You are on page 1of 25

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Câu 1. Phân tích khái niệm hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển
giao công nghệ có yếu tố nước ngoài.
 Hợp đồng chuyển giao công nghệ:
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về chuyển giao
công nghệ như sau:
“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao
quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công
nghệ."

 Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thỏa thuận giữa các chủ thể (bên chuyển giao
công nghệ và bên nhận công nghệ) về việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghệ hoặc quyền sử dụng một phần
hoặc toàn bộ công nghệ từ bên chuyển giao công nghệ sang bên tiếp nhận công nghệ.
+ Chủ thể hợp đồng gồm:
 Bên có quyền chuyển giao công nghệ: Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu đối
hoặc quyền sử dụng đối với công nghệ được chuyển giao
 Bên nhận công nghệ: tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng công nghệ
+ Đối tượng hợp đồng: đối tượng công nghệ được chuyển giao (Điều 4 Luật CGCN
2017)
+ Hình thức hợp đồng: được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao
dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự (theo Điều 22 Luật CGCN 2017).
+ Hiệu lực của hợp đồng: khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật CGCN 2017.
 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa
thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết.
 Đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao (Đ10), có hiệu
lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
 Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc các hợp đồng không bắt buộc
phải đăng ký nhưng vẫn thực hiện đăng ký, có hiệu lực từ thời điểm cấp Giấy
chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ
sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung
chuyển giao công nghệ.
+ Pháp luật điều chỉnh: Luật CGCN, BLDS, LTM, Luật SHTT, LCT và quy định pháp
luật có liên quan.
Lưu ý: Trường hợp đối tượng công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu
trí tuệ. (khoản 2 Điều 4 Luật CGCN 2017)
+ Quyền và nghĩa vụ các bên: Điều 25, 26 Luật CGCN 2017
 Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế
Theo khoản 8, 9, 10 Điều 2 Luật CGCN 2017:
“8. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện
trong lãnh thổ Việt Nam.
9. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ
qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
10. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ
từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.”
 Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể (bên
chuyển giao công nghệ và bên tiếp nhận công nghệ), xác lập về quyền và nghĩa vụ
của các bên liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một
phần hoặc toàn bộ công nghệ từ lãnh thổ quốc gia này qua biên giới vào lãnh thổ
quốc gia khác.
Chủ thể: tương tự, nhưng có một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Đối tượng: Đối tượng công nghệ được cấp phép chuyển giao ra nước ngoài
Pháp luật điều chỉnh: các bên thỏa thuân, theo nguyên tắc tư pháp quốc tế
Hình thức: theo pháp luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng.
Hiệu lực: theo pháp luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng.
- Đối với pháp luật VN, theo khoản 1 Điều 31 LCGCN 2017, hợp đồng chuyển giao
công nghệ từ nước ngoài vào VN hoặc từ VN ra nước ngoài phải đăng ký chuyển giao
công nghệ. => có hiệu lực kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công
nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài????
Câu 2. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về đối tượng được chuyển
giao công nghệ
Căn cứ theo K1 Điều 4 Luật CGCN 2017 quy định về đối tượng công nghệ được chuyển
giao bao gồm:
 Bí quyết kỹ thuật, bí quyế t công nghê ̣;
 Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh
của công nghệ, sản phẩm công nghệ liên quan đến kỹ thuật (thiết kế, chế tạo, vận
hành, những công trình, máy móc, quy trình, ...)
 Bí quyết công nghệ là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh
của công nghệ, sản phẩm công nghệ liên quan đến công nghệ (sự phát minh, thay
đổi việc sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kĩ năng nghề
nghiệp, hệ thống và phương pháp tổ chức, ...)
 Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật;
công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
Phương án, quy trình công nghệ là trình tự, các bước cụ thể được quy định trong sản
xuất như vận hành máy móc, công cụ, nguyên vật liệu nhằm tạo ra sản phẩm hoặc
sơ đồ, cách chế tạo máy móc để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao hơn
Đối tượng này không chỉ thể hiện trong sản xuất hàng hóa mà còn trong các lĩnh vực
về dịch vụ (không có thành phẩm dạng vật chất)
 Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
Là giải pháp, cách thức, trình tự làm cho quy trình sản xuất diễn ra một cách năng
suất, hiệu quả, hợp lý hơn hoặc làm đổi mới, nâng cao chất lượng của công nghệ
 Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c
khoản này.
Những máy móc, thiết bị đi kèm là một phần trong hình thành nên các bí quyết, giải
pháp, phương án, quy trình tại các đối tượng trên.
Các đối tượng công nghệ được chuyển giao phải không thuộc vào trường hợp đối tượng
công nghệ không được chuyển giao được quy định Điều 11 Luật CGCN 2017.
Trường hợp thuộc đối tượng công nghệ được chuyển giao là đối tượng công nghệ hạn
chế chuyển giao (Đ10) thì khi thực hiện chuyển giao công nghệ phải được cấp phép.
Câu 3: Phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng được chuyển giao công nghệ với
các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 4 Luật CGCN 2017, đối tượng được chuyển giao công nghệ
Điều 3 Luật SHTT 2005, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ:
Trong mối tương quan giữa đối tượng công nghệ được chuyển giao và đối tượng quyền
SHTT sẽ có những mối liên hệ nhất định. Dù có những sự khác biệt nhất định, được
quy định trong hai văn bản pháp luật khác nhau (Luật Chuyển giao công nghệ và Luật
Sở hữu trí tuệ), nhưng có thể bao hàm sự liên hệ giữa hai đối tượng này ở các vấn đề
sau:
Thứ nhất, đối tượng công nghệ được chuyển giao cũng có thể là đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ. Khoản 2 Điều 4 Luật CGCN 2017 ghi nhận “trường hợp đối tượng công
nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…”. Như vậy, đối
tượng công nghệ được chuyển giao hoàn toàn có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
như một trong những đối tượng được liệt kê tại Điều 3 Luật SHTT.
Thứ hai, không phải mọi đối tượng công nghệ được chuyển giao đều đương nhiên
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thông thường, công nghệ được chuyển giao sẽ được
