You are on page 1of 74

CÂU HỎI ÔN THI TTHS

1. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của Luật TTHS. Chứng minh luật TTHS là một ngành luật độc lập
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trả lời:

Điều 1 Luật TTHS

“Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế
trong tố tụng hình sự”.

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN , bao gồm hệ thống các quy
phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự


Bộ luật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi
phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Chứng minh luật TTHS là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì có đối
tượng điều chỉnh và phương pháp nghiên cứu riêng

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi án hình sự.
Đây là quan hệ pháp luật TTHS và rất đa dạng
- Quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quền tiến hành tố tụng với nhau;
- Quan hệ giữa các cơ quan có quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chủ thể
tham gia tố tụng.
Nội dung quan hệ pháp luật TTHS là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Và có đặc điểm sau đây
- Quan hệ PL TTHS liên quan mật thiết với luật hình sự, quan hệ PL HS được hiện thực hóa bởi quan hệ
PL TTHS.
- Một bên của quan hệ PL TTHS luôn là nhà nước mà đại diện là các cơ quan, người có thẩm quyền tố
tụng.
- căn cứ làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ PL TTHS chủ yếu là hành vi, quyết định của các cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

1
Luật tố tụng hình sự Việt Nam sử dụng hai phương pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đó là: phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước.
– Phương pháp quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố
tụng. Các quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân.
– Phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà
án. Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự.

Các giai đoạn TTHS

1. Khởi tố vụ án hình sự

Đây là giai đoạn đầu tiên mở đầu cho quá trình TTHS. Trong giai đoạn này Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác
định có hay không có dấu hiệu tội phạm là cơ sở để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
2. Giai đoạn điều tra   

Sau khi khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các biện
pháp khác nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trong một vụ án hình sự cụ thể.
3. Giai đoạn truy tố

Ở giai đoạn này, sau khi tiến hành điều tra vụ án và thu thập được các chứng cứ chứng minh tội phạm thì
Viện Kiểm sát sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can ra trước Tòa bằng các bản cáo trạng
hoặc những quyết định tố tụng khác. Đây là một bước nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, kiểm tra lại toàn bộ các
hoạt động điều tra cũng như các chứng cứ đã thu thập được của cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc có
đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử.
4. Xét xử vụ án

Sau khi Viện kiểm sát đã truy tố thì Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ở
bước này Tòa án sẽ tiến hành xem xét, giải quyết một vụ án hình sự cụ thể đó là: Quyết định việc bị cáo có
tội hay không có tội, tội danh cụ thể, hình phạt và các biện pháp tư pháp cần áp dụng và các vấn đề liên
quan khác như bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, án phí...
Gồm xét sơ thẩm, phúc thẩm, tái phẩm hoặc giám đốc thẩm
Xét xử phúc thẩm

2
Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc 7 ngày kể từ ngày có Quyết định
sơ thẩm nếu như có kháng cáo của bị cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát thì Tòa án cấp trên trực tiếp
sẽ xét xử lại vụ án hoặc xét lại Quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm ( Điều 330- BLTTHS).

Giám đốc thẩm

Đây là quá trình Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án hoặc Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị Viện kiểm sát kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải
quyết vụ án ( Điều 370- BLTTHS).
Tái thẩm                  

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị Viện kiểm sát kháng
nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa
án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. (Điều 397- BLHS).

5. Giai đoạn thi hành án: bắt đầu từ lúc bản án, quyết định của Tòa án phát sinh hiệu lực và kết thúc khi
thực hiện xong nội dung bản án.

2. Phân tích nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

- cơ sở pháp lý

, Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc này như sau:

“Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho
người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ
theo quy định của Bộ luật này.”
 khoản Điều 103 Hiến pháp năm 2013

7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

3
Khi tự bào chữa cho mình, người bị buộc tội sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép để chứng minh
mình vô tội, sự thật không đúng như hồ sơ vụ án hay chứng minh giảm nhẹ tội cho mình...
Nếu người bị buộc tội không tự bào chữa thì có thể nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Người khác có thể là bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội, trợ giúp viên
pháp lí.
Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội trong những trường hợp do pháp luật quy
định, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào
chữa cho họ.
Người đại diện của người bị buộc tội tham gia tố tụng khi nào?

Người đại diện của người bị buộc tội là cá nhân cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa
trong trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi.

Người đại diện của người bị buộc tội có thể là cha, mẹ, người giám hộ của họ.

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho
pháp nhân.
Quyền bào chữa của người bị buộc tội bào gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người bào chữa.
Hai quyền này có thể song song tồn tại mà không loại trừ lẫn nhau.

Quyền tự bào chữa

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa đông thời có quyền nhờ người bào chữa. Trong trường hợp nhờ
người bào chữa thì họ vẫn có quyền tự bào chữa.

Luật tố tụng hình sự không chỉ quy định người bị buộc tội có quyền bào chữa mà còn quy định những bảo
đảm cần thiết để quyền bào chữa được thực hiện.
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Không chỉ quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội điều luật còn quy định việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Điều này thể hiện nhà nước không chỉ coi trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội mà còn
tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

4
Bị hại, đương sự có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và cũng có quyền nhờ luật sư
hoặc người khác bảo vệ quyền ví lợi ích hợp pháp của họ.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho
người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa; bảo đảm cho bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định pháp luật.

3. Phân tích nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.

- cơ sở pháp lý

+ điều 13 Bộ luật TTHS

Điều 13. Suy đoán vô tội


Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật
này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
+ điều 31 Hiến pháp năm 2013

Điều 31.
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai.
Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tô ̣i phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc
người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc
bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo
pháp luật.

4. Phân tích nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo.

Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm BLTTHS
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền
tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình
đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ
án.

5
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp
pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này,
trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoă ̣c trường hợp khác do Bô ̣
luâ ̣t này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những
người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng
trước Tòa án.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi
thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải
được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng
tại phiên tòa.
Điều 103 Hiến Pháp năm 2013
Điều 103.
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút
gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân
can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ
tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương
sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

5. Trình bày cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 4 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định

Điều 4. Hệ thống Cơ quan Điều tra 1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân. 2. Cơ quan Điều tra trong
Quân đội nhân dân. 3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân

Điều 15. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra


1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ
và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra.

6
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ
và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.
Điều 18. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
c) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Cục Cảnh sát điều tra tô ̣i phạm về buôn lâ ̣u, vâ ̣n chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tô ̣i phạm về buôn lâ ̣u).
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);
c) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Phòng Cảnh sát điều tra tô ̣i phạm về buôn lâ ̣u, vâ ̣n chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tô ̣i phạm về buôn
lâ ̣u).
3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:
a) Đội Điều tra tổng hợp;
b) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);
c) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;
d) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.
Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lâ ̣p từ một đến
bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện quy định tại Khoản này; quyết định giải thể,
sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
2. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân

Điều 22. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng
nghiệp vụ và bộ máy giúp việc.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ
máy giúp việc.
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường
vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương.
Điều 25. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân

7
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp
vụ và bộ máy giúp việc.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm có Ban Điều tra và bộ máy
giúp việc.
3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực gồm có bộ phận Điều tra và bộ máy giúp việc.
4. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban
thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và
tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.
3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 29. Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc.
2. Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc.
Ngoài ra còn có Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư, cảnh sát biển, kiểm ngư, các cơ
quan khác của cand, Quân đội (giao cho các cơ quan này được tiến hành 1 số hoạt động điều tra.

6. Trình bày những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong
các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can,
bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản,
người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 50. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Kiểm sát viên.
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Điều 51. Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các
trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

8
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm,
Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết
định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
Điều 52. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các
trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm,
Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên,
Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án
được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi
bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình
bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên
tòa.
Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra,
Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

9
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân
công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên
tòa.

7. Trình bày địa vị pháp lý của người làm chứng trong TTHS. Phân biệt người làm chứng với người
chứng kiến.

Điều 66. Người làm chứng


1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết
liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp
pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến
việc mình tham gia làm chứng;
d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà
không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho
việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do
biết được những tình tiết đó.
5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất
khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật
hình sự.
6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham
gia tố tụng.

Người chứng kiến


Người làm chứng

10
Khái niêm
̣ Là người biết được những tình Là người được cơ quan có
tiết liên quan đến nguồn tin về thẩm quyền tiến hành tố tụng
tội phạm, về vụ án và được cơ yêu cầu chứng kiến việc tiến
quan có thẩm quyền tiến hành hành hoạt động tố tụng theo
tố tụng triệu tập đến làm chứng. quy định của Bộ luật Tố tụng
Hình sự.

Vai trò Biết được tình tiết liên quan đến Được mời để chứng kiến hoạt
vụ án, tô ̣i phạm và được cơ động điều tra trong các
quan có thẩm quyền triê ̣u tâ ̣p trường hợp do BLTTHS quy
đến làm chứng. định.
Người làm chứng khai báo gian Người chứng kiến có trách
dối hoặc từ chối khai báo, trốn nhiệm xác nhận nội dung, kết
tránh việc khai báo mà không vì quả công việc mà người có
lý do bất khả kháng hoặc không thẩm quyền tiến hành tố tụng
do trở ngại khách quan thì phải đã tiến hành trong khi mình
chịu trách nhiệm hình sự theo có mặt và có thể nêu ý kiến
quy định của Bộ luật Hình sự. cá nhân. Ý kiến này được ghi
Cơ quan, tổ chức nơi người làm vào biên bản.
chứng làm việc hoặc học tập có Mô ̣t số trường hợp phải có 02
trách nhiệm tạo điều kiện để họ người chứng kiến (khoản 1, 2,
tham gia tố tụng. 4 Điều 195 BLTTHS năm
2015).

Những người không được làm Những người không được làm Những người không được
chứng/làm ngườichứng kiến chứng: làm người chứng kiến:
  - Người bào chữa của người bị - Người thân thích của người
buộc tội; bị buộc tội, người có thẩm
- Người do nhược điểm về tâm quyền tiến hành tố tụng;
thần hoặc thể chất mà không có - Người do nhược điểm về
khả năng nhận thức được những tâm thần hoặc thể chất mà
tình tiết liên quan nguồn tin về không có khả năng nhận thức
tội phạm, về vụ án hoặc không đúng sự việc;
có khả năng khai báo đúng đắn. - Người dưới 18 tuổi;

11
- Có lý do khác cho thấy
người đó không khách quan.

