You are on page 1of 9

1.

Khi nào thì vks bắt buộc phải tham gia giải quyết vụ án dân sự
Theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015: Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm
đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng,
quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4
của Bộ luật này.

2. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu giấy tờ của tòa án cho đương sự thuộc về ai
Theo khoản 2 Điều 22 BLTTDS 2015: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu
tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải
thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.

3. Chủ thể nào tham gia ttds, tiến hành ttds


Người tham gia tố tụng: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch và người định giá tài sàn.
Cơ quan, người tiến hành tố tụng: theo Điều 46 BLTTDS 2015:
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

4. Chứng cứ nộp cho tòa án tại thời điểm nào


Theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015: Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm
phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời
hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự
theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết
định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu,
chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì
có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài
liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu
đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp,
trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn
tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
Theo
Điều 287 Cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
1. Đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử phúc thẩm:
a) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự
không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng;
b) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp
hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục
sơ thẩm.
2. Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 96 của
Bộ luật này
khoản 1 Điều 330: Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm
1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp
sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu
giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài
liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ
án.
Theo các điều khoản trên thì thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự cho
Tòa án là trong phạm vi thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn
bị giải quyết việc dân sự theo tục sơ thẩm.

5. Khi tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự, tòa án có thể ra những quyết định
nào
Theo khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015:
3.Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường
hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
6. Bpkc tạm thời có thể đc quyết định bởi chủ thế nào
Theo Điều 112 BLTTDS 2015: Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội
đồng xét xử xem xét, quyết định
7. Chủ thể nào có thể đc quyết định kê biên tài sản đang tranh chấp
Theo quy định tại khoản 6 Điều 114 và Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì
hành vi kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tòa án có
thể áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm
quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
- Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê
biên tài sản đang tranh chấp tại phiên tòa
8. Quyền quyết định thay đổi BPKC tạm thời có hiệu lực khi nào
Theo khoản 1 Điều 139 BLTTDS 2015 quyền thay đổi BPKC tạm thời có hiệu lực thi
hành ngay
9. Cơ cấu tổ chức của TAND các cấp có j bên trong
 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:
- Hội đồng Thẩm phán, tổng số không quá 17 người;
- Tòa án quân sự trung ương;
- Các tòa chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa
hành chính;
- Các Tòa phúc thẩm Tối cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh;
- Bộ máy giúp việc gồm: Ban Thanh tra, Ban Thư ký, Vụ tổ chức
 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
+ Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình
và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên
trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
+ Bộ máy giúp việc.
- Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó
Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao
động.
 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
gồm:
- Ủy ban Thẩm phán;
- Các tòa chuyên trách gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế,
Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên;
- Bộ máy giúp việc: Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương do Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn.
 Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương
- Gồm các tòa chuyên trách (Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa
thành niên, Tòa xử lý hành chính) và bộ máy giúp việc
10. Chánh án TAND các cấp có thẩm quyến j
Chánh án TAND có thẩm quyền theo Điều 47 BLTTDS
11. Trong quá trình giải quyết vụ án, việc dân sự thẩm phán có quyền j, HTND có quyền
j thẩm tra viên có nhiệm vụ j, thư kí TA có nhiệm vụ j
Theo Điều 48 đến 51 BLTTDS 2015
12. Thay đổi thẩm phán tại phiên tòa và trc phiên tòa do chủ thể nào quyết định
- Theo Điều 56 thay đổi Thẩm phán trước phiên tòa do Chánh án Tòa án quy định
trường hợp Chánh án là Thẩm phán thì do Chánh án Tòa án cao hơn 1 cấp
quyết định
- Thay đổi Thẩm phán tại phiên Tòa do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý
kiến của người bị yêu cầu thay đổi, HĐXX thảo luận tại phòng nghị án và quyết
định theo đa số. Nếu phải thay đổi thì HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa và do
Chánh án Tòa án thay đổi
13. Khi nào thẩm phán cần chỉ định người đại diện cho đương sự
theo khoản 1 điều 88 BLTTDS 2015: người cần thẩm phán chỉ định người đại diện là
người chưa chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại
diện của họ thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 87
14. Việc ủy quyền chấm dứt trong trường hợp nào( cá nhân, pháp nhân)
Theo Điều 422 BLDS 2015: Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
15. Bao lâu thì tuyên bố mất tích, tuyên bố chết Theo Điều 68, 71 BLDS 2015
Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên thì Tòa án tuyên bố mất tích, thời hạn 2
năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó.
Sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không
tìm thấy, biệt tích sau chiến tranh 5 năm, bị tai nạn hoặc thảm họa sau 2 năm, biệt
tích từ 5 năm trở lên mà không có tin tức còn sống thì tuyên bố chết

