You are on page 1of 8

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 07

Môn: Kỹ năng nghề luật sư


Thời gian làm bài : 180 phút

Ôn tập về lý thuyết :
Phần chung :
Quy định về thừa kế theo di chúc

Phần tự chọn:
Đề tự chọn 1 (hình sự) : Phân tích dấu hiệu tội danh của tội tham ô tài sản và tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS ; Các trường hợp trả hồ sơ để điều
tra bổ sung theo quy định của BLTTHS.
Đề tự chọn 2 (thương mại) : Các quy định về phát hành cổ phần, chuyển nhượng cổ
phần áp dụng đối với Công ty đại chúng

CÂU 1: (Phần chung): 50 điểm


Anh Hải đến Văn phòng luật sư trình bày: Cha mẹ anh Hải sinh được 03 người
con, gồm có anh và hai người em là Hùng và Hằng. Quá trình chung sống, hai ông bà tạo
lập được một khối tài sản tại thành phố K, gồm: 01 căn nhà trên đường Phạm Ngũ Lão,
Quận X, hiện do anh Hùng đang quản lý, sử dụng; 01 căn nhà trên đường Trần Khát
Chân, Quận Y, hiện do anh đang quản lý, sử dụng và 01 căn nhà trên đường Trần Văn
Kiểu, quận Z do chị Hằng quản lý sử dụng.

Mẹ anh Hải là bà Hường mất ngày 26/5/2007, không để lại di chúc. Cha anh Hải
là ông Trần Văn Hà mất ngày 13/6/2017, trước khi mất, có nhờ người đánh máy để lại di
chúc và nhờ người em ruột của mình đứng ra làm chứng với nội dung: Căn nhà trên
đường Trần Khát Chân để lại cho anh Hải được sở hữu với điều kiện chỉ để ở và làm nơi
thờ cúng ông bà, không được bán hoặc tặng cho người khác. Di chúc không nói gì đến
hai căn nhà kia.
Sau khi cha anh Hải qua đời khoảng một tháng thì có anh Viễn đến gặp anh Hải và
cho biết mình là con riêng của cha anh Hải, hiện đang sống ở Viên Chăn (Lào), nghe tin
cha mất nên về xin chịu tang. Cả ba anh em anh Hải đều ngỡ ngàng và không biết thực
hư ra sao, nên không đồng ý. Anh Viễn có đưa một Giấy khai sinh, phần tên cha có ghi rõ
là Trần Văn Hà. Không những thế, anh Viễn còn yêu cầu chia tài sản thừa kế của cha anh
Hải. Anh em anh Hải không đồng ý nên anh Viễn đã khởi kiện chia thừa kế tại Tòa án
tỉnh K, Tòa án đã thụ lý và triệu tập anh em anh Hải lên lấy lời khai. Về phần mình, anh
Hải yêu cầu được thực hiện di chúc do cha anh để lại, nếu chia thừa kế thì anh đề
nghị chỉ chia hai căn nhà kia theo quy định của pháp luật.

Anh Hải đã khởi kiện vào ngày 01/8/2018, yêu cầu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho anh tại Tòa án. Giả sử Anh/chị đã nhận lời làm người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của anh Hải

1. Anh/chị hãy cho biết cần phải thu thập những tài liệu gì? Nêu lý do thu thập?
Tl: Là LS của anh Hải, cần thu thập các chứng cứ sau:
- Giấy chứng tử của ba mẹ anh Hải và di chúc: chứng minh sự kiện quan hệ thừa
kế phát sinh, xác định thời điểm mở thừa kế
- Giấy khai sinh: chứng minh nhân thân
- DC: kiểm tra ý chí người chết
- Giấy chứng nhận chủ sở hữu tài sản của ba mẹ anh Hải: chứng minh quyền sở
hữu
- Căn cước công dân của các người con: chứng minh nhân than

2. Theo Anh/Chị, yêu cầu của anh Hải có căn cứ pháp luật để bảo vệ không? Tại
sao?

TL: Căn cứ pháp luật để bảo vệ anh Hải:

1. Yêu cầu thực hiện di chúc của cha để lại: chưa đủ căn cứ vì di chúc ko có hiệu lực
vì ko đáp ứng về Nội dung (Vì tài sản là tài sản chung của vk ck ông Hà chứ ko
phải chỉ 1 mình ông Hà) và hình thức (di chúc này là di chúc bằng văn bản có
người làm chứng DC này bằng văn bản nhờ người khác viết, phải ít nhất 02 người
làm chứng)
+ Lý do ko đáp ứng về hình thức: DC nhờ người khác đánh máy; chỉ có 01 người
làm chứng thì ko đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 634, 632 BLDS 2015 về di
chúc bằng văn bản có người làm chứng và những người không được làm chứng.
(dc bằng văn bản nhờ người khác viết, phải có ít nhất 02 người làm chứng)
+ Không đáp ứng về nội dung DC: Căn nhà này là tài sãn thuộc sở hữu chung hợp
nhất cùa ông Hà và bà Hường nên ông Hà ko có quyền định đoạt phần tài sản của
bà Hường trong căn nhà đó
2. Yêu cầu chia 02 căn nhà còn lại theo quy định pháp luật: Đề nghị này có cơ sở
pháp lý
Theo Điều 650 BLDS 2015, tài sản của ông Hà và bà Hường sẽ được chia theo PL
vì:
+ Về phần tài sản của Ông Hà, DC được lập không có giá trị vì vi phạm về hình
thức và nội dung nên được chia theo pháp luật
+ Về phần tài sản của Bà Hường, chết không có di chúc nên sẽ chia theo Pháp luật
PT: Người thừa kế theo pháp luật (Đ 651)
Thứ nhất, cần xem xét tư cách khởi kiện của anh Viễn: Chứng minh anh Viễn có
phải là con riêng của ông Hà không?
Đề nghị Tòa án xem xét tính xác thực của giấy khai sinh do anh Viễn xuất trình
hoặc đề nghị trưng cầu giám định gien để xác định.
Nếu KQ giám định cho thấy Giấy khai sinh là ko xác thực hoặc kết quả giám định
gien cho thay61b A Viễn ko phải là con của ông hà thì yêu cầu Tóa án ra Quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điều 217 BLDS 2015.
Nếu kết quả giám định kết luận anh V là con ông Hà thì vụ kiện được giải quyết
theo quy định pl.
Thứ 2,
Yêu cầu thứ nhất của anh Hải
Yêu cầu được thực hiện thừa kế theo di chúc đối với căn nhà trên đường Trần
Khắc Chân là chưa đủ căn cứ.
Di chúc của ba anh Hải ko có hiệu lực (Không đáp ứng về nội dung và hình thức)
3. Giả sử không có căn cứ pháp luật để bảo vệ cho yêu cầu của anh Hải thì
Anh/Chị sẽ ứng xử với anh Hải như thế nào?
Tl:
- Luật sư cần giải thích cho anh Hải về những vấn đề pháp lý trong vụ việc này
và tư vấn cho anh về hướng giải quyết theo pl, động viên gđ hòa giải để bảo
đảm sự đoàn kết và tính huyết thống trong anh chị em.
- Nếu anh Hải cứ yêu cầu phải bảo vệ cho được quyền lợi của anh theo di chúc
thì LS có quyền từ chối không nhận vụ việc này. (Lý do: LS không thể nhận
cung cấp một dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích ko hợp pháp của khách
hàng)

PHÂN TÍCH:
Xác định nội dung di chúc có hợp pháp hay ko thì xác định luật áp dụng theo ngày
lập di chúc.
Ngày khởi kiện và ngày xét xử: xác định Luật hình thức để áp dụng là ngày ra quyết
định xét xử
CÂU 2: (Phần tự chọn – chọn 1 trong 2 đề sau): 50 điểm
ĐỀ 1

Huỳnh Văn L là thủ quỹ của cơ quan A từ năm 2005. Tháng 5/2018, cơ quan A
tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện thiếu một khoản tiền 40.000.000đ (bốn mươi triệu
đồng) không có chứng từ chứng minh. Lãnh đạo cơ quan A quyết định thay thủ quỹ và
yêu cầu L bàn giao toàn bộ sổ sách, chứng từ có liên quan cho thủ quỹ mới là Nguyễn
Văn K. Ngày 12/6/2018, việc bàn giao giữa L và K được thực hiện xong. Trong số tài
liệu mà L bàn giao cho K có một sổ tiết kiệm với số tiền 50.000.000đ (năm mươi triệu
đồng) của cơ quan A nhưng do L đứng tên.