Quyền - Được thông báo, giải thích - Được thông báo, giải thích
quyền và nghĩa vụ quy định tại quyền và nghĩa vụ quy định
Điều này; tại Điều này;
- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo - Yêu cầu người có thẩm
vệ tính mạng, sức khoẻ, danh quyền tiến hành tố tụng tuân
dự, nhân phẩm, tài sản và thủ quy định của pháp luật,
quyền, lợi ích hợp pháp khác bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,
của mình, người thân thích của danh dự, nhân phẩm, tài sản
mình khi bị đe dọa; và quyền, lợi ích hợp pháp
- Khiếu nại quyết định, hành vi khác của mình, người thân
tố tụng của cơ quan, người có thích của mình khi bị đe dọa;
thẩm quyền tiến hành tố tụng - Xem biên bản tố tụng, đưa
liên quan đến việc mình tham ra nhận xét về hoạt động tố
gia làm chứng; tụng mà mình chứng kiến;
- Được cơ quan triệu tập thanh - Khiếu nại quyết định, hành
toán chi phí đi lại và những chi vi tố tụng của cơ quan, người
phí khác theo quy định của có thẩm quyền tiến hành tố
pháp luật. tụng liên quan đến việc mình
tham gia chứng kiến;
- Được cơ quan triệu tập
thanh toán chi phí theo quy
định của pháp luật.

Nghĩa vụ - Có mặt theo giấy triệu tập của - Có mặt theo yêu cầu của cơ
cơ quan có thẩm quyền tiến quan có thẩm quyền tiến hành
hành tố tụng. Trường hợp cố ý tố tụng;
vắng mặt mà không vì lý do bất - Chứng kiến đầy đủ hoạt
khả kháng hoặc không do trở động tố tụng được yêu cầu;
ngại khách quan và việc vắng
- Ký biên bản về hoạt động
mặt của họ gây trở ngại cho
mà mình chứng kiến;
việc giải quyết nguồn tin về tội

12
phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, - Giữ bí mật về hoạt động
xét xử thì có thể bị dẫn giải; điều tra mà mình chứng kiến;
- Trình bày trung thực những - Trình bày trung thực những
tình tiết mà mình biết liên quan tình tiết mà mình chứng kiến
đến nguồn tin về tội phạm, về theo yêu cầu của cơ quan có
vụ án và lý do biết được những thẩm quyền tiến hành tố tụng.
tình tiết đó.

8. Trình bày địa vị pháp lý của người bị can, bị cáo.

Điều 60. Bị can


1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được
thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị
can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra;
quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết
định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc
phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám
định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao
tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý
do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

13
4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị
can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao
tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.
Điều 61. Bị cáo
1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là
pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ
luật này.
2. Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện
pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác
theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám
định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia
tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc
phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh
luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không
do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

9. Trình bày địa vị pháp lý của bị hại. So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự?

14
Điều 62. Bị hại
1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại
về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiê ̣t hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên
tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời
buộc tội tại phiên tòa.
4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không
vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực
hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.
Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ
chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy
định tại Điều này.

15
TIÊU CHÍ BỊ HẠI NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại


Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ
về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là
quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm
Khái niệm cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài
gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường
sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe
thiệt hại.
dọa gây ra.

Bị thiệt hại về:

+ Thể chất;

+ Tinh thần;
Các loại
Chỉ bị thiệt hại về tài sản
thiệt hại + Tài sản;

+ Uy tín (đối với cơ quan, tổ chức bị


thiệt hại).

- Bị hại bị thiệt hại trực tiếp (Bởi


hành vi phạm tội nhắm đến là việc
trực tiếp gây thiệt hại cho chủ thể - Nguyên đơn dân sự bị thiệt hại gián
này). tiếp và phải có thiệt hại xảy ra, (Bởi
hành vi phạm tội nhắm đến không phải
- Có thể có trường hợp thiệt hại là việc trực tiếp gây thiệt hại cho chủ
chưa xảy ra mà chỉ đe dọa xảy thể này mà chủ thể này bị thiệt hại là
ra (đối với những tội phạm cấu thành do bị ảnh hưởng gián tiếp từ hành vi
hình thức tức chỉ quy định có hành vi phạm tội).
Dạng thiệt vi phạm pháp luật mà không nhất
hại do hành thiết xét đến hậu quả xảy ra hay  
vi nhắm chưa) thì những chủ thể bị đe dọa xảy
đến ra thiệt hại cũng sẽ trở thành bị hại.

Ví dụ: Tại quán ăn của A; B và C đang ăn nhậu thì sau đó lời qua tiếng lại gây
xích mích nên lao vào đánh nhau, B và C đã dùng bàn ghế, bát đũa tại bàn nhậu
làm công cụ đánh nhau. Sự việc xảy ra khiến C bị thương tích 65% và quán của
A bị thiệt hại 5.000.000 vì những dụng cụ B, C đã làm hỏng. Sau đó, B đã bị
khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Theo đó, trong vụ án này: C là bị hại còn A
là nguyên đơn dân sự.

16
Chỉ được tham gia tố tụng khi có đơn
yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Ví dụ
đối với vụ án ở trên thì A chỉ được coi
Cách thức
Được tham gia tố tụng ngay cả là nguyên đơn dân sự trong vụ án nếu
để tham gia
khi không có yêu cầu. như A có đơn yêu cầu bồi thường thiệt
tố tụng
hại)

Trường hợp vụ án được khởi tố theo


yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc
Quyền người đại diện của họ trình bày lời
trình bày buộc tội tại phiên tòa.
Không có quyền trình bày lời buộc tội
lời buộc tội
tại phiên tòa.
tại phiên (khoản 3 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình
tòa sự 2015)

Quyền đề
nghị hình Có quyền Không có quyền
phạt

Chỉ được quyền kháng cáo bản án,


Kháng cáo
quyết định của Tòa án về phần bồi
bán án, Có quyền kháng cáo bản án, quyết
thường thiệt hại.
quyết định định của Tòa án
của Tòa án
 

– Có mặt theo giấy triệu tập của


người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng; trường hợp cố ý vắng mặt – Có mặt theo giấy triệu tập của người
không vì lý do bất khả kháng hoặc có thẩm quyền tiến hành tố tụng và
Nghĩa vụ
không do trở ngại khách quan thì có trình bày trung thực những tình tiết
thể bị dẫn giải; liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

10. Trình bày địa vị pháp lý của người bào chữa? Phân biệt người bào chữa với người bảo vệ quyền
lợi của đương sự?

Điều 72. Người bào chữa

17
1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất
đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là
thành viên của tổ chức mình.
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án
đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích
của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buô ̣c tô ̣i;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền
tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy
lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt đô ̣ng đối chất, nhâ ̣n dạng, nhâ ̣n biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy
định của Bộ luật này;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và
thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà
mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

18
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng,
người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại,
định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc
điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
2. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội
vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do
bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung
cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản
1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã
ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp
người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ viê ̣c đăng ký bào
chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
phải bồi thường theo quy định của luật.
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;

19
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhâ ̣n biết giọng
nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc
bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình
bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

11. Trình bày khái niệm chứng cứ. Phân tích các thuộc tính của chứng cứ.

Điều 86. Chứng cứ


Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm
căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết
khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Chứng cứ là những thông tin có thật, liên quan đến vụ án được thu thập, phản ánh từ những nguồn hợp
pháp, theo trình tự, thủ tục, do PL quy định mà các chủ thể chứng minh dùng làm căn cứ để chứng minh
những vấn đề cần phải làm rõ trong vụ án hình sự.

Thuộc tính của chứng cứ trong tố tụng hình sự

(i) Tính khách quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:
Chứng cứ được dùng là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã
xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.Tính khách quan đòi hỏi bản thân
các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay

20
không.Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không
phải là chứng cứ. Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ được sinh ra.

(ii) Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:
Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng
minh.Những gì có thật phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải chứng minh trong vụ án
hình sự.Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh
trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại
khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.

(iii) Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự:
Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh
và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp được
xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.

Những gì được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính trên. Nếu xét mối
quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của
chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ

12. Phân loại chứng cứ là gì? Trình bày các cách phân loại chứng cứ.

Phân loại chứng cứ là chia chứng cứu thành nhiều loại khác nhau. Dựa trên 3 loại tiêu chí khác nhau phân
loại chứng cứ theo 3 cách.

 Dựa vào ý nghĩa trực tiếp hay gián tiếp làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng minh của vụ án,
chứng cứ được phân thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
     + Chứng cứ trực tiếp: là chứng cứ trực tiếp xác định các tình tiết thuộc những vấn đề cần phải chứng
minh trong vụ án hình sự. Ví dụ: A giết B rồi dấu xác dưới giếng nước, C nhìn thấy và báo Công an. Lời
khai của C là chứng cứ trực tiếp vì nó phùhợp với lời khai nhận tội của A.
     + Chứng cứ gián tiếp: là chứng cứ không trực tiếp làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng
minh của vụ án mà chỉ có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề khác có liên quan. Nếu kết hợp với những
chứng cứ khác thì chứng cứ gián tiếp có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh của vụ án. Ví
dụ: Cơ quan điều tra thu được 1 con dao tại hiện trường. A xác nhận con dao đó là của B – bạn của A. Qua

