You are on page 1of 46

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT


I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
1. Các quy định của Nhà nước
2. Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư
2. Tư vấn giám sát

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHÍNH CÔNG TÁC GIÁM SÁT
I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật Xây dựng
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và
hợp đồng xây dựng
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi
công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế.
4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.
5. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình đối với hình thức tổng thầu.
II. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
1. Khối lượng theo hồ sơ thiết kế.
2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế.
3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế.
4. Khối lượng thi công khác
III. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP
1. Chế độ báo cáo:
2. Tổ chức các cuộc họp:
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc chung.
2. Mô hình đoàn TVGS
3. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát với các đơn vị, công ty.
4. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát tại công trường.
5. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát với các bên của dự án
6. Phân công trách nhiệm.

PHẦN THỨ BA: ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT CHI TIẾT

PHẦN THỨ BỐN: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.


PHẦN THỨ NHẤT

I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT


1. Các quy định của Nhà nước:
- Luật Xây dựng, của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 16/2003/QH11 ngày
26/3/2003, được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 11.
- Nghị định số 15/2013/NĐ -CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các công trình có áp dụng các tiêu
chuẩn xây dựng nước ngoài cũng được thực hiện theo đề cương này.

2 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên:
- Hợp đồng kinh tế thực hiện công tác Tư vấn giám sát ký kết giữa Chủ đầu tư (CĐT) và Công ty
Cổ phần ... Các phụ lục kèm theo hợp đồng.
- Hồ sơ thiết kế (TK) bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư (CĐT) phê duyệt bằng quyết định và
đóng dấu “bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định.
- Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và Hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của nhà thầu (NT) trúng thầu
thi công xây dựng công trình, kèm theo hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệu khác liên quan
đến hợp đồng ký giữa CĐT và NT.
- Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình.

II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư:
a) CĐT là người quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến dự án.
b) Quan hệ chính thức với tất cả các NT khác có liên quan đến dự án, bằng hợp đồng kinh tế, hoặc
thoả thuận riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
c) Thay đổi hoặc yêu cầu … thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực
hiện đúng quy định.
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với … theo quy định trong hợp đồng kinh tế và
theo pháp luật.
e) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của kỹ sư tư vấn giám sát (KS TVGS) …
g) Xử lý kịp thời những đề xuất của KS TVGS ….
h) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng với ….
k) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát.
l) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình.

2. Tư vấn giám sát …:


a) Tư vấn giám sát … có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình như đã ký kết
(hoặc thoả thuận bằng văn bản) với CĐT bằng hợp đồng kinh tế.
b) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng TK, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn
xây dựng và đảm bảo chất lượng.
c) Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng
d) Đề xuất với CĐT xây dựng công trình những bất hợp lý về TK nếu phát hiện ra để kịp thời sửa
đổi.
e) Yêu cầu NT thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng thi công xây lắp ký với CĐT.
g) Bảo lưu các ý kiến của … đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.
h) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan.
PHẦN THỨ HAI:

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT

Yêu cầu chung đối với tư vấn giám sát …:


- Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình
- Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng
- Căn cứ vào TK được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Các hồ sơ tại liệu liên
quan khác.
- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG:


1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật
Xây dựng:
1.1. CĐT cùng NT, TK bàn giao mặt bằng xây dựng cho NT thi công xây dựng công trình, có thể
bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do CĐT và NT thi công xây dựng công
trình thoả thuận. Với sự tham gia chứng kiến của KS TVGS ….
1.2. Kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về hồ sơ do CĐT cung cấp bao gồm:
1.2.1. Giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ
trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 68 của Luật xây dựng, trường hợp này do CĐT tự
quyết định và tự chịu trách nhiệm.
1.2.2. Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt. Bản vẽ bắt buộc
phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của CĐT theo quy định. Trong trường hợp toàn bộ bản
vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì các phần này cũng buộc phải
được đóng dấu phê duyệt theo quy định.
1.2.3 Có biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi
công xây dựng do NT thi công xây dựng công trình lập và được CĐT phê duyệt hoặc trong hồ sơ
trúng thầu.

2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và
hợp đồng xây dựng. Bao gồm:
2.1. Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của NT thi công xây dựng công trình đưa vào công
trường:
2.1.1. Kiểm tra nhân lực của NT theo đúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các trường hợp
khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản.
2.1.2. Thiết bị thi công của NT phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo hồ sơ
trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT
đồng ý bằng văn bản.
2.2. Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của NT thi công xây dựng công trình.
2.2.1. Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu trong hồ
sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT xây dựng cung cấp.
2.2.2. Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của NT không đúng như trong hồ sơ trúng thầu thì
kiến nghị CĐT yêu cầu NT thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu, nếu NT có thay đổi thì phải
có văn bản đề nghị và được CĐT chấp thuận bằng văn bản.
2.3. Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công
xây dựng công trình.
2.3.1. Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy chứng
nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan có thẩm
quyền cấp.
2.4. Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục
vụ thi công xây dựng công trình.
2.4.1. NT phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ sơ trúng
thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)
2.4.2. Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của NT
trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm
do cơ quan có thẩm quyền cấp).

3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do NT
thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của TK.
3.1. Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, NT trình danh mục vật tư vật liệu theo TK đã
được CĐT phê duyệt và kiểm soát NT đưa đúng những vật tư vật liệu đó vào công trường.
3.2. Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vào công
trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ chức được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình.
3.3. Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do NT
cung cấp thì KS TVGS … kiến nghị CĐT thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp
đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định và KS TVGS ... chấp
nhận.
3.4. Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm trong ngày
được ghi trong nhật ký công trình.

4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.
4.1. Kiểm tra biện pháp thi công của NT thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu đã
được CĐT chấp thuận.
4.1.1. KS TVGS … kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ trúng thầu.
Các biện pháp thi công này NT xây dựng công trình phải có tính toán, đảm bảo an toàn cho người,
thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán đó.
4.1.2. Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải có TK
riêng. KS TVGS … có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng theo biện pháp
được duyệt.
4.2. Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình NT thi công xây dựng công trình
triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký công trình hoặc
biên bản kiểm tra theo quy định.
4.2.1. Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau:
Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, KS TVGS … sẽ có mặt tại hiện
trường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu yêu cầu
nghiệm thu của Nhà thầu. Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công trình diễn ra theo
một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình xây dựng công trình. Được
gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
4.2.2. CĐT yêu cầu NT thi công xây dựng công trình lập sổ Nhật ký thi công xây dựng công trình.
Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công
trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của NT thi công xây dựng, trao đổi thông tin giữa CĐT, NT
thi công xây dựng, NT TK xây dựng công trình.
Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của NT thi công
theo quy định hiện hành.
4.2.3. Quy định về mẫu và ghi chép trong sổ nhật ký thi công xây dựng công trình:
Trang 1 là trang bìa ghi rõ “Nhật ký thi công xây dựng công trình” (hoặc hạng mục công trình), tên
công trình, hạng mục công trình, quyển số, bìa mầu.
Trang 2 ghi thông tin chung về công trình (thông tin vắn tắt) bao gồm: Tên công trình, địa điểm
xây dựng, chiều cao tầng, diện tích xây dựng, diện tích sàn … Một số thông tin vắn tắt khác.
Trang 3 ghi thông tin chung về:
NT thi công, tên và chữ ký của những cán bộ, kỹ sư trực tiếp tham gia xây dựng công trình, điện
thoại liên hệ (Giám đốc điều hành, chủ nhiệm công trình, kỹ sư thi công … )
CĐT: Tên, chữ ký của các cán bộ có liên quan tham gia điều hành xây dựng công trình, điện thoại liên hệ.
Tư vấn TK: Tên, chữ ký của Chủ nhiệm đồ án TK xây dựng công trình, chủ trì các bộ môn, điện
thoại liên hệ.
KS TVGS ...: Tên, chữ ký của Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn Tư vấn giám sát, điện
thoại liên hệ.
Tất cả những người có tên trong danh sách và có chữ ký trong sổ nhật ký thi công xây dựng công
trình mới được ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Các chữ ký không đăng ký sẽ
không có giá trị pháp lý.
NT thi công xây dựng công trình ghi Nhật ký thi công xây dựng công trình, diễn biến tình hình thi
công hàng ngày; tình hình thi công từng loại công việc; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có
ghi rõ nguyên nhân, biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao ca thi công trước đối với ca thi công
sau; nhận xét của cán bộ quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng.
CĐT, Tư vấn TK, KS TVGS …, ghi kết quả kiểm tra và giám sát tại hiện trường; những ý kiến về
xử lý các công việc, thay đổi tại hiện trường, các yêu cầu NT thi công khắc phục hậu quả các sai
phạm về chất lượng công trình xây dựng;
4.3. Xác nhận bản vẽ hoàn công:
4.3.1 Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng
mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công được
duyệt để làm căn cứ nghiệm thu. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm
thu và lập bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
4.3.2 Trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của đối tượng được vẽ hoàn công đúng
với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì nhà thầu thi công xây
dựng có thể chụp lại bản vẽ thiết kế thi công và đóng dấu bản vẽ hoàn công theo quy định của Phụ
lục này trên tờ bản vẽ đó.
4.3.3 Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của
thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số
kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông
số cũ trong tờ bản vẽ này.
4.3.4 Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới,
có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.

4.3.5 Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người
đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn
công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì công trình.
4.3.6. Bản vẽ hoàn công được KS TVGS ... ký tên xác nhận.
4.4. Tổ chức nghiệm thu
4.4.1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:
a) Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng. Tiêu
chuẩn quốc tế, nước ngoài, thuộc các tiêu chuẩn của một số nước được phép áp dụng tại Việt Nam.
b) Sử dụng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài phải tuân theo các thông tư
hướng dẫn sau:
- Thông tư 40/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của BXD Quy định về áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài trong hoạt động xây dựng Việt Nam
- Thông tư 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của BXD Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu
chuẩn trong hoạt động xây dựng.
4.4.2. NT thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt là các
công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước
khi yêu cầu ... nghiệm thu. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ
bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay hoặc đối với một số vị
trí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chức nghiệm thu lại.
Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển NT khác thực
hiện tiếp thì phải được NT thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham gia nghiệm thu và ký xác nhận.
4.4.3. NT phải lập “Phiếu nghiệm thu nội bộ” hoặc “Biên bản nghiệm thu nội bộ” của nhà thầu.
Hình thức phiếu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt trước khi ban hành. Phiếu nghiệm
thu của NT buộc phải có các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu sau đây:
- Đại diện phòng quản lý chất lượng của nhà thầu thi công.
- Đại diện đội thi công công trình
4.4.4. Sau khi nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu, NT thi công xây dựng lập “Phiếu yêu cầu nghiệm thu”
gửi CĐT. Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt trước khi ban hành.
4.4.5 Nghiệm thu công việc xây dựng
4.4.5.1. Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu được ghi
rõ trong biên bản nghiệm thu)
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những thay đổi TK
số … đã được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu là tiêu
chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì ghi rõ tiêu
chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách và chủng
loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao Thái Lan …)
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây dựng.
h) Bản sơ họa hoàn công cấu kiện, công việc (áp dụng cho phần khuất lấp)
Và các căn cứ khác liên quan đến công tác nghiệm thu.
4.4.5.2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện
trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT thi công xây dựng phải thực hiện để xác định
chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với TK, tiêu chuẩn xây
dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc
tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
4.4.5.3. Thành phần nghiệm thu: Bắt buộc có những thành phần sau:
a) KS TVGS ..., hoặc người giám sát thi công xây dựng của Tổng thầu đối với hình thức Tổng thầu.
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Kỹ sư thi công)
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK cùng tham gia
nghiệm thu.
4.4.5.4. Trong trường hợp Tổng thầu, KS TVGS ... tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công
việc của Tổng thầu đối với NT phụ.
4.4.6 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng.
Trước khi nghiệm thu giai đoạn, hạng mục công trình xây dựng, phải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và
lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
4.4.6.1. Phân chia giai đoạn thi công xây dựng như sau (Các công trình, hạng mục công trình có
thêm các phần kết cấu phức tạp độc lập thì việc phân chia cụ thể do KS TVGS ... ấn định và được
CĐT chấp thuận).
4.4.6.2. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những thay đổi TK
số … đã được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu là tiêu
chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì ghi rõ tiêu
chuẩn nước nào)..
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách và chủng
loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao Thái Lan …)
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây dựng công trình.
h) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng được nghiệm thu.
k) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng.
m) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
4.4.6.3. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công
xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do NT thi công xây dựng đã thực hiện.
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc
tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
4.4.6.4. Thành phần trực tiếp nghiệm thu
a) Trưởng đoàn KS TVGS …,
Hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm
thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng do NT phụ thực hiện.
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Chủ nhiệm công trình)
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK cùng tham gia
nghiệm thu.
4.4.6.5. Trong trường hợp Tổng thầu, Trưởng đoàn KS TVGS … tham dự để kiểm tra công tác
nghiệm thu công việc của Tổng thầu với các NT phụ.
4.4.7. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
Trước khi nghiệm hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng, phải
kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
4.4.7.1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số theo quyết định số … và những thay đổi TK số … đã
được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu là tiêu
chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì ghi rõ tiêu
chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng.
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
g) Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã được
nghiệm thu.
k) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
m) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ; an
toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
4.4.7.2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra hiện trường hạng mục công trình, công trình xây dựng.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kiểm tra các Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành.
e) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng.
g) Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào
sử dụng.
h) Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về quyết định
nghiệm thu này.
4.4.7.3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu
4.4.7.3.1. Phía CĐT"
a) Người đại diện theo pháp luật của CĐT
b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của CĐT (Trưởng ban quản lý dự án hoặc
tương đương)
c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc công ty …
d) Trưởng đoàn KS TVGS ….
4.4.7.3.2. Phía NT thi công xây dựng công trình:
a) Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình (Người ký hợp đồng thi
công xây dựng công trình với CĐT)
b) Người phụ trách thi công trực tiếp công trình xây dựng (Chủ nhiệm công trình)
4.4.7.3.3. Phía NT TK xây dựng công trình:
a) Người đại diện theo pháp luật của NT TK xây dựng công trình (Người ký hợp đồng TK xây
dựng công trình với CĐT)
b) Người phụ trách trực tiếp với đồ án TK công trình xây dựng (Chủ nhiệm TK xây dựng công trình)
4.5. Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai
đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây
dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
4.5.1. Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu bộ phận
công trình.
4.5.2. Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình như nêu trong căn cứ
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình.
4.5.3. Tài liệu phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng,
như Phụ lục 7 Kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng về Danh
mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng, kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu
- Phần A Hồ sơ pháp lý: Do CĐT thực hiện, KS TVGS ... có trách nhiệm nhắc nhở CĐT thực hiện
phần việc này.
- Phần B Hồ sơ quản lý chất lượng: Do KS TVGS … cùng NT thi công xây dựng thực hiện.
4.6. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc yêu cầu CĐT đề nghị TK điều chỉnh.
Trong quá trình giám sát thi công xây dựng công trình, nếu NT thi công hoặc KS TVGS … phát
hiện trong TK có vấn đề cần điều chỉnh theo cách nghĩ chủ quan của mình, thì đề nghị CĐT có ý
kiến với cơ quan TK để cho ý kiến điều chỉnh nếu cơ quan TK thấy yêu cầu đó là đúng.
4.7. Đề nghị CĐT tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và
công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
Trong quá trình xây dựng, tất cả các khâu đều đã có các quy trình và kết quả kiểm định chất lượng
vật tư vật liệu đầu vào, nhưng nếu KS TVGS … thấy nghi ngờ chứng chỉ chất lượng nào của NT
cung cấp, thì đề nghị CĐT yêu cầu NT kiểm định lại dưới sự chứng kiến của KS TVGS …, tại một
phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định, KS TVGS … chấp thuận.
4.8. Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây
dựng công trình.
Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong
quá trình thi công xây dựng là: CĐT chủ trì tổ chức giải quyết, các đơn vị tham gia xây dựng công
trình đưa ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ý kiến của các bên liên quan CĐT là người đưa ra
quyết định cuối cùng.

5. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình đối với hình thức tổng thầu.
Trường hợp Tổng thầu theo hình thức EPC: Việc giám sát thực hiện theo hướng dẫn nêu trên,
tham gia cùng Tổng thầu Kiểm tra và Giám sát thi công xây dựng các NT phụ.
Trường hợp thực hiện hình thức Tổng thầu chí khóa trao tay: KS TVGS … tư vấn cho CĐT phê
duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây
dựng. Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, CĐT tiếp nhận tài liệu và kiểm định
chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ nghiệm thu.

II. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG:


1. Khối lượng theo hồ sơ TK:
1.1. Khối lượng theo dự toán TK: Thông thường các công trình xây dựng đều có dự toán TK được
phê duyệt bởi CĐT, các công trình đấu thầu đều có dự toán dự thầu được phê duyệt bởi CĐT, do
vậy khối lượng theo TK là các khối lượng nêu trên.
1.2. Khối lượng thực tế thi công : Khối lượng thực tế thi công được nhà thầu thi công lập dựa trên bản
vẽ hoàn công được các bên xác nhận. Khối lượng thực tế thi công được ... kiểm tra và xác nhận
1.2. Khối lượng do TK tính thừa, thiếu: Khối lượng chênh lệch giữa khối lượng thực tế và khối
lượng thiết kế. Việc thanh toán khối lượng này sẽ do CĐT quyết định (CĐT sẽ căn cứ vào hợp
đồng thi công xây dựng với NT để làm căn cứ thanh toán sau khi có xác nhận của cơ quan TK về
việc tính thiếu trên).

2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:


2.1. Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có TK bản vẽ thi công bổ sung
đã phê duyệt bởi CĐT. KS TVGS ... xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở TK bản vẽ thi
công bổ sung được phê duyệt.
2.2. Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng phát
sinh giảm được xác nhận sau khi được TK đồng ý và CĐT phê duyệt.

3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.


3.1. Các sửa đổi do TK: Các sửa đổi do TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính toán
ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tăng giảm nêu ở
mục 5.2.
3.2. Các sửa đổi do yêu cầu của CĐT về chủng loại vật tư, vật liệu, cần phải tuân thủ nguyên tắc
sửa đổi thiết kế được quy định tại Nghị định 49/2008/NĐ-CP. Nguyên tắc tính toán xác nhận khối
lượng này cũng như phần đã nêu ở mục 5.2.

4. Khối lượng thi công khác:


4.1. Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Đối với các công trình CĐT yêu cầu NT
thi công lập dự toán chi phí lán trại tạm và nhà ở và điều hành thi công trên công trường, sau khi
có TK các công trình trên do NT lập, CĐT sẽ phải phê duyệt TK và dự toán này, KS TVGS …chỉ
xác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT.
4.2. Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện pháp khác
với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ bản, do vậy để được
coi là biện pháp thi công đặc biệt NT cần có thỏa thuận trước với CĐT trước khi lập biện pháp
này, nếu được đồng ý NT TK và lập dự toán cho biện pháp đó và trình để CĐT phê duyệt trước
khi yêu cầu KS TVGS … xác nhận khối lượng. KS TVGS … chỉ xác nhận khối lượng khi có văn
bản chính thức phê duyệt của CĐT.
4.3. Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường KS TVGS ...
không xác nhận khối lượng.

III. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ:


a) KS TVGS ... theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến độ thi công chi tiết do
NT lập và đã được CĐT phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì kiến
nghị CĐT báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
b) KS TVGS ... thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về tiến độ thi công xây dựng công
trình. Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, KS TVGS ... cũng phải báo
cáo với CĐT để CĐT giải quyết và có quyết định cụ thể, (điều chỉnh tiến độ nếu CĐT thấy cần
thiết).

IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:


a) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
b) KS TVGS … thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ mất
an toàn lao động trên công trường:
b.1. Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của NT áp dụng cho toàn công trình.
b.2. Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công trình, các
tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị.
b.3. Đối với Người lao động:
- Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả công nhân
tham gia xây dựng công trình.
- Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt quá trình
thi công xây dựng công trình.
b.4. Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động của NT
trong phạm vi toàn công trường.
c) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vệ
sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
d) KS TVGS … thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ ảnh
hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh công trường. Kiểm tra biện
pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường nước,
môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP:

1. Chế độ báo cáo:


1.1. Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của KS TVGS … được thực hiện ở các giai đoạn sau đây
(ngoài ra nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, CĐT phải có yêu cầu bằng văn bản):
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành Thoát nước.
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần Cấp nước.
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần điện.
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần đường giao thông.
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần cảnh qua – cây xanh.
- Sự cố công trình xây dựng (nếu có)
1.2 Nơi nhận báo cáo: CĐT sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục trên. Đồng
thời báo cáo được gửi về ….

2. Tổ chức các cuộc họp:


2.1. Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do CĐT tổ chức, KS
TVGS … cùng các NT tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xét thấy cần thiết.
2.2. Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ hàng tháng, CĐT sẽ họp với KS TVGS ... và các NT thi công
xây dựng về chất lượng công trình xây dựng.
2.3. Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tháng Trưởng đoàn KS
TVGS ... tham dự.
Giám đốc các đơn vị trực thuộc … có thể thay mặt Công ty dự các cuộc họp do CĐT yêu cầu.
Ngoài ra theo yêu cầu của CĐT trong các trường hợp đặc biệt sẽ tổ chức riêng và được báo trước ít
nhất 03 ngày bằng giấy mời. Thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể theo giấy mời.
2.4. Địa điểm tổ chức: Các cuộc họp được tổ chức tại công trường là chính, CĐT có thể tổ chức tại
một nơi khác được ấn định trước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:


1. Nguyên tắc chung:
1.1 Đề cương tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình này sau khi được CĐT hoặc đại diện
CĐT phê duyệt, sẽ là tài liệu pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong Hợp đồng kinh tế đối với các
việc và các bên liên quan.
1.2 ... sẽ cử một đoàn cán bộ Tư vấn giám sát để thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công
trình bằng quyết định sau khi hợp đồng giám sát được ký kết với CĐT.
1.3 Tiến độ cung cấp nhân sự giám sát của ... sẽ được trình lên CĐT khi có tiến độ chi tiết của tất
cả các hạng mục công trình.
2. Mô hình đoàn TVGS:
... sẽ thành lập đoàn tư vấn giám sát (TVGS) gồm các đồng chí, thành phần, chức năng
nhiệm vụ của từng thành viên như sau :
2.1 Trưởng đoàn TVGS :
Trực tiếp làm việc với Chủ đầu tư các công tác liên quan đến hợp đồng tư vấn giám sát, các
phần việc phát sinh của hợp đồng. Quản lý chung nhân sự của toàn đoàn tư vấn giám sát. Thay mặt
Tổng giám đốc Công ty quản lý toàn diện công tác giám sát của đoàn tư vấn giám sát.
Điều phối, cắt cử và phân công công việc cho từng thành viên trong tổ phù hợp với yêu cầu
thi công của từng giai đoạn thi công công trình. Trực tiếp trao đổi và làm việc với chủ đầu tư về
các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Trực tiếp xử lý và giải quyết các công việc hàng
ngày theo đúng thẩm quyền.
2.2 Phó đoàn tư vấn giám sát :
Giúp trưởng đoàn TVGS kiểm tra tình hình chung của công tác tư vấn giám sát. Thay mặt
trưởng đoàn giải quyết các công việc trên công trường khi trưởng đoàn vắng mặt.
2.3 Các giám sát viên :
Các thành viên này có nhiệm vụ: Chịu sự phân công trực tiếp của Kỹ sư giám sát trưởng,
trực tiếp có mặt tại hiện trường theo từng giai đoạn thi công cụ thể và tuỳ theo tình hình cụ thể trên
công trường. Các cán bộ này phải lập báo cáo công tác thực hiện của mình hàng tuần trình Kỹ sư
giám sát trưởng, trong trường hợp có các vấn đề nảy sinh, phát hiện chất lượng không đạt yêu cầu
cần báo cáo ngay Kỹ sư giám sát trưởng để kịp thời sử lý.
2.4 Các cán bộ kỹ thuật:
Các thành viên này có nhiệm vụ: Chịu sự phân công trực tiếp của các giám sát viên, thực
hiện các công tác hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình nghiệm thu.

3. Quan hệ của Đoàn TVGS với các Đơn vị, Công ty:
3.1 Tại văn phòng Công ty, đơn vị bố trí một đội ngũ các Kỹ sư làm việc tại văn phòng, theo dõi
thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần thiết, cung cấp
các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các Kỹ sư hiện trường hoàn thành nhiệm vụ và
hoàn thành Hợp đồng.
3.2 Phòng Quản lý kỹ thuật Công ty hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng giám sát
của các đơn vị trong toàn Công ty theo quy định quản lý nội bộ riêng.