Ngày 16/6/2018, L đến gặp K hỏi mượn lại cuốn sổ tiết kiệm để so sánh, làm rõ số
tiền mà L bị kết luận đã làm thất thoát.
Sau khi mượn được sổ tiết kiệm, ngày 20/6/2018, L mang sổ tiết kiệm đến ngân
hàng mà cơ quan A đã gửi tiền để thế chấp vay 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng). Sau
khi vay được tiền L bỏ trốn. Đến năm 2019, L mới viết thư và chuyển 100.000.000đ (một
trăm triệu đồng) về nhờ em gái là Huỳnh Thị H đến cơ quan A để trả 40.000.000đ (bốn
mươi triệu đồng) và ngân hàng để trả toàn bộ tiền gốc và lãi là 60.000.000đ (sáu mươi
triệu đồng). Vì lo sợ bị cho là đồng phạm với L nên H không thực hiện yêu cầu của L.

Trước đó ngày 15/8/2018, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng
thời ra lệnh truy nã đối với L. Ngày 10/02/2019, L trở về địa phương và đã ra đầu thú.
Tại cơ quan điều tra, L khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Ngày 10/3/2019,
chị H (em gái L) đã mang nộp 100.000.000đ (một trăm triệu đồng) cho cơ quan điều tra.

1. Theo Anh/Chị, L có thể bị khởi tố về những tội danh gì? Theo điểm, khoản,
điều nào của Bộ luật hình sự? Giải thích rõ tại sao?
Tl: Phạm 02 tội
+ Tham ô tài sản: Với trách nhiệm được giao là thủ quỹ của Cơ quan A, L đã lợi
dụng quyền hạn có liên quan đến tài sản mà mình quản lý để chiếm đoạt 40tr là
tiền của chính cơ quan mình theo K1, Đ 353 BLHS 2015,sd2017.
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Với ý định chiếm đoạt tài sản, L đã dung thủ đoạn
gian dối (nói là đem sổ tiết kiệm so sánh, làm rõ số tiền mà L bị kết luận đã làm
thất thoát) làm cho K tin mà giao sổ tiết kiểm cho L. Sau đó L mang sổ tiết kiệm
đi thế chấp vay 50.000.000 và bỏ trốn ( theo điểm c khoản 2, Điều 174 BLHS
2015,sđ 2017)

2. Nếu là luật sư bào chữa cho bị cáo L, Anh/Chị hãy trình bày những điểm chính
trong luận cứ bào chữa?

TL:

Xác định bào chữa theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho L

Đồng ý về các tội danh:

+ Tham ô tài sản theo K1 D353 BLHS 2015, SĐ 2017


+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo K2, Đ 174 BLHS 2015, SĐ2017

Khai thác tình tiết giảm nhẹ:

+ Đã khắc phục hậu quả (Bồi thường 100 tr) là tình tiết giảm nhẹ theo điểm b, khoản 1, D
51 BLHS 2015)

+ Khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải v/v làm sai trái của mình là tình tiết giảm nhẹ theo
điểm s K2 Đ 51 BLHS 2015,sd 2017

+ Đã ra đầu thú (k2, Đ 51 BLHS 2015)

 Do có trên 2 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1, D 51 nên đề nghị áp
dụng K1 D54 BLHS 2015, sd 2017 (chuyển hình phạt dưới khung truy tố)

Tình huống bổ sung: Khi được HĐXX cho nói lời sau cùng, L trình bày trong số tiền
40.000.000đ (bốn mươi triệu đồng) của cơ quan A không phải do một mình bị cáo hưởng.
Bị cáo đã bàn bạc với anh B (kế toán của cơ quan A) và đưa cho anh B 20.000.000đ (hai
mươi triệu đồng).

