You are on page 1of 12

Một số kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính ở giai đoạn sơ

thẩm
Án hành chính là một trong những loại án phức tạp, đối tượng bị kiện trong các vụ án hành chính luôn
là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Trong khi đó,
luật và bộ luật, văn bản hướng dẫn lại thường xuyên sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung. Vì vậy, đòi hỏi mỗi
một cán bộ, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án hành chính cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ
án, các văn bản pháp luật có liên quan một cách toàn diện, đầy đủ từ đó có đường lối giải quyết vụ án
triệt để, đúng quy định của pháp luật.
Là một Kiểm sát viên sơ cấp Phòng kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh,
thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 10), trong quá trình nghiên
cứu hồ sơ các vụ án hành chính được phân côngtôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân
trong việc nghiên cứu hồ sơ án hành chính ở giai đoạn sơ thẩm như sau:
Về xác định đối tượng khởi kiện:
Khi nhận được Thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, Kiểm sát viên được phân công phải xác định đối
tượng khởi kiện trong vụ án đó là Quyết định hành chính hay hành vi hành chính; chủ thể ban hành; đối
tượng bị kiện có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện đảm
bảo quy định theo Điều 3 Luật TTHC hay không? Từ đó, xác định khiếu kiện đó có thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa theo Điều 30 Luật TTHC. Và nếu khiếu kiện đó thuộc thẩm quyền giải quyết Tòa án
cấp huyện theo Điều 31 Luật TTHC hay Tòa án cấp tỉnh theo Điều 32 Luật TTHC.
Về nội dung khởi kiện:
Sau khi Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ đầy đủ, mở phiên họp giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ
và đối thoại xong nếu vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ theo Điều 143 hoặc tạm đình chỉ theo
Điều 141 Luật TTHC thì Tòa án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử và chuyển hồ sơ cho Viện
kiểm sát nghiên cứu theo quy định tại Điều 147 Luật TTHC. Trong thời hạn 15 ngày nghiên cứu hồ sơ,
Kiểm sát viên được phân công phải đọc kỹ đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, lời khai của các
đương sự xem có phù hợp với nội dung trong Thông báo thụ lý vụ án hay không?
Về quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện:
Quyền khởi kiện vụ án hành chính được quy định chi tiết tại Điều 115 Luật TTHC, để bảo đảm quyền
khởi kiện trong tố tụng hành chính nghĩa là tạo cho các chủ thể có quyền khởi kiện có đủ các điều kiện
cần thiết, chắc chắn thực hiện được trên thực tế, quyền khởi kiện ra Tòa án nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình thông qua các biện pháp được pháp luật quy định.
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại Điều 116 Luật TTHC.Việc xác định thời hiệu
khởi kiện cho một vụ án hành chính là một trong những công việc rất quan trọng cho người khởi kiện
khi thực hiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Khi xác định được thời hiệu khởi kiện vẫn còn thời hạn thì
người khởi kiện mới tiến hành chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho một vụ án hành chính. Khi nghiên cứu hồ sơ,
Kiểm sát viên phải xem xét các Quyết định hành chính bị kiện hoặc hành vi hành chính bị kiện có còn
thời hiệu khởi kiện hay không? Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì phải yêu cầu Tòa án thu thập tài
liệu,chứng cứ để xem có lý do khách quan hoặc trường hợp bất khả kháng khiến cho người khởi kiện
không khởi kiện đúng thời hạn quy định không?
Về xác định tư cách người tham gia tố tụng:
Tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính muốn xác định chính xác, không bỏ sót người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì khi nghiên cứu Quyết định bị kiện hay hành vi bị kiện phải lưu ý

1
xem các quyết định, hành vi đó liên quan đến những đối tượng nào? Vì việc xác định thiếu tư cách
người tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự và đây cũng là một căn cứ để cấp trên hủy án.
Về đánh giá việc thu thập tài liệu, chứng cứ và thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị:
Nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự cung cấp hoặc do Tòa án
xác minh, thu thập. Qua đó, nếu nhận thấy các chứng cứ có trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ
án, thì trao đổi với Thẩm phán giải quyết để thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng
cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật TTHC.
