You are on page 1of 10

TỔ 1

LỚP LUẬT SƯ K25 HẢI PHÒNG

NỘI DUNG BÀI HỌC


LS 5. KỸ NĂNG TRANH TỤNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Bài 1: Kỹ năng trao đổi với khách hàng

I. Tình huống: Trao đổi với khách hàng, người bị buộc tội (01/LS-HS)
*Tóm tắt nội dung vụ án sau khi nghiên cứu hồ sơ như sau:
Nguyễn Văn Hải sinh năm 1980 và Trần Trung Hiếu sinh ngày 26/10/2001
là chú cháu họ, Hiếu bỏ nhà đi lang thang, thường hay cùng Hải rủ nhau đi trộm
cắp.
Khoảng 12h ngày 04/10/2018, Hải và Hiếu bị cơ quan Công an phường lập
biên bản bắt người phạm tội quả tang vì nghi vấn trộm cắp.
Kiểm tra trên người Hải thì thu được 01 thanh sắt phi 12 dài 35cm và 01
đèn pin. Hiếu khai khoảng 12h ngày 04/10/2018, Hải rủ nhau đi xem ai có sơ hở
tài sản gì để trộm cắp. Cả hai đã vào khu tập thể Văn phòng Chính phủ để hành
động nhưng chưa lấy được gì thì bị các đồng chí cảnh vệ bắt giữ, thu tang vật. Hải
không thừa nhận lời khai của Hiếu, ngoài ra trong quá trình lập biên bản phạm
pháp quả tang thì Hiếu còn khai ra hai vụ trộm cắp trước đó.
Vụ thứ nhất, vào khoảng 21h ngày 27/9/2018, Hiếu và Hải dùng kìm cộng
lực lấy trộm một xe đạp mini Nhật của anh Trần Mậu Lân ở học viện Nguyễn Ái
Quốc – Từ Liêm – Hà Nội và đem bán cho người lạ được 1.030.000 đồng, cả 2 đã
ăn tiêu hết.
Vụ thứ hai, khoảng 24h ngày 02/10/2018, Hiếu và Hải lấy trộm một xe đạp
mini Nhật của ông Hoàng Minh Hùng ở 36C Vĩnh Phúc III, Ngọc Hà, Ba Đình
đem đi bán được 970.000 đồng và cả 2 ăn tiêu chung.
Hải hoàn toàn không thừa nhận lời khai của Hiếu, qua xác minh cơ quan đã
xác định được bị hại thứ nhất là ông Trần Mậu Lân ở khu tập thể học viện Nguyễn
Ái Quốc đã mất một chiếc mini Nhật vào đêm 27/9/2018 và theo lời khai chiếc xe
đạp được anh Lâm mua vào tháng 12/2018 trị giá khoảng 1.490.000 đồng, giá trị
còn lại khoảng 1.200.000 đồng. Bị hại thứ hai, ông Hoàng Minh Hùng ở 36C Vĩnh
Phúc III, Ngọc Hà, Ba Đình mất một xe đạp mini Nhật rạng sáng ngày 3/10/2018
trị giá 1.500.000 đồng, giá trị xe còn lại là 1.200.000 đồng.
Trên cơ sở đó công an Quận Ba Đình đã khởi tố bị can, khởi tố vụ án đối
với bị cáo Nguyễn Văn Hải và Trần Trung Hiếu về tội trộm cắp tài sản theo khoản
2 điều 173 Bộ luật hình sự 2015.
1.Bối cảnh 1: Khi đến VPLS của anh (chị), khách hàng là bố, mẹ, người
thân thích của Trần Trung Hiếu mang theo bản cáo trạng và quyết định khởi tố bị
can đến VPLS của anh (chị) và mong muốn anh (chị) giúp đỡ về mặt pháp lý cho
khách hàng?
Câu hỏi 1: Với dữ kiện trong tình huống nêu trên, anh (chị) sẽ có kế
hoạch như thế nào để tiếp xúc, trao đổi với khách hàng?
Trả lời câu hỏi 1:

