You are on page 1of 5

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử là một bước ngoặt quan trọng trong

lịch
sử nước ta. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai
cấp và đấu tranh d ân tộc trong thời đại mới; là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật,
của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam;

I. Đặt vấn đề
Với đất nước Việt Nam, thế kì XX là thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cuộc cách
m ạng chống các thế lực xâm lược, giành lại độc lập, tự do dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây
dựng chế độ xã hội mới do nhân dân làm chủ. Trải qua 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều
thắng lợi vẻ vang. Có thể nói, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam chính là một bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử nước ta, Đảng ra đời là tất yếu lịch sử.

II. Giải quyết vấn đề


1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại
Vào giữa thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu
cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp
công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mac
ra đời, về sau được Lenin phát triền và trở thành chủ nghĩa mac-Lenin. Chủ nghĩa Mac-Lenin
chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộ đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,
giai cấp công nhân phải thành lập ra Đảng cộng sản.
Với vũ khí lí luận sắc bén là chủ nghĩa Mac-Lenin, năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga
giành được thắng lợi.
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các
phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở
Việt Nam. Từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống
lại bọn cướp nước, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến
và tư sản diễn ra mạnh mẽ, .
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này phải kể đến như: phong trào
Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang, 1884-1913) Dù diễn ra rất
sôi nổi, mạnh mẽ nhưng các cuộc đấu tranh này đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn,
thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ
rằng giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong
trào yêu nước, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong
kiến đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối
cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Bên cạnh đó, vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương
Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt cách mạng Minh Trị
Duy Tân ở Nhật Bản (1868), cuộc cách mạng Tân Hội ở Trung Quốc (1911) đã có tác động
nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu
nước rộng lớn mang màu sắc dân chủ tư sản mà tiêu biểu là hai khuynh hướng: bạo động của
Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.
Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp nhưng lại dựa vào
NHật để đánh Pháp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm lãnh đạo hạn chế về tầm nhìn nên con
đường cứu nước do Phan Bội Châu tổ chức và khởi xướng không thành công, cả phong trào
Đông Du (1904) và Việt Nam quang phục hội (1912) đều đã thất bại. Sai lầm của ông là ở
chỗ ông đã dựa vào Nhật để đánh Pháp mà không nhận ra rằng cả hai đều là đế quốc. Điều đó
là rất nguy hiểm, chắc khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Không chủ trương dùng bạo động như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lại chủ trương vận
động cải cách văn hóa, xã hội; động viện lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua
quan phong kiến thối nát, đề xuất tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện hai dân trí, chấn dân khí,
hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hoạt
động cách mạng của Phan Chu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt
Nam. Tuy nhiên, về phương pháp, “cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải
lương điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”. Sự thất bại của khuynh
hướng đấu tranh đã chứng tỏ giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn
cờ cách mạng đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức Đảng phái ra đời như Đảng lập hiến (1923); Đảng thanh
niên (tháng 3 năm 1926); Đảng thanh niên cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn (1925),
sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam
quốc dân Đảng. Nhìn chung các tổ chức, đảng phái yêu nước nói trên có tinh thần chống đế
quốc, hoạt động của họ đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục
lòng yêu nước. Song, hạn chế của họ là chưa nhận thức được xu thế khách quan của thời đại
sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chưa thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải
phóng các giai cấp cần lao, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc
tế vô sản. Mặt khác, họ cũng chưa thấy hết được bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế
quốc, cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân mà
trước hết là nông dân trong cách mạng. Vì những hạn chế trên, các tổ chức, đảng phải yêu
nước này chưa thể xác định được một đường lối cách mạng đúng đắn.
Nói tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp
diễn ra sôi nổi, một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và ít nhiều đã
thể hiện được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Tuy
nhiên, những phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính
trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng dân tộc, nhất là
chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản (công nhân và nông dân), nên cuối cùng đều
không thành công. Sự thất bại này đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong
kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng
sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải
tìm ra con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của
dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi
đến thành công.

