You are on page 1of 3

1.

Cơ sở hạ tầng pháp lý thương mại điện tử ( những từ in đậm


và gạch chân bỏ vào ppt nhé)

1.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan tới TMĐT


Những yêu cầu hiện nay của Luật quốc gia và quốc tế về văn bản chứng thực trên giấy,
chữ ký tay và bản gốc chứng từ là trở ngại lớn nhất đối với TMĐT
Một số yêu cầu về văn bản và chữ ký:
● Yêu cầu về văn bản (written document)
● Yêu cầu về chữ ký (signature); chữ ký điện tử là gì?
● Yêu cầu về văn bản gốc (original)
Các vấn đề liên quan tới luật thương mại:
+ Liên quan đến bí mật cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân.
+ Liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ.
+ Liên quan tới thuế và thuế quan.
+ Liên quan tới luật áp dụng và giải quyết tranh chấp.
+ Các quy định về tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại
1.2 . Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic
Commerce)
UNCITRAL(United Nations Commission on International Trade Law) Ủy ban Liên
Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UN thành lập17 Tháng 12 năm 1966)
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.
Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin thể hiện dưới hình thức
thông tin số hoá được sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương mại.
Điều 5: Công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số.
Hiệu lực, giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành của một thông tin không thể bị phủ nhận vì lý
do duy nhất là thông tin đó được thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá.
1. Trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được thể hiện dưới hình thức
văn bản viết, thì một bản tin số được coi là đã thoả mãn điều kiện này nếu thông tin
trong bản tin số có thể truy cập được sau này.
2. Điều kiện quy định tại khoản 1 được thể hiện dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hoặc
pháp luật chỉ đơn thuần quy định các hệ quả pháp lý nếu thông tin không được thể hiện
dưới hình thức văn bản viết.
Điều 7 : Chữ ký.
1. Trong trường hợp pháp luật quy định một bản tin phải có chữ ký của một người nào
đó, thì bản tin số được coi là đã thoả mãn điều kiện trên trong các trường hợp sau đây:
a. Đã sử dụng một phương pháp để xác định người ký và để chứng tỏ người đó phê
duyệt thông tin chữa trong bản tin số đó.
b. Phương pháp được sử dụng có đủ độ tin cậy, xét trên phương diện đối tượng vì nó mà
bản tin được tạo ra hoặc chuyển đi, tính đến tất cả các bối cảnh có liên quan, kể cả các
thoả thuận liên quan đã ký.
Điều 8: Bản gốc.
1. Trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được thể hiện hoặc lưu giữ
dưới hình thức bản gốc, thì một bản tin số được coi là thoả mãn điều kiện trên trong các
trường hợp sau:
a. Bảo đảm đủ độ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin dể từ thời điểm thông tin được
tạo ra lần đầu, dưới hình thức chính thức cuối cùng là một bản thông tin hay một hình
thức khác;
b. Thông tin chứa trong bản tin số đó có thể giới thiệu được cho người mà nó cần phải
được giới thiệu, trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được giới thiệu
cho mọi người.
Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số.
1. Không được viện dẫn một quy định về cung cấp chứng cứ trong một thủ tục pháp lý
để bác bỏ khả năng chấp nhận một bản tin số được cung cấp làm bằng chứng:
a. Với lý do đó là một bản tin số, nên không thể sử dụng làm bằng chứng được; hoặc..
b. Với lý do là bản tin đó không thể hiện dưới dạng bản gốc, trong trường hợp đó là
chứng cứ có giá trị nhất mà người phải cung cấp chứng cứ có thể có được.
Thông tin được thể hiện dưới dạng một bản tin số được công nhận tính xác thực. Tính
xác thực được đánh giá tuỳ thuộc vào độ tin cậy của cách thức tạo ra, lưu giữ và truyền
tải bản tin, độ tin cậy của cách thức bảo toàn tính toàn toàn vẹn của thông tin, cách thức
xác định căn cước của người gửi tin và tuỳ thuộc mọi đánh giá xác đáng khác.
Điều 10: Lưu giữ các thông tin số.
Trong trường hợp pháp luật quy định hồ sơ, tài liệu, bản tin hoặc thông tin phải được lưu
giữ, thì điều kiện này coi như thoả mãn nếu các hồ sơ, tài liệu hay bản tin đó được lưu
giữ dưới dạng thông tin số, nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau:
a. Thông tin chứa trong bản tin số có khả năng truy cập, tra cứu được sau này;
b. Bản tin số cần phải được lưu giữ dưới hình thức mà nó đã được tạo ra, gửi đi hoặc tiếp
nhận hoặc dưới một hình thức khác chứng tỏ bản tin đó thể hiện chính xác các thông tin
đã được tạo ra, được gửi đi hoặc được tiếp nhận;
c. Mọi thông tin cho phép xác định xuất xứ và nơi đến của bản tin số cũng như mọi dấu
hiệu về ngày, giờ gửi hoặc nhận bản tin cũng phải được lưu giữ, nếu có.