21
đối chiếu vân tay trên con dao, Cơ quan điều tra xác định được dấu vân tay phù hợp với vân tay của B. Như
vậy lời khai của A xác nhận con dao của B là chứng cứ gián tiếp. Dấu vân tay của B phù hợp với dấu vân
tay trên con dao là chứng cứ trực tiếp chứng minh B là kẻ phạm tội.
– Dựa vào nguồn gốc của chứng cứ, chứng cứ được chia thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại.
     + Chứng cứ gốc: là chứng cứ có được từ nguồn trực tiếp, không thông qua một khâu trung gian. Ví dụ:
Cơ quan điều tra thu được công cụ, phương tiện chứa đựng thông tin về tội phạm ngay tại hiện trường.
     + Chứng cứ thuật lại: là chứng cứ thu được bằng sự thuật lại của người không trực tiếp biết sự việc
phạm tội mà chỉ biết thông tin về tội phạm do người khác kể lại. Ví dụ: A kể cho B nghe đã nhìn thấy C
thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. B không trực tiếp nhìn thấy C thực hiện hành vi đó nên lời khai của B là
chứng cứ thuật lại.
– Dựa vào ý nghĩa chứng minh để buộc tội hay gỡ tội, chứng cứ được phân thành chứng cứ buộc tội và
chứng cứ gỡ tội.
     + Chứng cứ buộc tội: là chứng cứ dùng để chứng minh hành vi phạm tội của người bị buộc tội; làm rõ
các tình tiết định khung hình phạt tăng năng, tình tiết tăng nặng áp dụng đối với người bị buộc tội
     + Chứng cứ gỡ tội: là chứng cứ dùng để chứng minh hành vi của người bị buộc tội không phạm tội hoặc
phạm tội nhẹ hơn so với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
đối với họ và những chứng cứ chứng minh người bị buộc tội đượ hưởng những điều có lợi hơn so với sự
buộc tội của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

13. Nguồn chứng cứ là gì? Trình bày khái quát về các loại nguồn chứng cứ theo quy định của pháp
luật hiện hành.

Nguồn chứng cứ là nơi ghi nhận, lưu trữ và phản ánh chứng cứ

Điều 87. Nguồn chứng cứ


1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có
giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Các nguồn chứng cứ

Điều 89. Vật chứng


Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối
tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa
trong việc giải quyết vụ án.

22
Điều 91. Lời khai của người làm chứng
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị
buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu
hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì
sao biết được tình tiết đó.
Điều 92. Lời khai của bị hại
1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và
trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết
được tình tiết đó.
Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội
phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ
không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 94. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của họ.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Điều 95. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị
khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự
thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội
phạm.
Điều 96. Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm
Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ tố giác, báo tin về tội
phạm.
Điều 97. Lời khai của người chứng kiến
Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác
của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Điều 99. Dữ liệu điện tử

23
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ,
truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường
truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền
gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định
người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Điều 100. Kết luận giám định
1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn
về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách
nhiệm về kết luận đó.
Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường
hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu
rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo
thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì
không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Điều 101. Kết luận định giá tài sản
1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được
yêu cầu.
Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp
không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận
của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải
nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của
pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử
Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
Điều 103. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung
cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.
Điều 104. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án

24
Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể
được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì
được coi là vật chứng.

14. Đối tượng chứng minh là gì? Trình bày đối tượng chứng minh trong các vụ án xâm phạm
ANQG.

Đối tượng chứng minh là những tình tiết, những vấn đề cần phải chứng minh, làm rõ trong 1 vụ án
hình sự

Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự


Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách
nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của
bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt.
Đối tượng chứng minh trong các vụ án xâm phạm ANQG

1/ khách thể của tội phạm: Khách thể của tội xâm phạm ANQG là những quan hệ xã hội có tầm quan trọng
đặc biệt, đảm bảo mục tiêu, tính chất và sự phát triển của các quan hệ xã hội khác đó là sự tồn tại, sự vững
mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân.

2/ hành vi nguy hiểm cho xã hội : Hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia là hành động ý chí nên
hành vi phản ánh mục đích mà người phạm tội nhằm đạt tới. Điều tra viên không thể tìm mục đích của tội
phạm trong ý thức người phạm tội mà phải căn cứ vào hành vi để xác định. Đối với các tội xâm phạm an
ninh quốc gia, có một số tội bản thân hành vi đã thể hiện mục đích chống chính quyền. Với những tội này,
khi làm rõ được hành vi coi như mục đích đã được chứng minh. Đối với những tội hành vi khách quan
không phản ánh mục đích chống chính quyền, nhà làm luật đã ghi rõ dấu hiệu mục đích ngay trong điều
luật: “…nhằm chống chính quyền”, “…nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” hoặc “…nhằm gây
phương hại cho an ninh lãnh thổ cúa nước CHXHCN Việt Nam”. Với những tội này việc chứng minh, làm
rõ mục đích phạm tội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định tội.

 Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, bảo
đảm cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các quan hệ xã hội khác.

25
Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân…
Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật như: khách thể của tội phản bội
Tổ quốc (điều 78 BLHS) là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…
 Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được biểu hiện bằng những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm đến các khách thể nêu trên. Tính chất của những hành vi này là nguy hiểm lớn hoặc đặc biệt lớn cho
xã hội. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động, ví dụ, tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội khủng bố,…Đa số các tội phạm trong nhóm tội này có cấu thành
tội phạm hình thức. Chẳng hạn, tội phản bội Tổ quốc (điều 78), tội hoạt động nhằm lật đổ chỉnh quyền
nhân dân (điều 79)…Một số tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia khác lại có cấu thành
tội phạm vật chất, ví dụ, tội hoạt động phỉ (điều 83), tội khủng bố (điều 84)…
 Mặt chủ quan của tội xâm phạm an ninh quốc gia:
+ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi là xâm hại đến độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm hại
đến chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy trước hành vi
đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
+ Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm
trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có mục đích chống lại hoặc làm suy
yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội xâm phạm an ninh quốc gia với những
tội phạm khác có các dấu hiệu của mặt khách quan tương tự.
+ Đông cơ phạm tội không  phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Động cơ
phạm tội ở các tội này có thể khác nhau (thù hằn giai cấp, vụ lợi,…).
+ Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.

15. Trình bày trách nhiệm chứng minh trong TTHS. Tại sao người bị buộc tội có quyền nhưng
không buộc phải chứng minh là mình vô tội?

Trách nhiệm chứng minh còn gọi là nghĩa vụ chứng minh được coi là một trong những vấn đề lớn của lý
luận chứng cứ vì nó liên quan trực tiếp tới tính chất và nguyên tắc tổ chức của TTHS.

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án


Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có
quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các
biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng

26
cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của người bị buộc tội.
người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội vì:

Quy định của BLTTHS năm 2015: “Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là
mình vô tội” nói lên rằng, người bị buộc tội luôn luôn được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa như Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự đã xác định và thực hiện quyền đó bằng mọi biện pháp hợp
pháp, trong đó có việc đưa ra chứng cứ chứng minh sự vô tội của mình. Quyền chứng minh của người bị
buộc tội thể hiện tính công bằng và minh bạch của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm và bảo vệ công lý. So với
các BLTTHS năm 1988 và năm 2003, theo BLTTHS năm 2015, những người tham gia tố tụng như người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án đều có quyền đưa ra chứng cứ mà không chỉ là đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Đồng thời, những
người này cũng có quyền trình bày ý kiến của mình về chứng cứ do các chủ thể tố tụng khác đưa ra, yêu
cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ đó. Người bào chữa ngoài các
quyền kể trên còn có quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ,
đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định
giá lại tài sản (khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015). Người buộc tội cũng có quyền không trả lời các câu
hỏi của cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng mà nhiều người còn gọi ngắn gọn là “quyền im lặng”
của người bị buộc tội. Nội dung này bắt nguồn từ quyền không buộc phải chứng minh của bị can, bị cáo và
trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan và người buộc tội, nhằm bảo đảm tự do và an toàn cá nhân cho
người bị buộc tội trong quá trình tố tụng hình sự, phù hợp với Công ước quốc tế năm 1966: “Trong quá
trình xét xử về một tội hình sự, mọi người có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng
những bảo đảm tối thiểu như được thông báo không chậm trễ và chi tiết, bằng một ngôn ngữ mà người đó
hiểu được về bản chất và lý do buộc tội mình, không bị buộc đưa ra lời khai chống lại mình, không bị buộc
phải nhận là mình có tội” (khoản 3 Điều 14 Công ước).

16. Thu thập chứng cứ là gì? Trình bày các phương hướng thu thập chứng cứ.

Khái niệm

Theo nghĩa rộng, thu thập chứng cứ là phát hiện, thu giữ những thông tin có ý nghĩa chứng minh tội phạm,
là phát hiện, thu giữ sự kiện chứng minh. Những thông tin này được phản ánh từ các nguồn chứng cứ. hiểu
theo nghĩa này thì thu thập chứng cứ không chỉ là phát hiện, thu giữ nguồn mà sau khi có nguồn chứng cứ
phải biết cách khai thác thông tin tồn tại trong nguồn đó. Ngoài việc phát hiện thu giữ nguồn, thu thập
chứng cứ, còn bao gồm cả việc phát hiện, thu giữ các sự kiện chứng minh. sự kiện chứng minh ở đây được
hiểu là những thông tin có giá trị chứng minh tội phạm, là sự kiện thực tế có liên quan đến vụ án. Thu thập
chứng cứ bao gồm phát hiện, thu giữ chứng cứ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và bảo vệ, bảo quản
chứng cứ.

Theo nghĩa hẹp, thu thập chứng cứ là hành vi phát hiện và thu giữ, bảo quản chứng cứ.

27
Thu thập chứng cứ trong TTHS là hoạt động mang tính pháp lý. Tính pháp lý được hiểu là toàn bộ hoạt
động thu nhập chứng cứ được tiến hành trong khuôn khổ PL, trên cơ sở quy định của luật TTHS về thẩm
quyền, chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục phải tuân theo, thời hạn.

Thu thập chứng cứ trong TTHS là hoạt động mang tính nghiệp vụ. nghiệp vụ ở đây được hiểu là nghiệp vụ
điều tra, không phải chỉ là nghiệp vụ của ngành Công an. Ngoài cơ quan CA, các cơ quan điều tra khác và
những cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có chức trách, quyền hạn thu thập
chứng cứ.

Tuyệt đối hóa pháp lý xem nhẹ tính nghiệp vụ sẽ dẫn đến tình trạng đơn giản hóa, hành chính hóa hoạt
động thu thập chứng cứ. ngược lại nếu tuyệt đối hóa tính nghiệp vụ, xem nhẹ tính pháp lý thì dễ dẫn tới
tình trạng tùy tiện, xem thường luật, bất chấp luật trong chứng cứ.

