You are on page 1of 46

Bài giảng

Môn: PHÁP LUẬT TM


HÀNG HÓA VÀ TM
DỊCH VỤ
MỤC TIÊU

- Nắm bắt quy định PL về hoạt động TM theo PLVN

- Khái niệm về TN và hoạt động TM

- Quyền và nghĩa vụ TN trong HĐTM

- Các hoạt động TM cụ thể

- Các chế tài trong hoạt động TM


Nội dung

- Chương 1: Khái quát về thương nhân và HĐTM


- Chương 2: Mua bán hàng hóa trong TM
- Chương 3: Dịch vụ thương mại

- Chương 4: Hoạt động trung gian TM


- Chương 5: Các hoạt động xúc tiến TM

- Chương 6: Một số hoạt động TM khác


- Chương 7: Chế tài trong HĐTM
Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG


NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- Luật thương mại 2005

-Luật Doanh nghiệp 2014; Luật DN 2020

-Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về


đăng ký Doanh nghiệp
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
-Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 25/01/2016 quy định chi tiết Luật
thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh
của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

-Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ


ngày 16/03/2007 về cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh
1. Thương nhân

1.1 Khái niệm thương nhân

Điều 6 LTM 2005: “Thương nhân bao


gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh”.
1.1.Khái niệm thương nhân
Đặc điểm của thương nhân
Thứ nhất, chủ thể có thể trở thành thương nhân
là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân
Thứ hai, thương nhân phải hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên.

Thứ ba, thương nhân phải có đăng ký kinh


doanh
LƯU Ý

Điều 7 LTM 2005 quy định:

“ Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký KD theo


quy định của PL. Trường hợp chưa ĐKKD,
thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của mình theo quy định của
Luật này và quy định khác của PL”
Lưu ý
Các chủ thể không phải đăng ký kinh
doanh → không là thương nhân ( Nghị định
01/2021/NĐ-CP)
“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
làm muối và những người bán hàng rong,
quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động
làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải
đăng ký trừ trường hợp kinh doanh các
ngành nghề có điều kiện..”

Điều 2 và Điều 3 Nghị Định 39/2007/NĐ-CP


1. Thương nhân
1.1 Khái niệm thương nhân

Phân biệt các khái niệm


 doanh nghiệp
 chủ thể kinh doanh
 thương nhân
Phân biệt khái niệm
• Doanh nghiệp: DN là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành
lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định
của PL nhằm mục đích kinh doanh (Khoản
10 Điều 4 LDN 2020)
Phân biệt khái niệm
• Thương nhân: Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh (Điều 6
Luật TM 2005)
Phân biệt khái niệm
• Chủ thể KD: Được hiểu là tất cả các tổ
chức, cá nhân thực hiện hành vi kinh
doanh theo quy định của PL (nghĩa rộng).
Theo nghĩa hẹp, chủ thể KD được hiểu
gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã
làm thủ tục theo quy định PL và được cấp
giấy CNĐKKD
1. Thương nhân

1.2 Phân loại thương nhân


a. Căn cứ vào tư cách pháp lý
- TN có tư cách PN (Công ty TNHH
các loại, công ty CP, công ty Hợp
Danh, HTX,)
- TN không có tư cách PN (DNTN,
Hộ kinh doanh)
1.2 Phân loại thương nhân

b. Căn cứ vào hình thức tổ chức

– Thương nhân là DN các loại


– Thương nhân là Hộ kinh doanh
– Thương nhân là HTX, LHHTX
1.2. Phân loại thương nhân

c. Căn cứ chế độ trách nhiệm tài sản


– Thương nhân chịu TNHH: Công ty
TNHH các loại; công ty cổ phần; HTX
– Thương nhân chịu TN vô hạn: Công ty
HD; DNTN; Hộ kinh doanh
1.Thương nhân
1.3. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương
mại tại Việt Nam

