You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


----------
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

********

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ


Bài thảo luận thứ ba
Lớp: CLC44B – Nhóm 4
Giảng viên: Phạm Thị Tuyết Mai

STT Họ và tên MSSV Ghi chú

1 Phạm Quỳnh Hương 1953801011090 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Tú Mi 1953801011140 Thành viên

3 Nguyễn Hà An 1953801015002 Thành viên

4 Tô Quốc Trình 1953801014259 Thành viên

5 Hoàng Thiện Nhân 1953801014147 Thành viên

6 Hồ Hà Phương 1953801011217 Thành viên

7 Mai Thị Quỳnh 1953801011235 Thành viên


MỤC LỤC
MỤC LỤC----------------------------------------------------------------------------------------------
BẢNG TÓM TẮT TỪ VIẾT TẮT----------------------------------------------------------------
NHẬN ĐỊNH-------------------------------------------------------------------------------------------
1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián tiếp.- 1
2. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm giảm
nhẹ TNHS cho bị can.-----------------------------------------------------------------------------1
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.-------------------------------------------1
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án bị
đình chỉ.----------------------------------------------------------------------------------------------2
5. Tất cả người tham gia tố tụng đều có quyền đánh giá chứng cứ-------------------------2
6. Thông tin thu được từ facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong tố tụng
hình sự-----------------------------------------------------------------------------------------------2
7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.----------------3
8. Mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều được xem là nguồn của
chứng cứ---------------------------------------------------------------------------------------------3
9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau.--------------------------------4
BÀI TẬP-----------------------------------------------------------------------------------------------5
Bài tập 1:--------------------------------------------------------------------------------------------5
Bài tập 2:--------------------------------------------------------------------------------------------5
Bài tập 3:--------------------------------------------------------------------------------------------6
Bài tập 4:--------------------------------------------------------------------------------------------7
BẢNG TÓM TẮT TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự 2015


CQĐT Cơ quan điều tra
TNHS Trách nhiệm hình sự
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
VAHS Vụ án hình sự
VKS Viện kiểm sát
NHẬN ĐỊNH

1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián
tiếp.
Nhận định này là sai. Căn cứ Điều 86 BLTTHS 2015 và dựa vào mối quan hệ giữa
chứng cứ với đối tượng chứng minh, chứng cứ gồm 02 loại là chứng cứ trực tiếp và
chứng cứ gián tiếp.
Hai loại chứng cứ này có giá trị như nhau. Trong lý luận và thực tiễn, sự cố gắng
thu thập được chứng cứ trực tiếp không có nghĩa là chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng
minh cao hơn chứng cứ gián tiếp, bởi vì chứng cứ trực tiếp cung cấp cho các Cơ quan
tiến hành tố tụng cơ sở để kết luận về các vấn đề thuộc đối tượng chứng minh một cách
nhanh chóng, rõ ràng hơn. Chứng cứ gián tiếp tạo cơ sở để kết luận về các vấn đề thuộc
đối tượng chứng minh khi đặt nó trong quan hệ với các chứng cứ khác. Do đó, chứng cứ
trực tiếp và chứng cứ gián tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh ngang bằng nhau.

2. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm
giảm nhẹ TNHS cho bị can.
Nhận định này là đúng. Căn cứ Điều 15 BLTTHS 2015, CQĐT không có trách
nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can vì
CQĐT có trách nhiệm chứng minh tội phạm. CQĐT thực hiện điều này bằng cách áp
dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án. Nghĩa vụ chứng minh của
Điều tra viên là phát hiện và thu thập chứng cứ thông qua các hoạt động điều tra, xác
định sự việc phạm tội xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nào; ai là người thực hiện
hành vi phạm tội và chứng minh lỗi của họ. Vì vậy, thông qua những hoạt động đặc thù
thì Điều tra viên giúp VKS thực hiện chức năng buộc tội, Do đó, Điều tra viên được phân
vào nhóm chủ thể có trách nhiệm thực hiện chức năng buộc tội.
CSPL: Điều 15 BLTTHS 2015.
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.
Nhận định này là sai. Ngoài CQTHTT thì người có thẩm quyền THTT cũng có
quyền xử lý vật chứng. Ví dụ như nếu vụ án đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử thì
Chánh án tòa án có quyền ra quyết định xử lý vật chứng.
CSPL: Khoản 1 Điều 106 Bộ luật TTHS 2015.

4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án
bị đình chỉ.
Nhận định này là sai. Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 thì khi vụ
án không bị đình chỉ (vẫn tiếp tục được điều tra truy tố) nhưng xét thấy vật chứng không
có ảnh hưởng gì đến việc xử lý và thi hành án thì vẫn phải trả lại ngay cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý hợp pháp vật chứng đó.
CSPL: Điểm b Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015.

