You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN


HỌC PHẦN: LUẬT XÂY DỰNG

CBHD: CHÂU MINH KHẢI SVTH: NGÔ MAI GIA BẢO


MSSV: B1807038
LỚP: XDDD&CN K44 - A1

Cần Thơ, tháng 13/6//2023


CÂU HỎI THU HOẠCH LUẬT XÂY DỰNG 2023
1. Giám định là gi? Giám định tư pháp là gì? Khi nào cần đến giám định tư
pháp?
Giám định là gì ?
Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo 1 trình tự nhất định được tiến
hành dựa trên các yêu cầu hoặc nhu cầu thực tế của cá nhân hoặc tổ chức theo
quy định của pháp luật. Hoạt động này được thực hiện bở các cơ quan có năng
lực chuyên môn về lĩnh vực cần giám định nhằm đưa ra các kết luận mang tính
khoa học đúng đắn, phù hợp với các nhu cầu của các cá nhân, tổ chức yêu cầu
giám định.
Giám định tư pháp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sủa đổi bởi khoản
1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), theo đó quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức,
phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên
môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng
cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của
Luật này.

Các trường hợp cần giám định tư pháp :


- Khi có trưng cầu của người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tố tụng và các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng
- Khi có yêu cầu giám định của cá nhân tổ chức yêu cầu giám định sau khi trưng cầu
giám định không thành công.
2. Luật xây dựng là gì? Luật được ban hành trên thực trạng và sự cấn thiết
nào? Bố cục và nội dung luật xây dựng gồm bao nhiêu chương và bao
nhiêu điều? nói thêm ý nghĩa của các chương ?
Luật xây dựng là hệ thống văn bản pháp luật quy định về các hoạt động xây
dựng, các quyền và nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài
đầu tư xây dựng và có hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
Được ban hành dựa trên sự cần thiết đối với việc quản lý trong lĩnh vực xây dựng ở
nước ta
Luật xây dựng bao gồm 10 chương, 168 điều

Chương I: Những quy định chung gồm 12 điều quy định phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng; loại
và cấp công trình; áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng; chủ đầu tư xây
dựng; giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng; giám sát, đánh giá đầu tư xây
dựng; bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng; hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu
tư xây dựng; chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng; các hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chương II: Quy hoạch xây dựng, gồm 36 điều (từ Điều 13 đến Điều 48).
Chương này có 8 mục, quy định các vấn đề sau:
- Mục 1: Quy định chung, gồm các nội dung: các loại quy hoạch xây dựng; căn
cứ lập quy hoạch xây dựng; yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây
dựng; rà soát quy hoạch xây dựng; trách nhiệm, hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy
hoạch xây dựng; lựa chịn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; trình tự lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; kinh phí lập quy hoạch.
- Mục 2: Quy hoạch xây dựng vùng, gồm các nội dung: đối tượng và trách
nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng; nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
vùng.
- Mục 3: Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, gồm các nội dung: đối
tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; các
cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; quy hoạch chung xây
dựng khu chức năng đặc thù ngoài đô thị; quy hoạch phân khu chức năng đặc thù
ngoài đô thị; quy hoạch chi tiết khu chức năng đặc thù ngoài đô thị.
- Mục 4: Quy hoạch xây dựng nông thôn, gồm các nội dung: đối tượng, loại và
trách nhiệm tổ chức lạp quy hoạch xây dựng nông thôn; quy hoạch chung xây dựng
xã; quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Mục 5: Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: thẩm
quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; Hội đồng, nội dung thẩm
định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Mục 6: Điều chỉnh quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: điều kiện, nguyên
tắc; các loại và trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
- Mục 7: Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung: trách
nhiệm công bố, công khai quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về quy hoạch xây
dựng; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng; cắm mốc theo quy hoạch xây dựng.
- Mục 8: Quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng, gồm các nội dung:
Nguyên tắc quản lý quy hoạch; giới thiệu địa điểm; giấy phép quy hoạch và tổ chức
quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng.
Chương IV: Khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng, gồm 16 điều (từ Điều 73
đến Điều 88). Chương này có 2 mục, quy định về các vấn đề sau:
- Mục 1: Khảo sát xây dựng, gồm các nội dung: các loại khảo sát xây dựng; yêu
cầu đối với khảo sát xây dựng; nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; quyền và
nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát trong việc khảo sát xây dựng.
- Mục 2: Thiết kế xây dựng, gồm các nội dung: yêu cầu đối với thiết kế xây
dựng công trình; nội dung thiết kế xây dựng công trình; các bước thiết kế xây dựng
công trình; thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; thẩm định, phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình; điều chỉnh thiết kế xây dựng; quyền và nghĩa vụ
của chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế trong việc thiết kế xây dựng công trình.
Chương V: Giấy phép xây dựng, gồm 17 điều : quy định các trường hợp phải xin cấp
giấy phép xây dựng; nội dung của giấy phép xây dựng; điều kiện cấp giấy phép xây
dựng; điều kiện cấp giấy phép xây dựng tạm; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng; thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng; trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng; quyền và nghĩa vụ
của người xin cấp giấy phép xây dựng.