- Trưởng văn phòng chào đón, giới thiệu về văn phòng, giới thiệu luật sư
trực tiếp làm việc với khách hàng? Xem qua các tài liệu khách hàng mang
theo, thông tin cho khách hàng biết về quy trình trao đổi và thời gian trao
đổi.
- Hỏi khách hàng về nội dung chủ yếu của vụ việc và mối quan hệ với bị
can, thời gian bị tạm giữ, tạm giam khi nào? Nhận định của khách hàng
về nội dung bản cáo trạng và quyết định khởi tố cả cơ quan chức năng đối
với bị can?
- Hỏi khách hàng về mong muốn yêu cầu luật sư làm gì? (chỉ tư vấn pháp
luật hay là người bào chữa cho bị can), nếu chỉ tư vấn pháp luật thì cụ thể
là yêu cầu như thế nào? Nếu yêu cầu là người bào chữa thì có mong muốn
như thế nào về việc bào chữa?
- Giải thích sơ bộ cho khách hàng về quyền và nghĩa vụ của khách hàng và
luật sư, cung cấp cho khách hàng biết về nghĩa vụ bảo mật thông tin của
luật sư, đưa cho khác hàng biểu phí dịch vụ pháp lý hoặc hợp đồng dịch
vụ pháp lý để tham khảo.
- Cung cấp sơ bộ các phương án giải quyết vụ việc, phương thức liên lạc
cho các lần tiếp theo.

- Nghe kể chi tiết vụ việc xảy ra, ghi chép diễn biến của vụ việc.
- Phân tích cho KH hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của họ(Những cái mà họ
được hưởng và cái mà họ bắt buộc phải thực hiện).
- Ký HĐDV pháp lý.
- Làm thủ tục luật sư (Đơn mời, QĐ cử Ls, giấy giới thiệu, thẻ Ls công chứng)
gửi đến CQTHTT.
- Khi nhận được thông báo của CQTHTT thì có thể vào trại tạm giam(Nếu
người bị khởi tố đã bị tạm giam) lấy lời khai và đi cùng các CQTHTT vào
các buổi hỏi cung nhằm tránh sự vi phạm tố tụng của các CQTHTT.
+ Khoản 1 Điều 173:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm;
2
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài
sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người
bị hại.”
* Lưu ý giá trị của tài sản mà bị chiếm đoạt: Từ trên 2tr(Có thể bị xử phạt
VPHC)
*Tình tiết được giảm nhẹ hình phạt:
+ Khắc phục hậu quả(phần dân sự) Bồi thường cho bị hại chưa?
+ Thân nhân tốt. Chưa có tiền án, tiền sự.
+ Gia đình có công với nước, với cách mạng, gia đình chính sách? Người thân
có được thưởng: Huân chương, huy chương không ?
+ Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
2. Bối cảnh2: Khách hàng mong muốn anh (chị) là luật sư bào chữa cho
Hải và Hiếu là người thân của khách hàng trong vụ án trên.
Câu hỏi 2: Anh (chị) có nhận lời không? Các yêu cầu về thủ tục cần
thiết như thế nào để trở thành luật sư bào chữa cho Trần Trung Hiếu trong
vụ án nêu trên?
Trả lời câu hỏi 2:
Chỉ nhận lời là luật sư bào chữa cho Hải và Hiếu khi khách hàng đưa
ra yêu cầu đúng pháp luật (không vi phạm bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp luật sư
Việt Nam, Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành) và không là
người thuộc quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Ký HĐ DVPL
- Thủ tục đăng ký bào chữa bao gồm:
+ Đơn mời luật sư (Người bị khởi tố, người nhà người bị khởi tố - Có giấy
tờ chứng minh kèm theo).
+ Quyết định cử Luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo.
+ Thẻ Luật sư đã được công chứng, chứng thực.
+ Giấy giới thiệu của đơn vị, tổ chức cử Luật sư tham gia bào chữa.
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào
chữa.
2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
3
a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu
cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của
người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc
thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước
công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân
dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận;
d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản
cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và
Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc
khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy
tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại
khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo
người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên
quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều
kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Bối cảnh 3: Với dữ liệu đề cập trong tình huống nêu trên.
Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy xây dựng nội dung tiếp xúc, trao đổi với khách
hàng?
Trả lời câu hỏi 3:
Sau khi đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư xây dựng phương án làm
việc như sau:
Căn cứ nội dung cáo trạng nhận thấy trường hợp vụ việc này được phát hiện là do
lời khai tự thú của Hiếu, tuy nhiên Hải đang không nhận tội; Tại thời điểm bị tạm
giam (ngày 04/10/2018) Hiếu chưa đủ 18 tuổi, chưa có tiền án tiền sự, không có
chỗ ở rõ ràng; Hải có 02 tiền sự tội TCTS, đã từng bị phạt tù về tội TCTS 24 tháng
vào 15/12/2006, có nơi ở rõ ràng.
Như vậy cần hỏi rõ người nhà của Hiếu và Hải như sau:
- Hải và Hiếu bị cơ quan nào bắt, lý do bắt, hành vi bị bắt là gì?
- Có chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc bị bắt giữ? Cụ thể ngày 27/9/2018
và 02/10/2018 Hiếu ở đâu, làm gì, Hải ở đâu làm gì? Có chứng cứ ngoại
phạm không? Nếu có thì ai là người làm chứng? Tại sao Hải không nhận
tội? Hải đã được xóa án tích về tội TCTS chưa?
Sau khi nghe người nhà của Hải và Hiếu trình bày;