Phương hướng thu thập chứng cứ

Trong quá trình chứng minh, phát hiện thu thập chứng cứ là khâu đầu tiên và là khâu có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng. để có thể thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, kịp thời, bảo đảm thời hạn luật định một vấn đề
đặt ra là phải xác định được nội dung và phương hướng thu thập chứng cứ. Phương hướng thu thập chứng
cứ và nội dung thu thập chứng cứ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một.

Xác định phương hướng thu thập chứng cứ là vấn đề mang tính lý luận và tính thực tiễn. từ thực tiễn hoạt
động điều tra tội phạm, có thể khái quát và rút ra căn cứ xác định phương hướng thu thập chứng cứ là:
những tài liệu chứng cứ ban đầy về vụ án đã thu thập được, quy luật dấu vết, quy luật hoạt động của bọn tội
phạm, kinh nghiệm của cán bộ điều tra.

Phương pháp thu thập chứng cứ: là cách thức phát hiện, thu giữ chứng cứ, bao gồm phương pháp chung và
phương pháp đặc thù. Phương pháp chung là phương pháp thu thập chứng cứ được áp dụng phổ biến trong
các biện pháp. Còn phương pháp đặc thù (cụ thể) là phương pháp được áp dụng trong từng biện pháp cụ
thể. Phương pháp chung trong thu thập chứng cứ là: Phương pháp quan sát, đo lường, so sánh, miêu tả,
thực nghiệm.

17. Tại sao phải kiểm tra chứng cứ? Trình bày phương pháp kiểm tra chứng cứ.

Kiểm tra chứng cứ là xem xét, phân tích những tài liệu, dấu vết, sự vật,.. thu được xem chúng có đầy đủ
các thuộc tính của chứng cứ hay không. Kiểm tra chứng cứ là khâu không thể thiếu trong quá trình chứng
minh và là khâu có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho chứng cứ thu được thực sự có giá trị chứng minh và
hiệu lực sử dụng (giá trị pháp lý)

Kiểm tra chứng cứ được coi là nguyên tắc, là khâu không thể thiếu trong quá trình chứng minh là vì những
lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chứng cứ là những thông tin, sự kiện thực tế có thật được phát hiện, thu thập thông qua nhận
thức của những người tiến hành và tham gia tố tụng nên có thể bị phản ánh sai lệch.
28
Mức độ chính xác trong nhận thức, phản ánh của những người tham gia tố tụng phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như trình độ văn hóa, kiến thức xã hội, sự nhạy bén của giác quan. Ngoài ra còn có sức khỏe, nghề
nghiệp. trong khi khả năng của từng cá nhân cụ thể rất bị hạn chế thì đối tượng nhận thức lại rất đa dạng,
phong phú và rất khó phân biệt nên dễ làm cho người tham gia tố tụng nhầm lẫn.

Thứ hai, do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm

Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, bọn tội phạm thường tìm cách che giấu hành vi của
mình. Cùng với thời gian, kinh nghiệm điều tra, khám phá tội phạm của các cơ quan có trách nhiệm ngày
càng được tích lũy, thì ngược lại thủ đoạn đối phó của bọn tội phạm ngày càng tinh vi. Ngoài ra, nhiều khi
những dấu vết không liên quan ngẫu nhiên xuất hiện tại hiện trường cũng có thể làm lạc hướng điều tra.

Thực tiễn hoạt động tố tụng còn cho thấy mức độ chính xác của chứng cứ thu được phụ thuộc không ít và
đặc điểm của người phản ánh nó. Điều này thể hiện khá rõ nét trong trường hợp nguồn chứng cứ là lời khai
của những người tham gia tố tụng. có thể nói rằng mỗi loại nguồn chứng cứ là một lăng kính, qua đó sự
thật được phản ánh ít nhiều bị méo mó, xuyên tạc. việc kiểm tra chứng cứ có tác dụng giúp cán bộ tiến
hành tố tụng khắc phục những khiếm khuyết nói trên.

Thứ ba, bản thân những người tiến hành tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ có thể sao sót.

Những sai sót trong thu thập chứng cứ ở đây là những sai sót trong hỏi cung, lấy lời khai, trong giám định,
… nguyên nhân dẫn đến sai sót này có thể là những nguyên nhân thuộc về phương pháp luận (chủ quan,
định kiến, phiến diện) cũng có thể là do cẩu thả, thiếu trách nhiệm, sơ suất trong khi tiến hành các hoạt
động cụ thể. Để có được chứng cứ với đầy đủ các thuộc tính của nó, người cán bộ tiến hành tốt tụng phải
có phương pháp luận khoa học. bên cạnh những sai lầm thuộc về phương pháp luận, những sai lầm do thiếu
cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong các khâu công tác cụ thể cũng có thể gây ra những hậu quả không nhỏ.
Những sai sót thuộc loại này thường xảy ra trong các khâu giám định, thực nghiệm điều tra.

phương pháp kiểm tra chứng cứ

tất cả các chứng cứ đều có thể được kiểm tra bằng các phương pháp (cách thức) sau:

1/ Phân tích, xem xét từng tài liệu, chứng cứ đối chiếu với thực tế, với quy luật phát sinh và phát triển của
sự vật, hiện tượng quy luật hoạt động của bọn phạm tội trên cơ sở đó xác định tính thực tế khách quan của
chứng cứ thu được.

Khi thu được các dấu vết hoặc khi nghe được những người tham gia tố tụng khai báo, cán bộ tiến hành tố
tụng có thể kiểm tra bằng cách đối chiếu tài liệu, dáu vết thu được với kiến thức đã xem phù hợp hay mâu
thuẫn. nếu có mâu thuẫn thì phải phân tích, xem xét một cách toàn diện để xác định thực chất của tài liệu,
dấu vết thu được. đối chiếu với kiến thức đã biết là đối chiếu với tình hình thực tế, đối chiếu với quy luật
phát sinh, phát triển của sự vật hiện tượng (quy luật dấu vết) và đối chiếu với quy luật hoạt động của bọn
tội phạm.

2/ so sánh, đối chiếu giữa các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được

29
So sánh, đối chiếu giữa các chứng cứ, tài liệu đã thu được là so sánh đối chiếu giữa dấu vết thu được tại
hiện trường với lời khai, giữa kết quả khám nghiệm, giám định với lời khai và giữa lời khai của những
người tham gia tố tụng với nhau xem có phù hợp hay mâu thuẫn, trên cơ sở đó xác định thực chất của tài
liệu, chứng cứ thu được.

3/ tìm thêm chứng cứ, tài liệu mới để làm sáng tỏ chứng cứ, tài liệu đã có cũng là cách thức (phương pháp)
kiểm tra chứng cứ. phương pháp này được sử dụng khi chưa đủ chứng cứ, tài liệu cần thiết và thường được
tiến hành trong giai đoạn điều tra. Tìm thêm chứng cứ, tài liệu mới có thể được tiến hành bằng cách: tổ
chức khám nghiệm hiện trường lần thứ 2, tổ chức giám định, xét nghiệm lại, tìm thêm nhân chứng để khai
thác những thông tin cần thiết, truy nã bị can để xét hỏi nếu bị can đã bỏ trốn,… xét về mặt khoa học, logic,
tìm thêm chứng cứ mới không phải là phương pháp, cách thức kiểm tra chứng cứ độc lập mà chỉ là điều
kiện, tiền đề của việc tiếp tục các phương pháp kiểm tra nêu trên.

18. Biện pháp ngăn chặn trong TTHS là gì? Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa biện pháp ngăn
chặn trong TTHS với hình phạt.

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong Tố tụng hình sự do cơ quan và người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng quyết định áp dụng đối với người bị buộc tội, nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội,
không để tiếp tục phạm tội mới hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm việc thi hành án.

Đặc điểm:

- là biện pháp cưỡng chế trong TTHS. Đây là biện pháp do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện có
tính bắt buộc đối với người bị áp dụng;

- Đối tượng áp dụng là người bị buộc tội (bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo)

- chủ thể áp dụng là các biện pháp ngăn chặn là những cơ quan và người có thẩm quyền thuộc cơ quan điều
tra, viện kiểm sát, tòa án và một số chủ thể khác như người chỉ huy đồn biên phòng, người chỉ huy tàu bay,
tàu biển. trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã thì bất cứ người nào
cũng có quyền bắt.

- mục đích áp dụng của biện pháp ngăn chặn là kịp thời ngăn chặn đối tượng tiếp tục phạm tội, trốn tránh
pháp luật hoặc có hành động cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.

Căn cứ áp dụng

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn


1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc
điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoă ̣c để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong

30
trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm
hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang,
bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

 Tiêu chí Biện pháp ngăn chặn  Hình phạt

 
- Mang tính bắt buộc;
Giống
- Do cơ quan có thẩm quyền tiến hành;
nhau
- Có xu hướng bất lợi đối với người bị áp dụng.
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp
Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ
của Nhà nước được quy định trong BLHS, do
chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn
Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc
Khái niệm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp
pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ
tục phạm tội hoă ̣c để bảo đảm thi hành án,
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
nhân thương mại đó.
tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Đối tượng
Người bị buộc tội Cá nhân hoặc pháp nhân
áp dụng
Khi người hoặc pháp nhân thương mại phạm
tội mà Nhà nước nhận thấy cần phải có biện
Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ
pháp cưỡng chế ước nhằm nhằm trừng trị mà
gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét
còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã
Căn cứ xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoă ̣c để bảo
hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy
tiến hành đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm
tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm
quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm
tội mới đồng thời giáo dục người khác tôn
quyền của mình.
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
Sau khi có lệnh hoặc quyết định áp dụng Sau khi Tòa án có quyết định áp dụng hình
Thời điểm
biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm phạt đối với với người hoặc pháp nhân thương
tiến hành
quyền mại phạm tội.
Hình thức – Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Hình phạt được phân loại thành 2 nhóm:

– Bắt; – Hình phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền; cải


tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn;
– Tạm giữ; tù chung thân; tử hình.

– Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhệm chức

31
– Tạm giam;

– Bảo lĩnh; vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định; cấm cư trú; quản chế, tước một số
– Đặt tiền để bảo đảm; quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi
không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi
– Cấm đi khỏi nơi cư trú; không áp dụng là hình phạt chính

– Tạm hoãn xuất cảnh.