Chương VI: Xây dựng công trình, gồm 24 điều (từ Điều 107 đến Điều 131).
Chương này hiện nay có 5 mục, quy định về các vấn đề:
- Mục 1: Chuẩn bị xây dựng công trình, gồm các nội dung: điều kiện để khởi
công xây dựng công trình; chuẩn bị mặt bằng xây dựng; yêu cầu đối với công trường
xây dựng; yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng.
- Mục 2: Thi công xây dựng công trình, gồm các nội dung: yêu cầu đối với thi
công xây dựng; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong thi công xây dựng công trình;
quy định về an toàn lao động, môi trường trong thi công xây dựng; quy định về di dời,
phá dỡ và sự cố công trình.
- Mục 3: Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình xây
dựng, gồm các nội dung: giám sát thi công xây dựng công trình; yêu cầu của việc
giám sát thi công xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi
công trong thi công xây dựng công trình; nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng;
kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
- Mục 4: Bảo hành, Bảo trì công trình xây dựng, gồm các quy định về: bảo hành
công trình xây dựng; bảo trì công trình xây dựng; duwngfkhai thác sử dụng công trình
xây dựng.
- Mục 5: Xây dựng công trình đặc thù, gồm các các quy định về: quy định công
trình đặc thù; xây dựng công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp,
công trình tạm.
Chương VII: Chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng, gồm 16 điều (từ
Điều 132 đến Điều 147). Chương này có 2 mục, quy định về các vấn đề sau:
- Mục 1: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm các nội dung về: Nguyên tắc,
nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng; tổng mức đầu tư xây dựng; dự toán xây
dựng; định mức xây dựng và giá xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây
dựng.
- Mục 2: Hợp đồng xây dựng, gồm các nội dung: Các nguyên tắc của hợp đồng,
các loại hợp đồng; nội dung hợp đồng; hồ sơ hợp đồng; các trường hợp điều chỉnh hợp
đồng; thanh toán hợp đồng; tạm dừng và chấm dứt hợp đồng; thưởng, phạt, giải quyết
tranh chấp hợp đồng và quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng.
Chương VIII: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, gồm 12 điều quy định chung về
điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; điều kiện đối với tổ chức,
cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công
xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Đăng ký và quản lý thông tin năng lực hoạt
động xây dựng.

Chương IX: Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan
nhà nước, gồm 6 điều (Điều 160 và Điều 165). Chương này thay thế cho Chương
Quản lý nhà nước về xây dựng, bằng việc quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng.
Chương X: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều quy định về xử lý chuyển tiếp; hiệu
lực thi hành.
3. Thể chế là gì? Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền?
Thể chế là hệ thống các quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội được sắp xếp
theo
một logic nhất định và thể chế cũng được dùng để chỉ tổ chức được thiết lập và
hoạt động trên cơ sở các quy tắc đó.
Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền là một lĩnh vực thể hiện quyền lực
nhà nước thông qua những quy định của pháp luật, được thực hiện thông qua
hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi,
các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các
chủ thể pháp luật.
4. Các công trình xây dựng có phải có giấy phép xây dựng (GPXD) hay
không? Theo điều mấy của luật xây dựng và nội dụng của nó?

Các công trình xây dựng bắt buộc phải có giấy phép xây dựng trừ 10 trường hợp
quy định tại khoảng 2, điều 89 LXD.

Ngoài ra, các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người
đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo
mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm
thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của
công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy
định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo
quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công
trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy
hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả
thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết
kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của
Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự
án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và
thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc
quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc
khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công
trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ
nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm
khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”
5. Hãy liệt kê nội dung về quản lý nhà nước trong xây dựng, nội dung này ở
điều nào, chương nào trong luật xây dựng?

Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát
triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
4. Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án,
thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây
dựng.
5. Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;
quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong
hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong
thi công xây dựng công trình.
6. Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây
dựng.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt
động đầu tư xây dựng.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức,
pháp luật về xây dựng.
9. Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
10. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
11. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
12. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả
nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch; ban hành văn bản
quy phạm pháp luật về xây dựng.
2. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện pháp luật về xây dựng; phân
công, phân cấp quản lý nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo giải
quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp vướng mắc trong quá trình quản lý
hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý
nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:
1. Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây
dựng và năng lực ngành xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về
xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, ban hành các văn bản
hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền.
3. Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án,
thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các
công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá
trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp
đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu
thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình
xây dựng.

5. Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong
hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.

6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt
động đầu tư xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức,
pháp luật về xây dựng.
8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng
cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
9. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao
động, môi trường trong thi công xây dựng công trình.

10. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện các dự án.
11. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.

12. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.


13. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính
phủ giao.
Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phạm vi quyền hạn của mình
có trách nhiệm sau:

a) Phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu
tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng
chuyên ngành theo quy định của Luật này;
b) Nghiên cứu ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau khi có ý kiến thống nhất
của Bộ Xây dựng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư
xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
c) Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện giám sát đánh giá đầu tư xây
dựng công trình chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy
ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng chuyên ngành về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng,
kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động đầu tư xây dựng;

b) Phối hợp với Bộ Xây dựng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân
dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng về
những vấn đề thuộc phạm vi quản lý được phân công;
c) Tổng hợp tình hình, thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng và chịu
trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được
phân công;

d) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu
tư xây dựng của mình gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 164. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân
cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các
quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát,
xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;

b) Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện,
theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản
lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi
quản lý được phân công;
c) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây
dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán
bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo
phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng
cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
b) Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi,
kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu
trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được
phân công;
c) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư
xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo dõi;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 165. Thanh tra xây dựng
1. Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thực hiện chức năng
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về xây dựng đối với tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên
ngành về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựng chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây
dựng tại địa phương.
3. Thanh tra chuyên ngành trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động đầu tư xây dựng;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
4. Chính phủ quy định chi tiết về thanh tra xây dựng.
6. Theo anh chị giấy phép xây dựng được hiểu như thế nào? Hồ sơ xin phép
xây dựng gồm những gì? Quy trình cấp phép xây dựng ở TP.Cần Thơ? Cơ quan
cấp?
Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp
lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa
chữa, cải tạo, di dời công trình.
Đối với dự án :

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-
BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư của chủ dự án
đầu tư.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của pháp
luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ
1/100 – 1/500;
b) Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị
trí công trình;
c) Bản vẽ các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
Đối với nhà ở riêng lẻ :
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an
toàn đối với công trình liền kề.”
7. Điều kiện để 1 kiến trúc sư, kỹ sư được cấp chứng chỉ hành nghề? Hồ sơ
xin cấp giấy phép hành nghề gồm?

Đối với kiến trúc sư :

Quy định tại Điều 28 Luật Kiến trúc. Việc cấp mới chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy
định: Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc; có kinh nghiệm tham gia
thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc
hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân; đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng
chỉ hành nghề kiến trúc.

Đối với kỹ sư xây dựng :


- Điều kiện : Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của

pháp luật. Đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải
có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Có đạo đức nghề
nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định và nộp lệ phí theo quy định.
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc

chuyên ngành phù hợp với ngành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực
hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.
Hồ sơ bao gồm : Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; 2 ảnh 3x4; bản sao các văn
bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề; bản sao chứng
nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình; Bản khai kinh
nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp
chứng chỉ hành nghề theo mẫu. Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý
trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp)
Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có
nền màu trắng
2. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên
môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
3. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về
nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã
hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp)
4. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà
cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao
nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.
5. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của chứng chỉ hành nghề phù hợp đã được
cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Điểm mới của luật xây dựng số 62 – 2020?

