You are on page 1of 11

1

2
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................5
B. NỘI DUNG...................................................................................................................5
I. Khái quát chung về chứng cứ và nguồn chứng cứ trong luật tố tụng dân sự Việt
Nam....................................................................................................................................5
II. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về nguồn chứng cứ.....6
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử...........................6

2. Vật chứng...............................................................................................................7

3. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng.......................................7

4. Kết luận giám định................................................................................................8

5. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ...............................................................8

6. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản..................................................9

7. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập...........9

8. Văn bản công chứng, chứng thực.........................................................................9

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.......................................................10

III. Một số kiện nghị hoàn thiện...............................................................................10


C. KẾT LUẬN.................................................................................................................12

3
A. MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung, nguồn chứng cứ nói riêng trong vụ việc
dân sự có một ý nghĩa lớn không chỉ về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn rất quan trọng. Tuy nhiên, về phương diện lập pháp tố tụng dân sự, khái
niệm chứng cứ đã được nhà làm luật nước ta ghi nhận trong Bộ Luật tố tụng dân sự
nhưng khái niệm nguồn chứng cứ lại chưa được ghi nhận mà mới đề cập cụ thể đến
các loại nguồn chứng cứ.
Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi cung cấp những tài liệu quan trọng để rút ra
được những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Nếu
không tìm được nguồn chứng cứ sẽ không thể có chứng cứ để chứng minh, làm
sáng tỏ vụ việc, kéo theo hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra những
kết luận không đúng, không chính xác và không đầy đủ đối với vụ việc dân sự.
Như vậy, nguồn chứng cứ là yếu tố quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự.
Và để hiểu rõ hơn về các quy định của nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự em đã
chọn đề tài số 10: “Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về
nguồn chứng cứ” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về chứng cứ và nguồn chứng cứ trong luật tố tụng dân sự
Việt Nam
1. Chứng cứ
Chứng cứ trong tố tụng dân sự có thể hiểu là cái có thật phản ánh sự thật
khách quan về vụ việc dân sự và được thu nhập theo một trình tự luật định được toà
án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, chứng cứ đóng vai trò
quan trọng trong tố tụng dân sự.
Hiện nay, định nghĩa về chứng cứ cũng được quy định tại điều 93 Bộ luật Tố
tụng dân sự: “ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố
tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và
được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án
cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp
pháp.”
2. Nguồn chứng cứ

4
Theo Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra
cái gì, điều gì. Do đó, nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ.
Theo quy định tại điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguồn chứng cứ bao
gồm người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. Nếu như chứng cứ là
những thông tin, tình tiết, sự kiện về vụ việc dân sự được cung cấp, thu nhập,
nghiên cứu và đánh giá theo một trình tự do pháp luật quy định mà toà án dùng làm
căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự thì nguồn chứng cứ được diểu là nơi bắt đầu,
nơi phát sinh, nơi cung cấp hay nơi rút ra chứng cứ.
Nguồn chứng cứ chính là hình thức chứa đựng thông tin, dấu vết về những gì
liên quan đến vụ việc dân sự. Chứng cứ của vụ việc dân sự sẽ được rút ra từ các
nguồn chứng cứ.
II. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về nguồn chứng
cứ
Nguồn chứng cứ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định chứng cứ, do đó trong
pháp luật tố tụng dân sự của các nước cũng như pháp luật tố tụng Việt Nam đều
thừa nhận và quy định về nguồn chứng cứ. Cụ thể, quy định tại điều 94 Bộ luật Tố
tụng dân sự thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử là nguồn chứng
cứ bởi có thể rút ra các chứng cứ và được Toà án sử dụng với tư cách là chứng cứ
nếu thoả mãn được những yêu cầu nhất định do pháp luật quy định. Theo khoản 1,
2, 3 điều 95 quy định cụ thể:

5
* Tài liệu đọc được có nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chỉnh hoặc
bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ
sở lập ra các bản sao.
 * Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cử nếu được xuất trình
kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ từ
thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất
trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm,
thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa
ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài
liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
 * Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu
điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương
tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Vật chứng
Dựa trên khoản 2 điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định đối với loại nguồn
chứng cứ là vật chứng: vật chứng được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ vì tồn
tại trong chính bản thân nó là chứng cứ của vụ án, nó chỉ chứa đựng chứng cứ chứ
nó không phải là chứng cứ.
Vật chứng trước tiên phải tồn tại ở dạng vật chất có chứa đựng những thông
tin, dấu vết liên quan đến vụ việc dân sự. Từ những thông tin, dấu vết chứ đựng
trong vật chứng cho phép toà án xác định được những tình tiết của vụ việc dân sự để
giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Theo khoản 4 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự, các vật chứng được sử dụng
với tư cách là chứng cứ nếu là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc; nếu không phải là
hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ trong vụ
việc dân sự đó.
3. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng.
Đương sự, người làm chứng là những người tham gia vào sự việc, chứng kiến
sự việc. Trong lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng thường chứa
đựng các thông tin về vụ việc dân sự nên là nguồn chứng cứ.
Theo khoản 5 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự: lời khai của đương sự, lời khai
của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi

6
âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh
theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
Việc lấy lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng phải tuân theo
các quy định tại Điều 98 và Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự
4. Kết luận giám định
Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa
học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến
vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện
theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ
cho việc giải quyết vụ án.
Kết luận của giám định viên là một kiết luận khoa học đưa ra sau khi giám
định viên sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để xác định làm sáng tỏ
các tình tiết, sự kiện nhất định của vụ việc dân sự. Trong việc giải quyết nhiều vụ
việc dân sự, kết luận giám định còn mang tính chất quyết định đối với việc giải
quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Toà án.
Tuy nhiên, kết luận giám định có thể không đúng vì phụ thuộc vào trình độ,
tính khách quan tròn việc giám định của người giám định, các tài liệu giám định. Vì
vậy, theo quy định tại khoản 6 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự: kết luận giám định
được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do
pháp luật quy định; và khi sử dụng kết luận giám định Toà án cũng phải đối chiếu,
sử dụng cùng các chứng cứ khác.
5. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
Trong những vụ việc dân sự mà đối tượng tranh chấp là những tài sản hoặc tài
liệu, vật chứng không thể di chuyển đến Toà án được thì để giải quyết đúng đắn vụ
việc dân sự phải tiến hành xem xét, xác minh tại chỗ để xác định đúng thực trạng tài
sản tranh chấp hoặc tài liệu, vật chứng.
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ là tài liệu phản ánh lại quá trình xác
minh, xem xét tại chỗ tài sản tranh chấp hoặc tài liệu, vât chứng. Trong biên bản ghi
kết quả thẩm định tại chỗ cũng chứa đựng các thông tin về vụ việc dân sự nên cũng
là nguồn chứng cứ. Theo quy định tại khoản 7 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự: Biên
bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được
tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành
việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem
xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết
và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải
ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem
xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức
nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định…..
6. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản thực chất là việc tổ chức có thẩm quyền
thuẹc hiện xác định giá trị tài sản. Đối với những vụ việc dân sự cần xác định giá trị
tài sản tranh chấp mới có thể giải quyết định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. đúng
được thì phải cho định giá tài sản hoặc thẩm định giá tài sản.
Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản có chứa đựng những thông tin
về vụ việc dân sự nên là nguồn chứng cứ. Theo quy định tại khoản 8 điều 95 Bộ luật
Tố dụng dân sự: Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là
chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp
luật quy định.
Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài
sản đang tranh chấp. Hoặc các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm
định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm
định giá cho Tòa án.  Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến
của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự.
7. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập
Về bản chất, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có năng lực
lập cũng chỉ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được. Điển hình cho loại
nguồn chứng cứ này chính là vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi
được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Nói
theo cách hiểu thực tế thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video,
âm thanh kèm theo (nếu cần thiết).

