You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU

CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ


TỤNG DÂN SỰ
GIẢNG VIÊN: Huỳnh Quang Thuận

NHÓM 1
Họ và tên nhóm tác giả Lớp Mã số sinh viên
1. Nguyễn Huỳnh Bảo Duy CLC47C 2253801011054
2. Trương Phạm Gia Hưng CLC47C 2253801012083
3. Nguyễn Hà Ngân CLC47C 2253801015192
4. Nguyễn Tuyết Như CLC47C 2253801015235
5. Trần Tú Uyên CLC47C 2253801015373
NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét

1 Nguyễn Tuyết Như Trưởng nhóm – phụ trách Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
câu 1 phần nhận định và
câu 2, 3 phần phân tích
án.

2 Trương Phạm Gia Hưng Phụ trách câu 2 phần Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
nhận định và câu 1, 2
phần phân tích án.

3 Nguyễn Hà Ngân Phụ trách câu 5 phần Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
nhận định và câu 2, 3
phần phân tích án.

4 Nguyễn Huỳnh Bảo Duy Phụ trách câu 3 phần Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
nhận định và phần bài
tập.

5 Trần Tú Uyên Phụ trách câu 4 phần Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
nhận định và câu 1, 2
phần phân tích án.
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 1

NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................... 2

PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH ................................................................................................ 2

1. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa
ra yêu cầu độc lập. .................................................................................................... 2

2. Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật do Tòa án thu thập. ........ 2

3. Đương sự chỉ có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trước khi mở phiên tòa........ 3

4. Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại
diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện. ................... 3

5. Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền xác minh sự có mặt hoặc
vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú..................................................................... 4

PHẦN 2. BÀI TẬP ....................................................................................................... 5

1. Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh? ........... 5

2. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh? ................................................. 5

3. Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?
.................................................................................................................................... 6

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN .......................................................................................... 7

1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ? .............................................. 7

2. Anh/Chị hãy nêu nhận xét của mình theo hai hướng đồng ý và không đồng ý
về việc Tòa án xác định nội dung ghi âm “cau81.mp3” và “cau82.1.mp3”,
“gốc.m4a” về việc công nhận công nợ qua ghi âm cuộc gọi điện thoại có xác định
giọng nói của các bên tranh chấp được xem là chứng cứ hợp pháp? (Lưu ý: Nêu
rõ luận cứ cho các nhận xét). ................................................................................... 8

3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề đang phân tích?11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

1
NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH

1. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra
yêu cầu độc lập.

- Nhận định trên là sai.


- CSPL: khoản 4 Điều 68, khoản 5 Điều 70, điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTDS
2015.
- Giải thích: Câu nhận định sai ở từ “chỉ có”. Bởi lẽ căn cứ theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 73 BLTTDS 2015 quy định như sau: “Điều 73. Quyền, nghĩa vụ
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;”
Dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 70 Luật này quy định về “Quyền, nghĩa vụ của
đương sự” bao gồm: “5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy có thể thấy, không chỉ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đưa ra yêu cầu độc lập mới có nghĩa vụ chứng minh, mà chỉ cần là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đáp ứng được khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015
quy định về ‘Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” thì có nghĩa vụ chứng minh.

2. Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật do Tòa án thu thập.

- Nhận định trên là sai.


- CSPL: Điều 93 BLTT DS 2015.
- Giải thích: Căn cứ theo Điều 93 BLTTDS 2015 quy định về chứng cứ thì:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng
hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và
được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án
cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp
pháp.” Trong điều luật này đã quy định: “Tòa án thu thập…và…hợp pháp”, có
thể thấy từ ngữ dùng kết nối hai vế của quy định trên là chữ “và” mà không phải

2
“hoặc”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngoài việc chứng cứ là những gì
có thật do Tòa án thu thập thì điều luật còn quy định thêm một điều kiện kèm
theo mới được xem là chứng cứ đó là được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác
định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản
đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Mặt khác, các chứng cứ còn phải thỏa
mãn đủ các điều kiện quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015 thì mới được xem là
hợp pháp. Tóm lại, câu nhận định trên sai do còn thiếu đi một vế quan trọng đó
là phải được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan.

3. Đương sự chỉ có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trước khi mở phiên tòa.

- Nhận định trên là sai.


- CSPL: khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015.
- Giải thích: sai ở chỗ “chỉ”. Căn cứ theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 về giao
nộp tài liệu, chứng cứ: “...Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không
yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết
được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có
quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự
hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.” Vì vậy
vẫn có trường hợp khi đã mở phiên toà mà đương sự vẫn có thể giao nộp tài liệu
và chứng cứ, cụ thể theo quy định tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015.

4. Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại
diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện.

- Nhận định trên là đúng.