4
- Trường hợp nếu qua lời khai của người nhà, luật sư nhận thấy Hải và Hiếu
phạm tội là đúng, thì cần hỏi thêm về nhân thân của bị can và khuyên người
nhà tiến hành việc đền bù tiền cho bị hại Lân và Hùng, để được xem xét các
tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
- Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cần hướng dẫn người nhà
làm đơn đến cơ quan đang giữ người và VKS, cung cấp các tài liệu chứng cứ
có lợi bị can tới cơ quan điều tra xem xét điều tra lại, điều tra bổ sung hoặc
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ khi xác định không đủ yếu tố cấu thành
tội phạm.
4. Bối cảnh4: Vụ án đang trong giai đoạn điều tra.
Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy nêu những hoạt động điều tra mà anh (chị) sẽ
tham gia, đặc biệt tham gia các cuộc hỏi cung bị can.
Trả lời câu hỏi 4:
Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào
chữa được quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì
có thể đặt câu hỏi đối với bị can. Khi tham gia hoạt động điều tra, theo dõi việc hỏi
cung bị can của điều tra viên, luật sư của chúng tôi sẽ lắng nghe các câu hỏi của
điều tra viên và câu trả lời của thân chủ để nắm được nội dung vụ án. Bên cạnh đó,
luật sư sẽ ghi lại chi tiết những hành vi, ứng xử của điều tra viên, kiểm sát viên
trong buổi hỏi cung, để sau này sau khi đọc hỗ sơ vụ án, Luật sư có thể hiểu một
cách toàn diện và đầy đủ nhất.

- Thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc bào chữa
Khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 ghi nhận 03 quyền của người bào
chữa, bao gồm: Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Kiểm tra, đánh
giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại
tài sản. Mặt khác, theo Điều 88 BLTTHS năm 2015, để thu thập chứng cứ, người
bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và
những người khác biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên
quan đến vụ án, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu
điện tử liên quan đến việc bào chữa. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ gặp
khó khăn, người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Tận
dụng tất cả những quyền của mình để đảm bảo thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo
vệ quyền của thân chủ một cách tốt nhất.
- Tham gia một số hoạt động điều tra khác
Một số hoạt động điều tra khác mà Luật sư của chúng tôi có thể tham gia là:
Tham dự, giám sát việc khám nghiệm hiện trường theo khoản 2 Điều 201
BLTTHS năm 2015; Tham gia giảm sát hoạt động điều tra của điều tra viên,
5
trường hợp phát hiện ra những sai sót của cơ quan điều tra thì kiến nghị kịp thời đề
nghị cơ quan điều tra, điều tra viên khắc phục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho khách hàng;...
Câu hỏi 5: Anh/chị hãy cho biết làm thế nào để đảm bảo mọi hoạt động
điều tra đó đều có sự tham gia của luật sư?
Trả lời câu hỏi 5:
Khi luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật định cần
quán triệt các yêu cầu sau:

 Thứ nhất: Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham
gia tố tụng.
Khi tham gia vào hoạt động đối chất, nhận dạng… luật sư phải thực hiện đầy đủ
quy định tại Điều 189, Điều 190, Điều 178 BLTTHS năm 2015. Khi thu thập được
chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, luật sư phải kịp thời giao
cho Cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ
vụ án…

Bên cạnh đó, Luật sư còn có vai trò “giám sát” việc tuân theo pháp luật trong các
hoạt động điều tra mà những người tiến hành tố tụng đã, đang thực hiện nhằm đảm
bảo mọi hành vi và quyết định tố tụng liên quan đến thân chủ của mình đều phải
dựa trên cơ sở các quy định của BLTTHS, kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật để
yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết được quy định để khắc phục vi phạm đó.

