You are on page 1of 7

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

NHÓM 13

TÌNH HUỐNG XÁC ĐỊNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT NGÀY 19/02/2023


(LUẬT SƯ BÊN PHÍA BÀ A)

Giảng viên ThS. Nguyễn Thị Hoài Trâm


Nguyễn Ngọc Ngân Hà 1953801090029
Thành viên Nguyễn Hoàng Đăng Huy 1953801090041
nhóm Nguyễn Ngọc Huyền 1953801090044
Nguyễn Trần Nguyên Khôi 1953801090049
2

Nội dung tình huống:


Bà A (quốc tịch Việt Nam, trú tại phường X, quận 1, TpHCM) quen biết ông SCD (quốc tịch Mỹ)
thông qua một người bạn giới thiệu từ tháng 2/2008 trong lần ông SCD đến Việt Nam chơi. Trong thời
gian 1 tháng từ lúc mới quen, ông đã tặng cho bà A 5.000 USD vào tháng 3/2008. Sau đó, qua thời gian
tìm hiểu, Ông SCD và bà A có đăng ký kết hôn theo Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số 91 do CQ có
thẩm quyền cấp ngày 2/1/2018.
Ông và bà có 02 người con chung là C sinh ngày 2/12/2011; và D sinh ngày 06/02/2013. Hiện tại,
các cháu sống 03 ngày/tuần với bà A và 03 ngày/tuần với ông SCD. Nhưng thông thường các cháu
sống khoảng 60-70% với ông SCD. Ông SCD lo các vấn đề học hành, các hoạt động ngoại khóa, ăn
uống, thuốc men cho các cháu.
Theo ông SCD cho biết, mặc dù chưa kết hôn nhưng từ khi quen biết bà A, Ông SCD đã liên tục
chuyển vào tài khoản cá nhân của bà A tại Việt Nam để cho bà A chăm sóc các con, tiêu xài và đầu tư.
Việc chuyển tiền, ông David đều thực hiện bằng 2 số tài khoản của 2 Công ty ABC Ltd. và Công ty
XYZ Ltd. do ông David làm chủ sở hữu được thành lập tại Mỹ. Hai công ty này hoạt động đầu tư kinh
doanh nhiều lĩnh vực trong đó có đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi chuyển khoản
cho cá nhân bà A bằng các lệnh chuyển tiền đều không ghi rõ nội dung gì cả. Tổng số tiền từ năm 2008
đến trước ngày 2/1/2018 (ngày đăng ký kết hôn) tạm tính là khoảng 904.000 USD. Tổng số tiền chuyển
cho cá nhân bà A từ sau 2/1/2018 đến 2/2020 tạm tính khoảng 500.000 USD.
Tại thời điểm tìm đến Luật sư để ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, ông SCD không cung cấp được
đầy đủ các tài liệu và thông tin chính xác về loại tài sản, địa chỉ những tài sản mà bà A hiện đang đứng
tên hay tạo lập được từ nguồn tiền mà ông SCD chuyển về. Chỉ biết rằng bà A đã dùng tiền ông SCD
cho để mở công ty làm spa, đi làm đẹp, ăn diện, mua xe hơi, mua đất cho mẹ, anh chị em bên bà A
đứng tên ở Vũng Tàu, Nha Trang, Tiền Giang…
Theo thông tin ông SCD cung cấp và Luật sư điều tra được thì được biết, bà A có các tài sản sau:
1. Số tiền trong tài khoản tại Ngân hàng ANZ từ 2008, nay có khoảng 2 tỷ do bà A đứng tên chủ
tài khoản;
2. Năm 2009, bà A dùng tiền ông SCD gửi về để mua và đứng tên 1 căn nhà tại địa chỉ: Số1,
đường X, phường Bến Thành, quận 1, Tp. HCM. Sau đó đến 2012, ông SCD gửi tiền cho bà
A xây dựng lại mới. Cả gia đình ông SCD hiện đang sinh sống và có hộ khẩu tại đây;
3. Thửa đất tại Vũng Tàu mua của ông O năm 2012 viết giấy tay do bà A đứng tên;
4. Một công ty Như Ý thành lập năm 2013, chuyên làm tour du lịch và khách sạn do bà A làm
Giám đốc nay đã tạm đóng cửa do dịch Covid 19 vì nợ nần rất nhiều các nhà cung cấp;
3