1.3.1 Khái niệm thương nhân nước ngoài


Thương nhân nước ngoài là thương nhân
được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp
luật nước ngoài công nhận (Khoản 1 Điều 16
LTM 2005)
1.3 Thương nhân nước ngoài hoạt động TM
tại Việt Nam
1.3.2 Các hình thức hoạt động của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Văn phòng đại diện

- Chi nhánh

- Thành lập DN tại VN (Lưu ý: DN có


vốn ĐTNN là thương nhân Việt Nam)
1.3 Thương nhân nước ngoài hoạt động TM
tại Việt Nam

1.3.2 Các hình thức hoạt động của thương nhân


nước ngoài tại Việt Nam
a/ Văn phòng đại diện của thương nhân nước
ngoài

“Là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước


ngoài, được thành lập theo quy định của PL Việt
Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số
hoạt động xúc tiến thương mại mà PL Việt Nam
cho phép” (Khoản 6, Đ 3 LTM)
1.3.2 Các hình thức hoạt động của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam

a/ Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

• Quy trình thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa


vụ chủ yếu quy định tại Nghị Định 07/2016/NĐ-
CP
• Nội dung hoạt động (Điều 30 NĐ 07/2016/NĐ-
CP)
- Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc
- Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh
- Tìm hiểu thị trường
1.3.2 Các hình thức hoạt động của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam
b/ Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

“Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt


Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước
ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại
Việt Nam theo quy định của PL Việt Nam hoặc điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” (Khoản 7
Điều 3 LTM)
1.3.2 Các hình thức hoạt động của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam
b/ Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

-Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia
hạn giấy phép thành lập, chấm dứt hoạt động của
Chi nhánh được quy định tại Nghị định 07/2016/NĐ-
CP ngày 25/01/2016
-Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh (Điều 19, Điều
20 LTM)
1.3.2 Các hình thức hoạt động của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam
c/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được


thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
trước đây chưa đăng ký lại hay chuyển đổi theo qui
định NĐ 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được


thành lập mới theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu

2. Hoạt động thương mại
2.1 Khái niệm hoạt động thương mại

Khoản 1 Điều 3 của LTM 2005: “Hoạt động thương


mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác.”
2. Hoạt động thương mại
2.1 Khái niệm hoạt động thương mại

- Hoạt động TM theo Luật TM 1997


“ Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay
nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao
gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại
nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội” (Khoản 2 Điều 5 LMT
1997)
2. Hoạt động thương mại
2.1 Khái niệm hoạt động thương mại
Theo Đạo luật mẫu về Thương mại Điện tử do Ủy
Ban Liên hiệp quốc về Luật TM quốc tế:
Thuật ngữ TM cần được diễn giải theo nghĩa rộng
để bao quát các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ
mang tính chất TM. Các mối quan hệ TM bao gồm
nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau: Cung
cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; đại diện hoặc
đại lý TM, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây
dựng các công trình, tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu
tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; chuyên chở hàng
hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ…
2. Hoạt động thương mại
2.1 Khái niệm hoạt động thương mại
Đặc điểm hoạt động thương mại

- Hoạt động thương mại là hoạt động do thương


nhân thực hiện
- Hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi

So sánh khái niệm “hoạt động thương mại”


trong Luật thương mại 2005 và hoạt động
“kinh doanh” trong Luật doanh nghiệp 2014
(K16 Đ4); LDN 2020 (K24Đ4)
2. Hoạt động thương mại
2.2 Các loại hoạt động thương mại
( Khoản 1 Điều 3 LTM 2005)
• Hoạt động mua bán hàng hóa;
• Hoạt động cung ứng dịch vụ;
• Hoạt động xúc tiến thương mại;
• Hoạt động đầu tư;
• Các hoạt động thương mại khác
2. Hoạt động thương mại
2.2 Các loại hoạt động thương mại

• Hoạt động mua bán hàng hóa (K8 Đ3 LTM)

“ Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại,


theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa
theo thỏa thuận”
2. Hoạt động thương mại
2.2 Các loại hoạt động thương mại
• Hoạt động cung ứng dịch vụ (K9 Đ3 LTM)

“ Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại,


theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một
bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch
vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử
dụng dịch vụ theo thỏa thuận”
2. Hoạt động thương mại
2.2 Các loại hoạt động thương mại
• Hoạt động xúc tiến thương mại (K10 Đ3 LTM)

“ Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm


kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng
cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”
2. Hoạt động thương mại
2.2 Các loại hoạt động thương mại
• Hoạt động đầu tư

K 8 Đ3 LĐT 2020 “ Đầu tư kinh doanh là việc nhà


đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động KD”
3. Phạm vi áp dụng của Luật Thương
mại và các nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động thương mại
3.1. Phạm vi áp dụng của Luật Thương mại
- Quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật thương
mại (Điều 1 LTM 2005)
- Quy định về áp dụng Luật thương mại và pháp luật
có liên quan (Điều 4 LTM 2005)

- Quy định về áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật


nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế (Điều 5
LTM 2005)
3.1 Phạm vi áp dụng của Luật Thương
mại
 Quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật
thương mại (Điều 1 LTM 2005)

- Hoạt động TM thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt
Nam (K 1 Đ 1 LTM)
- Hoạt động TM thực hiện ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt
Nam trong trường hợp…(Khoản 2 Điều 1 LTM)

- Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong
giao dịch với thương nhân trên lãnh thổ nước CHXHCNVN
trong trường hợp bên không vì mục đích sinh lợi đó chọn áp
dụng Luật này ( K 3 Đ 1 LTM)
3.1 Phạm vi áp dụng của Luật Thương
mại
 Quy định về áp dụng Luật thương mại
và pháp luật có liên quan (Điều 4 LTM 2005)
- Khoản 2 Điều 4 LTM 2005: Hoạt động TM đặc thù
được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định
của luật đó

- Khoản 3 Điều 4 LTM 2005: Hoạt động TM không


được quy định trong LTM và trong các luật khác thì
áp dụng quy định của BLDS
3.1 Phạm vi áp dụng của Luật Thương
mại
 Quy định về áp dụng điều ước quốc tế,
pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại
quốc tế (Điều 5 LTM)
- Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành
viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của
Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
(Khoản 1 Điều 5 LTM)

- Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài
được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán
TMQT nếu PLNN, TQTMQT đó không trái với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật VN (Khoản 2 Điều 5 LTM)
3. Phạm vi áp dụng của Luật thương mại
và các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại
3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân
trong hoạt động thương mại
• Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động
thương mại
• Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương
mại được thiết lập giữa các bên
• Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương
mại
• Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng
• Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ
liệu trong hoạt động thương mại
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương
nhân trong hoạt động thương mại (Điều 10 LTM)

“Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình


đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong
hoạt động thương mại (Điều 11 LTM)

“ Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với


các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và
đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hoạt động TM…Trong hoạt động
thương mại các bên hoàn toàn tự nguyện, không
bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép,
đe dọa, ngăn cản bên nào”
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động
thương mại được thiết lập giữa các bên (Đ12 LTM)

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được


coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt
động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó
mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không
được trái với quy định của pháp luật”
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động
thương mại được thiết lập giữa các bên (Đ12 LTM)

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được


coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt
động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó
mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không
được trái với quy định của pháp luật”
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động
thương mại (Điều 13 LTM)

“Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên


không có thỏa thuận và không có thói quen đã
được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán
thương mại nhưng không được trái với những
nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ
luật dân sự ”
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người
tiêu dùng ( Điều 14 LTM)

Thương nhân thực hiện HĐTM có nghĩa vụ thông


tin đầy đủ và trung thực cho người tiêu dùng về
hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông
tin đó
3.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
thương mại (Từ Điều 10 đến Điều 15 LTM)
• Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ
liệu trong hoạt động thương mại (Điều 15 LTM)

“Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ


liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật
theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có
giá trị pháp lý tương đương văn bản”

You might also like