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Đặc
trưng của việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, trừ bí mật kinh doanh, là tiến hành
thủ tục đăng ký bảo hộ thì mới có khả năng được bảo hộ. Do đó, các chủ thể khi tiến
hành chuyển giao công nghệ cần phải tiến hành thủ tục đăng ký thì đối tượng công nghệ
được chuyển giao mới được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đối với bí quyết kỹ
thuật và bí quyết công nghệ, đây là hai đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà không cần đăng ký khi được được bảo hộ dưới
hình thức bí mật kinh doanh. Theo Điều 84 Luật SHTT, điều kiện để bí mật kinh doanh
được bảo hộ bao gồm (i) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có
được; (ii) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh
doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
(iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Do đặc trưng của bí quyết kĩ thuật và
bí quyết công nghệ đã đáp ứng được hai điều kiện đầu tiên, chủ thể chuyển giao công
nghệ chỉ cần thực hiện bảo mật thì cả hai đối tượng này đều được bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ mà không cần đăng ký.
Thứ ba, khi các đối tượng công nghệ được chuyển giao không phải là đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ, quy trình chuyển giao công nghệ sẽ tuân thủ Luật Chuyển giao
công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan mà không có bất kỳ rào cản nào
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Nếu đối tượng công nghệ được chuyển giao cũng là
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, Luật SHTT cũng sẽ được áp dụng để điều chỉnh việc
chuyển giao công nghệ giữa các bên. Theo khoản 2 Điều 4 Luật CGCN, trường hợp đối
tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì
việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, các quyền sở hữu trí tuệ kèm theo đối tượng công
nghệ được chuyển giao cũng sẽ được chuyển giao cho bên nhận chuyển giao. Do đó,
hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ này sẽ được điều chỉnh bởi Luật SHTT.
Thứ ba, chuyển giao quyền SHTT là một trong những hình thức chuyển giao
công nghệ (điểm c) khoản 2 Điều 5 Luật CGCN 2017). Nghĩa là đối tượng công nghệ
có thể được chuyển giao thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
Câu 4: Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức chuyển giao
công nghệ, phương thức chuyển giao công nghệ ( PA)
 Hình thức chuyển giao công nghệ (Điều 5)
 Chuyển giao công nghệ độc lập: Theo hình thức này, bên giao công nghệ sẽ tiến
hành chuyển nhượng / chuyển giao công nghệ cho bên nhận thông qua một hợp
đồng độc lập, không nằm trong dự án đầu tư hay bất kì mối quan hệ nào khác
giữa hai bên. Đơn giản, HĐ này tương tự như một hợp đồng mua bán tài sản.
 Chuyển giao công nghệ qua dự án đầu tư: Trường hợp doanh nghiệp là DN có
vốn đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp GCN đăng ký
đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của LĐT thì công nghệ
chuyển giao được sử dụng để sản xuất sp phù hợp với mục tiêu, quy mô dự án
nêu trong GCN đăng ký đầu tư thì được coi là chuyển giao thông qua dự án đầu
tư.
 Chuyển giao công nghệ bằng việc góp vốn bằng công nghệ: Trong trường hợp
này, bên giao sẽ chuyển quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ của mình cho
phía công ty như một phần vốn góp. Công nghệ đưa vào góp vốn phải được thẩm
định giá theo quy định của pháp luật. Như vậy, hình thức này đáp ứng điều kiện
của CGCN (chuyển giao quyền sở hữu).
 Chuyển giao công nghệ thông qua nhượng quyền thương mại: Theo đó, bên
nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận quyền thương mại sử dụng các
quyền thương mại của mình trong đó bao gồm cả quyền sử dụng đối tượng công
nghệ để tiến hành kinh doanh với một tư cách pháp lý độc lập.
 Chuyển giao công nghệ bằng cách chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ: Khi chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ, bên giao đồng ý sẽ giao quyền SHTT liên quan đến
thiết bị cho bên nhận, từ đó có quyền sử dụng công nghệ, nắm quyền sở hữu/sử
dụng công nghệ.
 Chuyển giao công nghệ qua hoạt động mua bán máy móc, thiết bị: Máy móc,
thiết bị cũng là một phần tạo nên công nghệ, và có nhiều công nghệ chỉ được
thực hiện với một số loại máy móc cụ thể. Do đó, bản thân những máy móc này
khi đi với bí quyết, bí mật… cũng được coi là công nghệ. Và việc mua bán máy
móc, thiết bị đi kèm với một số thành phần của công nghệ cũng được xem là
chuyển giao công nghệ.
 Phương thức chuyển giao công nghệ
 Chuyển giao tài liệu về công nghệ: Theo phương thức này, bên chuyển giao sẽ
chuyển giao cho các bên nhận các tài liệu dưới các hình thức khác nhau như tài liệu
hướng dẫn, bản vẽ, phần mềm… có chứa đựng các nội dung về đối tượng của hợp
đồng chuyển giao công nghệ để bên nhận có thể tiếp thu các nội dung của công nghệ
được chuyển giao. Phạm vi chuyển giao được các bên thỏa thuận cụ thể để tạo điều
kiện tốt nhất cho quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ.
 Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy
định trong HĐ chuyển giao công nghệ: Theo đó, bên giao sẽ trực tiếp đào tạo cho
bên nhận một số lượng nhất định nhân viên kĩ thuật có đủ kiến thức và kỹ năng để
vận hành, làm chủ công nghệ. Việc đào tạo có thể thông qua việc cử chuyên gia của
bên giao để tập huấn cho bên nhận hoặc cũng có thể là tiếp nhận các nhân viên của
bên nhận để học, được đào tạo trong cơ sở sản xuất của bên giao.
 Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng,
vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận:
Đây là sự hỗ trợ, giúp đỡ quan trọng để đảm bảo việc chuyển giao công nghệ sẽ
được thực hiện thành công. Theo đó, bên giao sẽ cung cấp cho bên nhận sự hỗ trợ
kỹ thuật, ký năng và chuyên môn cần thiết khác để sản xuất, tạo ra sản phậm chất
lương tiêu chuẩn và có giá cạnh tranh, hoặc cung cấp ý kiến tư vấn và các hỗ trợ cần
thiết khác.
 Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ: Về bản chất, việc chuyển giao
máy móc tương đương với việc chuyển giao quy trình, công nghệ. Có những công
nghệ chỉ được vận hành khi có đầy đủ các loại máy móc. Do đó, yếu tố công nghệ
có thể cần thiết trong một số trường hợp chuyển giao công nghệ đặc biệt.
 Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận: Đây là quy định mở của luật,
nhằm khuyến khích sự thỏa thuận của các bên về phương thức chuyển giao CN, qua
đó có tác dụng trợ giúp và khuyến khích các bên đàm phán, thỏa thuận và thực hiện
thành công HĐ CGCN.
Câu 5: Phân tích sự khác biệt giữa hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ
độc quyền và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ không độc quyền.