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án và kiến
nghị Tòa án áp dụng hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Về việc giải quyết nội dung vụ án:
Để đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, đúng quy định pháp luật, không gây bức xúc cho người khởi
kiện thì Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ bên cạnh việc kiểm tra thủ tục tố tụng thì cần phải có hướng
giải quyết vụ án rõ ràng. Muốn như vậy, mỗi Kiểm sát viên phải nghiên cứu các văn bản pháp luật điều
chỉnh các vấn đề có liên quan đến nội dung quyết định hành chính, hành vi hành chính và yêu cầu khởi
kiện.
Việc đánh giá tính hợp pháp của Quyết định hành chính bị kiện hoặc Hành vi hành chính bị kiện cần
chú ý: Đối với Quyết định hành chính bị khởi kiện, KSV phải nghiên cứu chi tiết ngày, tháng, năm ban
hành, thẩm quyền ký quyết định, con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền đối chiếu với các quy định
của pháp luật để xem xét văn bản đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?Đối với hành vi
hành chính bị khởi kiện, KSV phải nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật quy định về nhiệm vụ
công vụ của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
đang bị khởi kiện, để xác định hành vi hành chính đang bị khởi kiện có phù hợp với quy định của pháp
luật hay không?
Đặc trưng của vụ án hành chính là được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau. Về luật hình thức,
không chỉ có Luật TTHC mà còn có Luật khiếu nại, Luật xử lý vi phạm hành chính điều chỉnh về trình
tự, thời hạn, thẩm quyền ban hành các quyết định giải quyết khiếu nại và các quyết định xử phạt vi
phạm hành chính. Về luật nội dung phạm vi quy định còn rộng hơn, tùy theo lĩnh vực khởi kiện để áp
dụng ở từng ngành luật khác nhau. Chính vì vậy trong mỗi vụ án, Kiểm sát viên nghiên cứu, vận dụng
các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan.Bên cạnhviệc đánh giá tính hợp pháp của
quyết định bị kiện còncần phải đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính có liên quan có
như vậy việc giải quyết vụ án mới được triệt để, phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc nghiên cứu hồ sơ là cơ sở, tiền đề quan trọng nhất để Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa tự tin,
thể hiện được vị trí, vai trò của Viện kiểm sát, tạo niềm tin cho các đương sự tham gia tố tụng, qua đó
khắc phục được tình trạng khiếu kiện kéo dài, hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu nại trở thành điểm
nóng, bức xúc và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương./.
Nguyễn Hương Giang - Phòng 10 VKSND tỉnh Bắc Ninh

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số vấn đề cần lưu ý về tố tụng đối
với kiểm sát viên khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính ở giai đoạn sơ
thẩm để bạn đọc tham khảo:
2
Thứ nhất, xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Khi nhận được thông báo thụ lý, Kiểm sát viên phải xác định đối tượng khởi kiện là Quyết định hành
chính hay hành vi hành chính? do chủ thể nào ban hành? đối tượng khởi kiện (Quyết định hành chính
hay hành vi hành chính bị kiện) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện hay không? từ đó, mới xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không?
Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp nào theo quy định
tại Điều 31 và Điều 32 Luật TTHC.
Thứ hai, nắm vững các trường hợp trả lại đơn khởi kiện
Khi đương sự có đơn khởi kiện gửi Tòa án thì bước đầu tiên của Thẩm phán được phân công thụ lý đơn
là xem xét đơn khởi kiện có thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 123 Luật
TTHC hay không. Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các trường hợp trả lại đơn khởi kiện để nếu như
đương sự có khiếu nại việc trả lại đơn hoặc Viện kiểm sát kiến nghị việc trả lại đơn thì Viện kiểm sát
phải tham gia phiên họp và đề xuất quan điểm việc giữ nguyên việc trả lại đơn hay nhận lại đơn khởi
kiện.
Thứ ba, xác định rõ nội dung khởi kiện khi nghiên cứu hồ sơ
Sau khi Tòa án thu thập chứng cứ đầy đủ, mở phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ
và đối thoại xong, nếu vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ theo Điều 141 và Điều
143 Luật TTHC thì tòa án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm
sát nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày theo Điều 147 Luật TTHC.