Căn cứ
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
pháp lý

19. Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

bắt bị can, bị cáo để tạm giam là trường hợp bắt người bị khởi tố về hình sự hoặc đã có quyết định
đưa vụ án ra xét xử để tạm giam nhằm phục vụ cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án.

Căn cứ áp dụng khoản 1,2,3 điều 119 BLTTHS

Điều 119. Tạm giam


1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống
chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình
phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người
bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác,
trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;

32
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống
chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với
họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Thẩm quyền áp dụng: Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm
sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viê ̣n trưởng, Phó Viê ̣n trưởng Viện kiểm sát
quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng
xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt
và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ
của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người
khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ
chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng
kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

20. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn
chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh PL nhằm cản trở, gây khó khăn các hoạt động TTHS.

Điều 119. Tạm giam


1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

33
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống
chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình
phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người
bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác,
trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống
chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với
họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định
tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này
phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận
được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra
quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan
điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị
tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người
bị tạm giam làm việc, học tập biết.
Điều 120. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về
tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam
giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra
quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị
trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam
thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ
quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.
3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm
giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập
văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

34
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá
03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và
không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời
hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04
tháng.
Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố
1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều
tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng
không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với
tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Viện
kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ
sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người
bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ
vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc giao, nhận các văn bản nêu trên được lâ ̣p biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bô ̣ luâ ̣t này và đưa
vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm
đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

21. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do người có thẩm quyền áp dụng
đối với người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau

35
khi thực hiện tội phạm có căn cứ để cho rằng họ sẽ bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ nhằm ngăn chặn hành vi
phạm tội hoặc hành vi tránh trách nhiệm của người phạm tội.

Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp


1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn
thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị
nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng
Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đô ̣i biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục
trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ
đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư
lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn
trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục
Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ
người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Viê ̣c
thi hành lê ̣nh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bô ̣
luâ ̣t này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoă ̣c nhận người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định
tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu
liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải
ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan
điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người
bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải
ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người
đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo
tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ
giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:

36
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định
tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần
thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết
định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên
bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ
việc, vụ án.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp
Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra
lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

22. Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp bắt người phạm tội quả tang.

Bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện
tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang


1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị
đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm
sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị
bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả
tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liê ̣u, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ
người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc
báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trong thời hạn 12h cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải lấy lời khai và ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự
do cho người bị bắt.

Thủ tục lập biên bản: việc bắt người và giao nhận người bị bắt phải được lập biên bản theo đúng quy định
của pháp luật

37
+ thủ tục thông báo: cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo về việc bắt người theo quy định tại
điều 116.

23. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ.

Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
trong trường hợp phạm tội quả tang hay bắt theo quyết định truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú nhằm
ngăn chặn người đó bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi khác cản trở các hoạt động TTHS.

Điều 117. Tạm giữ


1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp
phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền
ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và
giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định
tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định
tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm
quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy
bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Điều 118. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở
của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.
Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03
ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền
phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết
định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm
giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm
giam.

24. Trình bày quy định của pháp luật về trường hợp bắt người đang bị truy nã.

38
Bắt người đang bị truy nã là bắt người đang bỏ trốn và có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ áp dụng:

về hình thức pháp lý là quyết định truy nã nhưng thực chất căn cứ áp dụng là căn cứ (cơ sở) ra quyết định
truy nã.

Đối tượng áp dụng: người đang có quyết định truy nã, bao gồm người đã bị bắt, đang bị tạm giữ, tạm giam,
hoặc đang chấp hành hình phạt tù mà bỏ trốn hoặc là người đã có lệnh bắt nhưng chưa thi hành án mà bỏ
trốn.

Thẩm quyền áp dụng:

Điều 112. Bắt người đang bị truy nã


1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ
quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp
nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Thủ tục áp dụng:

-sau khi bắt phải giải ngay người bị bắt tới cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các
cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

- trong thời hạn 12h cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải lấy lời khai và thông báo ngay cho cơ quan ra
quyết định truy nã quyết định đình nã và đến nhận người bị bắt. Trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy
nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra
quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm
giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm
giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viên kiểm sát cùng cấp để xét
phê chuẩn. Trường hợp không đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm
quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được viện kiểm sát cùng cấp
phê chuẩn cho cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh, tạm giam, cơ quan điều tra nhận
người bị bắt phải giải nga người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.

- thủ tục lập biên bản: việc bắt người và giao, nhận người bị bắt phải được lập biên bản theo đúng quy định
của PL (điều 115, 133)

Thủ tục thông báo: cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo về việc bắt người theo quy định tại
điều 116.

25. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

39
Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch
rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa,
khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người
này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
4. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ
luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên
án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã,
phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo
cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư
trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội
quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lê ̣nh cấm đi khỏi nơi cư trú.
6. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư
trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư
trú biết để xử lý theo thẩm quyền.

26. Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo
đảm.

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm


1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

40
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa,
khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người
này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã
đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn
đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó
đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa
án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
5. Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền
để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2
Điều này, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người
này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.
6. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm
giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.

27. Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng với bị can, bị cáo, người bị tố giác, người
bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn.

Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh


1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có
dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó
bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b) Bị can, bị cáo.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp
trước khi thi hành.

41
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt
tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

28. Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo lĩnh.

Điều 121. Bảo lĩnh


1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho
họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ
chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và
có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của
họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có
xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhâ ̣n bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi
phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo
về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa,
khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người
này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113
của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này.
Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm
người đó đi chấp hành án phạt tù.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính
chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

29. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Chứng minh khởi tố vụ án
hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự độc lập.
42
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của TTHS trong đó các chủ thể có thẩm quyền xác định sự việc
xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự vì có những đặc điểm riêng như thời hạn tiến
hành tố tụng; chủ thể tiến hành tố tụng; mục đích, nhiệm vụ cụ thể, đặc điểm của các quan hệ tố tụng; trình
tự, thủ tục thực hiện các hành vi tố tụng; tính chất, đặc điểm của các quyết định tố tụng trong các giai đoạn
khởi tố.

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của TTHS nên khởi tố vụ án có vai trò rất quan trọng trong quá
trình tố tụng hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở để xác định mặt pháp lý một sự việc xảy ra
là có dấu hiệu tội phạm, là cơ sở để cơ quan điều tra công khai mở cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp
cần thiết do pháp luật TTHS quy định để làm rõ vụ án, người phạm tội. trừ một số trường hợp khác theo
luật định, về nguyên tắc các biện pháp điều tra được quy định trong BL TTHS chỉ được phép áp dụng giải
quyết vụ án hình sự từ khi có quyết định khởi tố. khởi tố vụ án hình sự tạo điều kiện cho công tác điều tra
phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh tội phạm để nhanh chóng làm rõ vụ án, người phạm
tội. khởi tố đúng tạo điều kiện cho hoạt động điều tra, truy tốt xét xử đảm bảo tính đúng đắn, chính xác,
tránh oan sai, bot lọt tội phạm. quyết định khởi tố là một trong những cơ sở pháp lý để đấu tranh, loại bỏ sự
can thiệp trái pháp luật vào trong quá trình giải quyết vụ án hình sựu.

Nhiệm vụ

- Áp dụng các biện pháp cần thiết kịp thời ngăn chặn tội phạm, hạn chế hậu quả xảy ra, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình tố tụng sau này

- Áp dụng các biện pháp hợp pháp để kiểm tra, xác minh nguồn tin nhằm xác định căn cứ khởi tố và căn cứ
không khởi tố vụ án.

- Ra quyết định khởi tố hay không khởi tố theo quy định của PL tốt tụng hình sự.

Chứng minh khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự độc lập

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm
quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các
dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết
định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.        
Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có
chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và về
pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu
từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định
về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó.        
Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm
góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người
phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự, mà còn là phương
tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố
tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;

43
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo
vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai
đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm trong toàn xã hội. 

30. Trình bày khái quát thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, trình tự khởi tố vụ án hình sự.

1. Cơ quan điều tra

Cơ quan Cảnh sát điều tra trong công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm vi định tại các
chương từ chương XIV đến chương XXIV của Bộ luật hình sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố
của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân khi
thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các
cấp của lực lượng cảnh sát nhân dân.

Cơ quan an ninh điều tra trong CAND khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại chương XIII,
Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305,
309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều
tra.

Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại
Chương XIII, Chương XXVI BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trừ
các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các
cấp trong Quân đội nhân dân.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội về tham nhũng, chức vụ quy định tại chương XXIII và XXIV BLHS xảy ra trong hoạt động tư
pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra viện kiểm sát, tòa án, cơ quant hi hành
án, người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát

44
Điều 153
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
3. Hội đồng xét xử

Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại
phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ loạt tội phạm.

Thẩm quyền khởi tố vụ án qua việc xét xử tại phiên tòa thuộc về hội đồng xét xử.

4. 1. Bộ đội biên phòng khởi tố vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 150,
151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254,
255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra
trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì
những người quy định tại Khoản 2 Điều này có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:/

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố thuộc về cục trưởng cục trinh sát biên phòng, cục trưởng cục phòng,
chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, tp trực thuộc trung
ương, trưởng đồn biên phòng.

Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định
tại các Điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng
Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu 

Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy
định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi
cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm

trình tự khởi tố vụ án hình sự

1. tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm

Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều
tra, Viê ̣n kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy
định tại khoản 2 Điều 145 của Bô ̣ luâ ̣t này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi
âm hoă ̣c ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua
phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

45
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách
nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp
nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viê ̣n kiểm sát có trách nhiê ̣m chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu
có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày
Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên
bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài
liê ̣u, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban
đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liê ̣u, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra
có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan
điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác
cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng
văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoă ̣c Viê ̣n kiểm sát có thẩm quyền.
2. kiểm tra xác minh tin báo, tố giác tội phạm

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một
trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp
hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có
thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời
hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoă ̣c Viê ̣n trưởng Viê ̣n kiểm sát có
thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát
cùng cấp hoă ̣c Viê ̣n kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành
các hoạt động:

46
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn
tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được
thực hiện theo quy định tại Điều này.
3. ra quyết định khởi tố, quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết
tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Khi có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong phạm vi, trách nhiệm của mình ra
quyết định khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của
BLHS được áp dụng và họ tên chức vụ người ra quyết định. Trong thời hạn 24h các cơ quan có thẩm quyền
khởi tố vụ án phải gửi quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án tới Viện kiểm
sát để kiểm sát việc khởi tố.