16. Ly hôn giữa CdVN với CDNN thì tòa nào có thẩm quyền giải quyết
Ly hôn giữa CDVN với CDNN thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền giải quyết
17. Tòa nào có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi
Tòa cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi theo điểm b,
khoản 2, Điều 35 BLTTDS 2015
18. Tòa nào có thẩm quyền tuyên bố vb công chứng vô hiệu
Tòa cấp huyện có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo điểm a,
khoản 2, Điều 35 BLTTDS 2015
19. Chủ thể nào có quyền công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án
Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án theo khoản 5
Điều 419 BLTTDS 2015
20. Tòa nào có quyền hủy kết hôn trái PL, nghị quyết của công ty
Tòa án cấp huyện theo điểm b, điểm c khoản 2, Điều 35 BLTTDS 2015
21. Tòa nào có quyền xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú, giải quyết tranh chấp
Tòa án cấp huyện theo điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 35
22. Thời hạn kiến nghị, kháng nghị của VKS, kháng nghị của ng khác
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của VKS cùng cấp là
15 ngày của VKS cấp trên là 1 tháng, theo thủ tục rút gọn là 7 ngày
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm trường hợp theo khoản 2
điều 334 thì kéo dài thêm 2 năm, theo thủ tục tái thẩm là 1 năm
23. Chủ thể nào trong tòa quyết định chuyển vụ án lên hay xuống (thẩm phán hay chánh
án quyết)
Thẩm phán quyết
24. Tranh chấp giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện/tỉnh chủ thể nào giải quyết. Không
cùng tỉnh/huyện ai giải quyết. Cùng tỉnh/huyện ai giải quyết?
Theo điều 41 BLTTDS 2015 tranh chấp giữa các Tòa cùng tỉnh huyện thì do Chánh
án TAND cấp tỉnh giải quyết, khác tỉnh huyện thì do Chánh án TAND cấp cao, tối cao
giải quyết
25. Tranh chấp TAND cấp cao ai giải quyết? Thẩm phán hay chánh án
Do Chánh án TAND tối cao giải quyết
26. TAND huyện k có quyền sơ thẩm tranh chấp?
TAND cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp theo Điều 35 BLTTDS 2015
27. Nhiệm kì Chánh án, Phó chánh án TAND cấp cao
5 năm
28. Thẩm quyền Tòa án nhân dân các cấp mục 2 chương 3 BLTTDS
29. Đọc kỹ án phí, lệ phí
30. Hòa giải thành án phí bao nhiêu? Không giá ngạch sơ thẩm hay phúc thẩm cao hơn
Hòa giải thành án phí 50%
Không giá ngạch án phí sơ thẩm cao hơn: án phí kinh tế sơ thẩm là 500k, án phí
kinh tế phúc thẩm là 200k
Dân sự, hôn nhân gia đình, lao động án phí sơ thẩm bằng án phí phúc thẩm 300k
31. Ai thu tạm ứng án phí?
Cơ quan thi hành án dân sự k2đ104
32. Chủ thể định giá án phí?
Theo nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 và danh mục lệ phí án phí Toà án đính kèm
33. Khi nào nộp tạm ứng án phí?
Án phí dân sự là 7 ngày, án phí hành chính là 10 ngày
34. Tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng hay lệch mức án phí dân sự phúc thẩm?
Bằng
35. Trường hợp miễn án phí
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc,
bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết
những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật;
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng
hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật;
người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
36. Đề xuất k được tòa chấp nhận có cần nộp án phí liên quan đến vụ tranh chấp đó
Vẫn phải chịu toàn bộ án phí sơ thẩm nếu k đc Tòa chấp nhận trù trường hợp được
miễn hoặc k phải chiu án phí
37. Tranh chấp kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, k có giá ngạch là
bao nhiu?
Án phí sơ thẩm tranh chấp kinh doanh thương mại là 3 triệu đồng, tranh chấp
HNGĐ, lao động, dân sự là 300k
38. Việc xem xét thẩm định chứng cứ tại chỗ cần có sự hiện diện đóng dấu xác nhận
của cơ quan nào?
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc
xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét,
thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và
chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
39. Chủ thể có quyền yêu cầu giám định chứng cứ?
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám
định
40. Việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm tòa án chuyển cho cơ quan nào? Cơ
quan điều tra
41. Thuộc tính chứng cứ?
Tính hợp pháp, tính liên quan, tính khách quan

42. Nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ


Đương sự và cơ quan tổ chức cá nhân trong phạm vi quyền hạn của mình có trách
nhiệm cung cấp chứng cứ, chứng minh
43. Nếu vụ việc bị kháng nghị, nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào? Bị đơn
44. Vụ án kinh doanh thương mại, thừa kế khi bị kháng nghị, nghĩa vụ chứng minh?
Gợi ý trả lời: Ai có quyền kháng nghị? Bị đơn phải chứng minh khi có yêu cầu kháng
cáo nguyên đơn
45. Những biện pháp k được áp dụng để thu thập chứng cứ
Nhhững biện pháp ngoài khoản 2 điều 97 BLTTDS 2015
46. Khi tiến hành định giá TS giải quyết tranh chấp ,chủ thể nào là chủ tịch hội đồng định
giá?
Theo điểm a khoản 4 Điều 104: Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch
Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan
chuyên môn có liên quan
47. Khi tiến hành định giá, chủ thể nào k được có mặt trong hội đồng định giá?
Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó và người quy định tại điều 52 BLTTDS không
được tham gia hội đồng định giá
48. Chủ thể có quyền đánh giá chứng cứ. Tòa án
49. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh khi bị sa thải là nld hay nsdld
Người sdlđ phải chứng minh lỗi của người lao động, người lao động k có nghĩa vụ
chứng minh mình vô tội
50. Chỉ chấp nhận 1 phần chứng cứ. Chứng cứ chứng minh phần còn lại do ai?
đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản
và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh
cho sự phản đối đó. Về nguyên tắc, bên nào đưa ra yêu cầu trước thì bên đó phải có
nghĩa vụ chứng minh, như vậy nguyên đơn là người phải chứng minh trước, sau đó
đến bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
51. Ai có quyền kiện để bảo vệ lợi ích nhà nước?
khoản 4 Điều 187 BLTTDS 2015 quy định các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ
lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy
định của pháp luật
52. Hai vợ chồng xin li hôn sau đó thống nhất k li hôn nữa ( hòa giải thành công) nhưng
k rút đơn kiện, tòa án sẽ ra quyết định gì
- Cách giải quyết thứ nhất, Tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành,
sau thời hạn 7 ngày nếu các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đoàn tụ; về án phí đương sự phải
chịu là 50% mức án phí ly hôn trước khi mở phiên tòa là 150.000 đồng;