 Thứ hai: Tôn trọng sự thật khách quan khi tham gia vào các hoạt động
điều tra: Tôn trọng sự thật khách quan là tôn trọng những chứng cứ có
thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và từ các
nguồn chứng cứ được ghi nhận tại Điều 87 BLTTHS năm 2015
 Thứ ba: phải giữ bí mật điều tra khi tham gia hoạt động điều tra và khi
thực hiện bào chữa.
Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại các
điểm e, g khoản 2 Điều 73 BLTTHS năm 2015. Giữ bí mật điều tra là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần khám phá tội phạm. Theo quy định của pháp
luật thì bí mật điều tra gồm những thông tin về điều tra vụ án hình sự từ khi có
quyết định khởi tố vụ án đến khi có kết luận điều tra của cơ quan điều tra, những
thông tin về kết quả kiểm sát điều tra…

II. Tình huống: Trao đổi với bị hại và đương sự khác (04/LS-HS)
Tóm tắt nội dung vụ án:
Stt Người tham gia Bị Can Trần Tùng Lâm Bị hại Trần Thị Hiền

6
1 tố tụng
2 Thời gian Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 17 tháng 4 năm 2018
3 Địa điểm Ở làng H ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Đi mua xăng đựng vào túi ni


lông mang về treo ở xe máy
dựng trước sân nhà của Hiền. Không nhận 4 triệu đồng
Hành vi đã thực Lâm cầm tô cháo đang ăn hất anh Lâm đưa, bỏ đi chơi
hiện vào mặt Hiền và nói “ Bây giờ và yêu cầu anh Lâm về với
bà muốn gì”. vợ con.
4 Cầm túi xăng tạt vào người Trần
Thị Hiền đang nằm trên giường,
trong phòng ngủ và dùng quẹt
ga, tay phải bật quẹt, lửa bốc
cháy.
Uống thuốc diệt cỏ để tự tử đi
cấp cứu, đưa đi chữa nên không
chết.

Hậu quả đã gây


5 ra Hiền bị cháy bỏng và cháy nhà,
cháy các đồ dùng trong nhà.

Động cơ mục
6 đích Giết người diệt khẩu

Kết luận điều tra Tại giấy chứng nhận pháp y số


và cáo trạng 442 ngày 14/11/2018 của bác sĩ
7 pháp y tỉnh Gia Lai kết luận Xác định có lỗi dẫn đến
Trần Thị Hiền bị thương tích tổn hành vi cố ý gây thương
hại sức khỏe 83%. tích của bị can.
Tổng giá trị thiệt hại là
200.999.000đ

Đã nhận tiền bồi thường


Chị Phan Thị Thanh Tâm (vợ khắc phục hậu quả nhưng
của bị can) đã bồi thường thay còn thiếu so với số tiền chị
8 cho bị can Trần Tùng Lâm tổng Hiền điều trị tại bệnh viện
Bồi thường dân cộng 200.000.000đ. Chợ Rẫy,
sự Chưa bồi thường về tổn
thất tinh thần, chi phí thẩm
mĩ theo quy định của pháp
luật.
Chị Hiền sẽ thu thập hóa

7
đơn rồi bổ sung sau.

Trả lời câu hỏi đề bài:

- Nguyên nhân dẫn đến sự việc phạm tội: Do chị Hiền từ chối nhận 4 triệu đồng từ
anh Lâm cho rằng số tiền ấy quá ít so với những gì mà chị Hiền đã đầu tư cho anh
Lâm cả một vụ Tiêu,

Mâu thuẫn này xảy ra vào lúc 10h sáng ngày 17 tháng 4 năm 2018, chỉ có anh Lâm
và chị Hiền biết.

