường là một dạng cụ
thể của vi phạm hành chính, do vậy nó cũng có đầy đủ các dấu hiệu của vi phạm hành
chính nói chung. So với các lĩnh vực khác thì vi phạm hành chính về môi trường có một
số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là việc cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi trái với qui tắc quản lý của Nhà nước về môi trường với lỗi cố ý hoặc
vô ý, có tính chất và mức độ thấp hơn tội phạm về môi trường.
Thứ hai: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là hành vi trái pháp luật
được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Thứ ba: Hậu quả của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
thường khó xác định ngay sau khi hành vi vi phạm được thực hiện và phải có một quá
trình chuyển hóa rất lâu.
Thứ tư: Phần lớn, vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được thực hiện
bởi cá nhân, tổ chức gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh có gây hại đến môi
trường.
Thứ năm: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được phát hiện thông
qua hoạt động thanh tra, kiểm tra bởi những chủ thể có trình độ chuyên môn nghề nghiệp
về quản lí môi trường.
Có thể nói, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở nước ta được quy
định khá nhiều ở các văn bản và bao quát mọi yếu tố của môi trường, điển hình là Nghị
định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Luật

24
Khoản 2 Điều 1 Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP
ngày 18 tháng 11 năm 2016 liệt kê các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
25
Những hành vi vi phạm trong các lĩnh vực này được quy định trong các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính
trong từng lĩnh vực cụ thể.

53
Bảo vệ môi trường 2020 không quy định chế tài cụ thể mà vấn đề này được quy định
trong các văn bản có liên quan như:
- Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2009 quy định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2.3. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường được quy định tại Chương XIX, Bộ
luật Hình sự hợp nhất số 01/VBHN-VPQH (Hợp nhất Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13 và Bổ sung Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 2018), trong đó có 12 loại tội phạm môi trường như sau:
1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235)
2. Tội vi phạm quy định về quản lý CTNH (Điều 236)
3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
(Điều 237)
4. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và
phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238)
5. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239)
6. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240)
7. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241);
8. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242)
9. Tội hủy hoại rừng (Điều 243)
10. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
(Điều 244)
11. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245)
12. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246)
Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự: cá nhân, pháp nhân thương mại.
Đặc điểm của tội phạm môi trường.
III. Giải quyết tranh chấp môi trường

54
3.1. Khái niệm tranh chấp môi trường
Giống như các tranh chấp khác, TCMT cũng phát sinh từ hành vi vi phạm pháp
luật hoặc vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, gây ảnh hưởng đến trật tự
pháp luật; đều có các chủ thể cụ thể; đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu
có. Luật Bảo vệ môi trường, Điều 161 liệt kê các dạng tranh chấp, bao gồm: i) Tranh
chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi
trường; ii) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trường; iii) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
3.2. Đặc điểm của tranh chấp môi trường
- Tranh chấp môi trường có phạm vi chủ thể rất rộng với nhiều loại chủ thể khác
nhau. Các chủ thể thường không được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm
nảy sinh tranh chấp.
- Đối tượng của tranh chấp môi trường thường là các quyền và lợi ích hơp pháp về
mặt môi trường của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.
- Thời điểm nảy sinh tranh chấp từ rất sớm, không chỉ xảy ra khi quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự bị xâm hại trên thực tế mà ngay cả khi quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên mới đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm hại.
- Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn, các lợi ích bị xâm hại
thường rất khó xác định.
3.3. Giải quyết tranh chấp môi trường
- Đối với tranh chấp phát sinh từ những quyết định hành chính, hành vi hành
chính sẽ được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng hành chính.
- Đối với về tranh chấp về quyền sử dụng, sở hữu các yếu tố MT, tranh chấp về
BTTH do ô nhiễm MT gây ra: giải quyết theo quy định của Luật tố tụng dân sự và các
quy định khác có liên quan.
- Giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm
TCMT vẫn xảy ra cả khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra, đó là khi một trong các bên
cho rằng hành vi của bên kia có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về mặt
môi trường của mình. Trong trường hợp này người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo của mình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức

55
phát giác, kiến nghị, yêu cầu, phản ánh về các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật môi
trường, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
xung quanh hoặc môi trường sống của họ.
Giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường gây ra
Thiệt hại phát sinh từ môi trường bị ô nhiễm được xem là thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra có thể là các thiệt hại trực tiếp
hoặc thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thuộc trường hợp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì khách thể bị xâm hại bao giờ cũng có sự trong lành
của hệ sinh thái (ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản… không thể thỏa thuận
trong hợp đồng). Vì thế, dạng bồi thường thiệt hại này cũng bao gồm các dấu hiệu: có
hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, có yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại.