4. Quan hệ của Đoàn TVGS tại công trường:


4.1 Trưởng đoàn KS TVGS ... chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy
định của Pháp luật hiện hành về Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc công ty hoặc người được uỷ quyền về mọi hành vi của mình trên công trường,
điều động các KS TVGS ... khác trong Quyết định theo tiến độ thi công xây dựng nhằm bảo đảm
chất lượng công trình và chất lượng công tác tư vấn giám sát.
Chịu trách nhiệm quan hệ với CĐT và các NT trong mọi công việc thuộc lĩnh vực giám sát thi
công xây dựng công trình trên công trường. Khi cần thiết các quan hệ này được xây dựng thành
một bản điều lệ hoặc nội quy riêng để các bên cùng thực hiện.
4.2 KS TVGS ... chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy định của Pháp
luật hiện hành về Tư vấn giám sát thi CHỦ ĐẦU
công xây TƯcông trình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
dựng
công ty về mọi hành vi của mình trên công trường. Chịu sự phân công công việc và điều động của
Trưởng đoàn, thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn giao nhằm thực hiện thành công Hợp đồng
giám sát thi công xây dựng công trình

5. Quan hệ của Đoàn TVGS với các bên 1liên quan của dự án:
1
1
TVGS
...

3 2
NHÀ THẦU NHÀ THẦU THI
THIẾT KẾ CÔNG
4
Ghi chú: 1: Quan hệ hợp đồng.
2: Quan hệ quản lý hợp đồng.
3: Quan hệ quản lý một phần hợp đồng.
4: Quan hệ thông báo tin tức (giám sát tác giả).

5.1 Quan hệ giữa ... với Chủ đầu tư:


... mà đại diện là Trưởng dự án thực hiện chức năng giám sát kỹ thuật theo yêu cầu của Chủ đầu
tư, thực hiện theo các nội ghi trong Qui định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
... thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư, trước pháp luật về chất lượng công
tác Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho dự án tuân thủ đúng như các qui định của
nhà nước trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Chuyên viên giám sát của ... là thành viên của Ban nghiệm thu cơ sở theo đối tượng hoặc hạng
mục công trình đã được phân công thực hiện giám sát.
Chuyên viên giám sát của ... có trách nhiệm theo dõi thực hiện thi công và khuyến nghị với Chủ
đầu tư những bất hợp lý trong từng giai đoạn để nhà thầu nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung. Cùng
Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu làm rõ những vấn đề kỹ thuật cần thiết.
Trưởng dự án chịu trách nhiệm điều phối chung và quản lý công trường và là đầu mối liên hệ với
Chủ đầu tư.
5.2 Quan hệ giữa ... với nhà thầu thi công:
Chuyên viên giám sát của ... có trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện thi
công của các đơn vị thi công để đảm bảo thi công đúng thiết kế đồng thời đáp ứng và phù hợp với
các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, qui chuẩn áp dụng.
Giám sát việc thực hiện tiến độ thi công của Nhà thầu, xem xét, phê duyệt và giám sát thực hiện
biện pháp khắc phục chậm tiến độ (nếu có).
Chuyên viên giám sát của ... thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thi công báo cáo hàng ngày
và kịp thời mọi tình huống trên công trường, các vướng mắc phát sinh để kịp thời giải quyết.
Chuyên viên giám sát của ... (sau khi thoả thuân với Chủ đầu tư) có quyền đình chỉ các hoạt động của
đơn vị thi công khi phát hiện sai phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Khi có nghi ngờ về chất lượng, chuyên viên ... có quyền yêu cầu Nhà thầu thực hiện công tác tái
kiểm định, chi phí cho công tác tái kiểm định do nhà thầu thanh toán.
5.3 Quan hệ giữa ... với nhà thầu thiết kế:
Chuyên viên giám sát của ... có trách nhiệm phối hợp một cách thường xuyên với đại diện thiết kế
(thông quan Chủ đầu tư) để hiểu đúng các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn áp dụng, xem xét
và phát hiện những điểm bất hợp lý trong thiết giữa kiến trúc và kết cấu,….
Yêu cầu giám sát thiết kế (thông qua Chủ đầu tư) giải thích tài liệu thiết kế để phục vụ kiểm tra
công tác thi công theo đúng yêu cầu của dự án.
Nếu trong quá trình thi công có những thay đổi thiết kế, vật tư đã được thiết kế nhất trí, chuyên
viên giám sát sẽ yêu cầu đại diện có thẩm quyền của nhà thầu thiết kế ghi vào nhật ký công trình
hoặc gửi ý kiến đó bằng văn bản, thay đổi thiết kế phải được nhất trí của Chủ đầu tư.

6. Phân công trách nhiệm:


6.1 Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: KS TVGS
6.2 Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởi công
công trình: Trưởng đoàn TVGS
6.3 Biện pháp thi công của nhà thầu thi công : Trưởng đoàn TVGS ký xác nhận đã kiểm tra.
6.4 Bản vẽ hoàn công : KS TVGS ký xác nhận
6.5 Biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận công trình: KS TVGS
6.6 Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Trưởng đoàn
6.7 Xác nhận khối lượng thanh toán các giai đoạn: Trưởng đoàn
6.8 Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Giám đốc Công ty
hoặc Phó giám đốc phụ trách. (Trưởng đoàn KS TVGS tham gia).
6.9 Xác nhận khối lượng quyết toán: Giám đốc Công ty hoặc Phó giám đốc phụ trách. (Trưởng
đoàn KS TVGS tham gia).
6.10 Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: KS TVGS
6.11 Báo cáo định kỳ của Tư vấn giám sát: Trưởng đoàn KS TVGS
6.12 Báo cáo hoàn thành công trình: Trưởng đoàn KS TVGS lập báo cáo trình Giám đốc Công ty
hoặc Phó giám đốc phụ trách ký.
6.13 Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của CĐT: Trưởng đoàn KS TVGS.
6.14 Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Trưởng đoàn giám sát lập. Giám đốc hoặc Phó Giám
đốc phụ trách ký.

IX. BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM SÁT :

Các mẫu biểu, văn bản và hồ sơ quản lý chất lượng sẽ được Tư vấn giám sát đưa ra cùng
thống nhất với Chủ đầu tư để phù hợp với quy trình quản lý chất lượng của Chủ đầu tư.
PHẦN THỨ BA: ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT CHI TIẾT

A. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT

1. Các văn bản pháp luật của Nhà nước:


- Luật Xây dựng, của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 16/2003/QH11 ngày
26/3/2003, được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 11.
- Nghị định số 15/2013/NĐ -CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Các tiêu chuẩn áp dụng:
STT Số hiệu Tên tiêu chuẩn
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công
1. TCVN 4453:1995
và nghiệm thu
2. TCVN 4055:1985 Tổ chức thi công.
Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiêt kế thi công - Quy
3. TCVN 4252:1988
phạm thi công và nghiệm thu.
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và
4. TCVN 9115:2012
nghiệm thu
5. TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu
6. TCVN 5747:1993 Đất xây dựng - Phân loại
7. TCVN 9361:2012 Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu
8. TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông cán nóng
9. TCVN 4453-87 Thí nghiệm sản phẩm thép
10. TCVN 5724-93 Sản phẩm thép đã gia công
11. TCVN 1451:2009 Gạch đặc đất sét nung
12. TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung.
13. TCVN 8828:2011 Bê tông - yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo
14. TCVN 3015:1993
dưỡng mẫu thử
15. TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông. Phương pháp thử độ sụt
16. TCVN 9398-2012 Công tác trắc địa trong xây dựng - Yêu cầu chung
17. TCVN 4447-87 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu
18. TCVN 9361-2012 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng
19. TCVN 4453-95 Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Quy phạm TC&NT
20. TCVN 4085-2012 Kết cấu gạch đá - quy phạm thi công & nghiệm thu
Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu,
21. TCVN 8859 - 2011
thi công và nghiệm thu
22. TCVN 8819 - 2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu
23. TCVN 9113-2012 Ống bê tông cốt thép thoát nước
24. TCVN 9116:2012 Cống hộp bê tông cốt thép
Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Công tác thi công và nghiệm
25. TCVN 9377-2: 2012
thu - Phần 2 Công tác xây trát trong xây dựng.
26. TCVN 4314: 2003 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật

3 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên:
- Hợp đồng kinh tế thực hiện công tác Tư vấn giám sát ký kết giữa Chủ đầu tư (CĐT) và Công ty
Cổ phần). Các phụ lục kèm theo hợp đồng.
- Hồ sơ thiết kế (TK) bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư (CĐT) phê duyệt bằng quyết định và
đóng dấu “bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định.
- Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và Hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của nhà thầu (NT) trúng thầu
thi công xây dựng công trình, kèm theo hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệu khác liên quan
đến hợp đồng ký giữa CĐT và NT.
- Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình.

B. NỘI DUNG GIÁM SÁT CHI TIẾT

I. KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY
DỰNG VỚI HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
TT Nội dung Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tiêu chuẩn
công việc áp dụng
1 Biện pháp - Biện pháp thi công từng công việc cụ thể do nhà thầu thi - Nghị định
thi công công lập dựa trên năng lực, thiết bị, tổng mặt bằng nhằm 12/2009/NĐ-
mục đích thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn CP
lao động.
- Biện pháp thi công phải được chủ đầu tư phê duyệt trước - Nghị định
khi triển khai thi công, là tài liệu để căn cứ nghiệm thu các 15/2013/NĐ-
công việc. CP.
- TVGS kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu và báo cáo - Thông tư
chủ đầu tư về kết quả kiểm tra. Nội dung chính của biện 10/2013/TT-
pháp thi công phải đảm bảo được các mục sau:
+ Thông tin chung dự án BXD.
+ Các tiêu chuẩn áp dụng: Kiểm tra sự phù hợp khi áp dụng - Các tiêu
tiêu chuẩn trong thi công và nghiệm thu, tiêu chuẩn sử dụng chuẩn thi
phải phù hợp với nhiệm vụ thiết kế và còn hiệu lực tại thời công và
điểm thi công. nghiệm thu
+ Danh mục thiết bị sử dụng: Thiết bị thi công sử dụng phải
có thông số kỹ thuật đảm bảo để thi công đảm bảo chất liên quan.
lượng, an toàn lao động. Số lượng thiết bị phải đáp ứng - Chỉ thị 07
được tiến độ thi công và bố trí thuận lợi trên tổng mặt bằng của bộ xây
thi công. dựng ngày
+ Biện pháp thi công chi tiết cho từng công việc: Các công 05/11/2007
việc cần phải lập trình tự thi công, phương pháp thi công
đảm bảo chất lượng và phù hợp tiêu chuẩn hiện hành.
Khuyến khích việc áp dụng các phương pháp cải tiến nhằm
đẩy nhanh tiến độ.
+ Biện pháp đảm bảo chất lượng nội bộ: Nhà thầu phải lập
hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng nội bộ
cho mỗi công việc xây dựng.
+ Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động: Mọi công tác
đều phải xác định đảm bảo an toàn lao động là tiêu chí tiên
quyết. Thể hiện từ trình tự thi công đến trang thiết bị, bảo hộ
lao động.
+ Biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng chống cháy nổ.
+ Bảng Tiến độ thi công, nhân lực thi công.
+ Bố trí tổng mặt bằng thi công
- Đối với một số công tác thi công, biện pháp thi công làm ảnh
hưởng đến khả năng chịu lực kết cấu, ảnh hưởng đến công
trình lân cận thì phải được thiết kế biện pháp thi công chi tiết
và được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra trước khi phê duyệt.
2 Thiết bị thi - Công tác kiểm tra thiết bị thi công bao gồm: - Các tiêu
công + Mẫu mã, chủng loại: Đúng biện pháp thi công được duyệt. chuẩn thi
Trong trường hợp sai khác phải được sự chấp thuận của công và
CĐT với thiết bị thay thế có tính năng kỹ thuật tương nghiệm thu
đương. liên quan.
+ Số lượng: Đúng biện pháp thi công lập, đáp ứng được tiến - Thông tư số
độ thi công. 32/2011/TT-
+ Tính năng kỹ thuật: Đúng biện pháp thi công lập, phù hợp BLĐTBXH
với các quy định của tiêu chuẩn thi công.
+ Chứng chỉ kiểm định, thời hạn kiểm định:Với Thiết bị thi
công yêu cầu bắt buộc phải có kiểm định, chứng chỉ kiểm
định phải còn hiệu lực tại thời điểm kiểm tra.
+ Bằng cấp, chứng chỉ của công nhân lái máy, điều khiển
thiết bị thi công đòi hỏi độ chính xác, an toàn.
- Lưu ý: Đối với cẩu tháp, hồ sơ nghiệm thu cẩu tháp phải
tuân thủ theo quy định của Sở xây dựng.