1. Bổ sung công trình được miễn giấy phép


Tại Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, những công trình được
bổ sung vào trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo
quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.
- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả
thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt
thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy
định.
2. Thời gian cấp giấy phép được rút ngắn 10 ngày
Theo Điểm b, Khoản 36, Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 quy định kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem
xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày, bao gồm cả giấy phép xây
dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời (rút ngắn 10
ngày so với quy định Luật Xây dựng năm 2014).
3. Bỏ quy định về đủ vốn khi khởi công xây dựng
Tại Khoản 39, Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung điều kiện khởi
công xây dựng công trình. Theo đó, không còn quy định điều kiện về bố trí đủ vốn
theo tiến độ xây dựng công trình. Luật này quy định việc khởi công xây dựng công
trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây
dựng.
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã
được phê duyệt.
- Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng
liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của pháp luật.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây
dựng.
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý
Nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít
nhất là 03 ngày làm việc.
4. Một số dự án phải đánh giá tác động môi trường
Theo Khoản 11, Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 đã bổ sung quy định “Đánh
giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan”. Bên cạnh
đó, tại Phụ lục II, Mục I, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-
CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường phải đánh
giá sơ bộ tác động môi trường quy định những loại dự án đầu tư thuộc đối
tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định gồm:
- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công.
- Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công
tư.
- Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư.
5. UBND cấp tỉnh được cấp giấy phép cho công trình cấp đặc biệt
Theo quy định tại khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 bãi bỏ thẩm quyền của
Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp
giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt. Đồng thời, Luật Xây dựng
năm 2020 sửa đổi, bổ sung quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép
xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây
dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng
lẻ trên địa bàn do mình quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền
cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc
chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2020 quy định khoản
37 Điều 1 về bãi bỏ thẩm quyền của Bộ Xây dựng và giao Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt sẽ có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 15/8/2020. Do đó, từ ngày 15/8/2020, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh sẽ cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt hay vì Bộ Xây dựng
như quy định trước đây. Cụ thể:
- UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có
yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình công trình
cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
- UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp
huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan
này.
Như vậy, Luật Xây dựng năm 2020 đã khắc phục những hạn chế còn tồn đọng
của luật cũ, tháo gỡ toàn diện, triệt để các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập
hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là đã rà soát lại quy định của các luật
có liên quan để không chồng chéo. Luật đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với
nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận tiện, thông thoáng cho
người dân và doanh nghiệp, từ đó tiến tới hoàn thiện một hành lang pháp lý
vững chắc để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước.
(những thay đổi chi tiết: https://luatvietnam.vn/xay-dung/luat-xay-dung-sua-
doi-nam-2020-186269-d1.html)
9. Dịch quyền xây dựng là gì? Có bao nhiêu loại dịch quyền trong xây dựng?
Theo anh chị trong các khu dân cư, hẻm thông hành địa dịch thuộc quyền
sử dụng của ai ? Giải thích tại sao ?
Dịch quyền xây dựng là hành động của cá nhân tổ chức đối với tài sản không
thuộc sở hữu của mình
Trong khu dân cư, hẻm thông hành địa dịch thuộc về cơ quan quản lý
10. Chỉ giới xây dựng là gì? Chỉ giới đường đỏ là gì? Khoản lùi là gì? Góc tới
hạn là gì? Vẽ hình? Trong trường hợp nào chỉ giới xây dựng trùng với chỉ
giới đường đỏ?
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa
để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành
cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
Khoảng lùi của công trình là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới
xây dựng.
- Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây
dựng sát chỉ giới đường đỏ
11. Khảo sát xây dựng đóng vai trò thế nào trong đồ án thiết kế? Giai thích?
Theo anh chị công trình nhà ở riêng lẻ có cần khảo sát không? Tại sao?
Khảo sát xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế kỹ thuật. Việc khảo sát
công trình xây dựng nhằm thống kê số liệu thiết kế, đưa ra dữ liệu đầu vào hợp lý đối
với các công trình dự kiến xây dựng hơn.
Công trình nhà ở cần khảo sát vì kết quả khảo sát sẽ được đưa qua thiết kế nhằm lựa
chọn phương án tối ưu cho các phương án xây dựng công trình.
12. Một công trình đã được thi công, qua kiểm tra (Anh, chị) nhận thấy công
trình thi công không đúng với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, nếu (Anh,
chị là nhà thầu thiết kế công trình đó thì anh, chị xử lý như thế nào? ,Căn
cứ khoản mấy, điều mấy, của luật Xây Dựng? giải thích cụ thể trách nhiệm
của đơn vị thiết kế?
Trách nhiệm của đơn vị thiết kế: Ghi nhận và lập biên bản về các hạng mục làm
sai thiết kế và trình lên chủ đầu tư. Đồng thời ra biên bản yêu cầu các bên có
trách nhiệm lên qua sửa lại đúng theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2016/TT-BXD thì khi các
bên ký kết hợp đồng thi công xây dựng có quy định thi công xây dựng công
trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng hiện hành.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 có quy định: bên nhận
thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong trường hợp chất lượng
công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng.
13. Ông A mới sang nhượng của ông B một thửa đất với diện tích 1000m2 ,
trên thửa đất này đã có sẳn một lối đi đã được hình thành từ trước của một
hộ dân C sống phía trong phần đất của ông B đi ra đường lộ. Nay Ông A
sang nhượng lại và dự định xây dựng một xưỡng sản xuất hết phần đất nói
trên ( không chừa lối đi ). Theo Anh chị ông A có được làm như thế
không ? Tại Sao ? Trường hợp trên theo anh chị gọi là chịu Anh hưỡng
gì ? nêu rõ Anh hường Của ông A và Ông B là như thế nào ?
Ông A không được xây dựng hết phần đất mà phải chừa lối đi cho hộ dân C ở
phía trong. Vì theo Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về
lối đi qua như sau: Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản
của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công
cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối
đi hợp lý trên phần đất của họ và thỏa thuận đền bù hợp lý.
Nếu ông A cố tình bít lối đi thì hành vi này có thể bị phạt hành chính, cụ thể tại
Điều 16 Nghị định số: 91/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc
các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở
hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…. Phạt tiền từ 5 triệu đồng
đến 10 triệu đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản
trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.”
14. Tại sao khi dự thầu hoặc ký hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và đơn vị
thi công thì cần phải có bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng. Có mấy
hình thức bảo lảnh ?
Bảo lãnh dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp
đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm
trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Bảo lãnh hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện
pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo
đảm trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp
đồng của nhà thầu.
Có 2 hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh trực tiếp: đặt cọc, ký quỹ,....
Bảo lãnh gián tiếp : bảo lãnh qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, đầu
tư,.....
15. Theo quy định của Chính Phủ thì nhà ở đô thị được phép xây dựng cách
Chỉ giới đường đỏ là bao nhiêu mét ? Các bộ phận nhô ra của công trình
phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Độ vương ra cho phép là bao nhiêu?
Quy định tại Điều 91, Luật xây dựng năm 2014 về điều kiện cấp giấy phép cho
những công trình trong đô thị
Nếu công trình có chiều cao dưới 22m và lộ giới rộng từ 19 – dưới 22m thì
khoảng lùi xây dựng bằng 0. Khi đó, với chiều cao đảm bảo, sẽ được thực hiện
các công trình với chỉ giới đường đỏ
Khi công trình có chiều cao trên 28m, khoảng lùi xây dựng bằng 6m
Đối với các công trình cao 25m và lộ giới rộng trên 22m thì khoảng lùi xây
dựng bằng 0
Tính từ vỉa hè đến công trình và chiều cao 25m thì khoảng lùi xây dựng bằng
3m
Với những công trình nhà ở cấp 4 hay cao tầng. Áp dụng quy định tương tự như
trên.
Các bộ phận nhô ra của công trình được nhô ra dựa trên các tiêu chí: cấu tạo,
chức năng, độ vương dài và khoảng cách đối với vỉa hè hoặc lộ giới,.....
16. Bà Nguyễn Thị A có thuê một đơn vị tư vấn thiết kế một Hồ sơ thiết kế nhà
bao gồm các nội dung bản vẽ sau : Phần kiến trúc, phần kết cấu, phần cấp
thoát nước, có thể hiện đầy đủ các bản vẽ theo đúng quy định. Bà đã làm
đầy đủ các thủ tục xin cấp phép xây dựng. Hỏi bà có được cấp phép xây
dựng hay không ? , Giải thích cụ thể ?
Bà A có thể không được cấp giấy phép xây dựng nếu thuộc 1 trong các trường
hợp sau :
+ Dính tranh chấp
+ Khu đất bà A nằm trong khu vực không được phép xây dựng
+ Dính quy hoạch
+ Sai mục đích sử dụng đất ( nhà xây trên đất không phải đất ở)
17. Nhà thầu xây dựng cần mua những loại bảo hiểm gì ?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng ( khảo sát,thiết kế, tư
vấn)

Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động ( thi
công)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba ( Thi Công )
18. Bản vẽ hoàn công là gì ? Bản vẽ hoàn công do ai lập ? Bản vẽ hoàn công có
khác bàn vẽ thiết kế hay không tại sao ? Quy định về thủ tục hoàn công
hiện nay được áp dụng theo văn bản nào ?
- Bản vẽ hoàn công là bản vẽ do nhà thầu thi công lập ra nhằm thể hiện tình trạng
thực tế của ngôi nhà sau khi xây, trong đó cho thấy kích thước trên thực tế so với
kích thước bản thiết kế. Bản vẽ hoàn công sẽ phản ánh những thay đổi của công trình
so với thiết kế ban đầu và cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.
Bản vẽ hoàn công có không thể khác so với bản vẽ thiết kế vì nó được lập dựa trên
bản vẽ thiết kế.
Quy định về thủ tục hoàn công được quy định theo thông tư 05/2015/TT-BXD ban
hành ngày 30/10/2015.
19. Trình bày các loại hình khảo sát xây dựng? Quyền và nghĩa vụ của nhà
thầu (chủ đầu tư) khảo sát là gì?
Theo điều 73 của luật xây dựng năm 2014 thì các loại hình khảo sát xây dựng được
chia làm 5 loại lần lượt là: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa
chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình, công việc khảo sát khác phục vụ cho
hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.
Quyền của nhà thầu khảo sát xây dựng là:
Nhà thầu xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số
liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng đã ký trước đó để thực hiện khảo
sát xây dựng
Nhà thầu có quyền từ chối thực hiện các yêu cầu khác nằm ngoài hợp đồng khảo sát
xây dựng đã ký
Nhà thầu có quyền thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng thay mình theo quy
định của hợp đồng khảo sát xây dựng
Nhà thầu có các quyền khác nhưng phải nằm trong quy định của hợp đồng và của pháp
luật có liên quan
Nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng:
Nhà thầu thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của
Luật xây dựng và thực hiện theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký
Nhà thầu có nghĩa vụ đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát
do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ
nếu nhà thầu thuê về khảo sát và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Theo đó, khi nhà
thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng thì phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát
trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
20. Quy định chung và yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như thế nào? Quyền và
nghĩa vụ của chủ đầu tư (nhà thầu thiết kế) trong việc thiết kế xây dựng ra
sao?
Những quy định chung
Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi
công;
Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án,
quyết định đầu tư xây dựng.
Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế,
bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ
thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư
Thiết kế bản vẽ thi công do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng
lập cho toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn thi
công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Quyền và nghĩa vụ
+Quyền
Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho
công tác thiết kế xây dựng;
Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng
thiết kế xây dựng;
Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;
Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế
xây dựng;
Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của
pháp luật có liên quan.
+Nghĩa vụ
Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động,
năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;
Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế
xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp
đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao
gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về
chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế
xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước
pháp luận
Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng
trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước;
Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu
chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh
hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của
pháp luật có liên quan.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT XÂY DỰNG