3.Anh/chị xử lý tình huống này tại phiên tòa như thế nào?

Ls đề nghị HĐXX quay lại phần xét hỏi vì nị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa
quan trọng (Đ 324 BL TTHS 2015)

Nếu qua phần xét hỏi này thấy có căn cứ xác định rằng còn bỏ lọt người phạm tội thì LS
cần đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung, truy tố thêm đồng phạm (anh B). Theo
quy định tại Điều 3, TTLT 02/2017/TTLT-VKSNNTC-BCA-TANDTC ngày 22/12/2017
về trả hồ sơ để điều tra bổ sung./.

ĐỀ 2:

Công ty A là một công ty cổ phần đại chúng được thành lập tại tỉnh X và đang
hoạt động theo pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh (ngành nghề kinh
doanh có điều kiện). Vào năm 2021, Nhà đầu tư B là một nhà đầu tư nước ngoài đang có
ý định mua cổ phần của Cty A.
1. Anh/ Chị hãy cho biết Nhà đầu tư B có thể được sở hữu 100% tổng số cổ
phần của Cty A không? Vì sao?
Tl: Nhà đầu tư B Ko thể sở hữu 100% tổng số CP CTy A
Vì Cty A là Cty đại chúng mà NĐT B là NĐT nước ngoài chỉ có thể nắm giữ tối
đa 50% tổng số cổ phần của Cty A (k1c Đ 139 NĐ 155)
K1C Đ 139 NĐ 155: Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh
doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư
nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục.
Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều tại danh mục không quy định
cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chúc
kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vđl.
Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theoq uy
định của pl chuyên ngành. Ngành nghề kinh doanh sứ vệ sinh của Cty A ko có hạn
chế riêng về tỷ lệ đầu tư. Do đó, áp dụng quy định chung thì Nhà đầu tư B được sở
hữu tối đa 50% tổng số cổ phần của Cty A.
Cơ sở pháp lý:
- Phát hành cổ phần: Luật chứng khoán 2019 và VB hướng dẫn
- Hoạt động công ty cổ phần: Luật DN 2020 và văn bản hướng dẫn.

Nhà đầu tư B muốn trở thành một cổ đông sở hữu 7% tổng số cổ phần của Công ty A
bằng cách mua cổ phần phát hành mới từ Cty A.

2. Anh/Chị hãy cho biết, Cty A cần tiến hành các thủ tục gì để phát hành 7% cổ
phần mới cho nhà đầu tư B?
Việc phát hành cổ phần mới cho Nhà đầu tư B sẽ được tiến hành theo:
i. Thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ quy định tại Luật CK 2019 và
ii. Các thủ tục nội bộ theo quy định của LDN

Theo đó, Cty A cần phải xin được các chấp thuận, thực hiện các báo cáo và làm
thủ tục sau với các cơ quan nhà nước: Sở KH&ĐT tỉnh X
Được chấp thuận của ĐHĐCĐ của cty A cho phép Cty A phát hành 7% cp mới
cho NĐT B (k1a D931 Luật CK 2019)

Nộp hồ sơ đăng ký cháo bán cổ phần cho UBCK NN (Điều 48 LCK 2019)

Cty A công bố thông tin về việc phát hành 7% cố phần mới cho NĐT B (K2 D931
LDN 2020)

3. Anh/Chị hãy cho biết, sau khi Nhà đầu tư B trở thành cổ đông sở hữu 7% tổng số
cổ phần của Cty A, Cty A còn phải thực hiện nghĩa vụ nào với cơ quan nhà nước?

Căn cứ Đ 31 LDN 2020, Sau khi NĐT B mua cổ phần và trở thành cổ đông Sở
hữu 7% tổng số CP của Cty A, Cty A có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản đến Cơ
quan đăng ký kinh doanh nơi cty đặt trụ sở chính (Sở KHĐT tỉnh X) trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
được đăng ký trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

You might also like