3 Nhân lực - Kiểm tra quyết định thành lập ban chỉ huy công trường - Nghị định
thi công kèm theo bằng cấp, chứng chỉ phù hợp chuyên ngành. 12/2009/NĐ-
- Kiểm tra quyết định thành lập ban kiểm soát chất lượng CP
nội bộ kèm theo bằng cấp chứng chỉ phù hợp.
- Kiểm tra năng lực chỉ huy trưởng công trình và các cán bộ - Nghị định
kỹ thuật theo nghị định 12/2009/NĐ-CP. Trong đó: 15/2013/NĐ-
+ Năng lực chỉ huy trưởng tuân thủ điều 52 nghị định CP.
12/2009/NĐ-CP - Thông tư
+ Năng lực cán bộ kỹ thuật tuân thủ điều 36 nghị định 10/2013/TT-
12/2009/NĐ-CP
- Kiểm tra số lượng công nhân, hồ sơ an toàn lao động cho BXD.
người lao động. - Các tiêu
- Hồ sơ an toàn lao động cho người lao động, bao gồm: chuẩn thi
+ Hợp đồng lao động công và
+ Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghiệm thu
nghề phù hợp đối với tất cả công nhân tham gia xây dựng liên quan.
công trình.
+ Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân
trước khi khởi công và trong suốt quá trình thi công xây
dựng công trình.
+ Phiếu khám sức khỏe
+ Thẻ an toàn lao động
4 Phòng thí - Kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm thông qua hồ sơ năng TCXD VN
nghiệm lực. 297 : 2003
- Kiểm tra thực tế tại các phòng thí nghiệm theo TCXD VN
297 : 2003 "Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng -
Tiêu chuẩn công nhận ''. Cụ thể:
1 Phạm vi hoạt động: Phòng thí nghiệm được công nhận chỉ
có quyền thực hiện những thí nghiệm ghi trong danh mục
quyết định công nhận.
2 Tổ chức và quản lý:
a) phòng thí nghiệm phải có quyết định thành lập của một tổ
chức hoặc cá nhân có thẩm quyền;
b) phòng thí nghiệm được công nhận phải có khả năng quản
lý hoạt động của mình bằng máy vi tính.
3 Đảm bảo chất lượng: Các phòng thí nghiệm được công
nhận phải có đủ trang thiết bị, hiểu biết, tay nghề và trình độ
quản lý, đảm bảo các số liệu và kết quả thí nghiệm đã công
bố là chuẩn xác, sai số nằm trong phạm vi quy định của tiêu
chuẩn tương ứng.
4 Lực lượng cán bộ: Phòng thí nghiệm phải có: Trưởng
phòng, các phó phòng (nếu có), một số công nhân, thí
nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm và những cán bộ
cần thiết khác.
5 Diện tích mặt bằng: Phòng thí nghiệm phải có diện tích
mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm
việc (không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm). Diện
tích mặt bằng tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm không
dưới 15m2. Nếu là phòng thí nghiệm tổng hợp, diện tích
mặt bằng tối thiểu không dưới 30m2.
6 Môi trường: Phòng thí nghiệm phải có môi trường thoả
mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho từng lĩnh vực. Đối với
những chuyên ngành có yêu cầu thí nghiệm và lưu mẫu
trong điều kiện tiêu chuẩn thì phải có phòng chuẩn.
7 Quản lý chất lượng: Phòng thí nghiệm phải xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của TCVN ISO
9001:2000; Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
8 Trang thiết bị
Phòng thí nghiệm được công nhận phải đáp ứng các trang
thiết bị được thống kê trong các phụ lục A-G của tiêu chuẩn
theo TCXD VN 297 : 2003 hoặc tương đương và phải đạt
độ chuẩn xác theo yêu cầu của mỗi phương pháp thử.
9 Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành có
yêu cầu phòng chuẩn được thể hiện trong phụ lục A-G.
10 Công nhân, thí nghiệm viên
a) Phòng thí nghiệm chuyên ngành phải có ít nhất 2 công
nhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh vực được các cơ quan có
chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ.
b) Công nhân, thí nghiệm viên phải được cấp chứng chỉ tại
các cơ quan có chức năng đào tạo;
11 Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm
Trưởng, phó phòng thí nghiệm, phải có trình độ đại học
chuyên ngành xây dựng và được đào tạo về quản lý phòng
thí nghiệm do các cơ quan có chức năng tổ chức.
12 Tài liệu kỹ thuật
Phòng thí nghiệm phải có đủ tiêu chuẩn phương pháp thử
hoặc tài liệu hướng dẫn thí nghiệm tương ứng. Có thể dùng
TCVN, TCXDVN, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở (đã
được đăng ký khi công nhận) hay các tiêu chuẩn tương ứng
của nước ngoài.
13 Quản lý mẫu thử. Phòng thí nghiệm phải thực hiện lưu
giữ và bảo quản mâũ thử trước và sau khi thí nghiệm theo
đúng yêu cầu của mỗi phương pháp thử quy dịnh.
14 Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm
Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm phải thoả mãn yêu cầu
quy định đối với mỗi phương pháp thử tương ứng. Các thiết
bị thí nghiệm phải qua kiểm định của cơ quan có thẩm
quyền (có chứng chỉ ghi rõ thời hạn hiệu lực).
15 Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm phải đạt yêu
cầu về độ chính xác và đầy đủ các thông tin mà phương
pháp thử yêu cầu.
16 Lưu giữ hồ sơ
Phòng thí nghiệm phải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ kết quả
thí nghiệm đã công bố trong thời hạn 5 năm. Trường hợp
đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ do đơn vị quy định riêng.
5 Tổng mặt - Kiểm tra thực tế tổng mặt bằng thi công trên công trường - Biện pháp
bằng thi bao gồm: thi công
công + Văn phòng ban chỉ huy. được duyệt.
+ Nhà ở công nhân, - Các văn
+ Phòng y tế, bản quản lý
+ Khu vệ sinh, nhà nước.
+ Kho bãi vật liệu,
+ Cổng, hàng rào bao quanh công trường,
+ Biển hiệu công trường, các chế độ đảm bảo an toàn lao
động,
+ Nội quy công trường,
+ Nguồn cấp điện, cấp thoát nước,
+ Các công tác khác.
- Tổng mặt bằng thi công trên công trường phải phù hợp
với biện pháp thi công và đủ điều kiện triển khai thi công.
- Phải tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhà nước về
biện pháp đảm bảo an ninh khu vực, công tác tạm trú cho
công nhân, biện pháp xả thải.

II. GIÁM SÁT THI CÔNG HẠNG MỤC THI CÔNG CẤP THOÁT NƯỚC

TT Nội dung Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tiêu chuẩn
công việc áp dụng
A GIÁM SÁT VẬT LIỆU
1 Ống cống - Kiểm tra năng lực các cơ sở sản xuất cọc thông qua hồ sơ TCVN9113-
năng lực. 2012. Ống bê
- Kiểm tra năng lực thực tế tại các cơ sở sản xuất: Mặt bằng,
tông cốt thép
khả năng cung cấp, nguồn vật liệu…. thoát nước.
- Kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với hồ sơ thiết kế. TCNV9116-
- Kiểm tra kích thước hình học, bề mặt cọc. 2012. Cống
- Kiểm tra chứng chỉ chất lượng xuất xưởng. hộp bê tông
cốt thép.
2 Các vật - Các vật liệu khác bao gồm: Đá cấp phối, chống thấm, các Theo tiêu
liệu khác thiết bị thí nghiệm kiểm tra… chuẩn vật
- Vật liệu trước khi nhập về công trường phải được CĐT liệu của đối
phê duyệt chủng loại, màu sắc… tượng
- Phải có chứng chỉ chất lượng lô hàng của nhà sản xuất nghiệm thu
kèm theo công bố chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước.
- TVGS kiểm tra khối lượng nhập về theo đợt.
- TVGS tiến hành lập biên bản lấy mẫu vật liệu đem thí
nghiệm kiểm tra chất lượng và tiến hành lấy mẫu theo yêu
cầu hoặc nghi ngờ chất lượng.
B GIÁM SÁT TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG
1 Định vị - Kiểm tra tim trục, tim tuyến bằng máy toàn đạc hoặc máy - TCVN
tim cọc kinh vĩ. 9398:2012
2 Đào hố - Kiểm tra mặt bằng hiện trạng bằng máy thuỷ bình, ghi - TCVN
móng chép số liệu theo biểu mẫu đã thống nhất. 9398:2012
- Tiến hành công tác đào đến cao độ đáy ga, đáy cống bằng -TCVN
máy đào, sửa bằng thủ công 4447- 1987
- Xử lý nền đất yếu (nếu có sẽ cùng các bên lập biên bản
hiện trường báo đơn vị TK xử lý)
3 Lắp đặt - Kiểm tra tim tuyến, cao độ( sử dụng máy thuỷ bình - TCVN
ống, cống thường xuyên). 9398:2012
- Thi công đế cống, ống công, kiểm tra độ dốc(đạt), thi - TCVN
công mối nối. 9113-2012

4 Thi công - Kiểm tra tuyến, cao độ đáy ga(xử lý nền đất yếu nếu có), - TCVN
ga đổ bê tông lót, gia công cốt thép, cốp pha, đổ bê tông đáy 9398:2012
ga, tiến hành công tác xây, trát. - TCVN
4453-1995
- TCVN
9377-2:2012
- TCVN
4314-2003
5 Đắp cát, - Sau khi nghiệm thu công tác thi công cống, mối nối, ga TCVN
đất mang tiến hành đắp cát, đất theo lớp 4447-1987
Ống, ga
6 Nghiệm Các tài liệu làm căn cứ nghiệm thu: TCVN
thu giai - Hồ sơ thiết kế được thẩm tra và CĐT phê duyệt. 9398:2012
đoạn - Tiêu chuẩn TCVN 9398 :2012'' Công tác trắc địa trong xây
dựng công trình - Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn TCVN 9113 : 2012 Ống bê tông cốt thép thoát
nước.
- Tiêu chuẩn TCVN 9116: 2012 Cống hộp bê tông cốt thép.
- Biện pháp thi công được duyệt.
- Hồ sơ vật liệu đầu vào ống, cống, ximăng, cát, đá ….
- Hồ sơ nghiệm thu các ống, cống, ga.
- Hồ sơ hoàn công và các thay đổi thiết kế đã được chấp
thuận;
- Các kết quả thí nghiệm kèm theo
III GIÁM SÁT HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN

TT Nội dung Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tiêu chuẩn
công việc áp dụng
A GIÁM SÁT VẬT TƯ, THIẾT BỊ
1 Hồ sơ thiết - Chứng chỉ xuất xứ của hàng hoá do phòng thương mại Theo tiêu
bị nhập của nước sản xuất cấp: Có bản gốc hợp lệ, nội dung đáp chuẩn vật
khẩu liệu, thiết bị
ứng yêu cầu thiết kế.
nghiệm thu
- Tờ khai Hải quan đã được cơ quan Hải quan xác
nhận cho thông quan: Có bản gốc hoặc bản sao có công
chứng hợp lệ, nội dung đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Vận đơn vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ,
đường bộ hoặc đường hàng không: Có bản sao , nội
dung đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Phiếu đóng gói hàng hoá xác định nội dung chi tiết
mỗi kiện hàng: Có bản sao , nội dung đáp ứng yêu cầu
thiết kế.
- Chứng chỉ chất lượng của Nhà sản xuất: Có bản gốc
hợp lệ, nội dung đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Chứng chỉ hàng hoá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do cơ
quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp: Có bản
gốc hợp lệ, nội dung đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Chứng thư giám định của cơ quan giám định độc lập
(…VINACONTROL) xác nhận tình trạng, xuất xứ, số
lượng hàng hoá: Có bản gốc hợp lệ, nội dung đáp ứng
yêu cầu thiết kế.
2 Hồ sơ - Tài liệu chứng nhận hàng hoá hợp chuẩn: Xác nhận
Thiết bị của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
sản xuất Chứng chỉ chất lượng của Nhà sản xuất: Có bản gốc
trong nước hợp lệ, nội dung đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Hoá đơn bán hàng + Phiếu xuất kho: Có bản gốc hợp
lệ, nội dung đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Phiếu đóng gói hàng hoá xác định nội dung chi tiết
mỗi kiện hàng: Có bản gốc hợp lệ, nội dung đáp ứng
yêu cầu thiết kế.