Có ý kiến cho rằng : “Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 là một sự ăn may”. Hãy nêu quan
điêm của em và chứng minh điều đó. Bài làm A. Lời mở đầu. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20,
chủ nghĩa tư bản trên thế giới bắt đầu chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế
quốc nên yêu cầu về thị trường và thuộc địa là rất lớn. Do đó, các nước tư bản phương Tây
tìm mọi cách xâm nhập vào thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Việt Nam khi đó đang
tồn tại chế độ phong kiến độc lập, lại là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nằm trên địa
hình thuận lợi: nằm ở cửa ngõ giao thương,có biên giới đường bộ giáp Lào, Campuchia,
Trung Quốc. Chiếm được Việt nam, bọn xâm lược sẽ rộng đường tiến xuống Đông Nam Á,
làm chủ biển Đông và thôn tính phần còn lại của Châu Á. Nhanh tay, 1/9/1858, thực dân
Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, bắt đầu ách thống trị hơn 80 năm cho cả dân tộc. Trước cảnh
nhân dân chịu áp bức, đói khổ 13/8/1945, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cả dân
tộc Việt Nam nổi dậy, đấu tranh làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 thành công, đập tan xiềng
xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn
năm và ách đô hộ của phát xít Nhật. Có ý kiến cho rằng : “Cách mạng tháng 8 năm 1945 chỉ
là một sự ăn may” Điều này là hoàn toàn vô lý. Chúng ta có thể chứng minh dựa trên những
thực tiễn lịch sử sau: 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (:
0918.775.368 B. Phân tích: * Bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải biết tạo ra thời
cơ và nắm bắt thời cơ. Không nắm bắt thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh thì khó có thể
gianh được thắng lợi. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam là nước yếu hơn cả về thế và lực.
Ngày tổng khởi nghĩa 19/8/1945 làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 kì diệu, chính là do chúng
ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi một cách trọn vẹn. Giữa năm 1939, chiến
tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, các nước đế quốc bắt đầu xâu xé lẫn nhau. Tháng 6/1940, Pháp
đầu hàng quân Đức. Lợi dụng lúc này, Nhật ngay lập tức tiến vào Lạng Sơn - Việt Nam, đổ
bộ vào Hải Phòng rồi nhanh chóng đảo chính Pháp và độc chiếm toàn bộ Đông Dương.
Nhưng không như dự đoán của Nhật, ngày 2/5/1945, Hồng quân Liên Xô tiến đánh Berlin,
tiêu diệt Phát xít Đức. Nhật lúc này mất chỗ dựa, ở vào thế bất lợi, bị cô lập ở châu Á, và
đang đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn. Trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của tình
hình, Trung ương quyết định họp Hội nghĩ toàn quốc của Đảng tại Tân Trào, nhận định: “ Cơ
hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới, phải phát động toàn dân tổng khởi nghĩa,
giành chính quyền từ tay Phát Xít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng Minh vào Đông
Dương.” Vào thời điểm đó, cách mạng đã lên cao trào, lôi kéo được hầu hết các tầng lớp dân
cư trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả các tầng lớp trung lưu, lưng chừng. Phát xít Nhật đang
hoang mang, chính phủ Trần Trọng Kim thì đang yếu thế. Chỉ còn khoảng 15 ngày nữa là
quân đồng minh sẽ vào Việt Nam. Sau thời điểm đó, khi quân Anh, theo sau là quân Tưởng
cùng với Pháp, Mỹ tiến vào giải giáp quân Nhật, ta sẽ mất hoàn toàn thế chủ động, việc giành
chính quyền là vô cùng khó khăn. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim sẽ 2 Website:
http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nhanh chóng cấu kết lại với
quân đội đế quốc với lực lượng quân đội mới mạnh hơn rất nhiều lần, thiết lập chế độ đô hộ
mới cho dân tộc Việt Nam. Nhưng nếu ta khởi nghĩa sớm hơn, tổn thất về xương máu và vật
chất là không thế tính được mà chưa chắc ta đã giành thắng lợi. Bởi lẽ, trước khi quân Đức
thua hoàn toàn quân Liên Xô ở Berlin, một mình Nhật vẫn độc chiếm châu Á. Nếu ta tấn
công, chúng tuy đã suy yếu về lực lượng, nhưng vẫn còn có đủ khả năng và lực lượng chống
pháp, đàn áp cách mạng. Chỉ khi đã bị cô lập hoàn toàn, tinh thần hoang mang, buông xuông,
chấp nhận thua cuộc, buông vũ khí đầu hàng, chờ quân Đồng Minh vào giải giáp, Nhật mới
không thực sự còn là một đối thủ đáng gờm của Việt Nam. Bắt ngay lấy thời cơ, Đảng ta phát
động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. * Cách mạng tháng 8 là
kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, rèn
luyện qua 3 cao trào cách mạng: 30-31, 36-39 và 39-45. Chúng ta có thể nói qua về cao trào
cách mạng 30-31 để thấy rõ điều đó: Năm 1930 mở đầu với cuộc đấu tranh của công nhân
các nhà máy xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định, Tiếp đến là các cuộc đấu tranh của 3.000
công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, của 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định , của nhà