Tiêu chí Hợp đồng chuyển giao quyền sử Hợp đồng chuyển giao quyền sử
dụng công nghệ độc quyền dụng công nghệ không độc quyền

CSPL Điểm a) khoản 3 Điều 7 Luật CGCN Điểm a) khoản 3 Điều 7 Luật
Khoản 1 Điều 143 Luật Sở hữu trí CGCN
tuệ????? Khoản 2 Điều 143 Luật Sở hữu trí
tuệ???????
Bản chất Bên tiếp nhận công nghệ được độc Bên tiếp nhận công nghệ được sử
quyền sử dụng công nghệ trong thời dụng công nghệ trong phạm vi lãnh
hạn của hợp đồng, ở bất cứ nơi đâu và thổ nhất định, không được chuyển
không kèm theo bất kỳ hạn chế nào về giao quyền sử dụng công nghệ cho
chuyển giao lại cho bên thứ ba. bên thứ ba.

Quyền và - Bên tiếp nhận công nghệ được độc Bên tiếp nhận công nghệ có quyền
nghĩa vụ của quyền sử dụng dối tượng công nghệ sử dụng đối tượng công nghệ được
bên nhận được chuyển giao trong thời hạn theo chuyển giao trong thời hạn thỏa
công nghệ thỏa thuận hợp đồng. thuận, nhưng không độc quyền sử
- Bên tiếp nhận công nghệ có thể bán dụng.
lại công nghệ cho bên thứ ba???? - không có quyền bán lại công nghệ
cho bên thứ ba????

Quyền và - Bên chuyển giao công nghệ không - Bên chuyển giao vẫn có quyền sử
nghĩa vụ của được ký hợp đồng chuyển giao quyền dụng đối tượng công nghệ được
bên chuyển sử dụng công nghệ với bất kỳ bên thứ chuyển giao.
giao công ba nào khác; - Có quyền ký kết hợp đồng chuyển
nghệ - Bên chuyển giao công nghệ chỉ được giao quyền sử dụng công nghệ
sử dụng đối tượng công nghệ đó nếu không độc quyền với bên thứ ba
được phép của bên nhận công nghệ. khác.
- Bên chuyển giao đầu tiên (CSH thật - Bên chuyển giao công nghệ không
sự) có thể đơn phương chấm dứt hợp được bán lại cho bên thứ ba trong
đồng nếu bên tiếp nhận đầu tiên vi phạm vi lãnh thổ xác định?????.
phạm cam kết trong hợp đồng chuyển
giao đầu tiên.

Câu 6: Phân biêṭ hơp̣ đồ ng chuyể n nhươṇ g quyề n sở hữu công nghê ̣ và hơp̣ đồ ng
chuyể n giao quyề n sử du ̣ng công nghê ̣

Tiêu chí Hơ ̣p đồ ng chuyể n nhươṇ g quyền Hơ ̣p đồ ng chuyển giao quyền sử
sở hữu công nghê ̣ dụng công nghê ̣

Khái niệm Chuyển nhượng quyền sở hữu công Chuyển giao quyền sử dụng công
nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ nghệ là việc một tổ chức, cá nhân cho
chuyển giao toàn bộ quyền chiếm phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ của mình
công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.

Chủ thể Bên chuyển nhượng phải là chủ sở Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu,
hữu công nghê ̣ công nghệ hoặc tổ chức, cá nhân có
quyề n sử du ̣ng công nghê ̣ đã được
chủ sở hữu công nghê ̣ chuyển giao
quyền sử dụng.

Đố i tươṇ g Quyền sở hữu Quyền sử dụng

Bản chấ t –– Bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt + Bên chuyển giao vẫn có quyền sở
quyền sở hữu đối với công nghê ̣ và hữu công nghê ̣;.
xác lập quyền sở hữu cho bên nhận + Bên nhận chuyển giao không có
chuyển nhượng. quyền sở hữu công nghê ̣ mà chỉ được
phép sử dụng trong phạm vi chủ sở
hữu công nghê ̣ cho phép.