Khi nhận được hồ sơ thì Kiểm sát viên lưu ý phải đọc kỹ đơn khởi kiện và đơn khởi kiện bổ sung của
đương sự, xem họ khởi kiện về vấn đề gì, có phù hợp với nội dung trong thông báo thụ lý vụ án không?
Thứ tư, xem xét về vấn đề thời hiệu khởi kiện
Kiểm sát viên khi xem xét đến Quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu kiện cần chú ý
các văn bản này còn thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 116 Luật TTHC không? Nếu hết thời
hiệu khởi kiện thì phải yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, xem có lý do khách quan hoặc trường hợp
bất khả kháng khiến cho người khởi kiện không khởi kiện đúng thời hạn hay không?
Thứ năm, xác định tư cách người tham gia tố tụng
Về xác định tư cách người tham gia tố tụng phải lưu ý Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
bị khiếu kiện có liên quan đến một hay nhiều người, tránh bỏ sót người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan.
Ví dụ: Khiếu kiện quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đối
với hộ gia đình thì ngoài người khởi kiện còn phải đưa các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm có
quyết định thu hồi đất vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu
những người đó có văn bản ủy quyền thì phải kiểm tra xem đủ các thành viên chưa.
Thứ sáu, về tài liệu, chứng cứ
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Kiểm sát viên cũng cần lưu ý đến vấn đề tài liệu, chứng
cứ, trong đó, có biên bản phiên họp công khai chứng cứ và đối thoại. Về cơ bản, các căn cứ khởi kiện
cũng như tài liệu do người bị kiện xuất trình phải được thể hiện trong biên bản này bởi có trường hợp
tại phiên tòa người khởi kiện hoặc luật sư của người khởi kiện yêu cầu Tòa án ngừng phiên tòa để thu
thập thêm tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì Viện kiểm
sát có ý kiến cho ngừng phiên tòa, nếu thấy yêu cầu thu thập tài liệu này không liên quan đến việc giải

3
quyết vụ án thì đề nghị Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục và có quan điểm tại phiên họp công khai chứng cứ
và đối thoại các bên đã cam đoan không còn tài liệu nào khác.
Về vấn đề thu thập tài liệu chứng cứ, Kiểm sát viên cần lưu ý: Viện kiểm sát chỉ có thể tự xác minh, thu
thập tài liệu chứng cứ để thực hiện quyền kháng nghị theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật TTHC.....

TIỂU LUẬN: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH


Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vụ án dù đơn giản đến
đây thì luật sư cũng phải dành thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án một
cách toàn diện có hệ thống, khách quan giúp luật sư nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của khách
hàng của mình, trên cơ sở đó hình thành các luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. (Tiểu
Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Nguyên tắc là nghiên cứu một cách toàn diện nhưng không nhất thiết phải nghiên cứu lại những
vấn đề mà mình đã biết trước đó. Về thực chất, nghiên cứu hồ sơ toàn diện là nghiên cứu lướt qua toàn
bộ hồ sơ để nắm bắt được phần cốt lõi của hồ sơ và kiểm tra xem những gì mình đã biết được thông
qua các chứng cứ . Sau khi đã lướt qua một lượt toàn bộ hồ sơ, luật sư sẽ đi vào nghiên cứu kỹ chi tiết,
nhất là những phần mà chưa được biết trứơc đó hoặc biết nhưng chưa kỹ. Thực tiễn hành nghề của luật
sư đã cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, luật sư nghiên cứu không toàn diện dẫn đến việc bỏ sót
nhiều tình tiết quan trọng của vụ án. Điều này đã dẫn đến hiện tượng ra trứơc toà luật sư đưa ra những
luận cứ kém thuyết phục, do có mâu thuẫn với các tài liệu khác trong hồ sơ. Để khắc phục tình trạng
này , khi nghiên cứu hồ sơ , luật sư cần cẩn trọng xem xét kể cả các tài liệu không liên quan đến thân
chủ của mình. Chính những tài liệu tưởng như không liên quan này lại có thể có những mối liên hệ
mang tính dẫn dắt. Nếu không nghiên cứu chúng hoặc nghiên cứu không kỹ có thể sẽ không đưa ra
được nhựng kết luận logic và xác thực .