- Diễn biến sự việc xảy ra: Sau khi từ chối nhận tiền từ anh Lâm chị hiền bỏ đi
chơi, sau đó đi chơi về, Lâm đi bộ đến nhà ông Đỗ Quỳnh cùng thôn mua một gói
cháo 13.000 đồng và khoảng 1/2 lít xăng đựng vào túi ni lông mang về treo ở xe
máy dựng trước nhà Hiền rồi vào nhà làm cháo ăn khi ăn cháo Lâm nói với Hiền “
Bây giờ bà muốn gì?” Hiền nói “ Anh về với vợ con anh đi, Tôi không sống được
với anh”. Nghe vậy, Lâm bực tức cầm tô cháo đang ăn hất vào mặt Hiền và nói: “
Mày dồn tao vào đường chết mày phải chết” rồi Lâm ra lấy túi xăng quay lại, Lâm
cầm túi xăng tạt vào người Hiền đang nằm trên giường trong phòng ngủ và dùng
quẹt ga, tay phải bật quẹt lửa bốc cháy từ chỗ Lâm tới chỗ Hiền làm Hiền bị cháy
bỏng và cháy nhà, cháy các đồ dùng trong nhà, Hiền chạy xuống nhà tắm dội nước
dập tắt lửa cháy trên người, Lâm cũng chạy xuống theo và lấy thuốc diệt cỏ uống
để tự tử, uống xong thuốc, thuốc chưa ngấm Lâm nghe Hiền kêu “ Cứu tôi với”
Lâm nói đằng nào anh chết rồi, em ra xe anh đưa đi cấp cứu Lâm chở Hiền đến nhà
chị Liên ở thôn Dư Keo, xã Ia Hla Lâm nhờ Liên đưa Hiền đi cấp cứu, sau đó Lâm
điều khiển xe chở Hiền ngồi giữa Liên ngồi sau, chạy được khoảng 500m thì lâm
bị ngấm thuốc diệt cỏ nên điều khiển xe loạng choạng thấy vậy chị Liên bảo Lâm
dừng xe, Lâm dừng xe và ngã ra đường ói mửa. Chị Liên gọi xe rồi cùng mọi
người đưa Lâm và chị Hiền đến bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu, sau đó
Hiền và Lâm chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị, đến ngày 19 tháng 9 năm
2018 chị Hiền ra viện.

Anh Lâm bị Bệnh viện Chợ Rẫy trả về vì bệnh viện không có thuốc giải độc thuốc
diệt cỏ gia đình đưa Lâm đến điều trị thuốc đông y ở huyện Krông Nô tỉnh Đắk
Nông. Ngày 20 tháng 5 năm 2018 đến cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh gia lai
đầu thú và khai nhận tất cả những hành vi phạm tội của mình.