Khi xác định có một trong những căn cứ không khởi tố vụ án (điều 107 TTHS) thì chủ thể có thẩm quyền
khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án. Trường hợp đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết
định khởi tố. Nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải
quyết. Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án và các tài liệu liên quan
phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24h kể khi ra quyết định.

Trong trường hợp đã hết hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, cơ
quan có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị
khởi tố nếu:

- Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có
kết quả.

- đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với
việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.

31. Trình bày căn cứ khởi tố và không khởi tố vụ án hình sự.

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự


Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên
những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

47
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có
thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo
với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo
chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có
dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thâ ̣t thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật
hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

32. Trình bày các quy định của pháp luật về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Tại sao những
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án
khi có yêu cầu của người bị hại?

Quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại xuất phát từ nhiều lý do như: để bảo vệ lợi ích, danh dự
của bị hại, nhằm hạn chế xóa bỏ nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, khôi phục
và tăng cường sự đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái trong xã hội. Đối với trường hợp gây
thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe nhưng mức độ nhẹ và người vi phạm đã được nạn nhân tha
thứ (do ăn năn hối lỗi, góp phần khắc phục hậu quả) việc thực hiện mục đích giáo dục thông qua áp
dụng hình phạt không còn thực sự cần thiết, mặt khác trong trường hợp này việc xử lý người phạm

48
tội bằng biện pháp hình sự sẽ khơi dậy, khoét sâu thêm mâu thuẫn đã được hàn gắn giữa người vi
phạm và nạn nhân. Đối với những trường hợp bị xâm phạm nhân phẩm như hiếp dâm, cưỡng dâm,
hậu quả không đáng kể nếu khởi tố, đưa ra xét xử sẽ ảnh hưởng bất lợi tinh thần, tâm lý cản nạn
nhân.

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại


1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,
143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người
dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều sau đây:

-  Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),

-  Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh,

-  Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội,

-  Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,

-  Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,

-  Điều 141. Tội hiếp dâm,

-  Điều 143. Tội cưỡng dâm,

-  Điều 155. Tội làm nhục người khác,

-  Điều 156. Tội vu khống

-  Điều 226.Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc
người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã
chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ
xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy
người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng
đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường
hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Nội dung yêu cầu khởi tố cũng có thể chứa đựng thông tin về tội phạm nên yêu cầu khởi tố có thể đồng
thời là tố giác tội phạm, là một trong những căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên, yêu cầu khởi tố
là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Căn cứ duy nhất khởi tố vụ án hình sự là dấu

49
hiệu tội phạm. Nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố vụ án
hình sự và ngược lại, khi xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị
hại nhưng không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cũng không được khởi tố vụ án hình sự.

33. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chứng minh điều tra vụ án
hình sự là một giai đoạn tốt tụng hình sự độc lập.

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ
luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải
quyết vụ án.

Đặc điểm:

- Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn TTHS độc lập bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết
thúc khi cơ quan điều tra ra bản án kết luận điều tra.

- chủ thể tiến hành là các cơ quan điều tra và các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Nội dung là áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong tố tụng hình sự để thu thập chứng cứ làm rõ mọi vấn
đề trong vụ án.

Nhiệm vụ

- Phát hiện ngăn chặn tội phạm, hạn chế khắc phục hậu quả của tội phạm;

- Thu thập tài liệu chứng cứ làm rõ tội phạm và người phạm tội;

- chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để xét giải quyết vụ án một cách đúng đắn, phát hiện đầu mối mới
phục vụ cho việc điều tra trinh sát hoặc tiến hành tố tụng mở rộng vụ án.

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tốt tụng hình sự độc lập vì

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực
hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến
nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm.
Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của cơ quan điều
tra về việc đề nghị Viện Kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.        
Điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến
hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có
lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong
những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.

50
Điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can
một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy
ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự (như: Truy tố của Viện kiểm sát
hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội).
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo
vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện Kiểm sát và xét xử của
Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong toàn xã hội.   

34. Trình bày quy định của pháp luật về tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra.

Tạm đình chỉ điều tra là việc cơ quan điều tra ra quyết định tạm ngừng việc tiến hành điều tra đối với một
phần hoặc toàn bộ vụ án trong một thời gian nhất định.

Căn cứ áp dụng

Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra


1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ
án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm
đình chỉ điều tra;
b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm
đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả
nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp
vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có
thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết
định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho
bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.
Điều 232. Kết thúc điều tra
1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.
2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận
điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.
4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho
Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị
can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều
tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

51
a) đề nghị truy tố

khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề
nghị truy tố. Bản kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh
tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố,..

b) đình chỉ điều tra

là việc cơ quan điều tra ra quyết định ngừng việc tiến hành điều tra đối với một phần hoặc toàn bộ vụ án

Điều 230. Đình chỉ điều tra


1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy
định tại Điều 16 hoă ̣c Điều 29 hoă ̣c khoản 2 Điều 91 của Bô ̣ luâ ̣t hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra,
việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử
lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có
thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ
quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho
Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì
hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để
truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy
định tại Bộ luật này.

35. Trình bày thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân.

Thẩm quyền điều tra theo sự việc

Điều 163. Thẩm quyền điều tra


1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.
+ Cơ quan An ninh Điều tra Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII,
Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305,
309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của

52
Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để
bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

 Cơ quan Cảnh sát Điều tra  2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương
từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân cấp huyê ̣n, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

Thẩm quyền điều tra theo tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm

Cơ quan điều tra BCA, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, tp trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra

Thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ

Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình

Những tội phạm xảy ra trên địa phận của mình là những tội phạm mà hành vi hoặc hậu quả xảy ra hoặc đe
dọa xảy ra trên địa phận của mình.

Trường hợp nhiều cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra một vụ án hình sự (cơ quan điều tra nơi xảy ra
hành vi và cơ quan điều tra nơi xảy ra hậu quả) thì cơ quan điều tra có thẩm quyền nào phát hiện hoặc tiếp
nhận vụ án đó sau không được điều tra, nếu đã điều tra thì phải đình chỉ.

Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra tội phạm thì việc điều tra vụ án đó thuộc thẩm quyền cơ quan
điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra ở nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp tỉnh
nơi cư trú cuối cùng của bị can hoặc BCA có thể giao việc điều tra vụ án đó cho cơ quan điều tra công an
tp. HCM hoặc cơ quan điều tra công an tp. Hà Nội.

Vụ án mà tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp tỉnh nơi tàu bay, tàu biển trở về VN đầu tiên hoặc nơi tàu bay,
tàu biển đăng ký.

Quyền hạn điều tra của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra,

Các cơ quan thuộc lực lượng An ninh trong CAND

53
Trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của các cơ quan An ninh điều tra của CAND thì cục trưởng, trưởng phòng các cơ quan an ninh
như: Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm
có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh;
các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyê ̣n, quâ ̣n, thị xã, thành phố thuô ̣c tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện);  quyết định khởi tố vụ án hình
sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản
vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan an ninh điều tra có thẩm
quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khỏi tố vụ án.

Đội an ninh công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội
phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy
bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên
quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh.

Các cơ quan thuộc lực lượng cảnh sát trong CAND

Trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan
cảnh sát điều tra thì cục trưởng, giám đốc, trưởng phòng, giám thị của các cơ quan quy định tại khoản
6 điều 9 luật tổ chức cơ quan điều tra Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuô ̣c trung ương; Trại giam.
quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét hiện trường, khám xét,
thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ
quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khỏi tố vụ án.

Trường hợp người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giám thị trại giam ra quyết định truy nã và tổ chức lực
lượng truy bắt người bỏ trốn.

36. Trình bày quy định pháp luật về khởi tố bị can. Phân tích sự khác nhau và mối quan hệ giữa
khởi tố vụ án và khởi tố bị can.

Khởi tố bị can là hình thức pháp lý trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định một người đã thực hiện hành
vi phạm tội

Điều 179. Khởi tố bị can


1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy
định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

54
2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định;
họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can
bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình
tiết khác của tội phạm.
Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh
và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi
tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn
03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc
quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết
định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận
được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết
định khởi tố bị can.
4. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị
khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định
khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra
quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà
Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị
can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
5. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của
Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định
khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.
Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập
danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, tố tụng hình sự Việt Nam coi khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng,
được bắt đầu kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được những thông tin tội phạm từ các nguồn khác nhau
về một sự việc, sự kiện có dấu hiệu phạm tội; sau đó, các cơ quan này thẩm tra, xác minh nội dung của các
thông tin này. Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án được tính từ khi ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự (trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm), hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự
(khi xác định không có dấu hiệu tội phạm). Còn khởi tố bị can không phải là giai đoạn tố tụng mà chỉ là
hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can khi đã xác định
được một người cụ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, cần phải
tiến hành các hoạt động điều tra đối với họ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Điều này có nghĩa,
xét về mặt thời gian, quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có trước quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên,
trong thực tế giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành hai quyết định này cùng một
thời điểm ngay khi xác định tại sự việc, sự kiện phạm tội có dấu hiệu tội phạm thì cũng đồng thời xác định
được ngay người thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ, trong các vụ án liên quan đến các tội về hối lộ, các tội
về đánh bạc, tổ chức đánh bạc, hoặc các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.v.v..., trong các
vụ án này, thường xác định được ngay dấu hiệu tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.