máy xe lửa Dĩ An, nhà máy diêm, nhà máy Ba Son, khu mỏ Mông Dương. Cùng với các cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân còn có những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động khác. Cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản chủ trương và phát động đã
kéo dài trên một năm, diễn ra trên 25 tỉnh thành khắp cả ba miền đất nước và đạt tới đỉnh
điểm trên đất Nghệ Tĩnh. Ở Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh bùng nổ vào sáng ngày 1 - 5 với
sự tham gia của công nhân 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (:
0918.775.368 khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy và nông dân các huyện lan cận đòi tăng
lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, ủng hộ cuộc đấu tranh của công
nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Chính quyền thực dân đã thẳng tay
đàn áp cuộc đấu tranh đó. Binh lính được điều đàn và xả súng bắn vào đoàn biểu tình, giết
chết 7 người, làm bị thương 18 người và bắt đi 98 người. Như lửa đổ thêm dầu, các cuộc đấu
tranh của quần chúng lao động càng trở nên quyết liệt hơn. Cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 ở
Bến Thuỷ- Vinh đã nổi lên như một sự kiện điển hình. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng
do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, công nhân và nông dân đã liên minh tổ chức cuộc
đấu tranh đó. Mặc dù quần chúng cách mạng đã tích cực đấu tranh chống mọi thủ đoạn đàn
áp, lừa bịp của địch, nhưng do lực lượng không cân sức, phong trào Nghệ - Tĩnh dần dần đi
xuống. Tuy cuối cùng vẫn bị kẻ thù dìm trong máu lửa bạo tàn, nhưng cao trào cách mạng
1930-1931 là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp
theo của cách mạng nước ta. * Việc chớp thời cơ là rất quan trọng trong thắng lợi của Cách
mạng tháng 8 nhưng thực tiễn lịch sử cho thấy, Đảng ta không khoanh tay thụ động chờ đợi
thời cơ, chờ đợi ai đó đến giải phóng cho dân tộc mình khỏi ách lầm than, nô lệ. Mà với
đường lối chiến lược cách mạng “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Đảng ta, đứng đầu là
lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã có những chủ trương, biện pháp sáng suốt, tích cực, từng bước tạo
thế và lực bên trong để có thể động viên, tổ chức toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành
chính quyền khi có thời cơ đến. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh
nghiệm đấu tranh, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và 4 Website:
http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 quyết tâm lãnh đạo quần
chúng khởi nghĩa giành chính quyền bằng cách chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân
đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở linh minh công nông là nóng cốt. Theo sự
chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp rộng
rãi, đoàn kết các lực lượng đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Đảng
đã tích cực xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, các căn cứ địa cách mạng và khu giải
phóng; phát triển đội quân chính trị quần chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân trong Mặt
trận Việt Minh. Các đoàn thể cứu quốc phát triển rộng khắp cả ba kỳ. Ngoài Công nhân cứu
quốc, Nông dân cứu quốc, còn có Quân nhân (hay binh sỹ, du kích) cứu quốc, Thương gia
cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu vong
Đảng chủ trương vừa xây dựng, vừa khôi phục các tổ chức, đoàn thể cách mạng; đưa đội ngũ
đảng viên, cán bộ chủ chốt vào rèn luyện, thử thách trong thực tiễn đấu tranh sôi nổi của cách
mạng để sẵn sàng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo quần chúng đứng lên giành chính quyền về tay
nhân dân. Chiến lược cách mạng ngày càng được hoàn thiện và luôn đi đôi với những sách
lược cách mạng mềm dẻo, thêm bạn bớt thù (như thu hút cả cai ký, đốc công, phú nông, địa
chủ chống Pháp - Nhật vào Mặt trận cứu quốc). Chiến lược, sách lược đó phù hợp với yêu
cầu cách mạng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được cụ thể hoá trong Chương
trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Qua nhiều con đường bí mật và bán công khai,
Chương trình thâm nhập vào đại chúng, tạo nên Cao trào tiền khởi nghĩa rộng lớn, rồi dẫn
đến Tổng khởi nghĩa thành công Lực lượng đã được chuẩn bị. Ngày 14/8/1945, Hội nghị toàn
quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định Tổng 5
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 khởi nghĩa trong
toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, chỉ rõ những
nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời, phải đánh chiếm ngay
những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn, quân sự và chính trị phải phối hợp,
phải làm tan rã tinh thần quân địch. Ngay trong đêm 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân
lệnh số 1. Bác Hồ đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu,
dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.” Ngày 16