Việc nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện có thể đựơc tiến hành nhiều lần, lặp đi lặp lại . Mỗi
một lần như thế giúp luật sư phát hiện ra những điều quan trọng giúp luật sư đưa ra các lập luận cụ thể
hơn. Sau khi nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện thì luật sư bắt đầu nghiên cứu chi tiết. Trong quá
trình nghiên cứu hồ sơ cần chú ý những nội dung sau:
1. Về mục đích yêu cầu: (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Hệ thống được diễn biến, nội dung các tình tiết và hệ thống chứng cứ của vụ án hành chính.
Trong giai đoạn điều tra, việc thu thập tài liệu chứng cứ chưa được tập hợp đầy đủ, còn phân
tán, rời rạc ở từng mảng khác nhau. Do vậy khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, cần tập hợp, sắp xếp phân
loại sao cho các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ có mối liên hệ trong một hệ thống nhất định giúp hiểu
rõ nội dung vụ án.
Bước đầu đánh giá được các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình xác minh thu thập
chứng cứ.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần có sự phân tích, đánh giá bước đầu nhằm có
nhưng nhận xét, kết luận nhất định, tạo cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bảo vệ.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính, đòi hỏi luật sư phải nắm vững một số yêu cầu sau :
Việc nghiên cứu hồ sơ cần phải đựơc tiến hành một cách thận trọng kỹ lưỡng. Với yêu cầu này,
việc nghiên cứu hồ sơ không đựơc tiến hành một cách hời hợt , qua loa, đại khái mà cần phải hết sức
cẩn thận, kỹ lưỡng , phải rà đi soát lại để không bỏ sót những yếu tố, những nội dung , những chi tiết có
ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
4
Khi nghiên cứu hồ sơ tuyệt đối không được để lẫn lộn , tránh tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch hồ
sơ vụ án. Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ là kết quả của quá trình thụ lý điều tra, xác minh..vụ án
hành chính. Việc trành tẩy xoá, thêm bớt tài liệu chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ vụ án sẽ dẫn đến tình
trạng giải quyết vụ án có thể thiếu khách quan , chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của toà án.
Qua nghiên cứu hồ sơ, đòi hỏi luật sư phải có sự nhận định, đánh giá bước đầu về diễn biến vụ
án, xác định tính đúng sai và ý nghĩa của các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ, đồng thời phát hiện
những ưu , khuyết điểm sai phạm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trứơc (nếu có).
Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần kết hợp với việc đánh giá chứng cứ trên cơ sở đối chiếu với
các qui định của pháp luật và chứng cứ khác. Việc ghi chép trên có hệ thống, theo trình tự thời gian của
các sự kiện liên quan , thực tế xảy ra. Mỗi sữ kiện nên kèm theo cách đánh giá của mình và của các chủ
thế khác. Mỗi tài liệu nên ghi rõ ngày xác lập, số bút lục, người ban hành (nếu có) . (Tiểu Luận: Kỹ
năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Trong hoạt động hành nghề luật sư, tranh tụng về nhà đất chiếm 80% của hoạt động chung của
luật sư . Vì hầu hết các vụ án đều có liên quan đến tranh chấp quyền lợi về nhà đất, không nhiều thì ít.
Nhưng ở đây , chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất trong các vụ án hành chính
, tranh chấp về vấn đề quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ( người khởi kiện cơ quan hành chính ) và
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhiều khi là vấn đề chính của vụ án vì nó là cơ sở để xem xét
quyết định hành chính có phù hợp với pháp luật về đất đai hay không, nhất là vấn đề thẩm quyền . Điều
quan trọng trứơc tiên là cần xem xét UBND có thẩm quyền giải quyết hay vấn đề tranh chấp thuộc
thẩm quyền của toà án nhân dân.
2. Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với quyết định hành
chính , hành vi hành chính về quản lý đất đai
Yêu cầu khởi kiện của khách hàng được giải quyết theo 2 hướng :
Khiếu nại và trình tự tố tụng.
* Theo hướng khiếu nại :
Khiếu nại là gì? Theo khoản 1 điều 1 Luật Khiếu Nại Tố Cáo qui định
“ Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn
cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật , xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. “
Đối tượng khiếu nại là gì ? Là quyết định hành chính và hành vi hành chính.
