You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hằng


Bộ môn: Luật Tố Tụng Hình Sự

Khoa Các Chương trình đào tạo chất lượng cao

Lớp: CLC45C

Nhóm:10

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2023

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN


THỰC HIỆN BÀI THẢO LUẬN
Số thứ tự Tên thành viên Mã số sinh viên
1 Ngô Thị Quỳnh Trang 2053801015152
2 Trần Lê Bích 2053801011028
3 Đặng Thị Ngọc Ánh 2053801015011
4 Nguyễn Thị Diệu Anh 2053801011016
5 Nguyễn Kiều Phương Uyên 2053801011317

THẢO LUẬN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ


Bài 3: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng

Câu hỏi nhận định


Câu 1: Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và chứng minh cao hơn chứng
cứ gián tiếp
 Nhận định sai 
 Căn cứ pháp lý: Điều 85, 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015,
sửa đổi, bổ sung 2021)
 Dựa vào mối quan hệ chứng cứ với đối tượng chứng minh  chứng cứ được
phân thành chứng cứ trực tiếp (CCTT) và chứng cứ gián tiếp (CCGT) 
 Chứng cứ trực tiếp : Là chứng cứ trực tiếp xác định tình tiết này hay tình
tiết khác của đối tượng chứng minh (ĐTCM); Thông qua chứng cứ trực
tiếp có thể xác định ngay được những vấn đề cần phải chứng minh được
quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015
 Cho thấy ngay đối tượng chứng minh 
 Cho biết nguồn tin quan trọng và cơ bản 
 Chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh độc lập; Bằng chứng cứ trực tiếp
cơ quan tiến hành tố tụng có thể chứng minh ngay được hành vi phạm tội,
động cơ, mục đích phạm tội, động cơ,..v.v
 Thương được tìm thấy trong các trường hợp phạm tội quả tang, lời khai của
người làm chứng bị hại
 Chứng cứ gián tiếp : Là chứng cứ không trực tiếp xác định các vấn đề của
ĐTCM nhưng khi kết hợp với các chứng cứ khác sẽ xác định vấn đề của
ĐTCM; Chỉ thông qua chứng cứ gián tiếp không thể xác định được những
vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2021)
 Chứng cứ gián tiếp phải được đặt trong các mối quan hệ với các chứng cứ
khác mới xác định được vấn đề của ĐTCM
 Chứng cứ gián tiếp có giá trị chứng minh, là cơ sở tìm các chứng cứ khác,
củng cố niềm tin nội tâm của chủ thể chứng minh.
 Những dạng chứng cứ gián tiếp: Dấu vết để lại hiện trường (vết máu, dấu
vân tay,..), công cụ phương tiện phạm tội, các lời khai xác định được sự có
mặt của bị can ,..
=> Như vậy, do tính chất mối liên hệ với đối tượng chứng minh khác nhau,
mỗi loại chứng cứ lại có những vai trò, giá trị riêng trong quá trình chứng
minh vụ án hình sự; 
=> Chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh cao, mang tính độc lập, tạo cơ
sở để kết luận về các vấn đề thuộc đối tượng chứng minh nhanh chóng, rõ
ràng.
=> Thông qua CCGT để tìm ra CCTT. Do đó không được bỏ sót và coi
thường CCGT; CCGT cũng góp phần củng cố nội tâm của chủ thể chứng
minh trong việc kiểm tra đánh giá CCTT.
VÍ DỤ: A xác nhận con dao đó là của B – bạn của A. Qua đối chiếu vân tay
trên con dao, Cơ quan điều tra xác định được dấu vân tay phù hợp với vân
tay của B. Như vậy lời khai của A xác nhận con dao của B là chứng cứ gián
tiếp. Dấu vân tay của B phù hợp với dấu vân tay trên con dao là chứng cứ
trực tiếp chứng minh B là kẻ phạm tội.
Câu 2: CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định
vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can
 Nhận định sai 
 Căn cứ pháp lý: Điều 15 BLTTHS; Khoản 3 và khoản 6 Điều 85 BLTTHS
2015; Khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021)
 Dựa theo Điều 15 BLTTHS 2015, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án thì
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được đòi hỏi phải có trách nhiệm
trong việc chứng minh tội phạm, để thực hiện trách nhiệm này “cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác
định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ
chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”
 Thêm vào đó, ở Khoản 3 và khoản 6 Điều 85 BLTTHS 2015 quy định
những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can và
những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự là
những vấn đề mà cơ quan có thẩm quyền TTHS phải chứng minh, làm rõ
trong vụ án hình sự
  Mà CQĐT là một trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo
Khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015
=> Vậy nên CQĐT có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tôi
hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can