8
Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi
bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài
liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên
quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng và được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp
luật quy định theo khoản 9 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự.
8. Văn bản công chứng, chứng thực
Theo khoản 10 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự: Văn bản công chứng, chứng
thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo
đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Hiện nay, phần lớn thủ tục, hồ sơ thực hiện các giao dịch dân sự đều sử dụng
văn bản công chứng của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Các văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn
các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng.
Các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự tin
tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương
diện Nhà nước cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao
dịch; từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh
nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các
hoạt động giao dịch.
9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Các nguồn khác đó có thể là các văn bản hợp pháp có chứa nội dung liên quan
đến vụ việc mà cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ qua tiến hành tố tụng như
giấy khai sinh, báo cáo của cơ quan…
Theo khoản 11 điều 95 Bộ luật Tố dụng dân sự: Các nguồn khác mà pháp luật
có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy
định.
III. Một số kiện nghị hoàn thiện
Mặc dù đã có bước tiến bộ hơn so với BLTTDS 2004, tuy nhiên BLTTDS vẫn
còn một số điểm hạn chế sau:
* Thứ nhất, tồn tại nhưng mâu thuẫn trong quy định về chứng cứ và nguồn
chứng cứ tại các điều 94 và 95 BLTTDS. Cụ thể:
“Điều 94. Nguồn chứng cứ

9
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
- Các vật chứng;
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
Điều 95. Xác định chứng cứ
- Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc
bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền cung cấp xác nhận.
- Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình
kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên
quan tới việc thu âm, thu hình đó.
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ
nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình
theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.…”
Như vậy, điều 94 liệt kê ra các loại nguồn chứng cứ mà từ đó có thể rút ra
chứng cứ, đồng thời phân biệt rõ ràng “chứng cứ” và “nguồn chứng cứ”. Tuy nhiên,
điều 95 lại quy định các loại nguồn đó được coi là chứng cứ trong các trường hợp
cụ thể, hay nói cách khác là đồng nhất khái niệm “chứng cứ” và “nguồn chứng cứ”.
Sự mâu thuẫn này dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện pháp luật. Do vậy,
nên thêm từ “nguồn” liền trước các cụm từ “chứng cứ” trong điều 95 để khắc phục
hạn chế này.
* Thứ hai, việc thu thập chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự hiện chưa có
quy định cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, để hoạt động này được tiến hành một cách thuận
lợi và đạt hiệu quả mong muốn, ngoài việc tuân thủ triệt để các nguyên tắc trong thu
thập chứng cứ nói chung, khi tiến hành thu thập chứng cứ điện tử cần quán triệt
thêm một số vấn đề như:
- Không làm thay đổi thông tin được lưu trong máy tính hoặc trong các thiết bị
kỹ thuật số;
- Khi phải tiếp cận với thông tin gốc được lưu trữ trong máy tính hoặc trong
các thiết bị kỹ thuật số thì người tiếp cận phải là những người thành thạo được đào
tạo để thực hiện việc thu thập và phục hồi chứng cứ điện tử;

10
- Việc ghi lại dữ liệu (copy) phải được thực hiện đúng quy trình; phải sử dụng
các thiết bị và phần mềm được thế giới công nhận và có thể kiểm chứng được. Phải
bảo vệ được tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử lưu trong máy;
- Tính khách quan, tính nguyên trạng và tính kiểm chứng được của chứng cứ
phải được chứng minh trước Tòa. Phải chứng minh được quá trình khôi phục dữ
liệu, tìm được chứng cứ; khi cần thiết có thể lặp lại quá trình đi tới kết quả tương tự
như trình bày tại Tòa.
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trong bài, có thể thấy, nguồn chứng cứ là 1 yếu tố không
thể thiếu trong pháp luật tố tụng dân sự và được quy định tương đối hoàn chỉnh
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Bởi nguồn chứng cứ là nguồn cung cấp
những vât, tài liệu quan trọng, mà từ đó Toà án có thể rút ra được những chứng cứ
có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ việc dân sự.

11

You might also like