3 Kiểm tra - Kiểm tra thông số kỹ thuật ghi trên vỏ, bao bì của vật
vật tư, tư, thiết bị; Kiểm tra kích thước, chủng loại.
thiết bị - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật: Mới 100%, không có
tại hiện hiện tượng hư hỏng.
trường
khi mở - Kiểm tra nhãn mác, tem: Nhãn mác hàng hóa rõ ràng,
kiện hàng đầy đủ theo quy định số 178/1999/QĐ-TTG của Thủ
tướng chính phủ.
- Kiểm tra về số lượng, khối lượng
B GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC
I LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN
1 Lắp đặt - Kiểm tra vị trí lắp đặt, kích thước ống luồn dây, lắp TCVN
rãnh cáp, đặt các phụ kiện đầy đủ: Vị trí lắp đặt chính xác theo hồ 9207:2012
ống luồn sơ thiết kế, các mối nối đầy đủ, chắc chắn, đảm bảo độ IEC 464-1,
dây bảo kín, có bảo vệ chống ẩm, chống ăn mòn trong môi IEE-521-14
vệ cáp trường ẩm thấp. Góc uốn của ống không được nhỏ hơn
chôn 900 và không được quá 4 điểm uốn trong 1 tuyến. Bán
ngầm. kính uốn cong đảm bảo theo tiêu chuẩn > 10 lần đường
kính ngòai của ống. Hệ thống ống dẫn khi lắp đặt phải
đảm bảo tính mỹ thuật và sự an toàn cho chống cháy
của công trình.
- Kiểm tra kích thước, vị trí, máng cáp, rãnh cáp,
khỏang cách giữa các hố luồn cáp. Biện pháp bảo vệ
- Kiểm tra công tác chuẩn bị, bảo vệ tuyến ống, rãnh
cáp, mương cáp trước khi chôn lấp hay đổ bê tông:
Trước khi chôn lấp hay đổ bê tông, các đầu ống phải
được hòan chỉnh và chắc chắn không để cho đất cát
hoặc bê tông lấp kín đường ống. Có đặt sẵn dây mồi để
kéo, luồn cáp vào ống. Dây mồi phải đảm bảo chắc
chắn, bằng thép. Có biện pháp bảo vệ cáp không làm
hỏng cách điện của cáp.
- Kiểm tra biện pháp chống gỉ, ẩm, ăn mòn cho các mối
nối . Biện
pháp thóat nước cho rãnh và mương cáp.
- Kiểm tra công tác nối đất, nối không máng, ống luồn
dây: Trước khi chôn lấp, ống luồn cáp bằng kim lọai
phải bảo đảm đã được nối chắc chắn với hệ thống nối
đất, tiếp tiếp đất an tòan. Tiết diện dây nối và mối nối ,
điện trở nối đất phải đảm bảo theo quy định.
- Kiểm tra nghiệm thu tuyến ống trước khi thực hiện
công tác chôn lấp, đổ bê tông bảo vệ cho ống luồn dây,
rãnh cáp.
- Kiểm tra nghiệm thu công tác xây, đổ bê tông cho
rãnh cáp , mương cáp theo quy định .
- Kiểm tra công tác đánh dấu tuyến cáp ngầm.

2 Kéo dải - Kiểm tra lại công tác hòan thiện lắp đặt tuyến, hệ -TCVN
cáp trong thống ống luồn dấy. 9207-2012
ống luồn - Kiểm tra, giám sát công tác kéo rải cáp. Điện trở cách TCVN
dây điện của cáp, biện pháp bảo vệ cáp, đầu cáp chờ, chiều 9207:2012
dài cáp, số lượng cáp, đánh dấu cáp. trước và sau kéo IEC 464-1,
dải cáp . IEE-521-14
+ Ống luồn dây trước khi kéo, dải cáp phải được vệ
sạch sẽ kỹ càng, có dây thép mồi để kéo cáp. Không sử
dụng dầu mỡ để bôi trơn khi kéo dải cáp
+ Tổng tiết diện của cáp trong ống không lớn hơn 40%
tiết diện của ống.
+ Chiều cáp điện phải lớn hơn chiều dài của tuyến ống
để đảm bảo cáp điện liên tục không có mối nối . Các
hộp nối cáp phát sinh phải được đồng ý văn bản của tư
vấn giám sát.Chiều dài đầu cáp chờ dự phòng từ 0,5
đến 1 m.
+ Có biện pháp bảo vệ cáp tại các đầu ống trong quá
trình thi công, không trầy xước ảnh hưởng đến cách
điện của cáp. Với cáp trung áp bắt buộc không được
trầy xước vỏ cách điện của cáp.
+ Điện trỏ cách điện của cáp hạ áp, giữa các lõi cáp với
nhau, giữa các lõi cáp với đất không nhỏ 5 MOhm . Với
cáp trung áp, điện trở cách điện không nhỏ hơn 90%
giá trị cách điện trong biên bản thí nghiệm.
+ Sau khi kéo dải cáp, miệng ống tại các vị trí xuyên
tầng, xuyên tường phái được bịt kín bằng vật liệu
không cháy có cấp chịu lửa phù hợp, không có hại cho
cách điện của cáp.
- Kiểm tra các biện pháp an tòan khi kéo dải cáp.
- Kiểm tra thông mạch sau khi kéo dải cáp.
3 Kéo dải - Kiểm tra lại công tác hòan thiện tuyến, hệ thống -TCVN
cáp trong máng, hào cáp. 9207-2012
máng, hào - Kiểm tra, giám sát công tác kéo rải cáp. Kiểm tra điện TCVN
cáp ngầm. trở cách điện của cáp, biện pháp bảo vệ cáp, đầu cáp 9207:2012
chờ, chiều dài cáp, số lượng cáp, đánh dấu cáp trước và IEC 464-1,
sau kéo dải cáp. IEE-521-14
+ Khỏang cách giữa các cáp đảm bảo điều kiện tản
nhiệt, cáp xếp ngay ngắn và được cố định chắc chắn.
Khỏang cách cáp lực với cáp tín hiệu, cáp của hệ thống
điện tử, thông tin, cáp của hệ thống sự cố phải đảm bảo
quy định thiết kế và tiêu chuẩn.
+ Chiều cáp điện phải lớn hơn chiều dài của tuyến ống
để đảm bảo cáp điện liên tục không có mối nối . Các
hộp nối cáp, mối nối phát sinh phải được đồng ý văn
bản của tư vấn giám sát.Chiều dài đầu cáp chờ dự
phòng từ 0,5 đến 1 m.
+ Điện trỏ cách điện của cáp hạ áp, giữa các lõi cáp với
nhau, giữa các lõi cáp với đất không nhỏ 5 MOhm . Với
cáp trung áp, điện trở cách điện không nhỏ hơn 90%
giá trị cách điện trong biên bản thí nghiệm.
+ Đánh dấu mạch dây dẫn, cáp bằng thanh đánh số
hoặc bằng thẻ cáp ( Ghi đầy đủ các thông số của cáp,
mạch xuất phát, điểm đầu, điểm cuối ).
+ Sau khi kéo dải cáp, miệng ống tại các vị trí xuyên
tầng, xuyên tường phái được bịt kín bằng vật liệu
không cháy có cấp chịu lửa phù hợp, không có hại cho
cách điện của cáp.
- Kiểm tra khoảng cách an tòan giữa các máng cáp,
giữa cáp điện lực và cáp điều khiển.
- Kiểm tra các biện pháp an tòan khi kéo dải cáp.
4 Lắp đặt - Lắp đặt tủ điện: -TCVN
thiết bị + Vị trí lắp đặt theo hồ sơ thiết kế và phải đảm bảo vị 9207-2012
điện trí phù hợp với yêu cầu sử dụng và cách đường ống TCVN
nước, mương nước tối thiểu 0,5m. 9207:2012
+ Đảm bảo khu vực lắp tủ điện không được lắp đặt thiết IEC 464-1,
bị dùng nước. IEE-521-14
+ Tủ điện phải có cửa và khóa cửa đảm bảo an toàn.
+ Trong trường hợp, tủ điện đặt tại nơi có khả năng
ngập nước, đòi hỏi phải lắp thêm hệ thống bơm thoát
nước.
- Lắp thiết bị điện:
+ Khi dùng điện ba pha nếu tiết diện dây đồng nhỏ
hơn 16 mm2 và dây nhôm nhỏ hơn 25 mm 2 thì dây
trung tính lấy bằng dây pha. Nếu tiết diện lớn hơn thì
dây trung tính lấy nhỏ bằng 50% dây pha. Thiết bị
điện đặt trong nhà yêu cầu có cách điện tốt. Chất cách
điện phải khó cháy, chịu ẩm, không hút nước, không
hư hỏng và biến dạng do các tác động liên tục của
nhiệt độ cao hơn 25% so với nhiệt độ cho phép của
thiết bị trong điều kiện làm việc bình thường.
+ Trong mọi trường hợp trên vỏ thiết bị phải ghi các
chỉ số kỹ thuật cần thiết của dòng điện đi qua thiết bị
như : cường độ, điện áp, công suất... Nếu thiết bị có
nhiều bộ phận thì từng bộ phận phải ghi các chỉ số
cần thiết.
+ Mọi ổ cắm đều phải đặt xa các bộ phận kim loại có
tiếp xúc với đất như ống dẫn nước, chậu tắm, các
miếng kim loại ít nhất là 0,50 mét.
+ Các loại động cơ sử dụng trong công trình như máy
bơm, máy điều hoà không khí cũng như các thiết bị bảo
vệ của chúng phải đặt ở nơi thuận tiện cho sử dụng và
phải có người có chuyên môn phục vụ mới được sử
dụng
II LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
1 Lắp đặt - Kiểm tra vật tư, vật liệu thi công: Vật tư, vật liệu sử TCVN
điện cực dụng đúng chủng chủng lọai, kích thước phù hợp so với 9385-2012
nối đất thiết kế .
chống sét, - Kiểm tra vị trí, kích thước rãnh, hố hoặc lỗ khoan của
dây nối các điện cực nối đất, dây nối đất.
đất. - Kiểm tra mối nối hàn các điện cực tiếp đất. Hàn nối
các điện cực tiếp đất, dây tiếp đất: Mối hàn không có
khuyết tật. Chiều dài mối hàn tuân thủ theo tiêu chuẩn
TCVN 9385-2012
- Kiểm tra độ dẫn điện của các mối nối.
- Kiểm tra công tác chôn lấp các điện cực tiếp đất, dây
tiếp đất.
- Kiểm tra điện trở suất, điện trở tiếp đất: Điện trở xuất
và điện trở tiếp đất theo quy định thiết kế và không nhỏ
hơn yêu cầu của TCVN 9385-2012
2 Lắp đặt - Kiểm tra vật tư, vật liệu sử dụng khi thi công: Vật tư, TCVN
dây nối vật liệu sử dụng đúng chủng chủng lọai, kích thước phù 9385-2012
dây thoát hợp so với thiết kế.
sét, kim - Kiểm tra kích thước, vị trí, lắp đặt dây nối, kim thu
thu sét. sét, giá đỡ, hộp kiểm tra: Vị trí lắp đặt chính xác, chắc
chắn, đảm bảo khỏang cách an toàn, đảm bảo cách
điện.
- Kiểm tra các mối nối, mối hàn liên kết. Đặc biệt giữa
gián mái kim lọai với dây thóat sét:
+ Mối hàn không có khuyết tật. Chiều dài mối hàn tuân
thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9385-2012
+ Mối nối bằng bulông phải được liên kết chắc chắn,
tiếp xúc tốt. Điện trở tiếp xúc đảm bảo theo quy định.
- Kiểm tra độ dẫn điện của các mối nối.
3 Lắp đặt - Kiểm tra vật tư, vật liệu sử dụng khi thi công. TCVN
hệ thống - Chống cảm ứng tĩnh điện: Kiểm tra nối đẳng áp các 9385-2012
chống tầng của công trình và nối với hệ thống nối đất bảo vệ,
cảm ứng nối không của thiết bị điện. ..
tĩnh điện, - Chống cảm ứng điện từ: Kiểm tra việc nối tất cả các
cảm ứng đường ống kim lọai, bộ phận kết cấu kim lọai dài, đai
điện từ và và vỏ kim lọai của các đường cáp với nhau.
chống sét - Chống sét lan truyền:
lan + Kiểm tra sự kết nối các đường ống ngầm kim lọai, vỏ
truyền. kim lọai của các đường dây cáp điện, thông tin tại đầu
vào công trình với hệ thống nối đất bảo vệ, nối không
của thiết bị điện.
+ Kiểm tra lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền trên
đường dây điện, thông tin.
- Kiểm tra tình trạng của các lớp mạ, sơn chống ăn
mòn, chống gỉ
4 Đo và - Kiểm tra điện trở suất, điện trở tiếp đất: Điện trở xuất TCVN
kiểm tra và điện trở tiếp đất theo quy định thiết kế và không nhỏ 9385-2012
điện trở hơn yêu cầu của TCVN 9385-2012.
của bộ - Công tác kiểm tra được tiến hành bởi cơ quan kiểm
phận nối định được phép. Các thiết bị kiểm định và kiểm định
đất viên phải được kiểm tra trước khi thực hiện.