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chinh nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể , về một vấn đế cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. (Tiểu Luận: Kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước , của ngừơi có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật .
Trong lĩnh vực đất đai, đối tượng khiếu nại được qui định tại điều 162 NĐ181/2004/NĐ-CP “
Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại :
Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bao gồm :
Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất.

5
Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ công chức nhà
nứơc khi giải quyết công việc thuộc phạm vi qui định tại khoản 1 điều này.
Người khiếu nại là ai ? Người khiếu nại “ là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
thực hiện quyền khiếu nại” qui định tại khoản 3 điều 2 Luật Khiếu Nại Tố Cáo.
Người bị khiếu nại là ai ? Tại Khoản 6 điều 2 Luật Khiếu Nại Tố Cáo qui định “ người bị khiếu
nại là cơ quan tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính “
“ Người giải quyết khiếu nại là cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại “,
qui định tại khoản 8 điều 2 Luật Khiếu Nại Tố Cáo. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành
chính)
Đối với vụ án hành chính về lĩnh vực đất đai thì ngừơi giải quyết khiếu nại được qui định tại
khoản 2 điều 163 và khoản 2 điều 164 nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 của chính phủ về
thi hành luật đất đai là chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh hoặc chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các qui định tại điều 165 nghị định 181/2004/NĐ-CP giải
quyết theo Luật Khiếu Nại Tố Cáo.
Về thời hạn khiếu nại, luật sư kiểm tra xem hồ sơ vụ án hành chính còn thời hạn khiếu nại
không? Theo khoản 1 điều 63 nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007 của chính phủ qui định “
Trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày chủ tịch UBND cấp huyện có quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong quản lý đất đai qui định tại điều 162 nghị định 181/2004/NĐ-CP mà người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó
thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.”
* Theo hướng trình tự tố tụng :
Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án xem khách hàng đã thực hiện giai đoạn “tiền tố tụng” chưa?
Nghĩa là khách hàng đã có văn bản khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết được qui định
tại khoản 2 điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính “Cá nhân , cơ quan, tổ chức có
quyền khởi kiện để toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện qui định tại khoản 17 điều 11 của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:
Đối với quyết định hành chính , hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND quận,
huyện , thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng y
với wuyết định giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với
quyết định giải quyết đó.
Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư phải kiểm tra hồ sơ còn thời hiệu khỏi kiện hay không ? Căn cứ
khoản 3 điều 63 nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007 của chính phủ qui định “ Trong thời hạn
không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện mà
người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân..” hoặc tại
điểm C khoản 2 điều 138 Luật Đất Đai qui định “ Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày , kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được
6
có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày , kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng thì có quyền khiếu nại đế cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân.”
Trong vụ án hành chính về lĩnh vực đất đai thì : (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án
hành chính)
Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan tổ chức sử dụng đất được qui định tại điều 9 Luật Đất Đai
2009 :
Điều 9 : Ngừơi sử dụng đất
Người sử dụng đất trong Luật này bao gồm:
Các tố chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội ,
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ
chức kinh tế-xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo qui
định của Chính phủ ( sau đây goi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công
nhận quyền sử dụng đất ; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân trong nước ( sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân ) được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất , nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp,
bản , buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục , tập quán , hoặc có chung dòng
họ đựơc Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
vụ án hành chính)
Cơ sở tôn giáo gốm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện trừơng đào tạo riêng của tôn
giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất hoặc giao đất.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ việt Nam thừa nhận ;
cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, co quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
Người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên
hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được nhà nứơc Việt
Nam cho thuê đất.
Ngừơi bị khởi kiện :
Chủ tịch UBND cấp quận, huyện trực thuộc tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ,thành phố trực thụôc trung ương.
Thủ trưởng cơ quan nhà nước ban hành quyết định hành chính, hoặc có hành vi hành chính của
cán bộ công chức do mình quản lý.
Đối tượng khởi kiện :
Quyết định hành chính
Hành vi hành chính
7
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ( nếu có )
Luật sư phải xác định toà án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Luật sư căn cứ vào quyết định
hành chính do UBND cấp nào ra quyết định hoặc căn cứ vào khu đất, nhà đó nằm ở đại phương nào thì
toà án ở địa phương đó giải quyết.