56
CHƯƠNG 3
LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Khái niệm
3.1.1. Định nghĩa
Luật quốc tế về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn
chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những
yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
3.1.2 Quá trình phát triển

• Trước 1972: giai đoạn “bảo tồn”

• Từ 1972 đến nay: giai đoạn “phát triển bền vững”.


3.1.3. Nguồn của luật quốc tế về môi trường

• Tập quán quốc tế.

• Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.

• Điều ước quốc tế.


3.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia theo luật quốc tế về môi trường
3.2.1. Nghĩa vụ

• Nghĩa vụ không gây hại.

• Nghĩa vụ hợp tác.

• Nghĩa vụ thông tin.


3.2.2. Trách nhiệm

• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không cấm
gây ra.

• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây
ra.
3.3. Nội dung luật quốc tế về môi trường
3.3.1. Luật Quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển

57
• Vai trò của bầu khí quyển

• Thực trạng bầu khí quyển


a. Luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa (luật quốc tế về về
kiểm soát về ô nhiễm không khí xuyên biên giới)
Năm 1979: các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ ký kết Công ước về kiểm soát không
khí ô nhiễm tầm xa - Công ước Geneve 1979.
b. Luật quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn
Tập trung chủ yếu trong 2 văn bản: Công ước Viên năm 1985 và phụ lục của Công
ước (còn gọi là Nghị định thư của Công ước) là Nghị định thư Montreal 1987 về các chất
làm suy giảm tầng ôzôn. Theo 2 văn bản này, việc bảo vệ tầng ôzôn gồm 2 nội dung
chính sau:
- Hướng tác động để bảo vệ tầng ôzôn:
Hướng tác động mang tính bền vững nhất được xác định trong Công ước Viên &
Nghị định thư Montreal đó là loại trừ nguyên nhân bằng cách ngưng phát thải những
chất ODS vào bầu khí quyển.
- Nghĩa vụ của quốc gia:
Nghĩa vụ của quốc gia là phải cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất
và tiêu thụ chất ODS.
- Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS:
Theo Công ước Viên, có 3 căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ
các chất ODS, bao gồm:
+ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ôzôn đối với từng chất ODS.
+ Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất.
+ Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên.
- Cơ chế bảo đảm thực hiện (bảo đảm thực hiện mục tiêu, nghĩa vụ của quốc gia):
+ Cơ chế về mặt tài chính.
+ Cơ chế về mặt công nghệ.
c. Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
Được quy định trong Công ước Khung 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997.

58
- Xác định được các loại khí nhà kính phải cắt giảm.
- Xác định được chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính cho các quốc gia công
nghiệp.
- Xác định phương thức, cách thức thực hiện việc cắt giảm và cơ chế kiểm tra
giám sát việc thực hiện cắt giảm.
+ Phương thức thực hiện việc cắt giảm:
+ Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện cắt giảm khí nhà kính.
- Vấn đề thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính giai đoạn hậu Kyoto.
+ Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 (giai đoạn cam kết thứ 2 của NĐT Kyoto từ
năm 2013-2020)
+ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 (giai đoạn từ 2021-2030)
Lưu ý: Cập nhật thông tin về COP-26 ở Glasgow (Scotland) vào năm 2021
3.3.2. Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Công ước Luật biển năm 1982 chia các nguồn gây ô nhiễm biển thành 5 nguồn
như sau:
- Ô nhiễm từ đất liền.
- Ô nhiễm từ không khí.
- Ô nhiễm từ tàu thuyền.
- Ô nhiễm từ sự nhận chìm.
- Ô nhiễm từ những hoạt động có liên quan đến đáy biển (thăm dò, khai thác dầu
khí, xây dựng những đường hầm ngầm, những đường ống dẫn khí,…).
3.3.3. Luật quốc tế về đa dạng sinh học
❖ Các công ước quốc tế về đa dạng sinh học
- Công ước 1992 về đa dạng sinh học.
- Công ước Cites về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp: Nội dung của
công ước Cites về kiểm soát việc buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp, được chia
thành 3 trường hợp:

