You are on page 1of 3

BÀI TẬP VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản
quy phạm pháp luật.
Sai. Có thể là văn bản hành chính, văn bản áp dụng pháp luật.
2. Số, ký hiệu của mọi văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo thứ tự
sau: Số thứ tự văn bản/Năm ban hành/Tên viết tắt của loại văn bản – Tên viết tắt
của cơ quan ban hành văn bản.
Sai. Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 58, Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2016
3. Chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sai. Căn cứ khoản 4, Điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015
4. Quốc hội có thẩm quyền ban hành tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật
Sai. Căn cứ khoản 4, Điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015
5. Thông tư liên tịch là văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp ban hành.
Sai. Căn cứ điểm a, khoản 8, Điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015
6. Quyết đinh, Chỉ thị là các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân
ban hành
Sai. Chỉ thị UBND các cấp không ban hành
7. Mọi văn bản được ban hành theo hình thức Quyết định của Ủy ban nhân dân
các cấp đều là văn bản quy phạm pháp luật.
Sai

8. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ do Chính phủ quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Sai
9. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành văn bản quy
phạm pháp luật theo hình thức Thông tư.
Sai. Căn cứ Điều 21, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
10. Chính phủ được quyền ban hành Nghị định để giải thích Hiến pháp, luật,
pháp lệnh.
Sai. Căn cứ khoản 2, Điều 19, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015
11. Đối với văn bản được ban hành kèm theo văn bản khác (như Quy chế, Quy
định, Điều lệ…được ban hành kèm theo Quyết định) thì phần mở đầu của văn
bản được ban hành kèm theo bao gồm Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành, tên văn
bản. Dưới tên văn bản được ban hành kèm theo phải chỉ rõ tên, số, ký hiệu,
ngày, tháng, năm an hành của văn bản ban hành kèm theo.
12. Thể thức trình bày Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư…được quy định tại
Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

13. Nghị quyết, Chỉ thị là văn bản pháp luật được trình bày theo kết cấu điều,
khoản.

14. Đối với Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao thì Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao
ký ban hành.
Sai,
15. Đối với Luật do Quốc hội ban hành, Nghị quyết do Hội đồng nhân dân các
cấp ban hành thì Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thay mặt Quốc
hội, Hội đồng nhân dân ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt)
vào trước từ “Quốc hội”, “Hội đồng nhân dân”.
Sai, theo điểm e, khoản 2, Điều 77 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 (SĐ,BS năm 2020) thì: Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
16. Trong phần căn cứ ban hành của các văn bản quy phạm pháp luật luôn có
Hiến pháp năm 2013.
Sai, vì Luật, Bộ luật phải có hiến pháp còn các văn bản quy phạm pháp luật
khác không cần nêu hiến pháp.
17. Căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ bao gồm các căn cứ pháp
lý làm cơ sở để ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó.
18. Văn bản quy phạm pháp luật trong phần căn cứ pháp lý để ban hành văn bản
pháp luật được thể hiện đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành,
ngày tháng năm ban hành văn bản và tên gọi của văn bản.
Sai, vì đối với các văn bản Luật không cần số hiệu cơ quan ban hành.
19. Phần kết thúc của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chức vụ, họ tên và
chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản.
Sai, theo khoản 1, Điều 64 Nghị định 200/VBHN-BTP thì: Phần kết thúc của
văn bản gồm: chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành
văn bản; dấu của cơ quan ban hành văn bản; nơi nhận văn bản.
20. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm trong Nghị định, Thông tư
phải có tên. Tên là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục,
điều, khoản, điểm.
21. Căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng chữ in
thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau
mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).
Sai, theo khoản 3, Điều 61 Nghị định 200/VBHN-BTP thì: Căn cứ ban hành văn
bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày
dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu
chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.).

You might also like