You are on page 1of 9

BÁO CÁO THỰC HÀNH KỸ NĂNG TRA CỨU, TÌM KIẾM VÀ SỬ

DỤNG THÔNG TIN


1. Xác định các loại Dữ liệu/thông tin pháp luật mà Bản án sử dụng? (3 điểm)
 Dữ liệu
- Dữ liệu định lượng được hiểu là dữ liệu có thể hiện được bằng các con
số và có thể được thể hiện được bằng các con số và có thể tìm được giá
trị trung bình. Dữ liệu pháp luật định lượng nhấn mạnh vào khả năng
bằng chứng, tập trung vào cơ sở lập luận hoặc nguyên nhân của các sự
kiện, tiếp cận logic và phê phán, tập trung vào giả thuyết, tập trung vào
kết quả được định hướng.
- Xét trong bản án 02/2017/DS-ST ngày 03/03/2017 về tranh chấp đòi lại
nhà cho thuê, ta thấy, bản án này dùng dữ liệu pháp luật định lượng như
dữ liệu từ nhận định của Toàn án, quyết định của Tòa án,… vì đây là
các dữ liệu mang tính khách quan của Tòa án, Tòa án tiếp cận logic, tập
trung kiểm tra xem liệu các dữ liệu/thông tin pháp luật mà các đương
sự đưa ra có đúng, có hợp pháp hay không?
- Dữ liệu định tính là dữ liệu liên quan đến mô tả, phản ánh tính chất, đặc
điểm hay sự hơn kém và ta không tính được giá trị TB của dữ liệu định
tính. Dữ liệu pháp luật định tính nhấn mạnh vào sự hiểu biết, tập trung
vào sự hiểu biết từ quan điểm của người cung cấp thông tin, tiếp cận
qua lý lẽ vào giải thích, mang tính chủ quan và định hướng thăm dò và
giải thích.
- Xét trong bản án này, dữ liệu đính tính được sử dụng như dữ liệu từ lời
khai của các đương sự, bởi đây là các dữ liệu mang tính chủ quan, đương
sự chủ yếu giải thích và đương ra các lý lẽ cho yêu cầu của mình.
 Trong bản án này, do tính chất là một bản án giải quyết vụ án tranh chấp
dân sự nên thông tin pháp luật được sử dụng phải thuộc lĩnh vực dân sự,
tố tụng dân sự. Thông tin pháp luật được sử dụng qua phần trình bày của
người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn. Ở đây người đại diện theo
ủy quyền của ông H bà Huỳnh A, ông H, ông D và bà T đã dùng những
thông tin pháp lý mà mình có được để lập luận, giải thích cho lý lẽ, yêu
cầu của mình. Bởi thực chất thông tin chính là sử dụng, xử lý dữ liệu để
chúng mang một ý nghĩa mà thông tin pháp luật thông tin pháp luật là
các dữ liệu được tổ chức, xử lý để mang lại một ý nghĩa pháp lý; hay là
các thông tin liên quan đến một vấn đề pháp lý. Do đó, thông tin pháp lý
ở bản án này là các văn bản pháp luật liên quan như luật tố tụng dân sự
2015, luật dân sự 2015, các nghị định, thông tư được dùng trong bản án.
2. Các dữ liệu/thông tin đó có thể tìm kiếm ở đâu? Tồn tại dưới định dạng gì?
Có thể tiếp cận bằng cách nào? (4 điểm)
 Dữ liệu pháp luật
- Đối với dữ liệu trong bản án thì có thể tìm thấy từ lời khai của các đương
sự, nhận định, quyết định của Tòa án,...
- Do các dự liệu này có thể tìm ở được lời khai và quyết định nên dữ liệu
này ngoài tồn tại dưới dạng văn bản như trong bản án thì còn có thể tồn
tại dưới dạng âm thanh khi các đương sự trình bày hay khi tòa ra quyết
định xét xử bản án.
- Có thể tiếp cận các dữ liệu này từ chính các đương sự và các bản án của
Tòa án. Về các bản án của Tòa ta có thể tiếp cận trực tiếp từ tòa hoặc
qua các kênh trực tiếp như trang web toaan.gov.vn hoặc các trang tra
cứu luật cũng có chứa một sô bản án như trang thuvienphapluat.vn,…
 Thông tin pháp luật
- Đối với thông tin pháp luật có trong bản án thì ta có thể tìm được ở các
văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015,
Thông tư 383/TT-BXD-ĐT năm 1991 hướng dẫn thi hành Quyết định
của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở do
Bộ Xây dựng ban hành, Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do
Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính
sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày
01/7/1991 do Quốc Hội ban hành, Quyết định 297/QĐ-CT năm 1991 về
việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
ban hành, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 về việc giải quyết
đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện
các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa
trước ngày 01/7/1991 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Nghị
định 70-CP năm 1997 về án phí, lệ phí toà án, Quyết định 111/CP năm
1977 về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam do Hội đồng
chính phủ ban hành, Luật thi hành án dân sự 2008.
- Vì thông tin pháp luật được tìm thấy ở trong các văn bản pháp luật nên
chúng tồn tại dưới dạng văn bản.
- Để có thể tiếp cận các thông tin pháp luật trên thì chúng ta có thể tiếp
cận qua các tủ sách pháp luật của địa phương hoặc thư viện ở địa phương.
Đây có thể là kênh tiếp cận thông tin pháp luật tin cậy bởi sách bảo pháp
luật đều đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét và xét duyện nên có
thể đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác của chúng, ngoài ra việc tra cứu
thông tin pháp luật ở thư viện cũng rất tiện lợi bảo thư viện là nơi lưu trữ
rất nhiều thông tin, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm và tra cứu, ngoài ra
ở thư viện hiện nay còn có hệ thống số hóa và các thủ thư giúp ta dễ dàng
chọn lọc thông tin pháp luật cần thiết và chính xác. Ngoài kênh tiếp cận
thông tin pháp luật trực tiếp từ thư viện thì với thời đại công nghệ 4.0,
chúng ta có thể tìm kiếm và tra cứu pháp luật trực tuyến qua mạng Internet.
Đây là một kênh tiếp cận thông tin pháp luật rất tiện ích vì tính tiện lợi và
tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin do độ nhanh của mạng Internet. Tuy
nhiên, đây là một kênh tiếp cận thiếu tính tin cậy do không phải thông tin
nào cũng đúng và chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn liệu đây có phải thông tin
pháp luật hay không? Để bảo đảm tính chính xác của các thông tin pháp
luật khi được tra cứu, tìm kiếm qua mạng Internet, chúng ta phải lựa chọn
các trang web uy tín, tin cậy, ví dụ như trang web văn bản của Chính phủ:
vanban.chinhphu.vn, cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp:
www.moj.gov.vn, trang web hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Văn
phòng Quốc hội: vietlaw.gov.vn, trang chủ quản của đơn vị ban hành văn
bản: Ví dụ, tìm kiếm văn bản về đất đai có thể vào cổng thông tin điện tử
của Bộ Tài nguyên và Môi trường www.monre.gov.vn; tìm kiếm văn bản
trong lĩnh vực tài chính có thể vào cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính:
www.mof.gov.vn, các trang tra cứu văn bản pháp luật như:
Thuvienphapluat.vn; Luatvietnam.vn. Ngoài các trang web thuộc các cơ
quan hành chính thì các trang tra cứu văn bản pháp luật như
thuvienphapluat.vn,.. đáp ứng được độ tin cậy do đây là các trang web do
những thông tin pháp luật có trên trang được cập nhật thường xuyên.