5. Tất cả người tham gia tố tụng đều có quyền đánh giá chứng cứ
Nhận định này sai. CSPL: Điều 55; Điều 73; 83; 84 BLTTHS
Tuy nhiên, theo quy định của LTTHS quy định 1 số người tham gia tố tụng mới có
quyền này vd: người bào chữa (điểm i khoản 1 Điều 73); Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (điểm b khoản 2 Điều 83);
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (điểm b khoản 3 Điều 84).
Còn đối với những người tham gia tố tụng khác như người bị tố giác, người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...chỉ có quyền trình bày ý
kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng kiểm tra, đánh giá (Điều 61,62,63,64…)

6. Thông tin thu được từ facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong tố tụng
hình sự
Nhận định này đúng. CSPL: Điều 86,87; Điều 99 BLTTHS
Chứng cứ có thể được thu thập từ dữ liệu điện tử theo Điều 86, 87 BLTTHS, Và
tại Khoản 2 Điều 99 Bộ luật này quy định về dữ liệu điện tử như sau:

2
- Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự
được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
- Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông,
trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
- Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu
trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ
liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu điện tử bao gồm cả thông tin thu được từ
facebook nên có thể là chứng cứ nếu có liên quan đến vụ án và sẽ được cơ quan điều tra
xác minh.

7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.
Nhận định này đúng. Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 87; Điều 115 BLTTHS
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản;
những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định
bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ,
người bị bắt,…Do đó, biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng
cứ dưới dạng biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án.

3
8. Mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều được xem là nguồn
của chứng cứ
Nhận định này sai. Nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng, cung cấp chứng cứ cho
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Mọi
tình tiết, sự kiện rút ra từ nguồn của chứng cứ được xem là những chứng cứ để giúp giải
quyết đúng đắn cho vụ án.
Để được coi là nguồn của chứng cứ cần phải có đủ 3 điều kiện nên không phải
trường hợp nào sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều được xem là nguồn của
chứng cứ nếu không thỏa mãn cả 3 điều kiện đó.

9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau.
Nhận định này sai. CSPL: Điều 85 BLTTHS
Đối tượng chứng minh là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải được xác định và
làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Có rất nhiều vấn đề cần phải chứng
minh trong vụ án hình sự nhưng có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Vấn đề c/m thuộc về bản chất vụ án: các yếu tố cấu thành tội phạm
- Vấn đề chứng minh liên quan đến trách nhiệm hình sự và hình phạt
- Vấn đề chứng minh có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
--> Các vấn đề cần được làm sáng tỏ trong VAHS rất đa dạng và nhiều khía cạnh, do đó
không phải các đối tượng chứng minh đều giống nhau. Tùy từng vụ án hình sự sẽ có
những yếu tố, tình tiết khác nhau nên không phải tất cả đều giống nhau.

4
BÀI TẬP

Bài tập 1:
a) Các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên:
- Vật chứng:
(1) ổ khóa của căn phòng nơi đựng két sắt không bị mở
(2) chiếc áo sơ mi bên cạnh két sắt
- Kết luận giám định: chỉ có B chui lọt lỗ trống phía đầu nhà
- Biên bản trong hoạt động điều tra: quá trình điều tra cho thấy chiếc áo này là của
A
- Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm: A
- Lời khai của người bị tố giác: B
b) CQĐT đã tiến hành các hoạt động để thu thập chứng cư:
- Phát hiện chứng cứ:
+ Tiến hành khám nghiệm hiện trường: phát hiện ổ khóa không bị mở, phát hiện chiếc áo
sơ mi
- Ghi nhận, thu giữ chứng cứ:
+ Điều tra ra chiếc áo này là của A và thu giữ
+ Xác minh cái lỗ trống phía đầu nhà chỉ có B chui được
+ Tiến hành hỏi cung B
- Bảo quản chứng cứ: CQĐT tiến hành bảo quản chiếc áo thu được ở hiện trường để
đảm bảo chiếc áo nguyên vẹn không bị mất để phục vụ cho công tác điều tra

Bài tập 2:
a) Lời khai của N có được coi là nguồn chứng cứ. Căn cứ khoản 1 Điều 87 của
BLTTHS chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn bao gồm: Lời khai, lời
trình bày. Lời khai của N là lời khai của người làm chứng được CQĐT do nghi

5
ngờ còn có đồng phạm trong vụ án nên CQĐT đã bố trí N vào cùng giam chung
với A, A đã thừa nhận B là đồng phạm của mình và trong quá trình điều tra khi gọi
N vào đối chất thì A và B đã nhận tội của mình.
b) Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 của BLTTHS chứng cứ được thu thập, xác định từ
các nguồn bao gồm: Dữ liệu điện tử và căn cứ theo Điều 99 của BLTTHS dữ liệu
điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ só, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được
tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Trong cuộc nói
chuyện giữa A và N, N đã bí mật cài băng ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện giữa A
và N trong đó A thừa nhận tội danh của mình nên băng ghi âm có thể là nguồn
chứng cứ để chứng minh là A có tội.