 Câu 3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng

 Nhận định sai

 Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 106 BLTTHS 2015 (sđ, bs 2021) quy định
về xử lý vật chứng “1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ
án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ
án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu
vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết
định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật
chứng phải được ghi vào biên bản.” thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vật
chứng không chỉ có CQTHTT mà còn có cơ quan điều tra và cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra

Câu 4.  Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí
hợp pháp khi vụ án bị đình chỉ

 Nhận định sai

 Vì căn cứ theo điểm b, khoản 3 Điều 106  BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2021) quy định về xử lý vật chứng “b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ
sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến
việc xử lý vụ án và thi hành án;” qua đó có thể hiểu nếu xét thấy không ảnh
hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì vật chứng sẽ được trả lại
ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Câu 5: Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ.
Trả lời: Nhận định này SAI. 
Vì, đối với Thư kí Tòa án (Điều 47 BLTTHS 2015), Thẩm tra viên (Điều
48 BLTTHS 2015) thì không có quyền đánh giá chứng cứ. Đánh giá chứng
cứ là hoạt động tư duy logic biện chứng của Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán và Hội Thẩm. (Khoản 2 Điều 108 BLTTHS 2015)
CƠ SỞ PHÁP LÝ: ĐIỂM C KHOẢN 2 ĐIỀU 34

Câu 6: Thông tin thu được từ facebook có thể được sử dụng làm chứng
cứ trong TTHS?
 Trả lời: Nhận định này Đúng, 
 Vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 87 và khoản 2 Điều 99 BLTTHS
2015 quy định về dữ liệu điện tử thì thông tin thu được từ facebook có thể
là nguồn chứng cứ thu thập, xác định từ dữ liệu điện tử. Cho nên thông tin
thu được từ facebook có thể là nguồn chứng cứ nếu liên quan đến vụ án và
được CQĐT xác minh.
Câu 7: Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của
chứng cứ
 Nhận định SAI. 
 Theo điểm đ khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015 (sđ, bố sung năm 2021) thì
“Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
được xem là nguồn chứng cứ”, và những biên bản này được quy định tại
Điều 102 BLTTHS 2015 (sđ, bổ sung năm 2021) là biên bản gồm những
tình tiết về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên biên bản giữ người trong trường hợp
khẩn cấp không đề cấp đến tình tiết về kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội
phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nên không thể xem đây là nguồn của
chứng cứ tại Điều 115 BLTTHS (dss, bổ sung năm 2021)
Câu 8. Mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của chứng cứ đều
được xem là chứng cứ
 Nhận định Sai.
 CSPL:  Điều 86 BLTTHS 2015 (sđ, bổ sung năm 2021).
 Theo đó chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục
do Bộ luật TTHS  quy định. Nếu tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn của
chứng cứ mà không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định thì không có giá trị pháp lý và không được coi là chứng cứ
Ngoài ra, mọi chứng cứ đều phải có đủ 3 thuộc tính: tính khách quan, tính
liên quan và tính hợp pháp, nên mọi tình tiết, sự kiện được rút ra từ nguồn
của chứng cứ nếu thiếu 1 trong ba thuộc tính trên thì không được coi là
chứng cứ.
9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau.
Trả lời:

 Đây là nhận định SAI.

Vì: Đối tượng chứng minh ở mỗi vụ án có những phạm vi và yêu cầu khác
nhau do tính chất, mức độ và hoàn cảnh của các tội phạm không giống
nhau. Do đó, đối tượng chứng minh trong các VAHS không giống nhau.
Nói cách khác, đó là những sự kiện, tình tiết của vụ án, trực tiếp phát sinh
từ hành vi phạm tội, như: Sự việc phạm tội; chủ thể thực hiện tội phạm;
thời gian, địa điểm phạm tội; phương tiện, công cụ phạm tội; hậu quả thiệt
hại do tội phạm gây ra; v.v... Do đó, những sự kiện, tình tiết này là đối
tượng chứng minh của quá trình tố tụng.