IV GIÁM SÁT HẠNG MỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG

TT Nội dung Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tiêu chuẩn
công việc áp dụng
A GIÁM SÁT VẬT LIỆU
1 Vật liêu - Kiểm tra chất lượng, chủng loại loại vật liệu đưa vào công - TCVN
chính trường như: Vật liệu đắp nền, CPĐD,nhũ tương , BTN hạt 4447:1987,
thô, BTN hạt mịn … theo từng lô hàng, từng ca sản xuất 22TCN - 334
hoặc khi có thay đổi chủng loại vật tư nhưng phải phù hợp
với hồ sơ được duyệt và đáp ứng được yêu cầu thiết kế. Lấy
mẫu thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu đưa vào công
trường, nếu phát hiện vật liệu không đảm bảo chất lượng
TVGS yêu cầu nhà thầu xây dựng đưa ra khỏi phạm vị công
trường. Mẫu vật liệu được kiểm tra , thí nghiệm theo tiêu
chuẩn hiện hành.
- Trước khi triển khai thi công đại trà một lớp vật liệu lớp
vật liệu nào nhà thầu thi công cần tổ chức thi công thí điểm (
để đưa ra được quy trình thi công phù hợp ) dưới sự giám sát
của TVGS và chủ đầu tư.
- Kiểm tra, giám sát nhà thầu thi công thực hiện quy trình
thi công, kiểm tra chất lượng các công tác tác: đào đắp nền
đường, các lớp CPĐD, các lớp tưới nhựa, các lớp bê tông
nhựa, vỉa hè … theo biện pháp thi công được duyệt, đảm
bảo các yêu cầu thiết kế về
 Tim ,tuyến
 Cao độ và chiều dày các lớp.
 Kích thước hình học của các lớp.
 Phương pháp thi công các lớp vật liệu.
 Chất lượng các lớp vật liệu.
- Giám sát nhà thầu xây dựng thực hiện công tác theo
đúng biện pháp thi công đã đề ra và phù hợp với các
tiêu chuẩn hiện hành .
- Thường xuyên theo dõi quá trình thi công của nhà thầu
để phát hiện và kịp thời xử lý hoặc trình lên chủ đầu tư
xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công
như : nền hạ yếu …
- Các sai số khi nghiệm thu phải tuân theo các quy trình
hiện hành.
2 Các vật - Các vật liệu khác bao gồm: Vải địa kỹ thuật, bấc thấm, cọc Theo tiêu
liệu khác cát, cọc tre… chuẩn vật
- Vật liệu trước khi nhập về công trường phải được CĐT liệu của đối
phê duyệt chủng loại, màu sắc… tượng
- Phải có chứng chỉ chất lượng lô hàng của nhà sản xuất nghiệm thu
kèm theo công bố chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước.
- TVGS kiểm tra khối lượng nhập về theo đợt.
- TVGS tiến hành lập biên bản lấy mẫu vật liệu đem thí
nghiệm kiểm tra chất lượng và tiến hành lấy mẫu theo yêu
cầu hoặc nghi ngờ chất lượng.
B GIÁM SÁT TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG
1 Trình tự - Sau khi Chủ đầu tư chấp thuận vật tư, vật liệu, thiết bị máy
thi công móc… và phê duyệt biện pháp thi công nhà thầu sẽ tiến
hành các công tác thi công. Trình tự thi công mỗi phương
pháp có khác nhau, tuy nhiên đều có các bước thi công
chính sau:
+ Đào khuôn đường(xử lý nền đất yếu nếu có)
+ Thi công đất (Cát) K95
+ Thi công đất K98
+ Thi công CPĐD loại 1
+ Thi công CPĐD loại 2
+ Thi công bó vỉa, hè, đan rãnh.
+ Thi công lớp bê tông nhựa hạt thô( hạt trung)
+ Thi công lớp bê tông nhựa hạt mịn
- Để thuận tiện, Đề cương TVGS thể hiện theo các mục cơ
bản như trên
2 Thi công - Tiến hành đào hữu cơ trước khi đắp(Nếu có). - TCVN
Nền 4447 – 1987
- Xử lý nền đất yếu (nếu có sẽ cùng các bên lập biên bản
hiện trường báo đơn vị TK xử lý)
- Khi đắp đất trên nền đất ướt, cần có biện pháp xử lý
trước khi đắp đất, đất đắp nền phải đảm bảo các yêu cầu
theo hồ sơ thiết kế, không được dùng đất nhão trộn với đất
khô để đắp nền
- Kiểm tra quá trình thi công tuân thủ biện pháp thi công
được duyệt
- Đất phải đắp thành từng lớp, không lớn hơn 20cm ( đã
lu lèn ) để đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế
- Khi nghiệm thu tiến hành kiểm tra bề rộng, cao độ, độ
chặt độ dốc dọc, độ dốc ngang …. Khi đạt yêu cầu mới
được thi công công tác tiếp theo

3 Thi công - Các yêu cầu về kỹ thuật đối với CPĐD phải tuân thủ theo TCVN
CPĐD mục 2 và Bảng 1, Bảng 2 của TCVN 8859-2011. 8859-2011.
- Đối với công tác thi công Cấp phối đá dăm bắt buộc phải
thi công thí điểm, Công tác thi công thí điểm là cơ sở để đề
ra biện pháp tổ chức thi công đại trà nhằm bảo đảm được
các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và kinh tế. Do vậy, việc
thi công thí điểm phải đưa ra được các thông số công nghệ
tối ưu sau:
+ Sơ đồ tập kết vật liệu, sơ đồ vận hành của máy san hoặc
máy rải;
+ Hệ số lu lèn, chiều dày tối ưu của lớp thi công;
+ Sơ đồ lu lèn của mỗi loại lu với thứ tự và hành trình lu,
vận tốc và số lần lu qua một điểm;
+ Các công tác phụ trợ như bù phụ, xử lý phân tầng và các
bước kiểm tra, giám sát chất lượng và tiến độ thi công.
* Toàn bộ công tác thi công thí điểm, từ khi lập đề cương
cho đến khi xác lập được dây chuyền công nghệ áp dụng
cho thi công đại trà, phải được sự kiểm tra và chấp thuận
của Tư vấn giám sát.
Các công tác kiểm tra, nghiệm thu:
- Để phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu, khối lượng tối
thiếu lấy mẫu tại hiện trường để thí nghiệm được quy định
tại bảng 3 – TCVN 8859-2011.
- Mẫu kiểm tra được lấy tại nguồn cung cấp, cứ 3.000 m 3
vật liệu cung cấp cho công trình hoặc khi liên quan đến một
trong các trường hợp sau, tiến hành lấy một mẫu:
+ Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình;
+ Có sự thay đổi nguồn cung cấp;
+ Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai;
+ Có sự thay đổi dây chuyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền
hoặc cỡ sàng;
+ Có sự bất thường về chất lượng vật liệu
- Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất
lượng vật liệu CPĐD đã được tập kết tại chân công trình để
đưa vào sử dụng
+ Mẫu kiểm tra được lấy ở bãi chứa tại chân công trình, cứ
1.000 m3 vật liệu lấy một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc
khi có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
+ Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu
quy định tại Bảng 1, Bảng 2 TCVN 8859-2011.và đồng
thời thí nghiệm đầm nén trong phòng.
* Kiểm tra trong quá trình thi công
Trong suốt quá trình thi công, đơn vị thi công phải thường
xuyên tiến hành thí nghiệm, kiểm tra các nội dung sau:
- Độ ẩm, sự phân tầng của vật liệu CPĐD (quan sát bằng
mắt và kiểm tra thành phần hạt). Cứ 200m 3 vật liệu CPĐD
hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí nghiệm
thành phần hạt, độ ẩm.
- Độ chặt lu lèn
+ Việc thí nghiệm thực hiện theo 22 TCN 346 – 06 và được
tiến hành tại mỗi lớp móng CPĐD đã thi công xong;
+ Đến giai đoạn cuối của quá trình lu lèn, phải thường
xuyên thí nghiệm kiểm tra độ chặt lu lèn để làm cơ sở kết
thúc quá trình lu lèn. Cứ 800 m2 phải tiến hành thí nghiệm
xác định độ chặt lu lèn tại một vị trí ngẫu nhiên.
- Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng
+ Cao độ, độ dốc ngang của bề mặt lớp móng được xác định
dựa trên số liệu đo cao độ tại tim và tại mép của mặt móng;
+ Chiều dày lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo đạc
cao độ trước và sau khi thi công lớp móng tại các điểm
tương ứng trên cùng một mặt cắt (khi cần thiết, tiến hành
đào hố để kiểm tra);
+ Bề rộng lớp móng được xác định bằng thước thép;
+Độ bằng phẳng được đo bằng thước 3 m phù hợp với
TCVN 8864:2011. Khe hở lớn nhất dưới thước được quy
định tại Bảng 4 TCVN8859-2011.
+ Mật độ kiểm tra và các yêu cầu cụ thể quy định tại Bảng 4
TCVN8859-2011
. * Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công
- Kiểm tra độ chặt lu lèn, kết hợp kiểm tra thành phần hạt
sau khi lu lèn và chiều dày lớp móng : cứ 7000 m2 hoặc ứng
với 1 km dài (mặt đường 2 làn xe) cần thí nghiệm kiểm tra
bằng phương pháp đào hố rót cát tại hai vị trí ngẫu nhiên
( riêng trường hợp rải bằng máy san, cần kiểm tra tại ba vị
trí ngẫu nhiên).
- Kiểm tra các yếu tố hình học và độ bằng phẳng: cần tiến
hành kiểm tra với mật độ đo đạc chỉ bằng 20 % khối lượng
quy định nêu tại Bảng 4, tương đương với mật độ đo như sau:
+ Đo kiểm tra các yếu tố hình học (cao độ tim và mép
móng, chiều rộng móng, độ dốc ngang móng) : 250 m/ vị trí
trên đường thẳng và 100 m/ vị trí trong đường cong.
+ Đo kiểm tra độ bằng phẳng bề mặt móng bằng thước 3m :
500 m/ vị trí
4 Thi công - Giới hạn về thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu (thí TCVN
lớp bê tông 8819-2011
nghiệm theo TCVN 7572-2: 2006) và phạm vi áp dụng của
nhựa
các loại BTNC quy định tại Bảng 1. Bảng 1 - Cấp phối hỗn
hợp cốt liệu bê tông nhựa chặt (BTNC) -TCVN 8819-
2011.
- Giới hạn về thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu (thí
nghiệm theo TCVN 7572-2: 2006) và phạm vi áp dụng của
các loại BTNR quy định tại Bảng 2. Bảng 2 - Cấp phối hỗn
hợp cốt liệu bê tông nhựa rỗng (BTNR) TCVN 8819-
2011
- Cấp phối hỗn hợp cốt liệu của BTNC và BTNR khi thiết
kế phải nằm trong giới hạn quy định tương ứng tại Bảng 1
và Bảng 2. Đường cong cấp phối cốt liệu thiết kế phải đều
đặn, không được thay đổi từ giới hạn dưới của một cỡ sàng
lên giới hạn trên của cỡ sàng kế tiếp hoặc ngược lại.
- Hàm lượng nhựa đường tối ưu của BTNC và BTNR (tính
theo % khối lượng hỗn hợp bê tông nhựa) được chọn trên cơ
sở thiết kế hỗn hợp theo phương pháp Marshall, sao cho các
chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu bê tông nhựa thiết kế thoả mãn các
chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu tại Bảng 3 đối với BTNC và Bảng
4 đối với BTNR. Trình tự thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa
theo phương pháp Marshall theo hướng dẫn tại TCVN
8820:2011 và tại Phụ lục A.TCVN 8819-2011.
Bảng 3 - Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với bê tông nhựa
chặt (BTNC) TCVN 8819-2011
-Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với bê tông nhựa rỗ tuân theo
Bảng 4 - Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với bê tông nhựa
rỗng (BTNR) TCVN 8819-2011
- Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho bê tông nhựa phải
thoả mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 5 - Các chỉ tiêu cơ
lý quy định cho đá dăm TCVN 8819-2011.
- Các chỉ tiêu cơ lý của cát phải thoả mãn các yêu cầu quy
định tại. Bảng 6 - Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát
TCVN8819-2011.
- Các chỉ tiêu cơ lý của bột khoáng phải thoả mãn các yêu
cầu quy định tại. Bảng 7 - Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho
bột khoáng TCVN 8819-2011.
- Nhựa đường dùng để chế tạo bê tông nhựa là loại nhựa
đường đặc, gốc dầu mỏ thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật quy
định tại TCVN 7493-2005. Tham khảo Phụ lục A của
TCVN 7493-2005 để lựa chọn loại nhựa đường thích hợp
làm bê tông nhựa nóng.
- Trình tự thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa: Công tác thiết kế
hỗn hợp bê tông nhựa được tiến hành theo 3 bước: thiết kế
sơ bộ (Cold mix design), thiết kế hoàn chỉnh (Hot mix
design) và xác lập công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa
(Job mix formular). Trình tự thiết kế theo hướng dẫn tại
TCVN 8820:2011 và tại Phụ lục A TCVN8819-2011
* Xác lập công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa: trên cơ
sở thiết kế hoàn chỉnh, tiến hành công tác rải thử bê tông
nhựa. Trên cơ sở kết quả sau khi rải thử lớp bê tông nhựa,
tiến hành các điều chỉnh (nếu thấy cần thiết) để đưa ra công
thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phục vụ thi công đại trà
lớp bê tông nhựa. Công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa
là cơ sở cho toàn bộ công tác tiếp theo: sản xuất hỗn hợp bê
tông nhựa tại trạm trộn, thi công, kiểm tra giám sát chất
lượng và nghiệm thu. Công thức chế tạo hỗn hợp bê tông
nhựa phải chỉ ra các nội dung sau:
- Nguồn cốt liệu và nhựa đường dùng cho hỗn hợp bê tông
nhựa;
- Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường, cốt
liệu đá dăm, cát, bột khoáng;
- Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu;
- Tỷ lệ phối hợp giữa các loại cốt liệu: đá dăm, cát, bột đá
tại phễu nguội, phễu nóng;
- Kết quả thí nghiệm Marshall và hàm lượng nhựa đường tối
ưu (tính theo phần trăm khối lượng của hỗn hợp bê tông
nhựa);
Tỷ trọng lớn nhất bê tông nhựa (là cơ sở để xác định độ
rỗng dư);
- Khối lượng thể tích của mẫu bê tông nhựa ứng với hàm lượng
nhựa đường tối ưu (là cơ sở để xác định độ chặt lu lèn K);
- Phương án thi công ngoài hiện trường như: chiều dầy lớp
bê tông nhựa chưa lu lèn, sơ đồ lu, số lượt lu trên 1 điểm, độ
nhám mặt đường...
* Trong quá trình thi công, nếu có bất cứ sự thay đổi nào về
nguồn vật liệu đầu vào hoặc có sự biến đổi lớn về chất
lượng của vật liệu thì phải làm lại thiết kế hỗn hợp bê tông
nhựa theo các giai đoạn nêu trên và xác định lại công thức
chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa.
Các dung sai cho phép so với công thức chế tạo hỗn hợp bê
tông nhựa tuân thủ theo Bảng 8 - Dung sai cho phép so với
công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa TCVN8819-
2011.
Nhiệt độ quy định của hỗn hợp bê tông nhựa tương ứng với
giai đoạn thi công tuân thủ theo Bảng 9 - Nhiệt độ quy
định của hỗn hợp bê tông nhựa tương ứng với giai đoạn
thi công TCVN 8819 : 2011.
Tưới vật liệu thấm bám hoặc dính bám: trước khi rải bê tông
nhựa phải tưới vật liệu thấm bám hoặc dính bám tuân thủ
theo 8.4.4 TCVN 8819-2011
* Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì:
Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông
nhựa. Nếu lớp bê tông nhựa đã được lu lèn trên 2/3 tổng số
lượt lu yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho đến hết
số lượt lu lèn yêu cầu. Ngược lại thì phải ngừng lu và san bỏ
hỗn hợp bê tông nhựa ra ngoài phạm vị mặt đường. Chỉ khi
nào mặt đường khô ráo lại mới được rải hỗn hợp tiếp.