Luật sư cần tìm hiểu yêu cầu của khách hàng cần gì? Khởi kiện Quyết định hành chính , hành vi
hành chính ra toà, để xác định xem: (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Đối với quyết định hành chính, khách hàng yêu cầu huỷ toàn bộ hay huỷ một phần quyết định
hành chính đó. Hoặc với hành vi hành chính, khách hàng có yêu cầu gì? Ngoài ra khách hàng còn có
thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ( căn cứ theo điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính ).
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính trong lĩnh vực đất đai, luật sư cần nghiên cứu kỹ nội dung sau:
Xem xét đơn khởi kiện để xác định thời hiệu khởi kiện , xác định toà án có thẩm quyền, xác
định “người bị kiện” , xác định ngừơi có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ( nếu có).
Nội dung đơn khởi kiện yêu cầu đề đạt huỷ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, hành
vi hành chính xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của ngừơi khởi kiện. Luật sư cần nắm rõ các vấn đề
pháp lý trong đơn khởi kiện và có liên quan đến đơn khởi kiện, hiểu rõ mặt mạnh mặt yếu của đơn khởi
kiện phải có tầm nhìn xa trên cơ sở đánh giá kết quả tương đối của nó.
Xem xét nội dung quyết định hành chính , hành vi hành chính bị khiếu kiện.
Luật sư cần xem xét quyết định hành chính có phù hợp với pháp luật về đất đai hay không?
Nhất là vấn đề thẩm quyền, điều quan trọng nhất cần xem xét UBND có thẩm quyền giải quyết hay vấn
đề tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân.
Các tài liệu chứng cứ của “ngừơi bị kiện” cung cấp.
Đó là các văn bản qui phạm pháp luật mà cơ quan hành chính dựa vào đó đễ ban hành quyết
định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Pháp luật về nhà đất rất phong phú và thường xuyên được
thay đổi, bổ sung. Hơn nữa, mỗi địa phương đều có nhiều qui định cụ thể trên cơ sỡ các qui định khung
và trong các giới hạn cho phép của pháp luật chung và các qui định của cấp trung ương. Vì vậy, luật sư
ngoài việc phải am từơng pháp luật chung còn phải nắm rõ các qui định của địa phương.
Vì dụ : Giá đất tiền đền bù giải toả rất khác nhau giữa cá địa phương, hoặc cùng một địa
phương cũng khác nhau về giá đền bù , vì mỗi dự án có một phương án đền bù riêng. (Tiểu Luận: Kỹ
năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Đặc biệt cần phải nghiên cứu kĩ những văn bản pháp lý mà người bị kiện dựa vào đó để ra quyết
định hoặc thực hiện hành vi hành chính. Khi nghiên cứu các văn bản này, cần quán triệt nguyên tắc
pháp chế XHCN để khẳng định văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất cho việc ra quyết định hành
chính hoặc thực hiện hành vi hành chính .
Ví dụ: Khi hai hay nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng có sự mâu thuẫn nhau thì
văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn được xem là cơ sở pháp lý để ra quyết định hoặc thực hiện
hành vi hành chính., Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính dựa vào một văn bản có hiệu lực
pháp lý thấp hơn trái với văn bản có hiệu lực pháp lý trên thì quyết định hành chính, hành vi hành
chính đó là trái pháp luật.
Các tài liệu chứng cứ do người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp.

8
Các tài liệu do nguời làm chứng cung cấp .
Các tài liệu chứng cứ do người khởi kiện cung cấp.
Theo điều 20 pháp lệnh thủ tục giài quyết cá vụ án dân sự qui định “ Các đương sự có quyền
bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. ..” Cho nên luật sư cần
nghiên cứu kĩ xem xét đánh giá các tài liệu chứng cứ các bên cung cấp có chính xác hay không, có bị
giả mạo hay không. Thực tế các tài liệu chứng cứ trong vụ án về nhà đất có nguồn gốc hàng thế kỹ,
hàng mấy chục năm chứng cứ bị mai một theo thời gian, những tờ giấy cũ kỹ, nát rách….nhưng nội
dung hết sức quan trọng. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Chính vì “tính chất” chứng cứ cũ, nát…như vậy rất dễ có tính giả mạo. Nếu lậut sư nghi ngơ
chứng cứ giả mạo cần đề xuất giám định chứng cứ .