 Căn cứ theo Điều 85 Bộ Luật TTHS 2015:

“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình
tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý
hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ
phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị
cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”

Bài 4: Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế


Câu hỏi nhận định 

1. BPNC được áp dụng đối với mọi VAHS về tội rất nghiêm trọng, tội
đặc biệt nghiêm trọng.

Trả lời:

         Nhận định SAI

 Vì BPNC không bắt buộc phải được áp dụng trong tất cả các VAHS về tội
rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc áp dụng BPNC mang tính
lựa chọn. Trước khi tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết VAHS ,
các cơ quan và người có thẩm quyền cần phải cân nhắc về việc có nên áp
dụng BPNC hay không .Nếu xét thấy cần thiết thì phải lựa chọn BPNC nào
sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất.

2. BPNC không áp dụng đối với bị can là pháp nhân.

Trả lời:

       Nhận định SAI

 Theo Khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015, bị can là người hoặc pháp nhân bị
khởi tố về hình sự. Và theo Điểm c Khoản 2 Điều 60, bị can có quyền
“Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế”.
3. Chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng BPNC trong
TTHS.

Trả lời:

         Nhận định SAI

        Không phải chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng
các BPNC mà những người có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS
cũng có quyền áp dụng một trong số các BPNC theo quy định của pháp
luật.

       Ví dụ: Theo Điểm c Khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung
2021), người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân
bay, bến cảng (Không có thầm quyền THTT) vẫn có quyền ra lệnh giữ
người trong các trường hợp khẩn cấp.

4. Lệnh bắt người của CQĐT trong mọi trường hợp đều phải có sự phê
chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành.

 Nhận định Sai,

 Vì, căn cứ theo khoản 4 Điều 110 có quy định lệnh bắt giữ người trong
trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm
quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Do
đó trong trường hợp này người có thẩm quyền lệnh bắt người còn có cả
VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người. 

5. Những người có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

 Nhận định sai. 

 Vì căn cứ theo khoản 2, Điều 110 BLTTHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung
2021) và khoản 2 Điều 113 luật này thì không phải ai cũng có cả 2 quyền
trên mà chỉ có thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra mới có quyền ra
lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền ra lệnh bắt bị
can, bị cáo để tạm giam còn lại thì chỉ có 1 trong 2 quyền.

6. Tạm giữ có thể áp dụng với bị can, bị cáo.

 Nhận định đúng


 Vì bị can là cá nhân, pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố. Còn bị cáo là
cá nhân, pháp nhân bị đưa ra xét xử ( căn cứ theo khoản 1, Điều 60 và
khoản 1, Điều 61 BLTTHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2021) . Ngoài ra căn cứ
khoản 1, Điều 117 BLTTHS năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2021) thì  “1.
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú,
đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.” Cho nên nếu
như bị can, bị cáo đó bỏ trốn sau đó cơ quan có thẩm quyền quyết định ra
lệnh truy nã và bị bắt thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ. 

Câu 7: Tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là
phụ nữ đang mang thai.
 Trả lời: SAI.
 Vì, nếu bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai mà bỏ trốn và bị bắt
theo lệnh truy nã, tiếp tục phạm tội,… thì được áp dụng biện pháp tạm
giam. (Khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015)
CƠ SỞ PHÁP LÝ: K4 Đ119

Câu 8: Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được
VKS phê chuẩn trước khi thi hành.
 Trả lời: SAI.
 Vì, chỉ có các chủ thể tại điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015
mới cần sự phê chuẩn từ VKS. Các chủ thể còn lại tại điểm b, điểm c Điều
113 BLTTHS 2015 là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa
án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử thì không cần sự phê chuẩn từ VKS.
CƠ SỞ PHÁP LÝ: K5 Đ119