- CSPL: khoản 2,3 Điều 92 BLTTDS 2015.
- Giải thích: Đầu tiên, tại khoản 3 Điều 92 BLTTDS 2015 có quy định về sự thừa
nhận của đương sự có người đại diện tham gia tố tụng: “3. Đương sự có người
đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa
nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.”
Như vậy, sự thừa nhận của người đại diện cũng được coi là sự thừa nhận
của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

3
Thứ hai, căn cứ theo khoản 2 Điều 92 BLTTDS 2015 về vấn đề sự thừa
nhận tình tiết, sự kiện của một bên đương sự thì bên còn lại không cần phải chứng
minh trong yêu cầu khởi kiện: “2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản
đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn
mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.” Như
vậy, nếu một bên đương sự đã thừa nhận hoặc không phản đối sự việc mà bên
đương sự kia đưa ra thì đương sự đó không phải chứng minh.
Kết luận, khi người đại diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn thì nguyên đơn không cần phải chứng minh tình
tiết, sự kiện đó.

5. Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền xác minh sự có mặt hoặc
vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú.

- Nhận định trên là sai.


- CSPL: khoản 4 Điều 97 BLTTDS 2015.
- Giải thích: sai ở từ “không” bởi lẽ căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 97
BLTTDS 2015: “4. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có
thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a,
g và h khoản 2 Điều này.” viện dẫn đến điểm h khoản 2 Điều này quy định: “h)
Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;” Như vậy, trong
tố tụng dân sự, Thẩm tra viên có quyền xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của
đương sự tại nơi cư trú trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.

4
PHẦN 2. BÀI TẬP

1. Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh?
Chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tình huống trên
là Công ty cổ phần thiết bị y tế TP (sau đây gọi tắt là nguyên đơn) và Công ty TNHH
vật tư trang thiết bị y tế NV (sau đây gọi tắt là bị đơn).

Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 về nghĩa vụ chứng minh:
“1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu
thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó
là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây” Cụ thể trong tình huống trên thì
nguyên đơn đề nghị Toà án giải quyết buộc bị đơn thanh toán theo Biên bản thanh lý
hợp đồng, đồng thời buộc bị đơn phải thanh toán số tiền 5.100.000.000 đồng theo thỏa
thuận giữa các bên khi ký hợp đồng kinh tế giữa các bên và bị đơn phải chịu trách nhiệm
thanh toán số tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Xét thấy nguyên
đơn đang yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ và chứng minh cho Toà án thuộc về nguyên đơn.

Thứ hai, căn cứ theo khoản 2 Điều 91 BLTTDS 2015: “2. Đương sự phản đối
yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung
cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.” Theo
tình huống trên, bị đơn đã trình bày những lý do nhằm phản đối yêu cầu của nguyên đơn
và đề nghị nguyên đơn giảm khoản tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ
trả tiền nên bị đơn có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ, chứng minh cho những lý do
phản đối của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn.

2. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh?

Những vấn đề cần phải chứng minh là:

1. Chứng minh có thỏa thuận việc đặt cọc và nguyên đơn đã chuyển số tiền đặt cọc
50% giá trị đơn hàng cho bị đơn với số tiền là 5,1 tỷ đồng.
2. Chứng minh bị đơn không giao hàng như đã thoả thuận.
3. Chứng minh thời điểm chậm thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh lãi suất theo khoản
1 Điều 357 BLDS 2015.
4. Chứng minh việc các bên đồng ý thanh lý hợp đồng.

5
5. Chứng minh bị đơn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, dịch bệnh dẫn đến chậm thực
hiện nghĩa vụ.
6. Chứng minh bị đơn đã đặt hàng ở Công ty TNHH vật tư trang thiết bị y tế HA.
7. Chứng minh việc đơn vị cung ứng hàng từ Hà Lan giao hàng chậm trễ.

3. Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?

*Về phía nguyên đơn cần nộp các chứng cứ sau:

1. Biên nhận chuyển tiền đặt cọc 50% giá trị đơn hàng với số tiền 5,1 tỷ đồng cho
bị đơn.
2. Văn bản nhắc giao hàng, thanh toán tiền gửi bị đơn.
3. Biên bản thanh lý hợp đồng được ký kết vào ngày 11/3/2022 giữa nguyên đơn và
bị đơn.
4. Thiệt hại do bị đơn chậm thực hiện trả tiền 5,1 tỷ đồng theo quy định lãi quy định
tại Điều 357 BLDS 2015.

*Về phía bị đơn cần nộp các chứng cứ sau:

1. Chứng cứ chứng minh bị đơn đã đặt hàng từ cty TNHH vật tư và trang thiết bị y
tế HA.
2. Chứng cứ chứng minh nhà cung ứng nguyên liệu từ Phần Lan chậm giao hàng,
ảnh hưởng tiến độ sản xuất.
3. Một số tình tiết khách quan về chiến tranh giữa Nga và Ukraine mà bị đơn có thể
chứng minh nó tác động đến quá trình thực hiện hợp đồng.
4. Tình hình dịch bệnh đã không còn căng thẳng nên nguyên đơn từ chối nhận hàng.