Các loại – Phân loại hợp đồng: chỉ có 01 loại – Phân loại hợp đồng: 03 loại
hơp̣ đồ ng + Hợp đồng độc quyền là hợp đồng
mà theo đó trong phạm vi và thời hạn
chuyển giao; bên nhận chuyển giao
được độc quyền sử dụng công nghê ̣;
bên chuyển giao không được ký hợp
đồng sử dụng với bất kỳ bên thứ ba
nào; và chỉ được sử dụng công nghê ̣
đó nếu được phép của bên nhận
chuyển giao;
+ Hợp đồng không độc quyền là hợp
đồng mà theo đó trong phạm vi và
thời hạn chuyển giao quyền sử dụng;
bên chuyển giao vẫn có quyền sử
dụng công nghê ̣, có quyền ký kết hợp
đồng chuyển giao quyền sử dụng
công nghê ̣ không độc quyền với bên
thứ ba khác.
+ Hợp đồng chuyển giao quyền sử
dụng công nghê ̣ thứ cấp là hợp đồng
mà bên nhận chuyển giao đầu tiên
thực hiện chuyển giao quyền sử dụng
công nghệ thứ cấp cho bên nhận
chuyển giao tiếp theo.

Câu 7. Phân tích nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Theo Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017, việc giao kết hợp đồng chuyển giao
công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp
lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng
Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ

- Tên công nghệ được chuyển giao.


- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn,
chất lượng sản phẩm.
- Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
+ Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
+ Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công
thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
+ Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
+ Máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng trên.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong
các phương thức sau:
+ Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
+ Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa
thuận.
+ Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng,
vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
+ Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ kèm theo các phương thức khác.
+ Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau
đây:
+ Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức
trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
+ Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật; Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng
vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước
để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
+ Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh: Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán
sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ
được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm,
bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi
phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo.
+ Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần: Doanh thu thuần được xác định bằng doanh
thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các
khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại;
+ Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận: Lợi nhuận trước thuế được
xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ
có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa
thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
+ Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận
Câu 8: Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký hợp đồng chuyển
giao công nghệ
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì:
(i) Trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ,
hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2
Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ phải đăng ký với
cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:
+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà
nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, Điều luật này nêu nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng
chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều
này.
Căn cứ quy định trên thì, việc đăng ký chuyển giao công nghệ là bắt buộc đối với trường
hợp (i) nêu trên, các trường hợp không thuộc mục (i) có nhu cầu đăng ký chuyển giao
công nghệ thì có thể đề nghị và thủ tục sẽ tuân theo quy định của trường hợp bắt buộc
đăng ký. Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, quy định rằng trong trường
hợp này thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa
thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa
thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chuyển giao công nghệ
Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, căn cứ tại Điều
6 Nghị định 76/2018/NĐ - CP thì vấn đề này được quy định như sau:
(i) Đối với chuyển giao công nghệ thông qua thực hiện dự án đầu tư:
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối
với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định
chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương theo
quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công và dự án đầu tư ra nước
ngoài;
- Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối
với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp,
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy
định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công; dự án thuộc diện cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư không thuộc trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; trường hợp tự nguyện đăng ký.
(ii) Đối với chuyển giao công nghệ độc lập và hình thức khác theo quy định của pháp
luật:
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối
với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ từ Việt
Nam ra nước ngoài;
- Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối
với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà
nước và trường hợp tự nguyện đăng ký đối với chuyển giao công nghệ trong nước.
(iii) Đối với chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp bí mật nhà nước trong lĩnh vực
quốc phòng hoặc chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp mua sắm tài sản từ nguồn
ngân sách đặc biệt cho quốc phòng, Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chuyển giao công nghệ.
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi báo
cáo tình hình đăng ký chuyển giao công nghệ về Bộ Khoa học và Công nghệ, số liệu
báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước năm báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của
năm báo cáo.
Về trình tự, thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ, tại khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển
giao công nghệ 2017 quy định những văn bản cần bao gồm trong hồ sơ đăng ký chuyển
giao công nghệ. Theo quy định từ khoản 4 đến khoản 6 Điều 31 Luật Chuyển giao công
nghệ 2017 và được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP thì:
Trong thời ha ̣n 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kế t chuyể n giao công nghê ̣, bên có
nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
- Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
- Nội dung hợp đồng trái với quy định của Luật này.
Câu 9: Phân biệt hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng License quyền sở
hữu công nghiệp (NgKhoi)
Tiêu chí so sánh Hợp đồng chuyển giao công Hợp đồng License quyền sở
nghệ hữu công nghiệp

Khái niệm Là sự thoả thuận giữa các chủ Là sự thỏa thuận giữa tổ
thể (bên chuyển giao công chức, cá nhân có quyền sở
nghệ và bên tiếp nhận công hữu hoặc quyền sử dụng đối
nghê) ghi nhận quyền và nghĩa tượng công nghiệp (bên
vụ của các bên liên quan đến giao) chuyển giao quyền sử
việc chuyển giao quyền sở hữu dụng cho tổ chức, cá nhân
hoặc quyền sư dụng một phần khác (bên nhận).
hoặc toàn bộ công nghệ từ bên Thông thường, việc chuyển
chuyển giao công nghệ sang quyền sử dụng này được thực
bên tiếp nhận công nghệ hiện dưới hình thức ký kết
hợp đồng chuyển quyền sử
dụng SHCN (hay còn gọi là
HĐ License).

Đối tượng của + Đối tượng công nghệ được Quyền sở hữu công nghiệp
hợp đồng chuyển giao (D4) được xác lập bảo hộ quyền
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết SHTT theo điểm a khoản 3
công nghệ; Điều 6 Luật SHTT.

- Phương án, quy trình công Quyền sở hữu công nghiệp


nghệ; giải pháp, thông số, bản thuộc phạm vi sử dụng của
vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, chủ sở hữu/ bên có quyền sử
phần mềm máy tính, thông tin dụng đối tượng sở hữu công
dữ liệu; nghiệp.

- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, + Quyền sở hữu công nghiệp
đổi mới công nghệ; được chuyển giao quyền sử
dụng bao gồm:
- Máy móc, thiết bị đi kèm một
trong các đối tượng trên. - sáng chế,

+ Không thuộc trường hợp cấm - kiểu dáng công nghiệp,


chuyển giao. - thiết kế bố trí,
- nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể
thì không được chuyển giao
cho cá nhân, tổ chức không
phải là thành viên của chủ sở
hữu nhãn hiệu tập thể đó)

Hiệu lực của hợp - Phát sinh theo thỏa thuận của Phát sinh theo thỏa thuận của
đồng các bên. Nếu không thỏa thuận, các bên. Nhưng chỉ có giá trị
có hiệu lực từ thời điểm giao pháp lý đối với bên thứ ba khi
kết đã được đăng ký tại cơ quan
Đối với Hợp đồng chuyển giao quản lý nhà nước về quyền sở
công nghệ hạn chế chuyển hữu công nghiệp. Mặc nhiên
giao, có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt hiệu lực nếu
được cấp Giấy phép chuyển quyền sở hữu công nghiệp
giao công nghệ. của bên giao bị chấm dứt.

Đối với các hợp đồng chuyển


giao công nghệ hoặc các hợp
đồng không bắt buộc phải đăng
ký nhưng vẫn thực hiện đăng
ký, có hiệu lực từ thời điểm cấp
Giấy chứng nhận đăng ký
chuyển giao công nghệ;

Luật áp dụng Luật chuyển giao công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ
Bộ luật Dân sự; Luật Thương
mại; Luật Cạnh tranh

