You are on page 1of 1

I.

Khái niệm
Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị trong một số quốc
gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan trong những năm đầu thập niên 2000, lấy
tên 1 màu sắc hay 1 cây cối, bông hoa tiêu biểu. Trong những cuộc cách mạng này,
những người tham gia đã đấu tranh bất bạo động để đối phó với các chính quyền mà
họ xem là tham ô hay độc đoán. Các cuộc cách mạng màu nổi bật với sự tham gia của
các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhà hoạt động sinh viên trong việc tổ chức
các cuộc đấu tranh bất bạo động.

Điển hình trong các cuộc cách mạng màu là Cách mạng 5 tháng 10 ở Serbia
(2000), Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraina (2004), và
Cách mạng Hoa Tulip ở Kyrgyzstan (2005). Trong mỗi lần, nhiều người đã xuống
đường biểu tình sau các cuộc bầu cử gây tranh cãi. Nếu thành công, nó sẽ dẫn đến sự
lật đổ chính phủ hay từ chức của những lãnh đạo bị họ xem là độc đoán.

Từ này cũng được dùng cho một số cuộc cách mạng ở những nơi khác bao gồm
vùng Trung Đông như cuộc cách mạng cây tuyết tùng 2005 tại Liban, cách mạng xanh
2005 tại Kuwait, Phong trào phản đối Luật Dẫn độ Hong Kong 2019 và Biểu tình
chống phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc 2022.
II. Hậu quả

Có thể hiểu cách mạng màu là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương pháp
bất bạo động giữa những kẻ chủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài.
Những kẻ chủ mưu giương ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc
biểu tình tuần hành khiến đời sống xã hội bị tê liệt, Chính phủ mất dần kiểm soát xã
hội. Khi những cuộc biểu tình tác động xấu đến đời sống xã hội và sự điều hành của
Chính phủ ở mức độ nào đó, sẽ xuất hiện các thế lực bên ngoài thông qua các tổ chức
phi chính phủ, thậm chí Chính phủ của một quốc gia khác lên tiếng ủng hộ. Từ đó, làm
cho xung đột giữa người dân và chính quyền ngày càng đẩy lên và để lại hậu quả rất
nặng nề. Ví dụ: như tại Ukraine tháng 10/2019, hơn 30 nghìn người đã xuống đường
biểu tình ở trung tâm thủ đổ Kiev để phản đối Tổng thống Volodymyr Zelensky với kế
hoạch trao cơ chế đặc biệt cho vùng Donbas trong bối cảnh Nga và Ukraine chuẩn bị
cuộc gặp thượng đỉnh song phương. Trong những năm qua, Ukraine đã không ít lần
đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì bạo loạn đường phố được gọi là Maidan
Trên thực tế, mọi kịch bản của cách mạng màu đều gần như nhau. Những kẻ lợi
dụng tự do, dân chủ khoét sâu vào những mâu thuẫn xã hội. Nó có thể là mâu thuẫn về
lợi ích, mâu thuẫn về sắc tộc. Nó có thể là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến
khủng hoảng, người dân mất dần niềm tin vào chính quyền. Tất cả những điều đó có
thể chỉ là manh nha, chưa đến mức tạo ra xung đột nhưng nếu nó bị kích động sẽ dẫn
đến những hậu quả vô cùng tai hại.

You might also like