5. Nhà và đất tại số 3, đường HN, phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. HCM mua năm 2019 bà A
đứng tên;
6. Nhà và đất tại 123 LVT, phường 15, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh mua năm 2019 bà A
đứng tên;
7. Ngoài ra bà A còn mua 1 Thửa đất tại TP. Nha Trang năm 2019 cho mẹ bà A là bà F và 1
thửa đất tại Tiền Giang năm 2020 cho anh trai bà là E đứng tên;
8. Nhà và đất tại 34 NX, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM mua năm 2020 bà A đứng tên;
9. Thửa đất số 541 tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè mua năm 2022, bà A đứng tên;
10. Thửa đất 7781 tại phường 11, Quận 7, Tp.HCM mua năm 2020, bà A đứng tên.
Vào tháng 4/2021, vì muốn hàn gắn gia đình và chứng minh vẫn tin yêu bà A, theo yêu cầu của bà
A, ông SCD đã cùng đến VPCC để ký 3 Văn bản cam kết tài sản riêng là Nhà và đất tại 34 NX, Thửa
đất số 541 và Thửa đất 7781 tại TP. HCM là tài sản riêng của bà A do bà A đứng tên. Được biết khi ký
tại VPCC, bà A đã nhờ em trai là môi giới bất động sản có biết đôi chút tiếng Anh phiên dịch cho ông
SCD rằng đây là thủ tục giấy tờ cần ông SCD ký để tạo điều kiện khi mua bán các bất động sản này
thôi, còn khi ký xong 3 tài sản này vẫn là tài sản chung của vợ chồng vì được ông SCD bỏ tiền ra mua.
Hiện toàn bộ giấy tờ bản gốc liên quan đến tài sản nêu trên đều do bà A nắm giữ, và che giấu
thông tin, và bà A lại thể hiện thái độ ngang nhiên muốn chiếm giữ hết các tài sản này đồng thời có
quan hệ mờ ám với người đàn ông khác. Ông SCD đã tìm mọi cách để khuyên nhủ bà A quay lại, hàn
gắn tình cảm vợ chồng, cùng chăm nuôi các con nhiều lần nhưng chưa có kết quả rõ ràng. Đến nay, hai
vợ chồng vẫn xung đột, ông SCD mong muốn đòi lại các tài sản và số tiền mà ông SCD đã chuyển cho
bà A suốt từ 2009 đến nay. Biết ý muốn này của ông SCD, bà A cũng tìm đến luật sư để tư vấn.
Với vai trò là luật sư tư vấn cho bà A và ông SCD, anh/chị hãy nêu ra các giải pháp hợp lý, chi
tiết với các yêu cầu của bà A và ông SCD có thể đưa ra; đồng thời xác định quan hệ pháp luật tương
ứng với các yêu cầu của bà A và ông SCD.
Theo anh/chị, giải pháp nào là hợp lý nhất để bảo vệ quyền lợi của bà A và ông SCD? Vì sao?
Xác định quan hệ pháp luật tương ứng với yêu cầu của bà A:
Bà A tìm đến luật sư để tư vấn sau khi biết được ông SCD muốn đòi lại các tài sản và số tiền mà
ông này đã chuyển cho bà suốt từ 2009 đến nay, vậy có thể nhận thấy yêu cầu của bà là muốn giữ lại tài
sản và ngăn chặn việc ông SCD có thể đòi lại chúng. Căn cứ vào dữ kiện về tình trạng hôn nhân giữa bà
A và ông SCD là đang xung đột cũng như căn cứ vào yêu cầu của bà A thì xác định quan hệ pháp luật
tương ứng trong trường hợp này là quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, mà cụ thể là chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân.
4

Tư vấn giải pháp để bảo vệ quyền lợi cho bà A:


Dựa trên những dữ kiện về tình trạng hôn nhân giữa bà A và ông SCD cũng như thông tin về
những tài sản hiện hữu, theo quan điểm của luật sư tư vấn, chúng tôi cho rằng giải pháp tối ưu
nhất, đem lại nhiều lợi ích cho bà A là thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
theo phương thức thỏa thuận với ông SCD (theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014) như sau:
Đối với các tài sản là tài sản riêng của bà A như: (1) Tiền trong tài khoản tại Ngân hàng ANZ từ
2008 (do bà A đứng tên chủ tài khoản) khoảng 2 tỷ đồng; (2) Quyền sử dụng đất và căn nhà tại số 1,
đường X, phường Bến Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh; (3) Thửa đất tại Vũng Tàu mua của ông O
năm 2012, (4) Khoản tiền để bà A thành lập công ty Như Ý; bà A không cần thương lượng, phân chia
các tài sản này với ông SCD vì các dữ kiện, chứng cứ hoàn toàn ủng hộ bà A chứng minh được rằng
đây là các tài sản riêng của bà A có trước thời kỳ hôn nhân.
Đối với phần xây dụng lại mới căn nhà tại số 1, đường X, phường Bến Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí
Minh, phải xem xét rằng có các chứng cứ thuyết phục đủ để chứng minh khoản tiền được ông SCD gửi
là để xây dựng lại mới căn nhà hay không? Nếu như luật sư xem xét các chứng cứ này bất lợi cho bà A,
thì có thể cân nhắc để bà A trả một phần tiền tương ứng mà ông SCD đã gửi để xây dựng.
Căn nhà tại đường số 1, đường X, phường Bến Thành, quận 1 nếu hiện tài gia đình ông SCD vẫn
đang tiếp tục sinh sống tại đó, có thể thỏa thuận với ông SCD trả cho bà A số tiền tương ứng với giá trị
căn nhà để cho gia đình ông SCD tiếp tục sử dụng căn nhà. 
Đối với các tài sản như (5) Nhà và đất tại số 3, đường HN, phường 26, quận Bình Thạnh; (6) Nhà
và đất tại 123 LVT, phường 15, quận Phú Nhuận; đây là các tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
(được mua vào năm 2019), cần xem xét bà A có đủ chứng cứ thuyết phục chứng minh đây là tài sản
riêng (quyền sử dụng đất mà vợ có được sau thời kỳ hôn nhân do được thừa kế riêng, tặng cho riêng
hoặc có được thông qua bằng giao dịch tài sản riêng) của bà A hay không? Nếu có đủ chứng cứ thuyết
phục, không cần phải thỏa thuận phân chia đối với các tài sản này. Ngược lại, nếu không có đủ chứng
cứ chứng minh đây là tài sản riêng của bà A, bà A nên thỏa thuận chia đôi (50/50) đối với các tài sản
này và xem đây là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vì nếu như ông SCD khởi kiện ra
tòa và yêu cầu Tòa án thực hiện chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bà A có thể gặp bất lợi khi
Tòa án có thể căn cứ vào nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn (khoản 2 Điều 59 Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014), dựa vào yếu tố như công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập tài
sản chung, lỗi của bên vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ, chồng (bà A có quan hệ mờ ám với người đàn
ông khác) mà có thể đưa ra phán quyết phân chia đối với các tài sản này, gây bất lợi cho bà A và bà A
có thể nhận thấp hơn 50% giá trị đối với các tài sản này.
5