55
Nói chung, các hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến khởi tố vụ án, khởi tố bị can đều có
những ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cuộc sống thường ngày
của công dân. Để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh những thông
tin về tội phạm bằng các biện pháp khác nhau (yêu cầu cơ quan, tổ chức, công dân cung cấp chứng cứ), do
vậy, cũng có thể gây nên những phiền phức nhất định đối với cơ quan, tổ chức, công dân. Tương tự như
vậy, khi ra quyết định khởi tố bị can đối với một con người bị nghi thực hiện một tội phạm thì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh mạng chính trị của người bị khởi tố, đụng chạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp
pháp của họ như họ có thể bị bắt để tạm giam hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác để bảo đảm cho hoạt
động điều tra; bị khám xét nơi ở, nơi làm việc; hoặc có thể bị tạm đình chỉ chức vụ mà họ đang đảm nhiệm;
bị triệu tập để hỏi cung và các biện pháp điều tra khác. Cho nên, việc khởi tố nói chung và khởi tố bị can
nói riêng phải hết sức thận trọng làm sao để khởi tố đúng người đúng tội là điều quan trọng nhất. Thông
thường, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những hành vi đầu tiên của quá trình tố tụng mà thẩm quyền
ban hành các quyết định này chỉ được giao cho các cơ quan có khả năng điều tra thu thập chứng cứ chứng
minh tội phạm và người phạm tội. Những cơ quan không có chức năng này thì không thể ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

37. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp lấy lời khai người làm chứng.

Điều 186. Lấy lời khai người làm chứng


Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời
khai của họ, góp phần giải quyết vụ án hình sự
Thẩm quyền áp dụng: do điều tra viên tiến hành. Trong trường hợp cần thiết, kiểm soát viên có thể tiến
hành các hoạt động này.
Trình tự thủ tục áp dụng
+ trước khi lấy lời khai phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhân thân người tham gia tố tụng, lập kế hoạch lấy lời
khai
Về địa điểm được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người
đó.
Về thời gian: không lấy lời khai vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý
do vào biên bản
Triệu tập người làm chứng bị hại, đương sự. Nếu đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát triệu tập nhưng
cố ý không có mặt mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra thì
người làm chứng, bị hại đương sự có thể bị áp dụng biện pháp dẫn giải
+ tiến hành lấy lời khai
Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và
nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can,
bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng
trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

56
Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng, bị hại, đương sự kể hoặc viết lại những gì họ biết về vụ án, sau
đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người làm chứng, bị hại, đương sự
trả lời câu hỏi, điều tra viên phải đặt câu hỏi để yêu cầu họ giải thích lý do tại sao họ biết.
Khi lấy lời khai người làm chứng bị hại, đương sự dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp
pháp khác hoặc thầy coo giáo của người đó tham dự.
Nếu vụ án có nhiều làm chứng, bị hại, đương sự thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để họ tiếp
xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
Lập biên bản lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự theo quy định của BL TTHS.
5. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật
hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố
tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm
chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này

38. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp đối chất.

Đối chất là biện pháp hỏi cung hoặc lấy lời khai hai người cùng một lúc trong trường hợp lời khai của họ
về cùng 1 vấn đề nhưng có mâu thuẫn mà không còn cách nào khác để giải quyết, nhằm xác định sự thật
của vụ án.

Căn cứ áp dụng: điều 189 BL TTHS thì Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều
người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên
tiến hành đối chất.

Thẩm quyền áp dụng: do Điều tra viên tiến hành. Trường hợp cần thiết, kiểm sát viên có thể tiến hành đối
chất.

Trình tự thủ tục áp dụng:

Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên
kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mă ̣t thì
ghi rõ vào biên bản đối chất.

Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết
trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên
bản.

3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi
họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

57
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho
những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc
ghi hình có âm thanh.

39. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp hỏi cung bị can.

Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can

Thẩm quyền áp dụng: do điều tra viên tiến hành. Trường hợp cần thiết, kiểm sát viên có thể tiến hành hỏi
cung bị can.

Thủ tục áp dụng: trên cơ sở quy định luật TTHS có thể chia hỏi cung bị can thành 3 giai đoạn. Mỗi giai
đoạn có trình tự thủ tục riêng, cụ thể:

giai đoạn 1: trước khi hỏi cung

+ Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. 

+ để hỏi cung bị can đạt kết quả : điều tra viên phải làm tốt công việc chuẩn bị hỏi cung: nghiên cứu kỹ hồ
sơ, nắm vững nội dung vụ án, nhân thân bị can, lập kế hoạch hỏi cung.

+ Cơ quan điều tra cần gửi giấy triệu tập bị can để hỏi cung. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính
quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ
chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. Bị can phải có mặt
theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc
có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải. Bị can có quyền được nghe đọc quyết
định khởi tố, quyết định áp giải nếu có, được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình và ký vào giấy triệu
tập. Nếu bị can khồn nhận được giấy triệu tập thì cơ quan điều tra phải kiểm tra việc giao giấy triệu tập cho
họ mà không được ra quyết định áp giải bị can.

Đối với các cơ quan, tổ chức nơi bị can đang cư trú, làm việc có trách nhiệm chuyển giấy triệu tập cho bị
can và chuyển phần giấy triệu tập có chữ ký xác nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can. Nếu bị can
vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình. Bị can đang bị tạm giam
được triệu tập thông qua giám thị trại giam hoặc trưởng nhà giam giữ.

Thông thường việc hỏi cung bị can tiến hành tại trụ sở cơ quan điều tra nhưng cũng có thể tại nơi của bị
can. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do
vào biên bản.

Giai đoạn 2: trong khi hỏi cung

58
+ trong khi hỏi cung phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, toàn diện, đầy đủ, nghiêm cấm việc bức cung,
nhục hình.

+ Điều tra viên phải xác định đúng bị can cần được hỏi, phải giao nhận quyết định khởi tố bị can và giải
thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp hỏi cung có mặt những người khác điều tra
viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của họ rồi mới tiến hành hỏi cung.

+ bị can được trình bày về những tình tiết của vụ án. Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng
người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
+ điều tra viên phải lập biên bản mỗi lần hỏi cung ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả
lời. Trong quá trình hỏi cung nhiều bị can nếu phát hiện thấy mâu thuẫn trong lời khai của các bị can mà có
tính chất quyết định đến nội dung vụ án thì điều tra viên tiến hành cho đối chất theo quy định BL TTHS.

+ Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại địa
điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Giai đoạn 3: Sau khi hỏi cung

Điều tra viên phải đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can đọc. Trong trường hợp có bổ sung hoặc
sữa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký
từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị can cùng ký xác
nhận tờ khai đó. Nếu hỏi cung bị can có mặt người khác thì họ và bị can ký vào từng trang biên bản.

Nếu việc hỏi cung được ghi âm hoặc ghi hình thì sau khi hỏi cung phải phát lại để bị can và điều tra viên
cùng nghe và ký xác nhận vào biên bản hỏi cung.

40. Trình bày quy định của pháp luật về biện pháp khám xét.

Khám xét là biện pháp điều tra trong TTHS ( điều 192,193,194,195) do cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành
nhằm tìm kiếm dấu vết của tội phạm, vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản có liên quan đến vụ án và bảo đảm
cho việc thi hành án được thuận lợi.

Khám xét bao gồm khám người, chỗ ở nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu
phẩm, dữ liệu điện tử.

Căn cứ áp dụng: theo quy định điều 192 BL TTHS

Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liêu,
̣ đồ vật, thư tín,
điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

59
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để
nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài
liê ̣u, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người
đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ,
phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu
kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Thẩm quyền áp dụng

Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét


1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét.
Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ
luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này
có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải
thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và
địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát viê ̣c khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn
cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mă ̣t thì ghi rõ vào biên
bản khám xét.
4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào
hồ sơ vụ án.
Điều 194. Khám xét người là lục soát, tìm kiếm trong người, quần áo đang mặt, hành lý và các đồ vật
đem theo của bị can, bị cáo, người bị bắt hoặc người có mặt ở nơi khám xét khi có những căn cứ theo
quy định của PL nhằm phát hiện và thu giữ những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét
đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ
án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc
khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám
xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ
để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật
liên quan đến vụ án.
Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện
chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên

60
cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì
hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi
khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do
vào biên bản.
2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn
nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong
trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại
diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng
kiến.
4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng
kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoă ̣c vì lý do khác họ
không có mă ̣t mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai
người chứng kiến.
Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.
5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý
rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi
khám xét xong.
Điều 197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn
thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi
thi hành.
2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức
bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan
đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư
tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê
chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ
quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu
phẩm bị thu giữ biết.
3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu
quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo
điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn
thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.

61
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải
thông báo ngay.
Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án.
Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có
thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản
lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ
luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật
hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp
và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.

41. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của giai đoạn xét xử vụ án hình sự.

Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn TTHS trong đó tòa án nhân danh nhà nước xem xét, giải quyết chính
thức về 1 vụ án hình sự theo quy định của PL

Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn trong đó giai đoạn xét xử được xem là giai đoạn
trung tâm của quá trình tố tụng. trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai, tòa án xem xét,
giải quyết tất cả các vấn đề của một vụ án hình sự bằng một bản án, quyết định có căn cứ pháp luật, phù
hợp với sự thật khách quan của vụ án.

Xét xử vụ án hình sự được chia ra làm 2 cấp: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Ngoài ra,
đối với những bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực PL, có thể được xét lại theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm hoặc xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ
theo quy định của PL.

Nhiệm vụ

- Xem xét và giải quyết vụ án hình sự theo quy định của PL

- Trường hợp có căn cứ, tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án theo quy định của PL

42. Trình bày thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Xét xử sơ thẩm là hình thức giải quyết vụ án hình sự mà kết quả giải quyết bằng một bản án, quyết định
của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định PL.

62
1. thẩm quyền xét xử theo sự việc

Là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa tòa án các cấp với nhau căn cứ vào tính chất tội phạm. Cụ thể:

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án


1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337,
368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân
sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực
nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở
huyê ̣n, quâ ̣n, thị xã, thành phố thuô ̣c tỉnh, thành phố thuô ̣c thành phố trực thuô ̣c trung ương, người có chức
sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
2. thẩm quyền xét xử vụ án theo lãnh thổ

Là sự phân định về thẩm quyền xét xử của các tòa án cùng cấp căn cứ vào nơi tội phạm xảy ra và nơi kết
thúc điều tra.

Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ


1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm
được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có
thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng
của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì
tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp
quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Điều 270. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam

63
Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động
ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có
sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
3. thẩm quyền xét xử theo đối tượng

Là sự phân định thẩm quyền, xét xử giữa tòa án nhân dân và tòa án quân sự căn cứ vào người thực hiện
hành vi phạm tội và đối tượng bị xâm hại

Điều 271. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án
cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân
dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ
trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến
đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí
mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công
chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm
tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc
phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân
sự
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án nhân dân;
2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
4. thẩm quyền chuyển vụ án

Điều 274. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử


1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy
tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển
hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra
ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định
tại Điều 239 của Bộ luật này.

64
Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ
vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuô ̣c thẩm quyền
xét xử của mình thì viê ̣c giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiê ̣n theo Điều 275 của Bô ̣ luâ ̣t này.
Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
2. Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241
của Bộ luật này.
Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác
nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều
tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án
quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết
định.
4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.

43. Trình bày quy định của pháp luật về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Điều 298. Giới hạn của việc xét xử


1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều
luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả
hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người
bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh
nặng hơn đó.

44. Trình bày tính chất, đối tượng, thẩm quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm


1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà
bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

65
2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án,
quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và
quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
Việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi có:

+ kháng nghị của viện kiểm sát

+ Điều 331. Người có quyền kháng cáo


1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết
định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản
án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định
là họ không có tội.
Khi có kháng cáo, kháng nghị theo quy định thì việc xét xử phúc thẩm là bắt buộc nhằm kiểm tra lại tính
hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực PL, đồng thời xét xử phúc
thẩm cũng nhằm xem xét lại nội dung vụ án

+ tính hợp pháp của bản án, quyết định thể hiện ở nội dung, bản án, quyết định phải phù hợp với những nội
dung của BLHS trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt, về hình thức phù hợp với những
quy định của Bộ luật TTHS.

+ tính có căn cứ của bản án, quyết định thể hiện ở những kết luận trong bản án, quyết định phù hợp với
những sự kiện thực tế của vụ án và được xác định một cách chắc chắn tại phiên tòa trên cơ sở những chứng
cứ đã được thẩm tra, xem xét công khai.

Khi xét xử phúc thẩm, tòa án cấp trên vừa thực hiện chức năng kiểm tra, hướng dẫn việc xét xử đồng thời
cũng uốn nắn, sửa chữa những sai lệch của tòa án cấp dưới.

Bản án quyết định của tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án.

Kháng cáo, kháng nghị là quyền đề nghị tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định của tòa án
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Chủ thể có quyền kháng cáo Điều 331. Người có quyền kháng cáo

Thời hạn:

66
Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự
vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được
niêm yết theo quy định của pháp luật.
Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

Việc kháng nghị là quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm khi phát
hiên ra những sai lầm, thiếu sót của bản án, quyết định đó. Viện kiểm sát có thể kháng nghị 1 phần hay
toàn bộ bản án, quyết định; kháng nghị đối với 1 hoặc nhiều bị cáo cũng như những người tham gia tố
tụng khác. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu tòa án phúc thẩm giải quyết lại vụ án cho phù hợp với PL, phù
hợp với thực tế khách quan của vụ án,

Trường hợp viện kiểm sát cùng cấp và viện kiểm sát cấp trên trực tiếp cùng kháng nghị đối với một bản án,
quyết định của tòa án cấp sơ thẩm nhưng lại mâu thuẫn nhau, nếu viện kiểm sát cấp dưới không rút kháng
nghị của mình, Viện kiểm sát cấp trên không hủy bỏ kháng nghị của viện kiểm sát cấp dưới thì tòa án cấp
phúc thẩm phải xét xử lại theo kháng nghị của tòa án cấp trên. Nếu hai bản án kháng nghị bổ sung cho
nhau thì tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận cả hai bản kháng nghị để xét xử.

Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và
những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo
phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng
nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định
kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viê ̣n kiểm sát đã kháng nghị phải gửi
quyết định kháng nghị cho Viê ̣n kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý
kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào
hồ sơ vụ án.
Điều 339. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ
trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án,
quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363
của Bộ luật này.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu
có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

67
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung
kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không
được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm
sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ
kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho
Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có
liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay
đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên
tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định
về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó
trong bản án phúc thẩm.
Chỉ có viện kiểm sát mới có thẩm quyền kháng nghị đối với tất cả mọi quyết định của tòa án cấp sơ thẩm.
bị cáo, bị hại người bào chữa và người đại diện hợp pháp của họ chỉ được quyền kháng cáo đối với quyết
định đình chủ hoạt tạm đình chỉ vụ án của tòa án cấp sơ thẩm

Thời hạn kháng cáo viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị quyết định của toàn án cấp sơ thẩm là 7 ngày, viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định.

45. Trình bày tính chất, đối tượng và căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì
phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Khi thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tòa án cấp trên xem xét và sửa chữa sai lầm trong những bản
án, quyết định đã có hiệu lực PL của tòa án cấp dưới.

Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có
một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng
trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc
thẩm

68
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem
xét kháng nghị.
3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà
Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.
Điều 373. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân
khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa
án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm
kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong
trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiê ̣n theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả
lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị

46. Trình bày tính chất, đối tượng và căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Điều 397. Tính chất của tái thẩm

69
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình
tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết
được khi ra bản án, quyết định đó.
Khi thực hiện thủ tục tái thẩm, tòa án cấp trên xem xét và sửa chữa sai lầm trong những bản án,
quyết định đã có hiệu lực PL của tòa án cấp dưới.

Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong
các căn cứ:
1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời
dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận
không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan
của vụ án;
3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những
chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật
khách quan của vụ án.
Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm
vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiê ̣n trong thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể
từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiê ̣n cả
trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiê ̣n theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.

47. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của giai đoạn thi hành án hình sự.

70
Thi hành án là một giai đoạn của TTHS trong đó các cơ quan có thẩm quyền thi hành án thực hiện trên
thực tế những bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Nhiệm vụ trong giai đoạn này là đảm bảo cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án
phải được đưa rat hi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh đúng thời hạn luật định.

Giai đoạn thi hành bản án, quyết định của tòa án có ý nghĩa rất quan trọng, đây chính là giai đoạn thực hiện
ý chí của nhà nước thể hiện qua các phán quyết của toàn án. Thông qua đó thể hiện rõ sức mạnh của nhà
nước trong việc quản lý xh bằng pháp luật, việc thi hành án càng nghiêm chỉnh và kịp thời sẽ cho thấy khả
năng và hiệu quả trong quản lý xã hội bằng pháp luật. Hơn nữa việc thi hành tốt các bản án, quyết định của
tòa án góp phần khôi phục các thiệt hại do tội phạm gây ra cho các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
đồng thời bảo vệ một cách có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích hợp pháp những người tham gia tố tụng có
liên quan.

Thông qua các giai đoạn thi hành án hình sự, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và
phòng ngừa tội phạm cho người dân ngày càng được tăng cường và hiệ quả hơn.

48. Trình bày các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của tòa án.

Luật thi hành án hình sự


Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:
a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là
trại giam);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp
quân khu).
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

71
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp
tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý
thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.

49. Tại sao phải hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự? Trình bày các hình thức hợp tác
quốc tế.

Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (TTHS) có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội cũng như pháp lý,
góp phần thể chế hoá và thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cuờng hội nhập,
hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số 49- NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định: “Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta
đã tham gia. Tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp (TTTP) với các nước khác, trước hết là với các
nước láng giềng, các nước trong khu vực... Tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và
đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bố”... Tiếp đó, ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị đã ban
hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm
trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống
tội phạm, trước hết là với các nuớc láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực
ASEAN. Tổ chức thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định TTTP, hiệp định hợp tác phòng, chống tội
phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Tiếp tục nghiên cứu tham gia, ký kết các điều ưóc quốc tế
khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm” [1] .
Trên bình diện pháp lý, hợp tác quốc tế trong TTHS góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung,
tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Thông qua hợp tác quốc tế trong TTHS góp phần nâng cao hiệu
quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài.
Luật đã thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, quan điểm của Nhà nước ta về đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung, hợp tác quốc tế trong TTHS nói riêng. Luật TTTP được ban hành đã tạo
cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài thực
hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS như: TTTP về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang
chấp hành án phạt tù, góp phần phục vụ yêu cầu tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ trên
mọi lĩnh vực với các quốc gia trên thế giới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Hình thức hợp tác quốc tế

- Hợp tác đa phương giữa các quốc gia

- hợp tác song phương giữa VN với quốc gia khác

Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự


2. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao
người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này,
pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 493. Cơ quan trung ương trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự

72
1. Bộ Công an là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn
độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của
pháp luật.
Ý nghĩa

- góp phần đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm

- góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

- góp phần bảo vệ và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của nhà nước với các quốc gia trên lĩnh vực
chính trị, kinh tế, ngoại giao, và pháp luật

- góp phần giáo dục công dân nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng lợi ích quốc gia, trách nhiệm đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế.

50. Trình bày khái quát nội dung và nguyên tắc hợp tác quốc tế trong TTHS.

Nguyên tắc cơ bản

Điều 492. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp
với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác
quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt
Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia

Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, các cơ quan tiến hành tố tụng của nước ta và của quốc gia khác có
nghĩa vụ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia tương ứng khi phối hợp hoặc
được ủy thác tiến hành TTHS.

2. Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi

Các quốc gia khác nhau không phân biệt chế độ chính trị, xh, lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều là chủ thể
bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ quốc tế như nhau trong quan hệ quốc tế

3. Nguyên tắc phù hợp với PL VN và các điều ước quốc tế mà CHXHCN VN ký kết hoặc gia nhập

Điều 12 Hiến pháp

73
Điều 12. 
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hê ̣, chủ động và tích cực hội nhập,
hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội trên thế giới.
4. Nguyên tắc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của PL Quốc tế

- cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong HTQT

- giải quyết các tranh chấp QT bằng biện pháp hòa bình

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

- Hợp tác giữa các quốc gia

- dân tộc có quyền tự quyết

- bình đẳng về chủ quyền

- tôn trọng các cam kết quốc tế

- Có đi có lại:

74

You might also like