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi luật sư phải có phương pháp .Luật sư phải đọc toàn bộ hồ sơ
vụ án và phân loại hồ sơ ra thành các tập khác nhau.
Tập tài liệu chứng cứ do Toà án
Tài liệu phía người khởi kiện
Tài liệu phía người bị kiện
Tài liệu phía người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Mỗi tập tài liệu của từng đương sự đều mang tính đặc thù riêng của đương sự đó.
+ Tập tài liệu phía người khởi kiện :
Trước tiên, luật sư phải hệ thống nội dung vụ kiện theo thứ tự thời gian, xác định các yêu cầu
khởi kiện.
Phân tích nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.
Xem xét các căn cứ để ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu
kiện.
Xem xét nội dung đơn khởi kiện. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Nội dung văn bản giải quyết khiếu nại.
Các tài liệu chứng cứ có liên quan (lời khai của người làm chứng, các tài liệu, qui định, phiên
dịch…)
Các tài liệu về hình thức khác ( giấy uỷ quyền, biên lai nộp tiền tạm ứng án phí)
Tập tài liệu phía ngừơi bị kiện :
Những tài liệu chứng cứ loại này có vai trò rất quan trong trong việc xác định giá trị pháp lý của
quyết định hành chính , hành vi hành chính bị khởi kiện. Để có cơ sở đánh giá giá trị pháp lý của đối
tượng khởi kiện cần phải nghiên cứu kỹ nội dung quyết định hành chính hoặc diễn bếit của hành hành
chính bị khởi kiện, xem xét thẩm quyền của nguời ra quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính.
Tập tài liệu phía người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp: Đây là loại tài liệu, chứng cứ
trong hồ sơ vụ án hành chính cũng cần phải được xem xét cẩn thận. Việc nghiên cứu các tài liệu này
vừa có ý nghĩa vổ sung,. hiểu rõ hơn nội dung của vụ án , vừa có ý nghĩa xác định địa vị pháp lý của
người có quyền lợi ích hợp pháp liên quan trong vụ án.
Tập tài liệu do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp :

9
Đây là loại tài liệu mà theo yêu cầu của toà án và trong phạm vi qui định của pháp luật, các cơ
quan nhà nước, các tổ chức hay cá nhân có liên quan có nghĩa vị cung cấp nhằm giúp toà án có để tài
liệu , chứng cứ cần thiết và có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án vừa đảm bảo tính khách quan, tính
toàn diện, vừa có ý nghĩa so sánh, đối chiếu và bổ sung.
Tài liệu chứng cứ mà Toà án thu thập, xác minh được trong quá trình điều tra vụ án. Đây cũng
là một bộ phận cơ bản có trong hồ sơ vụ án. Các tài liệu, chứng cứ loại này do Toà án chủ động xác
minh, thu thập để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và nhất là để làm rõ các tình tiết của diễn biến vụ án vừa có
đủ hệ thống chứng cứ cho việc xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính có căn cứ để xác định thiệt hại hay không thiệt hại về tài sản, về quyền và lợi ích
hợp pháp của người khởi kiện, mức độ thiệt hại… (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành
chính)
Ngoài các tài liệu trên trong hồ sơ vụ án còn có nhiều loại tài liệu khác được thu thập, tập hợp
từ nhiều nguồn khác nhu tài liệu của người làm chứng, tài liệu gíam định, tài liệu biên dịch, tài liệu
hứng cứ của Viện kiểm sát…..
C. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ:
Thông thường, việc nghiên cứu hồ sơ bắt đầu từ đơn khởi kiện cần xem xét kỹ những vấn đề
sau đây :
Đơn khởi kiện có đầy đủ các điều kiện do pháp luật yêu cầu không Chủ thể khởi kiện có năng
lực hành vi đầy đủ không, chủ thể khởi kiện là một hay nhiều người. Nếu chỉ có 1 người vừa khởi kiện
vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền vừa khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của toà án. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu
nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho toà án có thẩm quyền. Nếu có nhiều người,
trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, có nguời khiếu nại lên cấp trên
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo thì việc giải quyết thụôc thẩm quyền của cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo đó. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo đó. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải
chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan co thẩm quyền giải quyết khiếu nại ngay sau khi phát hiện việc giải
quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành
chính)
Động cơ khởi kiện
Thực hiện khởi kiện có phù hợp với qui định của pháp luật hay không?