Câu 10: Phân tích vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao
công nghệ quốc tế.
Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu: việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm khuyến
khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của các công ty vào các hoạt động
nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt trong tương lai.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp
phần giảm thiểu tổn thất của các doanh nghiệp sở hữu công nghệ chuyển giao và từ đó
sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các
doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi
“chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
thì trên thị trường sẽ ngăn cản các doanh nghiệp khác sản xuất dựa trên những công
nghệ kém chất lượng. Nhờ có việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà người tiêu dùng có
cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng đúng
nhu cầu cần thiết của mình.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế giữa các công ty với nhau. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngày càng chú
trọng cao vào sản phẩm, dịch vụ của bên mình để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng và thúc đẩy kinh tế chung giữa các quốc gia trên thế giới.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp: Một cá nhân, tổ chức phải trải qua
thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải
đầu tư công sức, trí tuệ trong suốt nhiều năm liền. Hơn nữa, họ còn có thể phải mất rất
nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ của bên mình(nghiên
cứu để tạo ra, thử nghiệm…) thì mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”, được
nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, được nhiều đối tác kinh doanh uy tín cùng hợp
tác.
Câu 11: Phân tích mối liên hệ giữa chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ (CV Tỉu Ín)
Thứ nhất, chuyển giao quyền SHTT là việc chủ sở hữu quyền SHTT (hoặc người được
chủ sở hữu cho phép) chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của mình cho chủ thể khác thông
qua chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật SHTT 2019, các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối
tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hóa.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương
mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu
hoạch.
Thứ hai, căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật CGCN 2017, chuyển giao công nghệ là
chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ
bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Nghĩa là, CGCN là
chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên
có quyền CGCN sang bên nhận công nghệ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật CGCN 2017, các đối tượng được CGCN
bao gồm:
a) Bí quyết kỹ thuâ ̣t, bí quyế t công nghê ̣;
b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật;
công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và
c khoản này.
Các chủ thể liên quan trực tiếp đến việc hình thành và tham gia các giao dịch gắn với
đối tượng công nghệ thường bao gồm: chủ sở hữu công nghệ, tác giả, bên mua công
nghệ. Đồng thời, việc mua bán công nghệ thực chất là mua quyền sở hữu, quyền sử
dụng công nghệ (Li xăng). Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 22 Luật CGCN năm 2017 quy
định “Hợp đồng CGCN được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật SHTT, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật
có liên quan”. Như vậy có thể thấy Luật SHTT là một căn cứ pháp lý bên cạnh các pháp
luật về CGCN, thương mại, cạnh tranh,… là căn cứ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của các bên tham gia giao dịch trong hợp đồng CGCN.
SHTT và CGCN tuy được quy định ở hai Luật riêng biệt là Luật SHTT và Luật CGCN
nhưng lại có mối liên quan gắn kết với nhau. Trường hợp công nghệ là đối tượng được
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải
được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ví dụ như:
● Việc CGCN là một giải pháp được trình bày trong một tác phẩm khoa học, thì
việc chuyển nhượng quyền tác giả hoặc quyền sử dụng tác phẩm kèm việc
chuyển giao công nghệ cho phép người nhận quyền sử dụng công nghệ đó mà
không gây phương hại đến việc bảo hộ quyền SHTT.
● Việc chuyển giao công nghệ trồng trọt gắn với chuyển giao quyền đối với giống
cây trồng mới: Công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn gen; chọn
tạo, nâng cao giá trị kinh tế của giống cây trồng.
HỢP ĐỒNG LICENSE
Câu 12: Phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
đối tượng sở hữu công nghiệp (hợp đồng lincense) - Hà
Khái niệm: Theo Điều 141 LSHTT quy định thì: “Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp (bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn) là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng
của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực
hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng
sở hữu công nghiệp)”
Đặc điểm:
- Chủ thể của hợp đồng: bên li-xăng không chỉ là chủ sở hữu đối tượng SHCN mà
còn là bên được chủ sở hữu cho phép li-xăng. Xuất phát từ đặc điểm của việc li-
xăng đối tượng SHCN là trong cùng một thời điểm có thể có nhiều người cùng
sử dụng đối tượng SHCN, do đó, bên được chủ sở hữu cho phép chuyển giao
quyền sử dụng đối tượng SHCN có thể: (1) Không phải là người đang có quyền
sử dụng song lại được sự uỷ quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép li-
xăng nhãn hiệu cho một/nhiều chủ thể khác. (2) Là người đang có quyền sử dụng
đối tượng SHCN và được sự đồng ý của chủ sở hữu cho phép tiếp tục lixăng cho
một/nhiều chủ thể khác. Việc cho phép người đang có quyền sử dụng đối tượng
SHCN tiếp tục được li-xăng cho một hay nhiều chủ thể khác phụ thuộc vào thoả
thuận trong hợp đồng li-xăng giữa chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho
phép với người đang có quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Một điểm đáng lưu ý là
không được vượt quá phạm vi về thời gian và trong phạm vi về không gian lãnh
thổ mà chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền cho phép người đang
có quyền sử dụng đối tượng SHCN tiếp tục li-xăng đối tượng SHCN.
- Hiệu lực hợp đồng: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực
theo thỏa thuận giữa các bên, không nhất thiết phải đăng ký tại Cục SHTT. Tuy
nhiên, lưu ý đối với hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản
lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ
ba.
- Quyền sử dụng được chuyển giao trong hợp đồng bị giới hạn về không gian và
thời gian: Thời hạn của hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận nhưng luôn bị
giới hạn bởi thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp. trong hợp đồng sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp luôn luôn có điều khoản về lãnh thổ nhằm
xác định giới hạn về mặt không gian bảo hộ trong đó bên được chuyển quyền
được phép tiến hành việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
- So với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có một dạng hợp
đồng duy nhất là bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt quyền sở hữu, bên nhận chuyển
nhượng sẽ là chủ sở hữu mới thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
gồm 3 dạng: Hợp đồng độc quyền; Hợp đồng không độc quyền; Hợp đồng sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp
Câu 13. Phân tích các hạn chế trong chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp theo Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ. (Yến Vy)
Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng không
phải đối tượng nào cũng được phép chuyển giao. Theo tính chất của đối tượng, Luật
SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định những đối tượng sau đây
bị hạn chế việc chuyển giao như:
“Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không
phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ
trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa,
bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử
dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật
này.”
Điều 136. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
1. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp
dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh,
chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực
hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền
sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng
chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.
PHÂN TÍCH
Thứ nhất, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển
giao
Chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt vì chỉ dẫn địa lý không
được chuyển nhượng, chuyển giao vì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà nước.
Theo Điều 88 Luật SHTT 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, quy định về
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thì: “1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc
về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính
địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá
nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
đó.”
Nghĩa là: Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở
thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó, bởi chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà
nước Việt Nam. Đây chính là lý do chính hạn chế và giải thích tại sao chỉ dẫn địa lý
không được chuyển giao.
Theo đó, nhà nước chỉ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến
hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản
phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc
trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức,
cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý là chỉ đích danh một địa chỉ, một vùng miền với những
đặc trưng nổi bật, riêng biệt dễ nhận biết mang tính tích cực, tính thu hút và có lợi ích
đối với vùng, địa danh đó. Với bản chất để phát huy, duy trì đặc tính đặc biệt và giữ cho
địa danh của mình điều kiện phát triển và thu lợi tức cộng với các ưu điểm là sự sẵn có,
tính tự nhiên (văn hóa, tiếng tăm, địa hình, khí hậu…) không thể nào là đối tượng để
đem ra trao đổi giữa địa phương này với địa phương khác.
Một khi chỉ dẫn địa lý được chuyển giao và đem ra quảng bá, bản chất của nó sẽ
không còn được bảo đảm nguyên vẹn và không có nền tảng để chỉ dẫn địa lý phát huy
được vai trò của nó đối với vùng miền sở hữu quyền đó.
Tên thương mại: Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại được hiểu là cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên thương mại thuộc phạm vi quyền sử dụng của
mình. Nhưng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở
sử dụng hợp pháp tên thương mại đó, tức là, khi sử dụng tên thương mại là quyền sở
hữu chứ không phải quyền sử dụng.
Thứ hai, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành
viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của tổ chức đó. Khác với nhãn hiệu thông thường nhãn hiệu
tập thể thuộc về tất cả các thành viên của một tổ chức. Hiện nay rất nhiều nhãn hiệu tập
thể đã được bảo hộ cho các sản phẩm của địa phương như: gốm Bát Tràng, sứ Bình
Dương, quế Trà Bồng.... Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống,
nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ
giúp ích rất nhiều cho người dân của cả vùng này để phát triển sản xuất, cải thiện đời
sống. Các hội viên của nhãn hiệu tập thể được phép sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập
thể nhưng không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Khi một
chủ thể muốn sử dụng nhãn hiệu tập thể thì phải được kết nạp vào tập thể chủ sở hữu
nhãn hiệu tập thể đó.
Thứ ba, bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn
trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng
sử dụng nhãn hiệu.
Mục đích của quy định là tránh sự nhầm lẫn giữa những mặt hàng hóa do bên
chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN sản xuất với những sản phẩm hàng hóa do bên
được chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN sản xuất. Khi có bất kỳ khiếu nại về chất
lượng sản phẩm có thể dễ dàng truy nguồn trách nhiệm. Việc ghi chỉ dẫn trên hàng hóa,
bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu
cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người tiêu dùng đang đặt niềm tin vào
nhãn hiệu đó, thậm chí có thể những sản phẩm của bên được chuyển quyền sẽ gây ảnh
hưởng tiêu cực đến uy tín của bên chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.
Thứ tư, trong trường hợp quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền
thì bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế có nghĩa vụ như chủ sở hữu
sáng chế
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật đáp ứng những điều kiện bảo hộ và được các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu sáng chế. Những
giải pháp kỹ thuật này luôn hướng tới giải quyết những vấn đề tồn tại trong cuộc sống
của con người, trong công việc, học tập, nghiên cứu,... Việc sử dụng sáng chế có ý nghĩa
rất quan trọng không chỉ đối với chủ sở hữu sáng chế mà còn đối với toàn thể xã hội.
Vì vậy, khi được pháp luật trao quyền SHCN đối với sáng chế, chủ sở hữu sáng chế
cũng có nghĩa vụ sử dụng sáng chế nhằm cân bằng các lợi ích xã hội. Khi được xác lập
quyền SHCN đối với sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện những nghĩa vụ
nhất định của mình trong đó có nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Theo đó, chủ sở hữu sáng
chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ đối với lợi
ích chung của cộng đồng, của quốc gia như nhu cầu an ninh, quốc phòng, phòng bệnh,
chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
Lưu ý: nghĩa vụ sử dụng sáng chế này chỉ được áp dụng đối với những sáng chế
được sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh,
chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc nhu cầu cấp thiết của xã hội chứ không phải
áp dụng đối với tất cả các sáng chế.
Trong hợp đồng chuyển giao sáng chế độc quyền, toàn bộ quyền sử dụng sáng chế
được chuyển giao cho bên được chuyển quyền sử dụng, chủ sở hữu quyền SHCN đối
với sáng chế cũng không có quyền được chuyển giao sáng chế cho tổ chức, cá nhân
khác và chỉ được sử dụng sáng chế đó nếu được bên được nhận chuyển quyền cho phép.
Câu 14: Phân tích sự khác biệt giữa hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp độc quyền và hợp đồng không độc quyền (Ý Nhi)
Sự khác biệt giữa hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
độc quyền và hợp đồng không độc quyền la về phạm vi quyền của các bên:

Tiêu chí HĐ Độc quyền HĐ Không độc quyền

Quyền tiếp tục - Trong phạm vi và thời hạn - Trong phạm vi và thời hạn
sử dụng đối chuyển giao, bên được chuyển chuyển giao quyền sử dụng, bên
tượng SHCN của quyền được độc quyền sử dụng chuyển quyền vẫn có quyền sử
bên chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp.dụng đối tượng sở hữu công
- Bên chuyển giao vẫn có thể nghiệp.
được sử dụng nhưng phải xin
phép và có sự đồng ý của bên
nhận chuyển quyền.

Quyền tiếp tục - Bên chuyển quyền không - Bên chuyển quyền có thể ký kết
ký kết các Hợp được ký kết hợp đồng sử dụng hợp đồng sử dụng đối tượng sở
đồng chuyển đối tượng sở hữu công nghiệp hữu công nghiệp không độc quyền
giao khác của với bất kỳ bên thứ ba nào với người khác
bên chuyển
quyền

Quyền tiếp tục Bên nhận chuyển giao quyền Bên nhận chuyển quyền không thể
ký kết các Hợp sử dụng đối tượng sở hữu công tiếp tục chuyển giao ĐT SHCN
đồng chuyển nghiệp có thể chuyển giao cho một bên thứ ba nào.
giao khác của quyền sử dụng đối tượng sở
bên nhận chuyển hữu công nghiệp cho chủ thể
quyền khác trong thời hạn hợp đồng,
nhưng không được quyền định
đoạt chuyển nhượng quyền sở
hữu đối tượng sở hữu công
nghiệp đó cho chủ thể khác.