Điều 14: Thông báo xác nhận đã nhận được thông tin.
- Thông báo xác nhận (không có thời hạn hiệu lực) sẽ được thực hiện:
+ Bằng mọi phương tiện thông tin liên lạc, tự động hoá hay một cách khác, do người
nhận thực hiện: hoặc
+ Bằng mọi hành vi của người nhận đủ để chứng tỏ với người gửi rằng đã nhận được
thông tin số đó.
Xác nhận phụ thuộc vào người gửi đã nhận được thông báo xác nhận hay chưa, thì bản
tin số đó được coi như chưa được chuyển đi chừng nào người gửi chưa nhận được thông
báo xác nhận.
- Thông báo xác nhận có thời hạn: Xác nhận phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực
Điều 15: Thời điểm, địa điểm gửi và nhận thông tin số hoá.
* Thời điểm:
+ Nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận các bản tin số hoá thì:
- Thời điểm nhận thông tin là thời điểm bản tin số hoá đi vào hệ thống thông tin đã được
chỉ định đó;
- Thời điểm nhận được thông tin là thời điểm người nhận truy cập thông tin đó, trong
trường hợp bản tin số hoá được gửi vào một hệ thống thông tin khác với hệ thống thông
tin và người nhận đã chỉ định để nhận tin.
+ Nếu người nhận đã không chỉ định một hệ thống thông tin nào để nhận tin, thì thời
điểm nhận được thông tin là thời điểm bản tin số đi vào một hệ thống thông tin của
người nhận.
* Địa điểm:
Là đã được gửi đi từ người gửi đặt cơ sở và được nhận tại nơi người nhận đặt cơ sở
1.3. Các văn bản pháp quy về giao dịch điện tử tại Việt Nam
a. Sự cần thiết
- Sự phát triển nhanh chóng của CNTT và giao dịch, chứng từ điện tử cần có sự quản lý
thống nhất
- Xu thế quốc tế và toàn cầu Việt Nam không thể ngoài cuộc
- Cần có cơ sở pháp lý để tạo điều kiện phát triển cho TMĐT
- Ngoài tuân thủ luật lệ chung (quốc tế) còn có cái riêng, đặc thù của VN
b. Một số văn bản pháp lý về giao dịch điện tử tại Việt Nam
- Luật Giao dịch điện tử: Số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Phạm vi điều chỉnh: giao dịch điện tử trong các lĩnh vực dân sự, thương và hành chính
nhà nước
- Thông điệp dữ liệu: có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý như văn bản, được làm chứng từ
và lưu trữ
- Chữ ký điện tử: có giá trị pháp lý như chữ ký thông thường
- Hợp đồng điện tử: được Nhà nước công nhận
- Bảo mật thông tin và dữ liệu điện tử
- Sơ hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử
Luật Công nghệ thông tin: Số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006
Đề cập đến các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và hạ tầng cơ sở mạng, quy
định những vấn đề bảo mật thông tin và an toàn mạng

You might also like