59
- Đối với nhóm I: Gồm những giống loài nằm trong phụ lục I của công ước Cites,
bao gồm những giống loài đặc biệt nguy cấp. Do vậy việc kiểm soát buôn bán những
mẫu vật của các giống loài này rất nghiêm ngặt. Sự nghiêm ngặt này thể hiện ở chỗ:
+ Chỉ cho phép buôn bán vào những mục đích đặc biệt (nghiên cứu khoa, quan hệ
quốc tế hoặc mục đích tôn giáo).
+ Không cho phép buôn bán vào mục đích thương mại, trừ những trường hợp
ngoại lệ, những trường hợp ngoại lệ được quy định tại điều 3 của Công ước.
- Đối với nhóm II: bao gồm những giống loài nằm trong phụ lục II. Đây là những
giống loài được coi là ít nguy cấp hơn so với nhóm I nên điều kiện về buôn bán nó cũng
ít nghiêm ngặt hơn. Cụ thể là không cấm buôn bán vào mục đích thương mại nhưng về
trình tự, thủ tục cũng đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu; đảm bảo tuân thủ
theo những quy định của cơ quan quản lý của Cites.
- Đối với nhóm III: Bao gồm những loài nằm trong phụ lục III. Có đặc điểm khác
nhóm I và nhóm II ở chỗ nếu như những giống loài nằm trong phụ lục I và II là do các
quốc gia thành viên thoả thuận thống nhất đưa vào còn những giống loài nằm trong phụ
lục III bao gồm những giống loài nguy cấp nằm trong danh mục theo quy định của pháp
luật quốc gia thành viên nhưng không được đưa vào phụ lục I và II và quốc gia thành
viên thấy rằng cần phải có sự hợp tác quốc tế để kiểm soát việc buôn bán mẫu vật của các
giống loài này thì quốc gia thành viên sẽ đăng ký và Ban thư ký sẽ đưa những giống loài
đó vào phụ lục III.
Ngoài Công ước Cites ra thì luật quốc tế về đa dạng sinh học còn nhiều điều ước
quốc tế khác nữa, ví dụ như Công ước Boon về bảo vệ các loài di cư hoang dã; Công ước
Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú
của các loài chim nước…
3.3.4. Luật quốc tế về di sản
Di sản trong luật quốc tế chia thành 2 loại:
- Di sản phi vật thể: Nội dung này không nghiên cứu do di sản phi vật thể không
là yếu tố cấu thành môi trường theo Luật BVMT.
- Di sản vật thể: di sản thế giới là di sản vật thể được quy định trong Công ước
Heritage. Theo công ước này thì di sản thế giới được chia thành 2 loại:
+ Di sản tự nhiên: được hiểu là những công trình do tự nhiên tạo ra.

60
+ Di sản văn hoá: được hiểu là những công trình do con người tạo ra hoặc con
người kết hợp với tự nhiên tạo ra.
- Tiêu chuẩn để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới: Một tài sản để
được đưa vào danh sách di sản thế giới phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn được quy
định trong Công ước. Nghĩa là những tiêu chuẩn để đưa những tài sản vào danh sách di
sản là những tiêu chuẩn cần. Và lưu ý là một tài sản có thể được công nhận theo nhiều
tiêu chuẩn, chỉ cần đáp ứng một tiêu chuẩn là đã được đưa vào danh sách di sản.
- Trình tự, thủ tục để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới
+ Quốc gia có tài sản (có dấu hiệu là di sản thế giới) lập hồ sơ đề cử.
+ Hồ sơ đề cử được gởi đến Ủy ban di sản thế giới (Ban thư ký), Ủy ban di sản thế
giới sẽ kết hợp với các tổ chức phi chính phủ để thẩm định. Sau khi thẩm định thì Ủy ban
di sản thế giới sẽ đưa ra một trong các quyết định:
0 Quyết định đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản văn hoá thế giới.
0 Quyết định không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
0 Quyết định tiếp tục xem xét một tài sản đề cử.
- Nghĩa vụ bảo vệ: một tài sản khi nó đã được công nhận là di sản thế giới thì có
nghĩa là nó có giá trị mang tính toàn cầu, là tài sản chung của nhân loại. Theo Công ước,
việc bảo vệ di sản vẫn thuộc về quốc gia có di sản.
3.3.5. Luật quốc tế về kiểm soát các hoạt động hạt nhân và các chất nguy hại
❖ Các hoạt động hạt nhân: căn cứ vào mục đích của việc sử dụng năng lượng hạt
nhân thì hoạt động hạt nhân được chia thành 2 loại:
- Sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự:
Để kiểm soát hoạt động này có rất nhiều điều ước quốc tế liên quan, trong đó quan
trọng nhất là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968. Ngoài ra còn có Hiệp
ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện.
- Sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình (dùng trong y học, nông
nghiệp đặc biệt là dùng trong sản xuất điện hạt nhân).
❖ Vận chuyển các phế thải độc hại qua biên giới. Được đề cập trong Công ước
BASEL về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy
chúng. Công ước xác định rõ cấm một quốc gia thành viên không được xuất khẩu các phế

61
thải độc hại sang một quốc gia thành viên khác nếu như quốc gia thành viên đó cấm nhập
khẩu chất đó. Nếu quốc gia thành viên không cấm nhập một phế thải độc hại nào đó thì
quốc gia thành viên khác cũng chỉ được xuất chất đó với điều kiện là phải thông báo
trước cho quốc gia nhập khẩu và được sự đồng ý của quốc gia nhập khẩu.