Phương tiện phạm tội là: 1/2 lít xăng và 1 chiếc bật quẹt. Xăng mua ở nhà ông Đỗ
Quỳnh cùng thôn, quẹt có sẵn trong túi quần, đã có sự chuẩn bị từ trước.
Sự việc xảy ra tại nhà chị Trần Thị Hiền làng Hra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh
Gia Lai.
Anh Lâm, Chị Hiền, chị Liên, ông Đỗ Quỳnh biết.
8
Hậu quả Chị Hiền bị bỏng 83%, cháy nhà, cháy hết đồ dùng vật dụng nội thất
trong nhà.
Nguyên nhân từ mâu thuẫn giữa 2 người dẫn đến hậu quả nặng nề nghiêm trọng
người bị bỏng thương tích 83%, người bị bồi thường và chịu trách nhiệm hình sự
trước pháp luật về những tội lỗi mà mình đã gây ra.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ( Điều 134
BLHS)
Câu hỏi 1: Với dữ liệu trong tình huống nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1.Nguyên nhân dẫn đến sự việc phạm tội? Phương tiện dùng để thực hiện hành vi
phạm tội?
Nguyên nhân dẫn đến phạm tội: do cãi nhau với bị hại Hiền;
Phương tiện dùng để thực hiện hành vi phạm tội: là cái quẹt ga
2. Từ đâu mà đối tượng có xăng để thực hiện hành vi phạm tội? Mua xăng để thực
hiện hành vi hay để làm gì?
- Đối tương đi mua xăng; Mua xăng để thực hiện hành vi đốt Hiền
3. Mua xăng của ai? Đựng vào đâu? Tại sao sử dụng xăng để đốt chị Hiền?
- Mua xăng của ông Đỗ Quỳnh cùng thôn; Đựng vào túi ni lông; Do cãi nhau với
Hiền, Hiền có ý đuổi Lâm về với vợ con nền Lâm cho rằng Hiền dồn đối tượng vào
con đường chết nên muốn đốt chị Hiền và tự tử
4. Sau khi thực hiện hành vi dùng xăng đốt chị Hiền, Lâm có biểu hiện tâm trạng
tâm lý như thế nào?
Sau khi dùng xăng đốt chị Hiền, Lâm đã uống thuốc diệt cỏ tự tử và có tâm lý
muốn chuộc lỗi, nên có hành động chở Hiền đi cấp cứu.
Câu hỏi 2: Với dữ liệu trong tình huống nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Những nội dung cần trao đổi với người bị buộc tội?
- Hỏi Lâm về lý do tại sao lại bỏ vợ con để đến sống như vợ chồng với Hiền; Tình
cảm của Lâm với Hiền trước khi cãi nhau như thế nào, đã có xô xát gì chưa;
Trong cuộc sống hàng ngày Hiền đối xử với Lâm như thế nào?
- Hỏi Lâm tại sao muốn đốt chết Hiền và tự tử? Tình trạng bệnh lý của Lâm hiện
nay ra sao, có khả năng hồi phục hay không?
2. Những nội dung cần trao đổi với bị hại và đương sự khác?
Đối với bị hại Hiền:
- Có biết Lâm đã có vợ và chưa ly hôn không? Tình cảm của Hiền đối với Lâm
trước khi sự việc xảy ra như thế nào? Lý do cãi nhau với Lâm?
- Tiền đầu tư trồng 4 Ha tiêu do đâu mà có?
- Hiền có hay cãi nhau hay nói kiểu đay nghiến (như trong cáo trạng) với Lâm
không? Nếu có thì những lúc đó tâm lý của Lâm như thế nào?
- Hiền nghĩ gì khi kêu cứu thì Lâm vẫn chở đi cấp cứu mặc dù đã uống thuốc diệt cỏ
để tự tử?

Đối với người liên quan:


+ Hỏi ông Đỗ Quỳnh: Khi Lâm ra mua xăng có nói mục đích mua xăng là gì
không? Ông có thắc mắc gì khi Lâm mua xăng mà lại đổ vào túi ni lông không?
+ Hỏi chị Trần Thị Bích Liên: Khi Lâm chở Hiền đi cấp cứu chạy đến nhà chị Liên
thì Lâm và Hiền nói những gì với Liên, tình trạng của Lâm và Hiền lúc đó như thế
nào?
9
+ Hỏi chị Phan Thị Thanh Lâm: Tình cảm của chị với Lâm như thế nào? Có biết
việc Lâm bỏ nhà đi sống như vợ chồng với Hiền không? Lâm có mang theo tài sản
gì không? Có gửi tiền về nhà không? Chị có đề nghị gì về phần tải sản Lâm đã tạo
dựng?
Câu hỏi 3: Với dữ liệu trong tình huống nêu trên, anh (chị) hãy xác định:
1. Những chứng cứ có lợi/ bất lợi cho bị cáo Lâm?
- Chứng cứ có lợi: Do cãi nhau với bị hại nên có phần bị kích động; Chủ động chở
bị hại đi cấp cứu; Trình độ văn hóa thấp (2/12); Chưa có tiền án, tiền sự; Đã ra
đầu thú; Vợ Lâm đã chủ động bồi thường 200 triệu.
- Chứng cứ bất lợi: Chủ động đi mua xăng với mục đích đốt chị Hiền
2. Những chứng cứ có lợi/ bất lợi cho bị hại và đương sự khác?
- Chứng cứ có lợi cho bị hại Hiền: Có bản chứng nhận giám định pháp y, có bản
kết luận định giá tải sản;
- Chứng cứ bất lợi cho bị hại: Có lời lẽ chưa đúng mực, gây kích động cho bị cáo

Yêu cầu khác: Học viên diễn theo tình huống, tiếp xúc trao đổi với người bị buộc
tội/ bị hại và đương sự khác

10

You might also like