– Cách giải quyết thứ hai, Tòa án áp dụng tương tự quy định tại khoản 3 Điều
397 BLTTDS 2015 (trường hợp hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết
định đình chỉ trong giải quyết việc hôn nhân và gia đình) để đình chỉ giải quyết vụ
án[3] và trả lại cho đương sự toàn bộ tiền tạm ứng án phí (tương tự trường hợp
nguyên đơn rút đơn khởi kiện) nhưng lại có Tòa án quyết định sung tiền tạm ứng án
phí vào công quỹ nhà nước (tương tự xử lý tạm ứng lệ phí khi đình chỉ việc dân sự).
53. Vợ mang thai k được li hôn, vậy bao lâu sau được gửi đơn lại
Người chồng được ly hôn lại khi con trên 12 tháng tuổi
54. Đương sự k đồng ý bị tòa trả đơn, vậy khiếu nại ở đâu? Chủ thể nào giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người
khởi kiện có quyền khiếu nại đến Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án thụ
lý đơn khởi kiện.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại thì chánh án tòa án phải phân công một thẩm phán
xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị
55. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm? Có phải thời hạn chuẩn bị vụ nào cũng giống
nhau?
không phải thời hạn chuẩn bị vụ nào cũng giống nhau. Theo Điều 203 BLTTDS 2015
đới với các vụ theo điều 26, 28 thì thời hạn là 4 tháng, các vụ án theo điều 30, 32 thì
thời hạn là 2 tháng. Đồi với những vụ có tính chất phức tạp, trở ngại khách quan
hoặc trường hợp bất khả kháng thì điểm a được gia hạn thêm 2 tháng, điểm b thêm
1 tháng
56. Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yc được ra trong giai đoạn tố tụng
nào?
Trong quá trình giải quyết vụ án, khi nào đương sự, người đại diện hợp pháp của
đương sự hoặc cơ quan, tổ chức cá nhân yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời, hoặc trong tình huống khẩn cấp cần bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn
hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Tòa án chỉ được tự mình áp dụng BPKC trong trường
hợp quy định tại Điều 135 BLTTDS
57. Thời hạn kháng cáo? Sơ thẩm, sơ thẩm k có mặt tại tòa( tính từ thời điểm nào),
quyết định đình chỉ. Ai giải quyết kháng cáo
Thời hạn kháng cáo đối với bản án cấp sơ thẩm là 15 ngày tính từ ngày tuyên án
nêu đương sự không có mặt tại tòa thì hoặc không có mặt khi tuyên án thì thời điểm
tính từ khi họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ là 7 ngày. Đơn kháng cáo phải được
gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm

58. Kháng nghị? Thời hạn? Phân biệt sơ thẩm phúc thẩm
Thời hạn kháng nghị tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự là 03 năm hoặc có đủ điều
kiện theo quy định thì kéo dài thêm 02 năm
Sơ thẩm Phúc thẩm
Cơ sở phát sinh Khi có đơn kiện và Tòa án Khi có đơn kháng cáo, kháng
thụ lý nghị
Thẩm quyền giải Tòa án thụ lý giải quyết Tòa án cấp trên trực tiếp
quyết
Hội đồng xét xử 1 Thẩm phán, 2 Hội thẩm Gồm 3 Thẩm phán, 2 Hội
nhân dân. Trường hợp đặc thẩm. Trừ trường hợp tại điều
biệt thì 2 thẩm phán, 3 Hội 65 BLTTDS
thẩm nhân dân
Nguyên đơn rút Không cần có sự đồng ý của Phụ thuộc và bị đơn có đồng ý
đơn kiện bị đơn, đình chỉ xét xử vụ án không, có kiện ngược lại
không
Hậu quả đình chỉ Chấm dứt toàn bộ vụ án Không có người thừa kế thì
xét xử chấm dứt toàn bộ vụ án, rút
đơn kháng cáo, kháng nghị thì
bản án sơ thẩm có hiệu lực
Hòa giải Thỏa thuận được thì công Không có thủ tục thỏa thuận
nhận không thỏa thuận được
thì đưa ra xét xử
Hỏi và tranh luận Những vấn đề liên quan đến Những vấ đề thuộc phạm vi
vụ án kháng cáo, kháng nghị
Hiệu lực Sau 15 ngày nếu k có đơn Có hiệu lực ngay
kháng cáo, kháng nghị

59. Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử? Tòa án
60. Giám đốc thẩm áp dụng với những vụ việc nào?
Giám đốc thẩm áp dụng với nhứng bản án có kết luận không phù hợp với những tình
tiết khách quan của vụ án, có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng, có sai lầm
trong việc áp dụng pháp luật
61. Thành phần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm
 Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm
 Cấp phúc thẩm gồm 3 thẩm phán và 2 Hội thẩm
 Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm vầ tái thẩm gồm 3 thẩm phán
hoặc toàn bộ Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao
 Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm gồm 5 thẩm phán
hoặc toàn thể Thẩm phán TAND tối cao
62. Phạm vi xét xử của thụ tục tái thẩm
Tái thẩm chỉ xem xét lại bản án khi có căn cứ cho rằng phát hiện ra được những tình
tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đó
63. Đọc kĩ điều 23 blds
64. Tòa tuyên có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi vậy ai tiến hành giao dịch?
Người giám hộ
65. Khi tòa ra quyết định ng có khó khăn trong nhận thức… bc tiếp theo là gì: chỉ định ng
giám hộ
66. Thời gian để tòa ra quyết định tb tìm kiếm vắng mặt là bao nhiêu lần, bao nhiêu ngày
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày Tòa án ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú tb phải được đăng lên một trong các báo hằng ngày của trung ương trong
3 số liên tiếp, cổng thông tin điện tử của Tòa án, UBND tỉnh và phát sóng trên Đài
phát thanh và Đài truyền hình của trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp
67. Ai có quyền yêu cầu xem xét Hợp đồng lao động bị vô hiệu
Người lao động, nsdlđ, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan NN có thẩm
quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
68. Đang xét xử có thành phần đổ bệnh thì xử sao
Theo Điều 259 do tình trạng sức khỏe mà người tiến hành tố tụng hoặc người tham
gia tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa thì HDXX cho tạm ngừng phiên tòa
69. Khi kiện mà nguyên đơn rút đơn kiện thì sao
Theo khoản 2 điều 244 nếu đương sự rút đơn kiện thì HDXX chấp nhận và đình chỉ
xét xử
70. Xin từ con có đc k? KHÔNG
71. Vợ chồng ly li hôn nộp đơn đến đâu? TAND cấp huyện
72. Nếu kiện để yêu cầu tòa án hủy hợp đồng thì tòa nào có thẩm quyền? TAND cấp
huyện
73. Nộp đơn kiện nộp tạm ứng án phí r mà tự thỏa thuận thành thì có đc lấy lại tiền án
phí k? có
74. Tòa ra quyết định định giá thì ai chịu tiền định giá, ai đóng tiền định giá
Tòa ra quyết định định giá thì đương sự phải chịu chi phí định giá theo khoản 1 điều
165 nếu QĐ định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ còn nếu QĐ định giá tài sản
của Tòa án không có căn cứ thì Tòa án phải trả chi phí định giá
75. Tranh chấp 3,5 tỷ chia cho A 2 tỷ cho B 1,5 tỷ tính án phí thế nào
Mức án phí nằm trong khoảng từ 2 tỷ đến 4 tỷ đồng thì mức án phí được tính như
sau:
72000000+(2%x khoảng tiền vượt quá 2 tỷ) = 72tr+(2%x150tỷ)= 72tr +30tr = 102 tr
76. Thời hiệu của cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu thì thời hạn bao lâu ( thời hạn đó
tính bằng ngày hay ngày làm việc - xem kĩ là hỏi ngày hay ngày làm việc)
Thời hiệu của cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu là 15 ngày kể từ ngày nhận được
yêu cầu nếu không cung cấp đủ thì phải lập thành văn bản và nêu rõ lý do

You might also like