* Trường hợp phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp cục bộ)
cần tuân theo quy định sau:
Dùng xẻng xúc hỗn hợp bê tông nhựa và đổ thấp tay, không
được hất từ xa để tránh hỗn hợp bị phân tầng;
Dùng cào và bàn trang trải đều hỗn hợp bê tông nhựa thành
một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, có bề dày dự
kiến bằng 1,35 ÷ 1,45 bề dày lớp bê tông nhựa thiết kế (xác
định chính xác qua thử nghiệm lu lèn tại hiện trường);
Việc rải thủ công cần tiến hành đồng thời với việc rải bằng
máy để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy và chỗ rải bằng
thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối.
- Mối nối ngang:
+ Mối nối ngang sau mỗi ngày làm việc phải được sửa cho
thẳng góc với trục đường. Trước khi rải tiếp phải dùng máy
cắt bỏ phần đầu mối nối sau đó dùng vật liệu tưới dính bám
quét lên vết cắt để đảm bảo vệt rải mới và cũ dính kết tốt.
+ Các mối nối ngang của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít
nhất là 1m;
+ Các mối nối ngang của các vệt rải ở lớp trên cùng được bố
trí so le tối thiểu 25 cm
- Mối nối dọc
+ Mối nối dọc để qua ngày làm việc phải được cắt bỏ phần
rìa dọc vết rải cũ, dùng vật liệu tưới dính bám quét lên vết
cắt sau đó mới tiến hành rải;
+ Các mối dọc của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là
20 cm.
+ Các mối nối dọc của lớp trên và lớp dưới được bố trí sao
cho các đường nối dọc của lớp trên cùng của mặt đường bê
tông nhựa trùng với vị trí các đường phân chia các làn giao
thông hoặc trùng với tim đường đối với đường 2 làn xe.

* Lu lèn lớp hỗn hợp bê tông nhựa tuân thủ theo 8.7
TCVN8819-2011.
- Thiết bị lu lèn bê tông nhựa gồm có ít nhất lu bánh thép
nhẹ 6-8 tấn, lu bánh thép nặng 10-12 tấn và lu bánh hơi có
lốp nhẵn đi theo một máy rải. Ngoài ra có thể lu lèn bằng
cách phối hợp các máy lu sau:
+ Lu bánh hơi phối hợp với lu bánh thép;
+ Lu rung phối hợp với lu bánh thép;
+ Lu rung phối hợp với lu bánh hơi.
* Công tác giám sát kiểm tra được tiến hành thường xuyên
trước khi rải, trong khi rải và sau khi rải lớp bê tông nhựa.
Các quy định về công tác kiểm tra nêu dưới đây là quy định
tối thiểu, căn cứ vào tình hình thực tế tại công trình mà Tư
vấn giám sát có thể tăng tần suất kiểm tra cho phù hợp
- Kiểm tra hiện trường trước khi thi công, bao gồm việc
kiểm tra các hạng mục sau:
+ Tình trạng bề mặt trên đó sẽ rải bê tông nhựa, độ dốc
ngang, dốc dọc, cao độ, bề rộng;
+ Tình trạng lớp nhựa tưới thấm bám hoặc dính bám;
+ Hệ thống cao độ chuẩn;
+ Thiết bị rải, lu lèn, thiết bị thông tin liên lạc, lực lượng thi
công, hệ thống đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lao
động.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu 9.3.1 Kiểm tra chấp thuận vật
liệu khi đưa vào công trình:
+ Nhựa đường: kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo quy
định tại TCVN 7493: 2005 (trừ chỉ tiêu Độ nhớt động học ở
1350C) cho mỗi đợt nhập vật liệu;
+ Vật liệu tưới thấm bám, dính bám: kiểm tra các chỉ tiêu
chất lượng của vật liệu tưới dính bám, thấm bám áp dụng
cho công trình cho mỗi đợt nhập vật liệu;
+ Đá dăm, cát, bột khoáng: kiểm tra các chỉ tiêu quy định tại
5.1, tại 5.2 và tại 5.3 cho mỗi đợt nhập vật liệu.
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa:
theo quy định tại Bảng 10 TCVN 8819-2011.
- Kiểm tra giám sát tại trạm trộn: theo quy định tại Bảng 11
TCVN 8819-2011.
- Kiểm tra trong khi thi công: theo quy định tại Bảng 12
TCVN 8819-2011.
- Kiểm tra khi nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa, Kích
thước hình học: theo quy định tại Bảng 13 TCVN 8819-
2011.
- Độ bằng phẳng mặt đường: sử dụng thiết bị đo IRI để
kiểm tra độ bằng phẳng. Báo cáo kết quả kiểm tra IRI được
chi tiết cho từng 100 m dài; trường hợp mặt đường có độ
bằng phẳng kém cục bộ thì báo cáo kết quả IRI cho từng
đoạn 50 m hoặc nhỏ hơn. Trường hợp chiều dài đoạn bê
tông nhựa ngắn (≤ 1 Km) thì kiểm tra bằng thước 3 mét.
Tiêu chuẩn nghiệm thu nêu tại Bảng 14 TVCN 8819 - 2011.
- Độ nhám mặt đường: Tiêu chuẩn nghiệm thu quy định tại
Bảng 15 TCVN 8819-2011.
- Độ chặt lu lèn: Hệ số độ chặt lu lèn (K) của các lớp bê
tông nhựa không được nhỏ hơn 0,98. Mật độ kiểm tra: 2500
m2 mặt đường (hoặc 330 m dài đường 2 làn xe) / 1 tổ 3 mẫu
khoan (sử dụng mẫu khoan đã xác định chiều dày theo quy
định ở Bảng 13 TCVN8819-2011).
- Thành phần cấp phối cốt liệu, hàm lượng nhựa đường lấy
từ mẫu nguyên dạng ở mặt đường tương ứng với lý trình
kiểm tra phải thoả mãn công thức chế tạo hỗn hợp bê tông
nhựa đã được phê duyệt với sai số nằm trong quy định ở
Bảng 8. Mật độ kiểm tra: 2500 m2 mặt đường/ 1 mẫu (hoặc
330 m dài đường 2 làn xe/ 1 mẫu).
- Độ ổn định Marshall kiểm tra trên mẫu khoan: sử dụng
mẫu khoan đã xác định chiều dầy và độ chặt để xác định.
Độ ổn định Marshall phải ≥ 75% giá trị độ ổn định quy định
ở Bảng 3 và Bảng 4 tương ứng với loại bê tông nhựa. Độ
dẻo, độ rỗng dư xác định từ mẫu khoan phải nằm trong giới
hạn cho phép (Bảng 3 và Bảng 4).
-Hồ sơ nghiệm thu bao gồm những nội dung sau:
+ Kết quả kiểm tra chấp thuận vật liệu khi đưa vào công
trình;
+ Thiết kế sơ bộ;
+ Thiết kế hoàn chỉnh;
+ Biểu đồ quan hệ giữa tốc độ cấp liệu (tấn/giờ) và tốc độ
băng tải (m/phút) cho đá dăm và cát.
+ Thiết kế được phê duyệt- công thức chế tạo hỗn hợp bê
tông nhựa;
+ Hồ sơ của công tác rải thử, trong đó có quyết định của Tư
vấn về nhiệt độ lu lèn, sơ đồ lu, số lượt lu trên một điểm…
+ Nhật ký từng chuyến xe chở hỗn hợp bê tông nhựa: khối
lượng hỗn hợp, nhiệt độ của hỗn hợp khi xả từ thùng trộn vào
xe, thời gian rời trạm trộn, thời gian đến công trường, nhiệt độ
hỗn hợp khi đổ vào máy rải; thời tiết khi rải, lý trình rải;
+ Hồ sơ kết quả kiểm tra theo các yêu cầu quy định từ Bảng
10 đến Bảng 15. TCVN 8819 : 2011.
Các công tác An toàn lao động và bảo vệ môi trường tuân
thủ theo điều 10 TCVN 8819 : 2011.

V GIÁM SÁT CÔNG TÁC CÂY XANH - CẢNH QUAN.

1- Cây cổ thụ có đường kính gốc 80cm - 100cm: Cây đa, cây đề, cây xanh…
a/. Kỹ thuật trồng:
 Để chuẩn bị chuyển cây đến công trường, trước đó từ 2 – 3 tháng Cây phải được
cưa bớt tán, sau đó chặn đôn đảo cho ra rễ tôm, khi rễ tôm có mầu nâu nhạt mới
mang đi trồng. Thân cây không bị dập xước, bầu phải nguyên vẹn không bị vỡ,
có kích thước đường kính bầu từ 1,2-:-1,5m, độ cao bầu từ 1,0-:-1,2m.
 Hố đào rộng 2,0-:-2,5 m, độ sâu hố đào 1,5-:-2,0 m. Đất đào lên được xúc bỏ đi,
đất trồng cây là loại đất màu không được lẫn sỏi đá, mảnh kim loại…
 Đáy hố đào được lót bằng lớp phân gồm: 20,0 Kg phân chuồng hoai mục, 1,0 Kg
phân lân trộn đều với nhau lót dưới đáy hố đào, phủ lớp đất màu dầy 3 đến 5 cm
lên trên.
 Sau đó tiến hành tháo bầu và đặt bầu cây vào giữa hố, cây trồng phải thẳng không
được nghiêng, xoay tán cho hướng tán phù hợp, mặt bầu ngang bằng mặt đất
hoặc thấp hơn 02 cm là vừa, tránh trồng quá sâu hoặc quá nông. Sau đó cho đất
màu vào hố, lấp đến khoảng 1/3 hố đào, dừng lại để nện chặt (tránh làm đứt rễ
tôm) và tưới đẫm rồi tiếp tục lấp đất đến khoảng 2/3 hố đào dừng lại nện chặt rồi
tưới đẫm, và tiếp tục lấp đất màu sao cho đắp cao hơn mặt bầu khoảng 2 đến
3cm. Không nên đợi lấp đầy hố xong rồi mới nện chặt và tưới một lượt vì làm
như thế nước sẽ ngấm không đều khắp thân bầu cây, đất xung quanh cây không
được dẽ chặt, cây sẽ nghiêng ngả.
b/. Chăm sóc cây sau khi trồng xong:
 Sau khi trồng xong nếu thời tiết không mưa phải tưới nước ngay. Tưới thường
xuyên mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để giữ ẩm cho cây ổn định và ra
lớp rễ mới (tưới khoảng 25 đến 30 ngày).