3. Với câu hỏi pháp lý/quan hệ tranh chấp đặt ra (mục đích) thì việc sử dụng
các dữ liệu/thông tin đó có phù hợp không? (3 điểm)
 Tranh chấp ở bản án là tranh chấp dân sự về “Đòi lại tài sản (nhà đất)
cho thuê” theo Điều 166 và 168 BLTTDS 2015 => Quan hệ tranh chấp
ở đây là quan hệ tranh chấp tài sản vụ án.
- Các điều cần chứng minh trong vụ án tranh chấp tài sản:
+Ai là chủ sở hữu đối với tài sản?
+Ai là người có quyền sử dụng tài sản?
+Các vấn đề phát sinh, tranh chấp trong quá trình sử dụng tài sản?
+Khi phát sinh những vấn đề đó thì các quyền sử dụng, quyền hưởng
dụng, quyền định đoạt đối với tài sản thay đổi như nào?
+Các chứng cứ xuất hiện trong vụ án có đúng sự thật hay không?
....
- Với các văn bản luật: Nghị định, Thông tư, Điều luật,... được sử dụng
trong văn bản:
+Quyết định tiến hành xét xử vắng mặt một số đương sự thông qua khoản
1 Điều 288 và khoản 5 Điều 477 của BLTTDS 2015:

*“Điều 288. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án:

1. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án thì hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm và
việc tiếp tục xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều
214, 215 và 216 của Bộ luật này.”

*“Điều 477. Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho
đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài thu thập chứng cứ:

5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp
sau đây:

a) Tòa án đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương
thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự
đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa
án xét xử vắng mặt họ;

b) Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 474 của
Bộ luật này;

c) Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định tại khoản 4 Điều này về kết quả thực hiện việc tống đạt cho
đương sự ở nước ngoài.”

+Xác định đây là vụ án Tranh chấp dân sự về “Đòi lại tài sản (nhà đất)
cho thuê” theo Điều 166 và 168 của BLDS 2015:

*“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài
sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ
thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

*“Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc
bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này”

+ Trong vụ án có đương sự ở nước ngoài nên Toà án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng thụ lý, xét xử vụ án là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản
3 Điều 26, khoản 3 Điều 35 BLTTDS năm 2015:

*“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.”

*“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư
pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

+Nội dung thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không vượt
quá phạm vi khởi kiện ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 nên được Hội đồng xét xử chấp nhận:

*“Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu:
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương
sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi
yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.”

+Quyết định số 111/CP quyết định về việc ban hành chính sách quản lý
và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các
tỉnh phía nam.

+Thông tư của Bộ trưởng bộ xây dựng số 383/TT-BXD-ĐT ngày 5-10-


1991 của bộ xây dựng hướng dẫn thi hành quyết định của chủ tịch hội
đồng bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở.

+Quyết định về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở .

+Nghị quyết về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá
trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã
hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

+Nghị quyết quy định về việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ
thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất
và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991

+Nghị định của Chính phủ số 70-CP ngày 12 tháng 6 năm 1997 về án
phí, lệ phí tòa án.

 Với đặc tính của thông tin pháp luật là: tính chính xác, tính pháp lý, tính
đầy đủ, tính tin cậy, tính phù hợp, tính kiểm tra được,tính đơn giản, tính
dễ khai thác, tính an toàn =>thông tin pháp luật có thể dễ dàng được tìm
hiểu và biết rộng rãi với tất cả mọi người.
=> Các thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định; các bộ luật, điều luật,
khoản luật điểm luật,.. được ra đều với mục đích là giải quyết và làm sáng
tỏ vụ án.
 Hội đồng xét xử đã căn cứ vào những văn bản thông tin pháp luật trên
một cách đúng mục đích để xử lý đúng vấn đề.
 Với câu hỏi pháp lý/quan hệ tranh chấp đặt ra thì việc sử dụng các dữ
liệu/thông tin đó là hoàn toàn phù hợp.
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM

STT Sinh viên Công việc Tự đánh giá


1 Nguyễn Cẩm Tú Câu 3 9 điểm
2 Lê Minh Ngọc Câu 1 và Câu 2 9 điểm

You might also like