và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của
Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập ủy ban
Dân tộc Giải phóng do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người cũng khẳng định:“Chúng ta
không thể chậm trễ”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu dân ta đã nhất tề vùng dậy
khởi nghĩa giành chính quyền. Đặc biệt là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19/8
có ý nghĩa quyết định với cả nước, làm cho chính quyền tay sai Nhật ở các nơi bị tê liệt, cổ
vũ mạnh mẽ nhân dân các tỉnh, thành phố khác nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ
trong vòng 15 ngày ( từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công
trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân. => Phương châm chiến lược kết hợp chặt chẽ đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nắm đúng thời cơ để nổi dậy đã góp phần quyết định
vào việc giành được chính quyền ít phải đổ máu. Đây là cả một cuộc đấu trí, đấu dũng của
cách mạng Việt Nam với bọn đế quốc, phát-xít. Việc Chính phủ cách mạng lâm thời Việt
Nam nhân danh là người đứng về phía Đồng Minh 6 Website: http://www.docs.vn Email :
lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chống phát-xít giành được quyền độc lập, đã nói lên tài
vận dụng chiến lược của cách mạng Việt Nam: nắm đúng thời cơ, nổi dậy kịp thời, giành
được chính quyền. C. Bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. *
Đảng cần có cái nhìn tổng quan, nắm vững tình hình thực tế để đưa ra những quyết sách phù
hợp: - Nắm bắt đời sống kinh tế, xã hội của người dân, từ thành thị đến nông thôn, đảo xa,
khu vực kinh tế phát triển còn thấp. - Việc chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã góp
phần phát triển và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đưa đến cho
Việt Nam không chỉ cơ hội mà còn là cả thách thức. + Năm 1992 Việt Nam đã khôi phục
quan hệ bình thường (vốn bị gián đoạn từ 1976) với Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), Ngân hàng
thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Từ đó đến nay, Việt Nam thường xuyên
nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính của các tổ chức này. + Chúng ta đã chủ động gia nhập
Cộng đồng các nước Đông Nam Á và thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA, tham gia
APEC(2004) ASEM, ASEAN+, đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác
quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ + Ký 85 hiệp định thương mại với các nước trên thế
giới. Thu hút các dự án đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 55 tỷ USD. => Nền kinh tế Việt
Nam đã phát triển nhanh trong những năm đổi mới, đặc biệt là thời kì từ khi gia nhập WTO.
Nhưng với nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, nếu ko có những thay đổi, các biện
pháp, chiến lược thúc 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (:
0918.775.368 đẩy thương mại phát triển, bắt kịp với tốc độ toàn cầu, thương mại của ta sẽ
nhanh chóng bị đào thải. => phải phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại
lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, tận dụng và nắm
bắt thời cơ, cơ hội một cách nhanh chóng, sáng tạo, lấy đó làm nền tảng đẩy lùi và hạn chế
các nguy cơ, thách thức. - Đảng đã đề ra các chủ trương, đường lối về phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan điểm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các
nước, "hòa nhập nhưng không hòa tan", đặc biệt là việc ban hành Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc" trong bối cảnh nền văn hóa nước ta có nguy cơ bị mai một, biến đổi trước những tác
động của nền kinh tế thị trường thời mở cửa - Đồng thời có những quyết sách phù hợp để
ngăn cản và triệt phá những thế lực thù địch vẫn còn muốn xâm hại đến nền hòa bình, độc
lập, tự do, dân chủ của nước ta. * Không chỉ Đảng mà mỗi với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ,
đảng viên, mỗi cá nhân trong xã hội cũng cần tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài
học lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quán triệt sâu sắc phương châm: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
D. Lời kết: Cách mạng tháng Tám cách đây 65 năm như một quả bom có sức công phá mạnh
làm sụp đổ một mảng quan trọng thành trì của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân
tộc bị áp bức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới của loài người: kỷ nguyên độc
lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chủ tịch nói: “Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng
Tám, chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao
động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên
trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm
chính quyền toàn quốc”. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được khai sinh. Dân tộc Việt
Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

You might also like