You are on page 1of 4

TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

CHƯƠNG 3 : CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ


III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1. NHÀ NƯỚC

2. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

1. Nguồn gốc của cách mạng xã hội


- Cách mạng xã hội bắt nguồn từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân
chủ quan:
+ Nguyên nhân khách quan: mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan
của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở
nên lỗi thời mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải
quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị - xã hội thành cuộc đấu
tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đã dẫn đến
sự bùng nổ cách mạng xã hội
+ Nguyên nhân chủ quan: sự phát triển nhận thức và tổ chức của giai cấp
cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ
đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác
và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan thì cách
mạng xã hội bùng nổ

2. Bản chất của cách mạng xã hội


Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về
chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái
kinh tế-xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế-xã hội cao hơn
3. Phương pháp cách mạng

- Phương pháp cách mạng bạo lực:


+ Cách mạng bạo lực là hình thức tiến hành cách mạng thông qua bạo lưc để
giành chính quyền, là hành động của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của
giai cấp lãnh đạo cách mạng vượt qua giới hạn luật pháp của giai cấp thống trị
hiện thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng.
- Phương pháp hòa bình:
+ Phương pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh không dùng bạo lực cách
mạng để giành chính quyền trong điều kiện cho phép. Phương pháp hòa bình là
phương pháp đấu tranh nghị trường, thông qua chế độ dân chủ, bằng bầu cử để
giành đa số ghế trong nghị viện và trong chính phủ
4. Vấn đề cách mạng
- Xã hội hiện đại bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại. Những mâu thuẫn xã
hội trong xã hội hiện đại tiềm ẩn khả năng những biến động xã hội theo chiều
hướng tiến bộ dưới hình thức cải tổ, cải cách, đổi mới và những hình thức hợp
tác mới
- Xu hướng đối thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay.
- Xu hướng giữ vững độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc, không phụ thuộc và
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình
và tiến bộ xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế.
- Các quốc gia, dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh
theo cách đi của mình thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn
hóa, giáo dục, y tế và khoa học - công nghệ.
- Cách mạng xã hội sẽ diễn ra dưới hình thức thay đổi dần dần các yếu tố, lĩnh
vực của đời sống xã hội.Xã hội sau sẽ phát triển, tiến bộ hơn xã hội trước.
Một số cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu:

Cách mạng tháng 10 Nga ( 1917 )

Cách mạng tháng Tám ( 1945 )


Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi ( 1991 )

Link tham khảo: https://cuuduongthancong.com/atc/925/de-cuong-triet-hoc-


mac-lenin---cach-mang-xa-hoi

You might also like