You are on page 1of 1

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

Cách mạng là khái niệm chỉ sự thay đổi căn bản về chất của một sự vật, hiện tượng nào đó
trong thế giới. Từ đó có thể hiểu, cách mạng xã hội là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Theo học thuyết hình thái kinh - tế xã hội của C. Mác thì cách mạng xã hội
là sự thay đổi có tính chất căn bản về chất của một hình thái kinh tế - xã hội, là bước chuyển từ một
hình thái kinh tế - xã hội này lên một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn. Theo nghĩa hẹp,
cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền, thiết lập
một chính quyền mới tiến bộ hơn. Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến cách mạng xã hội. Trong lịch sử xã hội có hai cuộc cách mạng xã hội mang tính điển
hình, có quy mô rộng lớn và tính chất triệt để, đó là cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Theo
Ph. Ăngghen, trong xã hội cộng sản nguyên thủy cũng đã diễn ra cách mạng xã hội. Sự chuyển biến
từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy sang hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ là
một bước phát triển nhảy vọt làm thay đổi về chất mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các cuộc cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay: trong thời đại ngày nay, theo nguyên lý về
sự phát triển của triết học Mác - Lênin khó có thể bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu như
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917,cuộc cách mạng dân chủ
tư sản ở châu Âu vào thế kỉ XVII-XVIII,…Về nhân tố khách quan: sự xung đột về giai cấp vẫn còn,
song không gay gắt, quyết liệt như trước, thay vào đó là sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, về kinh tế
giữa các quốc gia, khu vực. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
nạn đói và bệnh tật ở nhiều nước, các cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ kéo theo hàng loạt các
vấn đề về chính trị-xã hội,giai cấp tư sản bốc lột sức lao động của giai cấp vô sản nên đã gây ra mâu
thuẫn giữa hai giai cấp này. Về nhân tố chủ quan: giai cấp công nhân ở các nước tư bản từng bước
phát triển, các chính Đảng vô sản từng bước hoàn thiện về mọi mặt.Tuy nhiên, xét về mặt toàn diện
các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trên chưa là thời cơ chín muồi để bùng nổ một cuộc
cách mạng vì xu hướng đối thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay. Các cuộc chiến tranh
dưới màu sắc dân tộc, tôn giáo, hay dưới chiêu bài “nhân đạo” chống vũ khí hóa học, vũ khí sinh
học,... đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối, xu hướng giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia,
dân tộc, không phụ thuộc và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đấu tranh cho dân chủ,
hòa bình và tiến bộ xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế. Các quốc gia, dân
tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh theo cách đi của mình thông qua các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ,... Cách mạng
xã hội hiện nay sẽ diễn ra dưới hình thức chuyển hóa, thay đổi dần dần từng yếu tố, bộ phận, lĩnh
vực của đời sống xã hội. Xã hội sau sẽ phát triển tiến bộ hơn xã hội trước. Việt Nam đang hướng tới
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ.

You might also like