6
PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN

1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?


- Theo Điều 93 BLTTDS 2015 quy định về chứng cứ: “Chứng cứ trong vụ việc
dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao
nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được
theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn
cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay
sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.” Tổng kết lại, có thể thấy
chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức hay cá nhân
khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục do
BLTTDS quy định và được áp dụng để xác định các tình tiết khách quan.
- Nguyên tắc xác định chứng cứ được quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015:
1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao
có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo
văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm,
thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về
xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình
đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu
được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết
bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai
bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu
việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy
định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được
coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến
hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng
thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều
kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

2. Anh/Chị hãy nêu nhận xét của mình theo hai hướng đồng ý và không đồng ý về
việc Tòa án xác định nội dung ghi âm “cau81.mp3” và “cau82.1.mp3”, “gốc.m4a”
về việc công nhận công nợ qua ghi âm cuộc gọi điện thoại có xác định giọng nói của
các bên tranh chấp được xem là chứng cứ hợp pháp? (Lưu ý: Nêu rõ luận cứ cho
các nhận xét).

*Quan điểm đồng ý về việc Tòa án xác định các file ghi âm là chứng cứ:
Thứ nhất, theo Điều 108 BLTTDS 2015 quy định về việc đánh giá chứng cứ:
“1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
2. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định
tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.”
Như vậy, chứng cứ hợp pháp sẽ phải đáp ứng được các yếu tố cần thiết: có tính khách
quan, liên quan, hợp pháp và 3 file ghi âm được Tòa án xác định là chứng cứ đều có đáp
ứng đủ các yếu tố trên. Mặt khác, trong vụ án trên, anh C và anh N đã trình bày do theo
yêu cầu của ông Đ mà hai người đã đến trực tiếp nhà ông M để đối chiếu công nợ và ghi
âm cuộc nói chuyện mà theo Điều 93 BLTTDS 2015 định nghĩa về chứng cứ và khoản
2 Điều 95 BLTTDS 2015 quy định về xác định chứng cứ thì có thể thấy việc Tòa án
xác định 3 file ghi âm là hợp pháp hoàn toàn có căn cứ vì dựa theo điểm a khoản 3
Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu
giám định tư pháp:
“3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

8
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của
người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do
mình cung cấp;”. Như vậy, có thể suy ra được phía nguyên đơn đã cung cấp cho Tòa án
và tài liệu nghe là file ghi âm được coi là chứng cứ vì có văn bản trình bày của người
thu âm về xuất xứ tài liệu hoặc văn bản trình bày liên quan tới việc thu âm, có những tài
liệu đó thì Tòa án mới có thể trưng cầu giám định.

Thứ hai, quyết định giám đốc thẩm trên có nói đến việc Tòa án đã tiến hành trưng
cầu giám định và theo kết luận giám định số 48/C54 ngày 30/3/2018 của Viện Khoa học
hình sự - Tổng Cục Cảnh sát thì trong 05 file ghi âm do nguyên đơn cung cấp có 02 file
ghi âm là không hợp pháp, còn 03 file ghi âm còn lại là hợp pháp cụ thể là “cau81.mp3”,
“cau82.mp3”, “gốc.m4a”. Như vậy, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 97 BLTTDS
2015 cho phép Tòa án trưng cầu giám định nhằm xác minh, thu thập chứng cứ thì việc
trưng cầu giám định đã có kết luận của cơ quan chuyên môn đó là 3 file ghi âm trên là
hợp pháp càng có cơ sở để được xem là chứng cứ và đáp ứng được tính khách quan vì
đã được Tòa án tiến hành trưng cầu giám định cùng với kết luận giám định phù hợp quy
định pháp luật.
Thứ ba, thực tiễn xét xử cũng cho thấy các file ghi âm chỉ cần phù hợp với quy
định của pháp luật và hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án có thể trở thành chứng cứ
nhằm đạt được mục đích cuối cùng của một phiên tòa, đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự. Cụ thể trong bản dân sự sơ thẩm số 13/2018/DS-ST ngày
23/02/2018, TAND tỉnh L đã dựa vào Kết luận giám định của Viện khoa học hình sự -
Tổng cục Cảnh sát về file ghi âm để tuyên vô hiệu cho một hợp đồng giả tạo. Nhìn
chung, việc xác định các file ghi âm là chứng cứ là để Tòa án có thể thuận tiện trong
việc xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Mặt khác, việc Tòa án xác định các file ghi âm là chứng cứ hợp pháp cũng góp phần
thúc đẩy kinh nghiệm thực tiễn, tránh các trường hợp oan sai đáng tiếc có thể xảy ra.
Kết luận, với những quan điểm trên, nhóm chúng tôi cho rằng có đủ các căn cứ
về mặt pháp lý và mặt thực tiễn để xác định được 3 file ghi âm trên là chứng cứ.