Đối với tài sản (7) Thửa đất tại TP. Nha Trang được mua năm 2019, mẹ bà A đứng tên và 1 thửa
đất tại Tiền Giang mua năm 2020, anh trai bà A đứng tên; phải xem rằng nguồn gốc có được 2 thửa đất
này xuất phát từ tài sản riêng của bà A hay tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu
như 2 thửa đất này, có được do xuất phát từ tài sản riêng của bà A, đương nhiên đây sẽ không được
xem là tài sản chung của vợ chồng, không cần thỏa thuận phân chia. Nếu 2 thửa đất này được mua xuất
phát từ tài sản chung của vợ chồng, cần phải xét rằng khi thực hiện mua 2 thửa đất này, ông SCD có
biết việc này hay không, cần đưa ra các chứng cứ thuyết phục rằng khi mua 2 thửa đất và cho bà F, anh
E đứng tên, ông SCD đã có thỏa thuận với bà A, hoặc ông SCD biết hoặc đáng lẽ phải biết nhưng
không phản đối, khi dùng tài sản chung của vợ chồng để mua 2 thửa đất này và tặng cho mẹ và anh bà
A. Khi đó, 2 thửa đất này không còn là tài sản chung vợ chồng, và không cần thỏa thuận phân chia.
Đối với các tài sản (8) Nhà và đất tại 34 NX, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM mua năm
2020; (9) Thửa đất số 541 tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè mua năm 2022, (10) Thửa đất 7781 tại
phường 11, Quận 7, Tp.HCM mua năm 2020; các tài sản này đã được ông SCD thỏa thuận cam kết là
tài sản riêng của bà A và được công chứng tại VPCC. Vấn đề gây bất lợi cho bà A trong trường hợp
này là bà A đã nhờ em trai phiên dịch cho ông SCD nhưng sai nội dung, và cam kết này nhiều khả năng
vô hiệu nếu bên ông SCD, Tòa án thu thập đủ chứng cứ chứng minh ông SCD bị lừa dối. Trường hợp
này, cần thực hiện thu thập nhiều chứng cứ thuyết phục nhất có thể để chứng minh rằng đây là các tài
sản riêng của bà A (quyền sử dụng đất mà bà A có được thông qua giao dịch từ tài sản riêng) hoặc
chứng minh ông SCD hoàn toàn hiểu, biết và đáng lẽ phải biết nội dung cam kết mà ông đã ký tại
VPCC. Nếu xem xét các chứng cứ hoàn toàn đủ thuyết phục, có thể không cần phải thương lượng phân
chia. Ngược lại, có thể cân nhắc trả một phần tiền trên dưới 50% giá trị các tài sản này để tránh khi ông
SCD khởi kiện ra tòa, Tòa án ra phán quyết phân chia làm bà A có thể nhận dưới 50% giá trị các tài sản
này khi căn cứ vào các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn.
Có thể tính toán cân bằng lợi ích, cân nhắc cho ông SCD có được một khoản tiền hợp lý để ông
SCD có thể dễ dàng chấp thuận các nội dung thỏa thuận trên. Sau khi thỏa thuận thành công, bà A và
ông SCD cần phải ghi nhận thỏa thuận thành văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng
theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Trên đây là những phương hướng nếu như thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân theo phương thức thỏa thuận giữa bà A và ông SCD. Nếu như, ông SCD không chấp
nhận các thỏa thuận, tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng
(theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) thì cần thực hiện những việc
sau:
Đối với các tài sản đã nắm chắc khả năng chứng minh được là tài sản riêng như (1), (2), (3), (4)
thì củng cố lại các chứng cứ chứng minh đây là tài sản riêng của bà A trước thời kỳ hôn nhân. Nếu như
6

phía ông SCD cho rằng các tài sản này là do ông SCD chuyển tiền về cho bà A mua, đưa ra các chứng
cứ rằng khoản tiền đó ông A chuyển về hoàn toàn không ghi rõ bất cứ nội dung nào và đây chỉ là khoản
tiền ông SCD đã tặng cho bà A để bà A tiêu xài và bà A hoàn toàn có thể dùng số tiền đó (tài sản riêng
của bà A) để mua các tài sản trên.
Đối với các tài sản mà có thể gặp nhiều tranh chấp như (5) (6) (7) (8) (9) (10), tương tự như đã đề
cập tại phần tư vấn theo giải pháp thỏa thuận, thực hiện tìm kiếm, thu thập đầy đủ các chứng cứ thuyết
phục chứng minh những tài sản đó là tài sản riêng của bà A, chứng cứ cho rằng ông SCD hoàn toàn biết
hoặc đáng lẽ phải biết các giao dịch mua đất từ tài sản chung vợ chồng và tặng cho anh trai, mẹ bà A,
chứng cứ chứng minh ông SCD hiểu, biết hoặc đáng lẽ phải biết nội dung cam các các tài sản (8) (9)
(10) là tài sản riêng của bà A. Bên cạnh đó, thu thập các chứng cứ chứng minh công sức tạo lập, duy trì,
phát triển khối tài sản chung của bà A nếu như Tòa án xác định những tài sản tranh chấp là tài sản
chung của vợ chồng để bà A có thể có được thêm phần lợi ích, ưu thế khi Tòa án tiến hành chia đôi
theo quy định của pháp luật. 
7

You might also like