Câu 9: Người có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm
giam thì cũng có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp thay thế
tạm giam?
 Trả lời: ĐÚNG.
 Vì, chủ thể quy định tại điểm a  Khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015
có thể vừa áp dụng biện pháp tạm giam vừa quyết định áp dụng biện pháp
thay thế. Do đó, người có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm
giam thì cũng có quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp thay thế tạm
giam.
Câu 10: Bảo lĩnh không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt
nghiêm trọng
 Nhận định Đúng
 Căn cứ pháp lý: Điều 121 BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021), Điều
119 BLTTHS 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2021), Điều 9 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2021)
 Theo quy định tại Khoản 1, Điều 119 BLTTHS 2015 quy định: “1. Tạm
giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội
rất nghiêm trọng. “
 Khoản 1,Điều 121 BLTTHS 2015 quy định về bảo lĩnh như sau: “bảo lĩnh
là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.” 
 Về nguyên tắc bảo lĩnh là biện pháp thay thế cho tạm giam, nhưng biện
pháp bảo lĩnh có tính chất ít nghiêm khắc hơn so với tạm giam không làm
hạn chế quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo, không tách họ ra khỏi cộng
đồng.
 Về Điều kiện để áp dụng biện pháp; Luật chỉ quy định là căn cứ vào tính
chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị
cáo mà không xác định rõ trường hợp phạm loại tội nào và đối tượng có
điều kiện hoàn cảnh nhân thân như thế nào thì được áp dụng.
 Tuy nhiên, Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi
2017, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định như sau: “d) Tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên, dấu hiệu để xác
định thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng gồm:
 Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn;
 Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là từ trên 15 - 20 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình.
=>Vậy nên theo nguyên tắc bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế cho
tạm giam. Thế nhưng nếu “Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo” thì không áp dụng đối với
bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng (loại tội phạm có tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội nhất).
Câu 11. Đặt tiền để bảo đảm không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội
đặc biệt nghiêm trọng. 
 Nhận định sai
 Căn cứ pháp lý: Điều 122 BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021), ,
Điều4 Thông tư liên tịch06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-
TANDTC 
 Theo điều 122 BLTTHS 2015 quy định: “1. Đặt tiền để bảo đảm là biện
pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo,
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc
người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.”
 Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-
TANDTC có quy địnhMức tiền để bảo đảm do Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án quyết định nhưng không dưới: 30 triệu đồng đối với tội
phạm ít nghiêm trọng; 100 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200
triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 300 triệu đồng đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Có thể quyết định mức tiền đặt để bảo đảm
thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức tương ứng quy định trên đối với bị
can, bị cáo là các đối tượng được ưu tiên theo quy định. 
=> Căn cứ theo điều 4 thông tư liên tịch06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-
VKSNDTC-TANDTC ta có thể thấy đặt tiền để đảm bảo có thể áp
dụng đối với bị can bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng

Câu 12. Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với bị can, bị cáo là
người nước ngoài.
 Nhận định Sai. 
 Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS, cấm đi khỏi nơi cư trú
là BPNC trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lai
lịch rõ ràng, không có quy định về trường hợp người nước ngoài được miễn
áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo đó, nếu bị can, bị cáo là
người nước ngoài mà có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng đảm bảo sự có mặt của
họ theo giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành điều tra thì vẫn có thể áp dụng
biện pháp này.

Câu 13: Tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể áp dụng
đối với người
chưa bị khởi tố về hình sự.
 Nhận định đúng.
 Cơ sở pháp lý: Điểm a, Khoản 1, Điều 124 BLTTHS 2015; Khoản 1, Điều
129 BLTTHS 2015
  Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 124 BLTTHS 2015, biện pháp ngăn
chặn tạm hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng cho người bị kiến nghị khởi
tố, mà qua kiểm tra xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực
hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu
huỷ chứng cứ  => Chưa bị khởi tố về hình sự.
 Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 BLTTHS, biện pháp cưỡng chế phong tỏa
tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn
cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của
người bị buộc tội => Chưa bị khởi tố về hình sự 
=> Do vậy, tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể áp dụng đối
với người chưa bị khởi tố về hình sự.

Câu 14: VKS có quyền áp dụng tất cả BPNC trong TTHS.


  Nhận định sai
 Căn cứ pháp lý: Điều 109 BLTTHS 2015; khoản 2, Điều 110 BLTTHS
2015 và khoản 2, Điều 117 BLTTHS 2015 
 Căn cứ theo quy định tại Điều 109 BLTTHS, BPNC bao gồm: giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo
đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
 Mà tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 và khoản 2 Điều 117 BLTTHS
2015 có quy định, VKS  không có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong
trường hợp khẩn cấp,cũng như không có thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ.

Câu 15: Việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng đều do
VKS quyết
định.
 Nhận định sai
 Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 125 BLTTHS 2015
 Theo khoản 2 Điều 125, ngoài VKS, quyền quyết định hủy bỏ BPNC còn
thuộc về Cơ quan điều tra, Tòa án. (Trừ trường hợp những biện pháp ngăn
chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ
hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết
định)

You might also like