Câu 15: Phân tích nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp (Hợp đồng License) (Kiều Dung).
15.1. Hợp đồng li xăng phải có những nội dung chủ yếu sau:
(1) Căn cứ chuyển giao li-xăng. Điều khoản về căn cứ chuyển giao li-xăng phải
khẳng định tư cách chuyển giao li-xăng của bên giao li-xăng;
(2) Đối tượng li-xăng: cần xác định phạm vi đối tượng SHCN mà bên nhận được
sử dụng: một phần hay toàn bộ khối lượng được bảo hộ được xác lập theo văn bằng
bảo hộ; giới hạn hành vi sử dụng mà bên nhận được phép thực hiện (tất cả hay một
số hành vi sử dụng thuộc độc quyền của bên giao)
Tên số ngày cấp và thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của bên
giao; hoặc tên ngày ký số đăng ký và thời hạn hiệu lực của hợp đồng li-xăng cấp trên,
trong đó li-xăng độc quyền được cấp cho bên giao (đối với li-xăng thứ cấp).
(3) Phạm vi li-xăng. Điều khoản về phạm vi li-xăng phải chỉ ra các điều kiện giới
hạn quyền sử dụng của bên nhận; dạng li-xăng; li-xăng độc quyền hay không độc
quyền; li-xăng có phải là li-xăng thứ cấp hay không. Lãnh thổ li-xăng: xác định
phạm vi lãnh thổ mà tại đó bên nhận được phép sử dụng đối tượng SHCN.
(4) Thời hạn li-xăng: Điều khoản về thời hạn li-xăng phải xác định khoảng thời gian
mà bên nhận được phép sử dụng đối tượng SHCN (thuộc thời hạn hiệu lực của bằng
độc quyền, hoặc thời hạn của hợp đồng li-xăng độc quyền).
(5) Giá li-xăng và phương thức thanh toán. Điều khoản về giá li-xăng (hay phí li-
xăng): phải quy định khoản tiền mà bên nhận phải thanh toán cho bên giao để được
sử dụng đối tượng SHCN theo các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Phí
li-xăng do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở ước tính hiệu quả kinh tế (mà bên nhận
có thể thu được từ việc sử dụng đối tượng SHCN) và phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về giá chuyển giao công nghệ.
Đối với li-xăng miễn phí, hợp đồng cũng phải ghi rõ bên nhận không phải trả phí li-
xăng cho bên giao.
Điều khoản về phương thức thanh toán phải quy định thời hạn, phương tiện cách thức
thanh toán phí li-xăng.
15.2. Điều khoản tùy nghi của HĐ li-xăng:
Ngoài các điều khoản chủ yếu trên, các bên trong hợp đồng li-xăng còn thỏa thuận các
điều khoản khác:
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên cần thỏa thuận quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên đối với nhau với điều kiện không trái với các quy định của pháp luật,
đặc biệt phải có những nội dung sau đây:
- Điều kiện sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng: Cần thỏa thuận các điều kiện
mà theo đó có thể sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng phù hợp với các quy định của
pháp luật. Các nội dung cần đưa vào hợp đồng bao gồm: (i) Mọi thay đổi liên quan
đến hợp đồng đã được đăng ký đều phải được lập thành văn bản, được người đại
diện có thẩm quyền của các bên ký và phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì mới có hiệu lực; (ii) Hợp đồng đương nhiên bị đình chỉ nếu quyền
SHCN của bên giao bị đình chỉ hoặc xảy ra trường hợp bất khả kháng khiến nội
dung hợp đồng không thể thực hiện được; (iii) Hợp đồng mặc nhiên bị vô hiệu hóa
nếu quyền SHCN của bên giao bị hủy bỏ.
- Dự liệu điều khoản về áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng, áp dụng pháp
luật để giải quyết các tranh chấp và lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp giữa
các bên.
15.3. Những điều khoản không được phép thỏa thuận trong hợp đồng li-xăng:
Hợp đồng li-xăng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của
bên nhận, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ quyền của bên giao đối
với đối tượng SHCN hoặc không nhằm bảo vệ quyền đó. Trường hợp các bên trong
hợp đồng có thỏa thuận về những điều khoản đó, thỏa thuận đó vô hiệu.
Câu 16. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký hợp đồng chuyển
giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?
- Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử
dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (bên chuyển quyền sử dụng-bên giao) cho phép
tổ chức, các nhân khác (bên nhận quyền sử dụng-bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp đó.
- đối tượng sở hữu công nghiệp có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Người có độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là chủ sở hữu công nghiệp
hoặc là bên nhận li-xăng độc quyền.
2. Tại sao cần đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Đăng ký hợp đồng không phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên, hợp đồng sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều 148, trừ hợp đồng sử dụng nhãn
hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có
giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
3. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
3.1. Ai có quyền nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng
SHCN?
- Tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai Bên, Bên giao hoặc Bên nhận có thể đứng tên đăng
ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.
- Bên đứng tên nộp Hồ sơ đề nghị đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng
SHCN có thể uỷ quyền tiến hành việc nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu
công nghiệp đủ điều kiện hành nghề được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về đại
diện SHCN.
3.2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được nộp
cho cơ quan nào?
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử
dụng đối tượng SHCN là CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN có thể được nộp
trực tiếp hoặc gửi đảm bảo qua bưu điện.
3.3. Nội dung hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng bao gồm những tài liệu
gì?
- Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải có các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai đề nghị đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng, làm theo mẫu quy định;
(ii) 02 bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng chuyển quyền sử dụng, kể cả các Phụ lục
(nếu có); nếu Hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo Bản dịch
Hợp đồng ra tiếng Việt; nếu Hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác
nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.
(iii) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng nếu quyền
sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung:
(iv) Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký Hợp đồng.
(v) Giấy ủy quyền (nếu có).
- Bản sao/bản dịch tài liệu phải có xác nhận sao y bản chính/dịch nguyên văn từ bản
gốc.
3.4. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN được xử lý theo
trình tự nào?
- Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nộp, Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử
dụng đối tượng SHCN được thẩm định về hình thức và nội dung theo quy định của pháp
luật.
- Trường hợp Hồ sơ có thiếu sót. Người nộp hồ sơ sẽ được thông báo bằng văn bản về
dự định từ chối đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, trong đó
nêu rõ thiếu sót dẫn đến dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối
tượng SHCN và ấn định thời hạn 01 tháng để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót,
hoặc phản đối dự định từ chối đăng ký Hợp đồng. Nếu trong thời hạn được ấn định,
người nộp hồ sơ không sửa chữa các thiếu sót dài yêu cầu hoặc không có lý do xác đáng
để phản đối dự định từ chối đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN
sẽ chính thức bị từ chối đăng ký. Người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết
định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN theo trình tự,
thủ tục khiếu nại, khởi kiện hành chính.
- Trường hợp Hồ sơ đáp ứng các yêu cầu quy định hoặc trưởng hợp Hồ sơ có thiếu sót
nhưng Người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót đạt yêu cầu trong thời hạn quy định, Hợp
đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN được ghi nhận vào Số đăng ký quốc gia
về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Người nộp hồ sơ được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN kèm theo 01 bán Hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã được đóng dấu đăng ký. Quyết định đăng
ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN được công bố trên Công báo Sở
hữu công nghiệp.
3.5. Có thể thay đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã đăng
ký hay không?
- Mọi thay đổi (sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, gia hạn hiệu lực) đối với Hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đối tượng SHCN, phái được các Bên ký kết bằng văn bản (Hợp đồng li-
xăng sửa đổi, bổ sung), và cũng như đối với đối với Hợp đồng chính phải tiến hành
đăng ký thì mới có hiệu lực pháp lý trước bên thứ ba
- Việc chuyển dịch quyền của mỗi Bên theo Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng
SHCN (ví dụ theo thừa kế sắp nhập...) cũng phải được đăng ký thì mới có hiệu lực trước
bên thứ ba.
* Ngoài ra, các bên còn phải đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

You might also like