Tiếp theo luật sư phải xem xét người ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành
chính bị khiếu kiện có phải là người có thẩm quyền làm việc đó không. Quyết định đó có được ban
hành theo đúng trình tự, thù tục do pháp luật qui định không, hoàn cảnh ban hành quyết định, nội dung
rõ ràng dễ hiểu hay tối nghĩa, có bị tấy xóa không?
Ngoài ra luật sư còn phải xem xét tất cả các căn cứ để ban hành quyết định. Điều quan trọng là
xác định được những văn bản mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng để ban hành quyết định hành chính
có hiệu lực tại thời điểm ra quyết định không.
Quyết định giải quyết khiếu nại cần phải lưu ý một số vấn đề:
Phải do người có thẩm quyền ban hành
Được thể hiện dưới hình thức pháp luật qui định
Nội dung có phù hợp vói pháp luật hay không và đã giải quyết dứt điểm vụ việc hay chưa?
10
Về vấn đề uỷ quyền:
Việc uỷ quyền tham gia tố tụng phải được viết thành văn bản và được chứng thực hợp pháp.
Người uỷ quyền chỉ được thực hiện quyền , nghĩ vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được
uỷ quyền .
Đuơng sự là cá nhân có thể uỷ quyền bằng văn bản cho nguời khác thực hiện quyền, nghĩa vụ tố
tụng của mình trong quá trình giải quýet vụ án hành chính. (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ
án hành chính)
Đương sự là pháp nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng thông qua nguời đại diện theo pháp
luật hay theo uỷ quyền.
Đương sự có thể uỷ quyền cho bất cứ người nào đại diện cho mình tham gia tố tụng trừ những
nguời sau đây:
Không có quốc tịch Việt Nam, không cư trú tại Việt Nam ( trừ trường hợp pháp luật qui định
khác đối với đương sự có quốc tịch nuớc ngoài, người không có quốc tịch hoặc người Việt Nam định
cư ở nước ngoài ).
Chưa đủ 18 tuổi
Bị bệnh tâm thần
Đã khởi tố về hình sự hoặc bị kết án nhưng chia được xoá án
Cán bộ Toà án hoặc Viện kiểm sát
Người giám định, người biên dịch, người làm chứng trong vụ án
Người thân thích với Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án. Kiểm sát viên đang tham gia giải
quyết vụ án.
Trong quá trình nghiên cứu, luật sư chú ý sao chép, ghi chép những vấn đề cần thiết có ý nghĩa
cho việc chuẩn bị luận cứ bảo vệ và tham gia tranh luận tại phiên toà.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, đối với bất kỳ một nguồn chứng cứ nào cũng đều phải kiểm
tra :
Tính khách quan của chứng cứ
Tính liên quan của chứng cứ
Tính hợp pháp của chứng cứ
Sau khi kiểm tra xong thì sơ bộ đánh giá chứng cứ, còn việc đánh gía tổng hợp các chứng cứ để
xác định sự thật của vụ án thì chỉ được thực hiện khi đã nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện đầy
đủ.
Tóm lại: (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Nghiên cứu hồ sơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình tiếp cận vụ án. Luật sư có bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nghiên cứu hồ sơ, vào kỹ
năng nghiên cứu hồ sơ. Luật sư cần phải làm việc nghiêm túc, có phương pháp mới mang lại hiệu quả
tốt cho công việc.
Các vụ án hành chính đối với cá quyết định hành chính, hành vi hành chính chịu sự điều chỉnh
của các văn bản pháp lý sau:

11
Luật khiếu nại tố cáo Luật đất đai (Tiểu Luận: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính)
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính Luật

https://hotrovietluanvan.com/tieu-luan-ky-nang-nghien-cuu-ho-so-vu-an-hanh-chinh/

12

You might also like