*Quan điểm không đồng ý về việc Tòa án xác định các file ghi âm là chứng cứ:

9
Theo quan điểm của nhóm, chúng tôi không đồng ý về việc Tòa án xác định nội
dung các file ghi âm “cau81.mp3” và “cau82.1.mp3”, “gốc.m4a” được xem là chứng cứ
hợp pháp, bởi lẽ:

Thứ nhất, về file ghi âm “cau82.1.mp3”. Căn cứ cơ sở pháp lý tại Điều 93


BLTTDS 2015 quy định về chứng cứ, có thể thấy điều kiện để trở thành chứng cứ phải
là những gì có thật, thu thập theo đúng trình tự luật định và phải được Tòa án sử dụng
làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án, tuy nhiên trong 3 file ghi âm
Tòa cho rằng đều hợp pháp thì file ghi âm “cau82.1.mp3” không được Toà sử dụng đến,
cũng như đề cập đến nội dung trong file này để làm căn cứ xác định giải quyết vụ án của
hai bên đương sự. Thêm vào đó, căn cứ tại Điều 108 BLTTDS 2015 quy định về đánh
giá chứng cứ:

“1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

2. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định
tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.” có thể thấy chứng
cứ phải có tính liên quan, có giá trị chứng minh cho vụ án. Tuy nhiên trong Bản án này,
Tòa đã không đề cập tới file “cau82.1.mp3” có sự liên quan như thế nào, có giá trị chứng
minh ra sao mà chỉ cho rằng nó hợp pháp. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, file
ghi âm này có thể được xem là nguồn chứng cứ hoặc nguồn tài liệu để Toà tham khảo
chứ không được xem là chứng cứ.

Thứ hai, về việc cần có văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất
trình về các file ghi âm trên. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 95 BLTTDS 2015
quy định về xác định chứng cứ, file ghi âm được xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự
khi đáp ứng các điều kiện: người xuất trình file ghi âm phải xuất trình văn bản trình bày
về nguồn gốc tài liệu nếu họ là người tự thu âm; trường hợp không phải do họ tự thu âm
thì phải xuất trình văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho họ về nguồn gốc tài
liệu hoặc văn bản liên quan đến việc thu âm. Trong phần nội dung vụ án, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan ở đây là anh C và anh N có trình bày việc ghi âm 3 file trên đều
do anh C và anh N ghi âm mà không có mặt người xuất trình file (ông Đ), do đó nhận
thấy người xuất trình file không tự thu âm nên khi nộp lên Tòa án cần phải xuất trình
văn bản có xác nhận của người đã cung cấp các file này để chứng minh nguồn gốc tài
liệu hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm. Tuy vậy, xét thấy trong bản án

10
không ghi nhận rõ ràng rằng liệu có văn bản nào liên quan đến tài liệu thu âm như đã
nêu, mà chỉ có trong lời trình bày của người cung cấp (ở đây là anh C và anh N). Do đó,
các file ghi âm trên chưa đủ điều kiện để được xem là chứng cứ.

Kết luận, do nhận thấy 3 file ghi âm mà Tòa án xác định là hợp pháp là chưa hợp
lý, chưa đáp ứng đủ điều kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định, nên chúng tôi không
đồng ý về việc Tòa án xác định các file này là chứng cứ trong vụ án tranh chấp.

3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề đang phân tích?

Tóm tắt Bản án số 08/2021/KDTM-GĐT ngày 22/02/2021 về việc “Tranh chấp hợp
đồng mua bán” của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố hồ Chí Minh.

- Nguyên đơn: ông Trần Thanh Đ.


- Bị đơn: ông Lê Văn M, bà Huỳnh Thị Y.
- Nội dung vụ án: ngày 22/02/2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh mở phiên Tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp hợp
đồng mua bán”, giữa ông Trần Thanh Đ và ông Lê Văn M, bà Huỳnh Thị Y.
Trong Bản án số 08/2021/KDTM-GĐT, TAND cấp cao đã xác định 03 file ghi
âm mà đương sự cung cấp là hợp pháp và được xem là chứng cứ theo quy định
tại Điều 93 BLTTDS 2015. Dựa vào nội dung của các file ghi âm trên, Tòa án
cấp Giám đốc thẩm cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông M và bà Y còn
nợ tiền hàng của ông Đ và bà O với số tiền là 2.700.000.000 đồng là có căn cứ.

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2015.


2. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

12

You might also like