Hệ thống luật xây dựng trước năm 2020


Luật xây dựng trước năm 2003
Văn bản pháp luật xây dựng đầu tiên được ban hành từ những năm 1960, 1970 cho đến
trước năm 2003 với nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị như:

 Thông tư số 120-TTg năm 1969 của Hội đồng Chính phủ: Quy định nhiệm vụ và
quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhận thầu trong ngành Xây dựng cơ bản;
 Chỉ thị số 119-TTg năm 1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý
các công trình xây dựng dưới hạn ngạch;
 Nghị định số 242-CP năm 1971 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ lập,
thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng;
 Nghị định số 385/HĐBT năm 1990, Nghị định số 177/CP năm 1994, Nghị định số
42/CP năm 1996 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định số
52/1999/NĐ-CP năm 1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP năm 2000,
 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP năm 2003 ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng…

Luật xây dựng năm 2003 đến trước năm 2014


Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003 là văn bản đầu tiên điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Các văn bản luật liên quan đến xây dựng như: Luật Nhà ở (năm 2005), Luật Kinh
doanh BĐS (năm 2006), Luật Quy hoạch Đô thị (năm 2009) giúp hoàn thiện một hệ
thống pháp luật quy định về xây dựng

Bên cạnh đó, hệ thống thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật (VBPL) hướng
dẫn luật xây dựng chi tiết cũng được ban hành như: Nghị định hướng dẫn luật xây
dựng năm 2003 (Nghị định 16/2005/NĐ-CP: về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình và Nghị định 12/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP)

Luật xây dựng năm 2014 đến nay


Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật xây dựng số 50/2014/qh13 ngày 18/6/2014 và các
văn bản hướng dẫn thực hiện như:

 Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng


 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
 Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây
dựng
 Nghị định 46/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng;
 Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 về quản lý dự án đầu tư
xây dựng;

Năm 2018, Quốc hội ban hành Luật 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật xây
dựng 2014..

Luật xây dựng 2020, cập nhật những sửa đổi và bổ sung
Ngày 17/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Xây dựng (sửa
đổi) với 92,96% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực 01/01/2021.

You might also like