62
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc
- Công ước khung 1992 về biến đổi khí hậu.
- Công ước VIENNA 1985 bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư MONTREAL 1987
về các chất làm suy giảm tầng ozone.
- Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp.
- Công ước HERITAGE về di sản.
- Công ước BASEL về kiểm soát việc vận chuyển các phế thải độc hại qua biên giới
và vấn đề tiêu hủy chúng.
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Luật Tài nguyên nước 2012
- Luật Thủy sản 2017
- Luật Lâm nghiệp 2017
- Luật Khoáng sản 2010
- Luật Di sản văn hóa 2001
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (Luật số 32/2009/QH
12)
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
- Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Lâm nghiệp
- Nghị định 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Lâm nghiệp
- Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Khoáng sản
- Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản

63
- Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 về việc hạn chế khai thác nước dưới
đất
- Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7 tháng 01 năm 2022 quy định về giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
- Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2020 quy định về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
- Nghị định 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết một số
điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa.
- Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 quy định thẩm quyền,
trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2009 quy định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 quy định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- Các quy định về môi trường trong các Hiệp định của WTO.
- Các quy định về môi trường trong các Hiệp định TPP.
- Các quy định về môi trường trong các Hiệp định EVFTA
Tài liệu tiếng Việt (không bắt buộc)
- Giáo trình Luật Môi trường.
- Tuyên bố Stockholm về Môi trường con người.
- Tuyên bố Rio De Janeiro về Môi trường và Phát triển.
- Hồ sơ vụ Vedan xả nước thải không qua xử lí vào sông Thị Vải.
- Hồ sơ vụ Sonadezi (Đồng Nai).
- Hồ sơ vụ tràn dầu của tàu tàu Neptune eries, La Palmas.
Tài liệu tiếng nước ngoài (không bắt buộc)

64
- AhMed Djoghlaf, Other International Developments The concept of Sustainable
Development, Enviromental Policy and Law, 36/5 (2006).
- Yohei Harashima, Trade and environment negotiations in the WTO: Asian
perspectives, Int Environ Agreements (2008) 8:17–34.
- When Worlds Collide: Biotechnology meets Organic Farming in Hoffman v
Monsanto, Journal of Environmental Law (2006) Vol 18 No 3, 459–477.
- Environment, Crime and EC Law, Journal of Environmental Law (2006) Vol 18
No 2, 277–288.
- Maria Ivanova, Designing the United Nations Environment Programme: a story of
compromise and confrontation, Int Environ Agreements (2007) 7:337–361.
- A.E. Boyle, Globalising Environmental Liability: The Interplay of Nationnal and
Intrenational Law, Journal of Environmental Law (2005) Vol 17 No 1, 3–26.
- Sven Bode - Martina Jung, Carbon dioxide capture and storage liability for non-
permanence under the UNFCCC, Int Environ Agreements (2006) 6:173–186.
- Cases, Env. Law Mgmt., 12(2) Mar - Apr 2000.
- James Harrison, Significantin International Environmental Law Cases, Journal of
Environmental Law (2006) Vol 18 No 3, 505–516.
- Ludwig Krämer, Statistics on Enviromental Judgments by the EC court of Justice,
Journal of Environmental Law (2006) Vol 18 No 3, 407–421.
- Anne Therese Gullberg, Rational lobbying and EU climate policy, Int Environ
Agreements (2008) 8:161–178.
- Steinar Andresen, Key actors in UN environmental governance: influence, reform
and leadership, Int Environ Agreements (2007) 7:457–468.
- M. Sornarajah, A law for need or a law for greed? Restoring the lost law in the
international law of foreign investment, Int Environ Agreements (2006) 6:329–
357.
- Michael G. Faure - Karine Fiore, The civil liability of European nuclear operators:
which coverage for the new 2004 Protocols? Evidence, Int Environ from France,
Agreements (2008) 8:227–248.

65
- Areti D. Kontogianni - Michalis S. Skourtos - Andreas A. Papandreou, Shared
waters—shared responsibility. Application of the principles of fairness for burden
sharing in the Mediterranean, Int Environ Agreements (2006) 6:209–230.

66

You might also like