Bài tập 3:
a) Căn cứ theo Điều 85 BLTTHS 2015 quy định:
Trong vụ án hình sự trên thì các cơ quan điều tra phải chứng minh những vấn đề
sau đối với cháu D:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của
hành vi phạm tội đối với cháu D hay không.
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có
năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc
điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt.
b) Căn cứ theo Điều 86, Điều 87 BLTTHS 2015 quy định có thể xác định nguồn
chứng cứ trong trường hợp trên bao gồm các nguồn như:
+ Vật chứng (con dao...)
+Lời khai, lời trình bày (D và H)

6
+ Kết luận giám định (tỷ lệ giám định pháp y)
+ Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
+ Các tài liệu, đồ vật khác: là những chứng cứ mà người bị buộc tội (cháu D) hoặc những
người tham gia tố tụng khác có thể cung cấp các tài liệu đồ vật để bảo vệ quyền lợi cho
mình.

Bài tập 4:
a) A bị VKS truy tố về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được quy
định tại Điều 323 BLHS
1. Giả sử thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì lý do cá nhân mà biết được một số tình tiết
của vụ án. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ. Khi xét xử, thẩm
phán đó có được sử dụng những thông tin mình biết được để làm chứng cứ không?
Tại sao?
Thẩm phán được sử dụng những thông tin mình biết được để làm chứng cứ vì theo
khoản 3 Điều 45 BLTTHS 2015 Tòa án có quyền tiến hành thu thập chứng cứ trong
trường hợp có yêu cầu của đương sự, của Kiểm sát viên hoặc xét thấy cần thiết để đảm
bảo giải quyết vụ việc khách quan. Ngoài ra theo khoản 6 Điều 252 BLTTHS 2015,
trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát
không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để
giải quyết vụ án.
Theo điểm h khoản 2 Điều 45 BLTTHS thẩm phán có quyền Thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án
Tòa án theo quy định của Bộ luật này. Nhiệm vụ của thẩm phán là xét xử một cách vô tư,
minh bạch, do vậy khi biết đến một số tình tiết của vụ án có thể nhờ Viện Kiểm Sát bổ
sung vào chứng cứ chứng minh, chứng cứ mà thẩm phán cung cấp vẫn phải tuân theo yêu
cầu của pháp luật về giám định,... (CSPL: Điều 108 BLTTHS 2015 . Mỗi chứng cứ phải
được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc
xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập
được về vụ án.)

7
Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc
theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ
vật. (CSPL: Điều 353 BLTTHS 2015)
Như vậy, nếu chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án thì: Thẩm
phán vẫn có quyền tiến hành thu thập chứng cứ bổ sung.
b) Giả sử trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội
phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Tòa án có quyền
triệu tập trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng để cung cấp các thông
tin trên không? Tại sao?
Tòa án có quyền triệu tập trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm
chứng để cung cấp thông tin. Vì:
Theo khoản 1,2, 4 Điều 66 BLTTHS 2015, người làm chứng là người biết được
những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Những người không được làm chứng bao gồm:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức
được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng
khai báo đúng đắn.
Các trinh sát không thuộc các đối tượng không được làm chứng do luật quy định.
Ngoài ra theo khoản 4 và 6 điều này người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu
tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì
lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở
ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể
bị dẫn giải. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm
tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.
Bài tập 3:
1. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên

8
a. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác
của hành vi phạm tội:
- Hành vi phạm tội của D có gây thiệt hại tính mạng cho ông K
- Thời gian xảy ra hành vi phạm tội là vào ngày 10/7/2015
- Địa điểm vụ án xảy ra tại nhà ông K
- Những tình tiết khác
b. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có
năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
- Người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội là D
- D có lỗi cố ý
- Xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của D: 14 tuổi 05 tháng, phạm tội giết
người => khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 => D phải chịu trách nhiệm hình sự
- Mục đích và động cơ của D là có hay không nhằm tước đoạt tính mạng của H.
c. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm
về nhân thân của bị can, bị cáo;
- ông K là bố ruột của D => tăng nặng
- D chỉ mới 14 tuổi => xem xét giảm nhẹ
d. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
- Mức độ rất nguy hiểm: tính mạng con người
e. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Do ông H thường xuyên say xỉn và đánh đập vợ con, ảnh hưởng đến tâm lý của D dẫn
đến hành vi phạm tội cũng trong lần ông H say và đánh bà K là vợ ông.
2. Các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên
*Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
- Hung khí gây án và các vật dụng gây án khác liên quan (nếu có)
b) Lời khai, lời trình bày;

9
- Lời khai của bị can D, lời trình bày của người có liên quan K, người làm chứng (nếu có)
c) Dữ liệu điện tử (nếu có)
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Bản kết luận giám định pháp y tử thi của Phòng kỷ thuật hình sự Công an tỉnh T
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
g) Các tài liệu, đồ vật khác (nếu có)
*Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình
sự. (nếu có)

10

You might also like