2- Cây có đường kính gốc 30cm - 50cm: Cây lộc vừng, Cau vua ….
a/. Kỹ thuật trồng:
 Trước khi chuyển cây đến công trường, Cây đã được chặn đôn đảo cho ra rễ tôm,
khi rễ tôm có mầu nâu nhạt mới mang đi trồng. Thân cây không bị dập xước, bầu
phải nguyên vẹn không bị vỡ, có kích thước đường kính bầu 55cm – 80cm.
 Hố đào rộng 1,2x1,2m, độ sâu hố đào 1,1m. Đất đào lên được xúc bỏ đi, đất trồng
cây là loại đất màu không được lẫn sỏi đá, mảnh kim loại…
 Đáy hố đào được lót bằng lớp phân gồm: 10,0-:-15,0 Kg phân chuồng hoai mục,
0,5-:-1,0 Kg phân lân trộn đều với nhau lót dưới đáy hố đào, phủ lớp đất màu dầy
3cm lên trên.
 Sau đó tiến hành tháo bầu và đặt bầu cây vào giữa hố, cây trồng phải thẳng không
được nghiêng, xoay tán cho hướng tán phù hợp, mặt bầu ngang bằng mặt đất
hoặc thấp hơn 02 cm là vừa, tránh trồng quá sâu hoặc quá nông. Sau đó cho đất
màu vào hố, lấp đến quá nửa hố, dừng lại để nện chặt (tránh làm đứt rễ tôm) và
tưới đẫm rồi tiếp tục lấp đất nện chặt rồi tưới (lớp đất màu đắp cao hơn mặt bầu
khoảng 2 đến 3cm).
 Dùng 3 cọc chống để đỡ cây luôn được thẳng. Quy cách cọc chống: cọc chống có
thân thẳng, chiều cao từ 2,5m – 4m tùy theo chiều cao cây trồng.
b/. Chăm sóc cây sau khi trồng xong:
 Sau khi trồng xong nếu thời tiết không mưa phải tưới nước ngay. Tưới thường
xuyên mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để giữ ẩm cho cây ổn định và ra
lớp rễ mới (tưới khoảng 25 đến 30 ngày).

3. Cây có đường kính gốc 15cm – 25cm: Sao đen, Rái ngựa, Hoàng lan, Lan tây, Osaka,
Phượng, Muồng ….
a/. Kỹ thuật trồng:
 Trước khi chuyển cây đến công trường, Cây đã được chặn đôn đảo cho ra rễ tôm,
khi rễ tôm có mầu nâu nhạt mới mang đi trồng. Thân cây không bị dập xước, bầu
phải nguyên vẹn không bị vỡ, có kích thước đường kính bầu 0,4-:-0,6m.
 Hố đào rộng 0,6-:-0,8 m, độ sâu hố đào 0,5-:-0,7 m. Đất đào lên được xúc bỏ đi,
đất trồng cây là loại đất màu không được lẫn sỏi đá, mảnh kim loại…
 Đáy hố đào được lót bằng lớp phân gồm: 7,0-:-10,0 Kg phân chuồng hoai mục,
0,3-:-0,5 Kg phân lân trộn đều với nhau lót dưới đáy hố đào, phủ lớp đất màu dầy
3cm lên trên.
 Sau đó tiến hành tháo bầu và đặt bầu cây vào giữa hố, cây trồng phải thẳng không
được nghiêng, xoay tán cho hướng tán phù hợp, cổ rễ ngang bằng mặt đất hoặc
thấp hơn 02 cm là vừa, tránh trồng quá sâu hoặc quá nông. Sau đó cho đất màu
vào hố, lấp đến quá nửa hố, dừng lại để nện chặt (tránh làm đứt rễ tôm) và tưới
đẫm rồi tiếp tục lấp đất nện chặt rồi tưới (lớp đất màu đắp cao hơn mặt bầu
khoảng 2 đến 3cm).
 Dùng 3 cọc chống để đỡ cây luôn được thẳng, cây không bị đổ.
b/. Chăm sóc cây sau khi trồng xong:
 Sau khi trồng xong nếu thời tiết không mưa phải tưới nước ngay. Tưới thường
xuyên mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để giữ ẩm cho cây ổn định và ra
lớp rễ mới (tưới khoảng 25 đến 30 ngày).

4. Cây có đường kính gốc 8cm – 15cm: Ngọc lan, Liễu, Trám liễu ….
a/. Kỹ thuật trồng:
 Trước khi chuyển cây đến công trường, Cây đã được chặn đôn đảo cho ra rễ tôm,
khi rễ tôm có mầu nâu nhạt mới mang đi trồng.
 Hố đào rộng 0,5-:-0,7 m, độ sâu hố đào 0,5-:-0,6 m. Đất đào lên được xúc bỏ đi,
đất trồng cây là loại đất màu không được lẫn sỏi đá, mảnh kim loại…
 Khi trồng đổ lớp đất màu dày 5cm dưới đáy hố, sau đó tiến hành tháo bầu và đặt
bầu cây vào giữa hố, cây trồng phải thẳng không được nghiêng, xoay tán cho
hướng tán phù hợp, cổ rễ ngang bằng mặt đất hoặc thấp hơn 02 cm là vừa, tránh
trồng quá sâu hoặc quá nông. Sau đó lấp đất màu cao hơn mặt bầu khoảng 2cm
tưới nước ẩm cho chặt đất xung quanh gốc.
b/. Chăm sóc cây sau khi trồng xong:
 Sau khi trồng xong nếu thời tiết không mưa phải tưới nước ngay. Tưới thường
xuyên mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để giữ ẩm cho cây ổn định và ra
lớp rễ mới (tưới khoảng 25 đến 30 ngày).

5. Cây có đường kính gốc 3cm – 5cm: Cây Hoàng nam,


a/. Kỹ thuật trồng:
 Loại cây này nhỏ không cần chặn đôn đảo trước mà đánh bầu đem đi trồng luôn.
Thân cây không bị dập xước, bầu phải nguyên vẹn không bị vỡ, có kích thước
đường kính bầu 0,2-:-0,3m.
 Hố đào rộng 0,5-:-0,6m, độ sâu hố đào 0,5-:-0,6m. Đất đào lên được xúc bỏ đi,
đất trồng cây là loại đất màu không được lẫn sỏi đá, mảnh kim loại…
 Khi trồng đổ lớp đất màu dày 5cm dưới đáy hố, sau đó tiến hành tháo bầu và đặt
bầu cây vào giữa hố, cây trồng phải thẳng không được nghiêng, xoay tán cho
hướng tán phù hợp, cổ rễ ngang bằng mặt đất hoặc thấp hơn 02 cm là vừa, tránh
trồng quá sâu hoặc quá nông. Sau đó lấp đất màu cao hơn mặt bầu khoảng 2cm
tưới nước ẩm cho chặt đất xung quanh gốc.
b/. Chăm sóc cây sau khi trồng xong:
 Sau khi trồng xong nếu thời tiết không mưa phải tưới nước ngay. Tưới thường
xuyên mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát để giữ ẩm cho cây ổn định và ra
lớp rễ mới (tưới khoảng 25 đến 30 ngày).
PHẦN 4 : QUY TRÌNH GIÁM SÁT

I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THI CÔNG


1. Kiểm tra biện pháp thi công
Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Lập biện pháp thi công

Nhà thầu Yêu cầu phê duyệt

Không đạt

Kiểm tra, báo cáo


TVGS
kết quả kiểm tra

Không đạt

Chủ đầu tư Kiểm tra


phê duyệt

CĐT,TVGS, Phê duyệt BPTC


Nhà thầu

CĐT,TVGS,
Lưu hồ sơ
Nhà thầu

2. Kiểm tra thiết bị thi công


Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Đưa thiết bị vào CT

Nhà thầu Yêu cầu nghiệm thu

Không đạt

Kiểm tra số lượng


CĐT,TVGS
phù hợp BPTC

Không đạt

CĐT,TVGS Kiểm tra chứng


chỉ kiểm định

CĐT,TVGS, Nghiệm thu thiết bị


Nhà thầu

CĐT,TVGS,
Lưu hồ sơ
Nhà thầu

3. Kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường
Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Tập hợp hồ sơ QLCL

Nhà thầu Yêu cầu kiểm tra

Không đạt

Kiểm tra các tài


CĐT,TVGS
liệu QLCL

Không đạt

CĐT,TVGS Kiểm tra hiện


trường

CĐT,TVGS, Lập biên bản kiểm tra


Nhà thầu

CĐT,TVGS,
Lưu hồ sơ
Nhà thầu
II. GIAI ĐOẠN THI CÔNG
1. Nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng:
a) Bê tông:
Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Lựa chọn nhà cung cấp

Nhà thầu Yêu cầu kiểm tra

Không đạt

Kiểm tra các tài


CĐT,TVGS
liệu QLCL

Không đạt

CĐT,TVGS Kiểm tra hiện


trường

CĐT,TVGS, Lập biên bản nghiệm thu


Nhà thầu

CĐT,TVGS,
Lưu hồ sơ
Nhà thầu
b) Thép
Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Lên kế hoạch và nhập về CT

Nhà thầu Yêu cầu nghiệm thu

Không đạt

Kiểm tra hồ sơ:


CĐT,TVGS
CCCL, khối
lượng

Không đạt

CĐT,TVGS Lấy mẫu thí


nghiệm

CĐT,TVGS, Lập biên bản nghiệm thu


Nhà thầu

CĐT,TVGS,
Lưu hồ sơ
Nhà thầu
c) Vật liệu khác
Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Lên kế hoạch và nhập về CT

Nhà thầu Yêu cầu nghiệm thu

Không đạt

Kiểm tra hồ sơ:


CĐT,TVGS
CCCL, khối
lượng

Không đạt

CĐT,TVGS Lấy mẫu TN


( Nếu yêu cầu)

CĐT,TVGS, Lập biên bản nghiệm thu


Nhà thầu

CĐT,TVGS,
Lưu hồ sơ
Nhà thầu
2. Nghiệm thu công việc
Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Nghiệm thu nội bộ

Nhà thầu Yêu cầu NT

Không đạt
KTTC, TVGS
Kiểm tra các căn
(có thể kết hợp
cứ nghiệm thu
với GSCĐT)

Không đạt
KTTC, TVGS
(có thể kết hợp Kiểm tra hiện
trường
với GSCĐT)

KTTC, TVGS Nghiệm thu công việc


(có thể kết hợp
với GSCĐT)

Nhà thầu Lưu hồ sơ


3. Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng.

Tài liệu/biểu
Trách nhiệm Nội dung mẫu
Đề mục

Nhà thầu Nghiệm thu nội bộ

Chỉ huy trưởng


công trường, Yêu cầu NT

Chỉ huy trưởng Không đạt

công trường, Kiểm tra các căn cứ


Trưởng đoàn nghiệm thu
TVGS, GSCĐT

Chỉ huy trưởng Không đạt


công trường,
Kiểm tra hiện
Trưởng đoàn
trường
TVGS, GSCĐT

Chỉ huy trưởng


công trường, TĐ Nghiệm thu giai đoạn
TVGS, GSCĐT

Lưu hồ sơ
Nhà thầu
4. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng.

Trách nhiệm Nội dung Tài liệu/biểu


mẫu
Đề mục
Phòng KH-KT;
Thực hiện công tác chuẩn bị trước NT
Ban QLDA; Nhà
thầu

Đại diện theo pháp


Yêu cầu nghiệm thu
luật của Nhà thầu
Không đạt
Đại diện theo pháp
Kiểm tra sự đúng đắn và đầy đủ các căn
luật của Nhà thầu,
cứ làm cơ sở nghiệm thu
TVGS, CĐT

Đại diện theo pháp Không đạt


Tiến hành công tác
luật của Nhà thầu, nghiệm thu tại hiện trường
TVGS, CĐT

Đại diện theo pháp


luật của Nhà thầu, Lập biên bản nghiệm thu
TVGS, CĐT
Đại diện theo pháp
Phân phối và lưu hồ sơ
luật của Nhà thầu,
TVGS, CĐT

You might also like